Báo Giấy • Tháng 08 năm 2020 • Năm thứ 5 • Số 61

Page 1

Báo Giấy • Tháng 08 năm 2020 • Năm thứ 5 • Số 61 Email: baogiaytanhinhthuc@gmail.com • www.thotanhinhthucviet.vn ___________________________________________________________________________

ĐỌC “LỜI CỦA QUÁ KHỨ” Phan Tấn Hải

Bìa tập truyện “Lời của Quá Khứ” ấn bản 2020

Tranh Nguyễn Đình Chính Tranh Nguyễn Đình Thuần


Thơ • 2

T

ình thân không giúp chúng ta có thể hiểu hết mọi chuyện về nhau. Đặc biệt là khi khảo sát về các lộ trình tâm có thể dẫn tới những dòng thơ. Có phải thơ là thuần cảm hứng từ những kiếp xưa rơi xuống, hay là từ một chuỗi lý luận phức tạp? Khế Iêm là một trong vài nhà thơ, theo tôi nhận thấy, có lộ trình tâm rất mực phức tạp, đầy những dây nhợ rắc rối y hệt như các dàn phóng phi thuyền vũ trụ của NASA. Nhưng hôm nay, bài này sẽ chọn một phương diện khác của Khế Iêm để suy nghĩ, tập truyện “Lời Của Quá Khứ” (LCQK), một ấn phẩm năm 2020, phiên bản mới của nhà xuất bản Văn Mới 1996. Giao tình của tôi với Khế Iêm có lẽ cũng đã gần 3 thập niên, ban đầu là qua nhà văn Mai Thảo. Là những người mê chữ gặp nhau, nhưng mỗi người là một thế giới riêng. Ngay cả nhiêu năm trước, những khi ngồi với Khế Iêm nơi quán cà phê góc đường Westminster/Euclid ở Santa Ana, niềm vui của tôi là được nghe kể chuyện sách vở, thơ ca… Tôi không phải là học giả nên không ưa suy luận, bản thân chỉ là một nhà báo đôi khi làm thơ, cho nên không bận tâm chuyện lý thuyết, chỉ quan tâm về chuyện chữ gì đã được viết lên giấy, nghĩa chữ đó ra sao, vì sao và tác động ra sao. Nghĩa là, tôi nhìn thơ, truyện và các bạn văn qua con mắt nhà báo, bất kể họ trường phái nào và bất kể họ tranh luận ra sao. Khế Iêm không có nhiều độc giả. Bản thân anh cũng ít bằng hữu, không phải vì thiếu cơ hội quảng giao, nhưng tự nhiên như thế là như thế. Nghĩa là, một trái nghịch hoàn toàn với tôi: một nhà báo phải sẵn sàng viết tràng giang đại hải ngày đêm khi độc giả cần tới, và phải viết sao cho dễ hiểu. Khế Iêm là khó hiểu thượng thừa. Thân hình anh chỉ là một nhúm xương và da, có lẽ đã khô quắt queo vì tim máu đã vắt cạn cho chữ? Khế Iêm không bày tỏ bận tâm về lý luận siêu hình, nhưng bạn sẽ bất ngờ khi thấy anh nói lên những ngôn ngữ như vọng lại từ những chân trời đạo học Đông Phương. Thí dụ, như mấy dòng đầu của bài thơ Nắng Vàng, trích: “Tôi đứng ở bãi đậu xe nhìn bâng khuâng một vùng nắng vàng (và trong lúc này) tôi không biết tôi là nắng hay nắng là tôi con đường phía trước một hướng ra biển còn hướng kia lên đồi.” Trong khi đó, ngôn ngữ Tây Phương rất minh bạch: nắng là nắng, tôi là tôi, không thể có chuyện “tôi không biết tôi là nắng hay nắng là tôi”… Thứ tự ngôn ngữ “tôi là” và “nắng là” đều nằm trong ngữ pháp hiện sinh. Nếu chúng ta xóa bỏ động từ “là” thì tức khắc cả trang giấy như dường bất động. Bạn thử đọc lại, rất chậm mấy dòng thơ trên, và sẽ thấy trang giấy như dường đang lay động, như dường một cánh bướm đang làm Trang Tử ngẩn ngơ. Cũng như thái độ nhìn chung quanh đều thấy mới lạ, như nhân vật được ghi là “chàng” trong truyện Gặp Gỡ (truỵện thứ 3 trong tập truyện “Lời Của Quá Khứ”) khi nói với nhân vật được ghi là “ông già” nơi trang 32: “Mọi thứ dần dần cũ đi. Phố xá đầy người mà không quen ai. Tôi có cảm tưởng như mình đang dẫm lên mảnh đất lạ. Gió mang một mùi vị khang khác…” Vâng, gió mang một mùi vị khang khác. Trên các trang giấy của Khế Iêm, luôn luôn phảng phất một làn gió khang khác. Trong khi chúng ta quen suy nghĩ như A phải khác không-A, cũng như nước mắt không thể là nụ cười, văn phong Khế Iêm đưa ra cái nhìn về thực tại có khi rất mơ


3 • Tân Hình Thức

hồ giữa thực và mộng. Như tâm thức của cô Trúc trong truyện “Thời Của Kẻ” khi thăm ngôi chùa trên đồi, trích: “Những bậc đá dài suýt làm nàng trượt chân. Nụ cười tắt theo những giọt nước lăn trên má. Ban mai, nhưng không phải ban mai. Chẳng có bằng chứng nào cho sự tồn tại…” (trang 103, LCQK). Ban mai không phải ban mai, chẳng có bằng chứng nào cho sự tồn tại… hiển nhiên là có phong vị của sắc tức là không. Nhưng thực ra, chữ nghĩa Khế Iêm không thể được xếp loại đơn giản là ảnh hưởng tư tưởng nhà Phật, vì tới một nơi khác, nơi một trang khác, ngôn ngữ văn học của tác giả lại là một chất vấn về ý nghĩa bi kịch của khả thể, những băn khoăn kiểu tư tưởng Hy Lạp, khi chứng kiến những nền văn minh nhân loại hình thành và rồi hủy diệt, như dường sinh ra là để biến vào hư vô và như là chẳng có ý nghĩa gì cho đời. Cũng như trong truyện Chàng Và Nàng, nhân vật Phúc nói với cô Nga về cô Trúc, trích: “Cho đến quá nửa đời người, trong tôi bỗng bật dậy một tình yêu thương. Cái tài, cái sắc đã làm hỏng đời nàng. Nàng cứ tự hủy hoại mình, uống cho say khướt men cay đắng. Để làm gì nhỉ? Tôi mãi bị ám ảnh bởi những cánh hoa tan tác bay, những linh hồn nhỏ. Và Trúc đó, xa tắp như những ảo ảnh không thực. Đôi lúc tôi ngỡ nàng là kẻ thánh thiện bị ma ám, hoặc một nhân vật của bi kịch trên cái sân khấu mênh mông là trời đất. Tôi uống hết một phần rượu đời, đã quá say, nhưng vẫn tỉnh táo để muốn đốt lên ngọn lửa, thứ lửa chẳng có ở trần gian. Cho Trúc.” (trang 84, LCQK) Bạn có thể hình dung nhóm 10 truyện ngắn trong tập truyện Lời Của Quá Khứ chỉ là 10 chương của một truyện dài, trong đó nhân vật chính là một phiên bản của chính tác giả Khế Iêm. Trong cả 10 truyện ngắn đó, độc giả có thể nhìn thấy các nhân vật như dường bước ra từ các truyện cổ tích đau đớn, nơi đó hiện thân của các nhân vật chỉ là nêu lên các băn khoăn đời người, tự thân mỗi nhân vật là những chất vấn về khó hiểu của kiếp người. Ngay cả các nhân vật nữ cũng rất mực khuôn phép, như dường không thể có thực trong thế kỷ 20 và 21. Chúng ta không thấy nhân vật nữ nào mặc áo hai dây hay váy ngắn, hay nói cười lẳng lơ. Truyện Khế Iêm là thế đấy. Chàng có vẻ như không muốn kể về những chỗ nhân gian không thể hiểu. Thế thì đời thực của tác giả đã từng làm cái gì với một giai nhân mà chẳng hề ghi lại? À, hình như có chỗ, Khế Iêm cho chàng nắm tay nàng. Và chỉ nắm tay hai lần trong tập truyện thôi, chỉ vì hữu sự. Nhưng trời ạ, nắm tay lần đầu là để kéo nàng dợm bước, và lần thứ nhì là là để bỏ chạy hốt hoảng. Truyện ngắn “Đối Thoại” kể về nắm tay, trích: “Chàng kéo nàng dợm bước, nhìn những mái nghiêng không đều, những phên liếp, những quán lá mập mờ. Không gian bị đẩy lùi làm hiện ra những đám mây, cây xanh, nhà cửa. Chàng xoải nhanh, mắt đăm đăm, chậm lại.” (Trang 25, LCQK) Và cũng truyện ngắn đó, kể về lần nắm tay nàng bỏ chạy, trích: “Chàng và nàng đứng trước quầy vé, đắn đo. Căn phòng trống, không người. Đột nhiên, chàng kéo nàng, bỏ chạy hốt hoảng, bị đẩy ngược lại bởi một sức cản kỳ lạ cho đến khi rơi vào một tình thế khốn cùng, không thể nào thoát được.” (Trang 30, LCQK) Nói cho công bằng, có một chỗ truyện Khế Iêm vi phạm luật “nam nữ thọ thọ bất thân” khi cho nàng nép vào người chàng, nhưng có vẻ như bất đắc dĩ vì lúc đó bị đám đông xô đẩy, theo truyện “Đối Thoại” ghi lại, chỉ có mấy chữ “Nàng nép người vào chàng, sợ hãi” sau khi “... bất thình lình đám người trở nên hỗn loạn, xô đẩy, cấu xé nhau dữ dội. Hàng người tản đều


Thơ • 4

ra khắp phòng nhập vào cơn huyên náo. Chàng và nàng ngờ nghệch giữa những điệu bộ quay cuồng...” (Trang 28, LCQK) Và sau khi để độc giả đọc suốt 10 truyện ngắn đầy những ngôn ngữ nghiêm túc, những dòng cuối của truyện thứ 10 (truyện ngắn “Thời Của Kẻ”) mới cho chàng “cầm lấy bàn tay nhỏ, mềm mại của Thục”… và thế đấy, không thêm chi tiết nào ngoài cảm giác “mềm mại” của tay nàng. Hình ảnh những dòng cuối truyện thứ 10 là “Thục ngả người vào ngực chàng” và rồi “Thục mỉm cười, quàng tay qua cổ chàng kéo xuống. Chàng hôn trên môi nàng, nụ hôn không bao giờ dứt.” Phải chăng, khi viết rằng nụ hôn “không bao giờ dứt” chính vì Khế Iêm không muốn kể thêm những cuồng nhiệt, nếu có, ở các nơi khác trên cơ thể? Cũng nên ghi nhận rằng, nhan đề truyện hình như đánh máy nhầm, nơi trang 89 ghi là “Thời Của Kẻ” nhưng nơi trang Mục Lục ghi là “Thời Của Những Kẻ Bị Ma Nhập.” Tập truyện còn có 2 vở kịch đặt nơi cuối sách. Vở kich “Một Cành Cây, Một Đám Mây” (trang 121-125, LCQK) chỉ có hai nhân vật là Vân và Thu, với cảnh ghi sau lưng họ là “bầu trời trống trơn. Không có gì cả. Thật im lặng.” Đối thoại kịch của Vân và Thu cũng kiệm lời, có khi thốt một chữ, có khi hai chữ, và không có câu thoại nào dài tới hai dòng. Câu dài nhất là 7 chữ, do cô Vân nói: “Tôi đang nói về mây xanh mà.” (Trang 122, LCQK). Vở kịch thứ nhì, cũng là cuối tập, có nhan đề “Lúc Mà” (trang 127-142, LCQK) cũng chỉ có hai nhân vật, tên ghi là “Người Đàn Ông” và “Người Bạn” (nhân vật “Người Bạn” này cũng là một người đàn ông, vì được gọi là “anh”). Đối thoại trong kịch này nhiều lời hơn, và đoạn kết rất khó hiểu, nếu diễn trên sân khấu khi người xem nhìn hai diễn viên thực hiện động tác kịch. Nếu chỉ đọc trên giấy, nơi cuối vở kịch có thể liên tưởng bí hiểm tới hình ảnh hai người đàn ông “ôm lấy nhau. Ngã xuống… dây dưa một lúc. Những tiếng kêu thất thanh không dứt. Đến khi cả hai bất động, không nhúc nhích nổi. Im lặng. Một lúc sau.” Bí hiểm, cực kỳ bí hiểm, khi đọc tới chỗ hai người đàn ông ôm nhau trên sân khấu và ngã xuống, dây dưa một lúc, bất động, không nhúc nhích nổi. Truyện và kịch Khế Iêm là như thế, hư hư thực thực, tất cả nhân vật đều sương khói, nói rất kiệm lời, suy nghĩ đầy những chất vấn về ý nghĩa bất toàn của cõi người, và tận cùng là vô ngôn, là niềm tịch lặng mênh mang của cõi người. Trong vở kịch cuối, mấy dòng chữ cuối là hai người đàn ông ôm nhau, té xuống, im lặng… Trong vở kịch trước đó, kịch “Một Cành Cây, Một Đám Mây” nơi các dòng chữ cuối là hình ảnh: “Im lặng. Mắt nhắm nghiền, bất động. Một lúc sau.” Nơi các dòng chữ cuối truyện thứ 10, là hình ảnh rất buồn của “Bóng tối vây hãm xung quanh, và chàng cứ bơi mãi ngược dòng về một xứ sở chim muông. Thiên nhiên mộc mạc, mà chàng là kẻ đang gieo vào nguồn đất mầm cay đắng.” Tạp chí Diễn Đàn Thế Kỷ đã nhận định về tập truyện “Lời Của Quá Khứ” và nhận định này được Khế Iêm dùng làm Lời Giới Thiệu (trang 9-10, LCQK) cho ấn bản 2020 cho thấy rằng Khế Iêm viết không giống ai. Lời Giới Thiệu của DĐTK viết, trích: “Tập truyện của Khế Iêm sẽ đem lại một nét lạ trong làng truyện ngắn hải ngoại hiện nay. Bây giờ không thấy ai viết kiểu như thế. Sách có chín truyện, truyện đầu (Ánh Trăng) được viết tại Sài Gòn năm 1973, và truyện cuối (Thời Của Những Kẻ) viết tại Pulau Bidong 1988. Nội dung các truyện chứa đựng trong quãng thời gian ấy, thời gian người Việt Nam ở miền Nam chịu đựng nhiều nỗi đau khổ, của chiến tranh, của thua trận, của vượt biên... Nhưng truyện của Khế


5 • Tân Hình Thức

Iêm ít khi bày ra cảnh đời cụ thể, tất cả chỉ được trình bày như một cảm thức, không giống như đời thực, chẳng khác nào vật thể được nhìn qua sự khúc xạ của nước hoặc không khí. Chính hiện tượng khúc xạ ấy - và môi trường khúc xạ ở đây là tâm hồn và cái nhìn của nhà văn - đã biến truyện Khế Iêm nhiều khi thành những tùy bút, hoặc những đoạn thơ văn xuôi. Có những đoạn tuyệt hay. Chính những đoạn ấy nói lên được những gì tác giả cần nói hơn là toàn thể “truyện,” thường chỉ là một khối xúc cảm được diễn đạt bằng ngôn từ và hình ảnh rất trừu tượng. Ngôn từ là cái đáng kể ở đây, chúng đã đóng tối đa vai trò của chúng để tạo nên hình tượng, ấn tượng, mang rất nhiều tính chất tượng trưng. Cả nhân vật, những chàng, những nàng cũng chỉ là tượng trưng, impersonnel, và ngôn ngữ đối thoại của họ lại càng như thế, những câu cô đặc không có trong đời thực.” Khế Iêm sinh năm 1946 (khai sinh 1947) tại Lê Xá, Vụ Bản , Nam Định. Học Luật tại Sàigòn. Ông sáng lập và chủ biên Tạp chí Thơ tại California, Hoa kỳ từ năm 1994-2004. Chủ biên trang Thơ Tân Hình Thức (thotanhinhthuc.org). Tác phẩm đã xuất bản: Hột Huyết (kịch, Sàigòn 1972), Thanh Xuân (Thơ, California 1992), Lời của Quá khứ (Truyện, California 1996-tái bản 2020), Dấu Quê (Thơ, California 1996), Thơ Khác / Other Poetry (Tan Hinh Thuc Publishing Club 2013), Vũ Điệu Không Vần (tiểu luận, THTPC, 2018). ___________________________________________

SINH HOẠT VĂN HỌC _____________________ Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn (1937-2020), bút hiệu Sao Trên Rừng, vừa qua đời ngà 6 tháng 11 năm 2020, thọ 83 tuổi. Trước đó là nhà thơ Tô Thùy Yên (1938-2019) và nhà thơ Du Tử Lê (1942-2019), cả ba là những nhà thơ vần điệu thập niên 1960s. Thời đó còn có hai nhà thơ tiền phong, nổi trội là Bùi Giáng và Thanh Tâm Tuyền. Sách nhận được: 1/ Nxb Văn Học Press vừa phát hành tuyển tập truyện ngắn dịch của dịch giả Trịnh Y Thư, với những tác giả Franz Kafka, Gabriel Garcia Marquez, Phillip Roth, Milan Kundera, Salman Rushdie, Orhan Pamuk, Kurt Vonnegut, Iris Murdoch, Wole Soyinka, Herta Muller, Roberto Bolano, Banana Yoshimoto. Trịnh Y Thư là nhà văn, nhà thơ, dịch giả, sinh năm 1952 tại Hà Nội, nguyên chủ bút tạp chí Văn Học (California), chủ trương nhà xuất bản Văn Học Press. Anh là du học sinh trước 1975, hiện định cư tại Irvine, California. Tác phẩm dịch đã xuất bản: – Đời Nhẹ Khôn Kham (The Unbearable Lightness of Being), tiểu thuyết của nhà văn Pháp gốc Tiệp Milan Kundera; ấn bản thứ nhất, tạp chí Văn Học (California) xuất bản 2002; ấn bản thứ hai, Nhã Nam, NXB Hội Nhà Văn, 2018. – Căn Phòng Riêng (A Room of One’s Own), tiểu luận văn học của nữ sĩ Virginia Woof, Tri Thức xuất bản, ấn bản thứ nhất 2009; ấn bản thứ hai 2016. – Jane Eyre, tiểu thuyết của nữ sĩ Charlotte Bronte, Nhã Nam & NXB Văn Học (Hà Nội) xuất bản, 2016.


Thơ • 6

– Gặp Gỡ Với Định Mệnh, Tuyển văn dịch nhiều tác giả, Văn Học Press xuất bản,2020. Sáng tác đã xuất bản, tác giả Trịnh Y Thư: – Người Đàn Bà Khác, tập truyện, Song Thúy Bookstore & NXB Thế Giới (Hà Nội) xuất bản, 2010. – Chỉ Là Đồ Chơi, tạp bút. Ấn bản thứ nhất, tạp chí Hợp Lưu xuất bản, 2012; ấn bản thứ hai, Văn Học Press xuát bản, 2019. – Phế Tích Của Ảo Ảnh, thơ, Văn Học Press xuất bản, 2017. 2/ CD nhạc tuyển với tiếng hát của ca sĩ Thu Vàng: Dạ tâm Khúc (nhạc Phạm Đình Chương, phổ thơ Thanh Tâm Tuyền), Thao Thiết Sông Dài (nhạc Trịnh Y Thư), Dạ Khúc (nhạc Nguyễn Mỹ Ca), Mắt Biếc (nhạc Cung Tiến), Đường Chiều Lá Rụng (nhạc Phạm Duy), Tháng Ngày Gió Xóa (nhạc Hoàng Quốc Bảo), Tỳ Bà (nhạc Phạm Duy, thơ Bích Khê), Dạ Khúc (Nguyễn Văn Quý), Lời Thiên Thu Gọi (Trịnh Công Sơn), Lệ Đá Xanh (nhạc Cung Tiến, thơ Thanh Tâm Tuyền), Thu Mãi Quan San (Trịnh Y Thư) Poetry Journal, số 11, gồm 36 trang, gần gấp đôi so với những số báo trước, với thơ song ngữ của 9 tác giả Việt và 20 tác giả Mỹ. Đó là số báo đặc biệt về Virus Vũ Hán, phần tiếng Anh đã được đăng trên trang báo Văn học Ý, và được giới nghiên cứu Afganistan in lại 200 số. Sở dĩ họ quan tâm tới số báo này vì có 2 bài viết bằng song ngữ, “Virus Vũ Hán và Bi Kịch Khổ Đau”, “Virus Vũ Hán và Vấn Vương Tình Người”. Còn bài viết thứ 3, và là bài kết luận, “Virus Vũ Hán và Độ Không Tâm Thức” đăng trong số Báo Giấy tới. Đó là lý do, Poetry Journal số11 là ấn bản cuối cùng. Phần thơ Mỹ dịch được chuyển trở lại Báo Giấy như trước kia, khi chưa có Poetry Journal. Trong bài viết anh Phan Tấn Hải có vài nhận xét, “Khế Iêm là một trong vài nhà thơ, có lộ trình tâm rất mực phức tạp, đầy những dây nhợ rắc rối y hệt như các dàn phóng phi thuyền vũ trụ của NASA. Khế Iêm không có nhiều độc giả. Bản thân anh cũng ít bằng hữu, không phải vì thiếu cơ hội quảng giao, nhưng tự nhiên như thế. Khế Iêm khó hiểu thượng thừa.” Anh Phan Tấn Hải viết đúng, không những ít bạn hữu, mà còn nhiều người ghét. Đã có nhiều bài viết đả kích cực độ, nhưng tôi không nhắc tới nữa vì đã rơi vào lãng quên rồi. Bản tính tôi hiền hòa, nhưng họ ghét những điều tôi làm, dù rằng tôi không làm cho tôi, chỉ đáp ứng nhu cầu của bạn bè, do tình cờ đưa đẩy, không làm không được. 1/ Tôi làm thơ từ hồi còn trẻ, nhưng khi lớn lên, cuốn sách đầu tiên tôi tự xuất bản lại là tập kịch Hột Huyết. Sau đó là những bài thơ trong tập Thanh Xuân, dòng thơ vần điệu truyền thống, làm ra rồi cất vào trong ngăn tủ. Khi tới Mỹ, tôi gửi đăng trên Tạp chí Văn của nhà văn Mai Thảo, sau đó Tạp chí Văn đứng ra xuất bản. Đến khi chủ trương Tạp chí Thơ, tôi bắt đầu sáng tác một loại thơ cấu trúc, Dấu Quê (Traces of My Homeland). Tạp chí Thơ được 10 năm, tôi tự động chấm dứt, làm ngỡ ngàng những người cộng tác. Chính tôi cũng không hiểu tại sao. Đến khi chủ trương phong trào thơ Tân hình Thức Việt, tôi sáng tác một loại thơ mới, thơ Tân hình thức, với tập mang tên Thơ Khác (Other Poetry). Thật ra, Tạp chí Thơ xuất hiện là do tình cờ. Sau khi Tạp chí Văn xuất bản tập thơ Thanh Xuân, một lần vui miệng tôi nói với nhà thơ Phạm Việt Cường, tôi sẽ làm tờ báo Thi Ca, rồi quên bẵng


7 • Tân Hình Thức

đi mất. Anh Phạm Việt Cường, lúc đó sống ở San Jose, lại thông báo với mọi người về tin này. Chờ đợi cho tới 1 năm, chẳng thấy tin tức gì, một vài người như nhà thơ Nguyễn Tiến, Trịnh Y Thư, Đỗ Kh. tự động gửi tới cho tôi mỗi người $200.00 US. Tôi không biết làm sao, đành phải tìm kiếm bài vở, ra mắt số báo Thơ đầu tiên. Không ngờ lại được mọi người ưa thích, thế là tiếp tục hết số này đến số khác, trong vòng 10 năm, với 27 số. Nhưng số người ghen ghét đố kỵ cũng không ít, vì ảnh hưởng tờ báo lan rộng khắp nơi, kể cả trong nước. Thơ Tân hình thức Việt, ảnh hưởng thơ Mỹ, nhưng thơ tự do Mỹ khi đạt tới cùng rồi thì phải quay về đổi khác thơ thể luật. Còn thơ Việt thì quay về đâu, chẳng lẽ lại trở về với vần điệu theo kiểu Tiền chiến? Đó là lý do, thơ Tân hình thức Việt ra đời, kết hợp thể thơ truyền thống và tự do, với hai yếu tố Ý tưởng và Nhịp điệu. Cả hai yếu tố đều khó, cần người có tài thơ. Đó cũng là lý do khiến nhiều người chống đối. Chống đối vì khó hiểu đối với họ. Muốn hiểu tiến trình đổi mới thơ phải có kiến thức về thơ. Vì vậy, phần lý thuyết phải hoàn tất sau 18 năm học hỏi, nhưng chỉ có giới nghiên cứu và khoa bảng quan tâm tới thôi. Trong sinh hoạt văn học, nếu chúng ta làm điều gì khác với người khác, họ sẽ không ưa, vì nếu ưa thì có nghĩa là họ tự phủ nhận chính họ sao. Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền cũng bị rất nhiều người ghét, và cũng từng bị viết bài đả kích. Và thơ ông cũng là loại thơ khó. Trước năm 1975, chỉ có vài tờ tạp chí như Văn, Văn Học, Khởi Hành ... nhưng tôi chẳng bao giờ gửi bài, nên chẳng ai biết tôi là ai. Năm 1972, tôi có tự xuất bản một tập kịch, Hột Huyết, rồi cũng lặng lẽ cho đến sau năm 1975. Năm 1988, tôi vượt biên, nghĩ rằng ra đi là đi mãi, không bao giờ về, ngay cả cái sống cái chết cũng không mấy bận tâm, nên tôi gửi lại anh (Thanh Tâm Tuyền) một bài thơ. Năm 1990 tôi định cư tại Mỹ, không ngờ năm sau anh cũng đến Mỹ theo diện H.O, và được nhạc sĩ Cung Tiến bảo trợ qua tiểu bang Minnesota, còn tôi ở Orange County, California. Nhà văn Mai Thảo có lần than phiền với tôi, anh không chịu gặp những người anh không quen. Điều đó cũng bình thường, vì anh bị nhiều người ghét. Tính anh thì khó, chỉ thân với người anh thân. Anh từng có tập thơ “Tôi không còn cô độc”, nhưng lúc nào anh cũng cô độc, vì nếu không cô độc thì quan tâm tới cô độc làm gì. Khi có dịp qua chơi California, anh ghé thăm nhà văn Mai Thảo. Khi nghe tin anh sắp tới, nhà văn Mai Thảo vội đuổi những đàn em văn nghệ, thường tụ tập nghe anh uống rượu, đọc thơ. Nhưng anh cũng chỉ ghé chốc lát, rồi tới ở chung phòng với tôi một đêm, sáng hôm sau, xuống San Diego City thăm các người bạn thời dạy học tại trường võ bị Đà Lạt, chẳng màng tới giới văn nghệ. Đó là lần tôi gặp anh lần cuối cùng. Anh mất năm mới 70 tuổi. Đêm đó, anh kể với tôi chuyện giải thưởng văn học tổng thống, anh cùng với nhà thơ Vũ Hoàng Chương, Nguyên Sa trong ban giám khảo. Anh bỏ phiếu trao giải thưởng cho tập thơ của Trần Tuấn Kiệt, còn Nguyên Sa thì không. Anh cho rằng Trần Tuấn Kiệt là người nghèo, cần giúp đỡ. Anh và Nguyên sa không ưa nhau từ đó. Tôi đồng ý với anh, vì đúng ra giải thưởng không nói lên được điều gì, chỉ là sự đánh giá của vài người trong ban giám khảo. Giải thưởng thơ Mỹ cũng vậy, chẳng có ai nổi tiếng nhờ giải thưởng cả. Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng có giải thưởng nào đâu. Con Virus Vũ Hán cho chúng ta biết một điều, tất cả mọi sự trên đời đều phù vân, chẳng mang một ý nghĩa nào cả, ngoài tình người. Những người càng cô độc, tình người trong họ càng thấm thía, càng phát huy cái tài năng thiên bẩm của họ. Vũ trụ có âm có dương, con người có tốt có xấu, cứ nói ra cho hết. Con virus Vũ Hán cho chúng ta biết mình là ai, giữa cuộc đời đầy bất trắc, khổ đau này.


Thơ • 8

THE FANTASTIC LOVE _______________________ MỐI TÌNH MỘNG TƯỞNG Gina Nguyen

I

T

t is crazy how I never thought that I would wake up one morning and have fallen in love. Every day I think of you and it makes me happy. I know I will never have to worry about losing you because I know that you will never leave me. I know it but can’t explain how.

hật điên rồ khi tôi nghĩ rằng mình sẽ thức dậy vào một buổi sáng và đã yêu. Mỗi ngày tôi nghĩ về anh, và nó làm tôi hạnh phúc. Tôi biết tôi sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc mất anh, vì tôi biết rằng anh sẽ không bao giờ rời xa tôi. Tôi biết điều đó nhưng không thể giải thích tại sao.

I just wanted you to know that I am the luckiest woman to be with you. I have never been so happy in my life before I met you. You mean the whole world to me and I can’t wait for the day when the world knows the love I have for you. I want nothing more than to be a perfect woman for You.

Tôi chỉ muốn anh biết rằng tôi là người phụ nữ may mắn nhất được ở bên anh. Tôi chưa bao giờ hạnh phúc như vậy trong đời trước khi gặp anh. Anh là cả thế giới đối với tôi, và tôi không thể chờ đến ngày khi mọi người biết tình yêu tôi dành cho anh. Tôi không muốn gì hơn là trở thành người phụ nữ hoàn hảo đối với anh.

My sweetheart, loving you is like a flower that makes my whole day beautiful. Without you, my life is like an tôipty space which has no drop of joy and happiness. Every night when I go to my bed and after I wake up and all the hours in between, you occupy my mind. Every moment of the day, you are in my thoughts, you are the breath of my life. I promise you I will always be there for you in good and bad times, even if we face the roughest times; I will be always be there for you because I love you.

Người yêu của tôi, yêu tôi giống như một bông hoa làm cho cả ngày của tôi thật đẹp. Không có anh cuộc sống của tôi như một khoảng trống, không có niềm vui và hạnh phúc. Mỗi đêm khi đi ngủ, và sau khi tôi thức dậy, và tất cả thời giờ còn lại, anh chiếm giữ tâm trí tôi. Mỗi khoảnh khắc trong ngày, anh ở trong suy nghĩ của tôi, anh là hơi thở của cuộc sống tôi. Tôi hứa với anh, tôi sẽ luôn ở bên anh trong những thời điểm tốt và xấu, ngay cả khi chúng ta phải đối mặt với những lúc khó khăn nhất; tôi sẽ luôn bên anh vì tôi yêu anh.


9 • Tân Hình Thức

The first time I heard you say the words, “I love you,” it was like a load had been taken off my shoulders. I heard thtôi but was scared. I wanted to hear thtôi again and again for the rest of my life from you. You have opened up new and exciting doors for us that I can’t wait to explore with you. When I feel your touch, my heart melts and my soul is set on fire with desire to hold you and kiss you. You have become my very best friend and my lover Monday, July 13, 2020

Lần đầu tiên tôi nghe anh nói câu “Tôi yêu em”, nó giống như một gánh nặng đã được trút khỏi vai tôi. Tôi nghe nhưng sợ hãi. Tôi muốn nghe nhiều lần cho đến hết đời từ anh. Anh đã mở ra cánh cửa mới và thú vị cho chúng ta mà tôi không thể chờ đợi để khám phá cùng anh. Khi tôi cảm nhận được sự đụng chạm của anh, trái tim tôi tan chảy và tâm hồn tôi rực cháy, với mong muốn được ôm anh và hôn anh. Anh đã trở thành người bạn tốt nhất của tôi, và là người yêu của tôi.

Khe Iem YOUNG WOMAN

Khế Iêm THIẾU PHỤ

hair

tóc

tangled; eyes drowsy

rối bời mắt ngai

mirror, comb dressing table and chair

ngái gương lược bàn và ghế tựa

illuminating warm (rays of) blues and golds

soi sắc xanh vàng ấm

feelings of falling in love

tình câm

suppressed from beyond the front door

nén lại ngoài cửa ngoài

_____________________________________________ Ghi chí Bạn đọc có thể vào trang văn học Ý, “Immage & Poesie” để đọc thêm phần dịch bài thơ ra tiếng Pháp. http://image-poesie.over-blog.com/2020/07/young-woman-poeme-par-khe-iemviet-nam.traduction-et-image-par-lidia-chiarelli-avec-une-lettre-par-gina-nguyen. html?fbclid=IwAR1jVFL62bkflbHh_jCELSvZijj_d_S314WDAH72PsYpmGQocJSt1eT1Q64


Thơ • 10

NHỮNG DÒNG THƠ CŨ ______________________

Nguyễn Đăng Thường MỘNG BAN ĐẦU Quê anh miền cà mau Đất bạc màu mưa nắng Gió đen mùa xuân trắng Trên liếp dừa mo cau Mưa tuôn tràn như máu Quê anh cạnh rừng xanh Vắng cọp rùa trâu nghé Quán tranh chiều ai ghé Bia đắng nuốt lòng nghe Tan nát mộng duyên lành Chớ về thăm anh nhé Đường xa nỗi sầu lo Đâu tiếng hát câu hò Ai đang ngóng trông đò Em chớ về em nhé Hôm qua buồn rờ chim Thoáng cụ hồ nom thấy Hỏi mi mần chi đấy Anh nói lấy lồng chim Đem cất sợ mưa chìm Hôm nay đợi thằng cu Tới tặng chàng con cú Giấu trong cầu tiêu lá Thơm ngát mùi thơ ca Thay cho mùi tôm cá Nương dâu sình bùn sâu Đất ruộng vườn ai cướp Gái trai làng như mướp Quang gánh vứt từ lâu Đau đớn mộng ban đầu Chớ về thăm anh nhé Đừng mơ mái lầu xinh

Hai đứa ấm tâm tình Trăng soi sáng sân đình Em chớ về em nhé Anh mong còn hòn xôi Gấc mập tròn hai gói Bỗng nghe lời ai nói Con cú lớn đợi coi Ai muốn được xơi dồi Ai cưỡi được chàng trâu Ai cưỡi được ... chàng ... ơ ... trâu! (Trích Tiền Vệ) Thanh Tâm Tuyền BÀI HÁT BUỒN Tặng Ngọc-Dũng Anh cần đốt điếu thuốc ấy Vì có nụ cười sau làn khói Với mầu mắt em hoàng hôn màu áo em Trong buổi chiều miền đồi núi Ðiếu thuốc như một lời Trao gửi chưa thành nghĩa Như tên em hay tên loài hoa nào biết được Anh sợ những ngôn ngữ bơ vơ Khóm rừng quên dưới thung lũng Bầy cỏ hoang ven đường Mọc lên trong hồn anh dại dột Sau những chiều động bão Những ngày kín sương mù Nhưng điếu thuốc bỗng trở niềm hắt hủi Khói tím buồn Vì chiều theo chân em sang bên kia đồi Nụ cười mang theo Không rớt vì sao trên nền trời Lẫn sau hàng thân cây cô đơn như mình anh


11 • Tân Hình Thức

Mầu áo nhoà tan Còn tưởng ấy mầu mắt lưu luyến Em có biết sau lúc em từ biệt Ðiếu thuốc cháy trên môi như người bạn chết Hơi nóng khô nhành củi gãy tàn Em có biết em cúi nhìn vào trang sách Những chữ hoa tưởng tượng bắt đầu Nguồn nước dữ cuốn trôi vùi hận sầu đen tối Chôn xuống đáy biển sâu Rồi anh bước trên những chiều dốc lạnh Con đường duỗi dài cánh tay người chết đuối Cầu cứu thành phố bỏ trốn đâu Căn nhà nào của em Lưng đồi đầu rừng cuối đường mòn Bên những chùm lửa ấm Em có thấy hư vô đắp dưới mền tóc dầy Anh để mặc cỏ hoa ẩn náu vào mắt anh Cả thiên nhiên thở lên man mọi Với hết tự do còn ở ngón tay ngón chân tóc Với hết hồn thơ nghiến chặt giữa răng giữa xương tuỷ Như loài rễ cây độc Anh chọn tình yêu không Ðiên như đá

Nguyễn Đức Sơn CẢM THƯƠNG

áo ai bay hở trên xe lửa tưởng tượng thêm vì rất biết thơm ở nhà quên tắm nhìn khe cửa chỉ thấy sơ và chao dễ thương (Trích “Những bài tinh đầu”, qua bản sao tập thơ do nhà thơ Thành Tôn tặng) Khế Iêm TỰ CA Mở mắt Nhấp nháy nghi, hồn nhiên Rơi trên thềm, ruộng đồng chảy mật Chưa bao giờ nước và đất thành bùn Chưa bao giờ điêu linh là mộng Ta khởi từ đời có thật Chạy đi rồi về gió tất tưởi Chiều xa chôn hờ thây ngoài non Đợi nhau từng giờ bướm thổn thức Dừng lại con quay quẻ may rủi Dắt tay bước qua cầu nước mắt Thở dài Cười Tiếng hùng hổ Nhè nhẹ rừng lời buông bông lơn

ôi tấm thân và da thịt đàn bà tôi rất thèm và muốn biết qua bởi vì khi tuổi vừa khôn lớn mà ý tình ai chẳng đậm đà

Nhát cuốc Cỏ, hẳn nhiên chết Cho nhanh ngày mầm héo xơ xác Vay trả ngàn kiếp muôn biến đổi Ta ca thiêm thiếp quê mùa thơm.

tôi rất thèm và rấr xốn xang ước ao một phút cũng thiên đàng trời hỡi từng đêm ôm gối lạnh đã xốn xang càng thêm xốn xang

Nguyễn Tiến Đức NHỮNG NỖI ĐAU NGOÀI BÀI THƠ

tôi rất thèm mà chưa biết qua ở đâu cũng nghĩ một làn da vì sao tôi cảm thương em quá hay chỉ vì em là đàn bà

Nghe trong bóng đêm những nỗi đau ngoài bài thơ lên tiếng vòng tay ôm tiếng thở em dồn dập trong đêm đắm sương mù rất xa nhạc blues chờn vờn tiếng sax


Thơ • 12

ôm con dốc viền hoa anh đào anh đưa em từ hộp đêm về phòng khách sạn đêm thì đẫm mùi son môi em và mùi thơm lọt qua khe cửa sổ túi áo dạ đỏ em khoác ôm mùi hạt dẻ ủ anh bắt gặp những ngón tay em ấm dại và thầm kín ô cửa sổ viền hoa tường vi ôm thung lũng tình yêu vàng cỏ chết mùa hạ tháp chuông nhà thờ ôm tiếng đàn lịm trên đồi hoa pensee

Vào đây nhạc đĩa đầy vai Vòng quay nhịp lặp, kìm mài giọng quen Mòn hao sợi tóc trăm năm Khuya, mưng máu chậm. Tình, bầm tim mau

(Trích Tiết Lộ của Im Lặng)

Trách gì ý lỡ lời sai Cho nhau góc quán đêm dài dung thân

Thành Tôn NÓI VỚI CÔ GÁI NGỒI QUÁN

Ngậm lòng, quán vắng, ơn nhau Ly trơ nghế nóng, bé chau mắt nhìn Vào đây như một đức tin Khói tan đóm thuốc, đời vin tay nào Miệng cười kín nụ lao đao Tình chia nghĩa sớt, câu chào riêng ai

Thôi em, trả đó tình gần Ta xin bóng chiếc, đời cần nhau, đâu? Vào đây ghế quạnh, khuya nhàu Tình như cổ tích đời sau kể thầm.

Gửi các bạn Đán, Danh, Lân Vào đây ghế quạnh, khuya người Quán như địa phủ, nhạc đời nhân gian Quầy trơ, mắt biếc ngỡ ngàng Thuyền ai đỗ bến, lòng nàng bâng khuâng

Lê Giang Trần CHÀO VÀ CHỜ

Hồn ta trải gió đầy sân Tình ta, mây cũng mấy lần thu nao

Chào tàn một ngày trôi Chào nhạn bay cuối trời Chào mặt trời chìm vội Chào trăng hiện nhoẻn cười.

Vào đây bàn nhẵn, câu chào Quen như thân thể, lạ nào chén ly Đời nhau, khói thuốc quên đi Bên tai cổ nhạc lầm lì canh tân

Bên này Hoàng hạc lâu Rượu ly bôi thơm sầu Bên kia Hồng lâu mộng Rượu giao bôi động phòng.

Trên kia dáng bé tần ngần Lời yêu chậm nói, tình gần tay trao

Ra khỏi rời khỏi ai Ra khỏi lòng người say Rời khỏi tim người ấy Ra khỏi thân biệt đày.

Vào đây đèn đủ hanh hao Bóng ai theo đến, kẻ nào quay lui Cúi đời trên chiến ly, khuya Mắt nhau một hướng, tình chia mấy trùng Ngồi thầm, góc quán mông lung Xa nghe lời kẻ, gần chùng dáng ai

Hình vuông của một ngày Hình tròn của một cõi Chào tôi nằm trong ấy Chào tôi bước ra ngoài.


13 • Tân Hình Thức

Chờ tôi biển reo đón Chào tôi mảnh trăng non Chờ tôi đèn ngoài đợi Chào tôi cửa vươn tay.

của nàng vốn ở ngoài vòng kiềm tỏa của nhân sinh) … Thôi hãy đứng dậy đi nào chiến sĩ, bằng cách nào thì anh cũng phải một mất một còn với đôi

Đêm say hồn đi hoang Tỉnh dậy ngắm trời rạng Thuỷ triều đã về ngàn Lòng trơ vơ bãi cạn.

ba từ ngữ của một thời (họ sẽ trao cho anh những huy hiệu hoặc huy chương để anh bò sát đất, đó là thứ vàng mạ bóng bẩy chụp lên thân

(060916, đêm say và biển xanh)

hình của thời đại chúng ta) … Nàng đang đứng đợi anh ở cuối đoạn nhân sinh hoang vu và cực kỳ thơ mộng nào đó làm sao anh biết được (nếu gọi

Nguyễn Hoài Ân HOA CẢI THÁNG BA Giữa mùa hoa cải tháng ba Mẹ đong giọt nắng xa xa trên đồng Bờ tre trĩu bóng dòng sông Vi vu gió thoảng trên không, khói chiều Cha ngồi đếm giọt cô liêu Bạc sờn vai áo liu riu lửa lòng Đá mòn nước chảy bao năm Phận tằm oằn gánh phải nằm nhả tơ Con tìm về lại tuổi thơ Lời ru mẹ hát con mơ bao điều Lao xao trên những cánh diều Thương hoài ký ức ùa về tháng ba.

tình yêu là tự do thì đó là ân sủng tự do duy nhất không thể nào cưỡng chiếm) … Hỡi ân sủng của cuộc đời mà anh hằng ngóng đợi! Hãy rơi xuống quanh anh cùng một lúc với tù ngục bao la nhất mà anh vừa lựa chọn (chim cả địa cầu cùng tung cánh mênh mang che kín mặt trời điên giả dối) … Và chỉ với ngục tù lạ lẫm này, nơi đây nàng đã khởi hành lao vút như một ngôi sao độc lập đầu tiên rơi vào vũ trụ tự do anh (…)

Ngày 24/02/2020

Đinh Thị Như Thúy TRO, CỦA HOA HỒNG

Trầm Phục Khắc TỪ NGỮ CỦA MỘT THỜI

Một chút ngày xưa ghé lại Trong chiều rực rỡ tháng năm Chợt muốn đặt môi hôn khẽ Những tàn phai của đóa hồng Nỗi buồn dường như đã cũ Trách người chẳng biết nguôi quên Ở nơi nào xa xăm đó Trong mắt nhau, còn thiêng liêng Thời gian rồi trôi lặng lẽ Những tàn phai sẽ tàn phai Giấu trong màu nâu đôi mắt Khoảng trời trùng điệp mưa bay ...

Chỉ có nụ cười nàng bảo cho anh biết rằng anh đừng lầm lẫn tự do với tình yêu (anh đừng chết làm chi vô ích bởi ái tình đâu cần đến mạng sống của anh) … Hãy thành thật nhận ra sự vớ vẩn của lời thề trước lá cờ độc lập tự do ngày anh hai mươi tuổi (và anh hiểu tình yêu


Thơ • 14

THƠ TÂN HÌNH THỨC _______________________

Xuân Thủy NHẮM MẮT CHỈ THẤY MỘT CHÂN TRỜI TÍM NGẮT Nhắm mắt lại sau cơn mưa phố thị chỉ còn Nghe tiếng bụi vù vù Trong gió vù vù tiếng Của những tiếng xe cộ đang nhắm mắt lao đi Vun vút vun vút quanh Lỗ tai nên không biết Tiếng động đi về đâu Và từ đâu đến đâu Nhưng có thể phân biệt Tiếng một chiếc xe đam hay các loại xe cộ khác nhau hay cũng biết Một người đang vội đi Mà hình như ai ai cũng Đang cố đi đâu đó Những âm thanh bỏ đi Đi ngang qua rồi lại Bỏ đi mất hút còn cơn Gió bụi thì thổi vào Thịt da ở lại như Vết dao lạnh sắc cứa Vào da thịt để lại Cho lòng người một chút Một chút tái tê lòng Rồi chợt tỉnh bởi tiếng Rung chuyển cả mặt đất Bởi tiếng chiếc xe container Hay một gã nào rú Xe phân khối lớn làm cả cơn gió bụi tan tan loãng ra mất hút ... Chợt có một gã khác Đến như cơn gió kia Ngồi lại bên người đang Nhắm mắt kêu ly cà Phê rồi ngồi đó cười cười một mình không hiểu Vì sao ...

Đài Sử NGANG VỀ QUÁ KHỨ bataan philippines trại chuyển tiếp gặp chú nơi đó. cu tí con chú khi ấy còn bé. chuyện những người vượt biển. không biết bây giờ cu tí có gia đình chưa. ngày tháng ở bataan không dài. chập chùng cùng đồi núi. và những con suối. gặp nhau cũng chỉ vài câu quen thuộc bataan có chừng 10 vùng tôi ở vùng 8 gần cuối trại. ở giữa trại là chợ. chúng tôi hay đi uống cà phê tận đầu trại. hỏi về những dự tính những ngày sắp tới. thui chột. vùng núi đồi bataan những ngày mưa lúc chiều tàn thật buồn mưa trắng xoá tứ bề những hàng cây đứng trên lưng núi oằn mình. tiếng gió rít trong đêm nghe rợn người. những người trong trại chuyển tiếp này đã mất tất cả. ngay tiếng nói của mình. chỉ có thể ú ớ về tương lai không hình dáng. bataan sáu tháng cưu mang. rồi tôi đến. rồi chú đến. rồi mỗi người một cách. cuộc sống cách nào rồi cũng qua. còn lại bataan. còn lại những tình thân. còn lại nhau. khi ngang về con dốc quá khứ thân yêu


15 • Tân Hình Thức

Hường Thanh MẮT

kết thân thể nàng thành bóng đêm của những đêm khuya rất khuya thức trắng mà

Cũng trầm trồ ôi khu Vườn cổ tích nhưng em Gái tôi ghét cay ghét Đắng mỗi khi hoa nở Nó bảo cảnh thấy những Người đến đòi nợ chửi Bới móc múa xong rồi Ra về trầm trồ những Lời vô nghĩa có người Còn đòi bứng một cây Đem về nên em gái Tôi không bao giờ tưới Nước nhưng lạ thay nhà Tôi hoa vẫn nở giữa Cuộc đời nắng chang chang Phải phải hoa nở giữa Đìu hiu lòng người em Gái tôi chẳng hỏi chị Nó trồng để làm gì? Hoa nở để làm gì? Và có ai đi qua Thấu hiểu một điều gì?

anh ấy đã ngủ là anh ấy giống một cặp mắt để nhìn giấc mơ giữa

Nguyễn Hoài Phương CHUYỆN KỂ CỦA QUẢ BÓNG

Nhìn anh ấy chợp mắt dần trong ánh mắt của nàng đó là lúc anh không thể gắn kết anh với người phụ nữ trong đêm khuya rất khuya người phụ nữ thức khuya và nàng chỉ còn gắn kết với nỗi buồn của nàng bóng đêm gắn

một thời kỳ biến loạn khổ đau khi người phụ nữ đã gắn kết vào bóng đêm tăm tối vì nàng quá thương anh chỉ có điều anh là một đốm sáng.

Phạm Quyên Chi NƠI HOA NỞ Nhà tôi nhiều hoa mỗi Loài mỗi sắc rực rỡ Khác nhau nên trong khu Vườn ai ai đi ngang

(giáo chủ Khế Iêm đọc cho vui)

chiều hôm ấy cỡ cũng giờ này có nỗi buồn hình quả bóng mầu xám từ đâu đó rất cao rơi xuống cái sân bê tông mà người ta vẫn gọi là cái quảng trường trước nhà ga xe lửa thành phố quả bóng xám rơi xuống từ từ như có mang theo cái dù vô hình, nhưng vì nó là quả bóng buồn nên đám người trên sân ga dù rất đông cũng vẫn chẳng ai muốn nhặt nó cái quả bóng buồn xám ấy


Thơ • 16

cứ rơi xuống rồi lại bật lên rồi lại rơi xuống như thế mãi trước những cặp mắt thờ ơ của đám người bật lên bật xuống hoài rồi cũng phải hết sức quả bóng buồn mầu xám lăn theo chiều dốc của cái sân bê tông của quảng trường, lăn mãi về phía cái cống thoát nước ở đó nó âm thầm biết thành tờ năm €u vẫn với mầu xám xám như thế rồi nằm yên cho tới lúc có thằng bé từ đâu đi đến thằng bé vô tư mà tinh nghịch này vốn chẳng biết buồn vui gì, thấy đồng tiền nằm đó thì cúi xuống nhặt rồi đi thẳng tới quán kem ở đó nó vừa nhấm nháp cốc kem mát lạnh vừa đảo mắt quan sát đám người từ nãy giờ vẫn qua lại không dứt như những nốt nhạc lên lên xuống xuống không dứt của khuông nhạc 24 05 20

Của chúng mình đêm đèn khuya vỗ về hơn những bàn tay im lặng cho câu trả lời em thắc mắc giấc mơ ôm ấp gần kề không ai thao Thức về hạnh phúc là khoảnh khắc tựa nhau như đứa trẻ trong căn phòng của chúng mình Jazz Bolero giai điệu ấm im lặng thanh sơ giấc ngủ quên Làm nên bình yên không vội vã căn phòng ấy mình thức dậy trong nhau như bao ngày Hoàng Huy Hùng TẤM GƯƠNG VÔ HÌNH Mây phải man mác dấu in mòn Cảnh sắc vụt qua bỗng không còn Tấm gương huyền thấu vô hình chiếu Tiếng kêu ngủi ngắn vượt xa hồn. HOA CỎ Đêm cài đếm mộng mây toả thăng Thành tĩnh thư phòng khởi du đăng Hạ màn sỏi đá hoa đời cỏ Khúc gió lẫn nhầm nước đáy trăng. KÊ ĐƠN

Nguyễn Đặng Thùy Trang TRONG CĂN PHÒNG CỦA CHÚNG MÌNH Trong căn phòng của chúng mình tình yêu của chúng mình còn nóng thời gian chiếu vào chiếc mền lặng im vào gối hơi thở trong không khí căn phòng

đan những cái rổ bóng nhằm xoa dịu chịu kê đơn cho một phương trình hạch sách đoàn viên trong những ô màu níu kéo cuộc chạy trốn không khả thi bảo ban một cận vệ không - nói một tiếng đời rất lâu đời tương thông một tổ chim sự thật cất tiếng nói (lâu lắm rồi) được đem đi gieo giống màu ngọc thạch từng hơi thở xì xào vô cực.


17 • Tân Hình Thức

Nguyễn Ngọc Trìu DỌN ĐẾN NƠI Ở MỚI Dọn đến ở một gian nhà thuê mang gì đi phải cân nhắc cân nhắc kĩ càng áo quần chăn chiếu bỏ bớt sách bút giấy tờ bỏ bớt đồ dùng bỏ bớt bỏ bớt đĩa bát cốc chén xoong nồi bỏ bớt vợ tôi bảo mũ cối ba lô ăng- gô kỉ niệm đời lính của ông thì sao thì sao ... vứt tôi bảo vứt riêng đồ chơi của các con nhớ mang theo mang theo đừng để sót chút nào... 2018

Chu Thụy Nguyên DỊU KHÚC đừng cho tôi mượn ký ức kể cả chuyện hôm qua vừa kể tôi trộm nghĩ nỗi buồn riêng ngoài kia lớn hơn nhiều sự thật chúng ta đều đã nghe nhưng sự thật được giấu nhẹm trong mỗi hoài niệm khiến bạn buồn hơn vui khiến tôi buồn hơn vui khiến thế giới này và xác từng bài ca đã khuất chỗi dậy đi tìm các linh hồn một thời là trăng sáng là quê hương tuổi thơ thật

thanh bình giấc mơ có lúc đã dắt tôi về đúng căn nhà cũ nơi tôi từng hồn nhiên tưởng rằng đời luôn là thi ca đời tôi luôn là nốt nhạc vui tưởng rằng đời em là dịu khúc …

Lý Thừa Nghiệp CHÌM DẦN Mở cánh cửa bằng đôi vai của núi của gió khơi thổi qua những bờ tâm hà hải vỗ về loài hải âu bằng tiếng chuông của đá. Mở cánh cửa mời lũ sâu yến tiệc trên đồi xanh không hứa hẹn tương lai. Những con đường tự sát mỗi ngày. Lũ dơi treo ngược đời mình trên những bãi chông bom đạn tự gắn lon và mở cuộc tháo chạy. Đêm lên đường không biết nơi nào bờ bến đời rơi theo bụi cát xăm trổ từng hóc xương da. Ngày cứ chìm dần chẳng còn gì nguyên vẹn người phụ nữ có đôi mắt sâu đo.


Thơ • 18

Ý NGHĨA VÀ THỜI GIAN TRONG THƠ TRẦN PHỤC KHẮC Phạm Quyên Chi

N

ghệ thuật chết ở tự do, sinh ra từ gò bó và giải thích được những mâu thuẫn để mang lại một thế giới tư tưởng, tình cảm đầy ý nghĩa. Và một thời đại nào cũng cần đến nghệ thuật để phản ánh chân thực về bức tranh đời sống. Khi đó con người dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng và ngôn ngữ thì được tạo thành bởi những âm thanh; những âm thanh liên kết tạo ra những âm hiệu và mỗi âm hiệu mang theo một ý nghĩa. Tiến trình ấy chính là điều cốt yếu đã thiết định trong thi ca – một nền móng của tri thức. Làm nên một mẫu mực trong tư tưởng và nhà thơ Trần Phục Khắc trong “Gã tình nhân và vở kịch không dành cho sân khấu” đã mở ra những hoàn cảnh mà càng tự do lựa chọn, quyết định về chính mình thì hiện sinh về tự do chuyển hóa tận gốc rễ trong quan năng tư tưởng để khám phá hiểu thấu và bao dung hơn chính mình. Những điều này được tác giả vận dụng sức cảm thụ tận bề của nghệ thuật, khơi gợi sâu sắc, rõ nét qua những dòng thơ: “Người ta ghi lại cuộc sống bằng kịch, không, người ta ghi lại cuộc sống bằng thơ, không, người ta ghi lại cuộc sống bằng kí ức, không, người ta quên rồi người ta không nhớ rằng người ta đi

một vòng rồi người ta quay trở lại thế gian … Người ta ghi lại cuộc sống, người ta ghi lại cuộc sống, người ta đi một vòng rồi quay trở lại cái thế gian tuyệt vời này: «tìm lại cho được bài thơ không có lời, gã tình nhân và vở kịch không dành cho sân khấu» Tự nơi sâu kín của lòng người, luôn luôn thao diễn một sự giằng co khủng khiếp, triền miên giữa hiện hữu thời gian và hiện hữu của hằng cửu cuộc đời. Nếu mỗi ý tưởng, mỗi tri giác, mỗi cảm tình đã như thế, người ta ghi lại như thế thì thơ, kịch, hay kí ức cũng thế và sân khấu trần gian kia như một chân trời mà K. Jaspers đã từng giảng giải: Mỗi khi hé nhìn vào sự phân ly của chủ thể kia ta thấy hiện lên một ý nghĩa huyền bí. Vậy ý nghĩa là gì? Có một nỗ lực tìm kiếm trong hàng loạt từ ngữ được nhà thơ sắp xếp, trình bày một trật tự từ hợp lí nhấn mạnh đặc điểm, tính chất của sự vật. Một thủ pháp dùng từ độc đáo, sử dụng ngữ vị «rồi» đặt sau những động từ và chỉ công việc của động từ đã là hoàn tất: Người ta quên rồi, người ta đi một vòng rồi để nhấn mạnh đi về một quá khứ, đó là một đường lối tri giác như dùng để lĩnh hội một cái gì đó xác thực,


19 • Tân Hình Thức

nhưng không bao giờ lĩnh hội được toàn diện con người. Bởi cuộc sống – một ý nghĩa về sự chết đau khổ và thời gian như «gã thời gian» yêu, điên, tận cùng câm nín và lạnh lùng tước đoạt, chẳng bao giờ từ bỏ, và gã tình nhân và vở kịch không dành cho sân khấu. Một kiểu lí luận diễn dịch chứng minh luật nhân quả trong «tinh thần». Gã – một ý tưởng phổ quát hay trí năng phân tán, ly tán rồi ráp lại, liên kết như cuốn vào sự vận hành có tốc lực mạnh của tinh thần. Nhà thơ Trần Phục Khắc với những ý tưởng đa chiều tạo nên một sơ đồ hình thức như tạo ra một động cơ để nhắc nhớ chúng ta về một điều gì đó. Sự bất mãn khi đứng trước chính mình, sự tuyệt đối diễn tả cuộc đời, hay sự khích lệ để cuộc đời đẹp đẽ, đích thực và đặc biệt đầy chất thơ. «Rồi quay trở lại cái thế gian tuyệt vời này tìm lại cho được bài thơ không có lời» Đến đây, như đã biết thế nào là một vấn đề. Đó là một sự thể thâm nhập đến tận cùng. Khi không tìm được trọn vẹn và nó cứ trở đi trở lại, ta cần tìm được mâu thuẫn dao động tâm thức và đi theo nó vì mỗi hoàn cảnh đã không soi chiếu vào nó hoàn toàn và tận cùng. Tìm về một bài thơ. Với Poe cái ác chính là sự sai lầm, khi ông bị bệnh thần kinh, con trai của người cha nghiện rượu, anh của một em gái khù khờ, sống trong sự ám ảnh và tạo ra một định luật trong vũ trụ đời mình «định mệnh tuyệt đối của tinh thần». Số mệnh nó là lý luận và trong vũ trụ ấy Poe không bao giờ có mặt trong một mặt nạ nào. Một bài thơ phải đi sâu vào cảm thông. Nhà thơ Trần Phục Khắc qua đó như muốn tìm đến triết lý đời sống bằng sự bắt đầu ý thức về hoàn cảnh. Triết gia khắc kỷ Epictete cũng từng nói: «Nguồn suối triết lý là nhờ khi ta thấy ta nhu nhược và bất lực. Tôi phải bỏ qua những gì tôi bất lực vì lẽ tất nhiên không làm nổi». Điều đó đã gợi đến thân phận con người, trong những hoàn cảnh giới hạn bất dịch:

«Anh biết rằng anh vẫn còn yêu một đóa hoa vàng mặc dù em đã ngủ với bao đàn ông khác trên chiếc nệm thơm trong căn nhà của quê hương đã mất» Những hoàn cảnh giam hãm số phận chúng ta. Hết hoàn cảnh này lại đến một cơ hội. Mỗi cơ hội lỡ là một cơ hội không bao giờ trở lại. Và «anh» đã không dấn thân để thay đổi một hoàn cảnh hay có những hoàn cảnh không thể thay đổi. «một đóa hồng vàng» nếu chúng ta nhận ra trần gian này không có gì đáng tin cậy cả. Và giờ phút thất vọng khi đã đi qua, ta sẽ tự lãng quên rồi buông theo cái nhàn nhạt. Có phải đóa hoa ấy là chính sự phản bội kia, nó đã không còn là sự đe dọa. Hay trong sự phản bội kia có ít nhất một sự đảm bảo đáng tin cậy trong lòng chủ thể như «em», như «quê hương» nên anh vẫn còn «yêu». Mà chủ nghĩa khắc kỷ (stoicisme) luôn khuyên nhủ con người hãy sống theo tự do, tự do tư tưởng. Nhưng nếu như vậy cũng là lúc ta rơi vào trạng thái cô đơn, vì hi sinh bằng một tình yêu tha thiết: «anh chết tiệt bọn đàn ông chết tiệt anh biết rằng em vẫn trở lại đây vẫn ngủ với anh em ngủ với anh…với anh…với anh… mặc dù như ngủ với một tên đói khát» Nỗi đau khổ «chết tiệt» vì không cảm được hay thông cảm được, hay đó là nỗi đau bộc thành lời thành thật nhất của một người đàn ông. Vì sao thế? vì một mình anh đã không là gì cả! Lí trí, sự cảm thông tạo nên một con người (trung gian) thế giới hữu hình, một thế giới gồm những gì hiện qua rồi biến mất. «ngủ với bao đàn ông khác», «ngủ với anh», «ngủ với một tên đói khát» một hành vi tuyệt đối trong tình yêu, cũng như những cuộc tranh đấu và đi đến cao cả. Hành vi ấy được anh nhắc lại để tỏ rõ lòng chân thành thì phải bị


Thơ • 20

gắn vào cái nghiền nát, không ai trong chúng ta qua quan sát mà thấu rõ được nét sơ bộ bên trong, cho nên liệu tình yêu ấy có đủ sức làm phong phú thêm trong cuộc đời vô nghĩa. Đâu thể bo bo những điều êm ấm, có người đã dám hiến dâng: «em vẫn lượm anh lên em rửa ráy anh như rửa cái rễ cây bẩn thỉu và cắm trở lại nơi cánh đồng quê có mùa xuân bên dòng nước nơi cửa mình em mùi của những con cá chết mặc dù anh biết rằng anh vẫn còn yêu» Sống dưới ánh sáng ngập tràn, con người vẫn có thể lạnh lùng ngay những quyết định chắc chắn, như vật thể đang lơ lửng cố xóa đi những tổn thương ở trần gian. Lòng tin tưởng ấy như một lời cảm tạ «em vẫn lượm anh» ai có thể nâng đỡ nổi ý nghĩ khi anh vẫn còn yêu: «và chúng ta đã khác và em ngủ với bao đàn ông khác đã khác trên chiếc nệm thơm em vẫn ngủ như điên…như điên… trong căn nhà của quê hương đã mất những căn nhà khác con đường khác và những sông núi khác» Những gì ở đời khi xuất hiện ra trong thời gian và nhờ thời gian mà ý thức được chính mình; chỉ trong thời gian và do thời gian mới định đoạt những gì đời đời «đã khác» như để kiểm chứng niềm tin bằng một niềm tin khác. Khi anh hiến dâng cho một niềm tin hạnh phúc được sinh ra. Tình yêu và cuộc đời của anh như một lữ khách đi qua tai họa của số mệnh. Nhìn chung, nhà thơ Trần Phục Khắc có một tình cảm hết sức sâu nặng với con người, quê hương xứ xở, với nỗi hoài mong, những cảm

xúc bắt rễ ăn sâu qua dòng thời gian, không gian và cả qui luật cuộc đời. Cuộc sống và con người hiện đại mà ông tái hiện lại trong thơ bao giờ khi đọc vào chúng ta cũng bắt gặp nét đẹp giản dị mà sâu lắng truyền thống của con người. Đọc « “Gã tình nhân và vở kịch không dành cho sân khấu” giống như đọc bức thư – mà câu chuyện thơ gắn lên cái nhìn bao quát đối với đời sống sáng tạo của văn chương. Từ những điều đã đề cập đến có thể nhìn ra, với nhà thơ điều gì thực sự là quan trọng? chính là được đi trên con đường của chính mình – con đường « tự do » và đặc biệt hơn nữa, nó lại mở lối vẫy gọi tất cả đi vào bằng những lời thơ chân thành, thuần khiết. «thơ là kịch kịch là thơ thơ không ở nữa mà thơ đi thơ không mượn chữ mà trả chữ thơ không đọc mà thơ diễn xuất thơ quá giang mọi chuyến tầu ở những ga không tên những đời không tuổi thơ không kịch bản thơ diễn xuất với diễn viên không sân khấu mà ở cuộc đời khoảnh khắc rồi tan biến» Đó có phải là thơ của thời đại chúng ta không?


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.