thoibao Montreal 671

Page 1

R

PUB Agreement N0 40009120

FEB.2.2019 - ISSUE 671

The Vietnamese Newspaper j www.THOIBAO.COM

MONTREAL

THỜI BÁO KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH HÀNG QUÝ ĐỘC GIẢ MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG


TM

2

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

MONTREAL - OTTAWA


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

3


TM

4

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

MONTREAL - OTTAWA


TM

MONTREAL - OTTAWA

Đinh Văn Minh 1 Huỳnh Tấn Hiếu 29

ACCOUNTING - KẾ TOÁN Michael Le CPA Inc. Nguyễn Xuân Quý Simossica Huỳnh Chí Học

43 15 31

ATTORNEY AT LAW - LUẬT SƯ Lương Văn Tuấn

29

AUTO SALES - BÁN XE Lexus Gabriel - St. Laurent

NOTARY - CHƯỞNG KHẾ DW Notaires

19

1

OPTICAL - MẮT KIẾNG T.T. Mắt Kiếng Le Lunetier

25

PHARMACY - NHÀ THUỐC TÂY Pharmacie Kim Phuong Vu

37

BAKERIES - TIỆM BÁNH Bánh Mì Caza

43

BEAUTY SALON - TMV, UỐN TÓC Coiffure Thể 73 T.M.V. Luận 15 DENTIST - NHA SĨ Clinique Podiatrique Lê Đức Tuệ Lê Thị Diệu Trang Nguyễn Thành Đệ Nguyễn Thành Đệ Tina Mai TT Nha Khoa-Jenny Du

33 1 45 13 1 31 1

DENTURIST - PHÒNG RĂNG GIẢ Diễm Nguyễn Denturologiste Tôn Nữ Diệu Lý

37 15

DOCTORS - BÁC SĨ Can.Ins.of Cosmetic Surgery 9 Nguyễn Thị Đào 35 ELECTRONICS-COMPUTER HD Telecom

56

FUNERAL - NHÀ QUÀN La Maison Funeraire Aeterna

27

HERBALIST - ĐÔNG Y dShop-SureMeal Tiệm Thuốc Bắc Hong Ning

79 29

INSURANCE - BẢO HIỂM Bùi Đắc Dũng

25

MONEY EXCH - CHTIỀN - NGOẠI THƯƠNG Hoàng Oanh Chuyển Tiền 6

PRIVATE ANNOUNCEMENT - TANG SỰ, HỶ SỰ C/P - “Nguyễn Thị Hảo” 61 C/T -“Trần Tuyết Lê” 69 C/T- “Vũ Đình Liên” 67 P/U -”Nguyễn Thị Hảo” 65 P/U- “Nguyễn Thị Hảo” 63 PUBLIC ANNOUNCEMENT - THÔNG BÁO CĐ Chợ Hoa 21 dShop-LeSean Golden Moose 4 dShopping-LeSean All Products 80 dShopping-Mủ Trôm Vĩnh Hảo 60 Gây Quỹ Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế 40 Hội Phụ nữ VN-Lễ Hội 2 Bà Trưng 41 Lời Nguyện Phật 73 Phiếu Đặt Mua Báo TB Dài Hạn 73 Thời Báo App 56 Thời Báo New Media 79 UNO IP TV 80

Đồng Xuân Việt Nguyễn Công Sinh Nguyễn Duy Tuyền Nguyễn Duy Tuyền Phương Nguyễn Re/Max Ottawa-John Phan Thu Vũ - Ottawa

33 7 16 17 13 4 4

RESTAURANT-CAFE Paradis Vegetarien Phở Dzũng Phở Koi Quán Hương Xưa Restaurant Phở Hin Restaurant Phương Thảo Restaurant Thái Sơn

13 73 39 11 23 37 35

SERVICES - DỊCH VỤ 59 Connect (Hoang Oanh) 8 Lê - Làm Sàn Alarm TPK Kronos Menu Covers Long Sửa Nhà Tổng Quát Sửa Nhà Cửa - Thắng Vase Caravan

47 11 1 50 11 31 1

SUPPLIER - ĐẠI LÝ CUNG CẤP Chả Lụa Long Phụng Gạo Ông Địa Kamerycah-Fucoidan Liana Nail Supply Nails R Us Beauty Supply Worldcom Beauty ZY Windows

2 23 3 43 1 25 25

TRAVEL - DU LỊCH

Transtour Vacances Univers

49 76

VIDEO STORE - TIỆM BĂNG Saigon Video

11

REAL ESTATE - ĐỊA ỐC

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

5


Xuân Kỷ Hợi TM

2019

Kính chúc Quý độc giả Thân chủ quảng cáo và các cộng tác viên

Một năm mới an khang thịnh vượng, phúc lộc vô biên Một mùa xuân vui tươi và hạnh phúc Thời Báo

6

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

MONTREAL - OTTAWA

02/02/2019


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

7


Tết tới… TM

T

ết Việt nam thường rơi vào những ngày đầu năm tây lịch nên công việc làm trong hãng xưởng chưa nhiều, không phải làm thêm giờ; thậm chí ngày tám tiếng thì ngồi chơi hết nửa ngày, nửa ngày làm cũng phải chậm tay để có việc cho hết giờ. Việc làm đầu năm hù hơ hù giựt trong không gian xám ngoét, lạnh căm. Mấy anh chị em người Việt thường râm ran chuyện quê nhà. Ai tết này về được với gia đình, người thân còn trong nước; ai lặng thinh hồi tưởng đã bao năm không về, người thân nay ai còn ai mất? Riêng tôi nhớ Sài gòn như trẻ trông mẹ đi chợ về để được chút quà vặt. Tôi hay tưởng tượng, hình dung, mơ giữa ban ngày; tôi đặt chân xuống mảnh đất thân quen đã xa cách quá lâu. Khi ấy, nhịp tim và áp huyết trong tôi chắc tăng cao lắm! Nhưng khi bước ra khỏi phi trường, đối diện với tất cả đã đổi thay. Tôi sẽ quay về Mỹ ngay, hay nán lại đôi ngày để cầu siêu cho ký ức một lần vĩnh biệt? Tôi đem tâm tư ấy đi kể lể với ông bạn già là một ông lính cũ, nên thỉnh thoảng ông lại gởi cho tôi một đường link để đọc, để thương về Sài gòn ấp lẫm kỷ niệm trong tôi. Những tiêu đề bài viết trên báo mạng, hay blog của ai đó đã ghi lại cảm xúc, cảm nghĩ về Sài gòn thật đơn giản, chân thật đến cảm động như tiêu đề đoản văn mà tôi còn nhớ, “Đừng tiếp xúc với người Sài gòn, ‘tánh kỳ’ lắm, thương hoài hổng hay!” Đoạn văn viết về tâm sự của một người bạn trẻ trong nước, là dân miền bắc, nhưng người bạn trẻ này đã yêu mến Sài gòn như người tình học trò với trăm nhớ ngàn thương và muôn đời. Thật dễ thương và xúc động trong tâm tư người đồng cảm tôi với Sài gòn cũng vậy. Khi sống ở Sài gòn thì trốn nắng về nhà ngủ một giấc chờ tối bớt nóng mới đi chơi, nhưng khi xa Sài gòn thì thèm… “giọt nắng bên thềm”. Đoạn văn khác tường thuật về việc mấy người thanh niên còn rất trẻ khác ở Sài gòn, sau cơn mưa ngập đường muôn lối, nước ngập quá bắp chân những người đẩy xe hai bánh bị chết máy; thì những người bạn trẻ này dựng bảng… “chùi bu-gi miễn phí”. Bức ảnh nói lên đặc trưng của người Sài gòn, có “tánh kỳ” như cô bé miền bắc tả về người Sài gòn vậy! ‘Tánh kỳ’ lắm, thương hoài hổng hay… Sài gòn cứ như cuộc tình chưa dứt trong lòng người đi vậy! “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở” nên yêu mãi Sài gòn, nhớ mãi phong thổ - sáng nắng chiều mưa, nên sản sinh ra những con người có tánh kỳ, nhưng thương hoài hổng hay… Thương không? Thương quá đi những người bạn trẻ không lợi dụng trời mưa ngập nước làm xe hai bánh chết bu-gi mà

8

kiếm tiền, chặt chém bao nhiêu tiền chùi bu-gi thì phụ nữ tan sở, nữ sinh tan trường cũng bấm bụng trả tiền để xe nồ mấy lại được mà về nhà. Nhưng các chàng trai hậu duệ của Sài gòn nên hào khí ngất trời, làm nên con người Sài gòn có tánh kỳ, thương hoài hổng hay là vậy! Sáng nay trời lạnh đến đóng đá trên nóc nhà hàng xóm, cây sồi cao chơ vơ cái tổ chim trên nền trời mùa đông, mấy cây hải đường ngoài khung cửa nhỏ trơ trọi cành nhánh với bông khô đến tội nghiệp. Mùa đông nước Mỹ đang vào thời gian lạnh nhất. Tết quê xa cũng cận kề. Ngồi đọc một bài viết về Sài gòn chộn rộn cuối năm ta, nhớ cái lạnh se se ở Sài gòn chứ không se sắt như bên Mỹ. Cái lạnh cho nữ sinh làm dáng với những cánh áo len màu làm cho phố phường vui; cái lạnh làm tăng hương vị xâu mía hấp khi tuổi cặp kè; cái lạnh Sài gòn thú vị biết bao vì vừa đủ cho cái lẩu dê ngoài vỉa hè bập bùng than hồng bên chai rượu thuốc, mấy mái đầu xanh nhúng nhúng cải xanh, chuyền chuyền cái chung đất của mấy ông tàu bán lẩu dê lề đường mà bây giờ chắc không dám uống nữa vì cái chung đất cáu bẩn còn hơn mấy ông tàu… Sài gòn như “cuộc tình đã lỡ” nên “thương hoài ngàn năm”… Đọc mà nhớ, mà thương Sài gòn như người tình muôn thuở… “Cuối năm, trời đất bước vào thời khắc giao mùa, cái không khí se se lạnh ùa về, báo hiệu một mùa mới sắp sang. Cái lạnh của đất trời lâu nay vẫn thế, thổi vào lòng người những xúc cảm chông chênh, khác lạ. Nhưng cái lạnh của thời tiết, của thiên nhiên dù có khắc nghiệt đến mấy cũng đâu thể so với cái lạnh của lòng người. Bởi thế, chỉ cần một vài khoảnh khắc ấm áp và đong đầy tình cảm giữa những con người không quen, chưa biết mặt với nhau cũng đủ khiến người ta cảm thấy ấm lòng giữa đêm dài. Vừa qua, trên một trang mạng xã hội chuyên chia sẻ những câu chuyện chân mộc và dung dị về con người Sài gòn được đông đảo bạn trẻ yêu thích đã có đăng tải một bức ảnh khiến người xem không khỏi bồi hồi, xúc động. Trong khung cảnh ở một chiếc cầu nơi có rất nhiều người vô gia cư tập trung về để ngả lưng xuống cho hết cái đêm dài đằng đẵng của thành phố, một người đàn ông đã dừng chiếc xe của mình, mang chính chiếc áo mình đang mặc tặng lại cho một trong những con người đang khắc khoải cần một mái nhà kia.” … “Giữa cái không khí lành lạnh bất chợt của Sài gòn, người đàn ông dừng xe máy, cởi chiếc áo mình đang mặc và đưa cho ông lão vô gia cư đang ngồi tựa lưng vào thành cầu. Bởi ta nói: Giàu có như người Sài gòn, là vậy”. Sau khi được đăng tải không lâu, câu chuyện giàu cảm xúc này ngay lập tức nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng mạng. Rất nhiều người đã để lại cảm nhận của bản thân ở phần bình luận. 1.Có người từng nói, một hành động nhỏ cũng có thể thổi bay cơn giá rét của đêm đông giá lạnh.

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

MONTREAL - OTTAWA

PHAN

Mình vẫn nghi hoặc và cho rằng hơi lố. Nhưng giờ, nhìn những hình ảnh này, mình thật sự tin điều đó. 2.Mọi người định nghĩa như thế nào về người giàu? Nhiều tiền, nhà lầu, xe hơi? Không, theo mình thì đây mới là người giàu thật sự. 3.Yêu Sài Gòn là ở chỗ đó. Nếu đã sống nhanh thì rất năng động và quay cuồng. Tuy nhiên, một khi đã chậm lại một phút thì lại bắt được vô vàn khoảnh khắc quý giá trong cuộc sống. Hành động của người đàn ông trong câu chuyện tuy nhỏ thôi, nhưng chắc sẽ khiến nhiều người cảm thấy xúc động ấm áp. Đồng thời nó còn khiến không ít người lắng lại để nghĩ suy rồi một lần nữa định nghĩa về khái niệm về sự giàu có mà bấy lâu nay họ vẫn luôn tâm tưởng. Bởi lẽ, sự giàu có mà nói, đâu phải chỉ đơn thuần được cân đo, đong đếm bằng tiền bạc, hiện kim mà hơn hết nó còn nằm ở những tấm lòng ấm áp, rộng rãi. Người giàu có nhất là người cho đi nhiều nhất chứ không phải là người sở hữu nhiều tài sản nhất. Vì cuộc sống cần sự sẻ chia và cho đi để nhận lại nhiều hơn.” (Theo Afamily) Đúng là Sài gòn. Nơi phong thổ sáng nắng chiều mưa nên sản sinh ra người Sài gòn có tánh kỳ thương hoài hổng hay. Đọc những comment của bạn đọc đã gợi nhớ Sài gòn ấp lẫm trong tim một người biệt xứ. Dù biết sẽ không về, nhưng thương về còn đó bởi những gì chỉ có ở Sài gòn. Có lẽ trong tất cả những đổi thay ở Sài gòn bây giờ, chỉ tình người Sài gòn không thay đổi trong máu huyết di truyền cái tính khí hào sảng, thương người như thể thương thân mà Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi đã thấm nhuần người Sài gòn. Bao lo toan chuyện việc làm, chuyện cơm áo gạo tiền cuối năm, chuyện thuế nhà, thuế thu nhập cuối năm ở hải ngoại; chuyện thời tiết và sức khoẻ, chuyện gia đình bên nớ bên ni… Chỉ việc ngồi nhìn bức ảnh một người qua đường ở Sài gòn đã dừng xe để cởi cho ông lão vô gia cư cái áo lạnh ông đang mặc trên người… thì cõi lòng người viễn xứ không quê cũng ấp áp như ông lão không nhà ngay trên quê hương mình. Cảm ơn người chụp bức ảnh, cảm ơn người viết bài, cảm ơn bạn đọc chia sẻ trên mạng, cảm ơn Sài gòn với những người muôn năm cũ không bị thời thế đổi thay tính khí Sài gòn, để cô bắc kỳ nho nhỏ, hậu sinh đã thốt nên lời trái tim muốn nói, “mình đi qua cái rét mướt xứ bắc, đi công tác trên tây nguyên dầy đặc sương mù, sao chỉ muốn về Sài gòn…” Cô bắc kỳ nho nhỏ thèm về Sài gòn vì những người có ‘tánh kỳ’ lắm, thương hoài hổng hay… Ôi cái rét mướt nơi xứ bắc, sương mù dầy đặc tây nguyên, mưa mùa ngập lối Sài gòn thì mùa đông trên nước Mỹ không thiếu, chỉ thiếu những người có tánh kỳ lắm, thương hoài hổng hay như người Sài gòn để cùng nhau qua những mùa đông dài nơi hải ngoại xa xôi, những ngày tết tới bên nhà mà những đứa con lưu lạc còn biền biệt… PHAN


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

9


TM

MONTREAL - OTTAWA

Sớ Táo quân Mậu Tuất niên, lạp nguyệt, nhị thập tam nhật, Thời Báo Táo thần thượng Ngọc hoàng chi sớ. (Bài sớ do Táo thần Thời Báo trình lên Ngọc Hoàng ngày 23 tháng chạp năm Mậu Tuất)

Mỹ và Triều nối mộng hòa bình (16) Chỉ mong xây giấc mộng lành Chỉ lo có kẻ rắp ranh cản đường! Một năm qua chính trường Gia quốc, Nhìn chung chung, tiến bước không nhiều Dầu thô giá cả đổi chiều (17) Sinh dân lo lắng, trăm điều khó mang Giá nhà tiếp tục leo thang Nhập siêu, xuất giảm, việc làm không tăng Ngoại giao sóng dậy đất bằng (18) Gia-Hoa tình nghĩa còn chăng phen này! Bốn phương phúc họa vần xoay. Họa tăng, phúc giảm...ngày ngày điêu linh Thượng thiên sao mãi làm thinh Hẳn quen với thói bất minh cũng đành (19) Từ quan thần đả rắp ranh, Năm sau ai thảo phúc trình đệ lên!

Tấu văn chẳng phải tấu hài, Tấu trình vận nước bi ai khôn lường! “Mênh mông một dải Đông dương Nước non quanh quất trông càng thêm đau!”(1) Bả “độc lập” dễ đâu đối phó Phận nước Đằng khốn khó trong ngoài! Theo Tề, ngán Sở giở bài... Ngoảnh sang với Sở, sợ oai của Tề (2) Trong, tham nhũng kéo bè lúc nhúc Ngoài, kẻ thù nước đục thả câu Biển ta chúng bảo “ao sau,” “Tàu –Ta” chúng bảo trước sau... một nhà! Há chẳng biêt Sơn hà một cõi Chủ phương nam, dòng dõi Lạc Hồng. (3) Nhử mồi “Bốn Tốt” hư không “Chữ vàng 16” hóa đồng nát thôi! (4) Đông Nam Á tơi bời đối địch Kẻ liên hoành kẻ thích hợp tung.(5) Ngạc ngư mặc sức vẫy vùng Họp đi, họp lại, lời chung không thành (6) Được thể, chúng hoành hành khủng khiếp, Lệnh độc quyền uy hiếp khắp vùng! Biển Đông là biển của chung Ai ai cấm chợ ngăn sông được nào? Xem ra khó lránh ba đào Một năm sóng gió xôn xao tàu bè Mặc cho những giọng răn đe Mỹ, Âu lướt sóng tiện bề so găng. (7) Nhìn thế giới nhố nhăng muốn khóc Dất Xi-ri tang tóc bao lâu Triệu dân nếm cảnh dãi dầu Vì Nga,vì Mỹ, tìm câu trả lời? Máu sông, xương chất cao rồi Phải chăng lang sói với người như nhau?(8) Nghĩ tới chuyện Âu châu mà ngán Nga tranh hùng, làm nản NATO Lại thêm phía Mỹ làm ngơ Mỹ rằng “chẳng dại mà vơ vào mình!” (9) Nơi nơi gặp chuyện bất bình Pháp quốc hỗn loạn biểu bình liên miên (10) Anh quốc xoay xở bao phen Huỷ chuyện Brexit hay nên nhập nhằng.(11) Riêng Hoa kỳ, quá căng nhiều mặt. Nào bên trong thắt chặt di dân Xây tường biện pháp chắn ngăn, (12) Nào là hạn nhập, nào tăng đuổi người! Tự do đòi nơi nơi tôn trọng Tìm tự do, đất sống là cần Tại sao rào giậu, ngăn dân? Tiếng đồn…Đất hứa tan dần hay sao? (13) Lại thêm thương mại ba đào, (14) Mỹ Hoa kịch chiến, lụy sao đủ đường Kẻ khoe kế hoạch khẩn trương, “Một vành đai một con đương” báo nguy! (15) Lo thì nhiều, chút chi hy vọng

10

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

Chú thích: 1-Hai câu trên mượn từ bài Á Tế Á mà có thuyết cho rằng do chí sĩ Tăng bạt hổ (1858-1906) sáng tác đầu thể kỷ XX. 2-Mượn ý thơ Hồ xuân Hương trong bài Vịnh vợ lẽ: Ðằng quốc xưa nay vốn nhỏ nhen Lại còn Tề Sở ép hai bên Ngoảnh mặt sang Tề, e Sở giận Quay đầu về Sở, sợ Tề ghen 3-Nhắc lại bài “Nam quốc sơn hà nam đế cư” của Lý thường Kiệt. 4- Đầu năm 1999, Tổng bí thư TQ là Giang trạch Dân đã đưa ra lời ngon ngọt dụ dỗ và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam lúc đó Lê khả Phiêu đã bùi tai với phương châm 16 chữ “Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện”. Đến năm 2002, người Trung Quốc lại nhử thêm mồi bằng một phương châm “mật ngọt chết ruồi” nữa, gọi là “4 tốt”: “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt”. Nhiều kẻ thiển cận, u mê, tham lợi tin là thực. 5-Hợp tung và Liên hoành là những kế sách đối chọi chống hoặc phù cường Tần thời Chiến quốc do các biện sĩ là Tô Tần và Trương Nghi đề xướng. 6-Nhiều cuộc họp của khối ASEAN (The Association of Southeast Asian Nations ) không đưa lại kết quả chung về chính sách đối phó với Trung quốc như cuộc họp gần nhất thứ 33 trong tháng 11, 2018 tại Singapore. 7-Trung quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền ở Biển đông. Để bảo vệ tự do hàng hài và phản kháng ý đồ chiếm cứ biển Đông của Trung quốc, các cường quốc Âu- Mỹ -Á đã phái tàu chiến và phi cơ, cùng tập trận trong vùng biển tranh chấp. 2018 là năm đầy ắp sự kiện về Biển Đông đối với Việt Nam với các chuyến cập cảng dồn dập của chiến hạm các nước Mỹ, Anh, Pháp, Ấn, Úc, Nhật, Canada, New Zealand và Hàn Quốc. Cũng trong năm 2018, Mỹ liên tục thực thi các chiến dịch tự do hàng hải (theo Law of the Sea (LOS) Convention) ở Biển Đông dẫn đến những vụ chạm trán chưa từng thấy với hải quân Trung Quốc như chuyến đi của tàu khu trục Decatur đến Trường Sa vào tháng 9. Về phía mình, Trung Quốc cũng có những bước leo thang lớn như lần đầu tiên đại triển khai hỏa tiễn, máy bay ném bom ra các đảo mà họ chiếm đóng ở Trường Sa và Hoàng Sa. 8-Mượn ý câu của Hobbes: “Người là chó sói đối với người” (Homo homini lupus.). 9-Chính sách “America First” được áp dụng dưới thời tổng thống Trump, xem ra Mỹ muốn từ chối vai trò cảnh sát quốc tế. Cây viết Ivan Danilov của hãng thông tấn Nga Sputnik cho rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump 02/02/2019


TM

MONTREAL - OTTAWA

chính thức phản đối vai trò “cảnh sát toàn cầu” của Mỹ (trong quan hệ quốc tế) có thể xem là sự kiện quan trọng nhất của năm 2018 vừa qua.. 10-Cuộc biểu tình của nhóm “áo gilet vàng” (Gilets Jaunes) phản đối chính phủ Pháp vì để đất nước suy thoái, đã kéo dài tới tuần thứ 9 và gây hỗn loạn cho kinh tế và xã hội Pháp và nhất là tại thủ đô Paris. Phe “áo gilê vàng” Pháp ngày 29/12 tiếp tục có cuộc biểu tình ở thủ đô Paris khiến cảnh sát phải dùng hơi cay để giải tán đám đông. 11_Thủ tường May của Anh phải đối phó với biết bao phản đối của một số dân biểu hai đảng Bảo thủ và Lao động vì không giải quyết thỏa đang với khối Âu châu về việc Anh rời khỏi EU (BREXIT) 12-Tổng thống Trump nhất quyết thực hiện lời hứa khi tranh cử là xây bức tường giữa Mỹ và Mexico để ngăn chặn làn sóng di dân bất hợp phap đổ vào Mỹ. Từ đầu nhiệm kỳ, tổng thống Donald Trump tuyên bố nhất định hoàn thành bức tường biên giới (Border Wall hay Mexico–United States barrier ) cho dù bị nhiều người phản đối nhất là lưỡng viện quốc hội không thỏa thuận chi tiền lên tới 5,7 tỷ Mỹ kim cho công trình. Tranh chấp dẫn tới đóng cửa chính phủ dài ngày kéo sang 2019. 13- Mỹ quốc vốn được nhiều người xưng tụng là đất hứa “Promised Land.” Nhưng tới nay, liệu Mỹ còn giữ được “mỹ danh” này hay không? 14 và 15-Tại Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh từ ngày 12-ngày 14 tháng 5 năm 2017 đưa ra dự án cơ sở hạ tầng liên lục địa “Một vành đai, Một con đường” (one belt, one road-nhất tuyến, nhất lộ) và sáng kiến “Made in China 2025” (中国制造 2025) đã công khai đe dọa quyền lợi và địa vị của Mỹ trên trường thế giới. Theo tờ New York Times Phó Tổng thống Mike Pence trong bài diễn văn đọc ngày 4-10-2018 về chính sách Mỹ đối với Trung quốc tại viện Hudson (Hudson Institute) đã gián tiếp tuyên bố cuộc chiến tranh thương mại với Trung quốc mở màn. 16- Tháng 6, 2018, Tổng thống Trump của Mỹ và chủ tịch Kim Jong –un của Bắc Hàn đã gặp nhau ở Singapore để bàn về kế hoạch giải trừ võ khí nguyên tử và tháo gỡ lệnh cấm vận. Kết quả chưa rõ và phải đợi cuộc gặp lần hai năm 2019. 17- Nguồn tin CBC ngày 15 tháng 10, 2018 cho biết giá dầu thô Canada tiếp tục suy thoái, gây ra tình trạng kinh tế bất ổn ở Alberta và Canada nói chung.

18-Mạnh Vãn Chu, còn được gọi là Sabrina Meng và Cathy Meng, là một giám đốc kinh doanh người Trung Quốc. Bà là phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc tài chính của công ty tư nhân lớn nhất Trung Quốc, công ty viễn thông Huawei do cha là Nhậm Chính Phi lập. Bà này bị giới chức Canada bắt giữ hồi đầu tháng này ở Vancouver theo đề nghị của Mỹ về tội vi phạm luật cấm vận Iran của Mỹ và chờ lệnh dẫn độ sang Mỹ để ra tòa. Vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu khiến TQ tức giận, trả đũa, bắt hai công dân Canada đang ở Bắc Kinh. Bang giao Bắc kinh-Ottawa trở nên căng thẳng. 19-Trong bài Thiên vấn phú chí sĩ Phan Bội Châu (1867-1940) đã ngỏ ý trách Trời “già” bất minh: Tôi dám xin ông, Trả lời cho sáng! Ngôi ông vẫn cao, Đức ông vẫn rạng. Có lẽ ông quá già chăng nọ, gương nhật tinh hồ loạn thị phi, Những mong ông cải cách chóng cho, uy lôi điện phân minh hình thưởng. u

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

11


TM

MONTREAL - OTTAWA

T Ú H H Í C M G H N ỢI Ừ M

TRÀ LŨ

C

hưa năm nào làng An Lạc của tôi ăn tết vui như năm nay. Đó là do công ông trưởng ban tổ chức tài ba và giầu kinh nghiệm, Ông Từ Hoè. Ông bây giờ là hội viên viễn cư nhưng ban đầu thì ông ở Toronto với Cụ Chánh tiên chỉ, ông là một trong những người đã lập ra làng này. Ngay từ đầu ông đã giữ việc tổ chức lễ tết cho làng. Biết mọi người nhớ mong nên năm nay ông về làng 3 tuần để vui chơi ăn tết với mọi người. Việc đầu tiên là ông dựng cây nêu giữa sân. Năm nào ông cũng bảo cây nêu là một nét văn hóa VN. Trên ngọn là một chùm chuông khánh. Mỗi lần có cơn gió to thổi thì chùm chuông khánh này kêu leng keng, tiếng leng keng này làm chúng tôi nhớ quê hương VN hết sức. Cụ già B.95 nghe tiếng chuông khánh từ cây nêu, cụ thường bảo làng ta đang mời tổ tiên về ăn tết. Dựng nêu xong thì ông lo việc gói bánh chưng và bánh tét, và chương trình ăn tết trong làng bắt đầu. Dân làng ai cũng nô nức tham gia, ai cũng muốn tỏ ra mình vẫn còn nhiều cái gốc Việt Nam trong tim và trong đầu, ai cũng muốn đến chung tiếng cười. Trong khi tham gia việc gói bánh và nấu bánh thì dân làng đã nói bao nhiêu chuyện, toàn những chuyện vui cười, phần lớn nói về con heo vì năm mới là năm Kỷ Hợi, năm của nhà Chú Thím Hợi mà. Ông Từ Hoè với quyền trưởng ban ra lệnh: Năm nay phe ta mừng tết Con Heo thì chỉ được nói chuyện về con heo thôi nha và được nói thoải mái nha. Nói xong câu này thì ông quay về phía Cụ già Bắc Kỳ B.95 rồi cười hì hì: Cháu có ý nói con lợn đấy, cụ ạ. Cháu tuy gốc Hà Nội Bắc Kỳ ngày xưa, nhưng năm 1954 vô Nam rồi cái chất Nam Kỳ nó thấm vào người, nó biến cháu thành người Saigon, lúc nào cũng nghĩ mình là dân Saigon, nói ngôn ngữ Miền Nam nhiều hơn là ngôn ngữ Miền Bắc. Cháu thường nói tiếng Heo nhiều hơn là tiếng Lợn...Cụ có thích chuyện con heo không cơ? Cụ B.95 đáp ngay: Thích lắm, xin bác bắt đầu đi. Thế là Ông Từ Hòe thao thao liền. Theo tử vi thì ai sinh vào năm heo, tức năm Hợi thì có số nhàn nhã, vui vẻ, hạnh phúc, tiền bạc rủng rỉnh. Người ta đã làm những con heo đất để đựng tiền để dành. Con heo đất này là biểu tượng sự rủng rỉnh, có của ăn của để. Con heo là tiếng Miền Nam, còn con lợn là tiếng Miền Bắc. Ta gặp hai tiếng này trong nhiều câu ca dao tục ngữ, như: Giàu nuôi chó, khó nuôi heo Đầu gà má lợn Mập như heo Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng Nuôi heo thì phải vớt bèo, lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng Chăn lợn 3 năm không bằng nuôi tằm một lứa ... Con lợn cũng bị dùng làm tiếng chửi: bẩn như

12

heo, đồ mặt lợn... Và ngôn ngữ chúng ta còn đi xa hơn, con heo còn chỉ tình dục, vì họ nhà heo rất say sưa việc này. Phim con heo là phim sex, tài tử chính không phải con heo con lợn mà là liền ông liền bà. Về mặt phong tục dân gian thì ông bà mình vẫn nói “Dần Thân Tỵ Hợi tứ hành xung” có nghĩa rằng những ai sinh vào năm con cọp, con khỉ, con rắn và con heo thì không hợp nhau. Lấy vợ lấy chồng thì phải kiêng những tuổi này. Nói đến đây thì tự nhiên tôi nhớ tới câu chuyện đọc trên mạng của nhà văn Hưng Yên. Chuyện mang tên “Con cọp yêu qúy của tôi”. Xin tác giả cho phép tôi được kể chuyện này để tặng những ai mang tuổi con heo và con cọp. Rằng có anh con trai tuổi con heo yêu cô gái tên Hương tuổi con cọp. Hai người yêu nhau đắm đuối và họ có ý định tiến đến hôn nhân. Mẹ anh biết được, bèn la: Gái làng này thiếu gì sao mày không lấy mà mày lại đòi lấy cái con tuổi cọp ấy? Mày tuổi lợn mà bu lại cưới vợ tuổi cọp cho mày thì có khác nào bu giết mày?! Anh con trai tâm sự: Hương kém tôi 3 tuổi, trông cứ mơn mởn, mỗi lần gặp nàng là tôi chỉ muốn cắn cho một cái! Bà mẹ thì dứt khoát không cho lấy vì bà luôn bảo rằng ông bà đã dạy: có thờ có thiêng có kiêng có lành. Bố anh con trai thì trung lập và có vẻ nghiêng về phía con trai tuổi heo và ưng cho anh lấy cô gái tuổi cọp. Ông nói với vợ: Nó đã nhất định như thế thì mình cứ đi hỏi con đó cho nó. Biết đâu thằng này chẳng hơn người ta, tôi nghe kể heo rừng mà thuộc loại “lăn chai” thì cọp cũng chả làm gì được”. Bà mẹ thì dứt khoát không, bà luôn bảo: Ai lại đi cưới con gái tuổi dần về cho con mình, có mà điên! Chàng trai đang sống trong tình trạng đau khổ này thì bỗng vị cứu tinh hiện ra. Đó là một ông cậu, em của mẹ từ Hà Nội về chơi ăn tết. Ông này là người có ăn học và uy tín. Vừa bước vào nhà thì ông cậu đã thấy bà chị đang bù lu bù loa, còn thằng cháu thì mếu máo nức nở. Ông hỏi đầu đuôi sự việc. Nghe xong, ông cậu cười cười rồi hỏi cháu: Cháu định lấy cái con Hương ở xóm Giữa chứ gì? Vừa rồi đi đường cậu cũng gặp nó, con

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

này được, đã thắt đáy lưng ong lại còn mảnh mày hay hạt...Rồi ông quay vào bà chị: Chị mà được đứa con dâu như thế là quý lắm rồi, còn đòi chi nữa! Còn cái vụ tuổi tác, hạp với không hạp, nó xưa quá rồi chị ơi! Cứ tin vào mấy ông thày bói thì có ngày phải đổ thóc giống ra mà ăn, hoa hồng không trưng đi trưng hoa cứt lợn à... Ông cậu là người có học, nói câu nào chắc nịch câu đó. Cậu ở chơi vài ngày rồi về tỉnh. Cuối năm đó, anh con trai rước được con cọp yêu quý về nhà. Và sau này, anh con trai đã sung sướng kết luận: Không vào hang hùm sao bắt được cọp, quả đúng như vậy. Tôi không chỉ vào hang hùm một lần, mà đã mò mẫm vào nhiều lần. Cứ thế, rỉ rả tôi khều ra được gần một tá cọp con, con nào con nấy đều rất dễ thương, còn con cọp mẹ thì càng ngày càng hiền khô à! Ông bồ chữ ODP nghe chuyện đến đây thì góp ý: Chuyện vợ chồng là chuyện duyên số, chuyện ông trời đã định, không ai cãi lại được. Chuyện anh tuổi heo trên đây lấy được cô tuổi cọp là do ông trời đã định như vậy. Cần chứng minh ư? Tôi xin kể chuyện một ông quan lấy một cô ăn mày. Rằng có một thư sinh kia nghe ở đình làng có một ông thày tướng nói đúng như thần nên đã ra coi. Thư sinh hỏi ông thày tướng là về sau anh sẽ cưới ai. Ông thày xem mặt xem tay anh một chập rồi chỉ cô ăn mày đang ngồi trong xó đình: Về sau anh sẽ lấy cô kia làm vợ. Nghe xong thì anh thư sinh giận ông thày lắm vì chàng sắp đi thi, một tương lai huy hoàng đang hiện ra trước mặt, lẽ nào anh lại lấy con bé lọ lem kia làm vợ. Đêm đó anh nảy ra một ý: phải trừ hậu họa, anh phải diệt nó. Thế là nửa đêm anh lẻn ra đình, tìm một hòn đá lớn đến đập vào đầu con bé cho nó chết luôn. Xong việc về nhà, anh tiếp tục học hành, rồi ít lâu sau anh đi thi. Khóa đó anh đỗ cao và được bổ làm quan. Rồi anh lấy vợ. Vợ anh rất đẹp, là con gái một quan đại thần. Hai vợ chồng sống rất hạnh phúc, giầu sang phú quý. Một hôm cô vợ trẻ đẹp của anh gội đầu, anh thấy trên đầu vợ có một vết thẹo rất lớn, liền hỏi. Cô vợ cứ thực kể lại, rằng ngày xưa thiếp mồ côi cha mẹ, phải đi ăn mày, đêm về ngủ trong xó đình. Một đêm kia có một tên ăn trộm trốn vào đình, nó thấy thiếp nó sợ thiếp tố cáo nên nó bèn lấy cục đá lớn đập vào đầu thiếp rồi bỏ chạy. Máu chảy chan hòa, thiếp lăn ra bất tỉnh. Việc này đến tai quan phủ. Quan động lòng thương cho cứu chữa và mang thiếp về dinh nuôi dưỡng. Vì quan không có con nên quan đã nhận thiếp làm con nuôi. Quan đó chính là cha thiếp bây giờ. Nghe xong thì ông quan trẻ là thư sinh ngày xưa đã té ngửa, ông không ngờ lời thày tướng ngày xưa đúng như vậy. Xin hết chuyện duyên số trời định và xin tiếp chuyện con heo. Thấy chuyện con heo viết trên mạng hay quá, ông Từ Hoè cũng xin góp chuyện. Ông không kể


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

13


TM

chuyện thời nay, mà chuyện thời xưa, cách đây 100 năm. Không phải ông bịa mà là chuyện do một nhà văn uy tín kể, chuyện có chép trong sách rõ ràng. Đó là chuyện Cụ Trương Vĩnh Ký kể chuyện cô gái bán heo. Rằng có chị liền bà xồn xồn kia gánh hai con heo đi chợ bán. Dọc đường gặp một gã liền ông có máu dê theo tán tỉnh. Gã lên tiếng: Giá mà ai kia cho mình hun cái chéo áo một cái thì mình sẽ cho 5 quan. Chị bán heo nghĩ bụng: cho hun chéo áo thì không hại gì, liền cho. Gã kia hun xong liền mở túi áo trao 5 quan ngay. Đi một chặp gã kia lại lên tiếng: Giá mà ai kia cho bóp vú một cái thì mình sẽ cho 5 quan nữa. Chị liền nghĩ chỉ cho bóp vú thì cũng chẳng hại gì, liền cho. Anh kia bóp xong liền mở túi lấy ra 5 quan trao ngay. Đi một chặp nữa gã kia lại lên tiếng: giá mà ai kia cho mình “múm vô vàm” một cái mình sẽ cho chục quan. Chị kia nghĩ múm vô vàm một chút cũng không hại chi, liền chịu. Gã liền ông liền dẫn chị vào bụi bên đường, múm vô vàm một chút rồi lấy ra, đưa chục quan, xong việc ra đi như thường. Đang lúc chị đàn bà ngây ngất lòng dạ như lửa đốt, gã máu dê kia lại lên tiếng: Giá mà ai kia cho mình vô sâu chút nữa mình sẽ cho 20 quan.. Chị kia chịu liền. Thế là hai bên lại dắt nhau vô bụi cây. Anh ta chỉ cho vô nửa chừng rồi lấy ra ngay, và trao 20 quan. Lại lên đường. Lần này anh chàng mắc dịch kia đi lên phía trước. Chị xồn xồn liền đuổi theo rồi nói: Cho vô hết đi, mình cho luôn cặp heo này. Anh ta làm y lời. Lúc anh ta định lấy ra thì chị ta kéo ghì anh ta xuống rồi nói: Thôi làm cho thẳng bữa đi, rồi về nhà tui cho luôn cả con heo mẹ... Chuyện chép năm 1914. Cụ Vương Hồng Sển, một học giả lão thành Miền Nam, đọc xong chuyện này thì thấy hay nhưng thấy lấn cấn về 3 tiếng “múm vô vàm” nên ra tay tìm hiểu. Cu tra Tự Điển Khai Trí Tiến Đức thì thấy MÚM là mím môi làm cho má phồng lên. Cụ chưa thỏa mãn, cụ tra thêm Tự Điển Huỳnh Tịnh Của thì MÚM hay MẤM là châm vào, chớm vào. Còn VÀM là cửa sông, miệng sông như Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Tra xong và hiểu xong 3 chữ “Múm Vô Vàm”, Cụ Vương phá ra cười và tỏ vẻ hả hê quá sức. Cụ hết lấn cấn, cụ hiểu rõ ràng hành động của anh chàng máu dê kia với chị bán heo nhiều máu xấu này. Hóa ra anh ta đã vào sâu trong hang cọp... Ông Từ Hoè nghe Cụ Trương Vĩnh Ký và cụ Vương Hồng Sển gọi cửa thiên đàng của phái nữ là “Vàm”, là cửa sông, thì không chịu cái tên này. Ông bảo nó quý như vậy sao lại gọi là cửa sông! Bây giờ nó có nhiều tên đẹp lắm, như cửa thiên đàng, tam giác vàng, tam giác hồng, nghe thơ mộng biết bao. Cha ông ta ngày xưa còn nói hay hơn nữa: Người xinh cái dáng cũng xinh Người dòn cái tỉnh tình tinh cũng dòn. Các bạn nghe rõ chưa, những tên mỹ miều trên đây thì chỉ là cái tên, con cái tên trong câu ca dao “cái tỉnh tình tinh cũng dòn” vừa là tên cũng vừa là cung điệu âm nhạc, vừa là phẩm chất thức ăn. Sao mà tổ tiên ta tài giỏi như vậy! Xin hết ý về danh xưng của cái Vàm để nghe tiếp chuyện học giả Vương Hồng Sển. Việc múm vô vàm gay cấn trên đây làm cụ Sển liền nhớ tới chuyện ngày xưa còn trẻ khi cụ làm thư ký cho Tòa Sứ Pháp. Chính cụ kể: cụ ngồi chung phòng với Dương Văn Minh cũng chức thư ký như cụ,

14

đây chính là Dương Văn Minh đã đảo chính cụ Diệm năm 1963 và đã đầu hàng VC năm 1975. Anh thư ký Vương Hồng Sển phụ trách bàn công văn. Để phân biệt các loại văn thư, trên bàn anh để 3 tấm bảng lớn ghi Entrée, Sortie, Urgent. Sợ nhiều người không hiểu nên anh ghi thêm hàng chữ Việt nhỏ ở dưới là CHO VÔ, CHO RA, CHO RA LUÔN. Cụ và Dương Văn Minh thường nhìn mấy chữ tiếng Việt này mà cười hằng ngày. Cụ kết luận về việc này nhân chữ Múm Vô Vàm trên kia, rằng ta muốn hiểu thanh cũng được mà hiểu tục cũng được, nó tùy theo hoàn cảnh, tục ở chốn phòng the và thanh ở chốn nha môn văn phòng, tuy nó vẫn là nó. Ông Từ Hoè kể đến đến đây thì bình luận: Cụ Sển đã nói sai khi bảo rằng tục ở chốn phòng the. Trong phòng the thì không có việc gì là tục cả, các bạn có đồng ý với tôi về ý kiến này không. Tôi quên tên của một danh nhân đã nói câu lịch sử này. Để đền việc quên này, nhân năm con heo, tôi xin kể một chuyện khác, chuyện đề cao tình nghĩa vợ chồng. Rằng một cặp vợ chồng heo kia yêu nhau rất tha thiết. Ban đêm con heo đực lúc nào cũng thức để trông coi cho con heo cái ngủ. Nó sợ thừa lúc chúng ngủ say thì người ta sẽ đến bắt con heo cái đi xẻ thịt. Nhờ thế mà con heo cái được ăn được ngủ thoải mái nên càng ngày càng béo càng trắng, nhưng cũng vì vậy mà con heo đực càng ngày càng gầy đi vì mất ngủ. Rồi một hôm heo đực tình cờ nghe được lời ông chủ bảo ngưới nái heo là ông muốn làm thịt con heo cái béo tốt này để ăn tết. Nghe xong, con heo đực buồn vô cùng, và từ hôm đó trở đi nó bỏ hẳn thói quen nhường ăn và canh ngủ cho con heo cái. Nó mập ra và to lớn hơn trước. Rồi ngày tết gần kề, ông chủ dẫn anh nái heo đến. Lúc định bắt con heo cái thì ông thấy nó gầy còm còn con heo đực thì béo tốt, ông liền đổi ý. Con heo đực đã chết thay cho con heo cái là vợ nó.

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

MONTREAL - OTTAWA

Ông thần bếp đã làm tờ trình với Ngọc Hoàng: Nó hy sinh chết thay người yêu. Ngoài ra, xưa nay chúng ta chỉ thấy con heo là nguồn thực phẩm cho các bữa ăn mà ít ai biết rằng con heo còn có thể biến hóa vào cơ thể chúng ta nữa. Khoa học đã chứng minh một số bộ phận của con heo có thể được sử dụng để thay thế những bộ phận hư hỏng của con người. Đây là phương pháp thay thế bộ phận, y khoa gọi là ghép dị chủng, xenotransplantation. Xin hết chuyện heo, để nói chuyện bàn thờ tổ. Năm nay trên bàn thờ tổ tiên, ông Từ Hoè đã xếp đĩa trái cây theo kiểu của ông, xưa đĩa trái cây thường gồm 4 loại quả mang nghĩa “cầu vừa đủ xài”, ông Từ Hoè đã nói với cả làng: cầu vừa đủ xài thì cầu làm gì, cầu cho năm mới phải dư xài chứ. Do đó ông chỉ xếp có 3 loại quả: Trái mãng cầu, trái dưa và trái xoài, tổ tiên sẽ hiểu ý chúng ta là “cầu dư xài”, và cho dân làng ta dư giả. Chúng ta có dư thì sẽ có phương tiện giúp đỡ những người bần hàn ở quê hương, những em thiếu nhi phải lội suối đi học, những dân làng đói khổ và bệnh tật ở miền Bắc...Cả làng vỗ tay râm ran. Chưa hết, năm nay ngoài bánh chưng bánh tét đem về, ông Từ Hoè còn tặng cho mỗi dân làng một bức tranh. Các cụ có đoán ra là bức tranh gì không cơ? Thưa là bức tranh “Con Lợn” của họa sĩ nổi tiếng Đông Hồ ngày xưa. Các cụ nhớ bức họa này rồi chứ? Hình con heo mẹ da trắng hồng, béo tốt, con mắt lim dim, cái mõm tủm tỉm cười, và năm chú lợn con, con xanh con đỏ con trắng con tím con vàng chen chúc dưới chân. Toàn bức tranh nói lên sự hạnh phúc của một gia đình sung mãn, dư xài. Năm mới Kỷ Hợi, kính chúc các cụ đầy hạnh phúc, nhà cụ nào cũng có con heo đất đầy tiền rủng rỉnh ... TRÀ LŨ


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

15


TM

16

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

MONTREAL - OTTAWA


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

17


TM

Hợi nói chuyện Heo

MONTREAL - OTTAWA

Năm

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

Năm 2019 là năm Kỷ Hợi tức là năm con Heo. Nhân dịp nầy chúng ta thử tìm hiểu phần nào về loài động vật quen thuộc nầy, về những biến cố trong năm Hợi, và những nhân vật quan trọng tuổi Hợi.

NGUỒN GỐC Tổ tiên của loài heo là các heo rừng. Heo là động vật ăn tạp có xương sống, máu đỏ, có vú và sinh con. Tổ tiên của loài heo là heo rừng. Tên khoa học của heo rừng (Dã Trư) là Sus scrofa thuộc gia đình Suidae. Tên khoa học của heo thuần hoá mà chúng ta thường thấy là Sus domesticus hay dài dòng hơn là Sus scrofa domesticus, gia đình Suidae. Tên gọi thông thường của Trư tộc rất nhiều. Điều đó cho thấy Trư tộc rất quan trọng trong xã hội loài người. Quốc gia Việt Nam Trung Hoa Nhật Anh Pháp Tây Ban Nha

Tên gọi Heo, Lợn, Trư, Hy (Hán-Việt) Zhu (Tru), Yezhu (Dã Trư: Heo rừng) Buta Pig, Hog Porc, cochon Cerdo

Trư tộc có mặt khắp thế giới với các chi tộc lớn như: - Babirusa gốc ở Indonesia có hai nanh dài - Phacochoerus tức heo ngà (wardog) ở Phi Châu mỏ dài có hai răng nanh dài trông giống ngựa và heo rừng hơn là heo thuần hoá. - Rozorback hay heo rừng Nga được các nhà

18

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

chinh phục Tây Ban Nha đưa sang Mỹ Châu và người Anh đưa sang Úc Đại Lợi vào thế kỷ XVIII. Heo razorback được thuần hoá rồi được thả hoang vào rừng để săn bắn hay vì chủ của chúng dời chỗ ở nên bỏ hoang chúng trở thành heo rừng. - Peccary gốc ở lục địa Âu-Á -Phi được du nhập vào Mỹ Châu. Trư tộc Peccary có nanh dài thuộc gia đình Tayassuidae có mùi hôi nên được gọi là Xạ Trư (musk hog). Tapir được gọi là heo voi vì có tướng mạo giống heo và mỏ dài tựa vòi voi. Gọi là heo voi là vì thế. Heo voi mang tên khoa học Tapir terrestris thuộc gia đình Tapiridae. Địa bàn sinh sống của heo là Indonesia, Mã Lai, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Heo voi lội và lặn dưới nước rất giỏi.

HEO TRONG XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI Heo sớm được loài người thuần hoá. Trung Hoa thuần hoá heo cách đây 7000 năm căn cứ vào tuổi bức tượng nửa rồng nửa heo (Long Trư) được tìm thấy ở Hongshan (Hồng Sơn), Trung Hoa. Theo sự nghiên cứu của các nhà động vật học thì sự thuần hoá heo có thể xảy ra ở Cyprus cách đây 11,400 năm. Heo là động vật ăn tạp; chân có 4 móng; mỏ dài; tai to. Thị giác của heo rất kém nhưng khứu giác rất bén nhạy. Vì vậy người ta dùng heo nái để đánh hỏi tìm nấm truffle mọc dưới mặt đất. Có 40 loại heo được thuần hoá. Các loại heo quan trọng là heo Duroc, Landrace, Berkshire, Yorkshire, Chester White, Hampshire, Poland China v.v... Các màu lông của heo gồm màu trắng, đen, vàng hung đỏ, và trắng đen, và đen-vàng sậm. Ở Việt Nam các loại heo thường nghe là heo mọi (nhỏ con, màu đen), heo bông (heo có nhiều vá đen-trắng), heo ỷ (mỏ ngắn, mặt nhiều nếp nhăn), heo lang (heo đen có vá trắng), heo Tây (heo lớn con xuất hiện ở nước ta sau khi tiếp xúc với người Pháp). Tuỳ theo giống heo, chiều dài, chiều cao và trọng lượng của heo khác nhau. Trọng lượng nặng nhất của heo xê dịch từ 400 - 450 kí lô. Trọng lượng nhẹ nhất lối 6 kí lô. Người Việt Nam nuôi heo nhằm ba mục đích khác nhau: - nuôi heo thịt bằng cách thiến heo đực hay heo cái để heo chóng mập dễ bán. - nuôi heo nái để bán heo con. Heo cái từ 6 đến 12 tháng tuổi bắt đầu chịu đực và mang thai từ 112 ngày đến 150 ngày thì sinh từ 5 đến 15 heo con. - nuôi heo đực để làm công tác truyền giống Đối với loài người, heo là một nguồn thịt to lớn, một quỹ tiết kiệm sống. Việc nuôi heo tương đối dễ dàng trong một nước nông nghiệp có nhiều nước, nguồn cám, chuối, bèo. Các nước có khí hậu sa mạc không thuận lợi cho việc nuôi heo vì thiếu nước tắm cho heo và rửa sạch chuồng. Phân heo là một loại phân bón tốt nhưng nó cũng là nơi tập trung vi trùng độc. Có ít ra 130 loại vi trùng khác nhau trong phân heo.


TM

MONTREAL - OTTAWA

Trên thế giới dân tộc nào cũng ăn thịt heo ngoại trừ các tín đồ Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Người Trung Hoa, Việt Nam và các dân tộc nông nghiệp khác ở Đông Nam Á và hải đảo Thái Bình Dương đều ăn thịt heo, cá, gà, vịt hơn là thịt bò. Các món ăn như hủ tiếu, bánh bao, xíu mại, há cảo, lạp xưởng, heo quay, heo sữa quay, thịt xá xíu, lòng heo phá lấu... của người Trung Hoa đều dùng đến trư nhục. Các món ăn của Việt Nam như thịt heo kho với nước dừa, thịt nướng, heo nướng, cháo lòng, bì cuốn, nem, nem nướng, bún bò Huế, tiết canh, cháo huyết, tré, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang, lỗ tai heo ngâm dấm, thịt đầu ngâm dấm... đều dùng da, thịt, huyết và xương heo. Người Việt Nam ở miền Bắc thích món thịt đông ăn với dưa hành vào tiết Đông-Xuân. Người Tây Phương không dùng mỡ heo trong việc nấu nướng. Họ dùng thịt heo để làm đồ hộp, jambon (ham), xúc xích (saugage), thịt cốc lết (côtelette) nướng, nấu ra-gu (ragout), pa tê (paté) gan và món bacon như thịt ba rọi lát mỏng nướng chín giòn được ưa thích ở Anh, Ái Nhĩ Lan và Hoa Kỳ. Vì heo là động vật ăn tạp như loài người nên ngày xưa người ta quan niệm ăn bộ phận nào của con heo sẽ giúp cho bộ phận ấy của loài người được bổ dưỡng. Ăn óc heo để được bổ óc. Ăn tiết canh heo để được bổ máu. Ăn gan bổ gan; ăn thận bổ thận. Người ta hầm bao tử heo với tiêu sọ ăn cho ấm bao

tử, nấu phổi heo với hẹ ăn cho bổ phổi v.v... Phân heo và lông heo được dùng làm phân bón. Huyết heo được dùng làm một loại keo dán gỗ rất tốt. Ở Ai Cập cổ có thần Seth có vóc dáng heo. Đó là Ác Thần. Vào thời cổ người Ai Cập có tục tế Thần bằng heo con. Người Ấn Độ gọi heo rừng là Varaha. Thần Varaha, hiện thân của thần Vishnu trong Ấn Giáo, có ngoại hình của heo rừng chống quỷ sứ. Đó là biểu tượng của lòng can đảm. Trong huyền thoại Hy Lạp có chuyện Hercules dùng lưới bẫy một heo rừng trên núi Erymanthus đem về cho vua Eurysthus. Người Trung Hoa nuôi nhiều heo và tiêu thụ thịt heo nhiều nhất thế giới. Chúng ta vừa thấy tượng Long Trư đã có 7,000 năm tuổi. Người Trung Hoa làm những con heo đất để trẻ em tiết kiệm tiền. Trong Tây Du Ký (1590) tác giả Ngô Thừa Ân mô tả Trư Bát Giới dưới dạng mặt heo, thân người, ăn mặc lè phè, tay cầm cái cào cỏ, ấn dấu của giới nông dân và sinh hoạt nông nghiệp. Trư Bát Giới hội đủ các đặc tính của người nông dân Trung Hoa từ biểu hiện bên ngoài (ăn mặc lôi thôi phô bày cả bụng ngực) lẫn tư tưởng tiềm ẩn trong tâm (hiếu sắc, thích hưởng thụ v.v...). Người Pháp gọi heo là Cochon với nhiều nghĩa không mấy tốt đẹp như truỵ lạc, bẩn thỉu, dâm đãng. Do đó có Cinéma cochon (phim dâm dật). Nhưng da Cochon de lait (heo sữa quay) ăn với bánh bao không nhưn ở các cao lầu Chợ Lớn thời Pháp thuộc được nhiệt liệt hoan nghinh. Trong thực vật có: - cây cứt lợn Ageratum conyzoides tức cây bù xít - hy thiêm thảo hay cỏ dĩ, cỏ cứt heo Siegesbeckia orientalis - Hog bean: cây kỳ nham đen Hyoscyanus niger - Hog peanut: đậu phọng hoang ở Mỹ Châu Amphicarpa bracteata - Hog plum: cây xoan tra Spondias axillaris cùng dòng thảo mộc với cây cóc. - Hog weed: Ái tửu thảo Oenothera biennis (gọi như vậy vì sau khi ăn củ người ăn thèm rượu) - Hog weed: sâm Phú Yên Axia cochinchinensis - Hog weed: rau cần trâu độc khổng lồ Heracleum mantegazzianum (nhựa có thể gây mù loà khi vào mắt; có độc chất gây ra ung thư) - Sowbread (Trư Cốc Hoa) (pain de porceau) là hoa Rakefet Cyclamen persicum.

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

19


TM

Heo rừng thích ăn củ của loại hoa nầy. Hoa Rakefet là quốc hoa của Do Thái. Trong y học có chứng bịnh Scrofula, chứng lao sơ đẳng của hạch bạch huyết trên cổ. Trước kia heo có bịnh sên, lải. Heo có trứng sên được gọi là heo gạo. Đến đầu thế kỷ XXI heo bị nhiều chứng bịnh lạ như đau móng chân, xùi bọt mép, cảm cúm heo H1N1 (Swine influenza). Gần đây có vài người Trung Hoa có vi khuẩn Streptococcus suis trong người khiến da bị rỉ máu, nhức đầu, ói mửa dữ dội. Người Việt Nam cho rằng heo nái đẻ một con là điềm xui xẻo. Họ rất sợ heo năm móng vì nghĩ rằng tiền kiếp của heo năm móng là người. Heo đi lạc vào xóm cũng bị xem là điềm xấu. Để tránh điềm xấu người ta chặt đuôi heo rồi đem chôn! Người Việt Nam không thích ăn thịt cá bông, bò vá, heo vá, vịt Xiêm lai vì cho rằng thịt những động vật có đốm, vá đều độc. Ngôn từ của người Việt Nam nói về heo có: ngu như heo; lười như heo; một miếng thịt làng bằng một sàng thịt chợ; làm trò con heo; con lợn lòng; lợn lành chữa lợn toi; lợn trong chuồng thả ra mà đuổi; lòng lợn cách đêm v.v... Về kinh nghiệm lựa heo để nuôi và chọn gái làm vợ, ca dao Việt Nam có câu: Mua heo lựa nái Cưới gái chọn dòng Heo được dùng trong hôn lễ của những gia đình giàu có. Ca dao có câu: Giúp em một thúng xôi vò Một con lợn béo, một vò rượu tăm. Trong xã hội Khổng Giáo nữ quyền hầu như vắng bóng nên có những câu ca dao phũ phàng như sau: Còn duyên anh cưới ba heo Hết duyên anh đánh ba hèo đuổi đi Tục xẻo mũi heo quay ngày nhị hỉ của người Trung Hoa là cách hạ nhục gia đình cô dâu đã mất trinh trước khi có chồng. Các thầy tướng cho rằng người có mặt heo thì tham thực, dâm dật, ích kỷ và độc ác. Vua Lê Tương Dực (trên ngôi từ 1510-1516) là vị vua có tướng Trư. Trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư có chuyện Cái Lưỡi. Ngon, dở, tốt, xấu, hiền, dữ... đều do cái lưỡi mà ra cả. Trong đề 40 con, heo mang số 7 sau Cọp (số 6) và Thỏ (số 8). Trong 12 con giáp heo đứng hạng 12 sau Chó (Tuất). Năm con heo tức năm Hợi. Năm Hợi là năm Âm (-). Cứ 60 năm ta có một năm cùng can chi. Thí dụ: Năm 1935 là năm Ất Hợi. Năm 1935 + 60 = 1995 = Ất Hợi. Năm 2019 là năm Kỷ Hợi. Năm 2019 + 60 = 2079 sẽ là năm Kỷ Hợi. Năm Ất Hợi: 1875, 1935, 1995, 2055 Đinh Hợi: 1947, 2007, 2067, 2127 Kỷ Hợi: 1959, 2019, 2079, 2139 Tân Hợi: 1911, 1971, 2031, 2091 Quí Hợi: 1923, 1983, 2043, 2103 Tuổi Hợi hợp với: Mùi, Mão Không hợp với: Dần, Thân, Tỵ

hành Hoả Thổ Mộc Kim Thuỷ

màu sắc Đỏ Vàng Xanh Trắng Đen

BIẾN CỐ LỊCH SỬ QUAN TRỌNG VÀO NĂM HỢI

MONTREAL - OTTAWA

1947: Kế hoạch Marshall phục hồi kinh tế các nước Tây Âu; chủ nghĩa Truman chống Cộng Sản; trận đánh sông Lô; biểu tình chống Kuomintang (Quốc Dân Đảng) trên đảo Taiwan (Đài Loan); hiến pháp Lào theo chế độ quân chủ lập hiến, dân chủ đại nghị; Cộng Sản nắm chánh quyền ở Hung Gia Lợi; Liên Sô sản xuất súng AK-47 do Mikhail Kalashnikov sáng chế; Tướng Franco được bầu làm lảnh tụ đời đời; Ấn Độ độc lập; tướng Aung San (cha của bà Aung San Suu Kyi) bị ám sát chết; vua Michael của Romania bị Cộng Sản nước này lật đổ. 1959: Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong ở Ấn Độ; Fidel Castro lật đổ Batista ở Cuba; Alaska và Hawaii: tiểu bang 49 và 50 của Hoa Kỳ; phi thuyền Luna (Mechta) của Liên Sô chụp hình mặt trăng; De Gaulle, tổng thống Đệ Ngũ Cộng Hoà; hiệp ước kinh tế & quân sự Hoa Kỳ - Iran; Iraq rút khỏi Minh Ước Baghdad; Mao Zedong mất chức Chủ Tịch CHNDTQ vì thất bại trong chương trình Bước Tiến Nhảy Vọt; Lee Kuan Yew, thủ tướng Singapore; gián điệp nguyên tử Klaus Fuchs được tự do và được phép về Dresden, Đức, tiếp tục nghiên cứu khoa học; khánh thành hải lộ St. Lawrence Hoa Kỳ - Canada; phó Tổng Thống Nixon viếng Liên Sô; Liên Sô ký khế ước với Iraq về việc thiết lập lò nguyên tử; vệ tinh Discovery 6; Food Stamps cho người nghèo ở Hoa Kỳ; Khrushchev viếng Hoa Kỳ nhưng không được đến Disneyland; Liên Sô ký khế ước xây đập Aswan cho Ai Cập; tổng giám mục Makarios, tổng thống đầu tiên của đảo Cyprus.

Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong ở Ấn Độ

1971: Disney World khánh thành ở Florida; chiến tranh biên giới Ấn Pakistan; Apollo 14; khánh thành Đập Aswan (Ai Cập); Amin đảo chánh ở Uganda; 12,000 quân VNCH trong chiến dịch Hạ Lào; hạ thấp tuổi đi bầu ở Hoa Kỳ: 18t; Hafez al Assad đắc cử tổng thống Syria; trung uý William Calley bị xử chung thân vì vụ thảm sát ở Mỹ Lai; Liên Bang Ai Cập - Libya - Syria; biểu tình phản chiến ở Washington D.C; Trung Quốc đại diện cho Trung Hoa tại tổ chức LHQ; Qatar độc lập khỏi sự đô hộ của Anh; Thuỵ Sĩ công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà; Libya quốc hữu hoá các giếng dầu nhượng cho Anh; Kissinger đi Trung Quốc chuẩn bị chuyến viếng thăm của tổng thống Nixon.

1911: Cách mạng Tân Hợi ở Trung Hoa; cách mạng ở Mexico; Quốc Hội

Đức thông qua đạo luật biến Alsace và Lorraine thành quốc gia tự trị; tàu Titanic hạ thuỷ ở Belfast; Bồ Đào Nha trục xuất các giáo sĩ dòng Jesuits; thủ tướng Nga Stolypin bị ám sát ở Kiev, Ukraine. 1923: thành lập Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Sô-Viết (Liên Sô); quân Hoa Kỳ rút khỏi Rhineland (Đức); Lenin bị tai biến mạch máu não lần thứ ba; bang giao giữa Liên Sô và chánh phủ Sun Yatsen (Tôn Dật Tiên): trường Võ Bị Whampoa (Hoàng Phố) ra đời do sự giúp đỡ của Liên Sô; lạm phát ở Đức, 01 đô la = 600,000 đồng Mark; Mustapha Kemal thành lập Cộng Hoà Thổ Nhỉ Kỳ. 1935: Mustapha Kemal tự xưng là Ataturk tức Quốc Phụ của Thổ Nhỉ Kỳ; hiệp ước Pháp - Ý (phát xít); Hitler tái võ trang Đức bất chấp sự vi phạm hiệp ước Versailles (1919); thương ước Hoa Kỳ - Liên Sô có hiệu lực; Luật Nuremberg (Đức) tước đoạt quyền công dân của người Do Thái ở Đức; Ý xâm lăng Abyssinia (Ethiopia); cuộc Vạn Lý Trường Chinh chấm dứt khi đến Yenan (Diên An), Shaanxi (Thiểm Tây).

20

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

12,000 quân VNCH trong chiến dịch Hạ Lào


TM

MONTREAL - OTTAWA

1983: Nữ thủ tướng Anh, Thatcher, viếng quần đảo Falklands; Jiang Qing (Giang Thanh), vợ của Mao Zedong (Mao Trạch Đông) được chuyển từ án tử hình sang án chung thân; sáng kiến Phòng Thủ Chiến Lược (Star Wars) của tổng thống Reagan; Nhật Hoàng khánh thành Disneyland Tokyo; bom nổ trước toà đại sứ Mỹ ở Lebanon; Đức Giáo Hoàng John Paul II viếng Ba Lan, quê sinh quán của Ngài; Syria bỏ rơi lảnh tụ Arafat của PLO; Liên Sô bắn phi cơ chở hành khách của Nam Hàn trên không phận Tây Bá Lợi Á; Hoa Kỳ xâm lăng Grenada.

2007: Tổng Thống Bush II nhận trách nhiệm về những lầm lẫn ở Iraq và xin thêm quân; Bulgaria và Romania gia nhập Liên Âu; Nancy Pelosi (DC) là nữ dân biểu đầu tiên nắm chức vụ Chủ Tịch Hạ Viện; vệ tinh gián điệp thứ tư của Nhật; Yeltsin mất; Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận huy chương vàng của Quốc Hội Hoa Kỳ; cựu nữ thủ tướng Pakistan, Benazir Bhutto về nước và bị ám sát chết; Bà Cristina Fernandez de Kirchner đắc cử Tổng Thống Argentina; vệ tinh Trung Quốc quanh quỹ đạo mặt trăng; vua Juan Carlos chửi Tổng Thống Hugo Chavez của Venezuella: “Tại sao không im miệng?”; tàu chở 154 người chìm khi đụng băng sơn ở phía nam quần đảo Shetland, Argentina.

NHÂN VẬT LỊCH SỬ SINH VÀO NĂM HỢI

Đức Giáo Hoàng John Paul II

1995: Bang giao Hoa Kỳ - Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; Đức Giáo Hoàng John Paul II viếng Úc Đại Lợi; 1 Mỹ Kim: 3,947 rubles (đơn vị tiền tệ Nga); Hoa Kỳ cho Mexico vay 20 tỷ Mỹ Kim để ổn định kinh tế; bom nổ ở Oklahoma; cây xúc xích dài nhất thế giới của Canada: 28.77 miles – khoảng 46km!; bom hơi ngạt nổ dưới đường hầm xe lửa Tokyo; phi thuyền con thoi Atlantis 14; Arafat (PLO) và Rabin (Do Thái) ký thoả ước chuyển giao West Bank cho PLO (Tổ Chức Giải Phóng Palestine); thủ tướng Rabin (Do Thái) bị ám sát chết.

Những yếu nhân trên thế giới sinh vào năm Hợi gồm có: Ronald Reagan (1911-2004); Klaus Fuchs (1911-1988); George Pompidou (1911-1973); Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001); Henry Kissinger (1923); Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu 1923-2015); Shimon Peres (1923-2016); Đức Đạt Lai Lạt Ma (1935-); Mahmoud Abbas (Palestine) (1935-); Vua Hussein của Jordan (19351999); Hillary Clinton (1947-); Gloria Macapagal Arroyo (1947); Mitt Romney (1947-); Dilma Rousseff (Brazil) (1947-); Mike Pence (1959-) v.v… Ronald Reagan (1911-2004) là vị tổng thống cao niên nhất khi nhậm chức vào năm 1981 (70 tuổi). Ông là một tài tử chiếu bóng, một nhà bình luận thể thao. Trong đệ nhị thế chiến ông phục vụ trong binh chủng Không Quân với cấp bậc đại uý. Từ năm 1967 đến 1975 ông là Thống Đốc (Cộng Hoà) của California. Ronald Reagan

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

21


TM

Từ năm 1981 đến 1989 ông là tổng thống Hoa Kỳ đại thắng trong hai cuộc bầu cử. Trong cuộc bầu cử năm 1980 ông thắng 45 tiểu bang trên 50 kể cả thành trì của đảng Dân Chủ là California và New York. Đối thủ của ông lúc ấy là Tổng Thống Carter (DC). Trong cuộc bầu cử năm 1984 ông thắng phiếu ở 48 tiểu bang trong khi ông Mondale chỉ được hai tiểu bang. Năm 1989 ông được 68% dân chúng công nhận những thành quả do ông mang lại cho Hoa Kỳ: kinh tế phồn thịnh, sự góp phần to tát trong việc chấm dứt chiến tranh lạnh mạnh tay với đường lối khủng bố của Qadafi (Libya). Nổi tiếng nhất là lời kêu gọi Gorbachev đập bỏ bức tường Berlin. Sự thành công trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông giúp cho phó tổng thống Bush đắc cử dễ dàng trong cuộc bầu cử năm 1988. Klaus Fuchs (1911-1988) là nhà vật lý Đức gia nhập đảng Cộng Sản năm 1932. Khi Hitler nắm chánh quyền năm 1933, ông tìm cách tránh né sự đàn áp của Đức Quốc Xã. Ông chạy sang Anh lấy tiến sĩ vật lý ở đó năm 1937. Năm 1942 ông có quốc tịch Anh và sang Hoa Kỳ tham gia vào chương trình nguyên tử của Hoa Kỳ cùng các nhà bác học Anh, Canada và Hoa Kỳ. Ngay từ năm 1944 Klaus Fuchs đã thông tài liệu nguyên tử cho Liên Sô. Năm 1950 ông bị đưa ra toà án về Klaus Fuchs tội gián điệp nguyên tử cho Liên Sô. Toà án Anh xử ông 14 năm tù. Ở tù được 9 năm ông được tự do. Ông mất quốc tịch Anh và được cho phép về Đông Đức. Ông tiếp tục việc nghiên cứu khoa học cho chánh phủ cộng sản Đông Đức. George Pompidou (1911-1973) là nhà giáo tốt nghiệp Ecole Normale Supérieure ở Paris năm 1931 nhưng chỉ đi dạy vào năm 1934 sau khi được chấm đậu agrégation. George Pompidou có liên lạc với tướng De Gaulle trong đệ nhị thế chiến. Khi De Gaulle trở lại cầm quyền năm 1958 ông làm thủ tướng Đệ Ngũ Cộng Hoà từ năm 1962 - 1968. Năm 1969 một lần nữa tướng De Gaulle rút lui khỏi chánh trường sau khi thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý. Ông Pompidou có đường lối hoà dịu với Anh, Hoa Kỳ và NATO George Pompidou hơn tổng thống De Gaulle. Nguyễn Văn Thiệu (19232001): Căn cứ vào giấy tờ, năm sinh của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là 1923. Nhưng theo tin truyền khẩu thì ông sinh vào năm 1924 (Giáp Tý). Trước cuộc đảo chánh năm 1963 ông là đại tá chỉ huy Sư Đoàn V Bộ Binh. Sau cuộc đảo chánh một năm ông vinh thăng thiếu tướng rồi trung tướng trong quân đội. Vai trò chánh trị và quân sự của ông trở nên sáng chói sau ngày 19-061965, ngày quân đội nắm quyền. Ông là chủ tịch Uỷ Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Năm 1967 ông và thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ thành lập Nguyễn Văn Thiệu một liên danh do ông thụ uỷ. Liên danh đắc cử với 37% phiếu bầu. Năm 1971 ông chọn giáo sư Trần Văn Hương làm ứng cử viên phó tổng thống và tướng Trần Thiện Khiêm làm ứng cử viên phó tổng thống dự khuyết. Trong cuộc bầu cử năm 1971 chỉ có một liên danh mà thôi. Hạ tuần tháng Tư năm 1975 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay được một tuần thì trao quyền lại cho đại tướng Dương Văn Minh. Tướng Dương Văn Minh làm tổng thống được hai ngày thì tuyên bố đầu hàng.

22

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

MONTREAL - OTTAWA

Henry Kissinger (1923- ) là người Đức gốc Do Thái di cư sang Hoa Kỳ năm 1938 để tránh chánh sách bài Do Thái của Hitler. Từ năm 1943 đến năm 1946 ông là trung sĩ trong quân đội Hoa Kỳ. Ông là bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đầu tiên không sinh ở Hoa Kỳ. Hai việc làm nổi bật của ông là: 1. Mở đường cho bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào đầu thập niên 1970. Năm 1972 tổng thống Nixon là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên thăm viếng Trung Quốc từ khi nước này trở thành một nước Cộng Sản. Đến bây giờ ông Kissinger vẫn được Trung Henry Kissinger Quốc nhiệt liệt hoan nghinh. 2. Thương thuyết mật với Lê Đức Thọ để tiến đến việc ký kết hiệp định Paris ngày 27-01-1973. Nhờ hiệp định Paris ông Kissinger và Lê Đức Thọ được trao giải Nobel Hoà Bình năm 1973. Lê Đức Thọ không nhận phân nữa giải. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Henry Kissinger bất đồng ý kiến về dự thảo hiệp định Paris đến nỗi có tin đồn tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có thể gặp nguy hiểm. Từ ngày 26-10-1972 đến ngày VNCH thất thủ năm 1975 ông Kissenger không đến Sài Gòn nữa. Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu 1923-2015) là người lập quốc đảo Singapore năm 1965. Singapore có 75% dân số là Trung Hoa. Số còn lại là người Ấn Độ và Mã Lai. Một quốc đảo rộng lối 720km2 với 5.6 triệu dân, Singapore là quốc gia phồn vinh nhất ở Đông Nam Á. Lợi tức đồng niên tính theo đầu người là 61,766 Mỹ Kim/năm. Ông biến đảo quốc thành lập một hợp chủng quốc Hoa + Ấn + Mã, kết hợp hài hoà một đảo quốc nhỏ, đa văn hoá, đa chủng tộc để phát triển kinh tế, Lee Kuan Yew khoa học kỹ thuật và phương thức quản trị kinh doanh Tây Phương để biến Singapore thành một viên ngọc kinh tế trên thế giới. Ngôn ngữ thông dụng ở Singapore là: Anh, Mã, Quan Thoại và Tamil. Dù là người lập quốc và là người tạo phồn vinh cho Singapore, Lee Kuan Yew không bao giờ xem mình là Cha Già Dân Tộc. Shimon Peres (1923-2016) là người Do Thái sinh ở Ba Lan. Cha ông về vùng Uỷ trị Palestine vào năm 1932. Hai năm sau ông Peres về vùng đất này. Ông tham gia vào việc thành lập Haganah vào năm 1947. Đó là tiền thân của Quân Đội Do Thái sau này. Shimon Peres là người hiện diện trong chánh quyền Do Thái lâu nhất sau ngày lập quốc năm 1948. Vào đầu thập niên 1950 ông công tác ở Hoa Kỳ. Trong thời gian nầy ông học đại học New York rồi Harvard. Ông giữ nhiều bộ trong chánh phủ Do Thái như bộ Shimon Peres Giao Thông Vận Tải (1974-1977), bộ Quốc Phòng (1974-1977; 1995-1996); bộ Tài Chánh (1988-1990); bộ Ngoại Giao (1986-1988; 1992-1995; 2001-2002); hai lần làm Thủ Tướng (1984-1986; 1995-1996) và cuối cùng là Tổng Thống Do Thái từ năm 2007 đến 2014. Ông Peres được lãnh giải thưởng Nobel Hoà Bình năm 1994 (giải thưởng chia ba: Yasser Arafat và Shimon Peres, Yitzhak Rabin). PHẠM ĐÌNH LÂN


MONTREAL - OTTAWA

Nhà thơ nhà văn ăn

B

à con mình nhận xét rất xác đáng là: “Nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo cộng lại thành nhà nghèo”. Quả có vậy! (Sở dĩ có ông nhà giáo chen vô mấy nhà nầy vì nhà văn, nhà thơ, nhà báo thường là nghề tay trái; còn nghề tay mặt cũng đi bán chữ là nhà giáo đó thôi.) Nhân dịp xuân về, chúng ta thử đốt

lò hương cũ, tìm lại bóng hình xưa để xem mấy “nhà” nầy hồi xưa ăn Tết ra làm sao? Trước hết là nhà thơ Trần Tế Xương! Ông sanh ngày mùng 5, tháng Chín, năm 1870. Còn gọi là Tú Xương vì ông thi7 Tú tài 9 lần mới đậu… thi Cử nhân tới 5 lần đều rớt cả nên không được làm quan. (Thời nào cũng vậy thực dân Pháp hay Cộng sản làm quan mới có đường

Tết !

tương chao mà chấm mút chớ!) Nhà thơ Tú Xương bất đắc chí, hay tức cảnh sinh tình làm thơ, nhứt vào dịp xuân về, Tết đến. Mà bài nào cũng chua với chát. Nhưng cái may mắn nhứt trong đời nhà thơ (không phải ai cũng có được kể cả tui) là có một người vợ “Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng!” Bù lại là lòng biết ơn vợ, nhà thơ làm xong

một bài dán trên gốc cột: “Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay?” “Thưa rằng hay thật là hay!” Rồi ông cười khè khè tiếp ngay: “Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài?!” Người vợ cũng là một độc giả hiểu thơ Tú Xương đâu thua gì nhận xét của Tản Đà, nhà thơ nổi tiếng “ngông” của giao thời cũ mới: “Trong những thi sĩ tiền bối, tôi khâm phục nhất Tú Xương”.

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

23


TM

Rồi Nguyễn Khuyến, lớn hơn Tú Xương tới 35 tuổi, nhưng lại mất sau ông 2 năm, khi nghe tin nhà thơ từ giã cõi đời vào ngày thứ Ba, ngày 29, tháng Giêng, năm 1907, nhằm ngày 16, tháng Chạp, năm Bính Ngọ, nghĩa là còn 2 tuần nữa tới Tết ta, chỉ mới 37 tuổi, cảm thán rằng: “Kìa ai chín suối Xương không nát. Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn.” Thơ Tú Xương thâm trầm, ý nhị, hay là khỏi phải bàn cãi rồi! Như trong bài thơ “Năm mới”: “Khéo báo nhau rằng mới với me. Bảo nhau rằng cũ, chẳng ai nghe. Khăn là bác nọ to tầy rế. Váy lĩnh cô kia quét sạch hè. Công đức tu hành, sư cô lọng. Xu hào rủng rỉnh, Mán ngồi xe. Phong lưu rất mực ba ngày tết. Kiết cú như ta cũng rượu chè”. Nhà thơ xứ Bắc nầy nghèo kiết xác, mà nói kiểu trong Nam là nghèo mạt rệp; nên Tú Xương chua chát rằng tiền mình cũng có nhưng chưa lĩnh, rượu cúc đã “ó đơ” (order) rồi mà hàng rượu làm biếng chưa “delivery”. Rồi trà rồi bánh mứt đủ cả… Nhưng kết luận là thôi đành để Tết khác hẳng ăn. “Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo. Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy. Trà sen mượn hỏi giá còn kiêu Bánh đường sắp gói e mồm chảy. Giò lụa toan làm sợ nắng thiu Thôi thế thì thôi đành Tết khác. Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo”. Nhưng tại sao những nhà thơ nước ta ông nào cũng nghèo hết ráo? Vì thơ bán có ai mua đâu mà có tiền! Tản Đà làm thơ còn tính đem lên bán cho ông Trời nữa là. Đó là một lẽ nhưng lẽ thứ hai là có đồng nào mấy ông nhà thơ xào đồng nấy. Có nhiều xài nhiều; có ít xài ít. Xài cho mình rồi chia cho bạn văn, bạn thơ của mình nữa. Giai thoại ghi lại là: Tết Giáp Tuất 1934, tờ Đông Pháp thời báo của ông Diệp Văn Kỳ ở Sài Gòn làm xong số Tết; thợ thầy, nhà văn, nhà thơ, cộng tác thường xuyên, có tên trong Ban Biên Tập, được lãnh thêm một tháng lương thứ 13. A lê hấp! Tản Đà đã xài sạch sành sanh, xài sạch bách! Hình như để tiền trong túi bị tiền cắn làm cho ngứa ngáy sao đó. (Tui cũng vậy! Em yêu của tui thừa biết tâm tính các nhà văn, nhà thơ, nên có chút đỉnh tiền nhuận bút là em yêu tình nguyện giữ hết hè.) Tết đến nơi, không còn một cắc, nên Tản Đà hỏi mượn tiền ông Chủ báo. Diệp Văn Kỳ cũng thông cảm, bèn lì xì cho tiên sinh thêm 5 đồng. Tản Đà ra Bưu Điện gởi cho ông Ngô Tất Tố, là bạn văn (chắc cũng nghèo mạt như ông) 3 đồng ăn Tết.

24

Rủ bạn thơ Tùng Lâm mướn xe “xịn” chạy vòng vòng Sài gòn chơi cho nó oách hết 1 đồng. Còn 1 đồng, lấy 2 cắc mua rượu khề khà trước. Còn 8 cắc, nhờ Tùng Lâm đi mua một hũ rượu Mai Quế Lộ và một con gà mái tơ luộc làm mồi nhắm cho ba bữa Tết. Trên đường về, qua một sòng bầu cua, thấy một đám đánh lộn, Tùng Lâm đứng lại xem. Mã tà ùa tới, còi tu huýt inh ỏi, cả bọn lên xe cây về bót trong đó có nhà thơ Tùng Lâm. Sáng hôm sau, mùng Một, ông Cò thương tình Tết nhứt, nên ra lịnh thả cả bọn ra. Mã tà vào thấy nhà thơ Tùng Lâm còn quá xỉn, nằm ì ra đất, bên cạnh mớ xương gà và cái hũ rượu cạn queo. Về đến nhà thì Tản Đà đêm qua chờ hoài hổng thấy bạn về, nên “quất” hết 2 cắc rượu đế, xỉn ngủ mê man tàng tịch, giờ chưa dậy. Tùng Lâm ứng khẩu 4 câu thơ để biện minh cái lỗi không phải của mình: “Cao hứng vì yêu bác Tản Đà. Một chai Quế Lộ, một con gà. Suốt đêm trừ tịch nằm trong bót. Nhớ lại buồn cười lúc tỉnh ra!” Nhắc đến Tản Đà là chúng ta lại nhớ tới Nguyễn Vỹ. Ông nầy nhiều nhà lắm. Nào là nhà thơ, nhà báo, nhà biên khảo… Có lúc nghèo mạt và cũng có lúc giàu sụ. Nghèo là lúc Nguyễn Vỹ làm báo ở Hà Nội. Tết đến không một xu dính túi, bèn viết thơ mượn ông Nhất Linh cũng 5 đồng bạc. Cho dù hai người chỉ nghe tiếng nhưng chưa biết nhau lắm. Cái ngạc nhiên là ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam cũng gởi cho. Ông Tản Đà gởi cho ông Ngô Tất Tố 3 đồng thì Nguyễn Vỹ cũng cho nhà văn Trương Tửu 3 đồng để ăn Tết. Sau nầy vô Sài gòn làm ăn khấm khá, Nguyễn Vỹ có trả 5 đồng lại cho nhà văn Nhất Linh. Ông Nguyễn Tường Tam lại chơi ngon, dắt Nguyễn Vỹ đi nhậu hết để kỷ niệm một giai thoại. Vậy là các nhà thơ, nhà văn của chúng ta đều nghèo đói như nhau cả; nhưng có chút đỉnh là chia sẻ với bạn văn nghệ của mình, lá rách đùm lá nát. Nguyễn Vỹ chuyên làm báo và chuyên đi ở tù. Tù thời thực dân Pháp đến phát xít Nhựt. Mãi đến sau khi vào Nam, ra tạp chí bán nguyệt san Phổ thông rất ăn khách, xuất bản hàng tuần lên tới 25 ngàn ấn bản. Rồi tuần báo Bông Lúa, Tuần báo

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

thiếu nhi Thằng Bờm bán rất chạy… nên ông Nguyễn Vỹ “thoát nghèo”, tiền bạc rủng rỉnh, cư xử hào phóng với bạn văn chương; có lẽ vì nhớ thuở xưa thân sơ thất sở mới bắt đầu vào nghề viết báo giống

mình hay chăng? Nguyễn Vỹ viết đủ thể loại từ thơ tới văn và biên khảo. Nhưng bài thơ “Gửi Trương Tửu” mới thực là kiệt tác. “…Dạo ấy chúng mình nghèo xơ xác. Mà vẫn coi tiền như cỏ rác. Kiếm được đồng nào đem tiêu hoang. Rủ nhau chè chén nói huênh hoang. Xáo lộn văn chương với chả cá. Chửi Ðông, chửi Tây, chửi tất cả. Rồi ngủ một đêm mộng với mê. Sáng dậy nhìn nhau cười hê hê! …Bây giờ thời thế vẫn thấy khó. Nhà văn An-nam khổ như chó! Mỗi lần cầm bút viết văn chương. Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương. Rồi nhìn chúng mình hì hục viết. Suốt mấy năm trời kiết vẫn kiết!...” Sau khi tuần báo Phụ nữ Hà Nội đăng bài thơ, Nguyễn Vỹ thuật lại là: “Một buổi chiều, tôi đến chơi ở tòa báo, ngõ Hội Vũ, bỗng thi sĩ Tản Đà từ ngoài bước vào. Một chiếc khăn đóng đã mòn viền, đáng lẽ đội trên đầu ông lại đeo tòn teng trong cánh tay. Vẫn chiếc áo lương thâm cũ giống chiếc áo mà tôi đã thấy ông mặc năm năm trước. Ông hỏi: “Có ông Nguyễn Vỹ ở tòa báo không?” Cô bạn thơ ký Tòa soạn liền cười, chỉ tôi: “Thưa cụ, Nguyễn Vỹ đây ạ!” Ông ngạc nhiên ngó tôi: (chắc còn nhóc quá) “Ông muốn đi chơi với tôi không? Ông có rảnh không?”“Dạ thưa cụ, cháu rảnh ạ!” Ông đưa tôi đến nhà ở ấp Thái Hà. Ông lấy chai rượu ra và hai cái cốc, bảo một chú bé chạy đi mua hai gói lạc rang (đậu phộng) để làm mồi nhắm. “Tôi thích bài thơ “Gởi Trương Tửu” của ông, nên mời ông uống rượu. Trương Tửu là ai? Ông ấy biết uống rượu không?”“Dạ, tên anh ấy là Trương Tửu, thì cụ khỏi hỏi!”

MONTREAL - OTTAWA

“Hôm nào ông rủ ông ấy đến uống rượu với tôi!” “Nhưng tôi giận ông lắm vì sao ông lại bảo: Nhà văn An Nam khổ như chó? Ông so sánh nhà văn chúng ta với kiếp chó, mà ông không hổ thẹn ư?” “Thưa cụ, nếu cháu so sánh nhà văn với chó, thì chó nó thẹn, chớ sao nhà văn lại thẹn?” Ông Tản Đà làm thinh nốc hết ly rượu, rồi rót luôn một ly nữa. Xong, ông nói, không ngó tôi: “Ông làm tôi buồn cười!” Rồi ông rưng rưng nước mắt! (Thiệt đúng: Cười là tiếng khóc khô không lệ!) Còn nhà thơ nhà văn nhà báo hải ngoại nầy sống ra sao ăn Tết ra sao? Thiệt tình tui không biết. Lẽ thứ nhứt là viết văn, viết báo với tui chỉ là một thú vui. Trong cái làng văn nghệ đầy dẫy cây đa, cây đề tui chỉ là một thằng hề… vô danh tiểu tốt, đứng xớ rớ ngoài cửa nhìn vô, hóng chuyện nghe các nhà văn… ăn nói lung tung… xèng (?!) Hai là cũng học câu: Có công mài sắt có ngày nên sắt… nên tui tính kiếm sống bằng ngòi bút, chỉ mong rau cháo qua ngày thôi; chớ hỏng dám đòi khô lân, chả phụng, rượu Hennessy gì đâu. Vậy mà có lần tui ngu ngơ, tâm sự “vặt” với một cô em làm báo bên Canada rằng: “Qua tới Úc mấy chục năm rồi, cày suốt, oải quá. Giờ đến tuổi về hưu, tui tính nghỉ để có nhiều thời giờ rảnh rỗi hơn, đọc và viết chơi. Sau đó có thêm tiền nhuận bút kha khá để bù vào cái lương hưu còm cõi của mình!” Nhưng người em văn nghệ (đất lạnh tình nồng) phán một câu thiệt là chánh xác; nhưng nghe đau lòng hết sức như đọc bài thơ “Gởi Trương Tửu” của Nguyễn Vỹ vậy! Em phán rằng: “Ở hải ngoại nầy đây, đâu có ai sống được bằng ngòi bút của mình đâu chú?!” Nghe xong tui muốn bắt chước ông Tản Đà (mà đập đầu vào gối) khóc hu hu! Đó đó bà con nào thắc mắc hỏi ở hải ngoại nhà thơ, nhà văn ăn Tết ra sao? Câu trả lời của tui là: “Dà hổng dám ăn đâu!” Vậy mà thằng bạn nhậu, kiêm độc giả của tui, lại phán một câu rất ư “cà chớn” rằng:“Viết một bài chỉ có 2000 chữ, nhuận bút bằng bà con mình trong nước bán vé số suốt cả tháng. Vậy mà cứ than thở hoài hè. Các nhà thơ, nhà văn các ông là bọn: “Được voi đòi Hai Bà Trưng!” ĐOÀN XUÂN THU

Melbourne


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

25


PHIẾM

TẾT

TM

MONTREAL - OTTAWA

SONG THAO

N

ói tới “tết” người ta nghĩ ngay tới Tết Nguyên Đán. Nhưng tết đâu phải chỉ là thời gian giao mùa giữa năm mới và năm cũ. Ngoài Tết Nguyên Đán, chúng ta còn có Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu. Vậy tết là một ngày hội, một ngày vui được dân gian đón nhận. Những khi năm cùng tháng tận, tôi thường ôn lại dĩ vãng, nhớ lại những gì mình làm được cũng như chưa làm được trong năm cũ. Nhưng, từ bao năm nay, nỗi nhớ dằng dai hơn nhiều, từ ngày được tha khỏi cái gọi là trại cải tạo của Việt cộng. Đối với những người đã bước chân vào vòng tù mà không có tội, án cũng chẳng có, ngày tháng mênh mông như trong những đám mây, thời gian như một thách đố không có lời giải đáp, chuyện được thả cho về với gia đình là chuyện chết đi sống lại. Đó mới là ngày vui, ngày hội, ngày tết đích thực. Ngày về là…tết! Thường trong các dịp tết, trại cho một số trại viên về, như một trình diễn về cái gọi là nhân đạo của chế độ. Dù chẳng ai tin vào sự nhân đạo của một chế độ lấy chuyên chế làm kim chỉ nam, nhưng cứ được bước ra ngoài vòng cương tỏa của tù tội là tết rồi. Chuyện về là chuyện trúng số. Thần tài gõ vào đầu anh nào, anh ấy hưởng. Tôi may mắn được gõ đầu vào ngay cái tết đầu tiên trong tù. Trong truyện ngắn “Tết Trước Tết”, tôi đã tả lại giây phút…thiêng liêng đó. Sau ba chục ngày vô cũi, chuyện ra về là chuyện canh cánh bên lòng của chúng tôi. Cán bộ cứ ra rả tuyên truyền: “Về hay không là tùy các anh có học tập tốt không thôi!”. Chẳng ai nhét được câu dối trá này vào trong đầu. Rồi ngày định mệnh cũng tới. “Sáng hôm sau, 26 tết, cán bộ tất tưởi tay cầm cuộn giấy lên kêu họp nhà. Mọi người vội vàng vào hàng ngũ. Chưa bao giờ anh em lại tập họp nhanh nhẹn đến như vậy. Tôi nhìn quanh. Mọi khuôn mặt đều căng lên hồi hộp. Bụng tôi đánh lô tô. Đang ngồi tôi đứng lên nói với đám bạn quen ngồi cạnh:“Đứng lên một cái lấy hên!”. Chẳng ai cười. Người nào cũng còn đang bận đội một thúng chì trên đầu. Mọi cặp mắt đều dồn vào tờ giấy trên tay cán bộ. Tôi thấy trang giấy đen kịt chữ. Chắc cũng phải vài chục tên. Có tên tôi trong đó không? Tôi nhấp nhổm như muốn soi thủng những con chữ trên tờ giấy. Cán bộ lên tiếng yêu cầu im lặng. Căn phòng lặng ngắt tức thì. Cán bộ giáo đầu cà kê về chính sách khoan hồng của nhà nước. Tim tôi nhảy loạn xạ. Được về hay ở lại? Hai tình huống xa nhau như Thiên ĐàngĐịa Ngục. Tai tôi hững hờ với những sáo ngữ rỗng tuếch đang phát ra từ cái miệng bôi mỡ. Rồi giây phút định mệnh cũng đến. Tên người đầu tiên được xướng lên. Kẻ diễm phúc đứng phắt dậy mặt mũi ngơ ngác tái mét. Tôi bấm đốt ngón tay đếm từng tên. Ngón tay cái chạy gần hết bốn ngón tay kia thì tên tôi được đọc lên. Tôi đứng phắt dậy. Có phải chân tôi đang chạm đất đây không? Đầu tôi lỏng le như chẳng có gì ở trong. Mặt mũi tôi tê rần. Tai tôi lùng bùng nghe tiếng quản giáo hỏi: “Anh ở nhà

26

Lao động trong tù cải tạo

này à? Sao tôi ít thấy mặt anh?”. Lạy trời đừng có gì trục trặc. Môi tôi như gắn hàm thiếc không nói năng được gì. Tai tôi lại lùng bùng nghe: “Anh ngồi xuống!”. Tôi ngồi phịch xuống. Chiều nay mình sẽ ở nhà mình. Tôi cố làm quen với ý nghĩ mới mẻ này. Những khuôn mặt quanh tôi nhũn ra khi cán bộ gấp tờ giấy lại. Tôi nhìn thấy nét bàng hoàng hoảng hốt, tôi nhìn thấy những giọt nước mắt vội vã, tôi nhìn thấy những khuôn mặt nặng nề cố nuốt nỗi thất vọng. Và tôi cũng nhìn thấy nỗi mừng vui cố giấu kín của những người có tên”. Tết đến với tôi, tết đến với nhiều anh em khác trại, khác thời gian. Nhưng có đang là mùa hè nóng cháy, được kêu tên ra về vẫn…tết! Tác giả Phạm Đăng Quỳnh kể lại về ngày “tết” của người cha. “Ba nói sáng đó vẫn đi làm bình thường thì ba bất ngờ được tách ra, cho nên anh em bạn tù ai cũng không biết ba được về mà tâm sự hay gửi nhắn gì cho gia đình. Các chỉ huy trại bỗng dưng nhỏ nhẹ lạ thường:“Anh đã biết lao động sản xuất. Lao động là vinh quang anh có biết không? Bác Hồ kính yêu đã dạy như thế. Từ một người chỉ biết ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc, lười biếng lao động, có nợ máu với nhân dân, nhờ cách mạng khoan hồng, giáo dục , bây giờ anh đã được trở về với nhân dân. Hãy nhớ hăng say lao động sản xuất để đền đáp công ơn của cách mạng. Những gì anh đã trải qua mấy năm nay ở đây, khi về anh không được kể lại với bất cứ ai. Đã có nhiều người không làm như vậy phải quay lại trại. Chính quyền cách mạng sẽ đưa họ trở lại đây cho chúng tôi. Anh phải nhớ là chúng tôi không muốn gặp lại anh ở đây một lần nữa, anh nhé! Anh nhớ đấy!”. Ba nói , dù đã quen với cuộc sống tù tội ở đây, nhưng khi nghe các nhà quản giáo nói đến chuyện quay trở lại “ địa ngục trần gian” này ba không khỏi nổi da gà. Đó là lý do ba tôi và hầu hết những “con trời’ khác khi thoát nạn , trở về ai hỏi gì cũng không dám kể lại. Họ chỉ tập trung làm lụng nuôi sống gia đình, im lặng , khép kín, có vài người còn trầm cảm”. Một trường hợp được tha về khác, cũng đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, do một tác giả không ghi tên kể lại: “Mọi bữa, sắp hàng xong là ra cổng. Bữa nay sao lại dềnh dàng? Hóa ra đợi nghe đích thân trại trưởng tuyên đọc “lệnh tha” nhân dịp Tết Nguyên Đán sắp tới! Cả mười mấy đội, sáu bảy trăm nhân

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

mạng đều nhốn nháo. Tiếng là thiếu tá mà coi bộ trại trưởng đọc chữ không rành. Trong khi thiên hạ nhấp nha, nhấp nhổm, ông ê a đánh vần thật là sốt ruột. Tiếng ông thì nhỏ mà gã tù tui thì điếc lác sợ không nghe được nên mới nhờ anh bạn đứng kế bên nhắc chừng dùm. Quả nhiên lát sau bỗng thấy anh bạn nắm áo vừa giật vừa hô: có tên rồi kìa! Tôi nghe rồi ngẩn ngơ như lạc vào trong mơ ! Ngơ ngẩn hồi lâu mới giật mình, tỉnh lại bèn chạy u về phòng giam lo thu xếp đồ đạc. Bao nhiêu đồ dồn vô sac marin, chiếc thùng sắt để lại cho thiếu tá Huấn,chánh sở tạo tác NQS như đã hứa. Thiếu tá Tú, thường trực thi đua mới hướng dẫn qua Khu B tạm trú qua đêm. Buổi cơm chiều mới thật là hào hứng. Trại khoản đãi giã biệt bằng cơm trắng thay sắn dui. Lại gặp anh Nguyễn Mỹ, trưởng ty thuế vụ Biên Hòa cùng được thả. Hai anh em chén cơm trắng thịt kho thả cửa. Nôn nao, không sao ngủ được bèn làm đêm không ngủ. Bịch thuốc lào tới sáng đã khuyết một phần tư! Đêm dài rồi cũng trôi qua. Sáng lại đã thấy cán bộ tới làm thủ tục ra tù. Lần cuối cùng lăn tay, nhận lãnh giấy ra tù. Cầm tấm giấy vàng úa mà nâng niu như lịnh thiên tào tha mạng!”. Bà Thanh Minh, một vợ tù cải tạo, mòn mỏi trông chờ chồng về. Như có sự sắp đặt của trời đất, một bữa bà thấy ông lù lù xuất hiện ở cửa nhà. “Buổi tối, ngày 30-4-1980, tôi và đứa con đang ngồi ăn cơm, thì chồng tôi bước vô nhà. Trông chồng tôi gầy ốm, đen đúa, quần áo lếch thếch, lưng đeo ba lô. Đâu còn phong độ của thời huy hoàng ngày xưa. Tôi sững sờ, đánh rơi đũa chén, líu lưỡi, không nói nên lời. Chồng tôi cho biết, anh ấy đã được trả tự do vài ngày trước đây. Ra trại Vĩnh Phú, anh ấy về Hà Nội, ngủ ngoài trời một

Sổ trình diện quản chế của những tù cải tạo trở về


TM

MONTREAL - OTTAWA

đêm tại sân ga xe lửa. Ngay khi tới Hà Nội, anh ấy đã đến bưu điện, gởi điện tín báo tin mừng, một ngày trước lên xe lửa về Nam. Xe chạy từ Hà Nội vô Sài Gòn mất thêm hai ngày nữa. Thế mà, điện tín lại đi chậm hơn xe lửa. Do đó, sự xuất hiện của chồng tôi đã đem lại cho tôi một sự mừng rỡ, một hạnh phúc bất ngờ, tưởng chỉ có trong giấc mơ mà thôi. Tôi đề nghị hai đứa ra phố ăn cơm tiệm để mừng ngày thoát cảnh tù đày. Chồng tôi nói: “Thôi! Ăn cơm tù nhiều năm quen rồi, bây giờ có ăn cơm nguội cũng sướng như tiên rồi”. Đúng là bị méo mó nghề nghiệp ở tù”. Đường về có năm bảy lối, lối nào cũng là… tết. Tùy theo những năm tháng ở tù dài hay ngắn, những người về như lạc về cõi thiên thai. Những ngày trong tù, chúng tôi sống như thời tiền sử. Quần áo vá chằng vá đụp, thân hình mốc thếch ghẻ lở trơ xương. Chỉ vài tháng trong trại đã biến những sĩ quan hào hoa, những cấp chỉ huy quần dài áo rộng trong các công sở thành những vật-người. Chúng tôi lượm từng mảnh kim khí, tấm cạc tông, chiếc đinh rỉ hay những thứ ngày xưa chúng tôi coi là rác rưởi. Bất cứ thứ gì cũng có lúc dùng tới. Những chiếc dép cao su ngày đi mới tinh, qua ngày tháng, đứt quai, mòn đế, chúng tôi buộc lại bằng những sợi ni lông đủ màu, trông cứ như phường chèo tất cả. Về lại chốn phố phường, chúng tôi trông chằng giống con giáp nào. Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu Mười năm mặt sạm soi khe nước Ta hóa thân thành vượn cổ sơ ... (Tô Thùy Yên) Ngày về, ngày tết của riêng chúng tôi, lòng chúng

tôi như mềm đi vì tình nghĩa đồng bào. Những người dân miền Nam, quen hay không quen, đã đón chúng tôi như những người thân từ địa ngục trần gian trở về. Một đoạn trong nhật ký của ông Vương văn Ba kể lại ngày về: “Hôm nay là một trong những ngày vui nhất của đời mình: ngày ra Trại, ngày được phóng thích. Có phải chăng đây là một sự ngẫu nhiên hay sự an bài của đấng thiêng liêng: 15.6.1975 ngày đi học tập cải tạo, 15.6.1983 ngày bước ra khỏi trại, đúng 8 năm tròn không thiếu hay dư một ngày nào. Hôm ấy, 14.6.1983, tức trước một ngày ra Trại, đang ngồi ăn cơm trưa thì anh Oanh làm nhà bếp kề tai nói nhỏ : “Anh Ba hãy bình tĩnh nghe tôi nói, anh có tên trong danh sách về”. Mình yên lặng nhìn anh ấy xem coi có nói chơi hay thật và nói cám ơn. Buổi chiều cả Trại ra sân tập hợp để đi làm. Trước khi đi làm có lệnh đọc danh sách tha. Đợt phóng thích này có tất cả 30 người về : bọn này 22 người, có 1 chính trị địa phương và 7 người trại khác. Ngay chiều hôm đó lên trên cơ quan làm thủ

tục về, sáng hôm sau có xe của Trại đưa ra huyện Tân Kỳ, tại đây đáp xe đò ra Vinh. Vinh là thị xã tỉnh Nghệ Tĩnh, chiều ngày 15.6.1983 có mặt tại ga Vinh, nhờ một số các em trẻ tuổi từ Huế ra đây ký hợp đồng với chính phủ xây cất nhà ga giúp đỡ. Các em này hầu hết có gia đình đi cải tạo, nên các em rất thông cảm bọn này, dành chỗ cho nghỉ ngơi để đợi tàu hỏa. Đêm ấy tại Vinh mình ăn ở uống tợn quá, gặp gì ăn nấy, ăn từ 19g00 đến 21g00. Lúc 21g30 loa phóng thanh báo tàu Thống Nhất từ Hà Nội đi Sàigòn đến. Các bạn trẻ người Huế hướng dẫn cả bọn 22 người đi chui ngõ ngách đặc biệt để vào chỗ tàu đậu, xong họ lên năn nỉ với các anh em Kiểm

Kỷ vật trại cải tạo

Ngày về của Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh

Chiếc vòng bằng ống phóng M79 có khắc tên người thân

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

27


PHIẾM soát viên vé tàu để cho đi. May mắn thay, bọn này gặp các Kiểm soát vé người trong Nam nên họ cho đi tàu khỏi mua vé, dĩ nhiên bọn này phải ngồi nhờ hai đầu lên xuống của toa và chia ra mỗi toa vài người.. Tàu chạy đến Quảng Trị thì trời đã sáng, từ đó trở đi mình ăn uống lu bù, gặp ga lớn ăn theo ga lớn, ngừng ga nhỏ ăn theo ga nhỏ. Thật là khủng khiếp cho kiếp tù đày : đói và thèm. Đến ga Nha Trang lúc 23g00 ngày 16.6.1983, xuống ga tôi và bạn Tuệ, hai người thuê một chiếc xích lô về nhà mẹ Khoa ở đường Nguyễn Thái Học”. Tác giả Phạm Đăng Quỳnh kể chuyện về của người cha. “Mãn hạn tù cải tạo, ba được ban chỉ huy trại dặn dò cả buổi, rồi phát cho ít tiền. Số tiền ít ỏi này không đủ để đón xe từ trại về nhà, nhưng không sao. Dù cơ thể chỉ còn bộ xương dính da, nhưng niềm vui bất ngờ được ra tù như liều thuốc kích thích, làm cho con người ba hưng phấn hẳn, ba cảm thấy khỏe như thanh niên, xách tay nải ba rời trại. Bước ra đường, ba nghĩ mình đủ sức đi bộ về tới nhà, dù đoạn đường gần vài trăm cây số. Hoặc đi bộ đến khi nào kiệt sức thì sẽ đón xe đò, nhưng không, không bao giờ mình kiệt sức. Chắc chắn vậy. Hoặc chỉ đón xe đi hết địa phận tỉnh Bình Định thôi, rồi xin đi nhờ xe về Quảng Ngãi. Không được, đời mình có lúc như đã tận cùng có thèm xin xỏ ai đâu. Thôi cứ đi bộ. Rồi một chiếc xe đò đột ngột dừng lại phía trước. Anh lơ xe nhảy xuống: “ Mời ông “con trời” lên xe”. “Chú đi bộ được rồi em ơi”. “Ông cứ lên xe, tụi tui không lấy tiền đâu. Chưa kịp suy nghĩ, chú thanh niên to khỏe ôm ba bỏ lên chiếc xe cũ kỹ, ba như chưa kịp định thần, cảm giác vừa vui vui vừa buồn buồn pha chút xấu hổ. Ba hỏi: “Sao mấy em gọi tui là “con trời?”. “ Ông nhìn cái lưng áo của ông có hai chữ CT tổ bố, không phải con trời thì là cái gì? Tụi tui chở nhiều rồi, không lấy tiền ai hết, mà có lấy thì mấy ông tiền đâu đưa? Ông yên tâm, lát nữa tụi tui gửi xe quen cho ông về tận Quảng Ngãi luôn. Mà ông có tự đón xe thì cũng không ai lấy tiền của ông đâu, đừng lo”. Tôi về từ Long Thành, xe tải bộ đội chạy thẳng về Sài Gòn, đổ xuống vườn Tao Đàn. Xe vừa vào tới thành phố, đồng bào chạy theo reo hò. Cứ như đoàn quân chiến thắng trở về. Chúng tôi chỉ là những tên chiến bại nhưng được chào đón như những người thân yêu về lại quê hương. Chỉ có tình người của những người cùng chia nhau chiến bại mới òa lên được niềm vui rộng rãi như vậy. “Đoàn xe bộ đội đưa chúng tôi về bò ra khỏi con

TM

đường đất bụi mịt mù gặp Quốc lộ 15 quẹo mặt. Đường về Saigon. Nỗi bàng hoàng chưa rời khỏi chúng tôi. Ôm nỗi vui mừng quá lớn lao mà chúng tôi ngồi im thin thít không dám nói năng gì. Gió lồng lộng tung hồn tôi lên cao. Tôi nhắm mắt tận hưởng nỗi sung sướng tưởng chừng như nổ tung người ra. Cầu Xa Lộ. Ngã tư Hàng Xanh. Saigon đây rồi. Đoàn xe chạy qua chợ Bến Thành, vào vườn Tao Đàn. Dân chúng đổ xô chạy theo. Khi xe ngừng cho chúng tôi xuống thì con đường nhựa giữa vườn nối liền hai cổng đường Nguyễn Du và đường Hồng Thập Tự đã đầy nhóc người. Những câu hỏi tíu tít trả lời không kịp. Mọi người, nhất là các bà có chồng đi học tập, muốn níu chúng tôi lại hỏi chuyện. Chúng tôi thì muốn bay về nhà ngay. Tôi vất vả luồn lách ra được tới đường Hồng Thập Tự. Một anh xe ôm trờ tới: “Thầy lên xe em chở về”. Tôi leo lên xe. Anh xe ôm vui tính bắt chuyện suốt đoạn đường về tới Thị Nghè. Tới nhà tôi bước xuống bảo chờ tôi vào lấy tiền ra trả. Anh khoát tay: “Tiền nong gì thầy! Em là lính cũ. Các thầy về là mừng rồi. Thôi, chào thầy em đi”. Người dân miền Nam cùng chung một tấm lòng với những người trở về nhưng mỗi chúng tôi gặp một cách đón mừng riêng. Cách nào cũng làm chúng tôi rớt nước mắt. Vị tác giả vô danh ghi lại một cách đón khác khi hỏi mua thuốc lá của một cô gái trên lề đường. “Hắn sực nhớ lúc nãy cô gái có liếc mắt xuống đôi chân hắn. Hắn chợt thoáng “lý đoán” ra nguyên nhân. Nhìn thẳng vào mặt cô bán thuốc, với vẻ nghiêm trang, hắn nói:“Anh vừa từ trại cải tạo ra, đang trên đường về, nên đành phải mang đôi dép này”. Khi hắn vừa mới nói đến “Anh vừa từ trại cải tạo ra”, cặp mắt cô gái sáng lên và đôi má cô ửng hồng, nhếch lên để lộ ra cái lúm đồng tiền. Hình như cô muốn nói điều gì mà không cất lên được. Cô luống cuống lấy trong hộc ra gói thuốc Hoa Mai còn nguyên rồi bằng hai tay

MONTREAL - OTTAWA

Trung Tá Nguyễn Minh Châu, tác giả hồi ký “Cuộc Đời Đổi Thay”

đưa lên sát ngực hắn, với ánh mắt thương cảm trìu mến: “Anh cầm lấy, em biếu anh. Rất tiếc bây giờ không còn thuốc trước 75”. Tác giả Nguyễn Minh Châu, trong hồi ký “Cuộc Đời Đổi Thay”, cũng nhận được những yêu thương của đồng bào khi từ Yên Bái trở về Nam. Khi xe ghé Huế để ăn trưa, anh được đồng bào o bế nồng hậu. “Ðến thành phố Huế, hai anh bộ đội cho chúng tôi xuống xe để ăn trưa. Ðồng bào hay tin tù cải tạo được về Nam từ các trại tù miền Bắc đã đổ xô tới bao vây chúng tôi. Các bà cụ già và các phụ nữ nhìn thấy chúng tôi mặt mày xanh xao hốc hác, bơ phờ và ốm gầy nên động lòng khóc nức nở. Chúng tôi bị cấm không cho tiếp xúc với đồng bào, nhưng khi nhìn qua ánh mắt của mấy bà tôi hiểu là các bà rất thương cảm chúng tôi và họ hình dung bóng dáng chồng con hay anh em của họ cũng tiêu điều như chúng tôi vậy, nên họ mủi lòng không cầm được nước mắt. Có một bà cụ chửi khe khẽ rằng: “Ðồ quân khốn nạn! Chúng bay đày đọa mấy người cải tạo ra nông nỗi này!”. Một điều làm cho tôi luyến tiếc là phố Huế ngày xưa thanh bình thơ mộng, nay sao tôi thấy tiêu điều buồn tênh! Có lẽ phố Huế cũng buồn theo vận nước? Anh em chúng tôi chia ra từng toán vào các quán ăn cạnh nhau trên một đường phố. Các người chủ quán đều không tính tiền và còn cho uống beer và nước ngọt thật ngon lành vì mấy năm nay đâu được có những thứ này”. Ông bạn nhà thơ Quan Dương được ra về vào năm 1981, đu theo xe đò tới Ninh Hòa thì nhảy xuống, cuốc bộ hai cây số về nhà. Chiếc xe đò rùng mình nín thở Quẳng xuống đường một nhúm xương khô Gã lính ngụy lưu đầy ngơ ngác Chưa dám tin mình đã trở về. Những người về từ ngục tù Cộng sản chúng tôi ấm lòng khi được đồng bào miền Nam đón tiếp nồng hậu. Hình như họ nhìn thấy chính họ trong cái tiều tụy của chúng tôi. Đồng bào, hai chữ thật thân thương. Nhưng cũng thật rắc rối. Chúng tôi vừa thoát khỏi bàn tay nghiệt ngã của một thứ “đồng bào”, để được đón nhận thân tình từ một thứ “đồng bào” khác. Vận nước tới lúc như vậy, vận nước cũng sẽ tới lúc khác vậy. Để cho hai chữ “đồng bào” trở về đúng nghĩa của nó. Dù sao, những con người rách nát cả thể xác lẫn tinh thần chúng tôi cũng lê được cái thân tàn về với đồng bào miền Nam thân yêu. Và chúng tôi đã được đón nhận như những đứa con hẩm hiu tìm về được căn nhà cũ. Vậy là vui rồi. Vui như tết! SONG THAO

28

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019


TM

MONTREAL - OTTAWA

Chuyện kể ngày cuối năm: Đoạn đường đến bến tự do TRẦN ANH KIỆT

T

rên dòng sông Tiền Giang chia đôi bờ Mỹ Tho và Bến Tre, chảy ra biển, biết bao chiếc thuyền đã đưa người vượt biên đến bến tự do. Nhưng chiếc thuyền của tôi lại không may mắn trên đoạn sông ngắn ngủi. Nó đang lặng lẽ xuôi dòng ra cửa biển trong đêm khuya thanh vắng chỉ có tiếng kêu “xình xịch” của chiếc máy đuôi tôm thì bỗng nhiên có những tiếng thét vang lên đồng thời với những tiếng súng nổ. Chiếc tàu của VC thình lình xuất hiện. Bọn

hung thần đầy sát khí nhảy qua ghe của chúng tôi, chĩa súng vào đầu những con người tuyệt vọng, miệng nguyền rủa: ‘’ Đồ phản quốc”. Ông bạn Trần Khiết nhanh tay vứt tất cả các lượng vàng đem theo xuống sông. Thế là cửa nhà tù Bến Tre rộng mở để đón chúng tôi. Hơn ba năm sau, vào ngày 30 Tết, hai tên công an thuộc thành ủy Saigon đến Bến Tre làm thủ tục “di lý” tôi và anh Trần Khiết về Saigon, nói là để giam ở khám Chí Hòa. Khi

về đến nơi, họ nói: “Hai anh được thành ủy khoan hồng lãnh về để làm việc tại thành phố. Cho hai anh về ăn Tết với gia đình, ngày mồng bốn, trình diện Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật. Chúng tôi phải làm thủ tục “di lý” về Chí Hòa vì công an Bến tre không chịu thả các anh.” Tôi đã trải qua những ngày tháng nhục nhằn tại nhà tù Bến tre, thể xác hao mòn, tinh thần kiệt quệ. Nơi đây tôi đã chứng kiến bao cảnh đánh đập dã man tù nhân đến chết của bọn

công an cũng như vụ cướp nhà tù đẫm máu giết tên thiếu tá cai tù Tư Lân. Cựu xã trưởng Hai Phơi chỉ huy vụ nổi loạn trong nhà tù. Mình trần, mang nhiều băng đạn trước ngực, tay cầm M16, anh đến từng dãy nhà cho các tù nhân biết mọi người đã được giải thoát có thể tự do ra đi. Anh Hai Phơi là một xã trưởng nổi tiếng ở Bến Tre. Anh đã thoát khỏi nhiều lần âm mưu ám sát của VC. Trong tù, anh thật là người có tư cách. Không người thăm nuôi nhưng anh nhất quyết ăn

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

29


TM

cơm tù với muối, không nhận bất cứ thức ăn nào mà bạn tù muốn cho. Anh đã hy sinh khi VC bao vây toàn hòn đảo Bến Tre để bắt lại các tù nhân trốn thoát. Tôi làm việc tại Ủy ban Khoa học Kỹ thuật được 4 tháng. Nơi đây tôi đã nếm mùi vị chua cay về tình người với một người bạn quốc gia và chứng kiến sự thức tỉnh của một anh cộng sản “gộc” nằm vùng. Tôi và anh PMT, Viện trưởng Viện Định Chuẩn là hai kẻ không có vàng để bắt đầu một cuộc hành trình mới. Vợ con anh PMT đã chết trong một chuyến đi “bán chính thức” bất thành. Anh NVH, TGĐ Công ty Đường, hứa hẹn long trọng cho chúng tôi đi trên chiếc ghe do vợ của anh tổ chức, đến nơi sẽ trả tiền. Tôi kiên nhẫn chờ đợi cho đến một ngày nọ, sau khi vào sở có mặt trong chốc lát, anh H. vội vã ra đi, nét mặt căng thẳng. Tôi chạy theo gọi to: Anh H.! Anh lầm lũi bước đi, giả bộ không nghe. Anh đã bỏ chúng tôi rồi! Hai ngày sau, tôi được tin ghe anh đã tới bến. Cùng làm chung với tôi có anh Nguyễn Văn Diệp. Khi làm Phó TGĐ Việt Nam Ngân Hàng, một ngân hàng tư khá lớn thời VNCH, anh Diệp đã bị cảnh sát quốc gia bắt nhiều lần với tội hoạt động cho VC. Nhưng khi Nguyễn Văn Hảo lên làm Phó Thủ Tướng, ông Hảo lại cho anh Diệp làm Tổng trưởng Kinh tế. Thật khó hiểu. Dường như chính phủ VNCH không đặt nặng điều tra lý lịch các viên chức cao cấp của mình. Sau 1975, anh Diệp cho vợ con đi Thụy Sĩ còn một mình anh ở lại, được VC cho làm Trưởng phòng ở UBKHKT. Tôi thấy thái độ của anh Diệp rất ngang tàng trong các cuộc tiếp xúc với các tên VC cao cấp từ miền Bắc vào và nhẫn nhịn trước những lời mai mỉa của các người “bạn” quốc gia khi xưa. Chung quanh anh toàn là những công chức cao cấp VNCH vừa ra tù, trong ấy có anh Hồ tấn Phát, TGĐ Điện lực, bạn cũ cùng quê với anh Diệp, anh Phạm Minh Dưỡng, TGĐ Hỏa Xa, ngồi chờ cô vợ đầm bảo lãnh đi Pháp, anh Nguyễn Được, GĐ kỹ sư hóa học có nhiều phát minh. Sau khi anh NVH trốn đi, một ngày nọ, anh Diệp cộng sản kêu tôi vào phòng riêng tâm sự: “Tôi không biết trong tương lai anh trôi dạt phương nào, nhưng tôi cho anh số điện thoại của con tôi ở Thụy Sĩ. Nếu cần, nó có thể giúp đỡ anh.” Nhiều năm sau, khi gặp Phó Thủ Tướng DKN ở Cameroun, ông cho biết anh Diệp đã chết rất sớm tại nhà, toàn thân bị bầm tím, dấu hiệu bị đầu độc. Đây chắc chắn là thủ đoạn của VC giết các đồng chí bị nghi ngờ phản trắc. Điều nầy nhắc ta nhớ đến Đinh Bá Thi, cựu Đại sứ VC tại Liên

30

Hiệp Quốc bị chết vì tai nạn xe cộ tại Phan Rang Tại UBKHKT, tôi có cơ hội dự các buổi hội thảo “brainstorming” do VC tổ chức cho cán bộ cao cấp miền Bắc vào nghe, có sự tham gia của ông Nguyễn Xuân Oánh, chồng Thẩm Thúy Hằng và Công tử Đức, chồng của Bạch Tuyết. Ông Oánh là một trong những người đầu tiên du học ở Nhật, sau đó tiếp tục qua Mỹ lấy bằng tiến sĩ ở Harvard. Tôi đánh giá cao tư cách của ông, bình thản, tác phong quý phái, trước nét mặt ngu ngơ của các cán bộ cao cấp từ Bắc vào. Ông tự giới thiệu: Tôi là Phó thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa. Trong những giờ giải lao, ông thích nhắc đến vợ ông mà ông gọi là “Hằng”: Hôm nay Hằng đi đóng phim ở Vũng Tàu… Công tử Đức, chồng Bạch Tuyết, tốt nghiệp ngành kinh tế ở Pháp. Bạch Tuyết cho rằng anh có bằng tiến sĩ. Trước 1975, anh Đức làm chủ Công ty trục vớt tàu. Sau 1975, VC tịch thu công ty và để anh làm Phó Giám đốc. Ở cương vị nầy, anh Đức giúp rất nhiều những người quốc gia mới ra tù có chỗ làm tạm, chờ cơ hội vượt biên. Tôi thấy anh Đức có kiến thức sâu rộng về kinh tế và có thái độ hiên ngang với cán bộ cao cấp của VC, ngược với thái độ tâng bốc hèn hạ của một số ký giả từng tiếp tay VC thời VNCH: HNN, NCĐ, LQC. Vào một ngày biển lặng của tháng tư 1980, do một cái duyên nhân quả, một ân nhân đã cho tôi đi miễn phí trên chiếc tàu 60 người do anh tổ chức. Anh tên Tâm, con ông nha sĩ Phạm Thành Nam ở Cần Thơ. Đồng hành miễn phí với tôi có một nhà sư trẻ, thầy Pháp Châu. Thầy cho biết mục đích vượt biên là để tu học. Cũng trên con sông Tiền Giang năm cũ, lần nầy chiếc tàu của tôi đã đi thoát an toàn ra cửa biển sau những giờ phút âu lo. Dường như anh Tâm đã “mua bãi” với VC. Con tàu lênh đênh trên biển được một ngày thì bỗng có tiếng xôn xao: chân vịt tàu bị cuốn vào một loại

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

rong rêu nên bị tê liệt. Sau một tiếng đồng hồ hồi hộp, những nét mặt lo âu bỗng trở thành rạng rỡ khi tiếng nổ của máy tàu vang lên: chủ tàu và người phụ tá đã lặn dưới biển và đã thành công trong việc gỡ ra chướng ngại vật. Con tàu lại mệt mỏi lướt sóng trong đêm tối. Từ xa, bỗng có những ánh đèn chớp liên tục. Dần dần ánh đèn kia tiến lại gần. Lúc ấy trời bắt đầu sáng. Một chiếc du thuyền hiện ra cập sát vào con tàu của chúng tôi. Chủ du thuyền cho biết cần một người biết tiếng Anh qua tàu của ông để nghe ông giải thích. Tôi tình nguyện đi qua. Tại phòng làm việc, ông chỉ trên họa đồ vị trí hiện tại tàu của chúng tôi còn rất xa đất liền, không biết có thể đến được bến bờ hay không. Ông cho biết ông sẵn sàng chở chúng tôi đến Singapore trên chiếc du thuyền của ông. Với một điều kiện: mọi người phải tắm rửa sạch sẽ với nước biển trước khi bước lên du thuyền! Thật hạnh phúc nào hơn! Chủ du thuyền người Áo, di dân qua Úc, là một văn sĩ giàu có, còn rất trẻ. Ông mướn hai cô sinh viên Úc trẻ đẹp cùng đi với ông trên chuyến du hành tìm cảm hứng viết văn. Chỉ ba ngày trên con đường đến Singapore, kho lương thực trên du thuyền đã cạn. Phòng vệ sinh của

MONTREAL - OTTAWA

du thuyền hoạt động quá tải nên thường bị nghẹt. Mọi người phải xếp hàng chờ đợi như khi đi mua nhu yếu phẩm thời VC. Trên boong tàu, luôn luôn có những tiếng cười, tiếng hát, tiếng đàn vang lên biểu hiện một niềm hạnh phúc vô biên. Chúng tôi đã thật sự thoát khỏi “thiên đường cộng sản”. Nhưng bến tự do, thủ phủ của Lý Quang Diệu, không dễ dàng tiếp đón người tỵ nạn. Chiếc du thuyền bị hải quân Singapore chặn lại. Phải đợi 6 tiếng đồng hồ mới thấy bà Drucke, đại diện Cao ủy tỵ nạn lên tàu để nhận định tình hình. Sau khi Cao ủy tỵ nạn thương thuyết với Lý Quang Diệu, chúng tôi được lên bờ vào trại tỵ nạn. Hay tin ông chủ du thuyền bị chính quyền giam giữ trước khi phạt tiền vì phạm luật cấm đem người tỵ nan vào Singapore, chúng tôi xin Cao ủy tị nạn cho gặp lại ân nhân để tỏ lòng tri ân. Và ông đã đến cùng với người vợ trẻ đẹp, da màu. Trong nhóm của chúng tôi có một nhà giáo viết tay thật đẹp, cặm cụi viết và trang trí một Bảng Tri Ân trao cho ông. Tôi không nén được xúc động khi đứng lên nói cùng ông những lời tri ân chân thật. Đại ý như sau: Ông Wurtsinger thân mến, Thật là hân hạnh cho chúng tôi được gặp lại ông sau chuyến hải hành. Chiếc du thuyền Maya Roma của ông đã đem 60 người chúng tôi đến bến tự do. Hôm nay chúng tôi đón ông với niềm xúc động, biết ơn sâu xa người đã cứu sống chúng tôi khi con tàu của chúng tôi lênh đênh trên biển cả sắp làm mồi cho sóng biển. Chúng tôi cũng đón ông với nụ cười rạng rỡ, với niềm vui được gặp lại ân nhân và với niềm hạnh phúc đã thoát khỏi địa ngục cộng sản. Ông đã cùng chúng tôi cười vui ca hát dưới ánh trăng trên chiếc du thuyền Maya Roma thật đẹp. Ông đã chia sẻ với chúng tôi niềm hạnh phúc được sống lại từ địa ngục. Ông cũng đã chia sẻ với chúng tôi kho lương thực của


TM

MONTREAL - OTTAWA

ông, sớm cạn kiệt trước đoàn người đang đói khát. Chúng tôi thật xúc động khi biết tin ông bị chính quyền Singapore bỏ tù và phạt nặng vì tội cứu người tỵ nan đem về Singapore. Rồi đây chúng tôi sẽ được phân tán khắp mọi nơi để làm lại cuộc đời nơi quê hương mới. Những đau khổ trong quá khứ sẽ dần dần được quên đi nhưng lòng tri ân đối với ông vẫn mãi mãi được khắc ghi, không mờ nhạt. Riêng ông, chúng tôi nghĩ ông cũng cảm thấy niềm hạnh phúc đã cứu vớt được bao mạng sống, điều mà nhiều con tàu khác đã lạnh lùng làm ngơ. Chúng tôi thành tâm chúc ông nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương và giữ mãi trong ký ức của ông buổi gặp mặt hôm nay với bao nét mặt xúc động, với các nụ cười pha nước mắt, với sự tri ân lòng

quảng đại của ông. Ông Wurtsinger có quốc tịch Úc. Do đó đa số các người chung tàu với tôi đều được đi Úc theo qui định của Cao Ủy Tỵ nạn. Trại tỵ nạn Singapore là một trại lính cũ nên đầy đủ tiện nghi điện nước. Có nhà thầu mở quán cơm gà luộc, vịt quay. Mọi người có thể chi tiêu thoải mái với số tiền Cao ủy tỵ nạn cấp cho. Nhưng người tỵ nạn vẫn trốn trại ra ngoài làm kiếm tiền mua thuốc gởi về cho thân nhân đang đói khát ở VN. Một số thanh niên kiếm tiền dư dả, đủ trả tiền khách sạn cho những đêm hoan lạc. Một anh bác sĩ khi vừa lên trại, phủ nhận mình là bác sĩ. Thế là anh trốn trại ra ngoài lao động kiếm tiền. Một tháng sau, anh gặp tôi, nhận mình là bác sĩ và tình nguyện làm việc tại bệnh xá vì

đã kiếm đủ tiền gởi về gia đình. Việc người tỵ nạn trốn trại ra ngoài lao động vi phạm thỏa ước giữa Cao ủy tỵ nan và chính quyền Singapore. Bà Drucke, đại diện Cao ủy tỵ nạn yêu cầu tôi, Trưởng trại tỵ nan, tổ chức một cuộc họp khoáng đại ngoài trời để công bố quyết định của bà: cúp một ngày phụ cấp lương thực cho toàn thể trại viên xem như là hình phạt tập thể. Tôi phải đứng lên phát biểu với nhiều xúc động: “Thưa quí ông bà và anh chị em, Chúng ta là những người may mắn đã đến bến tự do. Nhưng hàng triệu đồng bào trong ấy có thân nhân của chúng ta còn đang oằn oại dưới gông cùm cộng sản đang tìm lối thoát. Biết bao chiếc tàu tỵ nạn đang tìm bến đỗ và trông chờ đươc thu nhận bởi các quốc gia. Chúng ta đã là những người may mắn, có tương lai rạng rỡ đang chờ, đừng vì chút lợi nhỏ mà gây cảm tưởng xấu về người tị nan làm bít lối đi cho những người đang khao khát thoát khỏi địa ngục cộng sản.” Dường như lời kêu gọi và hình phạt kia chỉ có tác dụng nhỏ. Có kẻ trốn trại ra ngoài bán thân. Có những cặp tình nhân trốn trại ra ngoài hoan lạc trong khách sạn. Tôi đã cặm cụi viết tay nhiều tờ đơn dùm các bạn trẻ: “Anh Kiệt, nhờ anh viết dùm em một lá đơn gởi Cao ủy tỵ nạn cho tụi em

được sum họp đi Mỹ vì tụi em yêu nhau và nàng đã có thai, nàng có thân nhân ở Mỹ.” Bên cạnh các nụ cười vui sống, không thiếu những tâm hồn dằn vặt đau khổ vì thân nhân bỏ mình giữa biển hay còn bị tù đày. Bác sĩ Trình bị điên loạn vì vợ con bị hải tặc giết chết trước mắt anh. Anh đi lang thang khắp trại, cười nói vu vơ. Tôi nhờ thầy Pháp Châu lập ra một ngôi chùa để cầu siêu cho linh hồn những người đã bỏ mình trên biển cả. Tiềng chuông mõ của thầy Pháp Châu vang lên trong đêm vắng góp phần làm êm dịu lòng người. Cái ngày ấn định lên máy bay cho các người được đi Ý nhưng lại vắng bóng các ứng viên. Họ trốn không trình diện chỉ vì một bức thư: “Tụi bây tuyệt đối đừng đi Ý. Tao qua đây bị họ cho đi chăn bò.” Vì phải lên đường đi định cư, tôi không biết vụ đi Ý giải quyết ra sao. Một người Québecois bạn học cũ bảo lãnh tôi đi Canada, nơi tôi đã du học. Bà Drucke có nhã ý viết một bức thư khen ngợi tôi nhằm giúp tôi dễ tìm việc làm khi đến Canada. Bà cũng tổ chức một buổi dạ vũ tiễn đưa tôi. Miền đất lạnh, quê hương cũ, quê hương mới, đã bao dung giúp tôi làm lại cuộc đời.

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

TRẦN ANH KIỆT

02/02/2019|

31


C

TM

on heo trong tục ngữ ca dao

T

rong các loài gia súc, con heo tuy không thông minh, có nghĩa và trung thành như loài chó, nhưng cũng đắc dụng cho người. Nếu như “Con trâu là đầu cơ nghiệp” của nhà nông thì con heo đối với những gia đình nghèo là cả một gia tài đáng kể. Nhân dịp Tết Kỷ Hợi về nơi đất khách, chúng tôi xin bàn về con heo qua một số thành ngữ, tục ngữ và ca dao thông dụng để hầu bạn đọc.

PHẢI CHĂNG CON HEO ĐÁNG GHÉT?

Trước hết, con heo bị chê ghét thậm tệ. Thái độ chê ghét đó được thể hiện qua thành ngữ, tục ngữ và ca dao. Nói đến heo người ta thường nghĩ đến tính lười biếng: (Lười như heo, nhác như lợn). Người ta chê ghét heo vì những nết xấu như: Ở bẩn (Ở dơ như lợn; nhà dơ như chuồng heo); ham ăn háu ngủ (Ăn như lợn; táp xồng xộc như heo; ngủ như lợn; lợn đói một bữa bằng người đói nửa năm); đần độn (Ngu như heo, dốt như lợn) v.v… Thông thường người ta mượn hình ảnh cũng như nết xấu của heo để ám chỉ thói hư tật xấu của người đời. Đây là người có dị hình dị tướng như khuôn mặt phì nộn và chẳng mấy thông minh được gọi là Đầu gà má lợn, Mắt như mắt lợn luộc hoặc Mũi cong như mũi lợn ỷ. Đó là kẻ vụng về không có óc tổ chức, thường tự mình gây ra chuyện khó cho mình bị tục ngữ chê trách: Lợn trong chuồng thả ra mà đuổi. Nọ là kẻ dâm dật thường xem “phim con heo” nên “con lợn lòng đã thức dậy” dẫn đến hành động mù quáng như làm trò con heo…khiến lâm vòng tù tội, thân bại danh liệt. Những loại trưởng giả dởm thích phô trương giả dối bề ngoài nhưng bên trong thì nát bét, thường bị tục ngữ châm biếm: Giầu giẫu giầu giâu kém mười trâu đầy một chục; Lợn đẻ nhung nhúc kém mười chục đầy một trăm. Đối với những kẻ có lắm bạc nhiều tiền nhưng keo kiệt bủn xỉn, tục ngữ có câu: Cám treo để heo nhịn đói; hoặc bóc lột người nghèo: Nuôi heo lấy mỡ, nuôi người ở đỡ chân tay. Người chuyên giết heo bằng dao được gọi là tên đồ tể. Người mua bán heo, thiến heo được gọi nôm na là lái heo/lợn, thiến heo/lợn. Kẻ gian manh trong thôn ấp thường hay giết hại gia súc của hàng xóm vừa hại người, vừa dọn đường đến trộm cướp bị gọi là kẻ đâm heo thuốc chó. Ngoài ra câu tục ngữ Mượn đầu heo nấu cháo ngoài nghĩa đen là đi mượn đầu heo về nấu cháo lấy hết nước ngon ngọt, bổ dưỡng rồi đem trả cái đầu heo vẫn còn nguyên, ngụ ý khuyên ta nên đề phòng những kẻ bịp bợm tráo trở. Xã hội phong kiến thời kỳ suy tàn thường là một tấn hài kịch lớn vì đã diễn ra những tấn bi kịch lớn. Óc ngôi thứ chốn đình trung cũng như quan niệm “Miếng thịt giữa làng bằng sàng xó bếp” đã sanh

32

MONTREAL - OTTAWA

NGUYỄN KIẾN THIẾT

ra lắm tệ nạn ở nông thôn nước ta. Phép vua thua lệ làng, nên trước khi nhận việc, các chánh, phó lý trưởng hoặc chân nhiêu, chân xã ở các làng xóm miền Bắc hoặc các Hương chức hội tề trong Nam đều phải ăn khao. Đây là dịp để các chức việc cấp dưới như cai đình, tuần khạo phải cầm bán nhà cửa, ruộng đất hoặc bắt dân đóng góp trong việc sắm sửa lễ vật hầu cung phụng quan trên. Thông thường họ mang lễ vật ra đình, thường là nguyên con heo đồ (tức heo đã cạo sạch lông và móc hết bộ đồ lòng) để cúng lễ đức Thành hoàng. Cúng xong, heo được đem ra quay. Trước cúng sau ăn. Đây là dịp để các quan chức lớn nhỏ trong làng chia nhau những miếng thịt làng và tha hồ đánh chén. Còn dân đen thì è cổ ra đóng sưu cao thuế nặng, góp phần mua sắm lễ vật, nhưng chẳng hưởng một chút thịt thừa! Do vậy mà nẩy sanh sự chống đối, bất phục. Ngoài ra bọn thực dân da trắng còn là “những con heo nhơ nhớp”. Đó là kết luận của nhà văn Nguyễn Hiến Lê sau khi dịch truyện ngắn “Những quần đảo thần tiên” của S.Maugham.Thời kháng chiến chống Pháp, để lên án hành động ăn cướp của giặc, ca dao có câu: Cắc bụp là cắc bụp xòa / Ba thằng Tây đói bắt gà bắt heo Cắc bụp là cắc bụp cheo / Ba thằng Tây đói bắt heo bắt gà. Trên báo chí ở Sàigòn trước kia và trên các trang mạng xã hội ngày nay, người ta thường vẽ hình đầu heo mập nọng, mắt híp hoặc “đầu gà má lợn” để ám chỉ bọn tham quan, những kẻ ăn dơ và gán cho chúng xú danh “Hạm” như Hạm Phân, Hạm Rác, v.v… Kế đến là các loại thầy: thầy đồ gàn, thầy lang băm, thầy bói, thầy cúng xuất hiện trong tục ngữ, ca dao với dáng dấp lố lăng, lố bịch, tồi tàn của họ. Chẳng hạn, những thầy lang băm bất tài “đau Nam chữa Bắc” quen thói bịp bợm và gây ra cảnh tiền mất tật mang, bị tục ngữ đả kích: Lợn lành chữa thành lợn toi. Hạng thầy bói nói dựa mê hoặc những người mê tín bị ca dao châm biếm: Số cô chẳng giàu thì nghèo / Ba mươi Tết có thịt treo trong nhà. Hoặc: Bói cho một quẻ trong nhà / Chuồng heo ở dưới, chuồng gà ở trên. Còn thầy tướng số cho rằng “Giáp-Ất-Bính là tam bất hạp; Dần-Thân-Tị-Hợi tứ hành xung” đã bị dân gian nguyền rủa: Cọp mà vật mấy tên thầy địa / Yêu mà nhai mầy đứa chọn ngày Trớ trêu họ khéo đặt bày / Mình thương nhau quyết sống đời với nhau!

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

CON HEO THẬT SỰ ĐÁNG YÊU

Thật ra, lấy công tâm mà xét, con heo rất có ích cho loài người nên đáng được đề cao khen ngợi. Việt Nam là một nước trọng nông. Chăn nuôi chỉ là một ngành phụ của nền kinh tế nông nghiệp. Việc chăn nuôi heo cũng như gia súc, gia cầm khác chưa có tính chất quy mô và chủ yếu là để lấy thịt. Ngoài giống heo rừng (lợn lòi) và heo lăn chai mà nanh của chúng có thể trừ tà ếm quỷ, heo cúi nuôi trong nhà được chia ra nhiều loại như: heo lang/ heo bông (heo đen có xen đốm trắng); heo sữa (heo con còn bú sữa mẹ); heo cỏ, heo tây, heo voi (heo nhà loại lớn con), heo vá chàm; lợn bột (lợn mới lớn còn non); lợn ỷ; lợn cấn (lợn đực nuôi để làm giống-tức heo nọc); lợn xề (lợn đẻ nhiều lứa), lợn nái v.v…Đối với người nông dân nghèo, con heo là cả một gia tài, là nguồn hy vọng ở tương lai. Họ chịu thương chịu khó xay thóc, giả cám, xắt chuối, thái khoai và “vớt bèo nuôi lợn”, “nuôi heo bỏ ống” để được một ngày mai tươi sáng, vì “bảy bồ cám cho tám bồ heo”. Ca dao tục ngữ đã đề cập đến kinh nghiệm nuôi heo của họ: Giàu nuôi lợn đực, khó cực nuôi lợn nái Hoặc: Lợn bột thì thịt ăn ngon / Lợn nái thì đẻ lợn con cũng lời. Khi heo ra bầy, họ có thể đem bán hoặc nuôi riêng chuồng. Những con heo lứa có thể được chọn làm heo nọc, nếu là con đực, hoặc chọn làm heo nái, nếu là con cái. Còn lại là heo thịt đến kỳ rượn thì phải thiến để nuôi cho ú (Đây là dịp các tên thiến heo có chuyện làm). Heo con chết khi vừa mới lọt lòng mẹ gọi là heo lót ổ. Còn heo thừa vú thường là những con heo đèo, heo đẹt vì không có sữa bú. Heo nuôi rẽ là heo giao cho người khác nuôi đến khi lớn đem bán đi và số tiền bán được chia bốn-sáu hoặc ba-bảy tùy theo sự thỏa thuận giữa đôi bên. Heo bịnh có ổ sên trong thịt như hột gạo gọi là heo gạo. Còn heo gió là heo bị chết dịch, chết toi. Sự sung túc của mỗi gia đình còn đựợc đánh giá qua thành ngữ cá cả lợn bề. Điều đáng nói là con heo đã đi sâu vào phong tục, tập quán ở nông thôn nước ta, nhứt là trong các lãnh vực quan, hôn, tang, tế như lời kể công của heo trong Lục súc tranh công. Như chúng ta đều biết con heo góp phần trong các buổi lễ thăng quan tiến chức, khao thi đỗ, khao thượng thọ. Con heo cũng không thể thiếu trong các sinh hoạt khác như tang ma, giỗ chạp. Bài ca dao sau đây nói lên sự phản kháng của người đàn bà góa đối với cái luân lý thủ tiết của nho giáo: Giàu thì thịt cá cơm canh / Khó thì lưng dưa dĩa muối cúng anh tôi đi lấy chồng. Heo còn được dùng làm vật tam sanh tế thần và Trời Đất. Từ đời nhà Châu, tam sanh là ba con vật


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

33


TM

gồm heo, trâu và dê.Về sau tam sanh được hiểu là ba con vật hy sinh gồm có: một miếng thịt heo (loại thú), một cái trứng gà (loại cầm) và một con tôm (loại thủy tộc). Cúng sao giải hạn, nhứt là đối với các sao cực xấu như La Hầu (nam) và Kế Đô (nữ), ngoài hương hoa, trà quả cũng không thể thiếu món tam sanh nầy. Con heo đi vào việc cưới xin, đi vào tình yêu nam nữ. Trong lễ nghinh hôn, con heo lại là một trong những món đồ nhà gái thường đưa ra thách cưới nhà trai, bởi họ quan niệm “thương con ngon của” và “con lợn có béo thì lòng mới ngon”. Ngược lại nhà trai cũng nhờ mai mối coi giò coi cẳng nhà gái cẩn thận trước khi dạm hỏi, bởi vì họ thấm nhuần kinh nghiệm của ông bà xưa: Mua heo chọn nái, cưới gái chọn giòng. Đôi khi nhà gái tham giàu thách cưới quá độ, nhà trai không đáp ứng nỗi khiến việc cưới xin bất thành. Câu Gả con hay bán lợn cũng như bài Ca dao thách cưới sau đây đã kịch liệt châm biếm hủ tục ấy: Em là con gái nhà giàu / Cha mẹ thách cưới ra màu xinh sao Cưới em trăm tấm lụa đào /Một trăm hòn ngọc, hai mươi tám ông sao trên trời… Cưới em tám vạn trâu bò / Bảy vạn dê lợn, chín vò rượu tăm. Con heo đã đi vào chủ đề tình yêu trong ca dao trữ tình. Chàng trai trong bài ca dao Tát nước đầu đình tuy chất phác nhưng khi yêu cũng biết tán tỉnh khá tế nhị.A nh ta mượn cớ “mất áo” để tỏ tình: Đêm qua tát nước đầu đình / Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen… Áo anh sứt chỉ đường tà / Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu… Quả là bất ngờ và thú vị. Tạo ra được cái áo tài tình như vậy, chàng trai mới có thể “vào đề” được. Chàng nhờ khâu áo. Rồi hứa trả công. Có điều trên đời nầy chắc không có ai trả công khâu một cái áo “sứt chỉ đường tà” bằng cả…một lễ cưới!: Khâu rồi anh sẽ trả công / Ít nữa lấy chồng anh sẽ giúp cho Giúp em một thúng xôi vò / Một con lợn béo một vò rượu tăm v.v.. Cũng có những tâm hồn bình dị đi vào thực tế tình yêu đến độ sỗ sàng: Anh về thưa mẹ cùng cha / Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang sêu Tiếng nói tình yêu của chàng trai Nam Kỳ lục tỉnh sau đây càng táo bạo, dứt khoát: Người ta giàu đầu heo mâm thịt / Hai đứa mình nghèo cặp vịt cũng xong Đôi ta xứng vợ xứng chồng / Bởi qua với bậu sợi chỉ hồng khéo xe. Nạn nhân chánh trong tục cưới xin vẫn là người phụ nữ. Vì vậy ca dao trữ tình trước hết là tiếng than thở về số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Sự tham giàu của bà mẹ sau đây đã khiến người con gái rơi nhiều nước mắt: Mẹ em tham thúng xôi rền / Tham con lợn béo tham tiền Cảnh Hưng… Đời sống lứa đôi, chuyện phòng the nam nữ và tục đa thê không thể thiếu hình bóng heo. Người phụ nữ Việt Nam vốn chịu đựng và hy sinh quên mình vì hạnh phúc của chồng con. Sự chiều chuộng đôi khi có vẻ miễn cưỡng vì sự đòi hỏi “tòm tem” trái giờ giấc của chồng: Đương khi lửa tắt cơm sôi / Lợn đói, con khóc, chồng đòi tòm tem Bây giờ lửa đã cháy lên / Lợn no con nín, tòm tem thì…tòm!

34

Với tục đa thê, người phụ nữ càng bộc lộ địa vị phụ thuộc, thấp kém của mình trong xã hội cũ. Theo quan niệm đã lỗi thời “Trai năm thê bảy thiếp”, “Gái chính chuyên chỉ có một chồng”, người đàn ông có quyền lấy một hay nhiều vợ lẽ. Họ viện nhiều lý do như để có con trai nối dõi, để có thêm người giúp việc cho gia đình. Vì vậy, vợ lớn đành phải hy sinh “quyền lợi” của mình để cưới cho chồng cô vợ bé, đôi khi cả vợ ba, vợ tư nữa. Cảnh chồng chung đã gây ra “năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay” vì người vợ lớn giữ “độc quyền” ngủ với chồng ở nhà trên; còn vợ lẽ chỉ là đầy tớ không công, thái khoai, băm bèo, nuôi heo và ngủ ở nhà dưới, nhà ngoài: Thân em làm lẽ chẳng nề / Có như chính thất mà lê giữa giường Đến tối chị giữ mất chồng / Chị cho manh chiếu nằm suông nhà ngoài Đến sáng chị gọi: ớ Hai! / Mau mau thức dậy thái khoai băm bèo Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo / Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai! Tâm trạng trên đây đã đi quá cái mức chịu đựng. Vì vậy người phụ nữ Lục tỉnh đã dứt khoát nói thẳng với ông chồng có máu hảo ngọt: “Một vợ nằm giường lèo, hai vợ nằm chèo queo, ba vợ ngủ chuồng heo”… Con heo cũng góp phần giúp loài người đón Tết, vui Xuân như câu đối Tết ngày xưa: Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ Nêu cao tràng pháo, bánh chưng xanh. Vui nhứt là trẻ con. Để tận hưởng Xuân và Tết, có đứa “đập heo” để lấy tiền mua pháo, chơi “bầu cua cá cọp”, có đứa nắn heo bằng đất sét để “bỏ ống” tiền được lì xì. Heo còn là đề tài cho các loại tranh Tết. Tranh Đàn lợn mẹ con nhắc lại cảnh sinh hoạt ở nông thôn: nuôi lợn; đồng thời còn nói lên cảnh con đàn cháu đống và tình thương yêu đoàn kết giữa nhũng người trong gia tộc. Điệu hát ầu ơ ngây thơ ngộ nghĩnh đề cập đến con vật quen thuộc trong nhà đã đưa đứa bé vào giấc ngủ no lành: Má ơi con quạ nó đứng chuồng heo / Nó kêu bớ má bánh bèo chín chưa? Câu đố cũng mượn hình ảnh heo làm đề tài. Chẳng hạn như câu đố xuất vật dụng ở miền Nam: Trồng hành, tỉa đậu, bỏ heo vô (Đòn bánh tét); và điệu hát bài chòi ở Bình Định: Rung rinh nước chảy qua đèo / Bà già lật đật mua heo cưới chồng (Trái lý). Heo còn được đưa ra làm ví dụ trong việc giáo dục con cái: Đẻ con chẳng dạy chẳng răn / Thà rằng nuôi lợn lại ăn được lòng. Heo còn đi vào tôn giáo. Trong bức tranh Luân hồi của nhà Phật, ta thấy đầy đủ ba con vật tượng trưng cho Tham (bồ câu), Sân (rắn) và Si (heo). Bàn về heo mà không nói đến thuật ăn thịt heo là một điều thiếu sót. Nghề ăn cũng lắm công phu. Người sành điệu ăn thịt heo phải nắm vững kinh nghiệm dân gian để chế biến món ăn với nhiều loại gia vị khác nhau. Có món làm rất phức tạp, có món “dễ ợt như ăn cơm sườn”. Nào là thịt luộc, thịt quay, thịt ram mặn. Nào là tiết canh, cháo lòng, cháo huyết, phá lấu, xí quách. Nào là giò thủ (Bắc), tré (Trung), dưa đầu heo (Nam). Nào là bún bò giò heo, Bún bò Huế, ruột heo chiên giòn, giò heo giả

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |No 671 | |thoibao.com 02/02/2019 | THỜI BÁO |

02/02/2019

MONTREAL - OTTAWA

TM

cầy. Nào là nem, bì, lạp xưởng…Còn nhiều thứ nữa không thể kể hết vì đi xa đề tài và báo hại nhiều người phải nhắc “Đừng nói nữa, ta thèm lắm”! Người viết xin dẫn một vài câu ca dao đề cập đến món ăn bằng thịt heo ướp với gia vị số một là tiêu và hành: Con gà cục tác lá chanh / Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Câu ca dao miền Nam sau đây nói đến việc chế biến món nhậu rất độc đáo: Ngồi buồn chọc lá gói nem / Con chị gói khéo con em buộc đùm. Chưa hết. Mỡ heo dùng để chiên xào. Thịt mỡ còn dùng làm bánh chưng, bánh tét. Một số loại bánh còn mượn các bộ phận của heo để đặt tên như bánh tai heo, bánh da lợn. Và miếng thịt sườn nấu với cải bẹ xanh là chất keo kết chặt mối tình thôn dã giữa “trai hai huyện, gái miệt vườn”: Cải bẹ xanh nấu với thịt sườn Chừng nào ớt ngọt như đường Khổ qua kia hết đắng, sự cang thường hết thương.

THAY LỜI KẾT Tóm lại, con heo rất có ích cho loài người trong mọi lãnh vực. Một số thể loại văn chương bình dân đã mượn hình ảnh và đặc tính của loài heo để khai thác dưới nhiều góc cạnh, đả phá cũng nhiều, xây dựng cũng không ít. Nói chung loài heo có nhiều ưu điểm. Heo cũng có những đức tính như thành thật, khoan dung, công bằng, nhứt là đức nhẫn nại, hy sinh. Theo National Geographic, heo cũng có trí khôn đáng kể, có khả năng học hỏi, thích nghi rất nhanh, nên người ta còn huấn luyện heo để làm trò xiếc hoặc đua heo. Còn như những nết xấu của heo như ở dơ, lười biếng, ham ăn háu ngủ v.v…cũng có cái lý của nó. Một là do nghệ thuật xây dựng từ hoa trong văn học dân gian. Hai là do môi trường sống của heo và hoàn cảnh người nuôi. (Heo ăn nhiều để chóng lớn đem lợi nhiều cho chủ. Ăn nhiều sẽ ỉa nhiều nên dơ). Ba là do phong tục của mỗi dân tộc: Người Hồi giáo cữ thịt heo vì xem chúng là vật nhơ uế, trong khi người Ba Tư coi con heo như thần linh. Năm Hợi bàn về con heo, chúng tôi chỉ muốn thắp ngọn đèn tâm để sưu tập, gìn giữ và phổ biến một số thể loại văn chương bình dân liên quan ít nhiều đến con heo ngõ hầu phục vụ bạn đọc, nhứt là các bạn trẻ đã quên hoặc còn xa lạ với lời ăn tiếng nói của dân gian. Tội nghiệp cho con heo lúc sống thì bị chửi, chết mới được thắp hương khấn vái. Để kết thúc, người viết có một ước mong và lời chúc: Mong ước duy nhứt là bọn đầu gà má lợn, bọn đâm heo thuốc chó, bọn hũ hèm (*) sẽ không còn chỗ đứng trong một xã hội mới văn minh tiến bộ; còn lời chúc xin gởi đến độc giả là ĐIỀM LÀNH, SỰ GIÀU SANG, TÌNH THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT trong năm mới như ý nghĩa bức tranh “Đàn lợn mẹ con” ngày Tết. NGUYỄN KIẾN THIẾT

Tết Kỷ Hợi 2019

(*) Hèm: bã rượu. Nhà nông nấu rượu lấy hèm nuôi heo. Hũ hèm: người nghiện rượu.

MONTREAL - OT


TM

MONTREAL - OTTAWA

DƯA HẤU NGÀY XUÂN

V

ới người Việt sống bên này dưa hấu là biểu tượng của mùa hè, của July 4th bởi thời gian này dưa hấu ngon nhất. Những mùa khác cũng có dưa hấu nhưng là dưa trồng trái vụ nên quả thường bé, giá cả cũng đắt hơn nên ở Mỹ muốn ăn dưa hấu ngon, thời điểm thích hợp nhất vẫn là mùa hè. Ngược lại, Việt Nam khí hậu cận nhiệt đới nên khoảng thời gian từ áp tháng chạp đến ra giêng các ruộng dưa hấu bận rộn tất bật rôm rả nhất. Vâng. Mỗi khi nói đến chuyện ăn tết, ký ức của người lớn tuổi và người hoài cổ là những cặp dưa ngày tết. Những cặp dưa nhất. Vỏ xanh thẫm, tròn căng. Chúng không thể thiếu trong ba ngày xuân. Nhà nào không quá nghèo khổ trên bàn thờ ngày

Tết thường có cặp bánh chưng hoặc dăm đòn bánh tét, trong nam chưng một cành mai, ngoài bắc cắm một cành đào, có khi là một chậu cúc vạn thọ vàng ươm. Nhiều gia đình chưng mâm ngũ quả (sung, mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài; phát âm giọng miền nam thành “cầu vừa đủ xài” nghe rất hiền hòa, dung dị). Vâng, năm nay Tết Kỷ Hợi - Xuân con lợn, chợt nhớ lại những cặp dưa hấu to đùng, vừa để tự thỏa nỗi niềm hoài cổ, vừa là nén hương lòng thắp cho tiếng pháo bị tử hình cách đây 25 năm; ôn lại chuyện cắn hạt dưa, nhấm nhá vị ngọt của kẹo lạc, mứt gừng, mời nhau vào cõi “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” để ăn với nhau bữa cơm Tết đậm đà hương vị canh khổ qua nhồi

thịt bằm, nồi thịt kho trứng, đĩa dưa giá muối xổi, món củ kiệu tôm khô… Ôi hồn tết Việt sao mà ấm áp đến thế, tuổi đời có thể già đi nhưng tâm hồn thì vẫn trẻ mỗi khi nhắc chuyện ăn tết hôm xưa... Đêm trừ tịch. Tiếng pháo một dạo xua tan bóng tà. Sáng mùng một rạng ngời. Lòng lâng lâng chếnh choáng như say chè hãm đặc. Bọn trẻ xúng xính trong bộ quần áo mới. Xếp hàng. Chúc tết ông bà và cha mẹ một năm mới sức khỏe dồi dào. Sau đó ông bà, cha mẹ mừng tuổi, bắt đầu là sấp nhỏ, rồi đến lượt mấy anh chị lớn; các cụ dặn dò con cháu điều hơn lẽ thiệt, sẵn đó chúc con cháu học giỏi, khỏe mạnh, biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau rồi lì xì cho mỗi đứa một phong bì màu đỏ.

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

35


TM

Vâng. Là thế. Bất luận gia cảnh sang hèn ra sao, trên bàn vẫn là cặp dưa xanh thẫm hiền hòa. Nhìn chúng lòng người chợt vui hơn vì đó là hương vị ngày xuân. Người yêu dưa bằng mắt thì để chưng, nấn ná qua mùng hai mới bổ. Còn người xuề xòa bảo trẻ xuống bếp lấy dao bổ dưa xem có đỏ không ngay hôm mùng một tết. Dưa đỏ là điềm lành trong năm, còn dưa nhạt màu thì người bổ dưa bị cả nhà xúm vào cười cho. Quả dưa to, xẻ ra xếp một mâm đầy, mỗi người một miếng, ai cũng có phần; ôi, vị dưa ngọt mát ăn sao mà sướng giữa nắng hanh ngày Tết. Thú ăn dưa hấu đầu xuân vừa hiền hòa, vừa tao nhã quả chỉ ở quê nhà mới có! Nhưng nay cái thú ấy đã mai một. Dưa trồng trái vụ bơm thuốc kích thích tăng trưởng bày bán quanh năm. Nào là dưa không hạt, dưa bán cân ký, dưa Thái, xe dưa hấu đẩy ngang qua ngõ chất cao, anh bán dưa cất tiếng rao mời mọc: Ai dưa hấu, bà con ơi! Dưa hấu ăn quanh năm riết ngán, vào dịp Tết chẳng còn mấy người háo hức, y chang thân phận một nàng phi bẽ bàng chốn lãnh cung vì chúa Xuân thất sủng. Nhắc đến dưa hấu chợt nhớ đến An Tiêm ngày Xưa. Vua Hùng đời thứ 18 nhận một người con nuôi thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm. Lớn lên, vua rất quý trọng đích thân cưới vợ cho An Tiêm. Chỉ vì An Tiêm ăn nói quá thẳng, cho rằng mình có cuộc sống sung túc là do mình tự gầy dựng chứ không nhờ ai khác. Nghe được lời ấy, vua nổi giận đày An Tiêm ra chốn đảo xa. Ai dè trong họa có phúc. Nhờ chuyện xui xẻo ấy An Tiêm trở thành cha đẻ của dưa hấu. Hòn đảo gia đình An Tiêm sinh sống những tháng ngày lưu đày ngoài biển Nga Sơn nghiễm nhiên bước vào kho tàng truyện cổ tích Việt Nam với tên gọi: Đảo An Tiêm. Trên đảo, tháng ngày vất vả truân chuyên trôi đi. Một ngày có giống chim bay đến ăn quả rồi nhả hạt. Hạt mọc mầm lá xanh thẫm, nở hoa rồi đơm quả to mọng. Hai vợ chồng thấy thế lấy làm ngạc nhiên. An Tiêm bảo vợ: Chim ăn được ắt người ăn được. Thế là An Tiêm đánh bạo xẻ dưa ăn thử, thấy vị ngọt thanh, mát ruột, tánh hiền, ăn no thấy khỏe chứ không bệnh tật gì. Từ đó An Tiêm nhân giống, trồng thêm ra. Sau nhớ nhà, An Tiêm khắc tên mình và lời dặn “ăn được” lên vỏ dưa rồi thả ra biển. Sóng đánh những quả dưa trôi dạt vào bãi cát, ngư dân vớt lên thấy lạ, nhờ dấu khắc trên vỏ dưa bổ ra ăn thử. Thấy ngon, họ dâng vua. Nhận

36

ra bút tích của con nuôi, vua cảm động cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm về. Đó là một trong số những phiên bản khác nhau về sự tích dưa hấu. Có phiên bản kể lời An Tiêm nói với vợ: Cây mọc tự nhiên là tặng vật Trời ban nên cứ ăn không sợ chết. Một phiên bản khác kể: Lúc An Tiêm sống trên đảo tàu buôn tránh bão tạt vào, thấy dưa lạ, ăn thử, ngon quá bèn đề nghị đổi thức ăn và đồ dùng cho nhà An Tiêm lấy dưa chở vào đất liền bán. Từ đó tiếng lành đồn xa, đến tai vua, ăn dưa xong, vua cảm kích An Tiêm quả là người trung trực, nghĩ sao nói vậy, tưởng lưu đày sẽ chết ai ngờ vực dậy được cơ đồ. Vua sai người ra tận đảo dò la. Thấy quả đúng như thế. Ruộng dưa bạt ngàn. Gia đình An Tiêm bình an vô sự, có phần khá giả phong lưu thoải mái. Vua bèn ra lệnh vời gia đình An Tiêm trở lại kinh đô. Tương truyền ngày ấy thương thuyền người Hoa ăn dưa thấy ngon bèn khen “hẩu, hẩu” nên người Việt sau tiện miệng gọi là dưa hấu. Nói đến dưa hấu ngày xuân, nhắc lại tích xưa, càng yêu quý An Tiêm tâm tính thẳng ruột ngựa nghĩ sao nói vậy vướng họa lưu đày, suýt chết. Song cũng từ câu chuyện thắm đượm ý nghĩa giáo dục ấy, thông điệp: Nếu không nản chí, có lòng với cuộc sống, thương công tiếc việc, cần cù… hoàn cảnh cuộc sống đầy thử thách gian lao bạn vẫn vượt qua được; thậm chí là lật ngược thế cờ, khôi phục lại những gì đã vuột khỏi tầm tay trước đó. Rồi nói đến người thẳng ruột ngựa, chợt nghĩ đến Tổng thống Trump. Vâng. Ông thẳng. Rất thẳng. Thẳng đến nỗi chẳng cần đi đâu xa, lờ vờ quanh chợ Twitter sẽ thấy rõ thái độ xúc cảm rất bạch thoại của ông. Có điều ông thẳng ruột ngựa do (a) bẩm sinh bản chất con người vốn thế, hay (b) đấy là chiêu ông sử dụng thuần thục trong các kế hoạch đàm phán chẳng ai biết. An Tiêm xưa chân thuần chịu thương chịu khó. Còn Donald J. Trump, thử làm trắc nghiệm, mấy ai dám tin ông ta là người bộc trực, ruột để ngoài da. Người xưa đánh giá ai đó bụng dạ đơn giản, không giấu được những cảm xúc thái độ bên trong là hạng phổi bò, bộc trực và thẳng thắn. Thậm chí họ được diễn tả qua câu tục ngữ: Người khôn nói mánh, người dại đánh đòn. Tức họ không biết vòng vo câu chữ, một là một, hai là hai, mọi cái cứ toạc móng heo cho dễ xử. Tổng thống Trump là người phổi bò, đơn giản, ruột để ngoài da? Câu trả lời phụ thuộc vào cảm

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

MONTREAL - OTTAWA

tình của người được hỏi dành cho ông. Yêu thì củ ấu cũng tròn, ghét thời bồ hòn cũng méo. Còn chuyện ông thật thà như đếm hay ông khôn khéo lõi đời hiện tại vẫn kín như bưng, hiểu ông may ra chắc được vài người đếm trên đầu ngón tay! Quả thế. Ông rất giỏi, giấu mà như không giấu, thật thà không ra thật thà, ma giáo không ra ma giáo. Tất nhiên làm chính trị người ta có thể ném đá giấu tay, giết gà dọa khỉ, tung hỏa mù, giương đông kích tây; với ông những điều đó hình như càng khó tiên liệu hơn. Có lúc ông ra vẻ: Nghĩ sao nói vậy, mặt sẽ đỏ gay, hoặc ông sẽ gân cổ mỗi khi có chuyện sái ý. Có lúc ông cóc cần nghe ai. Với thuộc hạ, thích thì ông khen không tiếc lời. Không ưa thì thái độ phụng phịu lộ ra mặt. Có lúc ông coi trời bằng vung, bởi ông nghĩ mình có lắm quyền, thậm chí quyền tự tha bổng nếu tội danh không dính dáng gì đến truất phế! Có lúc ông nhũn như chi chi (đặc biệt dạo gần đây khi Hạ viện do Đảng Dân chủ nắm quyền). Thành ra bảo ông thật thà hay bảo ông ma giáo đều có lý cả! Và ông giỏi. Cái giỏi của người lọc lõi khôn khéo, trong bụng chứa đầy kế sách lão luyện bậc thày của những bậc thày. Ông sử dụng chiêu bài bộc trực để tạo ra vẻ đáng tin cậy rất tuyệt chiêu. Thậm chí nhiều cử tri bầu cho ông (năm 2016) vì họ tin ông bộc trực thẳng thắn chứ không lươn lẹo ma mãnh như mấy chính khách khác. Nhưng càng lúc họ nhận ra chưa hẳn ông thẳng ruột ngựa. Thậm chí họ thấy ông giỏi tung hỏa mù, cần thiết sẽ thay đổi như chong chóng, coi câu: Cây ngay không sợ chết đứng chỉ là chuyện cù nhày, đãi bôi, già cãi sẽ thắng. Hay ông may mắn được Tổ đãi, tình hình thời sự cứ thế bày cỗ xuân cho ông hưởng. Đĩa nào ông thò đũa vào gắp, thậm chí bới tung lên, không thấy miếng ngon ông vục đũa đĩa khác. Mâm cơm mùng một Tết (tạm ví thế) thích thì ông gắp miếng giò thủ, không thích ông gắp miếng phao câu, hoặc ông sẽ tự tiện vục vào bát miến vớt chùm trứng non, hay ông sẽ chọn gắp con tôm khô lớn nhất trong đĩa củ kiệu trắng ngần, chọc đũa vào miếng bánh chưng ngon nhất… cuối cùng vẫn là ông, vừa được ăn, được nói, được gói mang về! Vâng. Ông là thế. Bề ngoài bộc trực như An Tiêm, nhưng bên trong ông là ai nào ai biết? Cũng như dưa hấu bán ngoài chợ, bề ngoài vỏ quả nào cũng xanh thẫm, bóng loáng, nhưng mấy ai giỏi kinh nghiệm phân biệt quả nào già, quả nào non… Đợi đến lúc bổ dưa, đỏ hay trắng mọi chuyện coi như đã rồi! NGUYỄN THƠ SINH


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

37


Tết tôi Tuổi Dại Khờ TM

MONTREAL - OTTAWA

PHAN HẠNH

A

i mang sau lưng một túi hành trang cuộc đời dài thì đều có nhiều kỷ niệm về ngày Tết để kể. Tôi cũng vậy, có điều là do trí nhớ kém, tôi đã quên nhiều chẳng nhớ bao nhiêu. Tôi quên vì hầu hết kỷ niệm của tôi không đẹp. Nhớ dai chi để bồi hồi, thà quên tuốt luốt cho rồi khỏe hơn. Kỷ niệm xưa nhất mà tôi còn nhớ xảy ra chắc cũng đã gần bảy chục năm trước. Mỗi năm Tết đến, dù tôi không cố tình moi túi hành trang ký ức nhưng kỷ niệm vẫn cứ thấp thoáng hiện ra trong tâm trí. Tết năm đó, nếu tính theo tuổi ta, tôi lên bảy. Đáng lẽ thằng bé bảy tuổi được hưởng một cái Tết bình thường, nhưng... Ngày bãi trường nghỉ Tết, tan học, tôi ôm cặp đệm ra về. Trường làng cách nhà Ngoại khoảng một cây số. Theo lệ thường, tôi cuốc bộ chung với thằng bạn học cùng lớp tên Ngọ ở cùng xóm. Ông nội nó đặt cho nó tên Ngọ vì nó sinh năm Giáp Ngọ. Tôi sinh năm Quý Mùi, nhỏ hơn thằng Ngọ một tuổi. Cũng may là ông ngoại tôi không đặt tôi tên Mùi. Ngọ là tên trong giấy khai sinh, tên ở nhà của nó là Lì, lý do tại sao khỏi nói ai cũng biết. Đang cùng nhau rảo bước, Ngọ lì xúi tôi: - Ê Hạnh! Mầy dám đu bửng xe ngựa không? Thay vì lội bộ về nhà, mình đu bửng xe ngựa cho khỏe. Tao có thử rồi. - Thử hồi nào sao tao không thấy? - Bữa đó tao ở lại chơi đánh đáo nên về sau mầy. Tôi là đứa nhút nhát thỏ đế nên vừa nghe nó đề nghị là đã sợ:

38

- Thôi mầy ơi. Tao không dám đâu. - Có gì mà không dám. Đâu phải mầy đu một mình đâu mà sợ. Mầy đu với tao. - Rủi ông đánh xe biết ổng la chết. Có khi ổng quất roi nữa. - Mầy dở quá! Mầy ngồi thụp xuống thì ổng đâu có thấy. Mà nếu ổng thấy, ổng quất roi cũng không tới. Mầy tin tao đi. Hồi đó tôi đâu có biết người lái xe ngựa được gọi là xà ích; tôi nghe ai cũng kêu là người đánh xe, chắc tại vì ổng hay quất roi hai bên hông xe. Thấy tôi im lặng không nói gì, Ngọ lì thuyết phục: - Chừng nào có xe ngựa ngừng ở đây cho hành khách lên xuống; mình chờ xe vừa chuẩn bị chạy, mình thót lên tấm bửng phiá sau xe rồi ngồi thụp xuống. Chờ xe ngừng gần lối vô xóm nhà mình thì mình xuống rồi chạy. Ổng đâu có rượt theo đâu mà sợ. Mầy cứ bắt chước làm theo tao. Mầy thấy tao làm sao thì làm vậy. Kìa! Xe ngựa tới kìa! Thế là tôi, biệt danh Hai Ròm do bạn trong xóm đặt, lý do tại sao khỏi nói ai cũng biết, làm gan bắt chước Ngọ lì đu bửng xe ngựa, làm một chuyến mạo hiểm để rồi hối hận. Xe ngựa chạy, hai thằng đu ở cái bửng phía sau xe, đầu mọp xuống. Chẳng may xe chạy đã đến “lối vào xóm nhỏ”, không có hành khách nào xuống cả, xe không ngừng, cứ “ngựa phi đường xa”. Tính sao đây? Không dám réo cho ông đánh xe kìm cương ngựa ngừng lại, hai thằng bàn tính nhảy đại xuống đường. Ngọ lì bản lĩnh cao cường như hiệp sĩ ninja nên đáp xuống mặt đường nhựa an toàn;

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

tôi tay mơ lọng cọng nhảy té đập đầu xuống lộ; giữa ban ngày tôi bỗng thấy ngàn sao lấp lánh. Tôi ôm đầu lầm lũi lết về nhà, vô giường nằm vật, bỏ qua cái màn thông lệ “thưa ông Ngoại, thưa bà Ngoại, thưa Má, thưa dì Bảy, con đi học mới về”. - Con làm sao vậy?, bà Ngoại hỏi. - Dạ, con nhức đầu. - Nhức nhiều hôn con?, ngoại rờ trán tôi. Tôi vội nằm ngửa ngước mặt lên để giấu cái ót sưng: - Dạ cũng vừa vừa. - Con có cảm thấy có gì khác lạ trong mình không? - Dạ con mệt muốn nằm nghỉ. - Nằm nghỉ cho khỏe đi con rồi chiều dậy ăn cơm con. - Dạ. Tôi nằm đó chỉ muốn rơi ngay vào giấc ngủ, muốn thiếp đi để khỏi bị cơn nhức đầu hành hạ nhưng có được đâu, mắt thì nhắm nghiền mà đầu cứ nghĩ ngợi lung tung. Tôi hối hận về hành động ngu dại đu bửng xe ngựa để ra nông nổi. Tôi nghe tiếng chân người đến gần rồi ngồi nép nhẹ mé giường. Tôi đoán đó là mẹ tôi. Bà rờ trán tôi và nắm tay tôi. - Con ngủ hay thức vậy Hoàng? Tôi nằm im rưng rưng nước mắt. Chắc mẹ biết tôi thức nên hỏi: - Con có làm sao không nói cho má biết đi con. Nước mắt tôi chảy ra; một bàn tay của mẹ chạm lên mặt tôi. Tôi dằn vặt, nửa muốn giấu, nửa muốn kể sự thật với mẹ: - Con... con... nhức đầu. Tôi không hoặc chưa có đủ can đảm để nói thật. Tôi sợ mẹ lo buồn.

- Con ăn cơm được không hay để má nấu cháo con ăn? - Dạ, con ăn cơm được. - Vậy thì xuống nhà ăn cơm con. Con đi được không hay để má đỡ cho. Tôi cố gượng đi xuống nhà rồi ngồi dựa cửa. Mẹ tôi mang lại cho tôi một chén cơm có chan sẵn canh bầu và hai con tép rang nguyên đầu nguyên đuôi. - Con ăn hết thì nói má bới chén nữa cho. Ráng ăn hết đi con. - Dạ. Lạ quá, tuy bụng đói nhưng tôi ăn cơm không cảm thấy ngon. Tôi nhai nuốt từng ngụm cơm một cách khó khăn; tôi ráng ăn cho hết chén cơm, xong tôi cố gắng đứng lên đem chén đũa đặt lên cái bàn ăn tròn. - Ăn nữa không con?, mẹ hỏi. - Dạ thưa Má con không ăn nữa. Con muốn đi vô giường nằm nghỉ. - Vậy con đi nằm nghỉ đi con. - Dạ. Tôi chóng mặt và đầu nhức bưng bưng. Không kịp lấy vỏ cua chà răng súc miệng, tôi nằm vật trên tấm vạt giường trải chiếu và lấy gối che mặt vì nắng chiều rọi qua kẽ vách ván bổ kho rất chói mắt khó chịu. Tôi nằm luôn suốt hai bữa không ăn uống gì, kể cả thuốc bắc, cứ uống vào là ói ra, ói cho tới mật xanh mật vàng. Có lúc tôi nực đổ mồ hôi, lúc khác thì nằm co người lại vì lạnh run; mẹ tôi phải lấy mền đắp cho tôi. Tôi ngủ mê man. Mẹ tôi và mọi người trong nhà đều bận rộn chuẩn bị đón Tết. Mẹ là người đóng vai chính lo việc nấu nướng trong nhà, lại còn phải lo cho đứa con mới hai tuổi, là đứa em trai bụ bẫm của tôi, nên càng bận rộn thêm. Có lúc tôi chợt tỉnh dậy, miệng khô đắng. Tôi thèm một cục đường phèn để ngậm trong miệng cho vị ngọt thấm qua lưỡi. Mẹ tôi chỉ cho tôi ngậm gừng và cam thảo để dằn ói. Sáng sớm ngày Mồng Một, tôi vừa cựa mình thức dậy thì nghe tiếng mẹ tôi:


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

39


TM

40

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

MONTREAL - OTTAWA


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

41


TM

Con đỡ nhức đầu chưa con? Mẹ hỏi và rờ trán tôi. - Dạ con hơi đỡ một chút. - Má đã nấu sẵn nồi lá ổi, con xông một cái cho khỏe; nhớ lấy khăn lông với nước nóng lau mình mẩy cho con. Tết rồi con cũng phải thay quần áo mới. Tôi định nói với mẹ tôi là tôi có thể tự lo được nhưng quả thật là tôi còn yếu đi đứng chưa vững. Giúp tôi xông, lau mặt mũi mình mẩy và chải tóc cho tôi xong, mẹ tôi đưa cho tôi bộ quần áo mới và nói: - Hôm nay có Ba con và Cậu Sáu con về. Con ráng tỉnh mỉnh cho Ba con thấy vui nha con. Nghe Mẹ nói hôm nay Ba về, tôi bỗng cảm thấy như có thêm sức khỏe hơn. Ba tôi làm việc ở Sài Gòn, cả năm chỉ về quê thăm vợ con đôi lần. Ba hứa dành dụm đủ tiền rồi sẽ đón gia đình lên Sài Gòn sinh sống. Tôi mong sớm có ngày ấy. Cậu Sáu tôi mở tiệm hình trên thành phố Mỹ Tho, cách nhà ngoại tôi chỉ hơn mười cây số, nhưng vì công việc làm ăn nên thỉnh thoảng mới về quê. Cậu chưa lập gia đình nên rất thương các cháu. Tôi đỡ mệt và thấy đói. Bà ngoại tôi nói tôi mới hết bịnh không nên ăn cơm liền. Bà khuấy cho tôi một tô cháo bột mì tinh pha đường phèn là món tôi thích. Tôi ăn thấy ngon miệng. Bà còn cho tôi một viên xí muội cà na cam thảo để tráng miệng. Vẫn còn mệt, tôi nằm lại trên giường ở phòng trong. Chỉ cách một tấm màn che thay cho cánh cửa ở lối ra vào, tôi nghe bên ngoài đang nhộn nhịp cộng với mùi nhang thơm từ bàn thờ ở phòng ngoài. Tôi đoán là ông ngoại tôi đang cúng. Có một lần đám giỗ ông cố ông sơ tôi gì đó, ông ngoại tôi đang cúi xá trước bàn thờ. Vừa đi chơi về, từ ngoài nắng bước vô nhà, mắt ba chớp ba nháng, tôi thấy cái đầu búi tóc tròn trịa bên trên tấm lưng đầy đặn của ông mà tôi tưởng đó là bà ngoại tôi. Đó là dạo năm 1950, nhiều ông hơi già tồn cổ chưa chịu hớt tóc.

42

Tr ê n b à n t h ờ c ó chưng nhiều hình mà tôi không biết là của những ai vì ít khi nào tôi dám nhìn lâu. Tôi chỉ đoán đó là hình ông bà cố hai họ nội ngoại, hình cậu Hai, hình dì Năm, hình cậu Tám là những người con của ông bà ngoại chẳng may mất sớm. Cậu Tám thì tôi có biết vì Cậu hay đi bắn chim bằng giàn ná thun và có dắt tôi theo làm đệ tử với nhiệm vụ là xách xâu mấy con chim tội nghiệp. Cậu chết mới năm trước, lúc chỉ mới mười sáu tuổi vì bịnh tim. Dì Năm tôi mất trước đó vì sanh khó tại nhà; cả hai mẹ con đều chết. Mẹ tôi thứ tư. Nếu tôi không bị bịnh, chắc tôi cũng xớ rớ phụ Cậu Ba và anh Trung chùi mấy bộ lư. Tôi nhớ dường như là ở trong nhà có cả thảy là ba cái bàn thờ và ba bộ lư lận. Anh Trung, con trưởng của cậu Ba, là cháu nội đích tôn của ông ngoại tôi. Anh là người cháu nội rất ngoan, siêng năng và hiếu thảo. Xem như anh là người lớn tuổi nhất trong nhà ngoại tôi còn sống hiện nay. Nằm một lúc, tôi cảm thấy đã bớt mệt, bớt nhức đầu chóng mặt và không còn dật dờ buồn ngủ ngáp tới ngáp lui nữa. Và tôi hơi đói. Mẹ tôi bước vào thăm tôi. Nhằm ngày Tết nên bà mặc áo dài cài nút bóp, nhưng một nút bị bung ra chỗ bụng. Tôi cười. Mẹ tôi nói: - Mấy bữa rồi mới thấy con cười, Má mừng quá.

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

Tôi nói: - Con cười Má gài nút áo dài hở bụng. - Vậy hả? Mẹ tôi thử gài nút lại nhưng nó vẫn cứ bung ra. Bà nói: - Tại cái nút áo lờn rồi đó con. Thôi kệ, hai cái áo dài cũ kia Má bận chật hết vừa rồi. Tại Má có tật hay thấy đồ ăn dư lặt vặt mỗi thứ một chút dẹp mất công quá nên Má ăn cố hết cho gọn nên mập đó. Mẹ tôi về nhà chồng năm mười tám tuổi, năm sau phải về lại nhà cha mẹ ruột để sinh ra tôi trong cái chòi dùng làm nhà bảo sanh gia đình bên mé mương. Nhà ông bà nội bên kia sông Chợ Gạo bị nạn giặc giã giữa quân đội Liên Hiệp Pháp với Việt Minh đánh nhau nên cháy rụi, cướp đi cả bảy mạng người, nhà tan cửa nát. Tôi lớn lên ở quê ngoại là tại vậy. - Má ơi con đói bụng. - Con muốn ăn gì Má lấy cho? - Con thèm ăn cháo với nước mắm kho quẹt. - Trời đất ơi! Mùng Một Tết ai mà đi ăn nước mắm kho quẹt hả con! Đồ cúng Tết nhiều món ngon lắm. - Nhưng con thèm. Bà Ngoại nói mới hết bịnh nên ăn cháo cho lành. - Tưởng gì chớ món con thèm Má chỉ cần nấu một chút là xong. Xuống dưới nhà chơi đi con. Có dì Bảy con với em Kiệt con ở dưới. Dì Bảy chưa chịu lấy chồng. Dì thấy tấm gương dì Năm chết vì sanh khó nên dì sợ. Mối sợ đó còn truyền đến mấy người chị họ của tôi, con của cậu mợ Ba tôi. Các chị đều không chịu lập gia đình, chịu sống đơn chiếc với nhau nơi quê cũ cho tới ngày nay. Dì Bảy là người lì xì cho tôi trước tiên. Dì sợ lấy chồng mà lì xì đứa cháu trai nào dì cũng khuyên “đừng thua bầu cua, để dành tiền lớn lên cưới vợ”. Tôi ăn tô cháo với nước mắm kho quẹt ngon quá chừng. Ngon nhất là lớp nước mắm hơi khét đóng trong vành cái tô sành. Cả nhà sắp sửa cúng trưa thì Ba tôi

MONTREAL - OTTAWA

và cậu Sáu tôi về tới. Bề nào từ Sài Gòn về, Ba tôi cũng phải xuống xe ở Mỹ Tho trước, xong mới đón xe đò nhỏ về Chợ Gạo. Không ngờ lúc Ba tôi đang đi lơn tơn gần bến xe, cậu Sáu tôi thấy nên chở về luôn. Cậu chạy xe gắn máy, tôi quên không nhớ hiệu gì. Cậu cho tôi ngồi lên xe, tôi giả bộ rồ ga khoái lắm. Ba tôi rời quê lên Sài Gòn kiếm việc làm đã mấy năm; tôi nghe nói ông đang làm thư ký kế toán ở Nhà Đèn Chợ Quán mà chẳng có ý niệm gì về công việc đó ra sao. Ông xoa đầu tôi; tôi rùng vai rút cổ vì vết trầy sưng sau ót tôi còn đau. Ông cho tôi một cây viết máy hiệu Parker kèm với bình mực và một cái bóp da bỏ túi. Tôi sung sướng với hai món quà này lắm. Cây viết có hộp đàng hoàng, có ngòi viết như vàng và đầu ngòi màu bạc. Ba tôi đã nạp mực sẵn, biểu tôi thử viết xem có thoải mái không. Tôi viết đi viết lại cả chục lần ba chữ “Con cám ơn Ba”. Cái bóp da thì vì túi quần áo tôi nhỏ quá đựng không vừa. Vậy là có bao nhiêu tiền lì xì tôi đều đựng hết vô bóp mới, đi đâu cũng thủ kỹ, tối ngủ thì dằn nó ở dưới gối. Màn chúc Tết diễn ra rậm đám lắm tại vì cậu Sáu tôi muốn sẵn dịp chụp hình gia đình luôn. Cậu dàn cảnh sắp xếp ông bà ngoại tôi ngồi ghế ngay ngắn ở giữa; cậu sửa từng chi tiết vị trí đặt tay, vạt áo; cậu chọc cho mọi người cười tươi vì cậu đã kinh nghiệm rồi. Ông bà ngày xưa chụp hình chân dung ngồi thẳng người ngay ngắn, hai tay đặt trên đùi, ngồi im như khúc gỗ; hình chụp mà không thấy đủ tất cả hai tai, mười ngón tay là không chịu. Cậu Ba tôi là phận con trưởng trong nhà nên cậu và vợ con của cậu mừng tuổi trước, tiếp đến là gia đình ba má tôi, sau đó mới tới phiên cậu Sáu rồi dì Bảy. Ai cũng nói gần như có một câu mẫu “Chúc sống lâu trăm tuổi” và chỉ cần thay đổi vai vế xưng hô. Tôi cũng nói “Con chúc ông ngoại bà ngoại sống lâu trăm tuổi” để nhận được một bao đỏ, trong đó có một tờ


TM

MONTREAL - OTTAWA

giấy bạc Đông Dương mệnh giá một đồng. Ông bà ngoại tôi chúc lại tôi “Con ráng học giỏi cho ba má con được nhờ”. Mọi lời chúc Tết năm xưa xem như trớt quớt hết vì ông bà ngoại tôi sống tới cỡ tám chục tuổi đã qui tiên; tôi thì học dở và ba má tôi cũng chẳng được nhờ.

Tối Mùng Một, sau khi cả nhà cơm nước xong, cậu Sáu tôi tổ chức một màn văn nghệ bỏ túi để giúp vui. Cả ban văn nghệ vừa đàn vừa hát chỉ có hai người là cậu Sáu tôi và cậu Hai Long, em họ của mẹ tôi. Một người đàn “mandolin”, một người đàn “banjo”, vừa đàn vừa thay phiên

nhau hát, tiếng đàn nghe giòn giã, giọng ca tài tử cây nhà lá vườn của hai cậu đối với một thằng nhỏ thích văn nghệ là tôi như vậy là hay rồi. Tôi nhớ dường như bản ruột của hai cậu là bài “Khúc Nhạc Đồng Quê” với những câu “Quê hương tôi gió chiều về trong nắng vàng... Ven bờ sông ai chờ mong bao hình bóng... Ôi mênh mông cánh đồng làng trong nắng tàn... Bao người đang lo cày cấy mong ngày mai...” Tôi chẳng biết tên nhạc sĩ, tôi chỉ biết tiết điệu dồn dập vui vui, lời ca thì quá thích hợp với cảnh quê thanh bình thuở đó. Dưới ánh sáng của hai cây đèn “manchon” treo bằng móc sắt dài từ trên trần nhà, mọi người trong đại gia đình ông bà ngoại trông tươi vui, kể cả tôi, dù vẫn còn yếu vì chưa hẳn khỏi bệnh. Vào buổi tối, nhà ngoại có thói quen ăn trái cây trước khi đi ngủ, chắc tại trái cây luôn luôn sẵn có trong vườn nhà. Mận, ổi, quít, vú sữa đựng cả thúng để trên sàn nhà, mạnh ai nấy lấy ăn. Má tôi lột cam sành dưa cho ba tôi, tôi và em tôi ăn. Ánh đèn manchon sáng choang lôi cuốn vô số những con thiêu thân; từ ngoài bóng tối chúng lao vào ánh đèn để rồi bị ngã chết la liệt trên mặt bàn. Có những con chỉ ngất ngư bay loạng choạng trúng người này người nọ. Đêm tàn, màn văn nghệ và ăn trái

cây ngày đầu năm chấm dứt. Đứa em hai tuổi của tôi đã ngủ say; tôi cũng đã ngáp vắn ngáp dài, tay bốc một miếng vỏ cau, chấm một ít tro than để chà răng súc miệng rồi đi ngủ. Xấp xỉ đã gần bảy mươi năm qua rồi còn gì. Mọi người trong gia đình ông bà ngoại tôi giờ đây không còn ai nữa cả: cậu mợ Ba, ba má tôi, cậu Sáu, dì Bảy đều lần lượt đã từ giã cõi đời. Những cây ăn trái trong mảnh vườn xưa cũng lần lượt trở nên già cỗi và ngừng sức sống, nhường chỗ cho những nấm mồ. Ngọ lì, đứa bạn xúi dại tôi đu bửng xe ngựa ngày xưa lớn lên làm tròn phận trai thời loạn, gắn hoa mai vàng trên cổ áo, Trung úy Đại đội Trinh Sát Sư Đoàn 7 Bộ Binh, để rồi mãi mãi đi vào lòng đất mẹ năm 1973 ở Giồng Trôm Bến Tre, vinh thăng Đại úy. Phần tôi, tuổi dại khờ lăn lộn gần suốt bảy mươi năm, nay trở thành khờ lại, đi kể chuyện ngày xưa tưởng chỉ để dành cho chính mình. Chứng bệnh chóng mặt nhức đầu ói mửa không ăn không uống mấy hôm liền vẫn đeo đẳng suốt cuộc đời, mỗi năm cứ lại xảy ra đôi ba lần như nhắc cho tôi mãi nhớ về kỷ niệm cái Tết năm xưa đó. Toronto đầu năm 2019

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

PHAN HẠNH

02/02/2019|

43


TM

MONTREAL - OTTAWA

Năm Kỷ Hợi

n

ế i n b i c ố à v l i ị c ạ h l sử ớ h

PHAN HẠNH

C

huyện con heo chẳng bao giờ thiếu vì lẽ heo đã đi vào đời sống của con người từ gần mười ngàn năm trước. Người xưa đã bắt lợn rừng về nuôi, nhân giống và thuần hóa chúng để làm cho chúng hết hoang dã và trở thành thú vật nhà. Kể từ đó, lợn đã thay đổi lịch sử loài người. Và ngược lại, gần như con người cũng đã thay đổi loài lợn gia súc. Người không còn lạ gì với những trò con heo/lợn. Dưới đây là một số sự kiện xảy ra trong lịch sử có liên quan đến con lợn, tôi xin kể các bạn đọc giải trí. HOA KỲ VÀ CANADA SUÝT CÓ CHIẾN TRANH CHỈ VÌ MỘT CON HEO

Bản đồ vị trí đảo San Juan

44

Nền hòa bình giữa hai nước láng giềng Hoa Kỳ và Canada chúng ta đôi khi có chút căng thẳng. Năm 1859, chiến tranh giữa hai nước suýt nổ ra trên đảo San Juan nằm giữa Vancouver, B.C. và Tiểu bang Washington. Nguyên nhân của cuộc chiến chỉ vì một con lợn. San Juan là đảo lớn nhất của một nhóm đảo nằm kẹp giữa Hoa Kỳ về phía đông và đảo Vancouver (tỉnh bang British Columbia, Canada) về phía tây, mặt Bắc và mặt Nam là hai eo biển Georgia và eo biển Juan de Fuca. Quần đảo bị ngăn cách khỏi lục địa Hoa Kỳ bởi eo biển Rosario, ngăn cách khỏi đảo Vancouver bởi eo biển Haro và eo biển Boundary. Một hiệp ước biên giới hai nước ký năm 1846 tưởng đâu đã phân định rõ ràng phần đất đai hay phần biển đảo nào thuộc về ai với ai. Nhưng chẳng may có một trục trặc đối với đảo San Juan vì nơi đó đang có người Canada thuộc Anh và người Mỹ định cư; bên nào cũng tưởng đảo đó là của nước mình do sự phân định biên giới chưa rõ rệt. Vào ngày 15 tháng 6 năm 1859, một con lợn của một nông dân người Canada thuộc Anh nuôi, chắc là một tay có óc thám hiểm nên đã lang thang đi qua cánh đồng trồng khoai tây của Lyman Cutlar, một nông dân người Mỹ. Chẳng biết nó đã đào bới ăn củ khoai nào chưa thì đã bị người nông dân Mỹ bắn chết. Nó đâu có biết Mỹ là xứ của dân cao bồi, ai ai cũng trang bị súng dài súng ngắn và sẵn sàng nhả đạn. Người nông dân Canada bèn làm đơn khiếu nại gửi đến chính quyền Anh để xin can thiệp, bắt người nông dân Mỹ kia phải bồi thường. Anh nông dân Mỹ cùng các cư dân người Mỹ khác trên đảo yêu cầu chính quyền Mỹ gởi quân đội đến bảo vệ họ. Thế là

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

Thiếu tướng chỉ huy đạo quân Oregon là William S. Harney liền ra lệnh Đại úy George E. Pickett đưa một đại đội gồm 64 binh sĩ thuộc Trung đoàn 9 Bộ binh đến đóng quân gần cơ sở bến cảng của công ty Anh quốc Hudson Bay trên đảo. Về phía Canada, Thống đốc British Columbia là James Douglas cũng ra lệnh cho Hạm trưởng Geoffrey Phipps Hornby đưa chiến hạm HMS Tribune đến đảo để hăm dọa. Tiếp sau đó còn hai chiến hạm HMS Satellite và HMS Plumper đưa đơn vị Thủy Quân Lục Chiến 46 Royal Marines của Anh đến thị oai nữa. Chiến tranh coi bộ chắc chắn sẽ xảy ra. Hạm trưởng Hornby của Hải quân Hoàng gia Anh án binh chờ lệnh của Phó Đô đốc R. Lambert Baynes, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương. Tướng Baynes đến nơi và bảo rằng ông sẽ không bao giờ can dự vào chuyện chiến tranh giữa hai quốc gia vĩ đại chỉ vì một con lợn. Trong khi đó, ngày 10 tháng 8, đơn vị Mỹ đồn trú trên đảo của Đại úy Pickett được tăng cường thêm 171 tay súng nữa; lực lượng gom chung lại được đặt dưới quyền chỉ huy của Trung tá Silas Casey. Phó Đô đốc Baynes cho mời Trung tá Casey lên soái hạm Ganges để nói chuyện phải quấy. Thấy lực lượng của bên Anh quá hùng mạnh, Trung tá Casey thất vọng trở về đảo San Juan và xin thêm viện binh. Đến ngày 31 tháng 8, quân Mỹ trên đảo đã lên đến 461 người với 14 khẩu đại bác địa chiến và 8 khẩu đại bác hải chiến từ chiến hạm gỡ ra đem lên đảo. Trong khi quân Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ trên đảo, quân Anh đã tiến hành các cuộc tập trận với tổng số 52 khẩu đại bác, luân phiên bắn dọa rải rác vào vách đá ven bờ đảo.


TM

MONTREAL - OTTAWA

Khi tin tức về tình hình đối đầu căng thẳng ở đảo San Juan về đến hai thủ đô Washington và London, các nhà lãnh đạo đầu não của cả hai quốc gia, không biết gì về bầu không khí kỳ quái ở San Juan, đã ngạc nhiên tột độ khi hiểu đầu đuôi câu chuyện chỉ vì một con lợn, một chuyện nhỏ nhặt suýt bùng nổ trở thành một vụ việc quốc tế lớn. Tổng thống Mỹ James Buchanan đương thời lúc bấy giờ bèn ra lệnh cho Tướng chỉ huy quân đội Hoa Kỳ là Winfield Scott đến tận nơi điều tra và tìm biện pháp giải quyết vụ xung đột. Sau một chuyến đi kéo dài sáu tuần lễ từ New York vòng qua Panama, tướng Scott đến San Juan hồi tháng 10 năm đó và liên lạc với Thống đốc Douglas của British Columbia bên phe Anh. Hai bên thương thuyết và thu xếp việc rút quân, chỉ để lại trên đảo một đại đội lính Mỹ và một tàu chiến Anh neo đậu tại vịnh Griffin. Tướng Scott của Mỹ đề nghị một sự chiếm đóng quân sự chung cho đến khi có thể đạt được một thỏa thuận cuối cùng. Thỏa thuận này được phê duyệt vào tháng 11 năm 1859. Vào ngày 21 tháng 3 năm 1860, Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh đổ bộ vào bờ biển phía tây bắc của hòn đảo và thiết lập căn cứ tại Vịnh Garrison, nơi được gọi là “Trại Anh”. Đảo San Juan nằm dưới sự chiếm đóng quân sự chung trong 12 năm liền. Đến năm 1871, khi Vương quốc Anh và Hoa Kỳ ký Hiệp ước Washington, vấn đề tranh chấp đảo San Juan được chuyển đến Kaiser (vua) Wilhelm I của nước Đức để giải quyết với tư cách trọng tài. Vua Wilhelm I đề cập vấn đề này với một ủy ban trọng tài gồm ba thành viên họp nhau gần một năm ở Geneva. Vào ngày 21 tháng 10 năm 1872, ủy ban, thông qua

Bảng đồng lưu niệm King Neptune, con lợn hộ mạng của Hải Quân Hoa Kỳ, dựng ở Anna, Illinois

vua Wilhelm I, đã phán quyết có lợi cho Hoa Kỳ, thiết lập đường biên giới mới qua Eo biển Haro. Do đó, đảo San Juan trở thành tài sản của Mỹ và ranh giới cuối cùng giữa Canada và Hoa Kỳ đã được thiết lập. Vào ngày 25 tháng 11 năm 1872, Thủy quân lục chiến Hoàng gia rút khỏi Trại Anh. Đến tháng 7 năm 1874, người lính cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ cũng rời khỏi Trại Mỹ. Hòa bình cuối cùng đã đến với vĩ tuyến 49. Từ đó đến nay, đảo San Juan được nhớ đến như là một cuộc chiến mà tổn thất duy nhất chỉ là một con lợn. CON LỢN TRỊ GIÁ 19 TRIỆU MỸ KIM NĂM 1942 Ngày 7 tháng 12 năm 1941, hàng đoàn máy bay Thần Phong của Hải Quân Thiên hoàng Nhật Bản thình lình tấn công Trân Châu Cảng ở Hawaii của Hoa Kỳ. Tức khắc, chính phủ Hoa Kỳ kêu gọi sự

đóng góp của toàn dân cho ngân sách chiến tranh bằng mọi cách tối đa. Trái phiếu chiến tranh được tung ra và được dân chúng nhiệt liệt ủng hộ. Một con lợn được đặt tên là King Neptune (sinh ngày 16 tháng 5 năm 1942 - mất ngày 14 tháng 5 năm 1950) cũng “góp phần phục vụ đất nước” trong việc giúp gây quỹ được hơn 19 triệu đô la cho toàn bộ chi phí đóng chiếc chiến hạm Illinois của Hải Quân Mỹ (phải mất bốn năm mới xong). Nếu điều chỉnh theo tỷ ngạch vật giá lạm phát, 19 triệu Mỹ kim năm 1942 bằng 275 triệu Mỹ kim năm 2018 bây giờ. Chú lợn King Neptune thuộc giống lợn Hereford được sinh ra trong một lứa 12 con tại trang trại Sherman Boner gần West Frankfort, Illinois. Ban đầu, nó có tên là Parker Neptune để vinh danh lợn cha là Parker Sensation, do Patty Boner, con gái của ông chủ trại nuôi dưỡng theo Chương

Cảnh sát Chicago bắt giữ ứng cử viên tổng thống Pigarus

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

45


TM

Tranh vẽ Thánh Anthony và con lợn

Trình Phát Triển Thanh Thiếu Niên 4-H của chính phủ. Lúc King Neptune được sáu tháng, ông chủ Sherman Boner đem nó hiến tặng cho Hải Quân với dự tính ban đầu là sẽ làm món heo quay rồi bán gây quỹ. Khi đi gây quỹ, lợn King Neptune được bọc trong một lá cờ Hải Quân, xong nhân viên tuyển mộ mang đi rao bán, thật ra là quyên góp. Người thì giả vờ bỏ ra một số tiền nào đó để mua cái đùi; người khác bỏ tiền mua cái chân trước, sườn, bụng, v.v…, nhưng chẳng ai thực sự muốn con lợn bị xẻ thịt cả. Nhân viên tuyển dụng của Hải Quân là Don C. Lingle, nguyên là cư dân của Anna, Illinois, quyết định bán đấu giá con lợn để tăng trái phiếu chiến tranh. Lingle và nhà đấu giá L. Oard Sitter đã đi khắp miền Nam Illinois đấu giá con lợn. Ngày 6 tháng 3 năm 1943, Thống đốc bang Illinois là Dwight H. Green đã thay mặt cho tiểu bang và mua nó với giá một triệu đô la. Một biến cố buồn cười xảy ra vào đầu năm 1945 khi có người ký một tấm séc mà lại đề tên người nhận là chú lợn King Neptune. Ngân hàng yêu cầu phải có chữ ký chứng thực của người nhận. Đệ nhị Thế Chiến chấm dứt, Lợn King Neptune được “giải ngũ” trở về nông trại sống hết cuộc đời còn lại và chết vì viêm phổi tại trang trại của Ernest Goddard gần Anna, Illinois vào ngày 14 tháng 5 năm 1950, hai ngày trước sinh nhật 8 tuổi. King Neptune được Hải Quân Hoa Kỳ trang trọng chôn cất đúng theo lễ nghi quân cách tại Neptune Park cách khoảng sáu dặm (10 km) về phía đông của Anna, Illinois. Qua vài lần dời mộ vì các dự án phát triển hệ thống xa lộ và vì bị phá hoại, vào cuối thập niên 1980, tiểu bang Illinois đã đặt một tượng đài thứ hai tưởng niệm con lợn King Neptune tại khu vực nghỉ ngơi (rest area) trên Xa lộ Xuyên bang I-57 ở phía bắc gần đó. PIGASUS, CON LỢN ỨNG CỬ TỔNG THỐNG Chắc các bạn còn nhớ phong trào phản chiến lan rộng rầm rộ ở Mỹ với khẩu hiệu “Make Love Not War” trong thập niên1960. Tại hội nghị toàn quốc Dân Chủ Hoa Kỳ diễn ra ở Chicago năm 1968, tổ chức sinh viên phản chiến Yippies, viết tắt của Youth International Party, đã đưa một con lợn mà họ đặt tên là Pigasus ra làm ứng cử viên tổng thống với mục đích làm một cuộc biểu tình chống đối sự can thiệp của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam. Ngoài ra họ cũng chống đối sự kỳ thị chủng tộc và kêu gọi dẹp bỏ hệ thống lưỡng đảng. Họ muốn nhắn gửi một thông điệp rằng một tổng thống “lợn” sẽ không gây giết chóc, trong khi tổng thống “người” đắc cử, dù là ứng cử viên Đảng Dân chủ Hubert H. Humphrey hay ứng cử viên Đảng Cộng hòa Richard M. Nixon cũng gởi quân lính đi vào cõi chết trên chiến trường Việt Nam.

46

Hôm ấy, ứng cử viên lợn Pigasus vừa được một sinh viên của ban tổ chức Yippies là Jerry Rubin chính thức giới thiệu trong buổi họp báo đầu tiên thì bị cảnh sát ập vào bắt tóm đi cùng với một số người biểu tình khác. (Hình đính kèm) Sau đó, đám người bị bắt đã đóng tiền thế chân bảo lãnh và được thả, con lợn Pigarus tội nghiệp thì bị giữ luôn và sau đó số phận ra sao không rõ. Có tin đồn nó bị cảnh sát đem quay mất rồi. Nên nhớ từ năm 1965, sinh viên Mỹ biểu tình bị cảnh sát đàn áp nên rất ghét cảnh sát và gọi họ bằng tiếng lóng là “pig”. Chắc các bạn còn nhớ, trong những năm của thập niên 1960, Hoa Kỳ chứng kiến sự bùng nổ của một cuộc thay đổi chính trị. Chán ngấy với tình trạng sa lầy chiến tranh ở Việt Nam lúc bấy giờ, đa số người dân đang tuyệt vọng và mất tin tưởng ở các nhà lãnh đạo chính trị đương thời. Do đó, sau cuộc tổng công kích Mậu Thân năm 1968 xảy ra, các thành viên của Đảng Quốc tế Thanh niên Yippies đã tìm ứng cử viên nào sáng giá để dẫn dắt họ tham gia cuộc bầu cử, và ứng cử viên đó là con lợn Pigasus. Nhóm Yippies nghĩ rằng hành động táo bạo này sẽ khiến họ khác biệt với các đảng khác và gây được sự chú ý lớn của quần chúng. Nhờ nhóm Yippies đem một con lợn ra làm một màn khích động chính trị, phong trào phản chiến đã bùng phát dữ dội dẫn đến việc Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam. Hậu quả ra sao chúng ta đã biết. CON LỢN CỦA THÁNH ANTHONY Trong Anh ngữ, “Tantony Pig” là một thuật ngữ với nghĩa tiêu cực, mô tả một kẻ hay theo đưổi người khác một cách vội vã và mù quáng. Được bắt đầu dùng từ thời Trung cổ, “Tantony” là chữ ngắn gọn của chữ “St. Anthony”. và có liên quan đến câu chuyện của Thánh Anthony, vị thánh phò trợ của loài lợn. Thánh được sinh ra ở Ai Cập vào năm 251 sau Công nguyên trong một gia đình giàu có nhưng đã đem hết tiền bạc của mình cho người nghèo. Thánh và đã chiến đấu với Satan nhiều lần. Một lần, Satan xuất hiện dưới hình dạng một con lợn quái dị. Thánh Anthony dùng lòng tốt và sự tha thứ đánh đuổi Satan đi, chỉ còn lại con lợn thân thiện. Đó là lý do tại sao những người chăn nuôi lợn luôn luôn cầu nguyện Thánh Anthony để được ngài phù trợ. Ông tự chọn sống một cuộc đời khắc khổ bằng cầu nguyện, làm việc chăm chỉ, vậy mà vẫn sống đến 105 tuổi! Sự thuần khiết và sự hy sinh bản thân của Thánh Anthony, cùng với câu chuyện chuyển hóa được con lợn dữ, đã thu hút một đám tu sĩ môn đệ và ông đã thành lập một cộng đoàn mục vụ được gọi là Bệnh viện của Thánh Anthony. Vào thời Trung Cổ, Bệnh viện Huynh Đệ St. Anthony là một cơ quan xã hội thề nguyện chữa bệnh cho người nghèo, đặc biệt là những người mắc phải căn bệnh mang tên Lửa Thánh Anthony (St. Anthony’s Fire). Người mắc bệnh này có những triệu chứng như hoảng loạn, động kinh co giật và hư thúi các ngón tay chân (gangrene, hoại thư) do độc tố của nấm ký sinh Ergot trong lúa mạch gây ra. Ngày nay bệnh này được gọi là “Ergotism”. Trên thực tế, Thánh Anthony cũng có tên gọi khá kém hấp dẫn là “Thánh bảo trợ của các bệnh về da”! Thật vậy, trong những ngày trước khi điều trị bằng kháng sinh, những lời cầu nguyện đến Saint Anthony là lời kêu gọi đầu tiên trong trường hợp lợn erysipelas. Để hỗ trợ công việc cho bệnh viện, quần chúng

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

MONTREAL - OTTAWA

thường tặng lợn như là một món quà thích hợp. Lợn Tantony được gắn chuông để xác định chúng là của bệnh viện. Những con lợn này được thả hoang trên đường phố để tự kiếm sống. Bất kỳ con nào sống sót đến tuổi trưởng thành đều được đem bán, và số tiền thu được sẽ sung vào quỹ của bệnh viện. Ở thị trấn La Alberca, một địa điểm lịch sử quốc gia của Tây Ban Nha, đến nay lợn vẫn được người dân trong làng thả rong để tự kiếm ăn ngoài đường phố, thường là hạt quả rụng từ các cây sồi. Lợn đó được đặt tên là San Anton, vào cuối mỗi năm được mang ra bán gây quỹ và số tiền quyên góp được sẽ giao cho nhà thờ. CON LỢN TÌM RA SUỐI NƯỚC KHOÁNG CHỮA BỆNH

Anh quốc có một thành phố tên là Bath rất nổi tiếng về phẩm chất tốt của nguồn nước ở vùng đó để tắm. Trên thực tế, bạn có thể ghé thăm di tích còn lại của các nhà tắm huy hoàng thời La Mã từng xây lên ở đó. Nếu nói theo ngôn ngữ trong nước Việt Nam ta hiện nay, phải dùng chữ “hoành tráng” để diễn tả những nhà tắm công cộng này vì chúng quả thật như vậy. Các nhà tắm công cộng do người La Mã xây dựng từ thuở xa xưa được bảo tồn gìn giữ và đã trở thành địa điểm lịch sử của thành phố Bath nước Anh ngày nay, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Rất tiếc là họ đến đấy chỉ để chiêm ngưỡng thôi chứ không được xuống nước tắm. Khu di tích gồm có bốn phần chính là Suối Thiêng, Đền La Mã, Nhà tắm La Mã và Viện Bảo Tàng. Trong những ngày thời tiết lạnh, nước nóng ở nhiệt độ 46 độ C (115°F) từ các mạch ngầm dưới lòng đất phun trào lên khiến cho mặt nước nổi bong bóng và bốc hơi như nồi cơm đang sôi và tạo thành một lớp sương mù che mờ trên mặt nước. Nguồn nước đó là từ dưới lòng đất thấm qua các tầng đá vôi ở độ sâu từ 2.700 đến 4.300 mét (8.900 đến 14.100 ft). Năng lượng địa nhiệt làm tăng nhiệt độ nước lên từ 69 đến 96°C (156,2 đến 204,8°F). Do áp lực, nước nóng dâng lên bề mặt dọc theo các

Tượng vua Bladud và lợn


TM

MONTREAL - OTTAWA

khe nứt và đường gãy trong đá vôi. Không có gì ngạc nhiên khi người La Mã và các thế hệ tiếp theo suốt ba trăm năm đã đổ xô đến địa điểm Spa thiên nhiên này để thư giãn. Vùng nước giàu khoáng chất được cho là có đặc tính chữa bệnh, và truyền thuyết kể rằng những sức mạnh dược liệu này là do lợn phát giác. Bằng chứng khảo cổ cho thấy địa điểm các nhà tắm La Mã này có thể là một trung tâm thờ cúng của người Celts bản địa; các suối nước nóng dâng hiến riêng cho nữ thần Sulis mà người La Mã gọi là nữ thần Minerva. Những năm 60, 70 sau Công nguyên, người La Mã xâm chiếm nước Anh đã đặt tên thị trấn Bath là “Aquae Sulis”, vùng nước Sulis. Họ xây dựng khu nhà tắm đồ sộ và dùng chúng trong suốt 300

năm. Trong thời kỳ chiếm đóng Vương quốc Anh đó, có thể do theo lệnh của Hoàng đế Claudius, đạo quân La Mã nổi tiếng giỏi về xây cất đã dùng đá và gỗ sồi để lót nền và vách ngăn các bể tắm lộ thiên có trám chì rất kiên cố. Qua thế kỷ thứ 2, họ xây thêm phần kiến trúc bên trên mặt đất là các tòa nhà hình vòm bằng gỗ gồm có caldarium (bể tắm nước nóng), tepidarium (bể tắm nước ấm) và frigidarium (bể tắm nước lạnh). Sau khi La Mã rút khỏi Anh trong thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ 5, những kiến trúc này rơi vào tình trạng tàn phế vì đất chuồi và lũ lụt. Biên niên sử Anglo-Saxon ghi chép là các nhà tắm La Mã nguyên thủy đã bị phá hủy vào thế kỷ thứ 6. Theo huyền thoại của người Bretons và theo tác

giả của quyển ngoại sử Historia Regum Britanniae là Geoffrey ở Monmouth vào khoảng năm 1150 đã mô tả thì vào năm 836 trước Công nguyên, hoàng tử Bladud được vua cha gởi đi du học ở Athens, Hy Lạp. Việc học của Bladud đều suôn sẻ cho đến khi vị hoàng tử bất hạnh khám phá ra là mình mắc bệnh phong. Hoàng tử bị triệu hồi về nước và bị giao cho việc chăn lợn. Sau một thời gian, chẳng may, những con lợn do hoàng tử Bladud chăn dắt cũng bị lây bệnh phong. Đàn lợn chịu đựng bệnh nan y một cách kiên định, không than van oán trách ai cả. Buồn cho số kiếp, hoàng tử Bladud dắt bầy lợn bỏ đi lang thang, biết đâu miệng cứ nghêu ngao hát một bài ca Celtic nào đó có nội dung từa tựa như bài “Rong chơi cuối trời quên lãng” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ của Việt Nam ta. Gặp mấy vũng bùn ấm, bầy lợn nhào xuống nằm ngâm mình thỏa thích, không ngờ đó là suối thiêng có hiệu quả tuyệt vời chữa khỏi bệnh phong. Thấy vậy, hoàng tử Bladud bắt chước bầy lợn, cũng ngâm bùn và cũng hết bệnh. Chàng ta hân hoan dắt bầy lợn trở về và sau đó được vua cha truyền ngôi báu. Thị trấn Bath được thành hình ngay địa điểm đó; hoặc ít nhất đó là huyền thoại thêu dệt cho thêm phần hấp dẫn. Ít ai tin đó là chuyện có thật, mặc dù ở Bath, những bức tượng vua Bladud và lợn rất phổ biến. Chuyện heo lợn ly kỳ trong lịch sử còn nữa nhưng người viết xin tạm ngưng ở đây. Chúc quý bạn một năm Kỷ Hợi 2019 ăn no ngủ kỹ như... PHAN HẠNH

Nhà tắm công cộng La Mã ở thành phố Bath Anh quốc

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

47


TM

MONTREAL - OTTAWA

Phiên tòa

ngày ba mươi T

TRẦN MỘNG TÚ

heo âm lịch hôm đó là ngày 30 Tết. Sáng mai sẽ là ngày Tân Niên. Người Á Đông vào ngày cuối năm này, không ai muốn ra tòa cả. Họ còn lo dọn cửa nhà, bày bàn thờ tổ tiên để đón năm mới. Nhưng người Mỹ thì ngày nào cũng là ngày làm việc, trừ ngày lễ và ngày cuối tuần. Ngày 30 Tết của mình không phải ngày lễ lạt nào của dương lịch cả. Và phiên xử đã định ngày. Muốn hay không cả bị cáo lẫn nguyên đơn đều phải ra đôi chứng trước tòa. Phiên tòa “Dân Sự Tố Tụng” ngoài luật sư, chánh án, còn có cả người ngoài vào tham dự. Những người Việt ở thành phố này háo hức đi xem vì bà Hằng là một khuôn mặt quen thuộc trong cộng đồng, một người ở đây từ năm 1975 và tương đối có một cuộc sống dung dị, khiêm nhường, nhất là sau khi chồng bà qua đời thì bà lại ít giao thiệp hơn. Phần đông họ biết bà là người có nhà cho thuê phòng. Bốn người ở trọ trong nhà bà thì một người, con chở tới, để làm nhân chứng thưa bà Hằng, ba người kia cũng chở nhau hoặc nhờ người khác chở đến xem phiên tòa xử bà Hằng. Bà Nguyễn Thị Hằng bị ông Trần Văn Định, con trai của ông Trần Văn Nam thưa về tội bà lợi dụng bố ông để làm chuyện vợ chồng và đòi số tiền bồi thường là ba trăm ngàn. Đây là số tiền tương đương với căn nhà bà Hằng đang sở hữu. Nếu thua kiện, bà Hằng có thể phải bán đi ngôi nhà này.

48

Sau đây là lời khai của bà Nguyễn Thị Hằng: - Tôi năm nay đã ngoài năm mươi. Góa chồng mười năm, không con cháu. Chồng tôi mất để lại cho tôi tiền hưu bổng, quỹ an sinh của anh cộng vào của riêng tôi, cũng giúp tôi sống thoải mái tuổi già. Tôi có một ngôi nhà khá rộng, nhà bốn phòng ngủ ba phòng tắm. Ngôi nhà này chúng tôi mua sau khi ở Mỹ được mười năm. Bây giờ chồng mất, một mình tôi ở cũng thấy trống trải quá. Bạn bè khuyên tôi nên bán đi mua một căn chung cư ở cho tiện, khỏi phải lo sân trước vườn sau. Nhưng tôi cứ tiếc bao nhiêu kỷ niệm đã có với ngôi nhà này nên không bán. Hai năm sau ngày chồng mất, tôi sửa lại nhà, thêm hai buồng nữa và một buồng tắm rộng, xây theo kiểu cho người già có thể đẩy xe lăn vào tắm. Đã tám năm nay, tôi cho thuê phòng. Tôi cho những người già trên 50 tuổi thuê, phải là không có bệnh tật, tự lo cá nhân được, chỉ muốn ở riêng không phiền con cháu. Nếu ai không thích nấu nướng, tôi cũng nấu ăn cho ngày hai bữa: bữa điểm tâm và bữa cơm chiều. Nhà sáu phòng, cho thuê bốn. Tôi ở một phòng, một phòng làm thư phòng, để sách vở, báo chí, máy truyền hình. Trong tám năm có kẻ ra người vào. Có cặp vợ chồng già, giận con tưởng bỏ đi được, đến xin ở. Vài tháng nhớ cháu lại làm lành với con xin về. Có người được con đưa đến gửi vì cả ngày con cháu đi làm, đi học không có ai nói tiếng Việt, họ nói:

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

gửi mẹ cháu ở đây cho có bạn, cuối tuần đón về. Một hai tháng đầu còn đón, sau quên luôn. Có người ở tiểu bang khác tới chưa kiếm được nhà, nói ở tạm, rồi ở luôn. Trong tám năm không lúc nào có buồng trống cả. Khách trọ có người làm thân với nhau nhanh chóng, có người ở cả tháng không nói với nhau câu nào. Cũng có người ở được một tháng rồi dọn ra ngay, nói là, không quen chung đụng với người lạ. Họ đến và đi như thế, người này ra thì người kia vào. Cũng có một hai người qua đời vì tuổi già. Cuối năm thứ bảy bước sang năm thứ tám, tôi nhìn vào danh sách khách trọ: Cả bốn người đều là đàn ông không có vợ, một ông 68, một ông 70, một ông 72 và một người còn trẻ, mới ngoài 20. Cả bốn người này không có bệnh gì trầm trọng, đã ở thuê trong nhà tôi được từ hai đến bốn năm. Có một điều đáng nói là cả bốn người này họ có một điểm giống nhau là khi ngủ họ hay mê sảng và kêu hét. Ban đầu thì chỉ có một người mê sảng, sau không hiểu sao mà dần dần cả bốn người thay nhau la hoảng suốt đêm. Có khi một tối hai, ba người cùng mê sảng. Nhưng cơn mê của họ phải gọi là ác mộng vì họ la hét hoặc khóc lóc. Có hôm cả đêm tôi phải dậy đập cửa từng phòng, nơi phát ra tiếng động để kéo họ ra khỏi cơn ác mộng. Sáng hôm sau, người mê hoảng đêm trước thường không nhớ gì về giấc mơ cả, hoặc có nhớ thì chỉ nhớ

rất mơ hồ hoặc có thể họ nhớ nhưng vì ngượng ngùng họ không muốn nhắc lại. Tôi coi như họ đã quên hết những giấc mơ đêm trước. Lần đầu nghe một khách trọ mê sảng như thế, tôi không chịu nổi vì mất ngủ suốt đêm theo họ. Rồi kế tiếp cả bốn phòng đều thay nhau, người đêm này, kẻ đêm khác cất tiếng khóc, nói mê ban đêm xảy ra rất thường. Tôi đã có ý định mời họ dọn ra. Nhưng khi mở hồ sơ của họ thì một người không có họ hàng thân thích, một người con bỏ vào đây rồi dọn đi tiểu bang khác. Một người con ở gần nhưng may ra một năm gọi hay thăm một lần. Muốn mời họ dọn ra không dễ, hình như con cái họ muốn giao họ cho tôi làm vú già như kiểu ở Việt Nam ngày xa xưa. Họ vẫn gửi tiền tháng nhưng không liên lạc, nếu cha mẹ họ chưa chết. Không lẽ chỉ đuổi một người thứ tư là người trẻ nhất, không vợ, không con. Chánh Án: - Theo đơn khởi tố của ông Trần Văn Định thì bà có vào giường của bố ông ấy là: Trần Văn Nam sáng ngày mồng 8 tháng 4. Bà lợi dụng ông già 70 để làm chuyện vợ chồng và ông Định bắt gặp tại chỗ. Có đúng không? Nguyễn Thị Hằng: - Tôi có vào giường ông Trần Văn Nam để dỗ ông ta, vì ông ta khóc rống lên rất thống khổ. Tôi phải trèo vào giường ôm ông ấy nằm xuống, vì ông ta hốt hoảng nhổm dậy như muốn đập đầu vào tường. Mới kéo


TM

MONTREAL - OTTAWA

được ông ấy nằm xuống và đang ôm cho ông ấy hạ cơn mê thì ông Định mở cửa ló đầu vào. Trần văn Định: - Bố tôi ở đó đã hơn ba năm, tôi không đón bố tôi về nhà chơi thường được vì vợ chồng tôi bận làm ăn; chỉ trừ dịp Tết, nghỉ lễ, nếu tôi không bận công việc. Có đến hơn một năm rồi tôi mới quay lại đây, tối hôm trước tôi có gọi cho bà Hằng, nói, tôi sẽ đến sớm để đón Bố tôi cho ra tiệm ăn sáng vì tôi rất bận và tôi không thể đón bố tôi về chơi được. Bấm chuông mãi không thấy bà Hằng ra mở cửa, tôi xoay xoay tay cầm thì thấy cửa không khóa, ngó đầu vào thấy nhà không thắp đèn, trời mới mờ mờ sáng. Tôi đi thẳng vào buồng có tên bố tôi, khẽ đẩy cửa ló đầu vào thì thấy bà Hằng nằm trên giường cùng với bố tôi, bà ôm bố tôi như người vợ ôm chồng và đang nói nho nhỏ: “Không sao, không sao, ngủ đi, em đây, em đây.” Bà ấy cứ lặp đi lặp lại nho nhỏ như thế và không để ý đến sự có mặt của tôi. Tôi nghĩ là bà ấy đang lợi dụng bố tôi để làm chuyện không đẹp. Tôi tiếc là quên không lấy phôn ra chụp hình làm bằng chứng. Chánh Án: - Bà Hằng, những lời ông Trần Văn Định vừa nói có đúng không? Nguyễn Thị Hằng:

- Đúng hoàn toàn, hôm đó tôi khó ngủ, thức giấc từ 3 giờ vì ông Trần Văn Nam mê sảng cả đêm, tôi phải chạy sang lay ông và dỗ cho ông ngủ lại, gần 5 giờ mới hơi yên. Biết là ông Định sẽ đến vào sáng sớm, nên trước khi về phòng mình, tôi mở khóa sẵn cho ông Định, cửa chỉ đóng nhưng không khóa vì tôi không muốn mới ngủ lại mà bị đánh thức. Nhưng ông Nam đâu có để tôi yên, khoảng một giờ sau ông ấy lại mê sảng khóc rống lên, gọi tên bà Vân (tôi đoán là vợ ông, vì mỗi lần mớ ông đều gọi tên bà Vân này.) Tôi phải chạy sang và nằm luôn vào giường ôm ông ấy dỗ như dỗ một người chồng bệnh tật. Chánh Án: - Tại sao bà lại dỗ như dỗ một người chồng? Ông ấy đâu phải chồng bà. Bà làm như thế này mấy lần rồi? Nguyễn Thị Hằng: - Tôi làm nhiều lần rồi. Không phải chỉ với một mình ông Nam mà còn với cả ba người khách trọ kia nữa. Cả phòng xử nhao nhao lên một tiếng “Ồ” thật to. Ông Lê Văn Thành, ông Nguyễn Anh Tuấn, Ông Bùi Văn Lai đều giật mình đánh thót lên. Cả ba ông khách trọ còn lại thảng thốt nhìn nhau như tự hỏi: “Bà Hằng vào nằm ôm mình lúc nào mà mình không biết nhỉ?” Ông Bùi Văn Lai

trẻ nhất, ngồi im lặng, tính anh vẫn ít nói nhưng hai ông già ngoài 70 tuổi thì cúi đầu vào nhau thì thầm, mặt co lại vì suy nghĩ. Trần Văn Định: - Ồ đấy, cả tòa đã nghe rõ chưa, bà Hằng không phải chỉ ngủ với bố tôi mà còn ngủ với tất cả khách trọ của bà. Thật là tội lỗi. Chánh Án: - Xin bà nói lại cho rõ. Bà cho khách thuê nhà, ngoài việc nấu cho ăn, bà không có dự phần chăm nom cá nhân gì cho những người ở trọ, tại sao bà lại vào giường ôm người ta ngủ? Nguyễn Thị Hằng: - Đúng, tôi chỉ là một người chủ cho thuê nhà, nhưng không biết từ lúc nào tôi trở thành: người vợ, người mẹ và ngay cả người con của mấy người khách trọ này. Đây là tình trạng những người hiện tại tôi cho thuê phòng trong nhà tôi: Ông Lê Văn Thành, 72 tuổi, con mang tới bốn năm rồi, không hề ghé lại thăm ngoài việc gửi tiền đều đặn hàng tháng và một năm đôi lần gọi, hỏi một câu ngắn ngủi xem cha mình còn sống hay không? Ông Thành là một sĩ quan pháo binh, đi cải tạo, sang Mỹ theo diện H.O. Ông mang vào nhà tôi một gánh ký ức ở những trại tù Bắc Việt Nam, vợ chết từ khi ông đi tù về.

Trong những cơn ác mộng ông gọi tên người con trai duy nhất, rồi khóc nức nở, rồi cười hực hực. Có khi tôi làm vợ ông, vào nằm đưa tay mình ra nắm lấy bàn tay gầy guộc của ông trong đêm tối, rồi nhận là vợ ông. “Anh ơi ngủ đi, khuya rồi, ngủ đi mai dậy mình mang con về nội”. Có khi tôi làm người con trai, tôi kéo ông nằm thấp xuống cho ngả đầu vào vai tôi rồi dỗ: “Ba tựa vào vai con nè, con đến đón ba về nhà chơi với mấy đứa nhỏ nè.” Tôi lừa ông một lúc thì ông ngủ. Ông ngủ say rồi mà tôi vẫn thức, tôi thương ông quá đỗi, tôi không dám kéo cái vai gầy của tôi ra, tôi thấy giận người con trai của ông đã bỏ rơi người bố khốn khổ. Tôi đóng vai con ông, vợ ông không phải một mà rất nhiều lần rồi. Ông Nguyễn Anh Tuấn, 68 tuổi. Vượt biển năm 1985, vợ và hai con gái chết ngoài khơi trước khi thuyền kéo được vào bờ. Ông cuối cùng vào được Mỹ, tưởng rằng có việc làm, chốn ở, ông sẽ làm lại đời mình. Nhưng không, ông vẫn sống với những ám ảnh kinh hoàng đó. Ông phải đi điều trị tâm thần. Tuy hồ sơ bệnh lý của ông không trầm trọng, nhưng ông sống vật vờ như xác không hồn, ông có đi làm việc một thời gian dài rồi nghỉ việc, rồi lại đi làm, rồi lại nghỉ. Ông đi ở trọ

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

49


TM

nhiều nơi, chính phủ cũng đã có lần cấp nhà cho ông. Bây giờ ông đi qua cả tuổi hưu trí rồi mà vẫn không biết xếp hồ sơ của ông vào tình trạng nào vì có lúc đầu óc ông rất sáng suốt, thông minh, có lúc ông hoàn toàn như vuông vải mục bị ngâm thuốc tẩy lâu ngày. Ông đến thuê trọ nhà tôi ba năm nay. Những đêm mê sảng ông gọi tên vợ, gọi tên hai cô con gái, giọng ông như người đang chết ngạt trong nước. Không phải nước biển mà là nước mắt. Tôi ôm ông, có khi nhận là vợ, nói: “Em đây, mình ngủ đi.” Có khi nói: “Ba ơi, con gái ba đây, ba ngủ đi nghe.” Ông hơi khó dỗ, ông hay hỏi lại tôi: Bé Mi hay Bé Na đấy? Khi ông ngủ là lúc tôi nằm khóc ướt cả cái gối của ông. Nhập vào trong cơn mê sảng đau thương của ông, nhiều đêm tôi tưởng mình là con gái ông thật, mặc dù tôi chỉ kém ông mươi tuổi. Ông Bùi Văn Lai, trẻ tuổi nhất, lai Mỹ đen thì lúc nào cũng cần mẹ. Anh bị mẹ cho vào cô nhi viện từ khi còn bé, đến khi anh lớn thì cô nhi viện đem bán anh cho một gia đình để làm con nuôi. Cả gia đình đó sang Mỹ theo diện con lai. Sang đến Mỹ được hơn một năm, đời sống gia đình họ ổn định, họ không muốn

50

có một người con Mỹ đen trong nhà, anh bị đuổi khéo. Anh lang thang, tự kiếm việc và tìm nơi dung thân mình từ lúc 15 tuổi. Anh vào nhà tôi được hai năm. Năm nay anh hai mươi. Anh thèm mẹ lắm, tôi tin như thế vì khi anh mê sảng, anh cứ khóc rống lên gọi mẹ. Tôi bắt đầu còn đứng ở đầu giường anh lay lay vai anh, sau phải trèo vào giường anh, ôm cái đầu tóc quăn quăn của anh vào bộ ngực còm cõi của mình dỗ dành: “Mẹ đây, mẹ đây, ngủ đi con, ngủ đi con” và nước mắt tôi cũng ứa ra làm ướt cả mấy sợi tóc quăn đó. Tôi ôm anh cho đến khi anh chìm vào giấc ngủ vì tin mình có mẹ nằm bên. Ông Trần Văn Nam, bố của ông Trần văn Định cũng là một người thèm con, nhớ vợ. Mặc dù ông Định ở không xa nhưng lúc nào ông cũng nói là công việc làm ăn rất bận. Vợ con ông thì tôi chưa hề gặp bao giờ. Tối hôm đó tôi phải vào với ông hai lần, tôi mất ngủ cho đến sáng. Và ông Nam đã khóc trong lòng tôi, ông gọi tên Định vì tưởng con đến đón ông về. Sau ông lại mê sảng gọi tên bà Vân, tưởng tôi là bà Vân, vợ ông. Tôi dỗ dành mãi ông mới yên và tôi cũng mệt quá, vừa thiếp đi thì ông Định đến. Bà Hằng ngưng một lúc, nhìn

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

xuống bốn người khách trọ trong nhà mình, nói như chỉ để nói với bốn người đó: - Tại sao cả bốn ông không cùng đem tôi ra tòa, cùng thưa tôi đòi bồi thường một thể? Có phải các ông sau những cơn ác mộng ban đêm, sáng ra đã nhìn tôi như nhìn một người vợ, một người con và một người mẹ hay không? Tôi không nghĩ là các ông hoàn toàn quên hẳn giấc mơ đêm trước. Cả phòng xử im lặng, người ta có cảm tưởng nghe được cả tiếng tim đập nhanh trong lồng ngực của cả bốn người đàn ông trước mặt. Phiên tòa đến đây tạm ngưng vì hết giờ. Chánh Án không hỏi thêm câu nào nữa và vụ kiện sẽ được xử tiếp vào một ngày khác. Đêm ba mươi hôm ấy, bà Hằng không nghe thấy một tiếng mê sảng nào phát ra từ buồng ngủ của khách trọ. Sáng mồng một Tết, bà Hằng bày hương hoa trên bàn thờ chồng, làm một mâm cơm cúng tân niên mời bốn người ở trọ tham dự. Họ vui vẻ chúc Tết nhau. Không ai nhắc đến chuyện ngày hôm qua nữa. Và cả những đêm kế tiếp sau đó mọi người hình như được uống thuốc ngủ. Họ ngủ yên lành, không mê sảng nữa. Họ yên lặng đến nỗi bà Hằng

MONTREAL - OTTAWA

phải thắc mắc tự hỏi: Liệu trước đây họ có thật sự mê sảng không? Hay họ chỉ cần một vòng tay, một tình thương yêu của người vợ, người con, người mẹ mà họ bật lên những tiếng kêu đó, để gọi bà vào? Sau đó hai tuần bà Hằng nhận được giấy của luật sư ông Trần Văn Định, báo tin ông Định đã bãi nại, xin rút lại đơn khởi tố bà Nguyễn Thị Hằng, nên vụ kiện được xếp lại hoàn toàn. Có người biết chuyện, kể lại rằng: Ông Trần Văn Định, sau đó coi như giao luôn bố cho bà Hằng, không thấy đến và cũng không thấy gọi nữa. Cả bốn người đó cùng ở với bà Hằng cho đến cuối đời như trong một gia đình: ông Lê Văn Thành, ông Trần Văn Nam thì đến khi qua đời, mới được con đến nhận xác của cha trong bệnh viện về chôn cất, ông Nguyễn Anh Tuấn không có thân nhân thì được bà Hằng kêu gọi bạn bè phụ với bà ma chay. Người trẻ nhất, ông Bùi Văn Lai là người cuối cùng ở lại, anh săn sóc bà Hằng khi bà già yếu và đã chôn cất bà như một người mẹ. Trước khi bà Hằng mất, bà giao ngôi nhà đó cho anh và anh tiếp tục công việc cho thuê phòng, đặc biệt cho những người già Việt Nam bị con bỏ rơi trên quê người. TRẦN MỘNG TÚ


TM

HỘP THƠ TÌM BẠN

MONTREAL - OTTAWA

Hộp Thư Tìm Bạn 2391 - (Trên 8 kỳ) - Tôi có cháu gái 53 tuổi, ở Sài gòn VN. Hiền lành, dễ thương, năng động. Đã ly dị. Anh nào ở Canada hay US tuổi từ 53 trở lên có việc làm ổn định. Muốn lập gia đình, xin cho số phone, địa chỉ và email để tiện liên lạc. Xin thư về tòa soạn Thời Báo, tôi sẽ là nhịp cầu gắn kết để hai bên liên lạc. Cám ơn.

sóc nhà cửa, du lịch. Vật chất không thiếu nhưng rất buồn và cô độc (vì nay con cái đã đủ cánh vững chắc bay đi) hiện rất sợ trống vắng trong căn nhà thênh thang, lạnh lẽo, không tiếng nói. Mong mỏi và tha thiết tìm một người đồng cảnh ngộ để cùng quan tâm chia sẻ đến cuối đời thì căn nhà sẽ trở nên ấm cúng và hạnh phúc. Mong thay tìm người đã retire. Cám 2392 - (Trên 12 kỳ) - Nam, 43 tuổi, ơn nhiều. 5’8, 180 Lbs có một đời vợ, không tứ đổ tường, sống chân thật, đàng hoàng, 2396 - (Trên 4 kỳ) - Nam, 54 tuổi, chung thủy trong tình yêu, và hôn trẻ khỏe đẹp, chịu khoe, thật thà, đang nhân, công việc làm ổn định, muốn thuê căn hộ $850/thg. bị vợ cho ăn làm quen với các bạn nữ từ 30-40 chả nên sợ đến giờ. Các con đã lớn, tuổi, đàng hoàng, chân thật, nếu hợp nghề nghiệp ổn định. Không thuốc sẽ tiến xa hơn. Xin cho email hoặc FB lá, không rượu chè nay muốn tìm bạn để tiện liên lạc. phải thật thà, nếu có thiện chí xin thư về. Không đùa giỡn. Cám ơn 2393 - (Trên 8 kỳ) - Nữ trên 40 tuổi, độc thân, người miền Nam, không 2397 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, 48 tuổi, độc vướng bận, tính hiền, dễ hòa đồng. thân không có con, người miền Nam, Có học vấn (yêu mái ấm gia đình), ngoại hình dễ nhìn, sống ở Ottawa, ngoại hình dễ nhìn, chăm sóc gia đình đạo Công Giáo, tính tình hiền lành, Ok, sống gần Mississauga. Hy vọng chân thật, vui vẻ, hòa đồng, cao 5’2 ông Tơ bà Nguyệt cho mình gặp được nặng 105 Lbs. Muốn tìm bạn Nam có người bạn Nam: hiền lành, thật thà, đạo đức tốt, công việc ổn định, không yêu mái ấm gia đình, không tứ đổ tứ đổ tường. Nếu hợp sẽ cùng nhau tường, không vướng bận và không xây dựng gia đình. Xin cho số phone rượu chè. Nếu bạn thật lòng muốn hoặc email để tiện liên lạc. Sẽ hồi âm cùng mình nắm tay nhau đi tìm hạnh tất cả. Xin cám ơn. phúc gia đình. Xin thư về sẽ trở lời dù thư đến muộn. 2398 - (Trên 8 kỳ) - Tôi có một cháu gái, 27 tuổi, hiện đang ở Sài gòn 2394 - (Trên 8 kỳ) - Nữ độc thân VN, đạo Công Giáo, hiện đang làm không vướng bận, ngoài 40 người giáo lý viên cho các em thiếu nhi, miền Nam, ngoại hình không gọi là học xong đại học. Cao 1M58- 1M60. xấu. Có học vấn, tình tình vui vẻ trung dể thương, nhanh nhẹn, vui tính hiền hậu hiền lành nấu ăn không tệ, đang lành thật thà, chăm chỉ làm ăn, hiện sống làm việc gần Toronto. Cầu xin đang có công việc làm để sinh sống. duyên mai cho mình gặp một nữa của Bạn trai nào ở Canada có ý muốn lập mình, là người bạn Nam yêu mái ấm gia đình trong sự thành thật, và muốn gia đình, thật thà, không tứ đổ tường, có 1 gia đình con cái hạnh phúc yêu không vướng bận cùng mình nắm tay thương. Tôi là dì của cháu sẽ giúp cho nhau, đi tìm bến đậu bình yên, xây đôi bên liên lạc và tìm hiểu nhau. Thư dựng mái ấm gia đình. Nếu ai đó đã đầu xin nhờ nhà báo chuyển. sẵn sàng đón nhận một tình cảm mới xin thư về. Sẽ trả lời dù thư đến muộn. 2400 - (Trên 8 kỳ) - Tôi có một cháu Thank gái 29 tuổi, có ngoại hình cao ráo, dễ thương. Tính tình vui vẻ, chân thật. 2395 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, 62 tuổi, Hiện đang sống và làm việc tại Vũng vui hiền, năng động, cao ráo, có nhan Tàu. Cháu làm nghề Nha (có phòng sắc, biết cảm thông, yêu thích chăm Nha riêng). Bạn trai nào ở Canada

muốn kết bạn và tìm hiểu tôi sẽ giúp trai 25 tuổi, người Canada, Tàu Việt, hai bên liên lạc. độc thân, vui tính, dễ nhìn, không cờ bạc, không hút sách (chỉ uống tí 2401 - (Trên 20 kỳ) - Em người đạo bia, hút thuốc giao thiệp) cao 1M 75, Phật, 49 tuổi, cao 1M 62, bề ngoài dễ nặng 70 Kg). Thiếu niên vì hoàn cảnh nhìn. Việc làm ổn định, thích thiên không học hết đại học. Hiện nay ước nhiên, du ngoạn, Gym, Yoga, mong mong có bạn gái dễ nhìn, cao 1M muốn được kết bạn với người hiểu 60up. Biết nói tí tiếng Anh / Quảng biết về đạo Phật, cùng nhau chia sẻ Đông (HK). Bản thân đang học nói tinh thần trong cuộc sống lận đận ở xứ tiếng Việt để dễ tìm hiểu. Nếu thích người, biết nỗi khổ của người khác, hợp sẽ tiến tới hôn nhân. Hoàn cảnh rộng lượng, bao dung, chín chắn, là gia đình Ok, tìm được bạn đời sẽ có 2 những điều tuổi này nên có, để đồng dự án. #1. Mở tiệm uốn tóc. #2. Đầu hành cùng nhau tới con đường tốt đẹp tư ở VN mở nhà nghỉ. nhất. Thành thật cám ơn ai đã quan tâm, đến thông tin này. Xin cho số 2407 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, 34 tuổi, phone nếu có hình càng tốt. sống ở Toronto. Ngoại hình ưu nhìn, vui vẻ, hiền lành, giản dị, chân thật, 2402 - (Trên 8 kỳ) - Người phụ nữ nghiêm túc, chăm chỉ, siêng năng, 62 tuổi, tính tình vui vẻ hòa đồng, thích du lịch, nấu ăn, nhiếp ảnh. sống một mình trong căn apartment Mong tìm bạn trai từ 36-45 tuổi. Hiền có 2 phòng với suy nghĩ “bán anh lành, chân thật, công việc ổn định, em xa, mua láng giềng gần” muốn nghiêm túc, biết chia sẻ trong cuộc tìm bạn tâm giao nam hoặc nữ không sống, chung thủy. Không hút thuốc phân biệt, biết cảm thông, chia sẻ lá. Ai có nhã ý xin để lại số phone or những vui buồn cùng mình trả rent email mình sẽ hồi âm tất cả. Xin chân phòng giúp đỡ nhau trong cuộc sống. thành cám ơn. 2403 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, ở tuổi 40, ổn định mọi mặt, dễ nhìn muốn quen với các bạn Nam, Bắc không phân biệt. Nếu hợp sẽ tiến xa hơn, mong gặp các anh hiền lành, có tình thương. Thư gởi cho hình, số phone để tiện liên lạc cám ơn. 2404 - (Trên 4 kỳ) - Em dưới 50 tuổi, đã ly dị, là người phụ nữ yêu mái ấm gia đình, biết chia sẻ trong cuộc sống. Nghề nghiệp vững chắc. Kinh tế ổn định, sở trường “kinh doanh và du lịch” đã làm ăn kinh doanh hơn 20 năm. Hiện tại cũng cảm thấy cuộc sống đã ổn định và đầy đủ ... nay muốn tìm người bạn, biết quan tâm và chia sẻ trong cuộc sống... để cùng nhau đi hết quãng đời còn lại. Giàu nghèo không quan trọng. Chỉ cần có tấm lòng ... thành thật, chân tình, điều kiện hình thức trung bình, Còn phần em về hình thức nói chung, mọi mặt không làm các anh thất vọng... Xin đừng đùa giỡn, nếu không có nhu cầu, để làm mất thời gian của đôi bên. Xin chân thành càm ơn. 2405 - (Trên 8 kỳ) - Nam, đã nghỉ hưu, một mình, không tứ đổ tường. Thích sống đơn giản, thoải mái. Ghét giả dối. Tôn trọng nhau, tiền và vật chất không tạo hạnh phúc đích thực. Nặng trĩu tâm sự, lãng mạn, yêu nghệ thuật. Tìm bạn đồng cảm, hầu chia sẻ cô đơn cuối đời. Khởi duyên là bạn. Xin vui lòng cho số phone hay email. Hồi âm dù thư đến muộn. 2406 - (Trên 8 kỳ) - Tôi có một cháu

2408 - (Trên 4 kỳ) - Nam, 65 tuổi, cao 1M 71, nặng 68 Kg, vui hiền, năng động. Thích tìm tòi, trang trí, du lịch, không vướng bận, không tứ đổ tường. Sống và làm việc tại Toronto, chưa muốn về hưu. Bạn nữ nào cùng sở thích. Xin phone hoặc emai. Xin cám ơn. Thư xin Thời Báo chuyển. 2410 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, sinh năm 1957, người Nam, da trắng, cao 1M 56, dáng thon thả, nhan sắc trên trung bình, thích du lịch, đọc sách, chăm sóc nhà cửa trong và ngoài, biết thông cảm và quan tâm, hoàn toàn không vướng bận, cuộc sống ổn định, sống kiếp lưu vong 38 năm. Nay muốn tìm một người từ 64 trở lên, không quan trọng ngoại hình hay giàu nghèo chỉ cần hiền, vui, thành thật, có lòng quan tâm và chia sẻ, 1 chút bia, 1 chút thuốc lá không sao nhưng đừng cờ bạc, yêu thích mái ấm gia đình. Thư về xin cho số phone. Cám ơn nhiều lắm. 2411 - (Trên 4 kỳ) - Nam 60 tuổi, cao 1M 70 nặng 67Kg, người miền Nam đang sống và làm việc gần Toronto.Trên trung bình về mọi mặt. Nay con cái đã lập gia đình và ở riêng. Hiện sống cuộc sống độc thân rất lâu không cờ bạc rượu chè sống cuộc sống giản dị. Trong căn nhà rộng thênh thang và lạnh lẽo không tiếng nói. Mong mỏi tìm một người cùng cảnh ngộ yêu mái ấm gia đình để cùng nhau quan tâm chia sẻ đến cuối cuộc đời. Thì căn nhà sẽ trở nên ấm cúng và hạnh phúc. Ai mến xin thư về xin

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

51


HỘP THƠ TÌM BẠN cho số phone để tiện liên lạc. Sẽ hồi âm tất cả dù thư đến muộn. Thành thật cám ơn. 2412 - (Trên 4 kỳ) - Nam, tuổi ngoài 50, cao 1M78, nặng 70Kg, tốt nghiệp đại học, hiện đang sống và làm việc ở Toronto, có business ở Canada. Vì quá bận rộn trong công việc nên không có thời gian để tìm bạn. Nay mượn Thời Báo nhắn tin mong muốn tìm một người bạn nữ open mind. Nếu hợp sẽ tiến xa hơn trong việc làm ăn và tình cảm lâu dài. Thích travel, exercise. Nếu các bạn thích làm quen, xin cho email or số phone có hình càng tốt. 2413 - (Trên 4 kỳ) - Nam, 46 tuổi, cao 1M 71, độc thân, không cờ bạc qua Canada đã lâu, vì lo đi làm nên không có bạn gái. Mình muốn lập gia đình nếu bạn gái nào có ý kết hôn xin cho số phone, địa chỉ và hình nếu tiện và du học sinh Ok. Xin đừng đùa giỡn. Cám ơn. 2414 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, 58 tuổi, người miền Nam, sống và làm việc ở Toronto. Bình thường mọi phương diện, vui vẻ, không vướng bận, cao ráo dễ nhìn, tính hiền lành rộng lượng, vị tha thật thà, sống giản dị yêu mái ấm gia đình. Mong tìm bạn Nam, 58-65 đàng hoàng chân thật, ở Toronto, không tứ đổ tường, không vướng bận, để tâm sự lúc vui buồn, nếu hợp sẽ tiến xa hơn. Xin cho số phone hoặc Email, để tiện liên lạc. Sẽ trả lời dù thư đến muộn, rất mong nhận được thư của người có thành ý. Cám ơn. Thư xin Thời Báo chuyển. 2415 - (Trên 4 kỳ) - Mình là nữ, 33 tuổi, độc thân, người miền Nam. Hiện đang là du học sinh tại Hamilton, Canada. Ngoại hình dễ nhìn, tính tình vui vẻ, yêu cái đẹp, thích nấu ăn, tôn trọng giá trị gia đình. Mong muốn được kết bạn và lập gia đình với nam từ 33 đến 50 tuổi, độc thân vui vẻ, tôn trọng hạnh phúc gia đình. Xin cho email và điện thoại để tiện liên lạc tìm hiểu. Xin cám ơn.

TM

Toronto đã nhiều năm nhưng tình duyên trắc trở nên đến giờ vẫn độc thân. Tính tình vui vẻ hòa nhã, không tứ đổ tường, là người trọng tình bạn, hay giúp người và yêu thích vun đắp cho mái ấm gia đình. Tốt nghiệp ĐH tại Toronto và có việc làm ổn định. Muốn tìm bạn gái tuổi từ 25 trở lên, trước là để chia sẻ buồn vui của cuộc sống thường nhật, sau nếu hợp sẽ tìm hiểu và tính chuyện tương lai. Thư đầu xin để lại email và số điện thoại để tiện liên lạc. Sẽ hồi âm mọi thư. 2418 - (Kỳ -10/16) - Nam, 33 tuổi, độc thân, trình độ đại học việc làm ổn định, không cờ bạc biết chút đỉnh rượu, thuốc lá. Tìm bạn gái độc thân không vướng bận tuổi từ 28-33 biết chút tiếng Anh. Nếu có nhã ý xin cho số phone hoặc email để tiện liên lạc. 2419 - (Trên 4 kỳ) - Nữ vừa ngoài 40 mươi, sống tại Toronto, độc thân, cuộc sống mọi thứ rất ổn định, nay mong được kết bạn với các anh, chân thật và yêu thật lòng, cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình. Nếu các anh nào mến. Xin cho số phone để tiện liên lạc. Xin cám ơn. 2420 - (Kỳ -8/8) - Tôi có cháu gái, 19 tuổi, trình độ lớp 11, cao 1M 55 vui vẻ, da trắng, dáng thon, quê Rạch Giá Linh Huỳnh. Muốn kết bạn Nam tuổi 22-35 ở Canada. Nếu có duyên xin cho nhau cơ hội tìm hiểu xa hơn. Ai có nhã ý xin thơ về Thời Báo nhờ chuyển giúp, tôi sẽ làm cầu nối cho hai người tiện liên lạc. 2421 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, Góa, người Sài gòn, ngoài 60, hiện ở Canada không vướng bận, độc lập, cuộc sống ung dung, tự toại. Sở thích nấu ăn, nghe nhạc, du lịch chăm sóc nhà cửa, biết mình là ai, nhiều thông cảm đối phương. Tìm bạn tri kỷ người Nam tuổi 60-68 có kiến thức, cùng một sở thích, thật tâm yêu muốn có mái ấm gia đình, chân thật. Xin thư về cho số phone, để tiện liên lạc đã Retire thích hợp hơn. Cám ơn và đạo Phật.

2416 - (Trên 4 kỳ) - Nữ sinh năm 1977, chưa từng kết hôn, chưa có con, hiện đang sống ở Việt Nam. Công việc văn phòng dịch thuật tiếng Anh. Cao 1m56 nặng 48 kg, ngoại hình khá. Thân thiện, chăm chỉ, hòa đồng. Muốn tìm bạn nam để tìm hiểu đi đến kết hôn. Mọi liên hệ xin gởi về Thời Báo. Xin cảm ơn.

2422 - (Trên 4 kỳ) - Tôi tên Thành, Nam, sinh năm 1950 đã retire sống một mình tại Toronto, muốn làm quen với bạn gái, trong khi cô đơn hiu quạnh một mình, cho nên nhờ Thời Báo đăng trên mục thư tìm bạn. Nếu bạn gái nào có nhã ý thích tôi. Xin gởi thư về Thời Báo chuyển dùm. Rất mong nhận được thư bạn. Cám ơn nhớ cho số phone để liên lạc.

2417 - (Trên 4 kỳ) - Nam, 31 tuổi, cao 1M 80, ngoại hình ưu nhìn, chưa từng kết hôn. Sống và làm việc tại

2423 - (Kỳ -4/4) - Nữ, 55 tuổi, hoàn cảnh gia đình dang dở. Việc làm chuyên môn ổn định. Mong được

52

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

làm quen và kết bạn với bạn Nam từ 50 tuổi trở lên. Xin cho số phone để tiện liên lạc. Xin thơ về tòa soạn Thời Báo. Thành thật cám ơn. 2424 - (Trên 2 kỳ) - Gentleman 58 tuổi, còn độc thân, còn trẻ, con người của tôi thích thật thà, tình cảm, tôn trọng tiền bạc và vật chất, rất lãng mạn, yêu nghệ thuật, thể thao, âm nhạc, thích tâm sự... 2425 - (Kỳ -1/8) - Nam ngoài 50, sống tại Toronto, vui vẻ, hiểu biết, rộng lượng, tôn chỉ đạo làm người, tôn trọng và lắng nghe. Muốn tìm một bạn gái đi hết quãng đời còn lại khi đau ốm, bịnh hoạn lo cho nhau cho hết quãng đời còn lại. Nghề nghiệp ổn định. Xin thư về Thời Báo chuyển, sẽ trả lời dù là thư đến muộn. Xin cám ơn. THƯ ĐÃ CHUYỂN: H. Le., Vancouver, BC - H. Ng., Toronto, ON - L. Ng., Toronto, ON - Một Người, , ON (4 thư) Một Người, Toronto, ON - B. Vo., Toronto, ON - Tom, Toronto, ONMột Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - T. D., Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - T. T., Mississauga, ON (3 thư) - T. Ng., Toronto, ON - Th. Vo, Toronto, ON - San., Barrie, ON - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON (2 thư) - Một Người, Toronto, ON Một Người, Toronto, ON - D. Ly, Mississauga, ON - T. T., Toronto, ON (2 thư) - T. , Brampton, ON (2 thư) - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON (3 thư) - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - Ng. K., Montreal, QC (3 thư) - Tr. La., Vaughan, ON (3 thư) - Tr. La., Vaughan, ON (3 thư) - Le. Ph., Vancouver, BC - D., Etobicoke, ON - Ng. Ng., Toronto, ON - Ph. Ng., Calgary, AB (2 thư) -

MONTREAL - OTTAWA

T. Ng., North York, ON - Một Người, Toronto, ON - L. Ng., Mississauga, ON - L. D, Toronto, ON (2 thư) T. Ng., Montreal, QC (2 thư) - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - Ch. H., Toronto, ON- L. D., Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON (2 thư) - PTA, North York, ON - H. D., London, ON - NH., Toronto, ON - Tr. Ph., Oakville, ON - Ch. B., Montreal, QC - Một Người, Toronto, ON (2 thư) - C. Tr., Guelph, ON Một Người, North York, ON - D. H., North York, ON - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON (2 thư) - H. Ph., Etobicoke, ON (2 thư) - Một Người, Toronto, ON (2 thư) - Một Người, Toronto, ON Một Người, Mississauga, ON (2 thư) - L. Ng., Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - Ms. V., Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - K. B., Woodstock, ON - L. Ng., North York, ON (2 thư) - Th. D., Montreal, QC (2 thư) - H. Q. Tr., Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - HTD, North York, ON - Nh. Ng., - M. L., Kitchener, ON (2 thư) - Một Người, Toronto, ON - T. Đ., Montreal, QC - N.T.N, Toronto, ON - D.H, North York, ON, - L. B., Montreal, QC (5 thư) - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON (3 thư) - Th. Ng., Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - D. Tr., Ottawa, ON - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - Nh. P., North York, ON - V.D., Toronto, ON - T.T., Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - X.Đ., Windsor, ON T.L., York, ON - P.Đ., Toronto, ON - C.L., Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON (3 thư), - Một Người, Toronto, ON - H.T.Đ., Toronto, ON - T.Ng., Toronto, ON - H.Ph., Windsor, ON - M.Ng., Toronto, ON - T.L., Hamilton, ON, - X.Ng., Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - H.Q., Woodbridge, ON - Một Người, Ottawa, ON (3 thư)

* NHẮN CHUNG: - Xin nhắc lại, thư nhờ chuyển xin bỏ vào phong bì nhỏ hơn, dán tem sẵn và dán kín, vì Tòa soạn không chịu trách nhiệm về nội dung thư nhờ chuyển. Bỏ thư nhờ chuyển và lệ phí ($5) vào phong bì lớn hơn, và xin nhớ ghi rõ ở mặt sau bì thư (lớn hoặc nhỏ) là muốn chuyển đến số nào (Thí dụ: Xin chuyển thư này đến mã số 1829 hay 2088 …..) - Thư gởi xin đề rõ mục TÌM BẠN: Tòa soạn Thời Báo 1114 College St. Toronto, ON. M6H - 1B6 * LỆ PHÍ THAM GIA: - Đăng Lời Tìm bạn: 10đ (tối thiểu 4 kỳ báo) – Nhờ chuyển thư: 5đ cho mỗi một thư.


TM

TỬ VI TUẦN

MONTREAL - OTTAWA

Văn phòng Tử Vi Tuyết Lưu

Theo lịch thư của Tống Thiều Quang thì thì trong tuần này các ngày âm lịch sau đây được kể là các ngày tốt nên làm các việc quan trọng: 03, 04. Còn các ngày âm lịch sau đây bất lợi cho mưu sự nên thận trọng: 29, 30 tháng chạp.

Tuổi Tý

Tuổi Mão

Tuổi Sửu

Tuổi Thìn

Tuổi Dần

Tuổi Tỵ

Người tuổi Tý trong tuần chuyển tiếp từ tháng chạp năm Mậu Tuất sang tháng giêng năm Kỷ Hợi, đầu tuần thư thái nhưng cuối tuần tài chính và công việc có trở ngại, thân tâm thiếu thanh thản. Đối với nam giới: Cần nghỉ ngơi và điều độ kể cả ẩm thực và giải trí. Tiền bạc có nhiều dấu hiệu hao thoát gây chút áp lực. Chờ đợi cơ hội dấn thân trên đường sự nghiệp, trước hết phải tiết kiệm và mở rộng giao tế để có thể nhận biết cơ may. Nhận tin không vui từ thân thích hay bè bạn. Phòng rủi ro. Đối với nữ giới: Có cơ hội mở rộng giao tế nhưng nên thận trọng từng bước trước đề nghị hợp tác hoặc kết bạn. Cần phải có kế hoạch điều hòa chi tiêu và đầu năm tránh đầu tư bạo tay hay dấn thân vào trò may rủi vì mệnh cung có hao tinh. Thận trọng khi cúng lễ. Đối với giới cao niên: Hoàn cảnh không như ý muốn, nhưng đừng quên “tri túc thường lạc” (nguồn hạnh phúc sẽ tới nếu đừng đòi hòi quá mức.)

Người tuổi Sửu trong tuần chuyển tiếp từ tháng chạp năm Mậu Tuất sang tháng giêng năm Kỷ Hợi chưa cải thiện về việc làm nhưng tài chính giảm nhiều áp lực. Đối với nam giới: Giới trẻ cần kiên nhẫn và tiếp tục cố gắng mới có cơ hội thăng tiến trên đường sự nghiệp. Nguồn tiền chính bấp bênh, chưa hy vọng ngoại tài nhưng khoản chi ra đã giảm. Tiếp tục tiết kiệm để đầu tư trong tương lai gần. Đối với nữ giới: Nên gác bỏ ưu tư về công việc vì sự suy thoái là hiện tượng chung. Tiền bạc kém ổn định, gia đình có chút áp lực khiến kém thoải mái. Nhưng thử thách chỉ là tạm thởi, hy vọng gặp quý nhân thông cảm và giúp đỡ giải quyết bế tắc. Sinh hoạt nên cẩn thận. Đối với giới cao niên: Thận trọng trong mọi sinh hoạt, nhất là lúc ra ngoài. Gặp cơ hội tốt, được người khuyến khích hoặc hợp tác và có khả năng thực hiện một việc bỏ dở đã lâu.

Người tuổi Dần trong tuần chuyển tiếp từ tháng chạp năm Mậu Tuất sang tháng giêng năm Kỷ Hợi coi chừng sức khỏe nhưng tiền bạc và sự nghiệp có hướng mới tạo sự lạc quan trong năm mới. Đối với nam giới: Tài chính chưa vượng nhưng đã ổn định. Giới trẻ có cơ may chọn lựa sự nghiệp hoặc gặp quý nhân phù trợ. Có tin vui bản thân nhờ thành công trong một mưu sự nhưng thận trọng sức khỏe và khi ra ngoài, tránh rủi ro trong nhà và bảo vệ an khang. Đối với nữ giới: Đầu tuần có cơ hội mở rộng giao tế và tăng thêm nguồn vui về gia đình và với bè bạn. Tiền bạc tạm ổn định nên thực hiện kế hoạch tiết kiệm và vẫn phải tránh phiêu lưu trong đầu tư hoặc dấn thân vào trò may rủi. Phòng đau nhức kể cả đau răng hay đau mắt. Đối với giới cao niên: Có cơ hội sáng tạo và hòa hợp trong ngoài nhưng tiếp tục ăn ngủ chừng mực để bảo dưỡng sức khỏe và an toàn bản thân.

Người tuổi Mão trong tuần chuyển tiếp từ tháng chạp năm Mậu Tuất sang tháng giêng năm Kỷ Hợi về cả hai mặt công việc và tiền bạc hưởng chút thuận lợi và tạo nguồn sáng tạo, lạc quan trong năm mới. Đối với nam giới: Giới trẻ có cơ hội chọn lựa hướng tiến tới thích hợp và đầy triển vọng nhưng phải tỉnh táo trước biến động bể ngoài gây trở ngại cho việc thực hiện. Có đề nghị mới về việc làm hay được tăng lương, thăng chức hay bắt tay vào một công việc mới. Phòng ho cảm. Đối với nữ giới: Có quý nhân giúp đỡ hay cơ may để bước đầu thực hiện một kế hoạch đầu năm. Tài chính vượng hơn trước, sự nghiệp có hướng mới nhưng coi chừng “dục tốc bất đạt” (vội vàng quá dễ hư việc). Thận trọng khi ra ngoài khi tiết trời khắc nghiệt. Đối với giới cao niên: Cần chừng mực trong cảm xúc và ngôn ngữ để giao tế hài hòa. Có tin vui về tài chính nhưng có tin buồn ở xa.

Người tuổi Thìn trong tuần chuyển tiếp từ tháng chạp năm Mậu Tuất sang tháng giêng năm Kỷ Hợi việc làm và tiền bạc cuối tuần ổn định hơn đầu tuần nhưng coi chừng giao tế khó tránh áp lực. Đối với nam giới: Uy tín và thành quả việc làm gia tăng nhưng hao tốn sức khỏe và tài chính. Chưa hy vọng nguồn chính và nguồn phụ ổn định nhưng đầu năm đã giảm chi tiêu. Giới trẻ có nhiều triển vọng trong sáng tạo và mưu sự với bước đầu thành công. Mọi sinh hoạt nên chừng mực. Đối với nữ giới: Tiền bạc tạm ổn định, giảm khoản chi và có chút ngoại tài. Có tin vui trong gia đình hay tin vui về một thương lượng tài chính hay được tài trợ nhưng coi chừng giao tế có sóng gió nhất là với người xung quanh. Cần chọn mặt gửi vàng. Đối với giới cao niên: Có cơ hội đoàn tụ, hội họp chung vui cuối tuần nhưng nên chừng mực trong cư xử để tránh mâu thuẫn do ngôn ngữ bất cẩn hay cảm xúc quá mức hoặc rủi ro bất ngờ.

Người tuổi Tỵ trong tuần chuyển tiếp từ tháng chạp năm Mậu Tuất sang tháng giêng năm Kỷ Hợi, về cuối tuần có rắc rối về tài chính và việc làm khiến thân tâm khó thoải mái. Đối với nam giới: Đầu tuần hanh thông nhưng cuối tuần có áp lực. Chưa gặp quý nhân phù trợ hay cơ may tới tay nên việc làm và học hành kém hanh thông. Đầu tuần được hưởng nhiều tiện nghi nhưng áp lực gia tăng vào cuối tuần. Nên chừng mực hành động và đừng quá nôn nóng gây thêm áp lực. Đối với nữ giới: Tài chính đầu tuần tiếp tục ổn định, công việc diễn tiến êm xuôi nhưng cuối tuần có nhiều khó khăn gây bận tâm và mệt mỏi. Coi chừng khi lái xe hay di chuyển và tránh khẩu thiệt thị phi trong nhà cũng như bên ngoài do áp lực vật chất gây ra. Đối với giới cao niên: Được quan tâm và săn sóc nhưng di chuyển nên thận trọng và cần đề phòng ho suyễn hay nhức khớp.

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

53


TỬ VI TUẦN

TM

MONTREAL - OTTAWA

Văn phòng Tử Vi Tuyết Lưu Tuổi Dậu

Tuổi Ngọ Người tuổi Ngọ trong tuần chuyển tiếp từ tháng chạp năm Mậu Tuất sang tháng giêng năm Kỷ Hợi áp lực giảm và kết quả việc làm tăng, sức khỏe tốt nhưng tinh thần kém thoải mái vì nhiều ưu tư cho bản thân và thân thích, Đối với nam giới: Giới trẻ bắt đầu vận hội mới, tình cảm hăng say, nhiều tự tin và óc sáng tạo phát huy. Tuy nhiên khó tránh áp lực cạnh tranh và giao tế gặp áp lực, đối nội cũng như đối ngoại. Di chuyển và sinh hoạt cần thận trọng, đừng quá vội vàng, tham vọng quá mức mà hỏng việc. Đối với nữ giới: Đề phòng rủi ro cho bản thân và thân thích. Phòng càm cúm hay đau nhức. Tiền bạc có dấu hiệu giảm hao thoát và có thể tiết kiệm. Giao tế mở rộng, hòa hợp trong ngoải để tình cảm thoải mái hơn. Được người quan tâm và thông cảm. Đối với giới cao niên: Đổi chỗ ở hay nơi làm văn phòng hoặc sửa chữa máy móc. Tinh thần thoải mái được săn sóc, thăm hỏi, nhận quả cáp hay lời vấn an từ thân thích.

Tuổi Mùi Người tuổi Mùi trong tuần chuyển tiếp từ tháng chạp năm Mậu Tuất sang tháng giêng năm Kỷ Hợi chưa được hanh thông như ý vì vẫn có áp lực về sự nghiệp và tiền bạc. Cần theo dõi sức khỏe kỹ hơn và tìm cơ hội thư giãn để duy trì sự lạc quan, sáng suốt và năng động. Đối với nam giới: Công việc vẫn giậm chân tại chỗ, có áp lực ngầm và sự cạnh tranh ráo riết. Có dấu hiệu chi tăng vào cuối tuần. Cần tiết kiệm vì thử thách tài chính chưa kết thúc ngay đầu năm. Được người quan tâm và chia sẻ ưu tư, giúp giữ vững tinh thần và tiếp tục giải quyết vướng mắc. Đối với nữ giới: Vẫn chưa ổn định về tiền bạc nhất là nguồn phụ, chưa có quý nhân phù trợ và chưa nhận được kết quả thương lượng về tài trợ cho một kế hoạch bỏ dở từ cuối năm. Tiếp tục kiên trì và bình tĩnh chờ thời, khoan nóng vội kiếm tiền vì dễ gây thêm hao thoát và tổn sức. Trước mắt là tiết kiệm và tiến lui chừng mực. Phòng ho suyễn. Đối với giới cao niên: Ưu tiên giữ gìn sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Có tin vui trong nhà như thêm người hay người thân thành công.

Người tuổi Thân trong tuần chuyển tiếp từ tháng chạp năm Mậu Tuất sang tháng giêng năm Kỷ Hợi cảm thấy áp lực, tiền bạc chưa giảm và sức khỏe có vấn đề tạo áp lực lên thân tâm. Cần bình tĩnh và “phòng bệnh hơn chữa bệnh.” Đối với nam giới: Sức khỏe có vấn đề cần sớm theo dõi và lái xe hay di chuyển hay cả lúc giải trí phải thận trọng. Cần nghỉ ngơi nhiều. Đừng vì việc làm bấp bênh và có cạnh tranh hay tiền bạc có áp lực mà tạo căng thẳng cho thân tâm. Năm mới còn dài, sự thoải mái sẽ tới. Đối với nữ giới: Giới trẻ có thể lạc quan với vận hội mới nhờ có người giúp đỡ bước đầu thực hiện kế hoạch mới. Lại có nhiều cơ hội cải thiện giao tế và phát huy sáng kiến, dù hiện tại phải lao lực, lao tâm nhiều hơn để xây dựng nền tảng cho cả năm. Được quan tâm và săn sóc và nên suy nghĩ chân tình của kẻ thông càm với mính Đối với giới cao niên: Chưa có tin vui về một kế hoạch toan thực hiện và tiền bạc. Nên nghỉ ngơi nhiều và ăn uống nên điều độ và “quẳng gánh lo đi mà vui sống.” |No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

Tuổi Tuất

Người tuổi Tuất trong tuần chuyển tiếp từ tháng chạp năm Mậu Tuất sang tháng giêng năm Kỷ Hợi vào cuối tuần hy vọng ổn định về tài chính và gặp nhiều cơ hội thực hiện kế hoạch cho năm mới. Đối với nam giới: Tinh thần sáng tạo cao, có cố vấn trong việc chọn lựa kế hoạch quan trọng sẽ thực thi. Tài chính cũng ổn định dần vì một kế hoạch sinh lời. Tuy nhiên vẫn phải thận trọng trong đầu tư vì trong năm còn nhiều dịp tốt hơn cần tài chính sẽ tới. Tình cảm chưa ổn vì trong ngoài đều có mâu thuẫn khiến tâm tư khó thư thái. Nên tìm cơ hội thư giãn và giải tỏa tinh thần. Đối với nữ giới: Giao tế rộng nhưng coi chừng khẩu thiệt thị phi do bị hiểu lầm hay có người ghen ghét, gièm pha. Tình cảm kém vui, nên phấn chấn và đừng quên: “nhân hòa vạn sự hưng.” Tài chính tuy nguồn thu tăng nhưng có khoản chi tiêu ngoài kế hoạch nên thận trọng và chừng mực. Đối với giới cao niên: Tinh thần sáng tạo lên cao. Cơ hội nhàn lạc không thiếu nhưng nên điều hòa sinh hoạt, ăn uống và vui chơi.

Tuổi Hợi

Tuổi Thân

54

Người tuổi Dậu trong tuần chuyển tiếp từ tháng chạp năm Mậu Tuất sang tháng giêng năm Kỷ Hợi tiền bạc, việc làm đầu tuần còn áp lực nhưng cuồi tuần dần dần tiền tới khả quan, sức khỏe bình thướng nhưng coi chừng giao tề chưa ổn thỏa. Đối với nam giới: Đầu tuần còn nhiều áp lực nhưng dần dần thong thả. Công việc sẽ giảm áp lực, chờ đợi cơ hội thăng tiến. Quý vị đứng trước ngưỡng cửa sự nghiệp tràn đầy hy vọng, nên gắng sức dấn thân. Tiền bạc chưa như ý nhưng dần dần tạm ổn. Tuy nhiên, khó tránh buồn phiền chuyện gia đình hay với bạn bè. Đối với nữ giới: Được quan tâm nhưng tình cảm có sóng gió cần thận trọng trong giao tế và ngôn ngữ. Việc làm và tiền bạc vào cuối tuần tạm ổn định. Hy vọng nhận tin mừng về một nguồn tài trợ hay tin tốt về thương lượng tài chính. Phòng đau nhức. Đối với giới cao niên: Thận trọng khi di chuyển và khi ra ngoài lúc tiết trởi khắc nghiệt. Hoàn cảnh sinh hoạt vững vàng, có cơ hội giải trí và hội họp.

02/02/2019

Người tuổi Hợi trong tuần chuyển tiếp từ tháng chạp năm Mậu Tuất sang tháng giêng năm Kỷ Hợi cần quan tâm tới sức khỏe, dù được hưởng sự thuận lợi và may mắn về tài chính và tinh thần phấn chấn nhờ được quan tâm săn sóc và thông cảm. Đối với nam giới: Trong tuần có cơ hội chọn lựa hướng tiến cho năm mới nhưng nên thận trọng trong sự cộng tác và đầu tư vì còn hao tinh ở mệnh cung. Có dấu hiệu thay đổi trong tiến trình làm việc nhưng áp lực tinh thần gia tăng. Nên thư giãn phải coi trọng bảo vệ an khang. Đối với nữ giới: Cần lạc quan dù áp lực vật chất chưa giảm, tài chính chưa như ý và việc làm chưa nhiều thành tựu. Tin vui về sự nghiệp chưa tới nhưng hy vọng trong tương lai gần có quý nhân giúp đỡ. Giao tế được dịp cải thiện, tranh thủ được sự ủng hộ và quan tâm. Phòng đau nhức hay ho cảm và lúc di chuyển bên ngoài. Đối với giới cao niên: Có cơ hội đi xa , bận rộn thăm viếng, tiệc tùng, sum họp thân thích và cố vấn cho công việc công ích.


TM

MONTREAL - OTTAWA

lợn M

iền Bắc gọi là lợn; miền Nam gọi là heo. Ai khoái từ Hán Việt thì gọi là trư, là thỉ. Bình dân học vụ nghe tiếng heo kêu thì gọi là “Con Ột”. (Còn con chim cú có tiếng kêu “éc éc” như con heo bị chọc tiết, bà con mình gọi là con chim lợn làm điềm xui lắm). Thấy hình mập ú, mặt nọng như heo thì gọi là “Ủn” hoặc “Ỉn” (Kim Jong Un, lãnh tụ Bắc Hàn là chú Ủn hay chú Ỉn), hoặc Lê Thanh Hải, bí thơ CS TP HCM, là “Hải Heo” vì cái gì đất cát của dân “giả” cũng “chạp chạp”. Trong “Lục súc tranh công”: trâu, chó, ngựa, dê, gà, và lợn. Lợn là con xuất hiện cuối cùng. Thường thường “cà chớn tới nơi cà chớn tới”, đứa xuất hiện cuối cùng là đứa làm bự nhứt, làm xếp. Trâu thì làm ruộng vất vả để nông dân có lúa đầy bồ. Có lúa, thì cần chó giữ nhà coi chừng ăn trộm. Để chủ nhà rảnh cỡi ngựa xem hoa mà chữ nhân gian gọi là đi “khám điền thổ”. Còn dê, gà và lợn chủ yếu là để bà con mình ăn thịt. Dê thì có lẩu dê, gà thì nấu cháo xé phay, lợn hay heo thì cả hàng trăm món mà món nào cũng ngon hết ráo thế mới báo. Đầu heo thì làm dưa, thịt heo thì kho, giò heo thì bánh canh hay bún bò Huế, ruột heo thì làm dồi, khìa. Ngay cả xương heo thì nấu nước súp cho tất cả các loại canh cho mì, hủ tiếu. Xương hầm rục còn dính chút thịt là xí quách. Mấy ông thần Lưu Linh rất khoái vì mềm, dễ gặm mà lại rẻ khi lai rai một xị đế. Gặm hết thịt chỉ còn lại xương thì con Mực đang ngồi chổm hổm kế bàn nhậu của ông chủ mình cũng nhìn tha thiết như muốn nói: “Cho Ki Ki cục xương đó đi!” (Tui lại nhớ cái thời thơ dại, Má thương con mua mấy miếng da heo của bà gánh dạo quanh xóm rồi hái rau càng cua, bóp dấm với da heo luộc, chấm nước mắm tỏi ớt chua ngọt. Cái vị của món quê nghèo ngày cũ tui mang suốt thuở xa quê). Mà không phải người phàm mắt

Ủn ỉn

thịt mới khoái thịt heo những kẻ khuất mặt, khuất mày ngồi trên bàn thờ cũng đều ưng bụng. Vua tế lễ cũng cúng heo. Dân cưới hỏi, tiểu đăng khoa cũng cúng heo. Cưới vợ, lấy chồng làm phải làm “trò con heo” để con đàn cháu đống. Con ăn đầy tháng cúng heo sữa quay. Con ăn thôi nôi lại cúng heo quay. Không giữ con, nó té u đầu là vợ chồng gấu ó, ngu phu (vợ ngu), ngu phụ (chồng ngu) giận nhau đánh lỗ đầu, chảy máu. Hương quản tới đòi đóng trăn cả hai, cho bỏ thói bạo hành gia đình, đành phải ít nhứt là một cái đầu heo cho viên chức hội tề ăn nhậu, nó mới chịu bỏ qua. Mà trước khi nộp cái đầu heo cho bọn cường hào ác bá nầy nó ăn, nó dộng, người vợ Việt đảm đang bèn đem đầu heo đi nấu cháo, nộp cho chúng cái đầu; còn cháo thì chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Thành ngữ “mượn đầu heo nấu cháo” phát xuất từ giai thoại đó đa. Kết luận con heo đã hy sinh toàn thể thân mình để phục vụ vẻ vang cho sự nghiệp ăn nhậu của chúng ta; vậy mà con người quả vô ân bội bạc! Như chú Ba Ngô Thừa Ân đặt dóc truyện “Tây du ký” để dè bỉu con heo, phác họa Trư Bát Giới, mình người mặt heo lười biếng, đã ham

heo!

ĐOÀN XUÂN THU

ăn lại còn háo sắc. Chê ăn như heo, rồi mập như heo, ngu như heo, chửi cả chi bộ đảng là “phường chó lợn” vì giành ghế bí thơ xã của mình. Nói nào ngay không phải chỉ riêng Mít mình đem con heo ra mà chửi bới lẫn nhau đâu; Tây cũng vậy, vì có chuyện rằng: Một thằng Úc bán rượu trong “pub”, tức quán nhậu, có nuôi một con heo mọi Việt Nam làm thú cưng cho đỡ buồn vì hai vợ chồng nó khắc khẩu, hổng nói thì thôi, mà mở miệng ra là gây, là cãi miết hè. Một hôm trời lạnh, nó đề nghị với vợ là: “Hay mình cho con heo vô nhà!” Con vợ hổng chịu: “Hôi lắm!” Anh chồng: “Thì cũng như anh, nó chịu riết rồi cũng phải quen thôi”. Chỉ một câu vô ý làm tan vỡ tình ta, để hai đứa chia xa, người mỗi ngả nhưng vẫn còn để bụng thù nhau. (Thiệt là quá hưởn!) Một hôm tình cũ ôm con vịt, thú cưng, dưới cánh tay vào quán của người xưa nhậu với người mới. Chồng cũ bèn khiêm tốn chối từ phục vụ: “Sorry we don”t serve pigs in here”. (Xin lỗi ở đây chúng tôi không phục vụ cho những con heo). Em xưa bèn cãi lại: “Anh lầm rồi! Đây là con vịt chớ không phải con heo”. Chồng cũ bèn minh xác: “Tui đang nói chuyện với con vịt mà!”

Mà dùng chữ “pig” để chửi người mình căm ghét không phải chỉ riêng nước Úc nầy đâu mà nghe nói bên Italy tức Ý Đại Lợi cũng vậy. Một em Ý mới vừa 19 xuân xanh nói với mẹ mình là thèm chua quá, mẹ đi chợ mua cho con một ký me dốt ăn cho đỡ thèm. Nước miếng chảy đầy mồm nè. Kinh nghiệm thời thiếu nữ báo cho bà mẹ biết ngay là chuyện gì đã xảy ra với con gái cưng như trứng, hứng như hoa của mình. Bà bèn nằm lăn ra đất, tru tréo, khóc lóc: “Con heo nọc nào gây ra chuyện nầy! Mẹ muốn biết!”. “Mẹ ơi! Con mới hò hẹn đi ăn tối với chú ấy, “sugar daddy” (ông già hảo ngọt), chỉ có một lần hè! Đâu ngờ gây ra cớ sự tày trời đến thế nầy!” Nàng bèn bốc phôn lên gọi ai đó. Nửa tiếng đồng hồ sau, một ông cũng quá nửa chừng xuân khoảng chục năm, tóc đà tiêu muối; mà muối nhiều hơn tiêu, dừng chiếc Ferrari cái cạch trước cổng nhà. Trong bộ đồ vest của Armani, do Italian, nó cắt và may, bước vào phòng khách. “Xin chào! Xin chào! Con gái của bà đã cho tui hay chuyện rắc rối nầy rồi! Vì lý do riêng tư của gia đình, tui không thể nào cưới em được; nhưng khoan chửi, tui nhận toàn bộ trách nhiệm về trò con heo của mình. Tui sẽ trả tiền để con gái của bà đủ sống, không giàu sang lắm nhưng cũng dư dã đôi chút đến cuối đời!” Thêm nữa nếu baby sanh ra là con gái, tui xin tặng một chiếc Ferrari, một biệt thự, lưng dựa vào bìa rừng, mặt trước nhìn ra biển; trong tài khoản ngân hàng của em là 6 con số có số 50 đứng đầu. Nếu babby sanh ra là con trai cũng y như thế, vì thiệt tình tui thương con trai hoặc con gái đồng hạng chớ không có vụ trọng nam khinh nữ như mấy thằng “Mafia” khác. Còn nếu sanh đôi, số tài sản và tài khoản nầy dĩ nhiên sẽ gấp đôi. Tuy nhiên xin thỉnh ý của bà; tui sẽ làm gì nếu không có đứa con nào hết?”

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

55


TM

Người mẹ suy nghĩ một lát cho cặn kẽ rồi trả lời rằng: “Nếu trường hợp không may đó xảy ra thì ông lại hẹn hò, dắt con gái tui đi ăn tối lần nữa đi!” Kết luận lười như heo, ngu như lợn, ham ăn, háo sắc, bẩn thỉu, ô uế không là gì hết nếu con heo nọc nầy có rất nhiều tiền. Đó là chuyện heo bên Ý; còn đây là chuyện heo bên Mỹ. “Một chú Sam chạy xe đến một trại nuôi heo tính mua về một con khoảng chừng 100 pounds. Chủ trại vô chuồng bắt ra một con, xong cúi xuống dùng răng cắn vào đuôi con heo, nhấc nó lên xong, đặt xuống, nhả miệng ra, nói: “Con nầy nặng hơn 100 pounds một chút”. Chú Sam kinh ngạc, há hốc mồm: “Bộ bác tính gạt tui đấy hả? Bác làm sao cân heo bằng cách nầy cho được chớ?”

56

Viên chủ trại cười hè hè, gọi thằng con trong nhà ra: “Ê con lại đây, cân con heo cho ông nầy đi!” Thằng con tuân lịnh bố, cúi xuống dùng răng cắn vào đuôi con heo, nhấc nó lên xong, đặt xuống, nhả miệng ra nói: “Con nầy cân nặng khoảng chừng 100 pounds”. Chú Sam vẫn không chịu. Để thuyết phục khách hàng khó tính nầy, ông chủ trại heo kêu thằng con: “Vô nhà kêu mẹ mầy ra cân heo cho ông nầy”. Một lát sau thằng nhỏ chạy trở ra nói với bố: “Mẹ sẽ ra ngay sau khi cân xong chú phát thư”. Rồi chuyện bên Hà Nội, một bà cụ có nuôi một con heo làm thú cưng để bớt nỗi cô đơn. Một hôm dọn dẹp đống đồ cũ định bán ve chai, kiếm tiền đi chợ. Thấy cái bình trà bằng đồng, bà cụ bèn mở nắp ra, lấy tay chùi cho nó bớt hoen rỉ. Bỗng nghe bụp một cái, luồng khói trong bình tuôn ra, một ông thần đầu trọc lốc, cằm có cọng râu dê, hiện ra, đứng khoanh tay cúi đầu nói: “Thưa nữ chủ! Tạ ơn bà đã giải thoát cho ta sau 4 ngàn năm bị nhốt trong chiếc bình nầy. Ta sẽ ban cho nữ chủ ba điều ước. Ước gì được nấy”. Quá đã. Một là: “Hãy cho ta trẻ đẹp như hoa hậu Ngọc Trinh nhé”. Bụp một tiếng, tóc bà lão đang bạc phơ bỗng đen tuyền như răng nhuộm. Da

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

mặt xếp li cả đống, bỗng phẳng lì như mặt xa lộ Biên Hòa. Hai trái dưa leo thòng tới rún bỗng rút lên cái rẹt như hai quả tuyết lê. Hai là giàu có như tỉ phú Phạm Nhật Vượng. Bụp một tiếng, túp lều rách nát của cụ bà chợt biến thành một lâu đài xa hoa hết biết. Ba là hãy biến con heo mọi bấy lâu quanh quẩn bên ta thành một hoàng tử của lòng em, khôi ngôi tuấn tú như Đinh La Thăng trước khi vô hộp ngồi đếm 32 cuốn lịch vậy”. Tổng cộng là ba tiếng bụp vang lên, xong ba điều ước như đã hứa, ông thần đèn biến mất để đi uống “beer” ôm. Nàng dắt tay chàng vào khung trời viễn mộng, mong đàn lại bản tình ca bấy lâu tha thiết nhớ. Nhưng hỡi ôi chàng không làm ăn được gì hết ráo. Hỏi cớ sự ra sao chàng mới thỏ thẻ giọng “eo éo” rằng: “Ai biểu hồi xưa em kêu bác Mười Đỗ đến làm chi?” Anh bạn nhậu thấy tui biết nhiều chuyện heo quá nên ganh tị phong cho tui chức “chuyên gia heo”; còn

MONTREAL - OTTAWA

hỏi là tui có quen với nhà thơ Ngô Thế Lân thời Lê mạt không? Trời đất! Nhà thơ chết đã mấy mươi đời vương rồi, làm sao quen cho được? Nhưng bài thơ con chim lợn của tiên sinh thì tui biết. “Than ôi, lạ thay! Tiếng chim lợn kêu. Năm canh kêu thét, gió thổi lạnh lẽo. Thái Sơn xiêu đổ, ban ngày tối mò. Đất bằng sóng cuộn, mây đen mờ mịt. Đàn hồng nhạn kêu thương bay tản nơi rừng chầm. Bầy sài lang đi ngang ngược trên lối đường lớn. Trong triều ngoài nội ai cũng nín hơi không dám nói. Than ôi, lạ thay! Tiếng chim lợn kêu!” Xã hội nước ta thời Lê mạt, nhuộm một màu tối thê lương; xã hội trong nước bây giờ cũng vậy; tui chỉ ước một điều thôi chớ không cần tới ba, là con chim lợn đến đầu hồi nhà quan chức CS, chuyên nhũng nhiễu dân lành, kêu éc éc, làm điềm, đứa đó sẽ chết chắc 100%. Happy Kỷ Hợi! ĐOÀN XUÂN THU

Melbourne


TM

MONTREAL - OTTAWA

Bạch Đằng Giang nhấn chìm xâm lược Hán-Nguyên

V

iệt nam, Minh châu trời Đông, là chân lý mọi người công nhận. Lại có bờ biển dài hàng ngàn cây số xoay mặt về phía đông, như mở rộng tấm lòng hòa đồng với thế giới bên ngoài. Nhưng đừng quên một mặt quan trọng khác: Việt nam có núi cao, rừng rậm, sông dài, đất đai phì nhiêu... không những đủ sức nuôi sống con Rồng cháu Lạc mà còn vô cùng hiểm trở giúp bảo vệ quốc gia dân tộc trước nạn ngoại xâm. Có những dòng sông tưới nước cam lồ giúp dân ta trường tồn như Hồng hà, Cửu long... và có những con sông tuy không dài nhưng là huyết mạch, thành lũy, từ thế kỷ X đã góp công bao phen cản bước tiến của sói lang và nhận chìm những cánh quân xâm lược từ phương Bắc kéo xuống. Đó là Bạch Đằng Giang. Bạch Đằng Giang là dòng sông hùng tráng, hiểm trở mà tuyệt mỹ và cũng là con sông lịch sử đã tạo nguồn thơ vô cùng tận cho biết bao thế hệ thi nhân chân chính. Chúng ta hãy đọc lại bài Bạch đằng hải khẩu để thấy lời hùng ca, của một kẻ sĩ suốt đời gắn liền với quê cha đất tổ bằng tâm huyết, phản ảnh được cảnh sắc Bạch đằng: 白藤海口 朔風吹海氣凌凌, 輕起吟帆過白藤。 鱷斷鯨刳山曲曲, 戈沉戟折岸層層。 關河百二由天設, 豪傑功名此地曾。 往事回頭嗟已矣, 臨流撫影意難勝。 Phiên âm: Bạch Đằng hải khẩu Sóc phong xuy hải khí lăng lăng, Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng. Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc, Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng. Quan hà bách nhị do thiên thiết, Hào kiệt công danh thử địa tằng. Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ, Lâm lưu phủ ảnh ý nan thăng.

Dịch nghĩa: Cửa biển lồng lộng, gió bấc thổi vù vù; Buồm thơ nhẹ lướt qua sông Bạch Đằng. Nhìn núi từng khúc, như cá mập, cá sấu bị chặt từng đoạn, Nhìn bờ từng lớp, như giáo kích gươm đao bị gãy chìm. Cảnh núi sông hiểm yếu, tạo ra cái thế “lấy ít địch nhiều”(bách nhị: hai người chống lại được hàng trăm người). Ðây là nơi hào kiệt từng lập nên công danh oanh liệt. Việc xưa nghĩ lại, ôi tất cả đã qua rồi! Tới đây viếng cảnh, tâm trạng bồi hồi. Được các tác giả Nguyễn Trãi toàn tập dịch thơ như sau: Khí biển hơi may thổi lạnh lùng Bạch đằng qua cửa nhẹ buồm dong Chòm chòm núi, kình ngư đứt đoạn Lớp lớp bờ, kiếm kích chất chồng Quan ải trăm, hai trời đặt hiểm Anh hùng sự nghiệp đất nên công Việc xưa ngoái lại, ôi rồi hết Ngao ngán mò xem bóng giữa dòng. Tác giả bài trên là Nguyễn Trãi (1380-1442) một đại anh hùng hào kiệt đã giúp Bình định vương Lê lợi đuổi giặc Minh sau mười năm gian khổ. Ông cũng là một ngôi sao rực sáng trên nền trời văn học cổ điển. Ông có hiệu là Ức Trai quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một hoàng tộc đời Trần. Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ

vang của dân tộc. Sau khi đuổi được giặc thù, Nguyễn Trãi từng giữ chức Nhập nội hành khiển kiêm Lại bộ thượng thư và tước Quan phục hầu, được đổi sang quốc tính. Nhưng là người thanh cao, phụng sự đất nước với bầu nhiệt huyết, ông cảm thấy không thích hợp với cuộc sống danh lợi, nghi kỵ, tranh đoạt trong triều đại mới nên muốn thoát vòng danh lợi. Nhưng rồi xảy ra vụ án Lệ chi viên, ông bị án oan (âm mưu giết vua Lê Thái Tông) nên cùng gia đình bị tru di.Mãi tới thời Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi mới được minh oan (1464) phục hồi danh vị. Tác phẩm của Nguyễn Trãi thất lạc khá nhiều sau khi ông bị giết, người sau chỉ sưu tầm được một số bài thơ và những văn kiện liên quan tới lúc ông sát cánh cùng Bình định vương dùng ngòi bút để kháng Minh và xây dựng cơ đổ cho triều đại mới như Quân trung từ mệnh tập, Lam sơn thực lực và bài Bình Ngô đại cáo (1428). Nhà thơ đã có dịp tới Bạch Đằng Giang và cảm khái trước chiến công của người xưa. Có thể bài này Nguyễn Trãi sau khi đã lập sự nghiệp nhưng nếm mùi cạnh tranh ghen ghét nơi cửa quyền nên chán nản lợi danh và có ý lui về Côn sơn sống nhàn lạc vui thú thiên nhiên. Nhưng qua đó, hào khí bậc anh hùng vẫn còn nơi ông, niềm tin vào cơ đồ bất diệt của dân tộc chưa hề nhòa nơi tim ông, nên toàn bài đã ngầm lột tả được niềm tự hào của tác giả trước những chiến công của các bậc tiền nhân còn ghi dấu tích nơi dòng nước mênh mông trước mặt. Đọc lại lịch sử, có thể hiểu tại sao Bạch Đằng Giang tạo nguồn tự hào và hy vọng của dân tộc Việt? Chính nơi đây ghi dấu thời kỳ thoát ách Bắc thuộc một ngàn năm, đồng thời xây dựng nền độc lập của nước ta sau chiến thắng quân thù của Ngô vương Quyền (năm 938). Đồng thời, cũng dòng sông này, đã tô đậm nét son trang sử hào hùng đời nhà Trần khi bình xong Nguyên Mông như vua Trần Nhân Tông tự hào: Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã Sơn hà thiên cổ điện kim âu (Trên nền xã tắc hai lần ngựa đá phải mệt nhọc, Nhưng núi sông nghìn đời được đặt vững như

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

57


TM

âu vàng.) Cũng cần biết, Bạch Đằng là con sông lịch sử của Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Yên (Bắc Việt) còn gọi là Bạch Đằng Giang hay sông Rừng, hiệu là sông Vân Cừ, là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên và huyện Thủy Nguyên cách Vịnh Hạ long khoảng 40 km. Điểm đầu là phà Rừng - Hải Phòng (ranh giới Hải Phòng và Quảng Ninh). Điểm cuối là cửa Nam Triệu - Hải Phòng. Sông có chiều dài 32 km. Các loại tàu thuyền có tải trọng 300-400 tấn tham gia vận tải được cả hai mùa. Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Thăng Long từ miền nam Trung hoa, từ cửa sông Nam Triệu các thuyền đi vào sông Kinh Thầy, Sông Đuống, và cuối cùng vào sông Hồng sát Kinh đô Thăng long. Cửa khẩu Bạch Đằng là một danh lam thắng cảnh, với núi cao sông rộng,địa thế rất hiểm yếu, gió bão thất thường… Ở đây có câu ca dao còn truyền tụng: Con ơi nhớ lấy lời cha Gió to, sóng cả chớ qua sông Rừng Đánh giặc thì đánh giữa sông Đừng đánh chỗ cạn mắc chông mà chìm! Chính tại con sông oai danh này đã từng hai lần quân Việt đánh bại quân Trung Quốc xâm lược: Ngô Quyền (thế kỷ 10) phá quân Nam Hán, bắt sống thái tử Hoằng Thao, Trần Hưng Đạo (thế kỷ 13) đại thắng quân Nguyên, bắt được các tướng Ô Mã Nhi, Phan Tiệp, Tích Lệ... Đọc sử cũ, Bạch Đằng Giang được nhắc nhở nhiều nhất trong thơ văn cổ điển và hiện đại. Sử của chúng ta nhắc nhiều tới các chiến thắng Bạch Đằng. Đại nam quốc sử diễn ca từng viết về chiến công của Ngô Quyền tiêu diệt quân Nam Hán: Hán sai thái tử Hoằng thao Đem quân ứng viện toan vào giúp công Bạch đằng một trận giao phong Hoằng thao lạc vía, Kiều công nộp đầu. Chiến công này được Việt nam sử lược của Trần Trọng Kim ghi lại: “Kiểu công Tiện cho sang cầu cứu ở bên NamHán, Hán-chủ nhân dịp cho thái-tử là Hoằng Tháo đưa quân đi trước, mình tự dẫn quân đi tiếp ứng. Khi quân Hoằng Tháo vào gần đến sông Bạchđằng, thì bên này Ngô Quyền đã giết được Kiểu công Tiện (938), rồi một mặt truyền lệnh cho quânsĩ phải hết sức phòng bị, một mặt sai người lấy gỗ cặp sắt nhọn, cắm ngầm ở dưới lòng sông Bạch-đằng, xong rồi chờ đến lúc nước thủy-triều lên, cho quân ra khiêu chiến; quân Nam-Hán đuổi theo, đến lúc nước xuống, Ngô Quyền hồi quân đánh ập lại, quân Nam-hán thua chạy, bao nhiêu thuyền mắc vào cộc gỗ thủng-nát mất cả, người chết quá nửa. Hoằng Tháo bị Ngô Quyền bắt được, đem về giết đi. Hán-chủ nghe tin ấy, khóc òa lên, rồi đem quân về Phiên-ngung, không dám sang quấy nhiễu nữa. Ngô Quyền trong thì giết được nghịch-thần, báo thù cho chủ, ngoài thì phá được cường-địch, bảo toàn được nước, thật là một người trung-nghĩa lưu danh thiên cổ, mà cũng nhờ có tay Ngô Quyền, nước Nam ta mới cởi được ách Bắc-thuộc hơn một nghìn năm, và mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần, về sau này được tự-chủ ở cõi Nam vậy.” Ngoài ra có nghiên cứu cho biết Lê Đại

58

Hành kháng Tống binh tại khúc sông này vào 981. Quân Tống do tướng Hầu Nhân Bảo và Lưu Trừng kéo sang nam thổ. Lê Hoàn được binh sĩ tôn lên làm vua khi vua Đinh bị gian thần sát hại, đã kéo quân ngự địch. Chiến sự diễn ra quyết liệt tại Chi lăng, Hầu Nhân Bảo lọt vào trận địa mai phục và bị giết. Còn tại Bạch đằng, vua Lê đã cho cắm cọc phòng bị. Nghe tin lục quân đã tan vỡ nên Lưu Trừng vội vã dẫn đám tàn quân tháo lui ra biển (Theo Đào Duy Anh trong Lịch sử Việt Nam). Cũng trong thiên lịch sử ca, Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái viết lại trang sử oai hùng của nhà Trần ghi trên sông Bạch Đằng (1284) khi Trần Hưng Đạo đại phá Nguyên binh: Giặc nguyên còn muốn báo đền Mượn đường hộ tống binh thuyền lại sang Bạch đằng một cõi chiến tràng Xương bày trắng đất, máu màng đỏ sông. Sau khi danh tướng Trần Khánh Dư của ta cướp phá được thuyền luơng của địch, Sử gia Phạm văn Sơn trong Việt sử toàn thư đã viết lại sự kiện phản công của quân nhà Trần như sau: “Thượng Hoàng bàn với Hưng Đạo Vương thả một số tù binh về để Thoát Hoan và binh sĩ Mông tuyệt vọng. Đây là một đòn rất nặng đánh vào tinh thần của địch. Đúng như lời xét đoán, quân Nguyên nghe nói lương thảo khí giới bị phá hủy, ai nấy đều xôn xao và muốn trở về hết. Ý chí chiến đấu của họ sụp đổ trông thấy. Còn Ô Mã Nhi ở Ải Vân Đồn trở về, chờ mãi không thấy thuyền lương liền đánh phá ở trại An Hưng rồi đóng giữ Vạn Kiếp. Trần triều đến giờ phút này đã hiểu rõ ưu thế của mình và sự cùng quẫn của giặc. Sau trận cửa Lục, giặc thiếu ăn, đêm đến lại bị đột kích phá đồn. Quân giặc thiếu ăn, thiếu ngủ, không còn thiết gì nữa ngoài việc chia nhau đi cướp bóc dân chúng... tổng quản là Giải Nhược Ngu bàn với Thoát Hoan: “Quân ta ở đây thành trì không có, khí trời nóng nực, các chỗ hiểm yếu đều mất, kho tàng cạn sạch, chi bằng hãy rút quân về rồi sẽ liệu kế khác”. Thoát Hoan thấy quân ta mạnh cũng nản nói: “Đất thì nóng nực, khí trời ẩm thấp, lương thiếu quân mệt...” Tướng hiệu trong thủy quân bàn nên phá hủy thuyền bè rồi cùng nhau kéo bộ mà về. Thoát Hoan toan nghe nhưng tả hữu cản ngăn nên việc này bỏ đi. Sau đó Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp được lệnh dẫn thủy quân theo đường Bạch Đằng giang, còn Trịnh Bằng Phi và Trương Quán làm hậu tập để hộ vệ cho y chạy theo đường bộ. Trong lúc giặc lúng túng thì quân ta được Hưng Đạo Vương phân phối đi mai phục các ngả. Mặt bộ, ngài cho đào các hầm hố đánh bẫy ngựa, quân phục kích, truy kích có nhiệm vụ cắt đường, phá cầu cống ở những lối giặc phải chạy qua. Mặt thủy, ngài cho đóng các cọc sắt ở thượng

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

MONTREAL - OTTAWA

lưu sông Bạch Đằng trên phủ bè cỏ để đợi giặc (kế này được dùng đầu tiên do quân Ngô Quyền phá quân Nam Hán), cho Nguyễn Khoái phục binh ở đây chờ nước thủy triều lên thì ra khiêu chiến, dụ giặc qua chỗ đóng cọc, chờ khi nước thủy triều rút quay lại phản công. Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa phục kích ở cửa ải Nội Bàng (thuộc Lạng Sơn). Việc bố trí xong, Hưng Đạo Vương hô quân sĩ trỏ xuống Hóa Giang cùng thề: “Trận này không phá được giặc thề không trở lại khúc sông này nữa!” Sau lời quyết liệt này, quân ta kéo thẳng tới sông Bạch Đằng. Ngày mồng 7 tháng ba (1288) chu sư Mông Cổ rút đến Chúc Động. Quân ta đổ ra công kích bị tướng giặc Lưu Khuê đánh lui bắt được của ta 20 chiếc thuyền. Ngày hôm sau Ô Mã Nhi cùng tới nơi. Hai bên xô xát. Quân ta giả thua bỏ chạy. Giặc tung hết lực lượng đuổi theo. Bấy giờ, con nước rút xuống mau chóng. Nguyễn Khoái nhử giặc đi khỏi chỗ đóng cọc một quãng xa, rồi quay thuyền trở lại đánh kịch liệt. Quân của Hưng Đạo Vương tiếp đến. Giặc thấy ta mạnh quá rút lui tới khúc sông có cọc. Thuyền giặc mắc cọc chìm đắm hết. Trước thế nguy cập, Ô Mã Nhi phải cầm đầu toán tinh binh, ra nghênh chiến. Ngay lúc này, hai vua Trần cũng đến tung quân ngũ doanh ra bốn mặt. Ô Mã Nhi thấy nguy liền thu nhặt binh thuyền định chạy nhưng không kịp. Quân Nguyên chết vô kể, mặt sông đỏ ngầu máu giặc. Bốn trăm thuyền của địch bị ta tịch thu. Nội minh tự Đỗ Hành bắt được Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và Tích Lệ Cơ Ngọc đem đến dâng Trần Thánh Tông. Ngài cho cùng ngồi, ôn tồn nói chuyện, niềm nở rót rượu mời uống. (Toàn thư quyển 5, tờ 54b). Việc Truy Kích Thoát Hoan Thoát Hoan nghe tin th ủy quân tan vỡ hết, vội cùng bọn Trịnh Bằng Phi, A Bát Xích, Áo Lỗ Xích, Trương Quán và Trương Ngọc dùng đường bộ cấp tốc tháo lui. Đến cửa Nội Bàng, Phạm Ngũ Lão đổ ra đánh. Vạn hộ Trương Quán với ba nghìn quân cố sống chết đánh để mở lối cho Thoát Hoan qua cửa ải. Trong dịp này, Trương Quán tử trận. Giặc nghe nói quân ta đông như kiến từ ải Nữ Nhi đến núi Khưu Cấp và Đằng giang trên một trăm dặm càng hoảng sợ. Phía sau lại có quân đuổi theo…Trương Ngọc, A Bát xích chết tại trận...Nhờ Trịnh bằng Phi hêt lòng hộ vệ nên Thoát hoan mới thoát được về châu Tư Minh.” Hiện ở khu vực cửa sông Bạch Đằng có ba ngôi đền thờ ba vị anh hùng, trước hết là đình Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền, đền Vua Lê Đại Hành ở thị trấn Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và đền Trần Hưng Đạo ở xã Yên Giang, (Quảng Yên), Bạch Đằng Giang và chiến thăng kháng quân xâm lược từ Bắc Đình đã gây nguồn cảm hứng cho


TM

MONTREAL - OTTAWA

các thi nhân cổ điển cũng như hiện đại: Trương Hán Siêu (?-1354) danh nho, hiển hoạn đời Trần có bài phú tên là Bạch Đằng Giang phú: Trương Hàn Siêu tự là Thăng phủ ngưởi làng Phúc thành, huyện Yên ninh, lộ Trường Yên (Ninh Bình ngày nay) là một nho sĩ và cây bút thành danh đời Trần. Không những là môn khách của Hưng đạo vương Trần quốc Tuấn. Có công chống giặc Nguyên mà làm quan trải qua ba triều Anh tông, Minh tông và Dụ Tông được thăng lên chức Hành Khiển dưới thời Trần Anh tông, rồi lên tới chức Tả gián nghị đại phu, Tham tri chính sự vào năm 1351. Ông cũng được giao cho cầm quân đánh dẹp phía nam và trấn thủ Hóa châu. Năm 1354 dưới thời Dụ Tông, ông qua đời tại chức vào năm 1354 và được phong Thái Bảo. Không những là trọng thần của nhà Trần, Trương Hán Siêu còn là một cây viết nổi danh, từng cùng Nguyễn trung Ngạn soạn Hình luật thư và Hoàng triều đại điển. Ông còn là một nhà thơ nổi tiếng với nhiều vần thơ phản ánh tính phóng khoáng và tư tưởng uyên thâm. Nổi danh nhất là bài Bạch Đằng Giang phú. Bạch Đằng Giang phú là một bài phú theo lối lưu thủy, gồm 35 liên và hai bài ca. Tác gia qua chơi sông Bạch Đằng đã sáng tác bài phú nay để tả cảnh hùng vĩ của con sông lịch sử và nhân đó ca ngợi chiến công phá giác của tiền nhân, nơi Ngô vương quyền đại phá Hoằng Thao và Trần hưng đạo chôn vùi xác Nguyên binh. Bài phú này về mặt hình thức không thua gì hai bài phú Tiền và Hậu Xích bích của Tô Đông Pha đời Tống. Còn về nội dung thì cảm hứng sâu sắc hơn, chân thực hơn thứ văn chương hoài cổ đời Tống. Những vần phú sau đây, vốn viết bằng Hán văn nhưng được học giả Đông Châu của tờ Nam phong dịch ra quốc văn, đã chứng tỏ điều trên. Trước hết tác giả cho biết xuất xứ cuộc phiếm du và phong cảnh và phế tích của nơi chiến trường cũ: ...Học Tử Trường chừ thú tiêu diêu Qua cửa Ðại Than Ngược bến Ðông Triều Ðến sông Bạch đằng Rong chơi mái chèo Bát ngát sóng kình muôn dặm Bập bềnh đuôi trĩ liền nhau Nước trời: một sắc Phong cảnh: ba thu Ngàn lau xào xạc Bến lách đìu hiu Sông chìm giáo gãy Gò đầy xương khô Buồn vì cảnh thảm Ðứng lặng giờ lâu Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá? Tiếc thay dấu vết luống còn lưu! Kế tiếp, ông kể chuyện tiếp xúc với dân cư trong miền và gián tiếp thuật lại chiến tích kháng xâm

lược của triều đại ta: Bên sông, bô lão hỏi ta sở cầu Có kẻ gậy lê chống trước Có người thuyền nhẹ bơi sau Vái ta mà thưa rằng: - Ðây là chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị thánh bắt Ô Mã Cũng là bãi đất xưa Ngô Chúa phá Hoằng Thao Ðương khi ấy: Thuyền bè muôn đội Tinh kỳ phấp phới Tì hổ ba quân Gíao gươm sáng chói Trận đánh thư hùng chửa phân Chiến lũy Bắc Nam chống đối ánh nhật nguyệt chừ phải mờ Bầu trời đất chừ sắp đổi Kìa! Tất Liệt thế cường Lưu Cung chước dối Những tưởng gieo roi một lần Quét sạch Nam bang bốn cõi Thế nhưng: Trời cũng chiều người Hung đồ hết lối Khác nào như khi xưa : Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hòan tòan chết rụi Ðến nay nước sông tuy chảy hòai Mà nhục quân thù khôn rửa nổi Tái tạo công lao Nghìn thu ca ngợi Từ chiến thắng ca tụng công đức của vua Trần và tố cáo dã tâm của loài lang sói: Rồi vừa đi vừa ca rằng: Sông Ðằng một dãi dài ghê Luồng to sóng lớn tuôn về bể Ðông Những người bất nghĩa tiêu vong Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh Khách cũng nối tiếp mà ca rằng: Anh minh hai vị thánh quân Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh Giặc tan, muôn thuở thanh bình Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao. Sau Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Tùng thiện vương...còn hàng chục trang ca tụng chiến thắng Bạch Đằng. Nguồn thi hứng còn kéo dài tới tận phong trào thơ mới trước 1945. Một nhà thơ mới, nữ sĩ Ngân Giang (1916-2002) đã dùng chữ thép xây dựng lại một cuộc đọ sức máu đổ thịt rơi, vô cùng hung hiểm và kinh hoàng, trên một chiến trường bao la bát ngát mà chiến thắng thuộc về ta: Bạch Đằng Giang! Bạch Đằng Giang! Máu đỏ quân thù bao giờ tan? Kể chi ngựa đá hai lần nhọc Đây sóng reo vang khúc khải hoàn Thuyền giặc liền san sát Quân ta dáng hiên ngang Ngọn triều lên cuồn cuộn Khói sóng tỏa mênh mang… Nào chiến thuyền của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp Nào thủy đội của thái tử Thoát hoan Cái uy phong đoàn viễn chinh phương Bắc Toan trốn ngọn cờ Nam Ngọn cờ Nam! Ngọn cờ Nam! Phơi phới dâng lên màu huy hoàng Phơi phới trăm nghìn con sóng bạc Thét to trời đất muôn tiếng vang Phơi phới trăm nghìn miệng anh dũng

Hô chung lời nói của giang sơn Phơi phới trăm ngàn lòng chiến sĩ Say chung uy võ Hưng Đạo Vương Đây không có ngọn lửa đốt giặc Cũng không cần đàn gió đông nam Mà nước triều một rút Thuyền gịặc ngổn ngang Chiều tà đổ bóng hoàng hôn xuống Sóng bạc pha màu máu đỏ loang… Thái bình diên yến nâng ly ngọc Thăng long ba ngày rượu ngự ban Quân ta say vỗ gươm mà hát Hát rằng: “vạn cổ thử giang sơn” Biển dâu lịch sử bao nhiêu độ Mà vẫn còn đây Bạch Đằng Giang Buông chèo du khách nhìn sông nước Có nhớ ngày xưa Hưng đạo Vương… Một thi nhân khác, Vũ Hoàng Chương (19161976) đã dùng nhiệt tâm và tài gấm hoa, nâng ngày chiến thắng sông Bạch đằng của Trần Hưng Đạo thành một ngày kỷ niệm, một lễ hội vĩ đại của dân tộc ta mở ra hàng năm: Ấy ai qua chốn giang biên Khói đầy khoang giấc sầu miên lạnh lùng Tiếng kình vang đợt sóng rung Có nghe chăng có thẹn thùng người xưa? Riêng ai nước cũ mây mờ “Thái Bình Diên Yến” câu thơ lệ nhòa Tháng giêng kỷ niệm Đống Đa Sông Đằng kỷ niệm tháng ba mấy lần? Đầu mùa xuân, cuối mùa xuân Cánh tay Đế Nguyễn, Vương Trần nào ai? Duyên Giang một giải, Lau cũng phất cờ Mùa xuân gần cuối Vẩn sóng bay hoa Ngang trời động sấm tháng ba, Dọc sông chớp giật, sáng lòa gươm đao… Cũng nơi đây Bạch Đằng Giang một khúc, Ngô Vương từng chém Hoằng Thao Gió mây thôi thúc Quằn quại ba đào Chợt tưởng niệm máu càng sôi sục, Tinh thần quyết thắng bốc lên cao. Thế phản công làm giặc dữ nôn nao Chúng hoảng hốt vội thu quân về thượng lưu sông Bạch, Nhưng số phận Hung nô, người phương Nam đã vạch, Hỡi ơi, bằng giáo sắt cắm ngang sông Đáy trường giang là cả một bàn chông Nằm đợi sẵn khi thủy triều xuống thấp Đào thuyền giặc lui qua bị xô nghiêng, lật sấp Bị xé ra từng mảng vỡ tan thây… Ngày nay nhớ tới chiến thắng Bạch Đằng Giang, không ai không để lòng tri ân những chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc .

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

59


TM

Ta hãy nghe nhà thơ Đằng Phương (1924-1990) trong tập Hồn Việt từ 1943 đã khắc lại những nét son của bao anh hùng vô danh trong bài Chiến sĩ triều Trần: Oanh liệt thay cho những người chiến sĩ Của triều Trần, dũng cảm lại kiên gan Đã bao lần lấy máu giữ giang sơn Đem chiến thắng huy hoàng về Đất Việt!… Chống Mông Cổ đã đạp bằng đất Tống Và quyết lòng thôn tính Việt Nam ta Mang binh hùng, tướng mạnh, dấy can qua

Nhà thơ Đằng Phương (1924-1990)

60

Năm mươi vạn tràn qua như núi đổ Người chiến sĩ của triều Trần hăm hở Quyết ra tài phá lỗ lập kỳ công Tuốt gươm thiêng, thề nguyện giữ non sông Tôi với chúa tạc lòng câu Sát Đát. Sau 1954, nhạc điệu hào hùng chống sài lang Bắc phương được nhà thơ Đinh Hùng (1920-1967) trỗi lên trong bài anh hùng ca Chiến sĩ áo chàm: Hỡi những chiến binh áo chàm hùng vĩ ! Những bàn chân hài xảo có mây vương Những cặp mắt đọng trời xanh huyền bí Những hàng mi rung sao biếc canh trường Nhưng vầng trán hoang sơ bên lửa rừng in vầng trăng xế Hơi thở chìm sâu cơn gió quật cường Ôi sức mạnh thần kỳ Giao Châu linh địa! Mảnh hồn rừng mở rộng cánh trầm hương. Từ đêm ấy Từ đêm con sông rừng trườn mình thức giấc Vầng trăng rừng nép mặt bàng hoàng Cơn gió chuyển tiếng cồng rạo rực Hồn Vạn Kiếp mênh mang lời ai thúc giục Lời hịch truyền kết hợp non sông Từ buổi Diên Hồng Đồng tâm thệ ước Còn nhớ câu “Quyết chiến” đã hô vang Quân với dân thà chết đánh không hàng! Lòng bô lão, tráng niên hòa một mối Chữ “Sát Đát” khắc cả vào đá núi Và hằn trên muôn vạn cánh tay hùng. Ngày nay ngoại thù còn đó, giang sơn còn ngả nghiêng. Đừng vì mải mê ngủ vùi trên “du tiên chẩm” làm bằng chiêu bài xảo trá “bốn tốt” và “16 chữ vàng” mà quên lời khuyên của chí sĩ

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

MONTREAL - OTTAWA

Dương Bá Trạc (1884-1944) khi ông qua Bạch Đằng Giang: Một dòng ra bể nước mênh mông. Sông Bạch Đằng đây có phải không? Đánh Hán năm nao thuyền giáp trận, Bình Hồ nơi đó đã ghi công. Sóng dồn lớp lớp làn tên bắn, Gió thổi ào ào tiếng trống rung. Ngô chúa Trần vương đâu vắng hết, Ngùi ngùi hiu quạnh cả non sông. Mau sớm thức tỉnh và nên đọc lại kịch Ải Bắc (1950). Tác giả, nhà thơ Thao Thao (1909-1994), đã kể lại hùng khí tận sao ngưu sao đẩu của vua tôi Nhà Trần trong Hội nghị Diên hồng. Khi nhà vua, Trần Nhân Tông hỏi các bô lão trong hội nghị: Hỡi các người! Ta trưng cầu ý kiến Hỡi các người! Nên hòa hay nên chiến? Thì dân chúng đồng thanh đáp lại: Nên chiến! Nên chiến! Chiến đến kỳ cùng Tiếng reo hò rung chuyển điện Diên Hồng! HOÀNG YÊN LƯU

Tài liệu tham khảo: -Đại nam quốc sử diễn ca (bản của Hoàng Xuân Hãn) -Việt nam sử lược (Trần Trọng Kim) -Lịch sử Việt nam (Đào Duy Anh) -Việt sử toàn thư (Phạm văn Sơn) -Quốc văn trích diễm (Dương quảng Hàm), Nguyễn Trãi toàn tập (NXB Khoa học xã hội 1976), Ức trai thi tập (bản dịch tiếng Anh của Lê Cao Phan)...


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

61


TM

PHÙNG ANNIE KIM

Ông Hai nhâm nhi ly trà sâm Đại Hàn, mùi sâm thơm thơm, vị đăng đắng, hơi ngòn ngọt, màu nâu cánh gián. Từ Bắc Mỹ, nhân dịp Xuân về , ông bạn thân của ông Hai sai cháu mang đến tặng ông một thùng sâm kèm theo lời dặn “Này, sâm này uống vào ông... rượt bà chạy tóe khói đấy nhá. Ngày một gói thôi. Nóng thì hai, ba ngày một gói. Cao huyết áp thì đừng dùng. Ba ngày xuân ông phải... sung lên một tí chứ.”. “Sung”? Cái tuổi sắp lên hàng... tám mà còn sung thì có mà... ngủm cù đeo sớm. Cứ nhìn vào cái thân này thì biết nó thay đổi nhiều lắm. Chỉ mới năm ngoái thôi, năm nay đã mọc hai cục bé bằng hạt đậu trong cái tuyến tiền liệt (prostate) mà có lúc ông nghĩ sao nó không “liệt ” đi cho khỏe cái thân già. Bác sĩ bảo chả sao. Nó hiền, không quậy phá bạn bè, hàng xóm thì cần quái gì phải xạ trị, hóa trị. Cứ để yên thế cho nó ngủ. Ba tháng đi thăm nó một lần. Bắt chước ông Mai Thảo “Dỗ Bệnh”, “Bệnh ở trong người thành bệnh bạn. Bệnh ở lâu dài thành bệnh thân”. Cứ thế, ông Hai sống thoải mái, vô tư với hai người “bạn”. Năm năm về trước, ông Hai nhớ bà Hai kể câu chuyện “Tư Ếch Học Nhảy Đầm”. Bà con đọc ai cũng biết Tư Ếch “sung” là ông. Ông khoái trá về cái chuyện “dở chứng” rủ bà Hai và hai cặp bạn mời thầy về nhà học nhảy. Năm nay cái chân phải của ông yếu rồi. Lên cầu thang ông phải bước chậm, sợ vấp té. Đi bộ lâu thì nó mỏi dần, đêm về rêm nhức không ngủ nổi. Còn nói chi đến chuyện dìu bà Hai quay vòng vòng điệu Valse, lắc Twist, đánh mông Cha- cha- cha hay uốn éo Tango. Có vớt vát chăng là điệu Slow -Mông -Cổ. Chuyện ăn uống, ông vẫn biết mình ăn uống ngon miệng đấy. Có điều cái bao tử của ông bây giờ nó teo lại. Ông ăn vặt, rỉ rả cả ngày như mấy mụ đàn bà lúc nào cái miệng cũng ươn ướt. Ông không ăn nhiều, ăn vừa đủ no, ăn kiêng dầu mỡ, bớt đường bớt muối cho ba cái cao nó xuống

62

TìnH XUÂn thấp, hợp với sức khỏe của người già. Chuyện ngủ thì tội cho ông lắm. Đêm đêm, cái tuyến tiền liệt nó hành ông thức dậy vài ba lần để xả. Ông phải nằm thở sâu, tập Thiền để dỗ giấc ngủ trở lại. Dỗ mãi vẫn không ngủ được thì ông thức. Ông đọc, viết ba cái lăng nhăng cho cái bộ não làm việc mệt rồi nó mới tha cho ông. Ông dậy muộn. Cộng với giấc ngủ trưa tính ra cũng tròm trèm gần tám tiếng một ngày.Ông có thói quen tính con số xem mỗi ngày mình ngủ bao nhiêu tiếng. Đủ con số tám là ông vui lắm. Còn “đôi mắt là cửa sổ của linh hồn” thì nó không còn “linh hồn” từ khi ông mổ cườm, thay giác mạc mới. Ông hết lái freeway, chỉ quanh quẩn khu lô-cồ ở quận Cam. Chừng nào hết lái nổi thì ông bảo lo gì, đã có tài xế Mỹ chở ông vòng vòng quận Cam, khu Little Saigon hoặc ông đi bộ. Nhà ông ở phố Bolsa, chỉ cần qua một lốc đường là có phở đêm cho ông... xơi tái mỗi khi bất ngờ “hương gây mùi nhớ”...phở. Đáng ngưỡng mộ nhất là ông chịu khó nghiên cứu và tập tành đều đặn ngày một tiếng đồng hồ. Ông xem sách Yoga, Taichi, Dịch Cân Kinh,

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

học khí công Hồng gia, Hoàng Hạc, Càn Khôn Thập Linh ...Ông thu thập các “pháp môn” rồi tự chế một cách tập “không giống ai” miễn sao thích hợp với cơ thể mình. Nhờ tập đều mà ông còn đi đứng được nếu không thì... sụm bà chè lâu rồi. Bây giờ có thêm thùng sâm Cao Ly sáu tuổi, loại đỏ, có chữ “gold” ông uống mỗi ngày. Người rành thuốc bắc tính theo tuổi sâm nói đây là loại sâm khá ...già, giống như đời người đã dày dạn kinh nghiệm sống. Ông bạn

MONTREAL - OTTAWA

bảo uống vào “sung” lắm. “Khỏe ra”. “Làm việc không biết mệt”. Khỏe là khỏe làm việc hay khỏe cái vụ... kia? Bà Hai bực bội đặt ngay cái tên “Sâm” cho ông bạn: “Cái lão Sâm này không thuộc loại “già dê” thì cũng “già dịch”. Ông Hai kể chuyện ông bạn cười sằng sặc nói với ông Hai “sung” phải có đối tượng cùng “sung” thì mới “đồng hội đồng thuyền” mà “tát cạn biển Đông”, để “mấy sông em cũng lội”, “mấy đèo em cũng qua” chứ. Bà Hai nghe vậy hầm “cái lão Sâm mắc dịch” từ dạo có thùng sâm. Mấy năm nay bà Hai tu tại gia. Bà tuyên bố... nhỏ với ông thôi tụi mình từ đây “cắt ái từ thân” ông nhá. “Thân” đây không phải là người thân vì bà vẫn có ông bên cạnh hai mươi bốn giờ trong ngày. “Thân” đây là cái “thân” “tứ đại” đất, nước, gió, lửa này. Cái thân đang bình yên như thế bất ngờ có thùng sâm tới làm thay đổi đời sống êm đềm của hai ông bà. Bà bối rối và thắc mắc hoài về công hiệu của nó. Ông cứ uống sâm này mỗi ngày như thế liệu “ông rượt bà chạy” không? Bà nhớ sau khi thỏ thẻ “cắt ái từ thân” xong bà làm liền không đợi ông “yes” hay “no”. Cái phòng lớn “master bedroom” thông với cái “den”, bà cho sửa sang lại làm thành cái phòng ngủ nhỏ, làm tường ngăn đôi và trổ cánh cửa ra vào bên ngoài. Bà chiếm cái phòng lớn. Cái phòng


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

63


TM

nhỏ kê thêm cái giường, cái bàn viết, cái ti-vi, kệ sách ra vẻ một thư phòng và phòng ngủ ấm áp cho ông. Thế là từ đó hai ông bà cách ly. Ngủ riêng. Sinh hoạt riêng. Thế giới riêng. Riêng thì riêng chứ cửa hai phòng vẫn mở để đêm đêm ông còn ra vào thăm cái toa-lét bên phòng bà hoặc thỉnh thoảng... mát-xa cho bà. Ly trà sâm làm ông mơ màng, nghĩ ngợi. Ông nghe tiếng bà Hai trên lầu đi xuống: - Ông ơi, mười giờ ông chở tui đi chợ mua bông nha ông. Tết này tui nghe nói có cái chợ bán bông mới mở gần tiệm “Gà Nấu Rượu”. Nhóm bạn CVA của ông hẹn họp tất niên ở đó lúc mười một giờ. Đi sớm để tui còn ta bà. Ông sửa soạn đi là vừa. Sao ông cứ bay bổng như người đi trên mây thế. Ông quay đầu nhìn bà đang ôm một mớ áo gối, khăn trải giường đi giặt. Chỉ còn vài ngày nữa là Tết rồi. Tội nghiệp bà. Mấy ngày nay bà lo dọn dẹp nhà cửa,vườn tược, giặt giũ quần áo. “Ăn Tết’ thì cái gì cũng phải sạch, phải mới. Bà thì sạch “đều”. Cái sạch của bà nhiều lúc làm khổ ông không ít. - Tùy em, em muốn đi mấy giờ thì anh chở đi. Em muốn ta bà cỡ nào cũng được miễn sao mình có mặt lúc mười một giờ, đừng để họ đợi. Ly trà sâm đã nguội rồi mà ông vẫn một mình độc ẩm trong khu vườn nhỏ đầy hoa và cây lá xanh. Năm nay vườn của bà Hai nổi trội hai màu vàng của mai, cúc và màu đỏ của hoa lồng đèn, dâm bụt. À còn màu trắng của hoa lan nữa. Chưa Tết mà đâu đó lác đác những tiếng pháo tì tạch. Ông lại mơ màng, nghĩ ngợi xa xôi.... Bà vừa nói câu gì mà có “ông ông tui tui”? Bà gọi ông Hai là “ông và xưng “tui” từ hồi nào vậy cà? Lâu quá rồi ông không còn nghe tiếng “anh anh em em” thân mật và ngọt ngào như ngày xưa nữa? Bà thay đổi cách xưng hô “tui tui ông ông” theo giọng người miền Nam thay cho tiếng “em em anh anh” từ lúc nào ? Hai chữ “ông”, “tui” bà quen gọi bấy lâu nhưng chả bao bao giờ ông để ý. Mãi đến sáng hôm nay, ngồi uống ly trà sâm của người bạn, ông mới cảm nhận hai chữ “ông” “tui” sao mà xa lạ quá, khô khan quá, chẳng có chút tình tứ, mùi mẫn gì của vợ chồng. Ông đâm ra buồn... Ông nhơ nhớ... Phải chăng tuổi già đang đến dần và làm cho ông có những suy nghĩ lẩm cẩm của người già. Ông thấy bấy lâu nay ông thiếu vắng một cái gì rất quen và dễ thương. Hay tại chậu mai vàng trong vườn hoa nở rực rỡ làm ông nôn nao nghĩ đến mùa Xuân sắp về. Cái tình Xuân ấm áp đầy sức

64

sống gợi cho ông cái tình già trong cái thân gầy của ông giờ tóp lại chỉ có trăm mười pounds. Ông vào nhà lấy miếng giấy viết vài dòng thơ con cóc. Hôm nay là ngày họp mặt tất niên của nhóm CVA bạn của ông Hai nên bà trang điểm kỹ càng, quần áo tươm tất. Chiếc áo bà mặc là một rừng hoa đào. Trời vẫn se lạnh mặc dù nắng đã lên rồi. Bà khoác thêm chiếc khăn quàng hợp với màu áo hồng. Đặc biệt sau buổi ăn uống phủ phê ở quán Gà Nấu Rượu”, các bạn CVA sẽ về nhà một anh chị trong nhóm để tiếp tục màn văn nghệ bỏ túi nên bà chưng diện điệu đàng lắm. Bà đặt tờ báo trên chiếc bàn ngoài sân vườn, ngồi ở chiếc ghế đối diện với ông. Bà hối ông: - Gần mười giờ rồi. Ông lên lầu thay quần áo ngay đi. Nhanh lên nha ông. Tui đọc báo chờ ông đó. Lại “tui” “tui “ông” “ông”. Tưởng gì, ông vào nhà, lát sau mang cho bà một ly trà sâm nóng hổi còn bốc khói và đưa cho bà tờ giấy “thơ”. Bà ngạc nhiên và đọc một lèo bốn câu: “ Em đã “ông”, “tui” tự lúc nào? “Anh”, “Em”, tình đã nhạt rồi sao? Em ơi đừng gọi bằng “ông” nữa Hãy cứ “anh”, “em” tình biết bao! *** Ly trà có mùi thơm của sâm và mật ong, có mùi hương thoang thoảng giống như mùi thuốc Bắc, có vị hơi ngọt như cam thảo, có chút vị đăng đắng đọng lại ở cuống họng không biết là vị của trà hay vị của... thơ. Cầm tờ giấy “thơ” trong tay, bà đọc đi đọc lại mấy lần. Thơ này không phải là thơ tỏ tình mà là thơ trách móc và “request something”. Bốn câu

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

thơ ám ảnh bà. Bà mơ màng nhấp ly trà sâm còn âm ấm. Ông hỏi bà đổi cách xưng hô “ông” “tui” từ lúc nào. “Em đã “ông’ “tui” tự lúc nào? Lúc nào? Ai mà biết. Bà đâu có nhớ. Làm sao bà nhớ nổi mấy cái chuyện lẩm cẩm, lặt vặt đó. Ông lại hỏi tiếp “Anh”, “Em” tình đã nhạt rồi sao”? “Nhạt” là “nhạt” thế nào. Bà bỏ bê ông, xa lánh ông hay vì bà không gọi “ông” bằng “anh” và xưng là “em” như thời còn trẻ. Già rồi. Gọi là gì mà chẳng được. Bà có thấy... đậm, “nhạt” gì đâu. Ông bèn “request” “Em ơi đừng gọi bằng “ông” nữa”. Đến câu cuối ông muốn chúng mình hãy cứ xưng hô “anh”, “em” như “ngày xửa ngày xưa đôi ta chung lối đôi ta chung đường” í. Thế mới tình! Bà nhìn vào nhà trong thấy mặt mày ông...căng thẳng quá, tự nhiên bà tội nghiệp. Sao “bố mày” hôm nay lại sinh tật làm thơ... dã chiến thế? Bài thơ này “gí tận tay, day tận mặt” đích thị là “lão gia” làm thơ cho bà đọc. Hay là “lão gia” muốn “Do me a favor” vào cuối năm. Hay ông bất mãn cái chuyện ngăn phòng, ngủ riêng, “cắt ái từ thân”. Tính đến nay đã bốn mươi sáu năm bà sống với ông, thế đôi ta không tình thì là gì? Không “chung lối chung đường” là gì! Hay là ông lại “dở chứng” muốn chung... giường? Bà nhớ lại từ khi ông về hưu, ông rủ bà cùng về hưu non với ông, vợ chồng lớn tuổi càng về già sống với nhau, càng khám phá ra có nhiều điều khác nhau trong sinh hoạt cá nhân mà hồi trẻ họ không quan tâm. Chẳng hạn như ông hay tiểu đêm, ngáy to. Bà trằn trọc, hay trở mình. Ông ngủ

MONTREAL - OTTAWA

sớm dậy trễ. Bà ngủ trễ dậy sớm. Bà sạch sẽ. Ông sạch... sơ sơ. Bà ngăn nắp. Ông bừa bộn. Ông thích ăn cơm nóng. Bà thích ăn cơm nguội. Ông làm gì cũng từ tốn, tà tà, chậm rãi tới đâu hay tới đó. Bà giải quyết gọn, nhẹ, nhanh, dứt điểm. Và còn bao nhiêu cái khác biệt tinh tế khác nữa. Thế mà phải sống chung thì chỉ còn cách mỗi người một phòng, tôn trọng tự do và sở thích cá nhân của nhau là hợp với “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Vả lại, vợ chồng già ngủ riêng cũng tốt cho sức khỏe. (Cậu em bác sĩ của bà bảo thế!). Bà còn nhớ từ khi bà tìm được một đời sống tâm linh cho mình, bà chuyển đổi cách xưng hô với ông. Từ hai chữ “anh” “em”, tiếng gọi thông dụng của hầu hết các cặp vợ chồng, bà chuyển thành “ông” “tui”. Gọi riết thành quen. Tuy nhiên, những suy nghĩ và tình cảm của bà với ông đâu có gì thay đổi. Có lần bà nói về tình vợ chồng, về già có thêm một thứ tình sâu sắc hơn đó là tình bạn. Tình yêu thời tuổi trẻ trở thành tình nghĩa của tuổi già. Có khác chăng tình yêu sôi nổi, mặn nồng của thời trẻ được thay vào đó là tình sâu, nghĩa nặng, là ơn với nhau của bốn mươi năm sống bên nhau. Ngẫm lại bốn mươi năm bà đã “cùng bước, cùng mòn”, cùng “lên thảm nhung xuống cát bụi ”(1) với ông. Thời gian đã cho thấy “Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác” (2). Bảy năm ông đi tù cải tạo, bà kiên nhẫn chờ ông về để cùng hai con đoàn tụ “quy mã”. Đó không phải là tình, là ơn, là nghĩa chứ là gì. “Nhạt” là nhạt cái chỗ nào? Không gọi là “ông” thì lấy tiếng gọi của con. Người ta đã “request” thơ như thế “Hãy cứ “anh”, “em ” tình biết bao !” chả lẽ bà lại xưng “tui” nghe kỳ kỳ.Thôi thì xưng “em” .Từ bỏ một thói quen và tập lại một thói quen đã bỏ cũng không phải là dễ. Bà quay đầu ngắm nghía ông: - Chà, “bố” mình hôm nay sao diện... oách thế. Sơ mi tay dài màu nâu lại thêm cái “đờ- mi se- dông” màu beige khoác ngoài trông “tông suyệt tông” lắm. Tóc mới cắt, nhuộm hôm qua thảo nào đen thủi đen thui. Hôm nay bố trẻ đi mười tuổi nhé. Được gọi “bố” nghe như tiếng con gọi mình, lại thêm tiếng “mình”, tiếng “em” ngọt ngào mát đến tận xương tủy làm mặt “bố mày” tươi hẳn ra. Chưa biết bài thơ hay dở thế nào nhưng đã có... hồi âm tích cực. “Bố mày” cười tít mắt: - Anh đi với em mà không ăn mặc nghiêm túc, thơm tho, sạch sẽ thì em đâu có cho anh đi cùng. Nhất là hôm nay cuối năm gặp bạn. Vui quá nên anh diện “luýt” một tí cho đời lên


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

65


TM

hương. -A, lại nói kháy nhé. Bố thơm, bố sạch thì bố nhờ cho….thân bố chứ em có nhờ đâu. - Thì... tại em không... nhờ chứ... Bà xuống xe, tạt vào chợ hoa, vừa đi vừa tủm tỉm cười một mình. “Lão gia’ nhà ta thỉnh thoảng hay nói dỗi. Còn bài thơ. Cứ đợi đấy. Để qua Tết... tính. Bây giờ bà phải chuẩn bị cho cái Tết đang đến gần kìa.

*** Chợ hoa Tết năm nay vẫn tập trung ở thương xá Phước Lộc Thọ. Thêm một cái chợ hoa khác nhỏ hơn gần quán “Gà Nấu Rượu”. Dọc theo con đường Bolsa, chỗ nào có hàng quán thuận lợi là có bán hoa Tết. Hoa Tết có đủ loại, mai, lan, đào, cúc, hồng... Sắc hoa đủ màu đậm nhạt nở tưng

bừng như đón chào mùa Xuân sắp về. Pháo, bao phong đỏ và các loại mứt bày bán ê hề. Trái cây đủ mặt hàng “cầu, dừa , đủ, xài” dọc theo chợ ABC bày la liệt trên vỉa hè không còn lối đi. Chợ búa đông nghẹt người mua sắm. Xe cộ và chỗ đậu xe tắc tị ra vào như cái cổ chai nghẹt kín. Đường phố đông người qua lại. Ai cũng vội vã mua bán, sắm sửa cho cái Tết gần kề. Tiếng loa phát thanh vang lên những liên khúc nhạc Xuân “ Xuân đã đến rồi gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời…” Bà Hai đang ngồi gõ những dòng chữ khai bút nhân dịp đầu năm thì hai bàn tay của ông Hai đặt lên vai bà bóp nhẹ. Ông biết vai, cổ của bà đang nhức mỏi, ê ẩm lắm, rất cần được hai bàn tay ông xoa bóp cho thư giãn. Bà làm mứt, kho thịt, làm dưa món, dưa giá, gói giò chay… từ mấy ngày nay và còn bao nhiêu việc linh tinh khác chuẩn bị cho mâm cơm cúng Ông Bà vào trưa ba mươi Tết và mâm trái cây cúng giao thừa. Bà rút dưới cái laptop tờ giấy “thơ” để trước mặt ông: “Anh ơi tường vách có xa đâu Tình tuổi… bảy mươi như lúc đầu “Ông”, “tui” hai chữ đâu ngăn, ngại “Em” gọi “Anh” từ đã bao lâu.”

MONTREAL - OTTAWA

*** “Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui. Một đêm, một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về… Xuân trong ta đã bao ngàn lần đã qua. Mặc cho mặc cho những cơn buồn thương những cơn giận hờn…” Tiếng con chó Sugar sủa ầm ĩ đưới nhà làm át đi bài hát “Xuân Ca” của nhạc sĩ Phạm Duy. Thằng con mang chó về ăn Tết với bố mẹ. Ba mươi bảy năm trước, thằng con là “tác phẩm” của người tù trở về vào ngày hai mươi ba ông Táo sau gần bảy năm lây lất ăn Tết trong trại tù cải tạo. Một “tác phẩm” khá hoàn chỉnh nhờ cả nhà ông bà Hai được qua Mỹ theo diện HO. Hai mươi bảy mùa Xuân trên đất Mỹ, mối tình già của ông bà Hai đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió, bao nỗi thăng trầm, bao nỗi “buồn thương”, bao nhiêu “cơn giận hờn” nhưng với ông bà Hai, mỗi mùa Xuân qua đi, mối tình già “ông ông tui tui” vẫn mãi mãi là mối tình Xuân bất diệt. PHÙNG ANNIE KIM

Cuộc di chuyển ‘về quê ăn Tết’ lớn nhất thế giới

Trong dịp gần Tết, hàng chục triệu người Trung Quốc, bằng đủ phương tiện, từ tàu hỏa, xe hơi, máy bay, xe gắn máy… từ các thành phố tìm về quê sum họp cuối năm. Theo tính toán của CNN, sẽ có gần 3 tỉ lượt đi lại từ 21/1- 1/3 tại đất nước đông dân nhất hành tinh. Cuộc “Xuân vận” (ý nói người dân khắp nơi ở Trung Quốc đổ về quê ăn tết) thường kéo dài 40 ngày. Mới đây Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc họp báo loan báo những con số thống kê về cuộc xuân vận năm nay.

66

Theo ông Liên Duy Lương, phó giám đốc Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia, trong dịp này, sẽ có 2,99 tỉ lượt đi lại, tăng 0,6% so với năm 2018. Trong số này, đa số đi lại bằng xe gắn máy (2,46 tỉ lượt), 413 triệu lượt bằng tàu hỏa. Nếu chuyện này xảy ra ở bất cứ quốc gia nào khác, chắc chắn hệ thống hạ tầng giao thông sẽ không thể đáp ứng nổi. Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc có hệ thống đường sắt lớn nhất thế giới và chỉ riêng năm 2018 đã khai

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

trương thêm 10 hệ thống đường rầy mới để đáp ứng nhu cầu đi lại, đưa tổng chiều dài đường sắt toàn quốc lên 29.000km. Các công nghệ mới đã được đưa vào áp dụng nhằm giảm ứ đọng tại các nhà ga, bao gồm công nghệ nhận dạng khuôn mặt và đi lại không cần vé. Để phục vụ những người có tiền, 532.000 chuyến bay được thực hiện trong dịp này, tăng 10% so với năm ngoái. 10 phi trường chính của Trung Quốc, bao gồm Thượng Hải, Quảng

Châu, Thâm Quyến, Thành Đô và Côn Minh, sẽ hoạt động 24/24. Giới chức Trung Quốc cũng phải lên các phương án chống rối loạn giao thông đường bộ. Lưu Hiểu Minh, thứ trưởng Bộ Giao thông Trung Quốc nói với báo chí rằng nước này có 4,86 triệu km đường. Nếu ai đi xe hơi điện thì hiện có 7.400 trạm nạp điện. Dịp tết này, cũng có 7 triệu người Trung Quốc lên kế hoạch đi du lịch đến hơn 90 quốc gia. 


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

67


TRUYỆN DÀI

TM

Vào thời khắc này, Liễu Địch đột nhiên cảm thấy, đôi bàn tay lớn đang nắm tay cô rất kiên định và ấm áp. Thầy Chương đang dùng sinh mạng bảo đảm, để đổi lấy tất cả sự tự tin cô vừa đánh mất. “Liễu Địch, mau vào phòng thi đi!” Thầy Chương bất chợt buông tay Liễu Địch. Liễu Địch há miệng, muốn nói điều gì đó. Thế nhưng, cổ họng cô tắc nghẹn. Cô hít một hơi sâu, cố gắng kiềm chế giọt nước mắt. Sau đó, cô cắn răng, chạy như bay về phía điểm thi. Trước khi vào cổng trường, Liễu Địch cuối cùng cũng quay đầu. Trong làn nước mắt mơ hồ, trong cơn mưa mờ mịt, cô nhìn thấy thầy Chương đứng bất động, phảng phất như bức tượng đá màu đen, như ngọn tháp thẳng đứng.

 Tiếp theo kỳ trước

“Thầy Chương.” Viền mắt Liễu Địch nóng lên, cô vô ý thức nắm tay thầy: “Sao...thầy lại đến đây?” “Em có mang theo phiếu báo danh không?” Thầy Chương cất giọng trầm trầm. “Em mang rồi ạ.” Liễu Địch trả lời, thanh âm của cô hơi run run. “Dù thì sao?” “Em cũng mang rồi ạ.” Liễu Địch nhìn cây dù chưa mở trong tay thầy Chương. “Dụng cụ học tập cũng mang đầy đủ rồi chứ?” “Vâng ạ.” Hai người im lặng mặt đối mặt. Liễu Địch cảm thấy bàn tay đang nắm tay thầy Chương của cô run rẩy. Trong lòng cô cảm động vô cùng. Thầy Chương đội mưa gió đến điểm thi, chỉ để hỏi cô những điều vụn vặn. Nhưng từ điều vụn vặt đó, Liễu Địch cảm nhận thấy sự quan tâm to lớn của thầy. Một hồi chuông vang lên, là tiếng chuông báo hiệu thí sinh vào phòng thi. Liễu Địch quyến luyến buông tay thầy Chương, đi về phía cổng trường. “Liễu Địch!” Thầy Chương đột nhiên gọi tên cô. Liễu Địch dừng bước và quay đầu, thầy Chương dò dẫm đi đến trước mặt cô, quờ quạng nắm hai tay cô: “Em hơi căng thẳng, đúng không?” Thầy lại một lần nữa “nhìn” thấu tâm trạng của cô. “Vâng ạ.” Liễu Địch trả lời. Trước mặt thầy Chương, cô không muốn giấu giếm, cũng không cần thiết giấu giếm bản thân. “Đừng sợ hãi, em hãy yên tâm đi thi!” Thầy Chương cất giọng trầm ổn, rõ ràng và kiên định: “Tôi dám dùng sinh mạng bảo đảm, em nhất định sẽ thi đậu vào Bắc Đại.” Một luồng âm ấm dâng tràn lên khóe mắt Liễu Địch, khiến tầm nhìn của cô trở nên mơ hồ. Tâm trạng cảm động, xúc động và vui mừng bao trùm cả trái tim cô. Mọi sự căng thẳng và hỗn loạn trước đó bị quét sạch. Ai nói không người nào dám cam đoan cô thi đậu? Thầy Chương dám, hơn nữa thầy còn dùng cả sinh mạng để bảo đảm. Trên đời này liệu có phụ huynh, thầy cô và bạn bè nào dám dùng sinh mạng bảo đảm tiền đồ của người đi thi? Chỉ một mình cô có được điều đó.

68

Chương 10 Sau khi nộp bài thi cuối cùng, Liễu Địch cũng như mỗi thí sinh trong phòng thi đều thở phào nhẹ nhõm. Phòng thi nóng bức vô cùng, khiến Liễu Địch không thể ở lâu hơn. Cô nhanh chóng rời khỏi nơi đó. Đi ra sân trường, ngẩng đầu ngắm nhìn bầu trời trong xanh và vầng mây trắng trôi lững lờ trên không trung, Liễu Địch bỗng có cảm giác như cách một thế kỷ. Cô thật sự không dám tin, kỳ thi cô mất bao công sức, chuẩn bị một thời gian dài, bây giờ đã trở thành “thì quá khứ”. Bên tai cô vẫn là tiếng bút viết bài thi loạt soạt, trước mắt cô vẫn là đề thi in chữ dày đặc... Ba ngày nay, Liễu Địch cảm thấy cô đã đạt đến cảnh giới “quên bản thân”. Phảng phất cô đi vào một khu rừng rậm rạp, cây cối rợp trời. Cô đã quen với trạng thái này, nên bây giờ đột nhiên được giải phóng, cô ngược lại mất phương hướng. Liễu Địch vô ý thức đảo mắt một lượt quanh sân trường, như muốn tìm kiếm điều gì đó. Cô lập tức nhìn thấy thầy Chương đứng bên cạnh bồn hoa. Liễu Địch nhanh chóng chạy đến bên thầy, trong lòng cô xuất hiện một niềm vui khó diễn tả. Cô chẳng nói chẳng rằng nắm chặt hai tay thầy Chương. Ba ngày vừa qua, mỗi khi thi xong một môn, Liễu Địch đều vô ý thức tìm kiếm hình bóng thầy Chương. Nhưng kể từ hôm đầu tiên gặp cô ở bên ngoài điểm thi, thầy Chương không xuất hiện thêm một lần nào. Hôm nay, lại được gặp thầy sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, trái tim Liễu Địch bay bổng. Cô bất chợt ý thức ra, người cô muốn gặp nhất sau khi thi xong không phải là ba mẹ, mà là thầy Chương. “Em làm bài thi thế nào?” Thầy Chương vẫn bình thản như thường lệ. Ngữ điệu của thầy không bộc lộ nỗi vui mừng hay niềm mong mỏi. “Em cảm thấy rất tốt.” Liễu Địch không hề mất hứng. Cô đã quen với giọng điệu của thầy, biết nó chẳng nói lên điều gì. “Bài làm văn ra đề gì?” “Lấy một bối cảnh hay địa điểm cố định đặt tiêu đề, sau đó thuật lại câu chuyện hoặc nhân vật có liên quan một cách chân thực, bày tỏ tình cảm chân thành và sâu sắc của mình.” “Hả?” Thầy Chương hơi bất ngờ: “Không phải là văn nghị luận. Vậy tiêu đề của em là...” “Bến xe.” Liễu Địch nói nhỏ. Thầy Chương hơi sững người, tựa hồ bị chấn động. Đại khái hai từ “Bến xe” chạm đến một sợi dây thần kinh nào đó của thầy. Thầy trầm mặc một lúc, phảng phất đang suy tư điều gì đó.

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

MONTREAL - OTTAWA

Liễu Địch thấp thỏm bất an. Cô chợt nhớ tới bài văn “không điểm” viết về thầy. Không biết thầy Chương sẽ phê bình cô ra sao? Một lúc sau, thầy Chương mở miệng, thanh âm bình tĩnh và quả quyết: “Liễu Địch, bài văn của em chắc chắn sẽ đạt điểm cao.” Một câu nói đáng vui mừng biết bao! Nỗi nơm nớp trong lòng Liễu Địch tan biến, khóe miệng cô cong lên. Sau đó cả gương mặt cô tươi cười rạng rỡ. Nụ cười ngây thơ, chân thành và đáng yêu của cô khiến đám nam sinh vô ý thức quay đầu, ngây ngốc ngắm nhìn. Chỉ có thầy Chương là thờ ơ, bởi vì đối với người khiếm thị, vẻ đẹp bề ngoài không tồn tại bất cứ sự mê hoặc nào. “Hãy đưa tôi ra bến xe.” Thầy nói khẽ, ngữ điệu ra lệnh theo thói quen: “Tôi muốn về nhà.” Về nhà? Nụ cười của Liễu Địch cứng đờ trên khóe môi. Cô cảm thấy hơi thất vọng, cô còn rất nhiều điều muốn tâm sự với thầy. Vậy mà thầy lại đòi về nhà. Về nhà? Liễu Địch mơ hồ ngẫm nghĩ. Không biết nhà của thầy Chương như thế nào? Không có cha mẹ, không vợ con, không người thân, chỉ một mình thầy đối diện với bốn bức tường lạnh lẽo. Đó là thầy chìm trong bóng tối cô độc, chứ đâu phải là “nhà”. Liễu Địch đột nhiên buột miệng nói: “Thầy Chương, em muốn đến thăm nhà thầy.” Vừa nói dứt lời, Liễu Địch giật mình kinh hãi, cô ôm miệng, không ngờ bản thân lại có ý nghĩ này, lại thốt ra câu này. Thầy Chương quả nhiên nhíu chặt lông mày: “Liễu Địch!” Thanh âm của thầy lạnh lùng như tiếng vọng từ núi băng: “Tôi không hoan nghênh bất cứ người nào đến nhà tôi, tất nhiên bao gồm cả em.” Liễu Địch co rúm người. Thầy có phản ứng mạnh như vậy, cô không cảm thấy kỳ lạ, cũng không cảm thấy cụt hứng, tất cả trong định liệu của cô. Nhưng...”nhà” của thầy Chương rốt cuộc như thế nào? Liễu Địch nhắm mắt, cố gắng tưởng tượng ra ngôi nhà lạnh lẽo đó. Câu nói vừa thốt ra miệng cứ quanh quẩn trong đầu óc cô, không tan biến. Nhưng Liễu Địch biết cô không thể “thỉnh cầu” thầy Chương một lần nữa. Cô lặng lẽ đưa thầy Chương ra bến xe. Chỉ là sau khi thầy Chương lên xe, Liễu Địch cũng theo dòng người, lên chiếc xe buýt của thầy. Trên xe đầy ắp phụ huynh và thí sinh. Mấy bạn học cùng lớp nhìn thấy Liễu Địch định lên tiếng chào hỏi. Liễu Địch vội đưa tay lên môi “suỵt” một tiếng, ra hiệu mọi người im lặng. Thầy Chương xuống xe ở một trạm xe buýt nhỏ, Liễu Địch đi theo thầy trong ánh mắt ngạc nhiên của bạn học. Đi bộ một đoạn, thầy Chương tới một ngõ hẹp. Hai bên mặt ngõ đều là nhà mái ngói thấp dày đặc. Nhà nào cũng đóng chặt cửa, ngoài cửa có sợi dây thép phơi quần áo, chăn drap trải giường, tã lót... Có lẽ do buổi chiều nắng gắt, cả ngõ nhỏ yên tĩnh vô cùng. Ngõ nhỏ ngoằn ngoèo, có lúc tưởng như đi đến tận cùng, nhưng lại xuất hiện lối rẽ. Liễu Địch cảm thấy cô sắp lạc đường, trong khi thầy Chương đi rất nhanh, tựa hồ thầy quen thuộc ngõ nhỏ như trong lòng bàn tay. Liễu Địch chỉ còn cách bám theo thầy, cô sợ chỉ một giây thiếu tập trung, cô sẽ để mất dấu thầy. Nhưng cô cũng không dám tiến lại gần quá, sợ bị thầy biết.  Xem tiếp kỳ sau


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

69


TRUYỆN DÀI

TM

Băng Điểm Liêu Quốc Nhĩ dịch  Tiếp theo kỳ trước

- Anh nói thật đấy chứ? - Dĩ nhiên là thật, rồi sao? Hạ Chi lạnh lùng: - Anh giả vờ không biết gì để tống khứ Dương Tử cho Nguyên à? Hôm nay không có Dương Tử ở nhà, Dương Tử vừa mới ra phố. - Em định nói gì? Em muốn nhắc chuyện cũ của Dương Tử à? Đừng ích kỷ như vậy, một đứa bé khi còn là một mầm sống ở trong bụng mẹ có hơn chín tháng, khi ra đời lại sống gần cha có hơn mấy tháng làm sao sánh được sự săn sóc mười bảy năm của chúng ta? Tóm lại tôi muốn bà phải coi Dương Tử như con. - Anh muốn như thế? - Vâng, và ta có trách nhiệm là giữ sự bí mật đó, Dương Tử là một đứa dễ thương, chưa chắc gì con ruột ta lại dễ thương hơn nó, vì vậy bà đừng bảo là chúng ta tống khứ Dương Tử cho Nguyên. Hạ Chi giận dữ. - Theo em, Dương Tử không phải là một con bé dễ thương mà nó là một đứa bé lì lợm cứng đầu. Anh còn nhớ chứ? Lúc còn bé bị người ta ném đá vào người mà vẫn không khóc… Hạ Chi vừa nói vừa nghĩ đến bài diễn văn của Dương Tử trong buổi phát bằng trung học mà giận phát run. - Trái lại, anh thấy nó là con bé ngoan và dễ dạy. - Em không nghĩ như anh, chính cô Thăng cũng đồng ý với em. Hạ Chi mang cả Thăng ra chứng minh, mặc dù Thăng chẳng hề nói thế, Tạo yên lặng nhìn về phía hỏa lò. Chàng cảm thấy nếu cứ để Dương Tử tiếp tục ở cạnh Hạ Chi thế này thì tội cho con bé quá. - Em vừa nhắc đến cô Thăng anh mới nhớ, cách đây ít lâu Thăng có đến đây định xin anh với em cho Dương Tử về làm con nuôi. - Thăng định xin Dương Tử? - Ờ. - Đó là đề nghị của cô ấy hay của anh? - Cô Thăng chứ anh đề nghị làm gì?

70

- Đề nghị ấy bao lâu rồi? - Lâu quá quên mất, ờ…phải rồi lúc cậu Nguyên đến chơi. - Vậy là gần nửa năm rồi thế tại sao chuyện quan trọng như vậy mà anh chẳng nói ngay cho em nghe? -… - Cô Thăng cũng quá lắm, sao không gặp em nói chuyện trực tiếp chứ? Tạo giả vờ như chẳng nhìn thấy gương mặt kém vui của Hạ Chi, chàng tiếp: - Tử Thăng nghe tin Dương Tử không tiếp tục lên Đại Học, nên cô ấy mới đến và đề nghị. - Sao Tử Thăng biết? Dương Tử chẳng chịu lên đại học là vì nó gấp lấy chồng, chứ ai ngăn cản gì nó đâu. Sự thật ra Hạ Chi cũng chẳng muốn Dương Tử có một trình độ đại học, thuở xưa khi vừa có trung học là nàng đã lấy chồng. Nghĩ đến chuyện Dương Tử có kiến thức cao hơn mình, nàng không thể chịu được. Vả lại Dương Tử là con của Thạch Thổ Thủy cơ mà? Đâu có quyền hưởng được cái vinh dự đó? Nghĩ đến cái chết của bé Lệ. Hạ Chi càng thấy giận đề nghị của Tử Thăng. - Rồi anh trả lời Tử Thăng thế nào? - Anh chưa trả lời. - Còn bây giờ? - Để xem, nếu cho cô ấy anh thấy cũng không có gì trở ngại. Hạ Chi không giấu được cơn giận. - Nhưng em không đồng ý. Đã nuôi nó lớn trong nhà này thì cũng phải gả đi từ nhà này, người ta mới không dị nghị. Khởi Tạo gật đầu. - Thôi anh hiểu ý em rồi, xin lỗi nhé? Tạo đưa mắt nhìn những sợi nước đọng lại treo trên mái. Chàng nghĩ. Dù sao với sự trưởng thành của Dương Tử công lao Hạ Chi chẳng phải ít. Nhưng nếu để Dương Tử ở lại trong nhà, Hạ Chi sẽ khổ hơn! Ta ngu thật ta có lỗi với Hạ Chi quá nhiều. Nghĩ đến thái độ nhẫn nhịn của vợ, thái độ bất đắc dĩ phải nuôi con kẻ thù

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

dù đã biết rõ sự thật. Ta thấy khổ tâm và thương vợ không cùng. Chàng đứng dậy, mặc cảm phạm tội không cho phép chàng ngồi trước mặt người vợ đau khổ. Đi về phía phòng sách, bâng quơ với sự khắc khoải trong lòng. Quyển “Nhật ký của anh Bá” nằm im lìm trên giá sách thu hút Tạo. Từ lâu lắm rồi, chàng đã bỏ mất bản tính đọc sách. Tạo kéo xuống, ơ hờ lật một trang, một đoạn văn đập vào mắt: “…Ở đây có một thằng ngu!” Lật trang kế: - Đời sống của anh thật phiền hà! - Vâng, nhưng sống để làm gì? Có phải chăng rồi cuối cùng trở về với hư vô? Tạo có cảm giác như trang sách đang đối thoại với chàng. Sống để làm gì? Tạo tự hỏi. Chàng nghĩ đến cái chết của Chánh Mộc. Chánh Mộc đã chết vì không tìm thấy ý nghĩa của đời sống. Còn ta? Ta đã tìm thấy ý nghĩa đích thật của nó chưa? Vụ đắm tàu xảy ra trên mười năm rồi mà Tạo vẫn còn thấy mệt mỏi. Từ bây giờ đến khi chết đi, ta sẽ phải trải thêm bao nhiêu ác mộng? Hận thù, ghen tuông, tình yêu và giận dữ. Tất cả những cái đó là biểu hiện cho sự sống đó sao? Tạo đứng dậy lấy quyển kinh thánh, chàng muốn tìm một chút xoa dịu cho linh hồn đang khủng hoảng. Nhiều lúc ta đã mơ và đã hứa sẽ thực hiện một đời sống vị tha của nhà tu hành trên tàu Động Giả, nhưng rồi chẳng bao giờ ta thực hiện được. Tại sao? Tại sao? Tạo lật ra gặp ngay đoạn nói đến người đàn bà ngoại tình. Vậy thì chuyện ngoại tình của đàn bà đã có từ ba bốn ngàn năm về trước chứ đâu phải mới đây đâu? Nhưng có lẽ đàn ông ngoại tình nhiều hơn, Tạo nghĩ và nhớ đến những đoạn văn gỡ rối tơ lòng trong báo. Vậy thì trên đời này chẳng phải chỉ có một mình ta đau khổ mà từ cổ chí kim, không phải tới nay thôi mà là còn đến ngày tận thế nữa sẽ có hàng triệu người đã và sẽ khổ như ta. Nhưng với thái độ trả thù bà vợ ngoại tình bằng cách nhận nuôi con kẻ thù như ta thì chắc có lẽ chỉ có một. Ta mới chính là tên ngu thật ngu! Càng nghĩ Tạo càng bứt rứt. Ta đem câu “Hãy yêu thương kẻ thù của người” ra gạt Cao Mộc để nhận nuôi Dương Tử. Ta gạt cả ta nữa. Thế mà cứ chỉ biết trách Hạ Chi, khốn nạn thật! Con người sống ươn hèn, chết đi chỉ là một vũng bùn thôi! Tạo thấy mình tội lỗi tày trời và một ý định thoáng qua đầu chàn. Sao chẳng đến thánh đường xin xưng tội như bao nhiêu tín đồ thiên chúa? Tạo

MONTREAL - OTTAWA

do dự. Ta chẳng phải là con chiên… nhưng ăn nhập gì, đến thử xem. Tạo dùng khăn tay giấu kín quyển kinh thánh, bước ra ngoài. - Gọi cho cha chiếc Taxi đi con! Tạo bảo Dương Tử. - Vâng. Trong khi Hạ Chi ngạc nhiên. - Giờ này ông đi đâu đấy? - Đi phố có tí việc. Tạo dối vợ chàng thấy ngượng vô cùng nếu vợ biết ta đến nhà thờ. - Mấy giờ anh mới về? Có lẽ khoảng chín giờ. Xe đã gọi được, Tạo vội vã bước ra. Đến nhà thờ chứ có phải làm chuyện tội lỗi đâu mà ta lại bối rối như vậy? Ngồi vào xe mà tim Tạo vẫn còn đập mạnh. Trăng thật sáng, hiện rõ trên nền trời đen. Biết đâu nếu ta nói thật sẽ chẳng nhận được nụ cười của Chi chứ? - Đi đâu đây ông? Khi bác tài đã lái ra lộ lớn, hỏi Tạo mới giật mình. Đi đâu đây? Chàng chưa hề đến nhà thờ nên chẳng biết nó nằm ở đâu. Trong cơn bối rối Tạo sực nhớ đến gần nhà Tử Thăng có giáo đường. Chàng vội nói ngay địa chỉ. Xe chạy càng gần, lòng Tạo càng nặng. Đến một nơi xa lạ quá. Hàng dương trước tòa thị sảnh vút cao trong bóng trăng yên lặng. Ta sẽ làm gì? Khi xe dừng lại trước cổng giáo đường Tạo hấp tấp bước xuống, nhìn ngọn thập tự giá trên cao bỡ ngỡ. Có hai cậu sinh viên bước ngang qua mặt chàng, lên những bậc thang dài. Tạo bối rối không quyết định, chàng thả rảo về phía cột đèn, đứng một lúc, rồi quay trở lại. Một cặp vợ chồng đi qua mặt chàng, người chồng hỏi vợ: - Lạnh không em? - Dạ không? Cử chỉ thật âu yếm, nhưng Tạo nghi ngờ. Họ có hạnh phúc thật không? - Sao? Cũng đến nhà thờ nữa à? Đang nghĩ quẩn, chợt nghe giọng nói quen thuộc bên tai, Tạo giật mình quay lại thì ra là Tử Thăng. Mặt chàng đỏ gấc chàng chối nhanh. - Đâu, đâu có. Tử Thăng tự nhiên. - Hôm nay bài giảng là “Vật chẳng thể thiếu được” Nếu anh muốn vào nghe phải sớm giành chỗ. Tạo đã lấy lại được bình thản, Tử Thăng nói. - Đã đến đây thì vào nhà tôi ngồi đi. Khởi Tạo ngập ngừng đi một chút nhưng quyết định. - Hôm khác đi, bây giờ tôi phải về!

 Xem tiếp trang 73


Petites Annonces TM

MONTREAL - OTTAWA

A01 : Ăn Uống Nhận đặt bò cuốn lá lốt, đông đá hoặc nướng sẵn. Cô Chín: (514) 892-2317

Nhận Đặt Các Loại Bánh

Bánh chưng, bánh tét, đặc biệt có bánh cuốn nóng mỗi ngày. Xin gọi: (514) 577-8345

A03 : May Mặc - Vải vóc Hãng may cần thợ

may tại nhà, thợ ủi, thợ finission có kinh nghiệm. Giao hàng may vùng phụ cận. (514) 718-6799 (438) 995-8389

C05 : Apt. Cho Thuê 5 1/2 lầu 2 duplex, Ahunstic chợ Métro,mall,e1cole, bus 141 đi métro Sauvé. Vào ngay (514) 943-6015

Nhà 3 1/2 lầu 2 cho thuê

gần métro St Michel đi bộ 7phút. Vô 1/4/2019 (514) 571-8789

C08 : Tiệm Cho Thuê Tiệm nail Papineau /saint Jotique cho thuê 4 bàn,2 ghế,1 phòng wax. Giá 900$/tháng +tax. (514) 303-6600 (514) 839-6947

C09 : Sang Tiệm Nhà hàng Việt Nhật 50 chỗ cần sang gấp. Tiền thuê rẻ. Muốn biết thêm chi tiết xin gọi: (514) 576-3988 (438) 921-7887

Nhà hàng sushi trên 17 năm

Khách ổn định (khu BeaubienLangelier) 40 chổ.Équipement bếp đầy đủ.Permis d’alcool. Có thể mở thêm thành nhà hàng Á Đông. Lý do bán: Về hưu. Liên lạc: (514) 781-5057

C10 : Sang Business Tiệm nail ở Ottawa

(Cần sang vì thiếu người trông coi . Lượng khách ổn đinh . Liên lạc: (613) 218-5499

C11 : Cần Bán Việt TV box

HộpTV coi hơn 20 đài VN & hải ngoại1.000chanel Canada & USA Gọi Huy: (416) 880-8396

Bán Colora CE 2005

180.000/km. Tất cả đều tốt gần như mới. Giá 3.000$. (514) 728-1351

D01 : Sơn - Sửa Nhà Đại hạ giá ,tổng thanh lý

đủ loại, đủ kích cỡ gạch men vuông của Ý. Xin gọi: (514) 662-6293

Chuyên sơn sửa tổng quát Nhà bếp,phòng tắm,sous-sol & làm sàn. Lộc: (514) 686-2351

G01 : Cần Người Tiệm phở

Cần chạy bàn, phụ bếp (Nam) có kinh nghiệm. Full or part-time Liên lạc: sau 3pm (514) 272-6099

Nhà hàng VN ở dưới phố

Gần métro Guy-Concordia cần serveur có kinh nghiệm biết nói Anh/Pháp lương 20$/h (514) 638-3068

Ottawa

Cần nam nữ thợ nails làm ở trong mall, bao lương $900 - $1000/week Liên lạc: (613) 424-8879

Vua Sandwichs ST Denis

Cần bếp kinh nghiệm, Fulltime. Lương & giờ làm việc thỏa thuận. phải biết tiếng Pháp /Anh. Scott (514) 652-8801 Để phỏng vấn

Tiệm sushi togo ở Montréal Cần thợ bếp & thợ sushi có kinh nghiệm (514) 647-1188

Nhà hàng sushi

Cần gấp chef hoặc phụ cuốn sushi. Lương từ 134 @ 16$/giờ.(tùy theo khả năng), (514) 660-1239

Nhà hàng Nhật ở West Island cần người cuốn sushi, serveur(se) .full-time hoặc part-time (514) 265-4069

Nhà hàng cần gấp

chef sushi, Maki man, phụ bếp, caissier có kinh nghiệm liên lạc :(514) 621-7388

Cần phụ nữ khỏe mạnh

tháo vát giúp việc trong nhà. Xin liên lạc (514) 769-7951 (514) 441-8187

Cần người phụ sửa nhà part-time

part-time hay full-time, Liên Lạc Toàn: (514) 513-9898

Quầy sushi ở Laval

Cần bếp có kinh nghiệm. Full-time /part-time. liên lạc:(514) 291-8619

Nhà hàng Lanterne

Cần bếp xào, bếp nướng full-time Liên lạc Thảo: (514) 880-8608

Nhà hàng Nhật vùng West Island

Cần người làm sushi có chút kinh nghiệm. Liên lạc Sang: (514) 573-0139

Nhà hàng Châu Á khu downtown Montréal

cần tuyển bếp chính, bếp phụ. Yêu cầu có kinh nghiệm. Lương hấp dẫn. Trả check.Đi làm ngay. (514)518-7979

Nhà hàng vùng Répentigny Cần tuyển bếp xào, ưu tiên có kinh nghiệm,có xe. (514) 743-8158 (514) 557-8371

G11 : Cần Thợ Nails / Tóc Cần Thợ Nails

Cần gấp thợ nails, tiệm trong mall. Tips cao, lương cao. (450) 449-4356 (514) 553-1987

Cần thợ nail nữ

Có kinh nghiệm móng bột và thợ chân tay nước. (514) 881-1551 (514) 827-3378

Tiệm nail:

Cần gấp thợ móng bột và chân tay nước, bao lương hơn ăn chia, khu West Island. (514) 217-0069 (514) 220-2804

Tiệm nail vùng BROSSARD

cần thợ nail nam nữ biết làm móng bột và chân tay nước. (450) 671-3663 (438) 502-7979

Cần Gấp Nam Nữ Thợ Nails Chân tay nước, full/partime, đưa đón ở Orleans Place Liên lạc: (613) 446-9046

Cần thợ nail nữ

chân tay nước, khu West Island, full hay part time,khu sang típ hậu. (514) 458-3101 (514) 813-6399

Cần Thợ Nail nữ

làm móng bột & chân tay nước Tel: (514) 622-6322 (514) 933-0116

Cần thợ nail nữ

Có kinh nghiệm bột và chân tay nước, full/part-time, khu Chomedey Laval (450) 687-5304 (514) 814 3391

Cần gấp thợ bột và

tay chân nước, biết wax càng tốt, tiệm gần metro. Liên lạc: (514) 768-2926

Tiệm nail ở Laval

Cần thợ bột hoặc chân tay nước kinh nghiệm Tel (450) 681-0199, (514) 691-6849

Cần thợ nail làm

chân tay nước và móng bột, tiệm ở trong Wal-Mart Orleans Tel: (613) 797-0955 (613) 590-1424

Cần tìm thợ nail

chân tay nước, biết bột càng tốt. 5’ đi bộ métro.. Tel: (514) 564-7979

Tye Nails - Fort McMurray Alberta

có kinh nghiệm tay chân nước, shellac. Làm gần Métro Atwater. L/L(514) 931-9943

Cần thợ nail biết everything, lương bao $5000/tháng, trên ăn chia theo kinh nghiệm, bao chỗ ở, có xe đưa đón. Xin goi: (587) 276-3888 (519) 697-0986

Cần thợ nail

Tiệm ở metro Jean Talon

Cần thợ Nails nữ

biết làm móng bột, tay chân nước kinh nghiệm. Liên lạc: (514) 567-2294 (450) 973-4916

cần thợ nail có kinh nghiệm làm bột, tay chân nước, wax. Lyly: (514) 553-8969 (514) 270-9898

No 671 | thoibao.com | THỜI BÁO | 02/02/2019

71


RAO VAËT - CAÙ NHAÂN - THÖÔNG MAÏI - RAO VAËT - CAÙ NHAÂN - THÖÔNG MAÏI MONTREAL - OTTAWA TM

Ottawa / Orleans - Cần Thợ Nails Nam /nữ.Biết làm móng bột, chân tay nước, waxing. Bao lương trên ăn chi (613) 606-5489 (613) 841-4724

Tìm thợ nail

biết làm bột và chân tay nước . Full-time. Bao lương hoặc ăn chia 6/4 (514) 277-9939 (438) 501-9939

tiệm nail trong shopping Langelier/Shebrooke Cần thợ tay chân nước & móng bột. Bao lương hoặc ăn chia (514) 458-0656

Cần thợ Chân tay nước & bột vùng Trois Rivière Biết tiếng Pháp. Bao lương tùy theo tay nghề. Bao ở Thu; (819) 384-5498

Cần thợ nail nữ

chân tay nước 110$-130$, thợ bột 1300$-160$ + bonus, tip cao (514) 814-1585

Nail Spa tuyển nhân viên

-1 quản lý biết mọi thứ ,ít nhất 7 năm kinh nghiệm. -1 réceptioniste. L/l email: Rickyle2707@gmail.com -10 thợ nail (yêu cầu có số SIN) Xin gọi:(514) 578-3835 Hoặc (514) 484-2828 Gặp Ricky

Tiệm nail Port Marmery

Cần nhiều thợ chân tay nước, bột, massage chân. Bao lương 130$/ngày. Hơn ăn chia.Có chổ ở miễn phí. (587) 644-0598

Tiêm trong mall

Cần thợ nail kinh nghiệm hay không kinh nghiệm.Bao lương 120$ -140$ hơn ăn chia: (514) 746-3114 (514) 746-0908

Cần thợ nail

làm bột giỏi và tay chân nước (514) 927-1963

Cần tuyển thợ nail khu West Island

4 năm kinh nghiệm Bao lương 120$/ngày trên ăn chia. Khách sang tip cao Anna:(514) 586-9130

Cần thợ nail, chân tay nước có kinh nghiệm 6255.Henri Bourrassa Ouest. Ville St Laurent - H4R-1C7 Liên lạc Kim .(514) 816-6885

Tiệm nail khu West Island

Cần nữ thợ nail. Bao lương 120$ hơn ăn chia 6/4. chủ nhật đóng cửa (514) 569-8798 (438) 969-9264

Cần thợ nail nam nữ

Giỏi móng bột gấp. Bao lương 130$/ngày.Tip hậu. Chổ làm vui vẻ (514) 824-8828

Tiệm nail

Cần thợ chân tay nước & bột Wax. (514) 963-3518

Tiệm nail trong mall vùng River Sud

Cần thợ có kinh nghiệm .Bao lương trên ăn chia. (514) 623-8656 (450) 653-1574

Hunt Club Nails

3320 McCathy Rd cần thợ nails nữ làm chân tay nước, biết waxing và bột càng tốt. Liên lạc: (613) 860-0999

Cần thợ nail có kinh nghiệm làm bột. Tiệm ở Laval (450) 682-7961 (514) 836-6886

CẦn gấp thợ nail

có kinh nghiệm bột,chân tay nước. Việc làm lâu dài. (514) 473-3151

Cần gấp thợ nail

có kinh nghiệm.Bao lương. Tiệm cách métro 30 phút (514) 679-2212

Cần thợ nail kinh nghiệm

bột,CT nước.Tiệm trong shopping mall lớn. Lương & tip cao L/L;(438) 823-8899 (438) 873-8899

Tiệm nail West Island

Tiệm đông khách, cần thợ bột có kinh nghiệm. Bao trên ăn chia (514) 560-1010

I06 : Dạy Lái Xe Trường dạy lái xe Bảo

- Công nhận bởi A.Q.T.R và S.A.A.Q - Lý thuyết, thực hành. Nhiều năm kinh nghiệm, uy tín. 406 Jean Talon Est Mtl, Q.C, H2R 1T5 (Góc St.Denis) Métro Jean Talon. Xin gọi Bảo: (514) 262-1152

Cần thợ chân tay nước

làm ở tỉnh xa .Bao lương 3500$5500$/tháng. Bao ở. (514) 823-5369 (780) 830-3101

Tiệm nail

Cần thợ bột. Khách ổn định, Ăn chia 6/4. Liên lạc:(450) 689-1944 (514) 458-8167

Tiệm nail ở Laval

Cần thợ bột, tay chân nước,gel, shellac.Lương cao .Tip hậu (438) 979-1973

I08 : Dạy Học Dạy kèm TOÁN

Dạy luyên thi mọi trình độ Secondaire. Cegep toán lý. (514) 360-6271 Saint-Laurent & Ahuntsic Cartier-Ville

M03 : Các Dịch Vụ Khác Thu Nhập phụ

Công việc đơn giản 1 ngày/tuần. Biết tiếng tiếng Pháp. Hương: (514) 883-8679

GÓC ĐỜI SỐNG

Ứng dụng hẹn hò có làm ảnh hưởng đến sức khỏe? Những ứng dụng hẹn hò đang trở nên phổ biến, có thể giúp người sử dụng tìm kiếm được một nửa kia trong những thành phố lớn hay thế giới rộng lớn này. Tuy nhiên, các chuyên viên sức khỏe khuyến cáo những ứng dụng này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người dùng. Chuyên gia tình yêu ở Toronto, Natasha Sharma, nói với tạp chí The Kindness Journal rằng những ứng dụng trên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của người sử dụng nếu một nửa họ đang hẹn hò thông qua những ứng dụng trên không giống những gì họ tưởng tượng khi gặp nhau trong thực tế. Theo những nhà nghiên cứu của Đại học

72

Bắc Texas (Mỹ), họ đã khảo sát những người sử dụng ứng dụng hẹn hò nổi tiếng Tinder và thấy mức độ hài lòng về nửa kia mà họ đang hẹn hò là rất thấp. Meaghan Wray (27 tuổi) là một ví dụ điển hình. Cô đã bị ảnh hưởng tinh thần rất nhiều. Tôi luôn lo lắng về bề ngoài và buộc phải làm sao để cho giống những gì mình đã miêu tả và hình ảnh đại diện mà mình đã chọn. “Khi tôi gặp một người nào đó thông qua ứng dụng, tôi nghĩ thực sự tôi thích họ. Tôi tìm cách che đậy những thiếu sót mà tôi sợ họ biết và tôi luôn lo lắng về ngày hẹn vì tôi sợ nửa kia của tôi sẽ không giống như tôi mong đợi hay nửa kia sẽ thất vọng về hình dạng của tôi”, Wray nói với Global News. Ngoài ra, người dùng những ứng dụng này có thể trở nên nghiện. Họ không thể chịu nổi để ngừng sử dụng chúng một chút. Cũng giống như mạng xã hội, sự lệ thuộc vào ứng dụng hẹn hò này thật sự không thể tránh khỏi, Sharma cho biết thêm. Sharma khuyên người dùng cần nên trung thực với bản thân và những gì họ đang tìm kiếm. Để làm được điều này, họ thật sự học cách nhận thức bản thân và rèn luyện trí thông minh cảm xúc. u

| No 671 | thoibao.com | THỜI BÁO | 02/02/2019

Nấu ăn thường xuyên có thể sống thọ hơn Các nhà nghiên cứu Úc và Đài Loan nhận thấy rằng thường xuyên nấu ăn có thể giúp sống thọ hơn. Kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học tại Đại học Monash (Úc), Trung tâm Y tế và Viện nghiên cứu sức khỏe (Đài Loan) theo dõi thói quen nấu ăn của người Đài Loan sống độc lập trên 65 tuổi. Trong số những người tham gia nghiên cứu này, có 31% chuẩn bị các bữa ăn tại nhà ít nhất 5 lần/tuần, 17% nấu ăn không quá 2 lần/tuần, 9% nấn ăn từ 3-5 lần/tuần, trong khi 43% còn lại không có nấu ăn. Sau 10 năm theo dõi, các nhà nghiên cứu thấy những

người nấu ăn ít nhất 5 lần/ tuần sống thọ hơn tới 47%. Giáo sư Mark Wahlqvist tại Đại học Monash, người dẫn đầu nghiên cứu, cho hay: “Chúng tôi thấy rằng những người thường xuyên nấu ăn có ý thức về dinh dưỡng nhiều hơn những người không nấu ăn. Nấu ăn là hoạt động đòi hỏi sức khỏe tốt về thể chất lẫn tinh thần”. Ông Wahlqvist cho biết thêm: “Chúng tôi còn thấy những người nấu ăn thường xuyên có bữa ăn tốt hơn với hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn. Do đó, rất có khả năng nấu ăn liên quan đến tuổi thọ thông qua việc lựa chọn thực phẩm”.u


TM

MONTREAL - OTTAWA

Băng Điểm

Tử Thăng có vẻ hiểu được Tạo nàng yên lặng bỏ đi. Còn lại Tạo, chàng đứng bất động bên cột đèn. Có tiếng nhạc thánh trong nhà thờ vọng ra. Nhưng tim Tạo yếu đuối quá, không lê được bước chân. “Vật chẳng thể thiếu” Đề tài hấp dẫn thật. Nhưng tại sao ta chẳng có can đảm bước vào? Tạo khổ sở gọi xe quay trở lại nhà. Trên tường giáo đường, hàng chữ “Chúa yêu tất cả mọi người” đập mạnh vào đầu Tạo. Chảng lẩm bẩm. Có thật vậy không? Và tự thấy xấu hổ với mặc cảm phạm tội. Tạo nghĩ: Có lẽ Chúa sẽ không bao giờ yêu ta. 34. Những bức ảnh Dương Tử bắt đầu niên khóa mới. Năm nay tuy mới ngồi đệ nhị, nhưng vóc dáng Dương Tử đã trưởng thành

như một nữ sinh viên. Buổi chiều đi học vừa về, đã nghe thấy giọng đặc biệt của mẹ. - Xá có gởi ảnh về nè con. - Đâu mẹ. - Chậm rãi nào, tháng sáu rồi mà sao trời lại nóng quá! Dương Tử yên lặng về phòng thay áo, khi bước ra đã thấy trên tay Hạ Chi một xấp ảnh. Bức đầu tiên chụp Xá và Nguyên đang đo sức bằng kéo tay. Hai gương mặt hùng hổ với chiếc miệng méo xệch trông thật buồn cười, tay Xá nhỏ hơn, vẻ thất thế thấy rõ. - Chắc anh Xá thua quá mẹ. Bức thứ hai là cảnh Xá và Bắc Nguyên ngồi học. Bàn Xá thật ngăn nắp, trong khi bàn của Bắc Nguyên sách vở bừa bãi, Hạ Chi nói. - Không ngờ cậu Nguyên lại bê bối như vậy. Dương Tử yên lặng, nàng thấy

thích vẻ trật tự một cách nghệ sĩ của Nguyên hơn. Bức ảnh kế tiếp là cảnh Xá leo lên lưng ngựa và bức liền đó là Xá đã ngồi trên yên. Trông cũng oai ra phết! Giữa lúc Dương Tử trầm trồ bức ảnh của Xá, thì Hạ Chi lặng lẽ đẩy một bức ảnh khác tới trước mặt nàng. - Trông bức này xem! Dương Tử suýt kêu lên. Trong ảnh là Bắc Nguyên đang tán chuyện vui vẻ với một thiếu nữ. Hình như họ đang sung sướng lắm. - Con bé này cũng đẹp quá hở? Hạ Chi nói nhưng mắt liếc sang Dương Tử. Bà tiếp tục kéo bức ảnh kế tiếp. Đó là bức thiếu nữ và Nguyên trong vòng tay một cách âu yếm trong công viên dưới tàn Dương rũ. Máu nóng bừng lên mặt Dương Tử, nàng mở to mắt nhìn bức ảnh, trong khi Hạ Chi tiếp. - Có lẽ con bé này là tình nhân của thằng Nguyên đấy.

Dương Tử nghe đau nhói cả tim. Nàng không muốn nhìn tiếp nữa. Hình ảnh Nguyên vui vẻ bên thiếu nữ lạ mặt như lớn dần trước mắt nàng. Không thể được, không thể có chuyện đó được. Thiếu nữ là tình nhân của Nguyên thế sao Nguyên còn đến tán tỉnh nàng? Tình yêu với Dương Tử là một cái gì tinh khiết và lý tưởng. Phải là sở hữu duy nhất cho một người. Dương Tử không thể nào chấp nhận chuyện lăng nhăng của Nguyên được. Hoặc chọn độc nhất ta hoặc không. Dương Tử đau khổ vô cùng, nàng lặng lẽ bỏ về phòng. Bảy bức thư của chàng gởi cho ta…Dương Tử ngắm nghía từng cánh một rồi xé nát cho vào lửa.

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

¬ Xem tiếp kỳ sau

02/02/2019|

73


SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG

TM

MONTREAL - OTTAWA

Gặp gỡ cuối năm

ẢNH: TRẦN VĂN CƯƠNG

Nhân Hội chợ Tết vừa diễn ra tưng bừng, PV Thời Báo đã có cuộc trao đổi chớp nhoáng với ông Alain de Sousa, thị trưởng của thành phố StLaurent (thuộc đại đô thị Montréal) và cô Quách Anne Minh Thư, dân biểu đảng NPD, vùng SalaberrySuroit. *Thật thú vị khi ông tuổi con Heo, và năm nay, cộng đồng chúng tôi cũng đang tổ chức Hội Chợ Tết năm con Heo (Kỷ Hợi)… Ông Alain de Sousa: Tôi luôn lấy làm vinh dự đến đây chung vui với cộng đồng Việt Nam vào mỗi đầu năm, trong dịp Hội Chợ Tết. Tôi

74

không còn nhớ là đã tham dự Hội Chợ Tết bao nhiêu lần rồi. Qua rất nhiều năm đến chung vui với cộng đồng Việt Nam, đối với tôi cộng đồng của các bạn như là một gia đình. Vâng, tôi tuổi con heo. Tuy không tin vào tuổi, nhưng tôi vẫn thấy những đức tính tốt với người tuổi heo; long bao dung đối với những người chung quanh, nhẫn nại trong cộng việc, vui vẻ hòa nhã với mọi người. Với những tính cách đó, tôi luôn có thể đảm trách những công việc của một thị trưởng, và tất cả chúng ta sẽ có một cuộc sống hòa nhịp hơn, trong năm mới này.

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019


TM

MONTREAL - OTTAWA

*Đã bao năm qua, mỗi khi đến thăm cộng đồng của chúng tôi, ông luôn mang trên cổ chiếc khăn quàng cờ vàng 3 sọc đỏ... Ông Alain de Sousa: Đây là biểu tượng của cộng đồng Việt Nam tại nơi đây. Ba sọc nói lên ba miền BắcTrung-Nam, quê hương của các bạn. Cộng đồng của các bạn đã hy sinh rất nhiều để có được sự Tự Do. Tôi luôn mang trên cổ chiếc khăn này, vào mỗi dịp đến thăm cộng đồng Việt Nam, để vinh danh những sự hy sinh của các bạn, và cũng tưởng nhớ đến những người đã không có dịp hưởng được sự Tự Do, mà chúng ta hiện đang có. *Cộng đồng Việt Nam tại Canada rất thành công trên nhiều phương diện, nhưng trong lãnh vực Chính Trị, thì chỉ có cô là dân biểu liên bang duy nhất. Theo cô, tại sao chúng ta thiếu tiếng nói trên chính trường liên bang?

Cô Quách Anne Minh Thư: Hiện nay, tôi là dân biểu liên bang duy nhất, nhưng cách đây mấy năm, thì đảng NPD đã có hai dân biểu gốc Việt Nam. Vâng, cộng đồng của chúng ta có rất nhiều người giỏi. Nhưng nói chung, người Việt Nam chúng ta rất khiêm nhường và đôi khi e dè. Trong mỗi dịp xuất hiện trong cộng đồng Việt Nam, tôi luôn kêu gọi giới trẻ chúng ta, tiếp tục dấn thân trong những sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, xã hội và chính trị, để từ đó cộng đồng chúng ta sẽ có thêm tiếng nói. Gần đây, cộng đồng chúng ta đang có một tin vui; Có một bạn trẻ đã nộp đơn ứng cử, để trở thành dân biểu liên bang. Tuy chỉ là một bước đầu, nhưng đó cũng la một tin vui, mà tất cả cộng đồng chúng ta nên ủng hộ, để còn có thêm nhiều sự dấn thân như thế. u

Tác giả “Fifty shades” ra sách mới

Nữ văn sĩ EL James - tác giả của bộ ba tác phẩm “Fifty Shades” - sắp cho ra mắt tiểu thuyết mới có tên “The Mister”. Theo giới thiệu của nhà xuất bản, “The Mister” là câu chuyện tình lãng mạn đương đại lấy bối cảnh ở London, Cornwall và Đông Âu, kể về một chàng trai trẻ người Anh giàu có “ít khi ngủ một mình” tên là Maxim Trevelyan và một cô gái xinh đẹp, tài năng, bí ẩn Alessia Demachi - người mới đến London cùng với quá khứ nguy hiểm và rắc rối. Tác giả E.L. James cũng tiết lộ: “Đó là câu chuyện Lọ Lem của thế kỷ 21. Nó giống như một chuyến tàu siêu tốc đầy phiêu lưu và khao khát, khiến độc giả nghẹt thở đến trang cuối cùng. Tôi hy vọng mọi người cũng sẽ bị cuốn theo câu chuyện ly kỳ, gợi cảm này giống như tôi trong khi viết và cũng đắm chìm trong tình yêu cùng với các nhân vật”.

Bán đấu giá mô hình tàu hoả

Bộ ba tiểu thuyết diễm tình gợi cảm “Fifty Shades” (gồm ‘Fifty Shades of Grey’, ‘Fifty Shades Darker’ và Fifty Shades Freed) của E.L. James phát hành lần lượt từ năm 2011 đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu và bán được 125 triệu bản. Nó được dịch ra 52 thứ tiếng và đạt kỷ lục là sách bán chạy nhất mọi thời đại ở Anh. Dù bị các nhà phê bình văn học chê kém chất lượng, cuốn sách vẫn thu hút hàng triệu độc giả khắp thế giới với câu chuyện tình yêu nóng bỏng và đầy bí ẩn giữa chàng tỉ phú lạnh lùng Christian Grey và nữ cử nhân văn học ngây thơ Anastasia Steele. Bộ ba tác phẩm này mang về cho nữ văn sĩ hơn 150 triệu Mỹ kim tiền bán sách trên toàn cầu. “Fifty Shades” đã được chuyển thể thành phim với sự tham gia của Dakota Johnson và Jamie Dornan. Mặc dù bị các nhà phê bình chê tơi tả nhưng phim vẫn thu hút khán giả và mang về doanh thu hơn 1 tỉ Mỹ kim tổng cộng 3 tập. Nhà xuất bản Vintage Books cho biết “The Mister” sẽ được phát hành bản Anh ngữ trên toàn thế giới vào ngày 16/4/2019. James đã được tạp chí Time công nhận là “Người có ảnh hưởng nhất trên thế giới” và là “Nhân vật của năm” theo bình chọn của tuần san Pubishers.u

Phiên bản thu nhỏ của đoàn tàu Duchess of Buccleuch, một trong những mô hình đẹp nhất từng có, dự trù sẽ được bán với giá kỷ lục 200.000 bảng (khoảng 264.000 Mỹ kim) tại một phiên đấu giá sắp tới. Theo Daily Mail, mô hình đoàn tàu Duchess of Buccleuch với tỷ lệ 1:8, là tác phẩm của nghệ nhân danh tiếng Harry Powell. Ông Powell đã mất 18.000 giờ trong hơn 10 năm để tạo ra mô hình đoàn tàu này. Nó được cho là hoàn thành vào năm 1970. Cách nay 7 năm, một phiên bản tương tự của đoàn tàu này từng được bán với mức giá kỷ lục là 183.000 bảng (khoảng 241.700 Mỹ kim). Mô hình thu nhỏ y hệt Duchess of Buccleuch đã được ông Powell thực hiện

theo bản thiết kế gốc của đoàn tàu, vốn chạy trên đường rầy kết nối London và Glasgow của Anh suốt một phần tư thế kỷ. Bên trong mô hình đoàn tàu, các chi tiết như nồi hơi bằng đồng, thắng, còi, các van an toàn... cũng được thu nhỏ lại thật tinh tế theo đúng tỷ lệ. Mô hình đoàn tàu Duchess of Buccleuch có màu đỏ sậm đang được rao bán tại nhà đấu giá Dreweatts, ở Newbury, Berkshire, vào ngày 12/3 với mức ban đầu 150.000 bảng, nhưng giới chức nhà đấu giá tin tưởng sẽ dễ dàng đạt mức 200.000 bảng. Theo chuyên viên của nhà đấu giá, Harry Powell được coi là Rembrandt của thế giới chế tạo mô hình tàu hỏa, và đó là một trong những mô hình xe lửa tốt nhất từng được thực hiện. u

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

75


TM

76

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

MONTREAL - OTTAWA


TM

MONTREAL - OTTAWA

LÊ THỊ CHÂN TÚ

Thú chơi

Đ

ưa con đi học, phụ vợ dọn hàng, lấy thức ăn chuẩn bị cho bữa trưa và bữa tối. Thế là xong công việc của buổi sáng. Khanh tự thưởng bằng cách pha cho mình một bình trà nóng, ngồi trên chiếc bàn nhỏ trước hàng hiên tận hưởng quãng thời gian thong thả, thư thái nhất của ngày. Ban mai thường làm anh hưng phấn. Đã lập xuân. Trời lạnh và khô ráo. Nắng xuân vàng óng như mật. Cội nhãn già ở góc vườn, vỏ nứt nẻ, sứt sẹo, Khanh đã cho xén bớt cành vì sợ bão, lấy ánh sáng cho giàn lan bên dưới. Trên thân cây xù xì, cằn cỗi ấy, mùa xuân đến, như có phép lạ trổ ra những đám lá non. Nắng lọc qua màng lưới, chấp chới trên màu lục biếc của mấy cụm địa lan, lá thanh mảnh, dài, nhọn hoắt hình lưỡi kiếm. Cây hoa đẹp nào chỉ cần hoa. Một khóm lá không thôi vẫn mang cốt cách thanh cao mê hoặc lòng người. Giờ này học sinh đã đến trường, người lớn đi làm, chỉ còn lại người già và những người nhàn rỗi. Khanh không phải người nhàn rỗi, anh cũng có việc, việc nội trợ. Hai năm đại học vì hoàn cảnh phải bỏ ngang, anh tự thấy mình đủ trình độ để sống với đời nhưng lại thiếu chuyên môn cụ thể để theo một nghề nào đó. Buôn bán thì không có khiếu, thôi đành theo cái nghề trái khoáy với tất cả đàn ông, nói theo kiểu Tú Xương “tiền bạc phó cho con mụ kiếm”. Vợ Khanh có một cửa hàng hoa ở chợ. Nhờ ơn trời cũng đủ trang trải cho cuộc sống cả gia đình và cho cả khoản phí chơi lan của Khanh - tuy tao nhã nhưng lắm lúc cũng tốn không ít tiền. Thỉnh thoảng Khanh có chút ngoại viện từ ông anh tuy không nhiều lắm. Bạn bè cùng lứa phần lớn thành đạt, chỉ có anh lận đận. Làm cái nghề “ăn lương vợ” ban đầu cũng hơi kỳ kỳ và có chút tự ái, nhưng lâu dần rồi cũng quen. Nghề nào chẳng là nghề, nội trợ cũng là nghề. Cũng phải có những điều bất thường, nào ai giống ai được. Anh chăm lo việc học hành của hai đứa con rất chu đáo khiến vợ anh an tâm. Chị chẳng hề phiền hà, quanh năm lo toan, tất bật. Đó là một kiểu vợ Tú Xương. Đời này, hiếm lắm. Về phương diện này, anh thấy mình thực sự may mắn. Thực lòng mà nói, anh có chút mặc cảm về hoàn cảnh không giống ai nên ít giao thiệp với bạn bè cũ. Chỉ qua lại với số ít người có hoàn cảnh như mình, những người lớn tuổi, thậm chí với cả nhà sư. Cách đây mấy năm, một bữa nọ lên chùa, sư trụ trì cho Khanh xem một chậu lan Bạch Ngọc vừa nở. Trong khung cảnh tĩnh lặng của ngôi chùa cổ, tiếng chuông ngân nga, mùi trầm hương thoang

thoảng… Chậu Bạch Ngọc phô hết vẻ thanh thoát lạ lùng khiến Khanh ngất ngây, choáng váng như gặp phải tiếng sét ái tình. Tình đây là tình đối với loài hoa được tao nhân mặc khách xưng tụng là “vương giả chi hương”. Thời gian sau, sư sẻ cho anh mấy tép và hướng dẫn anh cách chăm sóc. Khanh chơi lan từ đó. Vừa mua, vừa trao đổi, vừa được thân hữu tặng, Khanh gầy được vài chục chậu địa lan. Khanh chỉ mê địa lan, nhất là địa lan kiếm. Hình như do bản tính, thẩm thức về màu sắc, hoàn cảnh tuy lận đận nhưng có chút nhàn rỗi, anh tìm thấy ở giống hoa này nơi trú ẩn của tâm hồn. Bạch Ngọc, Thanh Ngọc, Mặc Lan, Trần Mộng, Đại Thanh, Hoàng Vũ… nhiều loại thế nhưng có một điểm chung là sắc nhã, hương dịu, dáng thanh, cốt cách thanh cao mang lại ý vị cho người ngắm. Chiêm ngưỡng càng lâu, lướt qua vẻ đẹp bên ngoài, thấu đến cái thần sâu thẳm bên trong, gợi nhiều liên tưởng phong phú, sự thể nhập dường như giữa hoa và người chẳng còn ranh giới. Chậu Mặc Lan người bạn từ Hà Nội vào tặng ra bói một chồi hoa. Cành hoa thanh mảnh vươn cao trên đám lá xanh um, lả lướt. Sắc hoa nâu đen vừa thanh đạm vừa sang trọng, quý phái mà huyền bí. Đài xòe rộng, cánh cong cong e ấp ôm lấy nhụy hoa, cánh môi lấm tấm trắng. Khanh định tâm, nhìn chăm chú vào một đóa. Trong khoảnh khắc, anh thấy dường như đóa hoa rung rinh, lớn dần lên, hương hoa thoang thoảng quyện với mùi trà. Máu chảy giần giật, niềm vui thầm kín lan tỏa trong anh như vừa uống một ly rượu mạnh. Chỉ có hoa và người, chẳng còn ai khác, chẳng còn gì khác… Anh nhớ lại ngày hôm qua, ông Phổ, người láng giềng trước mặt qua chơi. Thấy chậu Mặc Lan trên bàn, ông ngắm nghía một hồi rồi hỏi: - Lan gì đây anh? Hoa nhỏ và màu cũng buồn quá! Hình như không thơm. Nó nở có lâu không? - Tùy thời tiết, cũng được từ mười đến hai mươi ngày. - Vậy hả. Sao anh không chơi Cát, Hồ Điệp hay Đen-rô? Hoa to, nở lâu mà Cát lại thơm nữa. Khanh cười gượng không biết trả lời ra sao. Nói ra thì dài dòng, ông ta không hiểu, cũng phí lời. Chẳng trách người xưa có câu: “Thức giả, thị bảo, bất thức giả, thị thảo” (biết thì như báu vật, không biết coi như cây cỏ) không sai. *** Ông Phổ gia nhập xóm ngoại ô này đã được hai năm. Gần mười năm trước, giá đất ở đây rẻ rề, chẳng ai mua. Người dân xẻ vườn đem bán. Ông

Phổ xuất thân là thợ may, về sau cùng vợ buôn vải bành. Gặp thời, phất lên, nghe đâu giàu có lắm. Mỗi đứa con một sở nhà trên cả tỉ bạc. Hai năm nay, theo quy hoạch mới, vùng ngoại ô này được đô thị hóa. Đường sá, công trình công cộng dần dần hoàn chỉnh. Con cái đã lớn, công việc làm ăn ổn định như cỗ máy chạy đều. Ông bà giao hết việc buôn bán cho mấy đứa con, về đây dưỡng già. Gần một ngàn mét đất mua rẻ như cho không bỗng dưng tăng giá ngất ngưởng khiến người bán cho ông vừa tiếc, vừa ghen. Mảnh đất ấy biến thành một dinh cơ tòa ngang dãy dọc. Họ kháo nhau: “Chỉ có buôn gian bán lận mới có tiền xây cất đồ sộ như thế chứ đổ mồ hôi thì còn lâu…”. Mà nguy nga thật. Nhà rường năm gian ở trước, nhà tầng mái ngói lô xô theo kiểu Hàn Quốc phía sau. Giả sơn, hồ bán nguyệt, nhà lục giác để hóng mát và thưởng trà. Một khoảng sân nêm kín cây kiểng đủ loại với nhiều dáng, thế khác nhau. Hướng đông của hiên nhà là một giàn phong lan, có đến vài trăm giò. Một ít lan rừng, phần lớn là lan ngoại lai tạo. Tường cao, rào kín, lại thêm hai con chó berger như hai chú bê con chạy quanh để giữ nhà. Không ai dám đến gần cổng chứ đừng nói đi qua vòng rào. Khác với dân tình ở đây cửa ngõ để trống, đi suốt từ cửa trước ra đến nhà sau. Đúng là kiểu dinh cơ “Nghị Hách!”. Ngôi nhà và cách sống thể hiện niềm ao ước của cả một đời và trình độ văn hóa. Hàng xóm e ngại, giữ gìn chứ ông cũng khiêm nhường và tỏ vẻ muốn thân thiện, hòa đồng. Ông Phổ hay lân la trò chuyện với Khanh rồi đến ông Nam vì ba người tuy hoàn cảnh khác nhau nhưng có một điểm chung là: chơi lan. *** Nhà ông Nam cách nhà Khanh hai căn, đối diện xéo với ông Phổ. Ông là giáo viên đã nghỉ hưu, vốn chỗ giao tình với nhà Khanh bấy lâu từ thời bố anh còn sống. Sau ngày về hưu ông tâm sự với Khanh: “Mình rời bục giảng là “gác kiếm”, chứ đồng nghiệp của mình cũng bằng tuổi còn ham đánh đông dẹp bắc lắm (Khanh được xem là bạn vong niên của ông Nam. Ông vẫn thường xưng hô với anh một cách thân mật như thế). Người Tây phương họ thích làm việc để thấy trẻ. Muốn trẻ hoài để làm việc mãi. Người Đông phương của mình không thế. Biết tiến, thoái đúng lúc. Trẻ mà không làm việc cũng không được, nhưng già mà cứ cố làm việc cho đến chết cũng dở. Đấy, các cụ ta ngày xưa, về già là vui thú điền viên. Ông Tam nguyên Yên Đỗ, ngoài mười năm làm quan còn lại

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

77


TM

sống ở nông thôn. Cụ Nguyễn Trãi, hừng hực khí thế đấu tranh, lúc về Côn Sơn đắm mình cùng thiên nhiên, cây cỏ. Cậu có nhớ những câu thơ này của Nguyễn Trãi không nhỉ: Núi láng giềng, chim bầu bạn Mây khách khứa, nguyệt anh tam… …Hái cúc, ương lan hương bén áo Tìm mai, đạp nguyệt tuyết xâm khăn… Tuyệt thật! Tất cả giao hòa trong tận cùng bản thể. Chẳng còn ranh giới giữa thiên nhiên và con người…”. Giọng ông Nam vừa hứng khởi vừa chiêm nghiệm. Khanh nhìn ông ngạc nhiên: “Anh không chỉ là giáo viên toán, có thể chuyển sang dạy văn được đấy”. Ông Nam cười: “Sao cậu cứ nghĩ dạy toán là chỉ đọc sách toán thôi nhỉ. Mình đọc đủ loại, thích nhất là văn chương. Ngày xưa, dưới quê lên phố học, nhịn tiền ăn để mua sách. Mê lắm!”. Mà quả thực, ông rất mê sách. Nhà ông không biết cơ man nào là sách, có lẽ đã sưu tập từ lâu lắm. Mỗi lần lụt lội, Khanh và đứa con trai qua nhà giúp ông kê sách lên cao. Cuối đông, tiết trời ấm dần, ông thường đem sách ra phơi la liệt cả một khoảng sân. Nhiều lần, Khanh qua nhà ông chơi, thấy cuốn sách gì đó để trên bàn, tò mò giở ra xem thử, thấy thích thú. Khanh thả mình trên ghế bành, ông Nam thảnh thơi trên chiếc ghế xích đu, mỗi người một cuốn sách… Bà Nam pha một bình trà nóng, thêm một đĩa nhỏ bánh hay trái cây gì đó rồi lặng lẽ vào nhà. Chim sâu ríu rít trong vòm lá. Bầy sẻ nhỏ thân thuộc sà xuống một góc sân để kiếm thức ăn. Tiếng xe cộ thỉnh thoảng lướt qua rồi trả lại cái yên tĩnh vốn có của một xóm ngoại ô… Ông Nam và Khanh, mỗi người trong thế giới của riêng mình do sách mang lại. Khanh lấy lại thói quen đọc sách kể từ đó. Ngoài thú đọc sách, khi về hưu ông Nam còn tập tễnh chơi lan. Ban đầu ông cùng mấy người bạn lân la ra chợ lan rừng để tìm không khí. Mua một vài nhánh, chăm thấy kết quả và thấy vui, ông mua tiếp. Thế là gia nhập hội những người chơi lan. Ông có chừng vài chục giò phong lan. Phần lớn là lan rừng và một số cây cảnh. Không còn chăm lũ học trò nhỏ, ông xoay sang chăm cây, chăm lan. Tình yêu đến muộn màng nhưng có vẻ đam mê lắm! Cùng chơi lan, nhưng ba người có cách chơi khác nhau. Ông Phổ chơi một cách ồn ào, phô trương. Ông bỏ tiền mua hàng loạt. Tưới cây có người giúp việc. Chăm sóc có đám đệ tử. Nhiều khi họ đem về nhà chăm, đến kỳ ra hoa mang lại cho ông thưởng thức. Ông Nam thì khác. Ông chơi lan một cách giản dị, hồn nhiên. Thường tự mình chăm sóc, không có tính chất ăn thua. “Vui vì rễ, vì cây, vì lá. Còn hoa là giai đoạn cuối cùng tất yếu. Như người đi đường vui đi chứ không phải tất cả là vì nơi đến”, ông nói thế. Khanh khác hai người kia. Khanh có chút tự hào về thâm niên chơi lan so với hai người bạn láng giềng. Sự sành điệu của anh nhiều khi tỉ mỉ đến cầu kỳ. Nghe được một giống lan quý nào, anh cố tìm cho được để xem, rồi tìm cách mua bán, đổi chác. Chậu và đôn phải hòa hợp với dáng hoa và màu sắc. Nhiều khi anh bỏ ra một số tiền không nhỏ so với thu nhập của gia đình chỉ để mua về một cặp chậu có màu men và hoa văn phù hợp với giống lan sắp trồng. Anh nâng nó lên thành đạo, pha chút máu ăn thua. Điều này làm mất đi tính chất thiền vị của thú chơi tao nhã này. Nhưng mỗi người mỗi tính. Anh biết thế mà không sửa được.

78

*** Đây là cái tết thứ hai ông Phổ về nơi ở mới. Năm nay, ông muốn mời hai người láng giềng dự tất niên tại nhà ông nhưng Khanh từ chối. Đổi lại, anh đề nghị, chiều ba mươi tết họ tụ tập tại nhà ông Nam uống trà. Ai có giò lan nào đẹp mang đến để mọi người cùng thưởng thức. Không nói, nhưng cả ba thầm hiểu họ đang tổ chức một hội hoa xuân nho nhỏ tại xóm ngoại ô này. Đến giờ hẹn, khi ông Phổ đến, đã thấy hai người bạn lan ngồi đợi ở đấy. Giò Cát sum suê, hai chồi, bốn hoa. Hai hoa vừa nở, to bằng bàn tay, màu tím thẫm, mịn như nhung, đẹp rỡ ràng. Hai nụ kia còn phong kín. Hoa chưa đến nơi mà hương đã ngào ngạt. Ông Nam không giấu được sự ngạc nhiên, trầm trồ: “Đẹp quá! Nhà trồng hay mua đấy?”. Ông Phổ đặt giò Cát lên bàn, niềm vui, sự kiêu hãnh dù cố kìm nén vẫn tỏa ra từ ánh mắt ngời ngời và miệng cười he hé. Khác với ngày thường hay ba hoa, lần này ông có vẻ khiêm tốn, bẽn lẽn thú nhận: “Không trồng mà cũng chẳng mua. Một người bạn làm ăn tết nào cũng biếu một cái gì đó. Có năm là đào, có năm địa lan Đà Lạt. Năm nay, biết tôi xoay sang chơi phong lan nên biếu giò Cát này”. Ông Nam tiếp tục tấm tắc làm ông Phổ mở cờ trong bụng, vẻ mặt phơi phới cứ như đứa trẻ. “Cứ thời tiết này, chơi được đến Nguyên tiêu”. Đặt cạnh giò Cát lộng lẫy, giò Nghinh Xuân mang vẻ đẹp dân dã, khiêm tốn. Hoa nhỏ thành chùm, trắng lấm tấm tím nhạt. “Năm ngoái ra chợ lan mua mấy giò định ươm lên. Ai dè, nhìn thế mà khó nhất trong các loại lan rừng. Hình như nó quen với không gian của đại ngàn, bát ngát. Ép nó vào chỗ tù túng, nhỏ hẹp nó không chịu được. Chăm sóc kỹ lưỡng thế kia mà cuống thối, lá rụng dần rồi chết. Chỉ còn lại giò này. Nứt ra hai nụ, mừng muốn chết. Rồi một nụ rụng. Chỉ còn lại một chồi hoa. May quá! Ít ra cũng có để chơi ba bữa tết”. Từ nãy giờ Khanh không nói gì, lúc này anh mới chêm vào một câu nhận xét: “Đâu cần hoa to, hương đậm, màu sắc chói chang là đẹp. Người cũng như hoa, ngoài sắc phải có cái thần. Nghinh Xuân giản dị mà thanh thoát. Cái quý là nó báo hiệu mùa xuân, như mai vậy. Chứ giống Cát này mùa nào chẳng có…”. Biết tính Khanh và không muốn làm ông Phổ phật lòng, ông Nam chuyển hướng câu chuyện: “Thôi, ngắm chậu Bạch Ngọc của chú Khanh xem sao”. Chiếc chậu sành, sắc men bóng màu thúy lục, có vằn ngang đen sẫm. Trên đám lá thanh mảnh, mềm, uốn cong màu lục biếc là hai cành hoa đài các vươn cao. Có lẽ đây là giống Bạch Ngọc Đại Kiều nên hoa sum suê hẳn. Đài màu lục nhạt, cánh hoa trắng muốt. Dáng thế, sắc màu của lá, của hoa, của chậu hài hòa. Chậu Bạch Ngọc không làm người ngắm trầm trồ mà khiến họ phải nín thở, lòng lâng lâng… Đó là vẻ đẹp đánh mạnh vào cảm xúc, không qua sự phân tích của lý trí. Ông Nam im lặng, mắt nheo nheo, miệng he hé cười trông có vẻ thú vị lắm. “Giống Bạch Ngọc này thường nở vào mùa thu, cậu ép sao cho nó ra hoa đúng tết, hay thật!”. Khanh thấy vui vì có người đồng điệu. “Bác Nam có nhớ tiệc rượu Thạch Lan hương của cụ Kép trong truyện ngắn Hương cuội của Nguyễn Tuân không nhỉ? Giống địa lan này dễ làm say lòng các nhà nho xưa lắm”. “Nhớ chứ. Đâu chỉ các nhà nho, vua chúa cũng bị nó mê hoặc. Nổi danh nhất trong giới chơi lan ngày xưa là hai vua Trần. Trần Anh Tông đã có Ngũ

|No 671 |thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019

MONTREAL - OTTAWA

Bách Lan Viên (Vườn có năm trăm chậu lan). Kế đến là Phật hoàng Trần Nhân Tông với huyền thoại về loài lan Trần Mộng. Đây là loài hoa vương giả. Vẻ đẹp của nó không kích thích dục vọng ích kỷ mà làm cho tâm hồn người chơi tiêu diêu, hướng thiện…”. Ông Phổ cúi sát chậu Bạch Ngọc để tìm hương của nó. Khanh ngứa mắt lắm nhưng cố kìm không nói ra suy nghĩ của mình. Đứng bên mụ đàn bà mắt xanh, môi đỏ, diêm dúa sực nức nước hoa, làm sao cảm nhận mùi hương trinh nguyên từ cơ thể thanh xuân của một thiếu nữ. Anh chưa kịp nói thì ông Nam đã mở lời: “Giống địa lan, nhất là loại Bạch Ngọc này lạ lắm. Chú ý thì hình như chẳng thấy gì. Cứ để tự nhiên thì hương phảng phất. Có có, không không. Khi gần, khi xa, huyền hoặc… Nhất Linh có hai câu thơ vịnh một giống lan nào đó tôi đọc đã lâu, có vẻ hao hao giống loại Bạch Ngọc này: Sắc thanh như ngọc hương thơm mộng Một thoáng mơ tiên thoảng xuống trần… Cuộc sống bây giờ tất bật, lo toan quá! Thư thái bên giò lan đẹp, nhấm nháp một tách trà có lẽ là những phút quý giá, hiếm hoi, nói theo kiểu Nguyễn Tuân “như một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật lúc nào cũng hỗn loạn, xô bồ”. Họ đang lý luận về thú chơi lan. Chữ nghĩa cao siêu cứ như trong sách vở. Ông Phổ tuy chẳng hiểu gì nhưng lòng cũng thấy vui. Tất niên năm ngoái, ông dự cùng với đám bạn bè quen biết trong giới làm ăn. Rượu thịt ê hề, tiếng hát, tiếng đàn xập xình, đinh tai nhức óc. Tất niên năm nay, ông ngồi với hai người láng giềng trong khu vườn yên tĩnh, bên những giò lan đẹp. Trái cây, mứt gừng và mứt củ sen bày trên những đĩa sứ trắng muốt, có lẽ do bà giáo tự tay làm. Hương lan, hương trà quyện vào nhau thoang thoảng… Năm nay, đời ông đã rẽ sang một lối khác và dường như trong ông cũng có một điều gì đó đang thay đổi… Chiều ba mươi êm đềm, tĩnh lặng lướt nhẹ qua xóm ngoại ô. Và rồi mùa xuân sẽ đến… LÊ THỊ CHÂN TÚ


TM

MONTREAL - OTTAWA

No 671|thoibao.com | THỜI BÁO |

02/02/2019|

79



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.