R
PUB Agreement N0 40009120
DEC 08 . 2018 - ISSUE 663
MONTREAL The Vietnamese Newspaper j www.THOIBAO.COM
PHI HÀNH GIA CANADA ĐƯỢC PHÓNG LÊN KHÔNG GIAN XEM TRANG 05
Phi hành gia Canada David Saint-Jacques
TM
2
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
MONTREAL - OTTAWA
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
3
TM
4
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
MONTREAL - OTTAWA
TM
CANADA
MONTREAL - OTTAWA
ACCOUNTING - KẾ TOÁN Michael Le CPA Inc. 73 Nguyễn Xuân Quý 35 Simossica Huỳnh Chí Học 31 ASTROLOGER - BÓI TOÁN Kashi Chuyên Gia Trị Liệu Tinh Thần 25 ATTORNEY AT LAW - LUẬT SƯ Lê Trần Trang Khanh 23 Lương Văn Tuấn 29 AUTO SALES - BÁN XE Chino Doan-Subaru 2 Lexus Gabriel - St. Laurent 1 BAKERIES - TIỆM BÁNH Bánh Mì Caza 35 BEAUTY SALON - TMV, UỐN TÓC Amy Coiffure 35 Coiffure Thể 73 DENTIST - NHA SĨ Clinique Podiatrique 33 Lê Đức Tuệ 1 Lê Thị Diệu Trang 19 Nguyễn Thành Đệ 13 Nguyễn Thành Đệ 1 Tina Mai 31 TT Nha Khoa-Jenny Du 1 DENTURIST - PHÒNG RĂNG GIẢ Diễm Nguyễn Denturologiste 37 DOCTORS - BÁC SĨ Can.Ins.of Cosmetic Surgery 9 Nguyễn Thị Đào 49 ELECTRONICS-COMPUTER HD Telecom 41 FUNERAL - NHÀ QUÀN La Maison Funeraire Aeterna 59 HERBALIST - ĐÔNG Y dShop-SureMeal 79 Tiệm Thuốc Bắc Hong Ning 29 INSURANCE - BẢO HIỂM
Bùi Đắc Dũng 25 Đinh Văn Minh 1 Huỳnh Tấn Hiếu 29 MONEY EXCH - CHTIỀN - NGOẠI THƯƠNG Hoàng Oanh Chuyển Tiền 6 NOTARY - CHƯỞNG KHẾ DW Notaires 19 OPTICAL - MẮT KIẾNG T.T. Mắt Kiếng Le Lunetier 53 PHARMACY - NHÀ THUỐC TÂY Pharmacie Kim Phuong Vu 37 PRIVATE ANNOUNCEMENT - TANG SỰ, HỶ SỰ Cáo Phó - “Vũ Minh Ngọc” 63 P/U- “Vũ Minh Ngọc” 67 P/U- “Vũ Minh Ngọc” 66 Phân Ưu “Vũ Minh Ngọc” 64 Phân Ưu - “Vũ Minh Ngọc” 65 PUBLIC ANNOUNCEMENT - THÔNG BÁO CĐ Cần Đầu Bếp Việt Nam & Chạy Bàn 73 dShop-LeSean Golden Moose 4 dShopping-LeSean All Products 77 dShopping-Mủ Trôm Vĩnh Hảo 25 Lời Nguyện Phật 73 Lời Nguyện Phật 73 New Year’s Eve Celebration 75 Phiếu Đặt Mua Báo TB Dài Hạn 73 Quỹ CĐ Thời Báo-Thông Báo 61 Tạ ơn Cha Trương Bửu Diệp 73 Thời Báo App 25 Thời Báo New Media 79 Thời Báo-Thông Báo Ngày Lễ 39 UNO IP TV 77
REAL ESTATE - ĐỊA ỐC Đồng Xuân Việt 33 Nguyễn Công Sinh 7 Nguyễn Duy Tuyền 16 Nguyễn Duy Tuyền 17 Phương Nguyễn 13 Re/Max Ottawa-John Phan 4 Thu Vũ - Ottawa 4 RESTAURANT-CAFE Paradis Vegetarien 13 Phở Dzũng 73 Quán Hương Xưa 11 Restaurant Phở Hin 53 Restaurant Phương Thảo 37 Restaurant Thái Sơn 49 Resto 2070 43 SERVICES - DỊCH VỤ 8 Lê - Làm Sàn 11 Alarm TPK 1 Long Sửa Nhà Tổng Quát 11 Sebastien Majeau-Sửa Mái Nhà 35 Sửa Nhà Cửa - Thắng 31 Vase Caravan 1 SUPPLIER - ĐẠI LÝ CUNG CẤP Fourniture D’Ongles De Montreal 80 Kamerycah-Fucoidan 3 Liana Nail Supply 41 Long Phụng - Thông Tin 27 Nails R Us Beauty Supply 1 Worldcom Beauty 23 ZY Windows 25 TRAVEL - DU LỊCH Transtour 45 Voyage Magnifique Tour 23 VIDEO STORE - TIỆM BĂNG Saigon Video 11
Phi hành gia Canada được phóng vào không gian
T
heo CBC News ngày 03/12, phi hành gia Canada David Saint-Jacques và hai đồng nghiệp quốc tế đã gia nhập phi hành đoàn tại Trạm không gian quốc tế ISS hôm thứ Hai, sau khi được phóng thành công bằng tàu hỏa tiễn Soyuz MS-11 trước đó. Phi hành gia David Saint Jac, 48 tuổi, cư dân Montreal, và phi hành gia người Nga Oleg Kononenko cùng phi hành gia người Mỹ Anne McClain sẽ thực hiện sứ mệnh dự trù kéo dài 6 tháng rưỡi. Khi Soyuz MS-11 kết nối thành công với trạm ISS, chào đón họ là các thành viên hiện tại của Trạm ISS: Serena Aunon-Chancellor của NASA, Sergei Prokopyev của Nga và Alexander Gerst của Đức. Các phi hành gia AunonChancellor, Prokopyev và Gerst dự trù quay trở lại Trái đất vào ngày 20 tháng 12.
Saint-Jacques, Kononenko và McClain bay vào không gian từ sân bay hàng không vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan. Gia đình của phi hành đoàn, bản thân các phi hành gia và giới chức ngành không gian của nhiều quốc gia thở phào nhẹ nhõm sau khi việc phóng người lên không gian lần này thành công, vì thất bại của vụ phóng hỏa tiễn Soyuz hồi tháng 10 vẫn còn trong tâm trí của nhiều người. Đây là lần phóng hỏa tiễn đầu tiên của Nga kể từ sau vụ phóng tàu hỏa tiễn Soyuz thất bại vào tháng 10, khi hai phi hành gia trên tàu buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Nga đã ngừng tất cả các vụ phóng hỏa tiễn đưa người vào không gian để điều tra trước khi tiếp tục hai vụ phóng thử vào tháng 11. Đây là lần đầu tiên một người Canada có mặt trong không gian kể từ năm 2013, sau phi hành gia Chris Hadfield.
Saint-Jacques - một bác sĩ có bằng về kỹ thuật và vật lý thiên văn, cũng như bằng lái phi cơ dân dụng - ban đầu được dự trù lên ISS vào ngày 20 tháng 12. Ông được đưa vào không gian sớm hơn hai tuần, sau trục trặc của vụ phóng Soyuz vào tháng Mười để các hoạt động khoa học trên trạm ISS được duy trì liên tục.
Cơ quan không gian Canadian Space Agency cho biết Saint-Jacques sẽ dành thời gian của mình tại ISS tiến hành các thử nghiệm về Canadarm2 (cánh tay robot do Canada chế tạo) và thử nghiệm các công nghệ mới, cũng như cách cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế từ xa. Saint-Jacques đã tập luyện căng thẳng trong hai năm
qua cho chuyến bay đầu tiên của ông vào không gian kể từ khi trở thành phi hành gia năm 2009. Ông đã được huấn luyện để đi bộ ngoài không gian và điều hành các robot trên trạm. Là một y sĩ, ông cũng được huấn luyện để lo về sức khỏe cho các phi hành gia trên trạm ISS. u
Phi hành gia Canada David Saint-Jacques
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
5
CANADA
TM
Thủ tướng Trudeau ký kết thỏa ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ mới Trong cuộc họp thượng đỉnh của 20 quốc gia có kinh tế phát triển G20 tại thành phố Buenos Aires, xứ Á Căn Đình, Thủ tướng Justin Trudeau của Canada đã ký kết thỏa ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ mới với tổng thống Trump và tổng thống Enrique Pena Nieto của Mễ Tây Cơ. Thỏa ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ mới mà Hoa Kỳ gọi là USMCA và Canada gọi là CUSMA tuy đã được ký kết, nhưng vẫn cần có sự thông qua của quốc hội Hoa Kỳ. Để buộc những dân biểu Mỹ thông qua thỏa ước tự do mậu dịch mới, Tổng thống Trump nói rằng ông đã hủy bỏ thỏa ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ cũ (NAFTA). Dư luận ở Canada đã không đồng ý với việc Thủ tướng Trudeau ký kết thỏa ước mới này. Theo dân biểu
6
Andrews Scheer, thủ lãnh đảng Bảo Thủ liên bang thì Canada đã bị Hoa Kỳ ăn hiếp, buộc ký thỏa ước mới về tự do mậu dịch, trong khi ông Trump vẫn cho duy trì việc đánh thuế lên thép và nhôm nhập cảng từ Canada. Tu y n h i ê n , t h e o n h ậ n định của cựu thủ tướng Brian Mulroney, người đã đại diện Canada ký kết thỏa ước NAFTA, thì việc ký kết
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
của Thủ tướng Trudeau là một hành động đúng và khôn ngoan, trong tình thế nước Mỹ đang được lãnh đạo bởi một lãnh đạo mà tính tình bất chợt, không biết đâu mà lường. Thỏa ước tự do mậu dịch mới quan trọng cho Canada hơn cho Hoa Kỳ: số giao thương một ngày giữa Canada và Mỹ lên đến 2 tỷ dollars. u
08/12/2018
MONTREAL - OTTAWA
Biểu tình phản đối việc cắt giảm các dịch vụ dùng tiếng Pháp Hôm 1 tháng 12, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở thành phố Ottawa, phản đối việc chính quyền tỉnh bang Ontario cắt giảm tài trợ cho các dịch vụ dùng tiếng Pháp. Chính quyền đảng Bảo Thủ Cấp Tiến của thủ hiến Doug Ford cũng hủy bỏ dự trù, việc thiết lập thêm một trường đại học giảng dạy bằng tiếng Pháp. Khoảng 40 cuộc biểu tình khác phản đối việc cắt giảm cũng diễn ra ở các thị trấn nhỏ ở tỉnh bang Ontario trong ngày thứ Bảy vừa qua, như các thị trấn Hawkesbury, Prescott, Cornwall...
Trong cuộc biểu tình diễn ra ở thành phố Ottawa, có đại diện của ba cấp chính quyền cùng tham dự, gồm cả bà Melanie Joly, tổng trưởng đặc trách về ngôn ngữ Pháp của chính quyền liên bang, Ông Pierre Arcand, thủ lãnh tạm thời của đảng Tự Do ở tỉnh bang Quebec, nhiều dân biểu tỉnh bang Quebec của đảng cầm quyền CAQ. Theo bà tổng trưởng Joly thì quyết định cắt giảm tài trợ cho các dịch vụ sử dụng tiếng Pháp của chính quyền tỉnh bang Ontario là một chuyện không thể chấp nhận được. u
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
7
CANADA
& OTTAWA
TM
Người B.C. đầu tiên bị kết tội bán thuốc chữa bá bệnh
Stanley Nowak
Stanley Nowak, một cư dân 67 tuổi gốc ở Riondel, B.C., hồi tuần trước đã trở thành người đầu tiên bị kết tội ở Canada liên quan đến Miracle Mineral Solution (MMS/ Miracle Tonic), một dung dịch khoáng chất được ông ta quảng cáo là có thể chữa bá bệnh, gồm cả ung thư, AIDS và tự kỷ, đã được ông ta đóng vào chai đem rao bán. Tuy nhiên, thần dược MMS này, một sản phẩm giống như thuốc tẩy trắng công nghiệp, trong nhiều năm qua đã bị Bộ
y tế Canada cảnh báo là có thể gây ra những chứng bệnh nghiêm trọng. Căn cứ theo đạo luật Thực phẩm và Dược phẩm Canada (Food and Drug Act), ông Nowak đã bị tòa án tỉnh bang ở Vancouver tuyên phạt 2 năm tù có điều kiện và bị quản chế 2 năm sau đó. Theo Public Prosecution Service of Canada, đây là bản án kết tội đầu tiên liên quan đến MMS ở Canada. Cần nói rõ hơn, MMS là dung dịch chứa sodium chlorite, một hóa chất được
dùng chủ yếu để làm tác nhân tẩy trắng và tẩy uế trong ngành dệt may. Bộ y tế Canada từng cảnh báo uống nó vào có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, trong đó có ngộ độc, suy thận, và tổn hại hồng huyết cầu. Dung dịch MMS đã được Dòng Chúa Sáng Thế Genesis II Church ở nước Cộng hòa Dominica quảng bá như là một trong những linh dược. Họ bảo là khi được pha loãng trong nước thì nó có thể có thể chữa được nhiều chứng bệnh. Theo Health Canada, các “giọt tinh khiết” này có chứa 28% hóa chất sodium chlorite và nước tinh cất. Ông Nowak và con gái tên Sara (gốc ở Okotoks, Alberta) bị cho là đã tiếp thị, đóng chai và bán MMS ra ở B.C. và Alberta theo một cách thức “giả mạo, sai lệch hoặc lừa gạt người dùng”. u
Cấp giấy phép bán thực phẩm trên đường phố Thành phố mời những người bán thực phẩm trên đường phố nạp đơn xin một trong 22 địa điểm hiện có cho mùa xuân hạ 2019. Cơ quan luật địa phương Ottawa đã phổ biến lời yêu cầu hồi chiều 29-11. Có 10 chỗ cho xe đẩy bán thực phẩm và 12 chỗ cho xe truck bán thực phẩm. Hạn cuối cùng để nạp đơn là ngày Thứ sáu, 4-1 vào lúc 4:30 chiều.
Những người nạp đơn được chấp thuận sẽ được cấp cho các địa điểm vào đầu năm 2019, và họ được dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào Tháng 5. Họ sẽ được lựa chọn bởi một ban hội thẩm gồm những thiện nguyện viên đại diện cho ngành công nghiệp thực phẩm và từ Y Tế Công Cộng Ottawa. Ban hội thẩm này sẽ cứu xét các thực đơn đề nghị, kế hoạch kinh doanh, mức độ kinh nghiệm của người bán
hàng và những đóng góp tổng quát vào bối cảnh thực phẩm Ottawa. Thành phố sẽ tổ chức một phiên họp cung cấp thông tin cho những ứng viên tương lai vào ngày 10-12 tại Ben Franklin Place, ở số 101 Centrepointe Dr. Để nhận được toàn bộ thông tin và giữ chỗ tại phiên họp cung cấp thông tin, xin gọi 3-1-1 hay gửi diện thư tới biolstop@ottawa.ca. u
Thiếu niên bị xe chạy ngang qua bắn ở khu Hunt Club Một người đàn ông 18 tuổi đã bị những thương tích không đe dọa tới tính mạng hồi tối 29-11 khi bị một người nào đó ngồi trong một xe SUV chạy qua bắn trúng ở khu vực Hunt Club. Nạn nhân đã hợp tác với cảnh sát và được bệnh viện cho về hồi sáng 30-11. Cảnh sát cho biết được gọi tới ngã tư Blohm Drive và
8
Bradley Cole Private vào hồi 10:30 tối. Các điều tra viên tìm được nhiều vỏ đạn tại hiện trường. Chuck Benoit, phát ngôn viên của cảnh sát Ottawa, tin rằng thiếu niên bị bắn là mục tiêu cố ý và nói rằng các cảnh sát viên thuộc đội điều tra khu đông thành phố vẫn đang tiếp tục cuộc điều tra. Ông kêu gọi công chúng nếu
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
có tin tức gì hãy liên lạc với cảnh sát ở số 613-236-1222, ext. 3566. Đây là vụ nổ súng thứ 76 trong năm nay, phá kỷ lục 75 vụ hồi năm ngoái. Những cộng đồng bị ảnh hưởng nhiều nhất là Heron Gate, Ledbury, Greenboro, Heatherington và Hunt Club. Hiện vẫn chưa có ai bị bắt giữ. u 08/12/2018
MONTREAL - OTTAWA
Alberta cấm chính sách bắt buộc mang giầy cao gót tại nơi làm việc Chính quyền Alberta hôm thứ Sáu 30-11 tuyên bố đang thực hiện một bước tiến tới nhằm cấm chính sách bắt buộc phụ nữ mang giầy cao gót tại nơi làm việc. Chính quyền của bà Rachel Notley khẳng định là sẽ sớm làm điều này qua những sửa đổi trong bộ luật Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp (Occupational Health and Safety Code). Bộ trưởng lao động Alberta Christina Gray cho biết lệnh cấm được dựa trên các ý kiến của nhiều phụ nữ
Alberta đang làm việc trong ngành phục vụ khách hàng, bởi giầy cao gót có thể đặt ra những rủi ro về sức khỏe và an toàn. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2019. Hồi năm 2017 các tỉnh bang Ontario và British Columbia đều đã cấm chính sách “giầy cao gót bắt buộc” (mandatory high heels). Một dự luật kêu gọi một lệnh cấm tương tự theo dự kiến cũng sẽ được đệ trình ở tỉnh bang Manitoba trong tháng 4 năm sau. u
Nghi phạm đốt tiệm ăn Wendy’s bị khởi tố Một người đàn ông 28 tuổi đang phải đối mặt với các cáo buộc gồm đốt nhà gây nguy hiểm tới sinh mạng sau khi một đám cháy thiêu hủy tiệm ăn Wendy’s ở Lincoln Fields hồi 12:45 sáng27-11, làm nhiều người phải được đưa đi bệnh viện vì hít phải khói. Cảnh sát Ottawa buộc Steve Hanssen, một nhân viên của tiệm này, tội cố ý đốt nhà phá hoại tài sản và hai tội vi phạm các điều kiện tạm tha. Hanssen đã bị bắt ngay tại hiện trường sau khi các điều tra viên thu thập lời khai của các nhân chứng, bao gồm bốn nhân viên khác
của tiệm ăn có mặt tại chỗ cùng với Hanssen khi đám cháy xẩy ra. Lửa cháy lớn buộc các lính cứu hỏa phải đứng ở bên ngoài tòa nhà đang cháy rụi và kêu gọi tiếp viện. Hơn một chục xe cứu hỏa đã được phái tới, nhưng tiệm ăn vẫn bị thiêu hủy hoàn toàn. Các nhân viên trợ y đã chăm sóc bốn người hít phải khói tại hiện trường và đưa một người lớn và một thiếu niên đi bệnh viện trong tình trạng ổn định. Sở cứu hỏa Ottawa ước lượng thiệt hại lên tới hơn một triệu đồng. u
Tiệm ăn Wendy’s ở Lincoln Fields
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
9
OTTAWA & MONTREAL
TM
Sân trượt băng Ottawa Rink of Dream mở cửa
Sân trượt băng Rink of Dream đã mở cửa cho mùa trượt băng năm nay vào trưa 1-12.
Sân trượt băng ngoài trời miễn phí này – tính tới năm nay đã vào mùa thứ tám tại Marion Dewar Plaza bên
ngoài Tòa Đô Chánh Ottawa – đã thu hút được 30.000 người trượt băng mùa đông năm ngoái. Năm nay, sân trượt băng mở cửa mỗi ngày từ 6 giờ sáng tới 11 giờ đêm. Một lều thay đồ có sưởi sẽ mở cửa từ 8 giờ sáng tới 11 giờ đêm. Sân trượt băng sẽ mở cửa cho tới cuối mùa trượt băng vào tháng 3 sang năm. Sân trượt băng rộng 12.500 bộ vuông này mở cửa lần đầu vào tháng 1/2012 như một dự án liên hợp của thành phố và Ottawa Senators Foundation.
Say rượu lái xe vượt đèn đỏ tông xe tuần tra Một người lái xe bị cho là say rượu đã vượt một đèn đỏ và tông mạnh vào một xe tuần tra của cảnh sát Ottawa ở Orléans hồi sáng sớm 1-12. Theo cảnh sát, chiếc xe có huy hiệu cảnh sát đang chạy về hướng bắc trên Champlain Street vào hồi 1:45 sáng thì
bị một xe tông phải tại góc Jeanne D’Arc Boulevard. Cảnh sát viên lái xe bị thương nhẹ nhưng để phòng xa đã được đưa đi bệnh viện điều trị. Ba người trong xe kia đã chạy trốn khỏi hiện trường nhưng đã bị bắt giữ sau một
MONTREAL - OTTAWA
Truy tìm một thiếu niên biến mất khả nghi Đơn vị trọng án của cảnh sát Ottawa đang mở cuộc điều tra sau khi phát giác chiếc xe hơi của Kilal Taha,18 tuổi, bị bỏ lại. Cảnh sát nói việc thiếu niên này biến mất có vẻ khả nghi. Taha đã rời nhà đi làm bằng chiếc hatchback mầu đen khoảng 7:30 sáng 26-11. Cảnh sát nói họ đã tìm thấy chiếc xe hơi bị bỏ lại và máy vẫn còn nổ vào khoảng 9:20 sáng trên Airport Parkway về hướng nam, gần lối ra Walkley Road. Hôm 27-11, cảnh sát xác nhận đã nhận được nhiều tin báo về trường hợp này
và đang tìm chủ nhân hoặc những người ngồi trong hai xe hơi nhỏ, một mầu đỏ và một mầu trắng, cũng đã được thấy đậu lại bên lề parkway. Các hình do cảnh sát phổ biến cho thấy chiếc xe mầu trắng đậu bên lề đường với chiếc xe mầu đen ở phía sau. Lần cuối cùng Taha được nhìn thấy mặc quần jeans xanh, áo choàng xám và đi bốt nâu. Ai có tin tức gì xin gọi cho đơn vị trong án ở số 613-2361222, ext. 5493, hoặc cho tin ẩn danh qua Crime Soppers ở số 1-800-222-8477 hoặc Ottawa police app.
cuộc truy lùng ngắn ngủi. Người lái xe cũng được đưa tới bệnh viện chăm sóc. Cảnh sát nói người này đang phải đối mặt với các tội bỏ trốn khỏi hiện trường xẩy ra tai nạn và lái xe có động cơ trong khi say rượu.
Tham khảo ý kiến về dự án RoyalMount Một ủy ban của Thành phố Montré al nó i rằ ng siêu đề án RoyalMount trong vùng Town of Mount Royal (TMR) sẽ không gây tác động quan trọng đối với các cơ sở kinh doanh tại Montréal. Ủy ban tuần qua đã trình bày các dữ liệu về những tác động do đề án gây ra tại buổi họ p lắ ng nghe ý kiế n công chúng. Theo đó, siêu dự án có tác động nhỏ đến các cửa hàng ở trung tâm Montréal. Các trung tâm mua sắm và cá c cơ sở kinh doanh nằ m gần dự án - như Trung tâm Rockland, Marché Central và Place Vertu sẽ chị u ả nh hưởng “trung bình”. Audrey Febvre, tổng giám đố c Experience Côte-desNeiges, một tổ chức bất vụ lợi đại diện các cơ sở kinh doanh trong khu vự c cho biết: “Chúng ta sẽ thấy ngay khi dự án hoàn thành. Tôi chỉ lo âu vì họ có đề nghị lớn về các nhà hàng và một đề nghị về văn hóa”.
10
Dự án RoyalMount
Tạ i buổ i họ p, nhà phá t triể n xây dự ng cũ ng có cơ hội giới thiệu dự án với thành phố và người dân tham dự. Claude Marcotte, chủ tị ch công ty xây dựng Carbonleo nói: “Tôi nghĩ đây là cơ hội cho mọi người biết rõ hơn về dự án RoyalMount. Chú ng tôi đã không có dịp giới thiệu một cách đầy đủ”.
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
Febvre nói rằng việc giới thiệ u dự á n rõ rà ng hơn nhưng “có chút vô ích” bởi vì quyết định đã có rồi: Dự án đã được TMR bật đèn xanh. Đề á n MountRoyal sẽ đượ c xây trên khu đấ t gầ n giao lộ 15 và 40. Thành viên ban chấp hành đặc trách giao thông và quy hoạ ch thà nh thị nói rằng đó là một trong
08/12/2018
nhữ ng nơi tạ i Montré al có nhiề u kẹ t xe vì thế thêm một chiếc xe nữa cũng gây lo ngại. Các nhà phát triển đề nghị một số biện pháp làm giảm kẹ t xe, như thêm đè n giao thông đồng bộ và thêm hai làn đường xe buýt dọc Côtede-Liesse. Carbonleo cho biết đã thảo
luận với Giao Thông Québec và công ty sẽ đài thọ tối thiểu 50% chi phí. Công ty cũng đài thọ chi phí 22 triệu đôla cho mộ t cầ u vượ t nố i métro De la Savane với khu RoyalMount. Buổi lắng nghe ý kiến sắp tới sẽ diễn ra ngày 19/12 và Thành phố sẽ có khuyến cáo vào ngày 24/1/2019. Công ty xây dựng Carbonleo cho biế t ngoà i khu mua sắm, 6 tòa nhà văn phòng và các công viên giải trí đã được loan báo, dự án trị giá 2 tỉ đô-la còn bao gồm 6.000 đơn vị gia cư. Tường trình khảo sát cho thấ y sẽ có thêm khoả ng 140.000 lượt xe mỗi ngày đi vào khu vực này sau khi công trình hoàn thành - phân nửa là xe hơi, phân nửa là chuyên chở công cộng. Với một khu vực đã chịu kẹt xe triền miên này, thêm 70.000 chuyến xe mỗ i ngà y có thể là m chậ m lưu thông qua xa lộ 40 thêm 20-30 phút.
TM
MONTREAL
MONTREAL - OTTAWA
Nghi can cướp “dépanneur” thiệt mạng khi tẩu thoát Một nghi can ăn cướp đã bị thiệt mạng trong cuộc xung đột với 3 người dân ngăn chận anh ta thoát khỏi hiện trường vụ cướp. Cảnh sát Montréal cho biết nạn nhân 34 tuổi là nghi can trong vụ cướp một cửa hàng tạp hóa trong quận MercierHochelaga-Maisonneuve. Theo phát ngôn nhân cảnh sát, sau khi đánh cướp cửa hàng tạp hóa và lấy đi một số tiền mặt nghi can đang tìm đường tẩu thoát thì đụng độ 3 người đàn ông. Chú của nghi can cho biết nghi can tên Jaeson Perron có hồ sơ phạm tội vào năm 2004 với các cáo buộc xâm nhập gia cư và ăn trộm.
Khi cảnh sát tới hiện trường họ thấy một nhóm người đang giữ một người đàn ông bất tỉnh trong ngõ hẻm. Được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, người đàn ông sau đó được loan báo chết trong bệnh viện vì các vết thương. Cảnh sát cho biết chưa xác định tình trạng vết thương nhưng dường như không dấu hiệu của vũ khí. Cái chết của anh này được coi là vụ giết người thứ 28 trong năm nay. Trong năm 2017 có tấ t cả 24 vụ giế t người. Ba người đàn ông kia, 37, 48 và 78 tuổi hiện giờ được coi là “những nhân chứng quan trọng”.
Xe buýt 747 đi phi cảng Trudeau sẽ giảm giờ hoạt động Tuyến xe buýt 747 sẽ chỉ còn hoạt động trong khoảng thời gian từ 1 giờ sáng đến 5 giờ sáng. Cơ quan chuyên chở công cộng Montréal STM sẽ hủy bỏ nhiều chuyến buýt mang số 747 trong ngà y, chỉ cò n chạy từ 1 giờ sáng đến 5 giờ sá ng, khi hệ thố ng xe điệ n Montréal REM được đưa vào hoạt động. Xe buý t 747 chạ y giữ a mé tro Berri và phi cả ng Dorval, vớ i 11 trạ m dừ ng chân dọc đường, là tuyến xe buýt được nhiều du khách ưa chuộng. Sau khi hoà n tấ t, mạ ng lướ i xe điệ n REM sẽ chạ y dà i từ Deux-Montagnes đến Brossard, qua khu West Island và trung tâm thà nh phố , vớ i lộ trì nh dà i tổ ng cộ ng 67 cây số và 26 trạ m dừng. Hệ thống REM trị giá 6,3 tỉ đô-la sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2021 mặc dù
dị ch vụ đế n phi trườ ng chỉ bắt đầu từ năm 2023. Do mộ t thỏ a hiệ p không cạ nh tranh nhau, STM sẽ được phép điều hành những chiếc buýt con thoi trong các giờ mà xe điện REM không hoạt động, tức từ 1 giờ sáng đến 5 giờ sáng. Tin về giảm giờ hoạt động của các chiếc buýt 747 vừa được chủ tịch STM Philippe Schnobb xác nhận tại cuộc họ p mớ i nhấ t củ a cơ quan: “REM sẽ cho phé p quý vị đến phi cảng với giờ chính
xác hơn nhiều, bởi vì xe buýt 747 đôi khi bị chậm vì kẹt xe. Nhưng 747 sẽ tiếp tục chạy khi REM đó ng cử a. Vì thế nếu quí vị đi phi cảng vào lúc 2 giờ sáng quý vị vẫn có thể lấy buýt 747”. Buýt 747 đạt 1,5 triệu lượt hành khách trong năm 2017 - tăng 15 phần trăm so với 5 năm trước đó. Mộ t cuộ c khả o sá t do Caisse thự c hiệ n cho thấ y khoả ng 77 phầ n trăm hà nh khách của buýt 747 sẽ chuyển sang dùng xe điện REM.
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
11
MONTREAL
TM
Phe đối lập muốn cho xe lưu thông băng ngang núi Mont-Rpyal Phe đố i lậ p tạ i Tò a Thị sảnh Montréal tuần qua đệ trình cho văn phòng tham khảo ý kiến công chúng một kế hoạch khá tham vọng về tương lai của việc lưu thông trên núi Mont-Royal. Trong một kế hoạch thí điểm, chính quyền Valérie Plante đã cấ m tấ t cả cá c loại xe hơi lưu thông giữa đường Camillien-Houde và đường Remembrance trong mấy tháng mùa hè vừa qua. Đảng đối lập nói biện pháp đó không giải quyết các vấn đề an toàn căn bản. Theo Lionel Perez, người lãnh đạo Emsemble Montréal, kế hoạch của đảng này sẽ cho phép mọi người có thể đế n vớ i nú i MontRoyal mà vẫn bảo đảm an toàn. Kế hoạch bao gồm: - Giảm vận tốc hạn chế từ 40 xuống 30km/giờ
- Đặt caméra theo dõi tốc độ - Dành một làn đường xe đạp được sơn màu sáng - Xây một lối đi sàn gỗ cho người đi bộ - Biế n đoạ n hẹ p nhấ t của con đường thành một chiều và có đèn lưu thông luân phiên Kế hoạ ch thí điể m 5 tháng cấm lưu thông băng ngang núi Mont-Royal đã kết thúc hồi tháng 10 vừa qua. Thành phố cho đó là một thành công, nhưng phe đối lập nói nó gây tức giận cho người lái xe. Các tài xế xe hơi có thể hoan nghênh kế hoạch của đảng đối lập, nhưng nhóm xe đạp lớn nhất tỉnh bang - Vélo Québec - muốn thấy con đường băng ngang núi đóng cửa thường trực đối với xe hơi.
Magali Bebronne củ a nhóm này phát biểu: “Đó là một công viên và chúng tôi tin rằng một công viên dành cho các hoạt động giải trí và các hoạt động ngoài trời, không thể để xe hơi băng ngang qua”. Đảng cầm quyền Projet Montréal cho biết sẽ quyết đị nh trong mù a đông nà y liệ u có đó ng cử a thườ ng trực đường băng ngang núi Mont-Royal đối với xe hơi hay không. Việ c cá c tà i xế băng ngang núi Mont-Royal đã trở thành đề tài gây tranh cãi sau khi xảy ra tai nạn khiến một thanh niên cỡ i xe đạ p thiệ t mạ ng do đụng vào một chiếc xe hơi quẹ o chữ U trên đườ ng Camillien-Houde.
MONTREAL - OTTAWA
Côte-St-Luc lo ngại dự án xây lại khu Décarie sẽ làm kẹt xe Thành phố Côte-St-Luc bày tỏ lo ngại về việc bán khu mua sắ m “Dé carie Square”, nó i rằng tái phát triển khu này có thể mang lại các vấn đề kẹt xe trầm trọng. Thị trưở ng Côte-St-Luc, Mitchell Brownstein tuyên bố: “Theo yêu cầu của chúng tôi, nhà phát triển đã thực hiện cuộc khảo sát về lưu thông để tì m hiể u ả nh hưở ng củ a kế hoạch tái phát triển. Có thêm xe vào khu này - vốn đã quá kẹt xe - đòi hỏi phải có một kế hoạch rộng lớn bao gồm những ý kiến của hệ thống chuyên chở công cộng. Chúng tôi mở rộng thảo luận với nhà phát triển và sẽ cung cấp thông tin cập nhật cho các cư dân”.
Các chủ nhân mới của khu đất nói họ dự trù làm lại toàn bộ công trì nh tạ i “Dé carie Square”, gồm một tòa nhà 14 tầng dành cho các đơn vị gia cư, khu thương mạ i và cá c phòng khám bệnh. Thị trưởng Brownstein cho biết cần làm nhiều điều trước khi việc tái phát triển có thể xúc tiến. Hiện chưa có kế hoạ ch nà o đượ c đệ trình. Ông Brownstein nói: “Chúng tôi nghe nói họ muốn một dự án có nhiều đơn vị gia cư hơn, có thể là cho người cao niên”. Ông cũng nhắc đến một dự án khác ở gần đó, trên địa điểm trường đua ngựa cũ, cũng gây thêm vấn đề lưu thông.
Thị trưởng Côte-St-Luc, Mitchell Brownstein
Montréal xem xét cấm túi quảng cáo Publisac Montréal sẽ tổ chức tham khảo ý kiến công chúng về việc sử dụng các loại plastic, bao gồ m cá c chai sử dụ ng mộ t lầ n, cá c ông hú t bằ ng nhựa và các túi đựng các tờ quảng cáo (Publisac). Montré al sẽ xem xé t có thể cấ m Publisac - loạ i tú i ni-lông đự ng cá c tờ quả ng cáo hàng tuần và cuối cùng thường được cho vào thùng rác tái chế. Khuyến cáo này được ghi trong tường trình của Ủy ban tài chánh và quản trị của thành phố về ngân sách Montréal năm 2019 vừa được Hội đồng thành phố thông qua. Ủ y ban nó i rằ ng thà nh phố nên “đá nh giá cá c chi phí tài chánh và môi trường của việc phân phối rộng rãi những túi Publisac”. Chủ tị ch ban chấ p hà nh Benoit Dorais nói rằng thành phố nên nghiên cứu khảo sát vấ n đề . Ông nó i: “Đố i vớ i chúng ta đó là vấn đề thích
12
đáng về môi trường cũng như xã hội”. Tuy nhiên chưa có qyết định nào được đưa ra. Ủ y ban môi trườ ng củ a thành phố sẽ tổ chức các buổi tham khảo ý kiến công chúng tại Tòa thị sảnh vào đầu năm 2019 về vấn đề liên quan đến các loại plastic, bao gồm các chai sử dụng một lần, ống hút cũng như túi Publisac
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
Jean-François Parenteau, thà nh viên ban chấ p hà nh đặc trách môi trường lưu ý rằ ng thà nh phố đã ấ n đị nh mục tiêu giảm 50 phần trăm rác thải và cũng giảm số rác tái chế. Parenteau nó i rằ ng cư dân Montréal lâu nay đã có thể yêu cầ u quậ n cung cấ p tấm nhãn “không nhận giấy
08/12/2018
quả ng cá o” để dá n ở cử a. Ông nó i thà nh phố không có quyền cấm các túi đựng quảng cáo nhưng có quyền xếp đặt những gì có thể phân phát đến từng nhà. Ông cho biế t: “Chú ng ta sẽ lắng nghe những gì người dân muố n và sau đó sẽ có quyết định”. Katherine Chartrand,
giám đốc truyền thông của Transcontinental - công ty phân phát Publisac - nói rằng công ty đã nhận được những cú điện thoại từ người tiêu thụ sau khi truyền thông đưa tin túi Publisac có thể bị cấm. Khoảng 87 % người Qué bec đọ c cá c tờ quả ng cáo được phân phối tận cửa mỗ i tuầ n, nó giú p cá c gia đì nh tiế t kiệ m. Chartrand nó i: “Ngườ i dân sẽ có cơ hội nói những gì họ nghĩ và chú ng tôi cũ ng sẽ nêu lên quan điểm của chúng tôi”. Theo Transcontinental, có hơn 700.000 túi Publisac được phân phối đến tận nhà trong vùng Montréal. Nhà nào có dán nhãn “không nhậ n giấ y quả ng cáo” trước cửa mà vẫn còn thấ y nhữ ng tờ quả ng cá o, chủ nhà có thể thông bá o cho 311. Công ty có thể bị phạ t từ 200 đế n 500 đô-la nếu vi phạm.
TM
MONTREAL - OTTAWA
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
13
THẾ GIỚI
TM
Cuộc chiến mậu dịch Mỹ - Trung: hưu chiến nhưng vẫn bất định Tổng thống Mỹ Donald Trump nói Trung Quốc đã đồng ý “giảm và loại bỏ” thuế đánh trên xe hơi sản xuất tại Hoa Kỳ, hiện ở mức 40%, giữa lúc cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước đang bắt đầu lấy đà, mang tin vui đến cho các thị trường. Ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thỏa thuận hoãn áp dụng các mức thuế mới trong các cuộc đàm phán ở Argentina hôm thứ Bảy vừa qua, tuyên bố ‘ngưng chiến’ sau nhiều tháng căng thẳng leo thang về thương mại và nhiều vấn đề khác. Trong một cuộc họp kéo dài hai tiếng rưỡi, Hoa Kỳ đồng ý không tăng thuế quan cao hơn (từ 10% lên 25%) vào ngày 1/1/2019, trong khi Trung Quốc đồng ý sẽ lập tức mua thêm nông sản của các nông dân Mỹ. Hai bên còn đồng ý khởi sự thảo luận về cách giải quyết các vấn đề quan tâm, kể cả
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các rào cản thương mại phi thuế quan và vấn đề tin tặc, đánh cắp thông tin trên mạng. Tuy nhiên Toà Bạch Ốc nói thuế suất 10% hiện tại đánh trên 200 tỷ đô la hàng Trung Quốc sẽ được nâng lên tới 25% nếu hai bên không đạt được thỏa thuận trong vòng 90 ngày, và như vậy một lần nữa, phía Mỹ lại đặt ra một hạn chót mới cho hai bên giải quyết tranh chấp. Phát biểu tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng lặp lại những phát biểu của nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, Vương Nghị, hôm thứ Bảy vừa qua: “mục tiêu cuối cùng là tháo gỡ tất cả các loại thuế quan”. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc, tạm ngưng leo thang chiến tranh thương mại chỉ có tính cách tạm thời, mua thêm một ít thời gian để tiếp tục tranh cãi về những bất đồng sâu sắc về
TIN VẮN
thương mại và chính sách. Họ cảnh báo rằng bất chấp mọi sự, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục hạ nhiệt do nhu cầu nội địa tiếp tục suy yếu. Ông Paul Kitney, chiến lược gia chính tại Daiwa Capital Markets ở Hong Kong, nhận định: “Đây không phải là thỏa thuận “ ngừng bắn”, mà chỉ là một sự xuống thang. Các mức thuế hiện hành vẫn đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc, những sắc thuế đó vẫn còn đó.” Một giới chức cấp cao của CNOOC, tập đoàn năng lượng khổng lồ Trung Quốc, nói với Reuters: “Chính sách của ông Trump khó đoán tới mức các công ty Trung Quốc tỏ ra vô cùng thận trọng khi mua hàng hóa Mỹ dù là có hay không có thuế quan”. Ông này ước đoán Hoa Kỳ sẽ lại tăng thuế quan trở lại sau 90 ngày, bất chấp những cố gắng và thiện chí của Bắc Kinh.
WHO cảnh báo dịch Ebola tái phát với quy mô lớn thứ 2 trong lịch sử
Mới đây Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo dịch Ebola đã bùng phát trở lại tại Congo với quy mô lớn thứ 2 trong lịch sử sau khi đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng ở Tây Phi vài năm trước. Theo AP, giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp của WHO, bác sĩ Peter Salama, dẫn thống kê của Bộ y tế Congo cho biết số trường hợp nhiễm Ebola tới nay là 426. Trong đó có 379 ca đã xác định và 47 trường hợp chưa rõ ràng. Kể từ ngày tuyên bố tái phát dịch 1/8.2018 tới nay đã có 198 người chết. Những cuộc tấn công của các nhóm nổi loạn đang tạo ra thách thức nghiêm trọng với các nhân viên y tế ở cấp
thứ Sáu tuần trước, tổng thống Trump đã yêu cầu ông chuyển thông điệp này đến ông Kim Jong Un.
Cam Bốt cho phép phe đối lập hoạt động trở lại
Hôm 03/12, chính phủ Cam Bốt thông báo rằng các nhà đối lập nước này đang lưu vong ở nước ngoài được phép “tiếp tục hoạt động”. Bên cạnh đó, Phnom Penh cho phép mở lại các cơ sở truyền thông Mỹ, như Đài Á Châu Tự Do và Tiếng nói Hoa Kỳ, cũng như báo Cambodia Daily, một tờ báo độc lập, bị đóng cửa mới đây.
độ mà theo các chuyên gia Ebola họ chưa từng thấy trước đây. Rất nhiều đợt dập dịch chỉ có thể thực hiện được với sự giúp đỡ, bảo vệ của lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại những khu vực ngày nào cũng có súng nổ. Chính bác sĩ Salahma trong tháng này cũng từng dự đoán dịch bệnh Ebola ở đông bắc Congo sẽ còn kéo dài ít nhất sáu tháng nữa trước khi có thể được kiểm soát. Trong thời gian 2014-2016 dịch Ebola ở Tây Phi đã cướp đi sinh mạng của hơn 11.000 người. Trong đợt dịch bùng phát trở lại này, báo cáo của các tổ chức y tế gần như mỗi ngày đều ghi nhận những khó khăn mới nảy sinh liên quan tới công tác ngăn chận dịch. Hơn 37.000 người đã được chích ngừa Ebola và Congo cũng đã phát động cuộc thử nghiệm đầu tiên trước nay về hiệu quả và mức độ an toàn của 4 loại thuốc điều trị Ebola.
dân biểu Eddie Chu không được phép ra ứng cử trong một cuộc bầu cử tại cơ sở. Eddie Chu là dân biểu đầu tiên bị chính quyền đặc khu cấm ra ứng cử. Trước đó nhiều nhà hoạt động Hong Kong khác đã bị cấm ra ứng cử vào Nghị viện đặc khu. Qatar từ bỏ OPEP.
Ngày 03/12, bộ trưởng Năng Lượng Qatar Saad al-Kaabi cho biết Dohar sẽ rời khỏi Tổ chức các nước xuất cảng dầu hỏa- OPEP vào năm 2019. Chính quyền Dohar bị Saudi Arabia, thành viên quan trọng nhất trong khối OPEP và ba quốc gia khác trong vùng Vịnh trừng phạt kinh tế từ tháng 6/2017, nhưng bộ trưởng Năng Lượng Qatar giải thích việc từ bỏ OPEP đã được Dohar tính toán từ lâu nay, bởi Qatar chủ yếu là một quốc gia khai thác khí đốt hơn là dầu hỏa.
Một dân biểu đấu tranh cho dân chủ Hong Kong bị tước quyền tranh cử.
Chính quyền Hồng Kông hôm 2/12thông báo
Hoa Kỳ sẵn sàng thực hiện mọi cam kết nếu Bắc Hàn thực sự phi hạt nhân hóa.
Đây là thông báo hôm 03/11 của tổng thống Nam Hàn Moon Jae In. Tổng thống Nam Hàn cho biết, nhân cuộc gặp bên lề thượng đỉnh G20
14
MONTREAL - OTTAWA
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
TM
MONTREAL - OTTAWA
Cựu tổng thống Bush (cha) qua đời Tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ George H.W. Bush qua đời hôm 30/11 sau thời gian bị bệnh, hưởng thọ 94 tuổi. Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush viết trên mạng xã hội Twitter: “Jeb, Neil, Marvin, Doro và tôi rất buồn khi phải thông báo cha mình đã qua đời sau 94 năm đáng nhớ. George H.W. Bush là người có nhân cách cao đẹp, cũng là người cha tuyệt vời nhất mà những đứa con có thể đòi hỏi”. Tổng thống Trump ca ngợi những thành tựu trong cuộc đời Bush “cha” và phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina: “Melania cùng tôi và cả đất nước tiếc thương trước sự ra đi của cựu tổng thống George H.W. Bush”. Cựu tổng thống Obama bày tỏ thương tiếc: “Nước Mỹ đã mất một người ái quốc và hết lòng phụng sự đất nước. Dù nặng trĩu trước sự ra đi của George H.W. Bush, trái tim chúng tôi cũng ngập tràn sự
biết ơn với ông ấy”. Hồi tháng 4, ông Bush phải vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt do “bị nhiễm trùng máu” chỉ một ngày sau tang lễ của vợ ông, bà Barbara Bush. Bà Barbara Bush qua đời hôm 17/4, hưởng thọ 92 tuổi. Vị tổng thống thứ 41 của Mỹ chống chọi với bệnh Parkinson trong những năm gần đây và từng nhiều lần phải vào bệnh viện điều trị các vấn đề về hô hấp. George Herbert Walker Bush làm phó tổng thống hai nhiệm kỳ dưới thời Ronald Reagan. Sau đó ông được bầu làm tổng thống Mỹ thứ 41 nhiệm kỳ 1989-1993. Trong cuộc bầu cử năm 1992, ông thua trước ứng viên đảng
Dân chủ Bill Clinton. Con trai ông là George W. Bush sau đó trở thành tổng thống thứ 43 của Mỹ. George H.W. Bush từng là phi công hải quân, tham gia nhiều trận đánh ác liệt trong Thế chiến II khi phục vụ trên hàng không mẫu hạm USS San Jacinto. Ông từng giữ vai trò giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trong giai đoạn 1976-1977. George H.W. Bush có quan điểm đối ngoại cứng rắn, là người đề ra thuật ngữ “trật tự thế giới mới” vào năm 1990. Ông ra lệnh can thiệp quân sự vào Trung Đông với chiến dịch Bão táp sa mạc vào năm 1991, nhằm đẩy lực lượng Iraq ra khỏi lãnh thổ Kuwait. u
Hoa Kỳ chi gần 7 triệu đô chế tạo khung xương trợ lực cho binh sĩ Trung tâm kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển Natick của quân đội Mỹ ngày 29/11 trao gói thầu trị giá 6,9 triệu Mỹ kim cho tập đoàn Lockheed Martin nhằm hoàn thành việc nghiên cứu và phát triển khung xương trợ lực ONYX cho binh sĩ trên chiến trường. Theo Reuters, tập đoàn Mỹ cho biết ONYX vận hành bằng pin, sử dụng hệ thống cảm biến, trí thông minh nhân tạo và nhiều công nghệ khác để hỗ trợ các chuyển động tự nhiên của con người, giúp lính Mỹ tăng khả năng tác chiến như những “siêu chiến binh”.
Khung xương ONYX sẽ được tích hợp vào bộ trang phục đặc biệt dành cho lính Mỹ bao gồm áo giáp, kính nhìn đêm cùng thiết bị radio tối tân khác. Áo giáp cùng các thiết bị của lính Mỹ hiện nay có tổng trọng lượng có thể lên tới 64kg, gần gấp đôi mức tải trọng 23kg cho mỗi binh sĩ mà Tòa Bạch Ốc khuyến nghị. Keith Maxwell, quản lý công nghệ khung xương trợ lực tại Lockheed Martin, cho biết hệ thống ONYX có thể giúp các binh sĩ chiến đấu trong thời gian dài mà không bị kiệt sức. u
Pháp vẫn hỗn loạn vì chuyện tăng giá xăng Hôm 02/12, Bộ Nội vụ Pháp thông báo khoảng 75.000 người biểu tình khắp nước này vào cuối tuần nhằm phản đối giá xăng dầu tăng cao và nhiều chính sách khác của Tổng thống Emmanuel Macron. Theo AFP, bạo động bùng phát tại thủ đô Paris khi đám đông đốt phá hàng chục xe cộ và cửa hàng, đồng thời hô hào đòi ông Macron từ chức trong khi khoảng 5.000 cảnh sát trấn áp bằng hơi cay và vòi rồng nhắm vào đám
đông. Đến ngày 2/12, đã có ít nhất 287 người bị bắt và 110 người bị thương, bao gồm 17 cảnh sát. Cùng ngày, Tổng thống Macron tuyên bố luôn lắng nghe ý kiến đối lập nhưng “những kẻ kích động bất ổn sẽ bị xét xử”. AFP dẫn lời người phát ngôn chính phủ Benjamin Griveaux cho biết thêm Pháp đang cân nhắc nhiều biện pháp bao gồm ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm ngăn chặn bạo động. u
Hai người Ba Tư bị cáo tội tấn công hệ thống điện toán của Atlanta Các công tố viên liên bang vừa mới đưa ra cáo trạng buộc tội hai người dân của Ba Tư (Iran) về chuyện tấn công trên mạng điện toán của thành phố Atlanta và nhiều cơ quan công quyền khác hồi tháng 3 vừa qua. Đó là hai nghi can Faramarz Shahi Savandi và Mohammad Mehdi Shah Mansouri, bị cáo buộc là đã chế ra một con bọ điện toán (ransomware) có tên là SamSam để cài đặt vào các hệ thống điện toán và gây tê liệt, rồi từ đó sẽ đòi các chủ máy điện toán này phải trả tiền chuộc để các máy có thể được hoạt động trở lại. Trong cuộc họp báo tại thủ đô, Thứ trưởng Rod Rosentein của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ nói rằng hai nghi can này đã chủ động việc cài đặt các con bọ điện toán này trong một thời gian dài từ năm 2015 đến nay, gây thiệt hại cho khoảng hơn 200 nạn nhân và đã thu được khoảng 6 triệu Mỹ-kim tiền chuộc. Hành động tấn công này cũng đã gây thiệt hại khoảng hơn 30 triệu Mỹ-kim
cho nhiều cá nhân và cơ quan công quyền vì hệ thống điện toán bị tê liệt trong nhiều ngày. Một bản báo cáo trong nội bộ cho biết là riêng tại thành phố Atlanta, vụ tấn công này đã khiến cho toà thị chính có thể bị thiệt hại tốn kém lên đến 17 triệu Mỹ-kim. Cả hai nghi can này vẫn chưa bị bắt giữ và chính quyền hai nước Hoa Kỳ và Ba Tư lại không có hiệp ước dẫn độ các tội phạm. Tuy nhiên, các viên chức chính quyền nói rằng họ có thể theo rõi hành tung di chuyển của họ để từ đó có thể sẽ tóm cổ được cả hai nghi can trong tương lai. Các viên chức tại Atlanta từ trước tới nay đều phủ nhận tin đồn rằng họ đã trả tiền chuộc khoảng $51,000 cho các tay tin tặc trên mạng điện toán này, và bản cáo trạng của chính phủ liên bang cũng không cho biết là những thành phố hay cơ quan công quyền nào đã phải trả tiền chuộc. u
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
15
TM
16
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
MONTREAL - OTTAWA
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
17
TIN VIỆT NAM
TM
MONTREAL - OTTAWA
Nghệ An tiếp tục tổ chức hội nghị đòi trục xuất linh mục Đặng Hữu Nam Hôm 30/11, hội nghị của các tổ chức đoàn thể tỉnh Nghệ An họp tại UBND xã Khánh Thành, huyện Yên Thành lên án linh mục Anton Đặng Hữu Nam và đòi trục xuất ông ra khỏi địa phương. Linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Giáo xứ Mỹ Khánh, xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, người từng hỗ trợ hàng trăm ngư dân Nghệ An kiện công ty Hưng Nghiệp Formosa ra tòa, chiều 3/12 cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau: “Trong phiên đấu tố đó tôi cũng có được một số tài liệu, video clip, hình ảnh ghi lại những người lên đọc bản cáo trạng tôi vi phạm pháp luật cũng như xuyên tạc lịch sử. Tuy nhiên, điều hài hước ở đây mà người ta thấy là tất cả những gì mà người ta luận tội tôi, không có căn cứ pháp lý. Điều thứ hai, người ta không trưng dẫn được là tôi
Người Công giáo đòi bảo vệ môi trường biển Linh mục Đặng Hữu Nam (áo tim) đứng thứ hai từ trái sang trên hàng đầu
đã làm gì để tôi giám sát; ví dụ như nói tôi nói xấu chế độ, thì là nói xấu như thế nào. Tôi bôi nhọ lãnh tụ và xuyên tạc lịch sử như thế nào. Thêm một điều hài hước nữa là trong phiên đấu tố đó người ta kể tội tôi dùng các bóng đèn cao áp để thắp sáng khu vực nhà thờ cũng như dùng camera an ninh để lắp ở nhà xứ, nhà thờ của tôi. Họ phản đối cả điều đó thì thật là buồn cười, vì bóng
đèn tôi mua, điện tôi trả để thắp sáng nơi tôi ở, nơi tôi làm việc và đất thánh của tôi thì liên hệ tới ai.” Những bức hình và video chụp tại hội nghị cho thấy phần đông người tham dự là những người lớn tuổi, nhiều người khoác áo cựu chiến binh, đeo huy chương của quân đội nhân dân Việt Nam. Linh mục Đặng Hữu Nam cũng cho hay, hôm đó ông không được mời tham dự,
thậm chí những xóm trưởng các xóm theo Công giáo mà ông biết cũng không hề biết đến sự việc. Hội nghị tổ chức ở Nghệ An lần này là hành động tiếp diễn sau sự việc vị linh mục này nhiều lần cáo buộc trong 2 tháng qua bị những thành viên hội cờ đỏ địa phương dọa giết. Hồi tháng 5 năm ngoái, một cuộc biểu tình có đến hơn 2000 người dân xã Sơn
Hải, huyện Quỳnh Lưu, bao gồm phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên… tham gia, để phản đối việc linh mục Đặng Hữu Nam rao giảng với giáo dân rằng: “Ngày 30 tháng 4 là ngày mà dân tộc Việt Nam mất đi tự do, ngày mà người dân không có quyền làm người, ngày đã làm cho đất nước tang thương, ngày đã đưa đất nước trở thành lạc hậu, nghèo đói, ngày mà Việt Nam mất đi cơ hội phát triển, ngày đã tạo nên bất công trên mọi miền đất nước…” Trong sự kiện Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường năm 2016, vị linh mục này cũng ít nhất 2 lần dẫn đầu đoàn giáo dân từ Nghệ An đến tòa án huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh nộp đơn để kiện công ty của Đài Loan ra tòa nhưng bị ngăn cản, thậm chí có giáo dân còn bị đánh đập.
Doanh nghiệp nước ngoài cảnh báo về thiệt hại kinh tế nghiêm trọng do Luật ANM Đại diện các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu hôm 4/12 đã cảnh báo việc thực thi Luật An ninh Mạng có thể gây ra “thiệt hại kinh tế nghiêm trọng”, cũng như “ảnh hưởng” đến sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của Việt Nam. Những cảnh báo trên được đưa ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam ở Hà Nội, một sự kiện thường niên. Các bài tường thuật của báo chí trong nước cho hay đại diện cho Phòng Thương mại Hoa Kỳ, AmCham, tại sự kiện này nêu ra lo ngại rằng Luật An ninh Mạng và một dự thảo nghị định liên quan nếu được thi hành sẽ “buộc cục bộ hoá dữ liệu”, đồng nghĩa với “cản trở luồng dữ liệu tự do”, mà điều này có thể gây ra “thiệt hại nghiêm trọng” cho nền kinh tế Việt Nam.
18
Luật An ninh Mạng gây nhiều tranh cãi, lo lắng, được ban hành hồi tháng 6/2018, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2019 sắp tới, với một số điều khoản bị xem là “xâm phạm không gian riêng tư” càng làm gia tăng sự phản đối từ nhiều giới. Có hai điểm trong dự thảo nghị định bị giới kinh doanh và công chúng xem là “hết sức nghiêm trọng”. Thứ nhất, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ internet phải lưu trữ dữ liệu người dùng và cung cấp theo yêu cầu từ Cục An ninh mạng, Bộ Công an VN. Dữ liệu đó gồm thông tin cá nhân, kể cả số thẻ tín dụng, hồ sơ y tế, hồ sơ tài chính, quan điểm chính trị; dữ liệu do cá nhân tạo ra như nội dung tương tác, thông tin tải lên; và dữ liệu về mối quan hệ của cá nhân. Thứ hai, các doanh nghiệp
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
kinh doanh dịch vụ internet phải lưu trữ thông tin trong suốt thời gian hoạt động hoặc đến khi không còn cung cấp dịch vụ. Quy định này, nếu chính thức được áp dụng, sẽ “tạo nên gánh nặng lớn” về kinh tế cho doanh nghiệp. “Việc ngăn chặn luồng dữ liệu tự do khiến cho sự kết nối trở nên tốn kém hơn cho người dân và doanh nghiệp… Sự ngăn chặn này cũng làm suy yếu khả năng tồn tại và 08/12/2018
sự tin cậy của các dịch vụ dựa trên các ‘đám mây’ [điện toán] trong một loạt lĩnh vực kinh doanh cần thiết cho nền kinh tế số hiện đại”, đại diện của AmCham nêu ý kiến. Luật sư Trần Vũ Hải, chủ hãng luật có hợp đồng với nhiều công ty ở Việt Nam, đưa ra nhận định rằng do “ngao ngán” với các rào cản và chi phí ở Việt Nam, các công ty công nghệ của nhiều nước sẽ tránh làm ăn, và như
vậy “có lẽ chỉ có những công ty công nghệ Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế trong không gian mạng Việt Nam”. Riêng về các đại công ty như Facebook, Google và YouTube, luật sư Hải rằng họ “chưa chắc đã chịu” tuân thủ các quy định của Luật An ninh Mạng, mà thay vào đó họ sẽ vận động để giới chức Mỹ can thiệp thông qua “những thoả thuận song phương”. Vẫn theo luật sư Hải, Nghị viện châu Âu sẽ có cuộc tranh luận về Luật An ninh Mạng của Việt Nam. Và họ cho rằng Luật An ninh Mạng là cản trở, và dẫn tới có khả năng là sẽ có nhiều người không ủng hộ luật đó. Và nếu không thông qua [EVFTA], Việt Nam phải mất thêm 1, 2 năm để vận động, và cũng chưa biết thế nào.
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
19
TIN VIỆT NAM
TM
Giá điện trong lộ trình “tận thu” Trang VnMedia của VN đưa tin: Giá điện vẫn có thể tăng! Theo đó, mặc dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lãi 2.792 tỷ đồng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh điện năm 2017, “nhưng vẫn còn treo khoảng 5.000 tỷ đồng chi phí vẫn chưa được tính vào giá thành này. Khả năng tăng giá điện trong năm 2019 là hoàn toàn có thể xảy ra”. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương, cho biết: “Việc cung ứng điện 2019 vẫn có thể đảm bảo, tuy nhiên tại một số thời điểm do tình hình căng thẳng nguồn sẽ phải huy động nguồn điện từ dầu”. Theo báo Dân Trí trong nước, lúc thì báo lãi, lúc thì nói lỗ hơn 1.300 tỷ đồng, EVN “tính chuyện” tăng giá điện. Chuyện Bộ Công Thương VN và EVN cùng kêu gánh nặng bù lỗ, cảnh báo thiếu
điện đã gây xôn xao dư luận từ tuần qua đến nay. Không ít ý kiến trong dư luận “lề dân” nhận định rằng, đây là hậu quả tất yếu của ngành điện độc quyền ở Việt Nam. Chế độ đã toàn trị, lại thêm ngành điện độc quyền nên họ tự tính toán lỗ lãi với nhau để có thể hợp thức hóa việc móc túi của người dân. Trong khi các nước trên thế giới từ lâu đã chuyển dần sang dùng điện sạch, năng lượng sạch, Việt Nam cứ quanh quẩn ở con đường nhiệt điện than và hậu quả:
“Các nhà máy nhiệt điện than ở miền Bắc phải dừng hoạt động một số tổ máy vì thiếu than do không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn vừa qua”. EVN không quên dọa người dân bằng nguy cơ cúp điện. EVN thừa biết, người dân sẽ không dễ dàng chấp nhận tăng giá điện, nên cảnh báo cúp điện đầu năm 2019. Họ độc quyền ngành điện nên có thể buộc người dân lựa chọn: Tiếp tục đóng thêm tiền điện hoặc không có điện để sử dụng.
MONTREAL - OTTAWA
Hải sản chết hàng loạt tại nhiều nơi Trong mấy ngày qua, người dân ở một nơi phát giác tình trạng hải sản chết hàng loạt, thậm chí trương nổi, bốc mùi nồng nặc. Theo báo Dân Việt, tại hồ điều hòa nằm giữa phường Cửa Nam và Đội Cung của thành phố Vinh, Nghệ An, cá chết nổi trắng, bốc mùi. Dân Việt trích lời người dân ở địa phương cho biết hồ điều hòa đã bị ô nhiễm bốc mùi từ lâu nhưng bây giờ mới hay cá chết hàng loạt. Loại cá chết chủ yếu là rô phi. Trước đó, người dân địa phương đã kiến nghị lên cấp trên nhiều lần về tình trạng hồ nước ô nhiễm nhưng đến giờ vẫn
chưa được giải quyết. Tại vịnh Cam Ranh, nhiều người nuôi tôm hùm phát giác tôm bỏ ăn, lờ đờ, sau đó lăn ra chết. Lúc đầu tôm chỉ chết rải rác nhưng sau đó số tôm chết tăng lên ngày càng nhiều. Báo Dân Việt cho biết từ sau ảnh hưởng của đợt mưa bão hồi tuần trước, đã có trên 100 gia đình ở Cam Ranh có tôm hùm bị chết. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cam Ranh cho báo chí biết lực lượng chuyên trách của địa phương đã lấy mẫu xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân tôm hùm chết.
Quốc tế phản ứng trước việc Huỳnh Thục Vy lãnh án 2 năm tù Hôm 30/11, nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy đã bị tòa án tại Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak tuyên án 2 năm 9 tháng tù giam với cáo buộc ‘xúc phạm quốc kỳ’ theo điều 276 Bộ Luật Hình Sự. Hiện Huỳnh Thục Vy đang có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên bản án sẽ có hiệu lực khi con của cô tròn 3 tuổi; tuy nhiên hiện nay cô không được phép rời khỏi nơi cư trú. Nói với đài Á Châu Tự Do sau phiên xử, Huỳnh Thục Vy cho biết luật sư đại diện cho cô đã đưa ra những luận điểm phản bác lại cáo buộc tại toà: “Luật sư nói có 3 điều. Điều thứ nhất là không có lá cờ nào màu đỏ có ngôi sao vàng nào cũng được gọi là quốc kỳ, bởi vì muốn gọi là quốc kỳ thì lá cờ đỏ có ngôi sao vàng ở giữa phải đúng
20
với kích thước đã được quy định trong hiến pháp và hai lá cờ mà Thục Vy đã xịt sơn lên, một lá bị dôi lên 2 phân, một lá bị dôi lên 4 phân không đúng quy định của hiến pháp nên lá cờ đó không phải là của quốc kỳ. Điểm thứ hai mà luật sư Mạnh nói là cái điều mà Thục Vy nhắm vào thể chế chính trị chứ không nhằm vào danh dự quốc gia. Bởi vì theo luật quy định là xúc phạm quốc kỳ là xúc phạm danh dự quốc gia mà điều Thục Vy làm không phải là xúc phạm đất nước mà là bày tỏ sự phản khán chế độ độc tài và điều đó cho thấy Thục Vy là một người yêu nước, nhưng Thục Vy có một quan điểm khác với chế độ đang cai trị. Khoảng cách yêu nước của Thục Vy khác với những người thông thường.
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
Điều thứ ba là điều 276 của BLHS Việt Nam nó không phù hợp với công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị được quy định trong điều 19 là cho phép người dân có quyền xúc phạm quốc kỳ bởi vì quốc kỳ chỉ là biểu tượng của thể chế công thôi nên người dân có quyền đả kích nó”. Huỳnh Thục Vy cho biết tất cả các lập luận của luật sư biện hộ đều bị toà bác bỏ. Ngay sau khi có bản án đối với nhà hoạt động nữ Huỳnh Thục Vy, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo nêu rõ quyết định bỏ tù cô Huỳnh Thục Vy chỉ vì hoạt động xịt sơn lên cờ đỏ sao vàng cho thấy mức độ cực đoan của biện pháp tấn công vào các nhà hoạt động và giới bloggers. Trước đó, hôm 29 tháng 11, Tổ chức Ân Xá Quốc 08/12/2018
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy
Tế- Amnesty International ra thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam bãi bỏ cáo buộc ‘xúc phạm quốc kỳ’ đối với Huỳnh Thục Vy mà tổ chức này cho là một cáo buộc lố bịch. Ông Nicholas Bequelin, Giám Đốc Khu Vực Đông và Đông Nam Á- Thái Bình Dương của Amnesty
International, nói rõ rằng cáo buộc như thế chỉ nhằm bịt miệng một nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa và nhiệt tâm. Ân Xá Quốc Tế cho rằng sự xúc phạm thật sự ở đây là cơ quan chức năng thiếu tôn trọng đối với nhân quyền, luật pháp và các chuẩn mực quốc tế.
TM
CHUYỆN MỖI TUẦN
MONTREAL - OTTAWA
Người Sentinel trên bãi biển. Ảnh: Christian Caron - Creative Commons A-NC-SA
Nhà truyền giáo trẻ và những người muốn thế giới để cho họ yên ĐỖ QUÂN
C
hính quyền Ấn độ thông báo họ đã quyế t đị nh kế t thú c việc tìm kiếm xác của John Allen Chau, chà ng thanh niên ngườ i Mỹ đượ c cho là bị thổ dân trên hòn đảo Bắc Sentinel giết chết bằng tên hôm 16 tháng 11. Một nhà nhân chủng học có tham gia vào nội vụ cho hay giới chức Ấn độ kết luận rằng không thể thu hồi xác của John Allen Chau mà không tạo thêm xung đột với thổ dân của bộ lạ c số ng ẩ n dậ t trên đả o North Sentinel. Ông nói, “Họ (người Sentinel) bắn tên vào bất kỳ kẻ xâm lược nào. Đó là thông điệp của họ, nói rằng đừng đến đảo, và chúng tôi tôn trọng điều này.” Quyết định này cũng đã được thông báo cho tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Delhi và “họ hiểu tình hình và không ép buộc chúng tôi.” Trước đó, cảnh sát trưởng khu vực Dependra Pathak cho biết cuộc tìm kiếm đã được thực hiện từ xa để tránh tạo thêm bất kỳ xung đột nào với bộ lạc trên đảo, có rất nhiều điều cần cân nhắc, trong đó có cả tâm lý của những người đang sống ở đó. “Có những luật lệ mà chúng tôi phải tôn trọng khi bắt tay thực hiện công tác. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu trường hợp năm 2006, khi hai ngư dân địa phương bị giết và sau đó đã thu hồi được các thi thể.”
John Allen Chau. Ảnh trên mạng xã hội/Reuters
Nhưng ông e ngại rằng lần này, họ sẽ không lấy được xác của John A. Chau. Hôm thứ Bảy, cảnh sát neo tàu ở khoả ng cá ch 400 mé t ngoài khơi. Qua ống nhòm, họ thấy một đám thổ dân mang cung tên trên bãi biển. Dependra Pathak nói với phó ng viên của hãng thông tấn AFP: “Họ gườm gườm nhìn chúng tôi và chúng tôi nhìn lại họ.” Sau đó, chiếc tàu cảnh sát rút lui. Survival International, một tổ chức bênh vực quyền của các dân tộc bộ lạc, cũng đã kêu gọi nhà chức trách Ấn Độ từ bỏ nỗ lực thu hồi xác của Chau, họ cho rằng việc đó sẽ “hết sức nguy hiểm” cho cả hai bên. Stephen Corry - Giám đốc của tổ chức này nói, “Nguy cơ (thổ dân)
mắc dịch cúm, sởi hoặc các bệnh chết người khác của thế giới bên ngoài là rất thật, và tăng thêm lên theo mỗi lần sự tiếp xúc như vậy. Xác của ông Chau cần được để yên đó, và những người Sentinel cũng cần được để yên đó.” CÁI CHẾT TRÊN ĐẢO SENTINEL John Allen Chau đã chế t trong khoả ng giữ a buổ i chiề u ngà y 16 tháng 11, sau khi anh được những ngư phủ đưa trộm đến đảo Sentinel, và sáng sớm ngày 17, những người này thấy thi thể của anh bị kéo lê trên cát rồi bị chôn vùi. Theo nhật ký của Chau, anh đổ bộ lên đảo khoảng 14 giờ 30 sáng ngày 15. Có tin là anh đã trả cho các ngư dân 26 ngàn rupee để đưa anh đến
đó - một việc phạm pháp. Tàu đi vào vào một vịnh nhỏ ở mé phải của đảo và thả anh xuống chỗ nước cạn. Sau khoảng bốn tiếng đồng hồ, khi không có thấy một thổ dân Sentinel nào, anh mạo hiểm tiến lên bãi. Ở nơi đó, anh chạm trán với một số người mang vũ khí, mặt vẽ vằn vện bằng mỗt thứ bột màu vàng. Họ xua đuổi anh và bắn tên về phía anh. Một mũi tên xuyên thủng quyển Kinh thánh không thấm nước mà anh mang theo. Anh rút lui, để trở lại lại khoàng 2 giờ chiều cùng ngày và gặp một người đàn ông – theo anh người này đội trên đầu một cái vòng kết bằng hoa, “trông có vẻ thủ lãnh”. Chau thả một số cá mà anh mang theo xuống cát, anh nói có vài người Sentinel đã nhặt. Anh cố thử nói chuyện với họ bằng tiếng Nam Phi, nhưng chỉ được chào đón bằng sự im lặng và tiếng cười. Anh trở về thuyền đêm đó, bơi về vì chiếc thuyền nhỏ của anh bị đập vỡ. Ở lần thứ ba quay lại đảo, Chau đã ở lại đó. Họ chỉ muốn được để họ yên Nhữ ng ngườ i đó số ng trên hò n đảo Bắc Sentinel, một hòn đảo rộng chưa đượ c đế n 60 cây số vuông, trong Vị nh Bengal, thuộ c về lã nh thổ Andaman và quần đảo Nicobar Islands của Ấn Độ.
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
21
CHUYỆN MỖI TUẦN
TM
Đảo Bắc Sentinel. Photo: Gautam Singh/AP
Đả o Bắ c Sentinel chỉ cá ch Port Blair, thủ phủ của lãnh địa này chừng 50 cây số, một khu vực hấp dẫn du khách với các bãi biển xanh biếc và các môn thể thao dưới nước. Họ đã ở đó từ nhiều ngàn năm nay, và vì ở trên hòn đảo này, người ta gọi họ là Người Sentinel (Sentinelese) chứ thật ra, chẳng ai biết bộ lạc này tên là gì. Họ cũng chẳng muốn và chẳng cần ai biết đến họ, mặc dù ở rất gần với thế giới bên ngoài. Dựa trên các phỏng đoán của các nhà nhân chủng học, người ta cho rằng họ có liên quan đến các những nhóm sắc tộc Andaman khác. Tất cả đều được cho là đã di cư từ châu Phi đến hàng chục ngàn năm trước. Những người ở North Sentinel ăn cá và rùa, quấn thắt lưng bện bằng vỏ cây quanh vòng eo và có cung tên làm vũ khí. Chính phủ Ấn Độ đã bảo vệ hòn đảo này trong nhiều thập niên - vừa để giữ cho bộ lạc này khỏi bị mắc các bệnh của thế giới ngày nay, vừa để người bên ngoài khỏi bị họ giết chết. Luật buộc tàu bè và mọi người phải giữ khoảng cách 5 hải lý xa hòn đảo, và Hải quân Ấn tuần tra vùng biển đó ngày đêm. Dân số của họ, theo ước tính điều tra dân số của Ấn Độ năm 2011 có thể đến...15 người. Một con số khác cao hơn, chừng 40. Năm 1981, chiếc tàu vận tải Primrose giạt lên một bãi san hô trong Vịnh Bengal. Sóng to gió lớn có thể đã cứu mạng 28 thủy thủ của chiếc tàu. Sau một vài ngày mắc kẹt, một thủy thủ canh tàu đã trông thấy một nhóm người xuất hiện từ cánh rừng ở một hòn đảo chỉ cách đó vài trăm mét. Hy vọng được cứu thoát vừa bùng lên của thủy thủ này đã tắt ngúm khi anh thấy các vị cứu tinh gần như trần truồng, huơ những cây lao và cung tên về phía con tàu. Thuyền trưởng của chiếc Primrose
22
gọi về trụ sở của công ty ở Hong Kong báo rằng ông thấy “khoảng hơn 50 người man rợ, mang theo nhiều loại vũ khí tự chế, đang đóng hai ba cái thuyền gỗ. E rằng họ sẽ lên tàu của chúng tôi vào chiều xuống. Sinh mạng của thủy thủ không đảo đảm.” Thủy thủ đoàn này gặp may hơn John Allen Chau. Các thủy thủ đoàn của Primrose sống sót. Biển động mạnh đẩy lùi thuyền của thổ dân và những cơn gió mạnh làm lạc hướng các mũi tên. Sau ba ngày sống trong kinh hoảng - thủy thủ đoàn tự vệ bằng ống sắt, súng bắn flare và vài thứ vũ khí tiện tay khác - một chiếc tàu của hải quân Ấn Độ đã kéo được các thủy thủ sang tàu của họ. Đến nay, chiếc Primrose vẫn nằm ở đó. Chính đời sống bí ẩn của những con người lẩn tránh thế giới, và cả sự cấm đoán của chính phủ Ấn Độ nhân danh việc bảo vệ thổ dân khỏi các thứ bệnh của thế giới bên ngoài, đã thúc đẩy những người như Chau, tìm đến một trong những cộng đồng bị cô lập nhất thế giới. Những lần gặp gỡ với bộ lạc này, được ước tính không đến 100 người, và thế giới bên ngoài đã là những cuộc chạm trán không hoà bình. Năm 1974, một thành viên đoàn làm phim tài liệu của tạp chí National Geographic khi quay phim trên đảo đã trúng một mũi tên vào chân. Năm sau đó, có tin là vị vua lưu vong của Bỉ đã phải hủy bỏ chuyến ghé đảo của ông khi thấy một thổ dân xuất hiện từ trong rừng, huơ cây cung về phiá ông. Năm 2006, hai người đi đánh cá trộm trên đảo North Sentinel bị mắc cạn trên bãi cát, và bị tấn công bằng rìu. Xác của họ được cắm trên sào tre, nhìn từ biển vào giống như những con bù nhìn đuổi chim. Sau trận sóng thần hung hãn năm 2004 ở Ấn Độ Dương, một máy bay trực thăng được gửi đến để tìm hiểu xem các thổ dân có bị thiệt hại nhiều vì sóng thần hay không. Phi hành đoàn của máy bay chụp được ảnh một
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
người Sentinel từ dưới bãi bắn tên lên máy bay của họ. Thế nhưng những người quên thuộc với chuyện của thổ dân Sentinel bác bỏ quan điểm rằng đây là những người hung bạo. TN Pandit, một nhà nhân chủng học đã thành công trong việc tiếp xúc, rất hiếm hoi, với bộ lạc này vào năm 1991, nói với một hãng tin Ấn Độ trong tuần này: “Họ là một dân tộc hiếu hòa. Sự thù nghịch của họ là một dấu hiệu của tâm lý bất an.” Vivek Rae, một cựu quản trị trưởng đảo Andaman và Nicobar, lãnh thổ Ấn Độ trong đó có đảo Sentinel đồng ý như thế. Theo ông Pandit, điều mà người ta thường coi là man rợ phi lý, lòng ngờ vực hết mực những “người bên ngoài” là có căn cứ chính đáng, và “đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.” Người ở Amadan và quần đảo Sentinel không phải là chưa từng tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ không phải là “bị cô lập” mà chính họ muốn “tự cô lập.” Nhiều thế kỷ trước, quần đảo Andaman thu hút các lái buôn nô lệ Miến Điện, bọn này bắt nhiều người của 4 bộ lạc sống bằng săn bắn hái lượm và bán họ làm nô lệ ở Đông Nam Á. Từ năm 1857, các hòn đảo này bị Anh chiếm làm thuộc địa và trở thành một nhà tù giam giữ những người đã tham gia vào cuộc nổi dậy vũ trang lớn nhất của người Ấn chống lại sự cai trị của đế quốc Anh. Clare Anderson, giáo sư sử của Đại học Leicester, nói, “người Anh đã tiến hành ở đó một chính sách trộn lẫn giữa sự đồng hóa, giam cầm và hủy diệt.” Maurice Vidal Portman, một sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh đã bắt một đôi vợ chồng và bốn trẻ em thổ dân trên đảo North Sentinel năm 1880. Những người bị bắt ngã bệnh rất nhanh, Portman viết, “cặp vợ chồng qua đời, vì vậy bốn đứa trẻ được thả về cùng với nhiều quà”. Người của các bộ lạc chịu sự cai trị
MONTREAL - OTTAWA
của Anh chết dần mòn bị bệnh tật và những tai hại khi tiếp xúc với rượu, thuốc lá, đường và các thứ xấu xa khác được đem đến thuộc địa cùng với thực dân. Năm 1858, người Anh đếm được ít nhất 5.000 người của các bộ lạc trên khắp vùng Andamans. Đến năm 1931, số lượng này đã giảm xuống chỉ còn 460. Ngay cả Portman cũng phải thú nhận rõ ràng là việc thổ dân hòa mình với “người ngoài” chẳng đem lại cho họ được gì ngoài tai hại.” Ông nói trước Hội Hoàng gia (Royal Society) ở London, “và nó là một vấn đề khiến tôi mang hối tiếc lớn, một chủng tộc như vậy lại nhanh chóng trở nên tuyệt chủng đến thế”. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, vùng Andamans là một chiến trường khốc liệt và nơi bị oanh tạc dữ dội. PC Joshi, một giáo sư nhân chủng học tại Đại học Delhi, cho rằng điều này có thể có ảnh hưởng đến người Sentinel. “Họ chắc đã mang trong đầu những ký ức đó.” Từ năm 1967, các nhà nhân chủng học của chính phủ Ấn Độ đã kiên nhẫn tìm cách giành được lòng tin của người Sentinel. Họ thả những món quà như dừa, chuối và thanh sắt xuống đảo. Để rồi món quà cuồi cùng trong số đó đã trở thành đầu nhọn của các mũi tên thỉnh thoảng lại được bắn vào họ khi họ đến nghiên cứu. Các học giả Ấn coi đó là bằng chứng cho thấy bộ lạc này, ít nhất là 30.000 năm tuổi, không phải là tàn tích của thời đại đồ đá mới: lối sống của họ có thể tiến hoá giống như mọi cộng đồng nhân loại khác. Đến cuối thập niên 1990, các cuộc thám hiểm “thả quà” đã chấm dứt. Chính sách hiện tại của chính phủ Ấn Độ chỉ đơn giản là để yên cho người Sentinel. Chính sách này có lẽ đã bị ảnh hưởng một phần bởi một kinh nghiệm với Jarawa, một bộ lạc Andaman khác. Năm 1996, một cậu bé người Jarawa bị gãy chân trong khi định ăn cắp trái cây ở một khu định cư tân
Người Sentinel bắn lên máy bay trực thăng của tuần duyên Ấn Độ. Photo: AFP/Getty
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
23
CHUYỆN MỖI TUẦN
TM
Thổ dân đảo Bắc Sentinel. Photo: Dinodia Photos/Alamy
tiến. Em được đưa đến bệnh viện và hồi phục sau 5 tháng. Em học được một chút tiếng Hindi và làm quen với vô tuyến truyền hình. Sau đó, em trở lại bộ lạc của mình. Khoảng một năm sau, thằng bé dẫn một nhóm người Jarawa ra khỏi rừng, khởi đầu màn làm hòa chính thức của cộng đồng bộ lạc này với “người ngoài” sau nhiều thế kỷ thù địch. Nhưng sự việc không diễn ra một cách lạc quan. Những thứ bệnh của thế giới bên ngoài nhanh chóng tàn phá cộng đồng Jarawa. Họ chết hang loạt vì những thứ bệnh tầm thường như bệnh sởi. Cuộc phiêu lưu bất hạnh của Chau trên Đảo Bắc Sentinel đã gây ra sự phẫn nộ ở Ấn Độ và tái khẳng định lập trường của chính phủ nước này. Như nhà nhân chủng học Ấn đã nói: “Họ bắn tên vào bất kỳ kẻ xâm lược nào. Đó là thông điệp của họ, nói rằng đừng đến đảo, và chúng tôi tôn trọng điều này. ” NHÀ TRUYỀN GIÁO TRẺ Những tin tức đầu tiên nay sau cái chết của John Allen Chau hôm 16 tháng 11 khiến người ta nghĩ rằng anh là một thanh niên thích phiêu lưu mạ o hiểm, và bỏ mạng vì một cuộc phiêu lưu dại dột của tuổi trẻ. Nhưng những thông tin mới, và sâu hơn, đưa ra một hình ảnh khác hẳn. Anh là một thanh niên thích cuộc sống ngoài trời và những chuyến đi, nhưng với chuyến đi Sentinel, anh đã sắp xếp, tính toán rất thận trọng một sứ mạng mà anh tự đặt ra cho mình là đem “Jesus đến với những người này.” Anh cũng khẳng định “Tôi không muốn chết.” John Allen Chau, năm nay 26 tuổi, lớn lên ở Vancouver, Washington, mẹ là một luật sư người da trắng, cha là một bác sĩ phân tâm người Hoa. Trong một bài viết trên mạng The Outbound Collective gần đây, anh nói mình mê phiêu lưu từ ngày còn ở tiểu học, khi lần đầu tiên đọc được quyển
24
“Robinson Crusoe”. Anh tốt nghiệp đại học Oral Roberts University, nơi anh tham gia vào Covenant Journey, một hội thánh Cơ đốc giáo thường tổ chức những chuyến đi thâm nhập ở Israel. Anh đã cùng với hội thánh này sang Israel, và các chuyến truyền giáo ở Nam Phi cùng với một nhóm sinh viên của Oral Roberts. Starver, chủ tịch của Covenant Journey nói rằng ngay từ thuở còn là học sinh trung học, “John đã muốn đến Bắc Sentinel để đem Jesus đến cho các thổ dân này.” Sau đại học, Chau lên đường. Anh làm những công việc không lâu dài huấn luyện viên túc cầu, hướng dẫn đi rừng, AmeriCorps - để có thể đi dã ngoại, leo núi, chèo thuyền kayak và lặn biển, và viết blog trong các chuyến đi. Trước chuyến đi Bắc Sentinel, anh đã tham dự trại huấn luyện truyền giáo, một trại huấn luyện gian khổ (boot camp), trong ba tuần lễ. Trong cuộc huấn luyện, anh đã được thả từ máy bay xuống một khu vực hoang vắng ở Kansas và phải đối đầu với một nhóm đóng giả thổ dân, vũ trang bằng lao và nói thứ ngôn ngữ không ai hiểu. Chau cũng đã hoàn thành một khóa học mùa hè tại Viện Ngôn ngữ học Canada, ở British Columbia để chuẩn bị cho chuyến đi. Là ngườ i từng đến Bắc Sentinel cách đây ít năm, Chau biết rõ rằng sứ mệnh truyền giào của anh là bất hợp pháp. Nhật ký của Chau ghi lại cách anh được đưa đến đảo trong bóng tối, trốn tránh các cuộc tuần tra. “Chính Chúa đã che giấu chúng ta khỏi Tuần duyên và nhiều cuộc tuần tra,” Khi đến Ấn, Chau nhờ một người bạn ở địa phương, tìm cho mình một chiếc thuyền và cũng tuyển dụng những người khác - một số ngư dân và một chuyên gia thể thao dưới nước - những người có thể giúp anh ta. Trong tập nhật ký dài đến 13
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
trang người ta tìm được sau này, kế hoạch của chuyến truyền giáo của Chau được anh soạn cẩn thận từng đườ ng đi nướ c bướ c từ trướ c cho đến khi đến hòn đảo và, sau đó, một số ghi chép. Sau khi trả tiền cho các ngư dân khoảng 350 đô la, nhóm ngư dân và Chau lên “một chiếc thuyền gỗ được trang bị động cơ” và đi đến hòn đảo vào đêm ngày 15 tháng 11. Họ dừng lại cách đó chưa đến nửa dặm và chờ trong bóng tối. Gần sáng, Chau “đã sử dụng một chiếc xuồng để đến bờ của hòn đảo,” Anh trở lại sau ngày hôm đó, trên mình có các vết thương do tên bắn. Nhưng điều đó không ngăn cản anh trở lại ngày hôm sau. Không ai rõ chuyện gì đã xảy ra nhưng “người (thổ dân) đã phá vỡ chiếc xuồng của anh” khiến Chau đành phải bơi trở lại thuyền. Trong lần thứ ba lên đảo để tiếp tục sứ mệnh, Chau đã không trở lại. Những trang nhật ký cuối của anh tiết lộ những ngày cuối cùng của cuộc đời anh. Châu kể lại nhưng lần anh lên đảo và những thách thức mà anh phải đối mặt. Trong nhật ký, Chau kể trước khi bị một thổ dân bắn, “Tôi hét lên,” Tên tôi là John, tôi yêu bạn và Jesus yêu bạn.” Mũ i tên, do một thành viên trẻ của bộ lạc bắn đi, xuyên thủng quyển Thánh kinh mà Chau mang theo. Chau viết trong nhật ký của anh: “Chúa ơi, hòn đảo này có phải là thành trì cuối cùng của Satan nơi chưa ai từng nghe hay thậm chí có cơ hội nghe tên của Ngài không?” Khi chuẩn bị quay lại bãi biển đảo North Sentinel vào buổ i sá ng ngày định mệnh, Chau đã viết thư cho cha mẹ: “Ba mẹ có thể nghĩ con điên trong tất cả những chuyện này, nhưng con nghĩ rằng rao giảng về Jesus cho những người này là việc rất đáng làm. “Xin đừng giận họ hay Chúa Trời nếu con bị giết. Thay vào đó, xin hãy sống cuộc đời của ba mẹ trong sự vâng lời bất cứ điều gì Chúa Trời đã
MONTREAL - OTTAWA
kêu gọi và con sẽ gặp cha mẹ khi cha mẹ đi qua tấm màn che.” CÓ CẦN PHẢI DẪN DẮT NHỮNG NGƯỜI Ở BẮC SENTINEL ĐẾN VỚI TÔN GIÁO VÀ VĂN MINH? Cuộ c điề u tra và hoạ t độ ng củ a chí nh phủ Ấ n quanh cá i chế t củ a John Allen Chau đã sắp chấm dứt, nhưng câu hỏi, và những quan điểm mâu thuẫn vẫn tiếp tục còn đó: Có cần phải dẫn dắt những người ở Bắc Sentinel đế n vớ i tôn giá o và văn minh? Tổ chứ c Survival International nói: “Từ những gì có thể được nhìn thấy từ xa, người dân đảo Sentinel rõ ràng là hết sức khỏe mạnh và đang phát triển mạnh, tương phản rõ rệt với các bộ lạc Great Adamanese mà người Anh đã từ ng cố gắng mang ‘văn minh’ đến cho họ. Những người được nhìn thấy trên bờ Bắc Sentinel trông tự hào, mạnh mẽ và khỏe mạnh và những ai từng quan sát thấy họ đều nhận thấy có nhiều trẻ em và phụ nữ đang có thai... Sự cô lập hết mức của họ khiến họ rất dễ bị các bệnh mà họ không có khả năng miễn nhiễm, có nghĩa là sự tiếp xúc gần như chắc chắn sẽ có các hậu quả bi thảm đối với họ.” Chí nh phủ Ấ n cũ ng đồ ng ý vớ i quan điểm này, và vì thế, họ đã quyết đị nh bả o vệ sự cô lậ p củ a ngườ i Sentinel, không tìm cách tiếp xúc nữa mà chỉ thỉnh thoảng có các kiểm tra, từ thuyền neo trong khoảng cách an toàn ngoài khơi, để bảo đảm bảo rằng người Sentinel trông khỏe mạnh. Và, trong khi một số người Cơ đốc giáo tin rằng nhà truyền giáo trẻ tuổi người Mỹ đã tử đạ o trong khi thi hành những gì anh được sinh ra để thi hành, nhiều người cũng cho rằng anh đã đưa mình và những người khác vào những nguy cơ không cần thiết bằng cách cố gắng xâm nhậ p một cộng đồng người sống bằng các sinh hoạt săn bắn hái lượm không tin vào “những người bên ngoài.” ĐỖ QUÂN (tổng hợp)
Vị trí đảo North Sentinel trong Vịnh Bengal. Ảnh của BBC
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
25
CHUYỆN BÊN NHÀ
TM
MONTREAL - OTTAWA
CÂU CHUYỆN GIA ĐÌNH Đoàn Dự ghi chép
T
HƯA QUÝ BẠN, những chuyện chính trị hoặc chuyện này chuyện nọ đao to búa lớn trong nước có lẽ bên ấy quý bạn đều biết do vấn đề truyền thông, điện tử mau lẹ và có tính cách toàn cầu. Nhưng những chuyện lặt vặt trong gia đình như chuyện mẹ chồng nàng dâu; chuyện anh em tranh chấp gia tài... thì chẳng có gì quan trọng đến mức người ta phải đưa lên Facebook hay lên Internet nói chung, nên có lẽ quý bạn ít biết. Vậy nay chúng tôi xin kể một vài chuyện nho nhỏ ở trong nước, quý bạn thấy rất quen nhưng các nước bên ấy không có. Tại sao như thế? Bởi vì người già ở bên ấy thì có trợ cấp xã hội, lại có nursing home, họ không cần phải sống nhờ vào con cái. Về phần con cái, khi đã đến tuổi trưởng thành, họ thích sống tự lập hơn là sống chung với cha mẹ. Ngoài ra, do trình độ văn minh của các nước bên ấy cao hơn nên họ thường tế nhị, tránh được trường hợp chỉ một câu nói theo kiểu “lắm chuyện” của mình mà làm tan vỡ hạnh phúc của một cặp vợ chồng trẻ tuổi. Những câu chuyện dưới đây, đặt ra những câu hỏi mà không chỉ người trong cuộc mới thấy băn khoăn. Bây giờ xin mời quý bạn xem xét… Người đàn ông lắm chuyện
Hồi nhỏ, sau khi bố tôi qua đời vì bạo bệnh, mẹ tôi đã ở vậy và làm tất cả để nuôi con. Có dạo mẹ về nhà với bộ dạng ủ ê, nằm bẹp mấy ngày liền. Họ hàng hai bên hắt hủi, mỉa mai hai chị em tôi vì lớn lên bằng đồng tiền nhơ bẩn của mẹ. Họ ác miệng bảo sau này chúng tôi rồi cũng chỉ đi theo nghề của mẹ. Về sau, biết mẹ phải bán thân để có tiền trang trải cho gia đình, tôi buồn vô hạn. Nhưng từ sâu thẳm trong tâm trí, tôi thương mẹ vô cùng. Mẹ đã hy sinh bản thân, dứt bỏ tự trọng để nuôi chúng tôi khôn lớn, trưởng thành. Sớm nhận ra hoàn cảnh của gia đình để bản thân không sa vào vết xe đổ của mẹ, hai chị em tôi đã cố gắng học hành thành đạt. Năm 30 tuổi tôi lên xe hoa về nhà chồng. Chồng tôi là chủ một công ty tư nhân, cha mẹ giàu có, gia đình hết sức bề thế. Những tưởng hạnh phúc mỉm cười với tôi sau bao nỗ lực của bản thân, nhưng tôi không ngờ sóng gió từ đâu bỗng ập đến, đổ lên đầu tôi chỉ vì câu
26
nói của một người đàn ông tương đối cũng đã lớn tuổi, sang trọng, bạn với bố chồng tôi, nhưng ông ta là người lắm chuyện, đàn ông mà rất tầm thường. Tôi vốn giấu kín quá khứ của mẹ với nhà chồng. Cho đến hôm mẹ tôi tới thăm cháu ngoại và tình cờ gặp người bạn “lắm chuyện” của bố chồng tôi cũng vừa mới tới chơi. Cả ông ta lẫn mẹ tôi đều bối rối khi trông thấy nhau dù hai người không gặp lại nhiều năm. Hóa ra đó là “khách quen’’ của mẹ tôi ngày trước. Tôi hoang mang không hiểu gì cả, chỉ thấy mẹ tôi tái mặt, vội vã chào và ra về khi chưa kịp nựng nịu cháu ngoại. Khi mẹ tôi đi rồi, ông ta hỏi tôi một câu mà tôi không bao giờ quên được. Tôi căm hờn ông ta suốt đời. Đàn ông mà sao lắm chuyện đến thế, không biết tế nhị là gì: “Mẹ cháu bây giờ còn đi đêm nữa không?’’. Tôi sợ hãi, kinh hoảng khi nghe câu hỏi kèm theo nụ cười khinh bỉ của người đàn ông mà chính ông ta mới đáng khinh bỉ đó. Còn bố mẹ chồng tôi thì hết sức ngạc nhiên nên hỏi ông ta thật kỹ. Khỏi phải nói, khi biết rõ mọi chuyện về mẹ tôi do ông ta kể, cả gia đình chồng tôi đã tức giận như thế nào. Mẹ chồng tôi chửi tôi không ngớt lời vì cho rằng tôi đã lừa đảo để lấy con trai bà. Bà còn lao vào tát tôi mấy cái. Đắng cay thay, lúc ấy người chồng đã từng cùng tôi thề non hẹn biển lại chỉ im lặng. Nhưng có lẽ tôi không có quyền giận anh, bởi vì anh nghĩ mình đã bị lừa khi lấy phải “đứa con gái mẹ đi làm đĩ”, điều đó đúng chứ không phải sai. Tôi đã che giấu sự thật thì có nghĩa là lừa dối rồi chứ còn gì nữa. Kể từ đó tôi sống trong sự ghẻ lạnh của gia đình nhà chồng. Thậm chí, chồng tôi dù không mắng mỏ hay đánh đập tôi nhưng thờ ơ, lãnh đạm như một người xa lạ. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi một thời gian sau, mẹ chồng tôi đi vắng, mẹ tôi biết chuyện nên tranh thủ tới thăm cháu. Không ngờ mẹ chồng tôi về sớm, bắt gặp. Trông thấy bà “thông gia”, bà không ngần ngại cầm chổi đánh tôi tới tấp. Mẹ tôi vừa khóc vừa nói nếu thế thì hãy đánh bà vì lỗi là do bà gây ra. Tôi không thể chịu đựng được bao nhiêu uất ức bấy lâu dồn lại nên đã có hành vi chống cự, đẩy mẹ chồng ngã giúi dụi. Nhân chuyện đó, mẹ chồng đã lấy hết đồ
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
đạc của tôi ném ra ngoài và không quên nói: “Mày với con mụ kia cút ngay cho khuất mắt tao! Tao ghét nhất những đứa dối trá. Còn con mày thì phải kể lại đây, tao không muốn nó nhơ nhớp vì có bà ngoại làm gái như mẹ mày”. Hai mẹ con tôi khóc suốt trên quãng đường về nhà. Những lời xin lỗi không ngừng của mẹ như hàng ngàn nhát dao cứa vào lòng tôi. Về đứa con, tôi đã nhờ chính quyền can thiệp và đón cháu về bên nhà ngoại. Nhưng về chồng mình, tôi vẫn rối bời chưa biết phải xử sự như thế nào. Phần vì tôi cảm thấy mình có lỗi đã không nói sự thật cho anh. Phần vì tôi cảm thấy khá sốc khi anh tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt, bỏ mặc tôi với sự khinh bỉ của cả nhà mình. Theo quý vị độc giả, tôi có nên níu kéo cuộc hôn nhân này hay không? Con tôi còn quá nhỏ, tôi không muốn cháu lớn lên không có sự yêu thương, đùm bọc của cha. Nhưng tôi cũng lo sợ và hoảng loạn khi nghĩ đến nhà chồng. Làm sao tôi có thể chung sống với những người coi khinh tôi như rác rưởi. Hiện tại, tôi đang đau khổ vô cùng. Trần Tuyết M. Chồng tôi, tôi, và cô em chồng
Chồng tôi là con trai duy nhất trong gia đình có hai anh em. Vậy nên sau đám cưới, chúng tôi sống chung với mẹ chồng để hàng ngày phụng dưỡng, chăm sóc bà. Thời gian đầu làm dâu của tôi khá khó khăn. Cái khó ấy không phải bởi mẹ
chồng mà là từ cô em chồng chua ngoa, quá quắt. Cô em chồng thua tôi 4 tuổi, nhưng đối với chị dâu thì luôn luôn tỏ ra không mấy lễ độ. Từ ngày có tôi về, cô ấy chẳng động tay đến việc nhà. Nhiều tối cô ấy về muộn, ăn cơm sau nhưng có mấy cái bát cũng không buồn rửa, ngâm ở trong chậu. Mẹ chồng tôi tâm sự, bố chồng mất sớm, bà thương hai đứa con nên ít khi nặng lời thế nên bây giờ cô con gái mới ương ngạnh như vậy. Bà cũng nói tôi làm chị đừng chấp nhặt em. Biết là thế nhưng cũng có vài lần tôi và em chồng cãi nhau từ chuyện to đến chuyện nhỏ. Cuộc sống trở nên dễ thở hơn khi cô ấy đi lấy chồng. Mẹ chồng tôi luôn lo lắng con gái mình tính nết lười biếng, ngang ngạnh, sẽ khó sống ở nhà chồng. Và đúng như thế thật. Mới lấy chồng được 2 tháng cô ấy đã 4 lần về nhà khóc lóc với mẹ, kêu ca mẹ chồng khe khắt, xét nét đủ thứ, còn bố chồng thì gia trưởng, trong khi chồng nhu nhược, bảo sao nghe vậy, chẳng bao giờ dám bênh vực vợ được lấy một lời. Mẹ chồng tôi cũng chỉ biết an ủi dăm câu để cô ấy nguôi ngoai và trở lại nhà bên kia. Tôi và mẹ chồng tuy cũng có những khi bằng mặt mà chẳng bằng lòng, nhưng với tôi, bà vẫn là một người mẹ tốt vô cùng. Tôi sinh con, một tay bà chăm sóc cho cả mẹ lẫn con. Tôi đi làm, bà ở nhà trông cháu rất chu đáo. Tôi cũng chẳng mong mẹ con phải tình cảm ngọt ngào, chỉ cần hiểu nhau một chút, sẻ chia và
TM
MONTREAL - OTTAWA
bao dung nhau một chút là ổn. Dạo này, chồng tôi cứ hay dò hỏi tôi có thích ra ở riêng hay không. Tôi ngạc nhiên chẳng hiểu vì sao anh lại có ý nghĩ đó. Tôi và mẹ chồng không có xung khắc gì đến mức không thể ở chung được với nhau. Nhà chồng tuy nhỏ nhưng sắp xếp gọn gàng thì cũng không đến nỗi chật chội lắm. Hơn nữa vợ chồng tôi đi làm suốt ngày, thằng bé đi học, bà nội cả ngày ở nhà một mình, tối đến cũng chỉ quanh quẩn bữa cơm xong rồi đi ngủ. Nhất là nhà chỉ còn có mẹ, chúng tôi ở riêng thì bỏ mẹ cho ai lo? Ấy, nhưng chồng tôi lại cứ nói anh thích ra ở riêng chứ sống chung thế này vợ chồng muốn “tình cảm” một tí cũng khó, rồi anh lại nói muốn mẹ tham gia câu lạc bộ người cao tuổi, hoạt động này hoạt động nọ mà không phải lo chuyện con cháu, cơm nước hàng ngày. Chồng tôi còn nói mẹ chồng cũng đồng ý cho chúng tôi ra riêng, nếu chưa đủ tiền thì thuê nhà ở tạm, khi nào muốn mua nhà thì mẹ vay thêm tiền giùm cho mà mua. Ở riêng, đó là mơ ước của mọi nàng dâu. Thế nhưng, trong hoàn cảnh gia đình mình, tôi lại thấy không mấy hợp lý. Thế rồi tình cờ tôi được biết nguyên nhân thực sự khiến chồng tôi có ý định đó. Sáng chủ
nhật vừa rồi, tôi đi chợ, về nhà sớm thì nghe chồng và mẹ chồng đang chuyện trò. Chồng tôi nói mẹ nên xem xét lại việc cho vợ chồng cô em gái về nhà mình sinh nở và anh cũng nói tôi không đồng ý thuê nhà ra ở riêng. Mẹ chồng thì một hai khuyên con trai thuyết phục vợ, vì em gái ở nhà chồng khổ sở quá, nó muốn thời gian sinh nở về nhà mẹ ruột để mẹ chăm sóc và được thoải mái. Đợi đến lúc mẹ chồng có công việc đi khỏi nhà tôi mới hỏi chồng tôi. Lúc này anh thú nhận là mẹ muốn đưa cô em gái về nhà ở một thời gian. Cô ấy sắp sinh rồi, dĩ nhiên là chồng cô ấy cũng sẽ sang ở cùng. Hóa ra là vì cô ấy ăn ở không biết trên biết dưới nên không được lòng nhà chồng. Người mẹ chồng thấy con dâu sắp sinh bèn than thở rằng chưa được con dâu chăm sóc ngày nào mà sắp tới lại phải phục dịch cả con dâu lẫn cháu nội. Cô em gái chồng tôi nghe vậy thì khó chịu nên đòi chồng và mẹ chồng cho về nhà mẹ đẻ. Không ngờ vừa mới nói là bố mẹ chồng đã bằng lòng liền vì ông bà vốn không ưa cô con dâu này. Chồng tôi nói với tôi rằng mẹ thương con gái nhưng không biết làm thế nào. Nhà cửa đã chật chội, lại thêm vợ chồng em gái nữa thì sợ rất bất tiện. Vả lại, hồi cô ấy chưa
lấy chồng, hai chị em vốn đã xích mích, không ưa gì nhau, sợ về sống chung lại va chạm, nảy sinh rắc rối. Chính vì thế chồng tôi mới đề nghị giải pháp vợ chồng tôi tạm thời sẽ thuê nhà ra ở riêng và mẹ chồng tôi cũng đồng ý như vậy. Tôi nghe xong thấy tức giận vô cùng. Không hiểu sao cả chồng tôi lẫn mẹ chồng lại có thể lính toán vô lý như vậy được. Cô ấy là con gái đã xuất giá thì phải ở nhà chồng, nếu bố mẹ chồng khó quá, không ở được
thì ra ngoài thuê nhà mà ở chứ sao lại muốn về nhà mẹ đẻ rồi đẩy vợ chồng tôi ra thuê nhà bên ngoài? Mẹ chồng tôi chỉ biết thương con gái, còn con trai thì sao? Chồng tôi chỉ biết thương em gái, đối xử tốt với em gái, còn vợ mình thì sao? Lại còn con tôi nữa, nó không đáng kể bằng con cô ta à? Tôi nói với chồng, kệ, không đi đâu hết, nhà mình thì mình ở, cô ấy chịu được chật chội thì về, không chịu được thì thôi, ráng đi thuê nhà mà ở. Làm gì có chuyện con trai phải đi ở chỗ khác nhường nhà cho em gái và em rể ở? Nói qua nói lại, chồng tôi bảo tôi suy nghĩ như thế là ích kỷ, rằng em út nó có khó khăn thì nó mới phải nhờ đến anh chị. Vả lại, mẹ vẫn còn sống, nhà là nhà của bố mẹ, trai hay gái gì cũng là con cái trong nhà, nếu không ra ngoài ở thì cứ sống chung, tính khí cô ấy em biết rồi, sau này có xung đột hay mâu thuẫn gì thì đừng kêu ca, than trách. Chồng tôi nói như thể dọa tôi vậy. Rốt cuôc thì ai là người ích kỷ, chỉ biết có em, không biết có vợ? Tôi nghĩ như vậy có đúng không? Đoàn Thu Hương ĐOÀN DỰ GHI CHÉP
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
27
THƯ CỦA TIẾN
TM
MONTREAL - OTTAWA
Phố Trịnh Văn Bô TƯỞNG NĂNG TIẾN
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội! Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi! Lẽ nào trời đất dung tha? Ai bảo thần dân chịu được? Bình Ngô Đại Cáo Khoả ng bằ ng giờ nà y năm trước, báo Thanh Niên Online (số ra ngày 7 tháng 11) á i ngạ i loan tin: Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô vừa trút hơi thở cuối cùng vào đêm 5.11 tại Hà Nội trong sự tiếc thương và ngưỡng mộ của hàng triệu người Việt Nam yêu Tổ quốc. Không nhiều người biết, lúc cụ nhắm mắt, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi! Chuyện gì mà buồn dữ vậy, Trời? Tá c giả bà i bá o thượ ng dẫ n, nhà bá o Quố c Phong, cho biết: Năm 1954, sau khi Cách mạng về tiếp quản Thủ đô, hai vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô khi đó đã cho Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái mượn ngôi biệt thự tại 34 Hoàng Diệu, Hà Nội có khuôn viên rộng 3.000 m 2 trong 2 năm. Lý do tướng Thái muốn mượn là vì nó rất tiện cho công việc. Nhất là lúc này, đất nước vẫn còn chia cắt và cuộc chiến đấu giải phóng đất nước vẫn chưa trọn vẹn. Vị trí này rất tiện làm việc vì nó rất gần Bộ Quốc phòng. Theo như lời hứa của tướng Thái (sau này là đại tướng) thì “khi nào Bắc Nam thống nhất, quân đội sẽ trả anh chị”...
28
Thế rồi, phải đến ngày 9.9.1994, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô mới có quyết định của Thủ tướng trả nhà, dù rằng có chút tế nhị, ngôi biệt thự 34 Hoàng Diệu được ghi là “Tặng” gia đình, do ông bà Trịnh Văn Bô có công lao to lớn đối với đất nước trong Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc... “Ngày vui vắn chẳng tày gang”, tiếc thay, vì lý do nào đó, quyết định “Tặng nhà” trên đã bị tạm dừng (tháng 3.1995) đến nay vẫn chưa được thi hành. Qua đế n năm nay, câu chuyệ n về “nỗ i buồn sâu thẳm” kể trên lại “rẽ” hướng khá c (e) cũ ng chả vui gì – theo bả n tin củ a bá o Việ t Nam Mớ i, số ra hôm 26 tháng 11 năm 2018: “Tuyến phố dài 900 m ở quận Nam Từ Liêm vừa được UBND TP Hà Nội đề xuất đặt tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô.” Sự kiệ n nà y khiế n tôi nhớ đến bức thư (“Gửi Bạn Ở Cõi-Bên-Kia”) củ a dị ch giả Dương Tường, viết vào ngày giỗ đầu của nhà văn Bùi Ngọc Tấn: “Mình đang đi trên một con phố mới, hình như ở Hải Phòng. Lạ hoắc song lại có nét gì quen quen mà không tài nào xác định nổi. Giống như khi ta cố nhớ ra một cái tên rất thân quen, chắc chắn nó ở quanh quanh đâu đây trong bộ nhớ, chỉ dấn chút xíu nữa là ‘bắt’ được mà nó vẫn vuột mất để rồi đến một lúc thôi không cố nhớ nữa thì nó lại bất ngờ hiện ra. À, đây rồi cái biển tên phố gắn trên một cột đèn. Mình tiến lại và đọc thấy: BÙI NGỌC TẤN…
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
Thế là mình thức giấc. Và ngồi viết thư cho Tấn đây... Hà Nội đã có những đường phố mang tên Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng …, những điểm son của văn học Việt Nam. Thế còn bao giờ Nam Định có phố Trần Dần, Bắc Ninh có phố Hoàng Cầm, Thanh Hóa có phố Hữu Loan, Yên Bái có phố Lê Đạt, Thừa ThiênHuế có phố Phùng Quán? Và Hải Phòng có phố Bùi Ngọc Tấn? Một dự cảm tâm linh nói với mình: rồi những giá trị đích thực sẽ được trả về đúng vị trí. Con đường mình vừa dạo chơi trong mơ – đường Bùi Ngọc Tấn – rồi sẽ thực sư có trong thực tại. Và biết đâu đấy, mình lại có dịp thả bộ trên con đường ấy, như đã thả bộ trên đường Văn Cao dăm năm trước ...” Con đườ ng “trong mơ” của Dương Tường, tiếc thay, chưa chắc đã được mọi người chia sẻ: “Tôi thỉnh thoảng dạo phố vẫn hay dừng lại nhìn lên một tên phố mà chuyện trò lặng lẽ với con người ngồi ở trên cái bảng sắt tây dó. Để nghe anh ta giãi bày. Và cũng để anh ta đừng tưởng bở. Thí dụ Văn Cao, ngày hai lượt ra trung tâm thành phố và về Cầu Giấy, tôi từng có lần hỏi anh: Cậu khỏe không? ... Bây giờ ở trên cao này có thấy sao không?” Thì Văn Cao bảo tôi: “Tao làm nhạc, làm thơ, vẽ, ai hay nay làm diễn viên lên sân khấu đóng vai kịch ca ngợi đảng trọng hiền tài. Mày với tao sống trong cái
08/12/2018
chăn toàn rận này, mày lạ đ. gì nữa.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù II. Westminster, CA: Người Việt, 2014). Cái chăn đời của Bùi Ngọc Tấn không chỉ toàn rận mà còn thấm đẫm biết bao nhiêu mồ hôi cù ng nướ c mắ t. Ở trang bìa sau tác phẩm cuối cùng (Hậu Chuyện Kể Năm 2000) của ông, do Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2014, có in những dòng sau: “Tôi mong đợi từng ngày và mong đợi quá lâu rồi, sự sụp đổ của cái trật tự bóp chết con người, bóp chết tự do, sự dối trá thống trị, cái trật tự làm thành một bầu trời đá xám úp chụp lên đầu ..! Cái trật tự xã hội tôi đã sống gần trọn đời và ghê sợ nó.” Chả ai ướ c mơ đượ c đặ t tên đường trong một cái xứ sở mà mình “mong đợi từng ngày” cho nó “sụp đổ” cả. Đã thế, thực chả vinh hạnh chi khi tên mình bị đặt nằm giữa những con phố đầy rẫy bất trắc và tệ đoan xã hội: - “Quét Gái Mãi Dâm Trên Đường Nguyễn Chí Thanh” – báo An Ninh Thủ Đô - “Độ t Nhậ p Độ ng Mãi Dâm Trên Đường Phạm Văn Đồng” – báo Người Đưa Tin - “Bắt Kẻ Giao Hàng Trắng Dọc Đường Trường Chinh” – báo An Ninh Thủ Đô - “Trộ m Vàng Táo Tợn Trên Đường Xuân Thuỷ” – báo VietNamNet - “Phóng Viên Truy Đuổi Đối Tượng Trộm Cắp Trên Đường Phạm Hùng” – báo An Ninh Thủ Đô - “Dàn Cảnh Cướp Xe Trên Đường Hồ Chí Minh” – báo Dân Trí -“Đột Kích Hàng Loạt Tụ Điểm Mát Xa Kích Dục Trên Đường Nguyễn Duy Trinh” – Báo Vnexpress. Thế cò n Trị nh Văn Bô? Liệ u cụ có hà o hứ ng đứ ng cạ nh cá c vị “danh tướ ng” (Hoàng Văn Thái, Võ Nguyên Giáp) mà chính họ hay con cháu đã giựt mất tài sản và nhà cửa của gia đình mình không? Tôi cũng không tin rằ ng cụ lạ i “muố n làm
diễn viên lên sân khấu đóng vai kịch ca ngợi đảng trọng hiền tài” trong khi cái đảng ôn dịch này không chỉ vô ơn mà còn độc ác nữa: Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột ... Cho dù được ghi nhận công lao, trong lý lịch các con của ông Trịnh Văn Bô vẫn phải ghi thành phần giai cấp là “tư sản dân tộc”, và rất ít khi hai chữ “dân tộc” được nhắc tới. Con trai ông Trịnh Văn Bô, ông Trịnh Kiến Quốc kể: “Ở trường, các thầy giáo, nhất là giáo viên chính trị, nhìn chị em tôi như những công dân hạng ba. Vào đại học, càng bị kỳ thị vì lượng sinh viên người Hà Nội không còn nhiều... Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được. (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, Westminster, CA: 2013). Sau đường Trịnh Văn Bô, rồi ra sẽ có đường Nguyễn Thị Năm, Nguyễ n Mạ nh T ư ờ n g , Tr ầ n Đ ứ c T h ả o chăng? Cứ giết người, cướp của, đầy đọa, chôn sống nhân tài rồi tìm cách xí xoá mọi chuyệ n bằ ng mộ t cá i bả ng tên đường (vớ vẩn) gì đó là coi như xong sao? Chuyệ n đời đâu có giản dị như vậy. Trúc Nam Sơn có thể không ghi hết tộ i nhưng mạ ng internet thì bảo đảm sẽ lưu giữ không thiếu thiếu tội nào. Lẽ nào trời đất dung tha? Ai bảo thần dân chịu được? TƯỞNG NĂNG TIẾN
TM
LÁ THƯ ÚC CHÂU
MONTREAL - OTTAWA
Rạch Giá thuở lên 10! ĐOÀN XUÂN THU
R
ạch Giá nằm ven biển, có hai nơi dòng nước ăn thông với nhau và chạy gần như song song, một là rạch Vàm Trư, hai là Sông Kiên, sông Cái Lớn, bắt nguồn từ rạch Cái Lớn, U Minh Thượng, quận Long Mỹ, tỉnh Chương Thiện, khi vào xã Vĩnh Thắng, quận Gò
Cầu Vàm Trư, Rạch Giá
Quao, tỉnh Kiên Giang (quê của soạn giả tuồng cải lương nổi tiếng Hà Triều chung với Hoa Phượng người Núi Sập, tỉnh An Giang), rạch rộng dần ra thành sông. Từ đây, dòng sông chảy theo hướng Tây Bắc, ôm lấy một cù lao, trên đó mọc nhiều cây giá (cùng họ với mắm, đước) rồi trổ ra biển.
Thấy mặt đặt tên, những người đến trước đã đặt tên cho khu vực này là “Cù lao Giá”, con rạch bám riết cù lao là rạch Cây Giá. Rồi tỉnh lỵ Rạch Giá thành lập trên đất cù lao nầy. Từ Rạch Sỏi về tỉnh lỵ Rạch Giá, có cái cổng Tam Quan. Phía trên cổng có hàng chữ “CHÂU THÀNH RẠCH GIÁ”; chiều ngược lại có hàng chữ “TỔ QUỐC TRÊN HẾT”. Muốn vào tới trung tâm tỉnh lỵ Rạch Giá ngày xưa đó, bà con mình phải đi qua hai chiếc cầu quay. (Nhắc tới cầu quay, tui lại nhớ tới Mỹ Tho, thị xã quê mình. Khoảng 1890, Tây xây cây cầu đầu tiên bắc qua kinh Bảo Định để thay thế cho những cây cầu tre thô sơ hay những chiếc đò ngang nhỏ bé. Cầu quay Mỹ Tho theo thiết kế của ông Gustave Eiffel, tác giả của tháp Eiffel, một thắng cảnh kiến trúc lừng danh tại thủ đô Paris, nước Pháp. Thời thực dân chiếm đóng nước ta, Tây xây cầu xe lửa Bến Lức, cầu xe lửa Tân An (bắc qua sông Vàm Cỏ
Tây và Vàm Cỏ Đông) ở trong Nam; cầu Hàm Rồng Bắc Trung bộ, thuộc tỉnh Thanh Hóa (bắc qua sông Mã xa rồi Tây tiến ơi); cầu Long Biên, gần Hà Nội (bắc qua sông Hồng). Tây gọi là cầu Doumer, theo tên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (Mà dân mình khi kêu tên cầu như một tiếng chửi thề quân cướp nước). Cầu quay, thoạt kỳ thủy, hoàn toàn làm bằng sắt thép vì thế giới chưa chế ra bê tông cốt sắt. Để cho tàu bè lưu thông qua lại, hai đoạn của nhịp giữa tách ra và được kéo lên cao như hình mái nhà; xong hạ xuống, hai nhịp lại ráp vào nhau cho xe cộ và người bộ hành qua lại. Dĩ nhiên tàu bè qua lại dòng sông nầy phải chờ tới giờ công nhân dùng tay quay hệ thống ròng rọc để kéo hai đầu nhịp cầu lên cao, mở ra. Cầu quay nhà lồng chợ Rạch Giá bắt ngang sông Kiên, nối liền khu thương mại với khu hành chánh cũng vận hành y như thế. Riêng cầu quay Vàm Trư, trước khi
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
29
LÁ THƯ ÚC CHÂU
TM
Chụp từ chợ Cá đồng. Phía xa là cầu sông Kiên
Chùa Tam Bảo
vào tới nội ô Rạch Giá, thì khi quay nhịp cầu, nó chơi kiểu khác, thụt vào đất liền, dòng rạch thông thoáng để tàu bè chạy tới, chạy lui. Cầu Vàm Trư bị VC gài mìn giật sập vào tháng Bảy, năm 1967. Công binh VNCH xây lại cầu mới và có đặt tấm bia: “Ngày...tháng Bảy, năm 1967. Ngày Uất Hận của toàn dân Kiên Giang vì trên 30 đàn bà, cụ già và trẻ em đã thác oan nơi đây. Xin cầu nguyện cho họ”. Tấm bia đã bị VC đập bỏ vào ngày Một, tháng Năm, năm 1975, khi CS chiếm được miền Nam.
Hai ông nầy là “xếp” của thân phụ tui, theo hàng ngang. Còn theo hàng dọc, Ty Bưu Điện trực thuộc Nha Bưu Điện Nam Phần đóng tại thủ đô Sài Gòn.) Ngày dọn đi, ông quận trưởng Cái Bè Nguyễn Bá Cẩn (sau làm tới Thủ tướng cuối cùng của chế độ VNCH mình) cho xăng và tài xế để chở ba, má với 6 anh em tôi, cùng con chó Ki Ki (của ông quận đoàn trưởng Công Dân vụ quận Cái Bè cho lại trước khi
ông lên đường đi Mộc Hóa, tỉnh Kiến Tường để đáo nhậm nhiệm sở mới) trên một chiếc xe bán tải (pick-up) Citroen trực chỉ qua Bắc Mỹ Thuận, Bắc Vàm Cống. Khởi hành từ 8 giờ sáng, chạy hoài chạy hủy, tới 4 giờ chiều mới tới Bưu Điện Rạch Giá nằm ở số 2 đường Tự Đức. Ông ngoại tui từ quê theo tiếp con gái, con rể để dọn nhà. Tới nơi mệt quá, nằm lăn ra ngủ. Được một lát, miệng ú ớ la, rồi choàng tỉnh, mặt xanh lè, xanh lét. Ông ngoại tui gặp “quỷ”; vì đang nằm ngủ có một ông mặt đằng đằng sát khí đến, kéo giò hỏi: “Chú em là ai? Sao lại dám đến đây?” Má tui thuật lại chớ tui không dám đặt chuyện đâu nhe, thưa quý bà con. Chắc vì tin tưởng có người khuất mày, khuất mặt như vậy nên thân mẫu tui rất siêng đi chùa. Mỗi lần rằm lớn, má đều dắt tui lên chùa Tam Bảo, hay gặp thầy Thành, dạy tui lớp Nhứt trường tiểu học tỉnh ly Rạch Giá, mặc áo dà, chắp hai tay lâm râm đọc kinh Phật. (Lúc đó ông Mã Sanh Long làm Trưởng ty Tiểu học). Rằm tháng Bảy, cúng cô hồn các đảng, thì đi chùa Thập Phương. Trên vách tường có vẽ mấy cái hình quỷ sứ cưa hai người ta đem nấu dầu; hình người ngồi trên bàn chông đầu đội chậu máu, những hình phạt tàn khốc cho kẻ làm ác ở thế gian. Coi ghê lắm. Lúc má kêu vào ngồi bàn đàng hoàng ăn cơm chay, tui no ngang hông hè, nuốt hổng vô, bèn buông đũa ra thơ thẩn phía sau chùa kế một dòng kinh. Cảnh vật coi êm đềm, u tịch. Trước cổng chùa, có một chú tiểu ngồi vắt vẻo bên cạnh cái thúng, thí cô hồn, ném xuống nào là mía, bắp, khoai mì, khoai lang luộc, bánh tét, bánh ít… Có cả tiền cắc, tiền giấy, nhiều nhứt là 5 đồng.
MONTREAL - OTTAWA
Đứa cô hồn nào giựt được khoái chí, la inh ỏi. Nhỏ tuổi, nhỏ con, giựt không lại đám cô hồn sống nầy, đành chịu thua, tui làm khán giả đứng coi chơi. (Có lẽ từ đó, học được bài học nầy, lớn lên ra đời thấy thiên hạ giành danh, giành lợi, giành gái, la chí chóe; tui chỉ lặng lẽ chuồn êm. Vì trong cái vòng danh lợi cong cong đó mình không đủ sức). Ngang Bưu Điện, cũng ở trên đường Tự Đức, số 1, bên tay trái, là công quán. Lâu lâu gánh cải lương về hát ở rạp Đồng Thinh bên chợ là mấy ông kép chánh đến trọ ở đây. Trong đó có danh ca Minh Chí, vua xàng xê, hát cho đoàn Minh Chí Việt Hùng. Thuở ấy là thằng nhóc mới 9, 10 tuổi thôi nhưng rành sáu câu như vậy vì Tía tui ngoài làm cho Bưu Điện, còn có thêm nghề tay trái là ký giả kịch trường nên mấy đoàn hát về Rạch Giá, soạn giả Bạch Diệp Minh Nguyên hay gởi thiệp mời và Tía tui luôn dẫn tui theo coi chơi. Ngoài ra Rạch Giá còn hai rạp hát chiếu bóng là rạp Hòa Lạc và rạp Châu Văn ở đường Phó Cơ Điều gần bến xe đi Sài Gòn. Nhớ Noel năm 1961, rạp Châu Văn chiếu phim Nhựt Bổn “Quỷ đồng đen”, mặc áo giáp sắt đi nhát con nít. Coi phim xong về ngủ nằm mơ thấy “quỷ” không hè. Rạp Châu Văn bề thế, nhiều ghế ngồi hơn rạp Đồng Thinh nên đại ban nào cỡ Thủ Đô của ông bầu Ba Bản, chủ hãng dĩa Hoành Sơn, về mướn, hát tuồng dã sử “Tiếng trống sang canh” của soạn giả Thu An. Vai chánh vua Lê Long Việt do vua vọng cổ Út Trà Ôn đóng, mặc hoàng bào bị em mình, hôn quân Lê Long Đỉnh, rượt phải chạy tuốt vô rừng. Sương xuống lạnh, tuyết (bằng bông gòn) thả xuống rơi rơi, chơi luôn 6 câu
*** Tháng Sáu năm 1960, tui mới được 9 tuổi, thì thân phụ tui đổi từ quận Cái Bè, tỉnh Định Tường về làm Trưởng ty Bưu Điện Rạch Giá. Coi như được thăng chức vì từ quận lên tỉnh. (Tỉnh Rạch Giá lớn nhứt về diện tích miền đồng bằng sông Cửu Long, dẫu vậy tỉnh lỵ lại nhỏ; nhỏ nhưng trù phú; vì vừa có rừng vừa có biển. Năm 1960 Đại tá Hoàng Văn Lạc, làm Tỉnh trưởng; ông nầy lon lá hơi to; thường chỉ cấp bậc Thiếu tá mà thôi. Còn ông Phó hành chánh là Nguyễn Văn Nam.
30
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
Chợ Rạch Giá với 2 bên cầu là Chợ Cá Đồng và Chợ Cá Biển
08/12/2018
TM
MONTREAL - OTTAWA
vọng cổ muồi rệu nên ăn khách tợn. Ngoài ra còn có người khổng lồ cao tới 2 mét 2 (tên là Nguyễn Văn Dữ quê ở Ba Tri, Bến Tre) theo xe ngựa đi phát quảng cáo, kích thích sự tò mò của bà con mình nên càng ăn khách tợn hơn nữa. Nhắc tới Rạch Giá là phải nhắc tới nhà lồng chợ, nơi bán cái gì cũng ngon hết ráo. Mà nổi tiếng nhứt là bún cá nên có câu rằng: “Lần đầu ăn tô bún cá. Chạy dìa Rạch Giá bỏ má theo em!” Tấm tắc khen, ca tụng bún cá Rạch
Giá của người em xứ Kiên Giang như vậy là đụng la phông rồi. Bún cá ngon, ham ăn đến nỗi thành thằng con bất hiếu. Giống như mấy đứa con nít khác, cùng tuổi, thèm đường, hảo ngọt (giờ già khú đế rồi tui vẫn còn “hảo ngọt”) khoái ăn bánh bao ngọt của tiệm cà phê Quách Xái bên hông chợ, giá 2 đồng một cái. Nhưng ba tui lại thích ăn sáng bằng bắp với xôi. Bắp giã, hột bắp xay sơ sài rồi đem hầm, trắng nõn, ăn với dừa
rám nạo, rắc đường với lại muối mè. Ngoài ra còn xôi nước dừa, xôi nghệ. Vừa ngon vừa rẻ cũng chỉ tốn 2 đồng. Mấy đứa em tui thì khoái bánh bò, bánh da lợn, bánh tằm nước cốt dừa. Còn cái xe bán mì hủ tiếu ở đường Phó Cơ Điều nữa chớ. Nhớ một hôm, tui ngủ sớm, giựt mình dậy, nhà vắng hoe; mới hay ba má dắt đám em mìmh qua đó ăn hủ tiếu mì. Tui bèn lấy chiếc xe máy (hồi xưa gọi là xe máy nhưng không có gắn cái máy nào hết, tức xe đạp bây giờ)
chạy theo. Chiếc xe đạp đòn vông cao, tui lại lùn beo, đâu đủ thước tấc để ngồi lên yên xe mà chạy. Bèn thọt cái chân ngang qua cái khung hình tam giác, đạp cà ẹo, cà ẹo nhưng vẫn chạy vo vo như người ta làm xiếc. Qua cầu Cá chợ Rạch Giá quẹo tay trái chạy dọc bờ sông, xe đạp cán cục đá, tui té xuống, dộng đầu xuống mặt lộ nghe cái cốp. Tới nơi, được má cho ăn tô hủ tiếu mì lớn, ngon hết biết, mà vẫn còn hoa mắt, đầu vẫn quay mòng mòng. Tối hôm đó về, nửa khuya lên cơn sốt, tui ói hết tô mì ra gối. Mở mắt nhìn lên, thấy má tui đang chườm nước đá lên cái trán nóng hâm hấp của mình. Sau nầy lớn lên mới biết là tui bị té nặng đến nỗi chấn thương đầu, chưa nứt sọ để đi chầu ông bà ông vải đã là may. Chắc ông Trời bắt tui phải sống trên cõi đời ô trọc nầy mà trả cho xong nợ tiền kiếp cho con vợ của tui sau nầy. Ôi! Nếu có kiếp sau, Diêm Vương hỏi: “Ê đầu thai trở về dương thế, chú mầy có muốn sống sướng như Tổng thống Mỹ Donald Trump hay không?” “Dạ không! Chỉ xin Diêm Vương cho tui được tiếp tục làm con của má tui thế thôi!” ĐOÀN XUÂN THU
Melbourne
Đường Phó Cơ Điều và rạp Châu Văn
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
31
TẠP GHI HUY PHƯƠNG
TM
MONTREAL - OTTAWA
Những trận đánh không có thương binh
M
Một truyền đơn của VNCH dành cho cán binh VC, nhắm vào nỗi sợ hãi của thương binh phải bị bỏ lại ngoài mặt trận
ột trận đánh không có thương binh có nghĩa là chỉ có lính tử trận, hoặc là một trận đánh mà cấp chỉ huy không muốn đem thương binh về. Thương binh bị bỏ lại trận địa, vì quá xa hậu cứ, không có phương tiện và nhân lực tản thương, không đủ bệnh viện hay thuốc men để săn sóc họ. Do vậy, thương binh có thể bị phát đạn ân huệ cuối cùng của đồng đội, để khỏi bị vào tay giặc, giữ kín được tin tức tình báo. Việt Cộng thường có chủ trương nghiên cứu kỹ chiến trường, đánh mạnh và rút nhanh vì sợ viện binh, pháo binh tiếp ứng hay phi cơ thả hoả châu soi sáng trận địa, nên vấn để đem thương binh theo khi rút khỏi chiến trường, là chuyện bất khả thi. Nếu đem những con số chênh lệch khó tin giữa con số binh sĩ tử thương và thương binh của cả hai phía, Bắc Việt và VNCH cũng như quân đồng minh, chúng ta sẽ thấy rõ chủ trương của Bắc Việt, thường không coi mạng người là quý. Không thể có một cấp chỉ huy vô lương tâm nào hơn những cấp chỉ huy quân sự của Bắc Việt. Tướng Giáp đã từng nói: “Mỗi một phút, có hàng trăm ngàn người chết trên khắp thế giới. Cái sống hay cái chết của hàng ngàn người, ngay cả khi họ là người cùng quê hương, có ý nghĩa rất ít trong thực tế.” Ở một chỗ khác: -“Non! Pas du tout!” Ðó là câu trả lời lạnh lùng của Võ Nguyên Giáp cho báo chí quốc tế khi người ta hỏi viên tướng này là ông có hối tiếc gì về chuyện 4 triệu người Việt chết vì chủ nghĩa Cộng Sản hay không?
32
Thử nhìn lại những con số về binh sĩ tử trận và thương binh của cả hai bên: - Quân lực Việt Nam Cộng hòa có 310.000 tử trận và 1.170.000 người bị thương.Tính ra 1 người tử trận, có 4 người bị thương. - Hoa Kỳ khoảng 58.200 tử trận và hơn 304.000 bị thương. Tính ra 1 người chết có đến 5 người bị thương. - Nam Hàn có 5.099 tử trận và 11.232 bị thương. Tính ra 1 chết thì có hơn 2 người bị thương. - Thái Lan có 351 tử trận và 1.358 bị thương. Tính ra 1 chết có gần 5 người bị thương. - New Zealand có 55 tử trận và 212 bị thương. Tính ra 1 chết có 4 người bị thương. Về phía Cộng Sản BắcViệt, theo tài liệu thống kê chính thức của Cục Chính Sách - Tổng Cục Chính trị - Bộ Quốc Phòng thì đến năm 2012, toàn quốc có 1.146.250 “liệt sĩ” và chỉ có khoảng 600,000 thương binh. Tính ra số tử trận của quân Bắc Việt cao gấp hai lần số thương binh trong khi phía tự do cứ 5 thương binh đem về hậu cứ mới có một người tử trận. Điều này cho chúng ta thấy rõ thế nào là “một trận đánh không có thương binh!” Sau chiến thắng tháng 5-1975, ngoài hàng triệu “bộ đội” tử trận chưa được thông báo, để cho dân chúng thấy được bộ mặt huy hoàng của người thắng trận, Bắc Việt đã “cách ly” tất cả thương binh đến những vùng xa, khỏi những nơi dân cư đông đúc. Không phải chỉ có thương binh, mà ngay cả tù binh sau khi lọt vào tay địch, được giải thoát mang về, để khỏi bị lộ những bí mật quân sự, cũng được Cộng Sản thủ tiêu. Theo Phan Ba ‘s Blog, ngay cả trong chiến tranh
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
biên giới Hoa- Việt, năm 1989, được biết quân đội Bắc Việt có đến 10% nữ làm tù binh, nhưng chính quyền Việt Cộng dối trá chưa bao giờ tuyên bố con số tù binh nằm trong tay Trung Cộng, vì Cộng Sản hẹp hòi tính dân tộc, yếu hèn sợ mất lòng Trung Cộng. Những nữ tù binh này không được về lại quê hương, sau khi trao trả tù binh, Việt Cộng lập tức phi tang họ trong rừng sâu. Cho đến ngày nay nhân dân Việt Nam không hề biết thân phận của tù binh chiến tranh sống chết thế nào! Việt Cộng không công bố lấy lý do là vì “bí mật quốc phòng.” Trong một cuộc họp mặt của cán bộ Cộng Sản cũ với nhà tranh đấu Bùi Minh Hằng tại Vũng Tàu vào tháng 6-2017, một cán bộ ly khai đã phát biểu về những gì ông biết về thương binh bộ đội. Người cộng sản ly khai này, dù không là Đảng viên, nhưng cũng là một nhân viên cao cấp, đã xác nhận việc giết sạch các thương phế binh bộ đội. Và nhiều chuyện kinh hãi khác nữa! Theo ông thời chống Pháp, như Phạm Duy đã viết “Nạng thương binh chống rổ mặt đường làng,” nhưng vào thời chống Mỹ, thương binh bị giết
sạch, y như Trung Cộng sau chiến tranh biên giới, thương binh của họ bị tập trung lại, rào dây thép gai và đốt cháy. Sau năm 1975 chỉ thấy thương binh chế độ cũ mà không thấy thương binh chế độ mới. Vậy thì họ ở đâu? Đều bị thủ tiêu ở chiến trường! Không lẽ bộ đội khiêng nhau mà đi hành quân? Cuộc gặp gỡ và lời phát biểu này có quay phim và đưa lên Youtube. (*) Dương Thu Hương, một người “ở trong chăn” Bắc Việt cũng đã tiết lộ: “Đến tận bây giờ, cuộc chiến vẫn ám ảnh tôi. Lúc tôi tình nguyện vào Nam, số học sinh của cả bốn lớp 10 của trường chúng tôi vào chiến trường khoảng 120 người, vậy mà chỉ 2 người may mắn sống sót, là tôi và một người nữa... Khi tôi đi tìm mộ của những bạn đã chết, tôi mới biết, trong những trận đánh mà bộ đội miền Bắc thua, thì người ta xóa sạch dấu vết và tên tuổi liệt sĩ không được ghi lại. Họ giải thích rằng dân tộc ta là dân tộc anh hùng phải chiến thắng quân thù, nhưng trận này chưa thắng cho nên không thể kiểm kê các liệt sĩ được. Cho nên hàng trăm người chết dưới đáy hồ, dưới đáy vực mà hoàn toàn không ai tìm được tung tích.” (“Ký 2” của Đinh Quang Anh Thái.) Chính vì vậy mà sau này, Bắc Việt đã quy tập hàng chục nghìn mộ tử sĩ để lập nên những nghĩa trang “hoành tráng” nhưng phần lớn chỉ là những “mộ gió” hay chôn xương trâu xương bò, tất cả đều là những nấm mồ vô danh, không tên tuổi. Vì với trận địa rải rác quá lớn, thời gian và thời tiết tàn phá, thiên nhiên thay đổi và vì chính sách đã có từ trước, gia đình tử sĩ hầu hết chỉ nhận được một cái giấy ghi công, công nhận là gia đình liệt sĩ, nhưng xương cốt chưa bao giờ được về nhà! Không phải lúc nào kẻ thiện cũng thắng phe tà! HUY PHƯƠNG
________________ (*)www.youtube.com/ watch?v=y50xHWjcC7U
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
33
TM
MONTREAL - OTTAWA
XIN MỪNG ÁNH SÁNG
M
ọi năm mùa Giáng Sinh bắt đầu từ tháng Mười Hai, năm nay tại Toronto thành phố lớn nhất Canada này, mùa Giáng Sinh đã bắt đầu ngay từ trung tuần tháng Mười Một, khởi sự từ cuộc diễn hành rước Ông Già Santa Claus từ ngoại biên vào thành phố. Đây là một lễ hội văn hóa truyền thống, với bao nhiêu xe hoa, bao nhiêu ban nhạc, bao nhiêu đoàn thể. Điều đặc biệt là tất cả mọi người tham dự, từ ông già bà già đến các đấng con nít nhi đồng, ai cũng tươi cười, gặp nhau là ai cũng ôm hôn rồi chúc Merry Christmas. Cả một thành phố 3 triệu dân này đã bừng lên những tiếng reo hò. Ông già Santa Claus ngồi trên xe cao chót vót, luôn luôn vẫy tay chào mọi người, và nói lời chúc mừng lễ Giáng Sinh và năm mới. Tôi thấy em bé nào cũng đều hướng về ông già Santa Claus với những nét nhìn đắm đuối. Chắc em nào cũng đang nghĩ trong đầu đây là ông già sẽ chui ống khói mang quà xuống cho mình đêm Giáng Sinh đây. Cả làng An Lạc của tôi vẫn theo truyền thống là đi xem cuộc rước vui vẻ này. Tôi nói là xem thôi chứ không tham gia vào việc chạy nhảy theo ông già. Ai cũng mang áo thật ấm và cái ghế xếp để ngồi chờ ông già, ông già đi lâu lắm, những 3 giờ đồng hồ lận. Sau lễ diễn hành này, làng An Lạc của tôi về nhà anh chị John ăn trưa, vui vẻ quá sức. Cái vui thứ nhất là làng được gặp nhau đủ mặt và có bao nhiêu chuyện vui để nói, cái vui thứ hai, không ai nói ra, nhưng ai cũng sướng, đó là nghiệp đoàn bưu điện đã đình công mấy tuần, nay được lệnh quốc hội phải đi làm trở lại từ ngày 27 tháng Mười Một. Nghiệp đoàn bưu điện hiện có tới 50.000 nhân viên, 8.000 ở nông thôn và 42.000 ở thành phố. Ngày xưa khi tôi mới đến Canada thì được một người
34
TRÀ LŨ
bạn Canada cho biết: Ở Canada bạn không phải sợ cái gì cả, trừ mấy nghiệp đoàn bưu điện và xe bus. Chị Ba Biên Hòa chủ nhà nói: Phải vậy chứ, tháng 12 là tháng mọi người gửi quà gửi thiệp cho nhau, chẳng lẽ năm nay các anh bưu điện trói tay chúng tôi sao? Ở Canada có một biệt lệ rất hay về việc các thư gửi Ông già Santa Claus. Các em bé nhi đồng vừa biết viết là nhiều em viết ngay cho ông già để xin quà, bao thư chỉ cần đề “kính gửi Ông Già Santa Claus ở Bắc Cực” và không cần dán tem, là thư tới tay ông già liền. Canada có một bộ phận nhận các loại thư này, thư nào đặc biệt sẽ được phúc đáp. Bởi đó mới sinh ra một câu chuyện nổi tiếng vẫn còn truyền miệng ở đây. Rằng có một em bé kia cha mẹ nghèo lắm, em liền viết thư cho ông già kể cảnh đói rách và xin ông cho 100 đồng. Nhân viên bưu điện đọc thư này ai cũng cảm động và thương em bé nên họ đã hùn tiền làm quà phước thiện. Và họ chỉ hùn được 70 đồng mà thôi. Rồi họ gửi tiền này theo ngả bưu điện. Một tuần sau thì họ nhận được thư thứ 2 em bé gửi Ông Già Santa Claus. Em viết lời cám ơn và thêm lời này: Lần sau Ông có gửi tiền cho con xin ông đừng gửi qua bưu điện vì nhân viên bưu điện đã ăn cắp tiền. Ông gửi 100 mà con chỉ nhận được 70. Ông ODP bồ chữ nghe tôi kể chuyện này thì cười hà hà rồi nói: Chuyện này có gốc từ Mễ Tây Cơ, của nhà văn nổi tiếng Gregorio Lopez Fuentes, mang tên A Letter to God. Truyện được nguyệt san Reader’s Digest 1974 chọn đăng trong tập The Great Short Stories of the World. Chuyện kể anh nông dân Lencho nghèo đói sắp chết đã viết thư cho Thượng Đế xin cứu. Một nhân viên bưu điện đã đọc bức thư này, đã xúc động, và đã hô hào bạn bè góp tiền
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
giúp Lencho, nhưng chỉ góp được 70 đồng. Nhận được tiền qua bưu điện, Lencho nổi giận, anh nghĩ rằng chắc Thượng Đế cho 100 chẵn chứ không cho lẻ 70, anh viết lá thư thứ hai cũng gửi Thượng Đế, anh nói rằng anh chỉ nhận được 70 đồng, còn 30 đồng thì bọn bưu điện khốn nạn đã ăn cắp... Cụ Chánh tiên chỉ của làng nghe xong liền nói: Thì gốc truyện ở dưới Mexico, nó lên tới Canada thì nó phải biến thể chút ít chứ. Ai cũng cười xòa và phục cái bộ óc thông thái của bác ODP. Chuyện thời sự thứ hai là Canada vừa phát hành tiền giấy polymer $10 mới. Đồng tiền này mang hình bà Viola Desmond. Bà này gốc Da Đen, bà là một trong những lãnh tụ chống kỳ thị đen trắng ở Canada. Khi xưa bà đã bị đuổi khỏi rạp hát chỉ dành cho da trắng ở bang Nova Scotia. Bà Desmond đã được chọn từ một danh sách dài hơn 10.000 tên những người nổi tiếng bị kỳ thị. Nước Canada này lớn quá và nhiều chuyện quá, tôi đến Canada từ năm 1975 mà bây giờ mới nghe chuyện bà Viola Desmond và nạn kỳ thị đen trắng, cũng y như chuyện nghề dắt
chó, dog walk, mà tôi mới biết. Các cụ có nghe nói về nghề này bao giờ chưa? Năm ngoái trong một buổi nhậu, tôi nói chuyện với cả làng rằng ở Canada sao có người nuôi nhiều chó quá, vì hằng ngày đi bách bộ, tôi thấy nhiều người dắt chó đi bộ, không phải một con mà nhiều con. Có lần tôi đếm thì thấy một ông dắt tới 7 con chó lận. Anh John nghe xong thì cười hà hà. Anh bảo cái ông dắt 7 con chó đó không phải là chủ nhân đâu, ông ta được người ta thuê dắt đấy. Ở Canada, những ai nuôi chó thì đều yêu chó như con. Người biết đi bộ thì cũng phải cho chó đi bộ chứ, cũng như phải cho chó ăn thức ăn ngon, cho chó đi tỉa lông, cho chó đi bác sĩ... Nhiều chủ nhân không có thời giờ và có sức khoẻ nên đã thuê người dắt chó đi bộ thay cho mình. Nghề này cũng lắm công phu, phải được học hỏi về chó, biết cách cho chó ăn, cho chó đi cầu, biết cách chụp ipad lúc chó đi bộ gửi về cho chủ nhân để chủ nhân an lòng... Nghề này cũng làm ra nhiều tiền, mỗi giờ dắt một chú chó đi bộ, công những 20 đô đấy các cụ ạ. Chuyện thời sự tiếp theo là tin cháy
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
35
TM
rừng ở California. Nói là cháy rừng vì nó phát xuất từ rừng chứ các đám cháy đã lan vào thành phố, thiêu rụi mấy ngàn căn nhà, bao nhiêu người chết, thiệt hại không biết bao nhiêu tiền của. May mà nhờ các trận mưa lớn nên mới hết, chứ nếu để sức người thì coi như vô phương. Bên Canada này chúng tôi nghe tin ông Hoàng Kiều một tỷ phú VN và chủ nhân công ty Lee’s Sandwiches của người VN đã cung cấp thực phẩm miễn phí và dài hạn cho nhiều nạn nhân và cảnh sát cùng nhiều lính cứu hỏa, chúng tôi bên này nghe tin ai cũng vui và hãnh diện về những hành động cứu trợ này. Xin hoan hô và bái phục tấm lòng bác ái của quý vị. Một tin thời sự nữa cũng rất Canada, đó là Thủ tướng Justin Trudeau của Canada, đã tới viếng mộ của bà cố ngoại 4 đời của ông ở Singapore. Họ ngoại của ông bắt đầu từ bà mẹ Margaret Sinclair, người vợ đầu tiên của cựu thủ tướng bố Pierre Trudeau. Tổ 4 đời là Thiếu tướng William Farquhar, thống đốc người Anh ngày xưa ở Singapre, 1819-1823. Lăng mộ hai cụ tổ này vẫn còn ở Singapore. Nhân dịp Thủ tướng Justin Trudeau tới Singapore dự hội nghị quốc tế ASEAN, ông đã tới viếng mộ và dâng hương. Chuyện cá nhân nhưng đã gây sự kính nể của nhiều người. Mấy Cô Huế trong làng đòi nghe chuyện thời sự VN, ông bồ chữ ODP kể ngay: Chuyện VN thì thiếu gì, các cô cứ mở Youtube ra là có đầy. Trong cái đầy này thì mình phải biết chuyện nào là thực chuyện nào là giả. Theo tôi thì tin về ông Trịnh Xuân Thanh là có thực và hay nhất: Cứ theo phát ngôn của các ngài CSVN thì ông Thanh tự ý từ Đức về VN đầu thú, ông bị bỏ tù, và rồi ông đã trốn khỏi tù mà trở lại Đức. CSVN đã cho diễn vở kịch này hay như chuyện trinh thám vậy, trong khi chính quyền Đức thì không chịu tin như vậy. Họ bảo các anh tầm bậy, các anh sang nước chúng tôi bắt người trái phép rồi đem về VN xử tội, nay thấy chuyện này không trôi nên muốn trả lại ông Thanh cho chúng tôi. Và các anh đóng kịch bảo ông ta trốn tù rồi chạy trở lại Đức... Chưa biết rồi sau đây vở kịch sẽ kết thúc như thế nào. Theo ông ODP thì CSVN đã thành công 100% trong việc răn đe các người chống đối: Các anh không thể chạy trốn bàn tay của Đảng. Hãy xem gương Trịnh Xuân Thanh. Đảng muốn bắt thì các anh trốn ở đâu Đảng cũng sẽ biết và sẽ bắt được, các anh có mà chạy lên trời! Nghe đến đây thì Bà cụ B.95 xin ngưng chuyện về CSVN vì nhức đầu quá. Mấy Cô Huế thì thưa với ông bồ
36
Thủ tướng Justin Trudeau tới Singapore dự hội nghị quốc tế ASEAN, đã tới viếng mộ
Chữ ODP: tháng 11 là tháng về cõi âm, xin bác kể các chuyện ma. Ông ODP xưa nay vẫn chiều ý mấy cô Huế. Ông liền trả lời ngay: Xưa nay lão già này không tin có ma, chưa hề gặp ma trong cuộc đời, mà chỉ gặp ma trong sách vở báo chí. Có một chuyện ma mà tôi rất thích và rất nhớ, vì đây là chuyện liên hệ tới tôi. Rằng ngày xưa còn bé tôi là đứa học trò hợm hĩnh, luôn luôn cho mình là thần đồng học giỏi. Năm đó trong tỉnh có cuộc thi lớn, tôi đi thi mà trong lòng tin rằng mình sẽ đoạt giải. Bài thi như thế này: Em hãy đọc câu chuyện sau đây và cho biết chuyện này khuyên ta điều gì, và tìm một câu ca dao hay tục ngữ thích hợp với lời khuyên đó. ... Đây là chuyện ông Dương Phủ trong sách Cổ Học Tinh Hoa. Rằng ông Dương Phủ rất hiếu thảo với cha mẹ. Nhưng một buổi kia ông nghe bên đất Thục có Võ Tề là bậc đại sư rất đông môn sinh, ông bèn bỏ cha mẹ rồi lên đường tầm sư học đạo. Đi được nửa đường thì Võ Tề gặp một lão tăng. Lão tăng mới bảo Dương Phủ rằng gặp được Võ Tề cũng chẳng bằng gặp được Phật. Dương Phủ liền hỏi Phật ở đâu. Lão tăng trả lời: Anh cứ trở về, hễ gặp ai mặc áo có sắc như thế này và đi đôi dép kiểu này thì đó chính là Phật. Ông tin lời lão tăng nên đã quay trở về vì ông rất muốn gặp Phật. Suốt dọc đường ông không hề gặp một ai như lão tăng đã tả. Khi về tới nhà thì trời đã tối, đêm đã khuya. Ông bèn lên tiếng gọi cửa. Mẹ ông còn thức, nghe tiếng ông gọi thì mừng qúa bèn khoác vội chiếc áo mền và loạng quạng xỏ ngược đôi dép rồi cầm đèn ra mở cửa. Dương Phủ trông thấy mẹ lúc đó đúng là hình dáng Đức Phật mà lão tăng đã tả. Ông ODP kể tiếp: Tôi đọc câu chuyện này cả chục lần, suy nghĩ rất lung, rồi viết câu trả lời như sau: Bài này có ý khuyên ta không nên đi chơi đêm. Câu tục ngữ thích hợp là “Đi đêm có ngày gặp ma”. Tôi nộp bài thi rồi hân hoan ra về vì nghĩ mình sẽ trúng giải vì tôi là thần đồng không
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
thể nghĩ sai được! Ngày công bố kết quả, tôi không trúng giải mà thằng Tý hàng xóm trúng. Bài của nó được đăng lên báo. Câu trả lời của nó hoàn toàn khác câu của tôi. Nó trả lời thế này: Truyện Dương Phủ có ý khuyên ta: Cha mẹ ở nhà chính là Phật, ta chẳng cần đi mộ Phật đâu xa. Câu ca dao thích hợp với truyện này: Tu đâu cho bằng tu nhà Thờ cha kính mẹ mới là chân tu Sự thất bại này đã làm tôi tỉnh mộng và mở mắt, có lẽ Đức Phật đã giúp tôi mở mắt. Tôi đã tỉnh mộng và biết rõ rằng tôi rất dốt, không phải thần đồng. Và tôi đã bắt đầu làm lại cuộc đời. Tôi được hạnh phúc như ngày nay là do cuộc tỉnh mộng đổi đời trên đây. Nghe xong lời tự thuật kể về chính đời mình của ông ODP thì cả làng đã vỗ tay râm ran. Nhưng mấy cô Huế chưa thỏa mãn, mấy cô hỏi: Chúng em xin kể chuyện ma cơ mà, trong chuyện chẳng thấy con ma nào cả. Ông ODP trả lời ngay: Vị cao tăng hiện ra với Dương Phủ trong truyện không phải dưới dạng ma là gì. Chính Đức Phật lấy dạng một cao tăng để hiện ra với Dương Phủ cho Dương Phủ bớt sợ. Dương Phủ thấy việc gặp cao tăng trên đường là chuyện bình thường... Hai cô Huế liền chắp tay vái ông ODP rồi nói: Chúng em bái lậy sư phụ đã mở mắt chúng em, sư phụ cũng giống y như vị cao tăng đã mở mắt Dương Phủ. Ông ODP thấy hai cô Huế này dễ thương quá, bèn nói tiếp: Các cô muốn chuyện ma thì đây là 2 câu chuyện ma Canada mà tôi mới đọc trên báo: Chuyện 1. Tối đó, một cô gái trên đường về nhà đã gặp một chàng trai cũng đang lững thững đi bộ. Cô gái lên tiếng: Anh có thể đi với em đi qua nghĩa trang trước mặt được không? Chàng trai gật đầu rồi nói: OK, em hãy đi theo anh, anh cũng đi về đó. Cô gái cám ơn rối rít. Chàng trai đáp ngay: Không có chi, lúc còn sống anh cũng sợ ma y như em... Chuyện thứ 2: Một đêm kia có một
MONTREAL - OTTAWA
chàng trai đi ngang qua một nghĩa trang. Bỗng anh nghe thấy tiếng lục cục từ nghĩa trang phát ra. Anh ngoái cổ nhìn vào thì thấy có ông già đang đục cái gì trên bia mộ. Anh ta nói vọng vào: Ông làm cái gì giữa đêm khuya thanh vắng như thế này, ông làm cháu nghĩ là ma. Ông già liền đáp: Lão phải lên sửa mấy chữ trên mộ bia vì con cháu đã đề sai. Lão nằm ở dưới không thể chịu được cái sai này. Và ông ODP xin hết chuyện ma. Cô Huế Tôn Thất nghe xong liền khen hai chuyện hay nhưng cô bảo như vậy thì từ nay bọn em không ai dám đi ngang qua nghĩa trang ban đêm vì thế nào cũng gặp người cõi âm. Liền sau đó thì trong nhà bếp vang ra tiếng cười. Chị Ba Biên Hòa nói lớn tiếng: Như vậy là anh mắng vốn bọn liền bà chúng em nha. Cụ Chánh trên phòng ăn hỏi vọng xuống: Chuyện gì thế? Mời Chị Ba lên đây kể cho cả làng nghe. Chị Ba liền đi lên và kể rằng cái anh H.O. vừa kể chuyện về con ruồi. Rằng bữa ấy có bà vợ ở dưới bếp gọi chồng đang xem TV trên phòng khách. Anh chồng trả lời rằng mình đang phải đập ruồi. Vợ hỏi: Anh đã đánh được mấy con rồi? Ông chồng đáp: Được 5 con, 2 con đực và 3 con cái. Nghe thấy thế, cô vợ liền hỏi: Làm sao anh biết được là ruồi đực với ruồi cái? Anh chồng đáp tỉnh bơ: Khó gì! Con nào đậu ở miệng ly bia của tôi thì là con đực, còn con nào đậu ở cái phôn của em thì rõ ràng nó là con cái! Nghe xong, cả làng lại bò ra cười, và tự nhiên quên được chuyện ma rồi chuyển sang chuyện nam nữ. Vui quá sức. Rồi mấy bà mấy cô quay vào anh John, chàng rể da trắng trong làng, xin anh kể chuyện anh học tiếng Việt ngày xưa. Anh nói ngay: Chuyện này dài và nhiều loại lắm, bữa nay đang trong mùa Giáng Sinh tôi xin kể chuyện tôi thán phục tiếng Việt. Cái tên XMAS ngày xưa tôi nghĩ là tên tiếng Anh, ai dè tôi học tiếng Việt thì mới biết: cái gốc của nó là tiếng Việt, đó là lời cầu khấn xin Thiên Chúa mang ánh sáng và các ân sủng đến, đúng y như lời sách thánh Isaia đoạn 9 câu 1. XMAS = Xin Mừng Ánh Sáng + Xin Mưa Ân Sủng Nghe anh John nói xong, tự nhiên cả làng ai cũng chắp tay thưa Amen. Kính chúc các cụ Mùa Giáng Sinh và năm mới 2019 đầy ánh sáng và ân sủng. TRÀ LŨ
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
37
VUI CHỤP HÌNH
TM
MONTREAL - OTTAWA
Kỳ 09
CÂU HỎI Andy Nguyễn Andy Nguyễn là một người cầm máy có hạng, làm việc toàn phần trong ng ành nhiếp ảnh nghệ thuật thế giới, có trong tay nhiều giải thưởng quốc tế. Anh là nhiếp ảnh gia gốc Việt đầu tiên vinh dự đoạt giải Wildlife Photographer of the Year của BBC. Nhiều tác phẩm của Andy Nguyễn được trưng bày trong các viện bảo tàng quốc gia tại Mỹ, Anh Quốc; và cho tới nay anh đã đoạt được 29 Huy Chương Vàng trên toàn cầu. Anh hiện làm việc và cư ngụ tại vùng GTA, ON, Canada.
Đây là một câu hỏi cụ thể tôi đã nhận được từ một độc giả trong tuần vừa qua… Chào anh Andy, cám ơn anh đã viết những bài về chụp hình trên Thời Báo, tôi đã học hỏi nhiều điều. Tôi thấy mục Vui Chụp Hình rất bổ ích. Tôi rất ủng hộ anh. Trở ngại của tôi là rằng tôi có một máy ảnh point and shoot (bỏ túi) mà không có chức năng thay đổi Aperture và Shutter Speed bằng tay. Tôi thật sự muốn có khả năng điều khiển những thông số đó để theo bài học của Anh đưa ra. Có cách nào Anh giúp tôi được không? Cám ơn anh. (Đức Trần) Câu hỏi hay lắm anh Đức – tôi đã được hỏi về vấn đề này vài lần trong quá trình dạy kỹ thuật nhiếp ảnh căn bản cho nên anh không phải là người duy nhất xài máy bỏ túi muốn có thêm quyền điều khiển máy. Thật ra anh có hai sự lựa chọn:
chánh đáng ANDY NGUYỄN
toàn phần hoặc bán phần. Loại máy “bán phần” ít nhất cũng có hai chế độ: ưu tiên Aperture, và ưu tiên Shutter Speed. Aperture Priority Mode (chế độ ưu tiên Aperture) (thường mang ký hiệu “A” hoặc “Av” để chứng tỏ được dùng) Trong mode này, người điều khiển chọn khẩu độ mà họ muốn dùng và máy ảnh sẽ quyết định chọn shutter speed nào tùy theo hoàn cảnh hiện tại.
Hoa Tulip. Chụp ở khẩu độ f/1.4. Hình: Andy Nguyễn
Khi nào nên dùng Aperture Priority Mode? Nếu còn nhớ bài viết Vui Chụp Hình kỳ 7, bạn đã thấy Aperture có ảnh hưởng trực tiếp đối với Chiều Sâu Trường Ảnh (DOF). Vì vậy, nhiều người dùng Aperture Priority Mode khi họ cố gắng có chút ít quyền điều khiển trong lãnh vực này. Nếu họ muốn Depth Of Field cạn (chẳng hạn như trong tấm hình bông hoa bên trên) họ sẽ chọn một khẩu độ lớn (thí dụ f/1.4 như trong hình) và để máy ảnh chọn một shutter speed thích hợp. Nếu họ muốn một tấm ảnh có mọi thứ trong ảnh rõ, họ sẽ chọn một khẩu độ nhỏ hơn (thí dụ f/22) và để máy ảnh chọn một tốc độ cửa chập thích hợp (chậm hơn).
1.Nâng cấp máy ảnh
Nếu đi theo con đường nâng cấp máy ảnh, một là anh chọn loại máy DSLR, hai là loại máy pointand-shoot với nhiều nút điều chỉnh bằng tay. Có lẽ sự lựa chọn tốt nhất nếu anh muốn có sự kiểm soát hoàn toàn (không phải chỉ Aperture và Shutter Speed) là đi với một máy DSLR, tất nhiên nó sẽ cho phép anh thay nhiều ống kính khác nhau, chụp trong chế độ điều chỉnh bằng tay, và có khả năng điều khiển những thông số khác như ISO, cân bằng trắng (White Balance), phơi sáng (exposure), v.v… Ngoài ra, anh cũng có thể tìm loại máy point and shoot (bỏ túi) hạng cao hơn, tối tân hơn. Thời buổi này, ngay cả một vài máy bỏ túi căn bản cũng được cho ra thị trường với chế độ chụp bằng tay
38
Khi nào nên dùng Shutter Priority Mode? Trong bài viết vừa qua (Vui Chụp Hình kỳ 8) chúng ta đã học về sự ảnh hưởng chính của những tốc độ cửa chập khác nhau là cách những động tác sẽ được ghi lại trong ảnh. Vì vậy, đa số người chụp hình đổi qua shutter speed priority mode khi họ muốn có thêm quyền điều khiển khi chụp một vật đang di chuyển. Để thí dụ, nếu muốn chụp một chiếc xe đua nhưng muốn hoàn toàn “đóng băng” chiếc xe để không bị chút vết nhòa nào, họ sẽ chọn một tốc độ nhanh (như 1/2000 trong tấm hình đầu tiên dưới đây) và máy ảnh sẽ cân nhắc xem có bao nhiêu ánh sáng có sẵn và chọn một khẩu độ thích hợp. Nếu ngược lại, muốn chụp chiếc xe đua nhưng muốn có chút vết nhòa để cho thấy xe đua đang chạy nhanh, có thể chọn một shutter speed khá chậm (như trong tấm hình thứ nhì dưới đây được chụp với tốc độ cửa chập 1/125 giây) và máy ảnh sẽ chọn một khẩu độ nhỏ hơn dựa vào đó.
Xe đua Ferrari. Chụp ở Shutter Speed 1/2000 giây. Hình: Andy Nguyễn
Xe đua F1 của đội Ferrari. Chụp ở Shutter Speed 1/125 giây để biến chỗ khán giả ngồi thành một vệt nhòa. Hình: Andy Nguyễn
Hoa Tulip trong vườn. Chụp ở khẩu độ f/8. Hình: Andy Nguyễn
Shutter Priority Mode (chế độ ưu tiên Shutter Speed) (thường mang ký hiệu “S” hoặc “Tv”) Trong mode này, người chụp hình chọn một tốc độ mà họ muốn chụp và để máy ảnh tự quyết định chọn khẩu độ để có một tấm ảnh phơi sáng đúng.
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
Dĩ nhiên, sự chọn lựa này sẽ tốn kém về mặt kinh tế. Nếu anh không có đủ ngân khoản, xin đọc tiếp. 2.Học cách chấp nhận với máy ảnh bỏ túi, và học làm thế nào để “gạt” chiếc máy ảnh, làm những gì mình muốn
Nói tóm lại, anh có một máy ảnh được thiết kế để dùng trong chế độ Auto – tức là mình phó thác cho cái máy tự quyết định chọn những thông số để chụp.
TM
MONTREAL - OTTAWA
Tuy nhiên, như tôi đã nói trên, ngay cả những máy ảnh bỏ túi căn bản nhất thời đại ngày nay cũng có một loạt chế độ chụp hình đa dạng để cung cấp cho người chụp một cách “sai khiến” máy ảnh biết đại khái mình đang chụp trong hoàn cảnh nào và mình đang muốn chụp kiểu hình nào. Những chế độ chụp phổ biến nhất gồm có “thể thao”, “chân dung”, “phong cảnh”, “macro”, “ban đêm”. Hiểu và dùng những mode này sẽ cho chúng ta
thêm một chút quyền điều khiển những thông số như Aperture và Shutter Speed vì mỗi mode sẽ khơi động một thông số khác nhau trong máy ảnh của anh. Anh viết trong câu hỏi rằng anh muốn có khả năng điều khiển những thông số như Aperture và Chiều Sâu Trường Ảnh. Tôi đề nghị anh chụp trong hai mode – “Chân dung (Portrait)” và “Phong Cảnh (Landscape)”. • Nếu muốn có một Chiều Sâu Trường Ảnh
cạn (để có tiền cảnh và hậu cảnh mờ đi), chọn Portrait mode vì nó sẽ “biểu” máy ảnh chọn một khẩu độ rộng hơn. • Nếu muốn có một Chiều Sâu Trường Ảnh rộng hơn (tất cả mọi thứ trong hình đều rõ), chọn Landscape mode. Máy ảnh sẽ chọn một khẩu độ nhỏ trong chế độ này. • Nếu muốn có shutter speed nhanh, chọn Sports mode vì trong chế độ này, máy ảnh “nghĩ” anh muốn làm “đóng băng” chủ thể di động nhanh. • Nếu muốn có tốc độ cửa chập chậm, anh sẽ gặp phải một thử thách lớn vì hầu hết những máy ảnh không có chế độ Auto nào mà chọn kiểu chụp này. Anh có thể thử chụp bằng Night mode (nếu máy ảnh của anh có) nhưng mode này cũng sẽ chớp đèn flash. Cố gắng che đèn flash lại và anh có thể đạt được kết quả mình muốn. Dĩ nhiên trong tất cả những modes này không mode nào cho phép chọn chính xác những thông số anh muốn nhưng máy ảnh vẫn còn hơi “mềm dịu” với người xử dụng. Nếu vẫn một mực muốn có toàn quyền điều khiển máy ảnh bằng tay, có lẽ anh nên tận dụng dịp Boxing Day sale sắp tới để mua cho mình một máy ảnh DSLR hoặc mirrorless! Một lần nữa, cám ơn anh Đức với câu hỏi chánh đáng. Hy vọng câu hỏi của anh cũng sẽ giúp những người khác cùng thắc mắc về đề tài này. Và cũng để nhắc lại, các bạn độc giả có thể liên lạc trực tiếp với người viết qua địa chỉ email: andyfotopro@yahoo.com AN
D3500 – máy ảnh DSLR rẻ tiền nhất của Nikon trên thị trường hiện nay; nút tròn ở giữa là chỗ để chọn giữa những mode chụp: bao gồm Auto, M (Manual), A (Aperture Priority), S (Shutter Priority), Chân dung, Thể thao, Macro
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
39
PHIẾM
NHỚ (2)
MONTREAL - OTTAWA
SONG THAO
C
ha Hiệu Trưởng Nguyễn Huy Mai theo giáo dân di cư vào Nam, cha Gioan Lasan Nguyễn văn Vinh thế cha Mai cai quản trường Dũng Lạc. Cha Vinh cũng du học từ Pháp về như cha Mai. Cha du học với tư cách một tu sĩ vào năm 1928, khi mới 16 tuổi. Cha thụ phong linh mục tại Limoges, Pháp, vào năm 1940, khi chiến tranh thế giới thứ hai đang tới hồi quyết liệt. Cha ở lại Pháp tiếp tục học và đậu Cử Nhân Triết Học tại Đại Học Sorbonne và học sáng tác và hòa âm tại Nhạc viện Quốc Gia Pháp. Cha chơi violon rất hay. Có lần tham dự cuộc thi kéo violon toàn nước Pháp, cha đã đoạt giải nhì. Đáng lẽ với tài nghệ của cha, cha phải đoạt giải nhất, nhưng vì thể diện quốc gia, ai lại để một anh da vàng mũi tẹt ẵm giải nhất của toàn nước Pháp nên họ phải trao giải nhất cho một cô đầm! Năm 1947, linh mục Nguyễn văn Vinh hồi hương sau 17 năm xa quê và được Giám Mục Francois Chaize, tên Việt là Thịnh, bổ nhiệm làm Chánh Xứ nhà thờ Lớn Hà Nội. Cha Vinh là một linh mục yêu nước và cứng rắn. Năm 1951, Trung Úy Bernard, con trai của tướng De Lattre de Tassigny, Tư Lệnh quân Đội Pháp tại Việt Nam, tử trận trên chiến trường Việt Nam. Lễ an táng được tổ chức ở nhà thờ Lớn Hà Nội. Tướng De Lattre đòi ngồi trên cung thánh và bắt chuyển ghế của Thủ Tướng Trần văn Hữu xuống phía dưới lòng nhà thờ. Vì lòng tự trọng dân tộc và danh dự quốc gia, linh mục Nguyễn văn Vinh không nhượng bộ. Hai bên tranh cãi rất gay gắt. Chỉ tới khi Thủ Tướng Trần văn Hữu tự nguyện rút lui, sự việc mới xong. Bữa sau, tướng De Lattre vời cha Vinh tới dinh của ông ta, tức giận đập bàn đe dọa, cha Vinh không chịu kém, cũng đập bàn to tiếng lại. Giám mục Trịnh Như Khuê chịu áp lực phải cất chức chánh xứ của linh mục Vinh, thuyên chuyển ông qua giảng dậy Anh văn, Pháp văn, Triết và Nhạc tại Tiểu Chủng Viện Pio XII, đồng thời dạy Việt Văn và Triết Học tại trường Chu văn An Hà Nội. Tính cương quyết của cha Vinh được lặp lại lần nữa sau năm 1954, khi cộng sản thống trị miền Bắc. Nhà cầm quyền mới chỉ thị trường Dũng Lạc phải treo hình Hồ Chí Minh thay cho thánh giá trong các lớp học của trường, cha Vinh cương quyết không thi hành. Vì vậy trường bị đóng cửa
Cha Vinh điều khiển ca đoàn
40
TM
vào năm 1957. Trước sau trường chỉ có hai Hiệu Trưởng là cha Mai và cha Vinh! Nhà cầm quyền sau đó không tìm ra được người dạy tiếng La tinh cho trường Đại Học Y Khoa Hà Nội nên đề nghị Đức Cha Khuê cử linh mục Vinh qua dậy. Trong một lần Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai tới viếng thăm trường, ông thấy trong ban giảng huấn có chiếc áo chùng thâm, nói kháy: “Đến giờ này mà còn có linh mục dậy ở Đại Học quốc gia sao?”. Linh mục Vinh nghỉ dậy sau đó. Năm 1957, vào dịp lễ Giáng Sinh, nhà cầm quyền Hà Nội muốn tỏ cho dân chúng trong nước và thế giới thấy là đạo công giáo vẫn được tự do hành đạo, họ tự động cho người tới treo dây, kết đèn quanh nhà thờ Lớn. Sau đó họ đòi nhà thờ một khoản tiền lớn gồm tiền công và vật liệu. Hành động ngang nhiên của họ khiến giáo dân bất bình. Năm sau, 1958, họ tái diễn mửng làm tiền đó. Hai linh mục Trịnh văn Căn và Nguyễn văn Vinh phản ứng dữ dội. Họ cho kéo chuông nhà thờ để báo động cho giáo dân. Giáo dân ùn ùn kéo tới. Linh mục Vinh leo lên chiếc thang cao, bắt chéo tay thành hình chiếc còng, lớn tiếng la: “Tự do thế này này!”. Sau đó, họ đưa hai linh mục quả cảm ra tòa với tội danh “vô cớ tập họp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân”. Tòa kết án linh mục căn 12 tháng tù treo, linh mục Vinh 18 tháng tù giam. Án là 18 tháng nhưng cuộc đời tù tội của linh mục Vinh kéo dài lê thê. Ông bị giam tại Hỏa Lò và lần lượt di chuyển qua các trại giam Chợ Ngọc rồi Yên Bái. Khi mới tới trại Yên Bái, linh mục Vinh còn được ở chung với các tù nhân khác. Nhiều người đến xin và được ông giải tội. Vì vậy ông bị kỷ luật phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối thui. Mấy tháng sau, ông được ra sống chung lại với các tù nhân khác. Ông lại làm phép giải tội. Cán bộ trại tức bực hỏi: “Tại sao đã bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh lại tiếp tục phạm nội quy?”. Cha đáp: “Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận của mình!”. Cha đã làm quá bổn phận của mình khi sống với anh em bạn tù. Một lần, nhận được gói quà gồm lương khô và vài đồ dùng cá nhân, do cha Nguyễn Tùng Cương, quản lý nhà chung Hà Nội, gửi vào, cha mang ra chia hết cho mọi người không phân biệt lương giáo. Bạn tù rất quý mến cha. Họ gọi cha bằng bố! Có lần một bạn tù bị đánh, cha lên tiếng bênh vực, liền bị cán bộ xông tới giơ tay đánh. Cha đưa tay lên gạt, lập tức anh chàng cán bộ ngã khuỵu xuống. Vậy là cả trại đồn cha có võ! Sau đó, cha bị đầy đi trại Cổng Trời, ngôi trại tàn khốc nhất trong các trại tù của cộng sản. Một chánh giám thị trại tên Nguyễn Quang Sáng đã dằn mặt tù: “Hôm nay, tôi, Nguyễn Quang Sáng, chánh giám thị mới của trại, thông báo để các anh rõ: Trại Cổng Trời, công trường 25A Hà nội này là một trại đặc biệt. Trại đã sàng lọc cẩn thận lũ các anh, bọn đầu trâu trán khỉ, bọn phản động chống phá cách mạng
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
Cha Gioan Lasan Nguyễn văn Vinh
một cách điên cuồng. Ở các trại dưới các anh không chịu cải tạo, lại còn ra sức truyền đạo và kích động người khác. Chúng tôi đây, chúng tôi cũng được chọn lọc, những phần tử ưu tú nhất, dầy dạn nhất, kinh nghiệm nhất để lên đây trừng trị, trấn áp lũ các anh. Tôi thay mặt ban giám thị báo cho các anh biết: Ban Giám Thị trai trực tiếp được Bộ chính trị và Ủy ban thường vụ quốc hội trao cho quyền hành đặc biệt là trừng trị thẳng tay những kẻ nào còn dám chống lại đảng và nhà nước”. Một bữa, một cán bộ cao cấp ở Hà Nội tới gặp tù nhân Vinh dụ dỗ: “Đảng và chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn Thế Vịnh. Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi”. Linh mục Nguyễn Thế Vịnh lúc đó là Chủ Tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo, một tổ chức của nhà nước. Linh mục Vinh khẳng khái trả lời: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh, tôi có đường lối của tôi!”. Vậy là mút mùa lệ thủy. Bạn tù với cha Vinh là Tuân Nguyễn nhớ lại những ngày cùng bị giam cầm với linh mục Vinh. Ông kể lại với nhà thơ Phùng Quán: thời gian trong tù, linh mục Vinh được hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ sừng sỏ nhất, quý mến. Ông được giao nhiệm vụ khâm liệm những tù nhân chết. Ông là con người nhân ái, trí thức. Con người nhân ái đó được các tù nhân trong trại Cổng Trời đặt cho hỗn danh là “thằng khùng”! Trong bài viết “Cái Thanh Ngang Trên Cây Thập Tự Đóng Đinh Chúa”, nhà thơ Phùng Quán kể lại lời của Tuân Nguyễn. “Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát
TM
MONTREAL - OTTAWA
nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương. Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính”. Hầu như không ai trong trại biết “thằng khùng” chính là một vị linh mục trí thức đã từng du học bên Pháp. Công việc khâm liệm xác chết là công việc không ai muốn làm, vậy mà “thằng khùng” xung phong nhận làm. Và làm với cả tấm lòng. Phùng Quán viết lại lời của Tuân Nguyễn: “Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài. Anh ta
Học bạ trường Dũng Lạc
Chữ ký cha Hiệu Trưởng Nguyễn Huy Mai trên học bạ
cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc. Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy”. Ai chứ Tuân Nguyễn thì tôi biết. Anh là một giáo viên của miền Bắc, sau này vào Nam tiếp tục dạy
học tại trường Cấp Ba Thanh Đa, tọa lạc trong cư xá Thanh Đa. Thời gian này, tôi cũng dạy học tại đây nên biết khá rõ Tuân Nguyễn. Anh là một người chân chất, thật thà như đếm, được mọi người quý mến. Thường thì các giáo viên trong trường chơi với nhau thành từng nhóm. Nhóm giáo viên Sài Gòn chúng tôi ít khi thân mật với nhóm giáo viên ngoài Bắc vô, nhưng với Tuân Nguyễn thì khác hẳn. Chúng tôi chấp nhận anh vì tự anh chứng tỏ anh là một người ngoài kia vào nhưng không giống người ngoài kia. Anh hầu như chỉ chơi với các giáo viên Sài Gòn, thiếu thân mật với các giáo viên ngoài Bắc
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
41
PHIẾM
TM
Tuân Nguyễn
vào dạy. Tới khi tin cậy được nhau thì tôi nghỉ dậy để đi định cư tại Canada. Anh thường kể cho tôi nghe những chuyện thâm cung bí sử của giới lãnh đạo miền Bắc. Lúc đó tôi không biết anh đã từng bị tù tội ngoài Bắc nhưng chính cách tiếp xử của anh đã chiếm được lòng tin của tôi. Anh mất vào năm 1983 vì một tai nạn xe tại Sài Gòn. Khi chôn kẻ chết, miệng cha Vinh mấp máy cái gì đó, Tuân Nguyễn không hiểu nhưng tôi hiểu. Cha Vinh đã cầu nguyện hoặc làm phép xác cho các bạn tù. Công việc không ai muốn làm, cha Vinh nhận làm vì nhiệm vụ linh mục của cha. “Chôn xác kẻ chết” là một trong 14 điều răn của đạo mà một người công giáo cần thực hành. Không ai hiểu được công việc tông đồ của vị linh mục này. Có lần giám thị thấy cha Vinh khóc thắm thiết khi chôn tù nhân, đã hỏi: “Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?”. Cha khúm núm thưa: “Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ luẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ cũng không xích được!”. Phùng Quán kể tiếp lời Tuân Nguyễn: “Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, “đầu chày, đít thớt, mặt bù loong” cũng phải rơm rớm nước mắt. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?”. Tuân Nguyễn chỉ biết “thằng khùng” là ai trong một dịp hai người đi chăn trâu của trại. Trời nóng như lửa đốt, bãi sông lại chỉ có độc nhất một cây mủng èo uột, hai người phải ngồi sát vào nhau cho có bóng mát. Bỗng “thằng khùng”, vốn ít nói, lại lên tiếng hỏi trước: “Anh Tuân này, sống ở đây anh thèm cái gì nhất?”. Tuân Nguyễn buột miệng trả lời ngay: “Thèm đọc sách!”. Nói xong anh mới thấy mình…khùng. Nói chuyện sách vở với tên này
42
chắc cũng giống nói với mấy con trâu đang đầm nước dưới sông. Chắc cả đời tên này chưa bao giờ cầm tới cuốn sách. Nhưng “thằng khùng” lại hỏi tới: “Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai?”. Như không kềm nổi ước muốn trong lòng, anh lại buột miệng trả lời: “Voltaire!”. “Thằng khùng” nhìn mặt sông lóa nắng hỏi: “Trong các tác phẩm của Voltaire anh thích nhất tác phẩm nào?”. Tuân Nguyễn ngạc nhiên, trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: hay là một người nào khác đã ngồi thế vào chỗ tên này chăng? Anh ngập ngừng trả lời: “Tôi thích nhất là Candide”. Vẫn với giọng bơ bơ, một câu hỏi khác được đặt ra: “Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?”. Tuân Nguyễn còn bận ngây người ra nhìn, chưa kịp trả lời thì “tên khùng” nói tiếp: “Không phải đọc mà là nghe. Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ!”. Phùng Quán viết tiếp: “Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: “Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!”. Anh nói: “Chúng mình lùa trâu lên bờ đi!”. Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta: “Anh là ai vậy?”. Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời: “Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa”. Rồi anh ta tiếp: “ Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi”. Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn, ngu ngu đần độn như thường ngày”. Mùa đông năm 1971, cha Vinh ngã bệnh. Tuân Nguyễn xin cán bộ cho tới thăm. “Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật. Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói: “Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình”.
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
MONTREAL - OTTAWA
Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN. Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật. Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ “Nhẫn” ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu. Giám thị hỏi: “Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam”. Mình nói: “Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí”. Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán”. Cha Vinh về với Chúa ngày 8 tháng 2 năm 1971. Bản án 18 tháng đã thành 12 năm và người tù linh mục Nguyễn văn Vinh không bao giờ ra khỏi nhà tù! Một năm sau, cái chết của cha mới được nhà nước xác nhận sau nhiều lần chất vấn của cha Quản Lý Nhà Chung Nguyễn Tùng Cương. Nhưng họ không cho phép tổ chức tang lễ! Trước sau trường Dũng Lạc hoạt động được mười một năm, tám năm dưới chế độ tự do và ba năm dưới chế độ cộng sản. Với những vị Hiệu Trưởng như cha Vinh, cha Mai, với giàn giáo sư loại xịn nhất Hà Nội thời bấy giờ, học sinh Dũng Lạc chúng tôi đã tự hào được hun đúc thành những con người biết suy nghĩ và sống phải đạo làm người. Những ngày Dũng Lạc là những ngày rất đáng nhớ. Bọn chúng tôi nay nhiều người đã đi theo các cha, các thầy. Những người còn lại tứ tán khắp phương trời. Vài năm trước đây, trong dịp qua California chơi, tôi có tìm lại được một số bạn Dũng Lạc thời đó. Một bạn đã tổ chức một bữa ăn tại nhà. Trước khi mọi người cầm đũa, anh chủ nhà đã nói là bữa nay chúng ta trở về Dũng Lạc. Bàn ăn chỉ có hai món: thịt bò khô và bánh tôm, những thứ bán trước cửa trường khiến chúng tôi ăn quen đến thành nghiện. Quả thật bữa đó, với những món ăn gợi nhớ, hình ảnh của ngôi trường xưa đã thấp thoáng khi ẩn khi hiện trong tâm khảm tôi. Có lẽ các bạn bè đang cùng ngồi chung quanh cũng thấy vậy. Chúng tôi nhớ tới trường xưa qua hai món ăn đã mòn răng trước cửa trường Dũng Lạc. Xưa lắm rồi. Từ 64 năm trước. Nhưng nỗi nhớ hình như vẫn còn mưng mủ, nhức nhối! SONG THAO
11/2018
TM
CÂU CHUYỆN THỜI SỰ
MONTREAL - OTTAWA
VỊ TỔNG THỐNG DỄ THƯƠNG
N
Cựu tổng thống George Herbert Walker Bush
gay sau khi cựu tổng thống George Herbert Walker Bush (GHWB) qua đời vào cuối tuần qua tại tư gia ở Houston, Texas, nhiều lời khen tán dương công đức của ông đã được gióng lên từ khắp nơi để tiếc thương một nhân vật đã suốt đời tận tuỵ hy sinh cho đất nước trong vai trò của một công bộc của dân, ngay cả từ lúc mới vừa tròn 18 tuổi khi tình nguyện gia nhập vào Hải quân sau khi Hoa Kỳ bị tấn công tại Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) để trở thành một sĩ quan hoa tiêu gan dạ và anh hùng, dám lăn xả vào chiến trường khốc liệt thay vì trốn lính như nhiều thanh niên con nhà
giầu có khác. Để rồi trong nhiều thập niên sau đó, ông đã dành suốt cuộc đời còn lại phục vụ cho đất nước với tinh thần nhân bản đáng quý của một lãnh tụ thực sự biết lo cho quyền lợi thiết thực của người dân thay vì cố theo đuổi một lý tưởng đầy cảm tính. [Ông thường được báo giới gọi là TT Bush Cha, hay Bush 41, để giúp nhiều người khỏi lầm lẫn với một vị tổng thống khác mang cùng tên nhưng là Bush Con, hoặc Bush 43, không ai khác hơn chính là vị con trai trưởng, George W. Bush, đắc cử vào năm 2000 ngay sau 8 năm cầm quyền của người đánh bại cha mình là Bill Clinton.] Một cựu viên chức cao cấp và cũng là bạn thân lâu đời của gia đình và có mặt bên giường bệnh của ông Bush trong những giờ phút lâm chung, cựu Ngoại Trưởng James Baker, đã tóm gọn khá đầy đủ một tiểu sử đáng cho mọi người phải ngưỡng phục: “Cái di sản của George H.W. Bush sẽ khắc sâu mãi mãi trong dòng lịch sử của nước Mỹ và thế giới. Nó là một hồ sơ dọc theo suốt giòng đời về tinh thần ái quốc lúc nào cũng hy sinh cho đất nước chúng ta.” Bản thông báo của ông Baker viết tiếp để liệt kê những ưu điểm của người vừa nằm xuống: “Ông ta đã là một sĩ quan hoa tiêu trẻ nhất của Hải Quân Mỹ trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, một vị dân biểu liên bang tại Texas, từng làm đại sứ của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, cũng là đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Trung Cộng, rồi đến chức vụ tổng giám
đốc Cơ quan Tình báo Trung ương và cuối cùng là phó tổng thống, rồi đến tổng thống. Ở mỗi chức vụ nào, ông cũng điều khiển công việc với tất cả những năng lực, sự chính trực và lòng độ lượng cùng với tính khiêm cung, vốn là những đặc tính xác định một lãnh tụ hữu hiệu và một con người thực sự vĩ đại.” Ông cũng là vị tổng thống cuối cùng của Hoa Kỳ đã từng phục vụ trong quân đội trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, và cũng là vị tổng thống cuối cùng mà cái nhìn của ông về tình hình thế giới gần như được định hình bởi một chủ trương thiết thực nhất là phải cầm chân lại tham vọng bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Những kinh nghiệm dồi dào của ông trong lãnh vực ngoại giao sau này đã giúp ông rất đắc lực trong việc điều hành đất nước khi đế quốc Sô Viết bỗng lâm vào tình trạng tan rã, và sau đó là sự trỗi dậy của Trung Cộng về mặt kinh tế và có thể cùng hợp tác với Hoa Kỳ. Ông Bush là người rất cẩn trọng và chừng mực khi giải quyết những hồ sơ về mặt ngoại giao. Nhưng riêng trong đời sống cá nhân, ông lại là người có tính sẵn sàng “thử lửa” để theo đuổi đam mê và lý tưởng của mình, từ việc sẵn sàng nhập ngũ để trở thành một sĩ quan phi công thời chiến, một trong những ngành rất nguy hiểm trong quân đội, cho đến việc sẵn sàng rời bỏ cuộc sống hạnh phúc và bình an với một công việc vững vàng tại New York để lao mình đến tiểu bang Texas để đầu tư vào
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
43
CÂU CHUYỆN THỜI SỰ ngành dầu hoả tại thành phố Midland. Tương tự như vậy, đến khi niềm đam mê của ông quay sang lãnh vực chính trị khoảng một thập niên sau đó, ông cũng sẵn sàng từ bỏ công việc nhàn hạ của một viên chức cao cấp trong văn phòng để lao đầu vào chính trường khi ra tranh cử dân biểu và nghị sĩ. Có lẽ chính vì tinh thần muốn phục vụ đất nước như là một công bộc của dân là yếu tố dẫn đưa ông lao vào chính trường, bắt đầu bằng việc được lựa chọn để làm đại diện cho chi bộ của đảng Cộng Hoà tại thành phố Houston. Và trong suốt ba thập niên sau đó, với một sự nghiệp trải qua nhiều thăng trầm sóng gió khiến ông gặp thất bại nhiều hơn là thành công, nhưng rồi cuối cùng ông cũng đạt được giấc mộng trở thành chủ nhân của Bạch Cung. Ông đắc cử tổng thống vào cuối năm 1988 trong vai trò người thừa kế chức vụ của TT Ronald Reagan, một thủ lãnh bảo thủ kiên định mà trước đó ông Bush đã từng đọ sức như là một đối thủ trong kỳ tranh cử sơ bộ để rồi cuối cùng chịu hợp tác trong vai trò phó tổng thống. Nhưng khác với TT Reagan, TT Bush là một nhà lãnh đạo có đầu óc thực dụng và luôn chủ trương tinh thần ôn hoà, cùng nhau kết hợp và đoàn kết để giải quyết vấn đề thay vì luôn đưa ra những luận điệu tấn công theo bè phái. Bắt chước theo thân phụ của mình vốn là một nghị sĩ liên bang tại Connecticut, ông Bush không nhất định trung thành với những giáo điều chính thống nào, một điều khiến ông gặp nhiều đối kháng sau này với những tầng lớp các viên chức đảng Cộng Hoà cực đoan, và do đó đã góp phần làm cho ông bị thất bại trong kỳ tái bầu cử năm 1992 để bắt buộc phải giã từ chính trường sớm hơn dự tính. Ông đã phải đối phó với những thử thách lớn ngay khi mới lên cầm quyền. Vào lúc đó, nhiều phong trào nổi dậy tại các nước Đông Âu đang dâng lên để mong thoát khỏi gọng kềm kiểm soát của đế quốc Sô-viết, một phần là dưới ảnh hưởng thả lỏng tự do của lãnh tụ Mikhail Gorbachev lúc bấy giờ. Thế nhưng TT Bush lúc bấy giờ đã có thái độ chừng mực và để cho những diễn biến tuần tự diễn ra theo đà tự nhiên của nó, trong đó có việc bức tường Bá-Linh bị đánh đổ để thống nhất hai miền Tây Đức và Đông Đức mà không xảy ra những phản ứng dữ dội của những thành phần bảo thủ trong đảng Cộng sản Liên Sô có thể dẫn đến những hậu quả đẫm máu kinh hồn. Vào mùa hè năm 1990, TT Bush cũng được dịp chứng tỏ những tài năng khéo léo của ông trong lãnh vực đối ngoại khi đã thành công phối hợp được đại đa số các nước trên thế giới cùng hợp tác với Hoa Kỳ để đánh bật được đội quân Iraq dưới quyền của lãnh tụ Saddam Hussein đã xâm chiếm lân bang nhỏ bé hơn là Vương quốc Kuwait. Chiến dịch quân sự có tên là Operation Desert Storm (Bão Sa Mạc) thành công to lớn và mau chóng đã giúp tăng cao uy tín và lòng ngưỡng mộ ông từ cả cộng đồng thế giới cũng như người dân trong nước Mỹ, khiến nhiều người nghĩ rằng ông sẽ dễ dàng được tái đắc cử. Ấy vậy mà rồi trời lại không chiều người. Những diễn biến kinh tế tiêu cực bắt đầu xuất hiện trong năm 1992 khiến người dân bắt đầu cảm nhận những hậu quả không tốt. Rồi lại đến sự xuất hiện của một nhà tỷ phú cao ngạo là Ross Perot nhảy ra tranh cử để chia phiếu trong khối cử tri bảo thủ, và đã khiến cho một chính trị gia trẻ tuổi khác từ một tiểu bang
44
TM
TT Reagan và Phó TT Bush
nghèo nàn là Arkansas bỗng chụp được thời cơ để đắc cử tổng thống. Dù thua đau đớn như vậy nhưng TT Bush lại không hề cảm thấy đắng cay và tức giận, ngay từ lúc đó chứ không phải đợi đến nhiều năm sau khi cả hai đều đã trở thành cựu tổng thống thì mới trở thành đôi bạn thân cùng hợp tác trong các mục đích cứu trợ nhân đạo. Bức thư ngắn ngủi của TT Bush trong ngày chót trước khi rời khỏi Bạch Cung để gửi lời chúc cho vị tân tổng thống Bill Clinton là một áng văn đi vào lịch sử để làm gương cho mọi người về tính khiêm cung, và lúc nào cũng nghĩ đến việc phục vụ cho công chúng là mục tiêu cao nhất. Trong một bài viết trên tạp chí The New Yorker, nhà báo Thomas Mallon lại nhấn mạnh đến bản chất dễ thương thật lôi cuốn (irreducible niceness) của vị tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ. Có thể nói không sợ sai lầm rằng TT Bush Cha sẽ được mọi người sau này nhắc đến như là vị tổng thống Mỹ sau cùng mà không bị chống đối hay thù ghét dữ dội bởi một khối đông dân chúng trong nhiệm kỳ của mình. Nhà báo Thomas Mallon của tờ The New Yorker đã thuật lại chuyện ông Bush Bố, ngay từ lúc còn là một học sinh tiểu học tại Andover, đã chứng tỏ khả năng can đảm và tranh đấu để bảo vệ cho những người thế cô. Khi thấy một em học sinh cùng lớp là Bruce Gelb đang bị một tên học sinh to lớn khác uy hiếp, ông Bush đã nhảy vào can thiệp để nói với kẻ uy hiếp rằng: “Hãy để yên cho nó đi!” Sau đó, anh Gelb đã hỏi một người khác rằng kẻ cứu giúp mình là ai vậy thì được trả lời rằng đó là Bush, một người trẻ có biệt danh là “kẻ khá nhất tại ngôi trường này.” Chuyện cậu học trò Bush đã không ngần ngại đứng ra chống đối những kẻ “ỷ mạnh hiếp yếu” đã trở thành một sự tích thần kỳ bắt đầu từ Andover và kéo dài đến suốt cuộc đời. Sự tích đó nói về một cậu thiếu niên mà gần 50 năm sau đã gây ngạc nhiên cho cử toạ của Đại Hội đảng Cộng Hoà toàn quốc đang đề cử ông vào chức vụ ứng viên Tổng thống với lời phát biểu rằng ông mong muốn có một “quốc gia dễ thương, nhẹ nhàng hơn”. Bởi vì cái khẩu hiệu đó gần như đi ngược lại với quan điểm của nhiều người, và còn bị đem ra chế giễu thay vì thẩm định. Bởi vì lúc đó cả cử toạ đều gần như chỉ thích nghe và vỗ tay trước cái khẩu hiệu “Hãy đọc kỹ lời từ cửa miệng tôi đây, sẽ không hề có chuyện tăng thêm thuế”. Nhưng éo le thay, cái nhận định cực đoan ấy lại không hề thích hợp tí nào với một chính trị gia ôn hoà theo chủ nghĩa thực dụng. Vì thế nên chỉ 4 năm sau, lời hứa hẹn đó đã khiến ông gặp phải thảm bại lớn trên chính trường. Một phụ tá thân cận của ông là Robert Gates, một viên chức cao cấp đã từng phục vụ dưới quyền của 8 vị tổng thống khác nhau, đã nói rằng ông Bush
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
MONTREAL - OTTAWA
chưa hề nhận được những vinh hạnh mà ông đáng hưởng được từ công lao “xoa dầu nhớt cho trơn tru” việc sụp đổ của phe Cộng sản khi bị mất quyền hành tại Liên Sô. Ông nhận định rằng: “Từ trước tới nay chưa hề có một tiền lệ trong lịch sử về việc một đế quốc có vũ lực hùng mạnh như vậy bị tan rã mà lại không trải qua một trận chiến kinh hồn. Vì thế nên ông Bush phải là một hình tượng có tầm mức quan trọng to lớn trong lịch sử.” Đối với nhiều người, hình ảnh ông Bush không thể so sánh bằng hình ảnh huy hoàng của vị tiền nhiệm là TT Reagan nổi tiếng là một lãnh đạo có tinh thần cứng rắn. Nhưng thực ra ông Bush chỉ là một chính trị gia có cung cách và tiểu sử khác biệt, vì ông là một người của đảng Cộng Hoà mà chủ nghĩa giới hạn vai trò của chính quyền lại không thể nào đi ngược lại cái tinh thần dấn thân cho việc phục vụ công ích. TT Reagan có câu phê bình nổi tiếng rằng chính phủ không phải là giải pháp cho vấn đề mà chính là nguyên nhân gây ra vấn đề. Nhưng điều này lại không phải là cái nhìn của ông Bush. Và đó có lẽ chính là điều giải thích vì sao mà chỉ trong một nhiệm kỳ ngắn ngủi có 4 năm, chính quyền của ông đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể hơn so với 8 năm dưới thời của TT Reagan: đó là vì ông Bush đã giúp thông qua được những đạo luật quan trọng như Americans with Disabilities Act (giúp đỡ những người tàn tật), Clean Air Act (bảo vệ môi sinh trong lành), và tăng mức lương tối thiểu cho người dân. Nếu như có người khen ngợi thành quả của TT Reagan như là một cầu thủ quarterback nổi tiếng đã ném quả banh làm bàn thành công (touchdown) trong trận đấu thời Chiến Tranh Lạnh, thì người ta cũng có thể nói thêm rằng ông Bush cũng là một cầu thủ quarterback kế thừa khi phá được thành trì của đối phương đã từ chối không làm cái hành động thông thường là đập quả banh xuống mặt đất (spike the ball) như thói quen thường thấy trong bộ môn football để biểu lộ sức mạnh thành công của mình. Vì có lẽ cầu thủ đó đang chợt thấy hình ảnh của mẹ mình đang ngồi trên khán đài xem banh, một người đã luôn dạy dỗ con mình rằng chớ có nên tự phụ quá lố. (Và đó có lẽ là lý do vì sao mà ông Bush là vị tổng thống duy nhất trong lịch sử cận đại đã không hề viết hồi ký của mình.) Những câu nói để đời
Trong một bài viết khác nhằm ghi lại những dấu ấn đặc biệt của vị tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ, nhà báo Allie Morris của tờ Houston Chronicle cũng nhắc đến những câu nói hay thành ngữ nổi tiếng liên quan đến TT Bush Cha mà nhiều người còn nhớ đến. Kinh tế “phù phép” Trong kỳ bầu cử sơ bộ năm 1980 khi cá nhân ông và Ronald Reagan là hai đối thủ đang chạy đua để được đảng Cộng Hoà lựa chọn, ông Bush là người đầu tiên đã lên tiếng chê bai kế hoạch kinh tế của ông Reagan đưa ra và gọi đó là một chính sách “kinh tế theo kiểu phù phép”. Vốn là một người đã từng tốt nghiệp cử nhân kinh tế từ Đại học Yale, ông Bush đã chỉ trích kế hoạch kinh tế của ông Reagan cho rằng việc cắt giảm thuế sẽ là động lực giúp cho nền kinh tế được tăng trưởng. Ông phát biểu rằng: “Điều đó không thể nào xảy ra, vì nó là một chính sách kinh tế phù phép.” Sau khi đồng ý gia nhập trong liên danh với ông
TM
MONTREAL - OTTAWA
Reagan để đứng vai trò phó tổng thống, ông Bush đã phải lúng túng khi bị nhiều người cật vấn và có một lần đã phủ nhận việc này. Tuy nhiên, nó đã được nhiều người trong nhóm chống đối ông Reagan còn nhớ tới để thỉnh thoảng đem ra để công kích. “Bản chất yếu xìu” Trong lúc vận động tranh cử tổng thống năm 1987 để lên kế vị TT Reagan, ông Bush đã phải chật vật phá vỡ cái yếu tố mà nhiều người gọi là “bản chất yếu xìu” (the wimp factor) mà nhiều người thường đánh giá về ông dựa theo một bài phân tích trên tạp chí Newsweek. Bài báo này đưa ra những câu hỏi mà nhiều người lo ngại rằng không biết rằng ông Bush liệu có đủ cứng rắn và mạnh mẽ (như TT Reagan hay không) để có thể đối phó với những thử thách to lớn của Hoa Kỳ trong thời Chiến Tranh Lạnh. Bài báo ghi nhận một chi tiết rằng ông Bush với chiều cao 6 foot 2, đứng cao lớn hơn TT Reagan. Nhưng nhiều người dân khi gặp ông lần đầu đều cho biết là họ rất ngạc nhiên khi thấy ông không phải là “một người nhỏ bé” như thường nghĩ. Dĩ nhiên cái nhìn lầm lẫn này đã không hề ngăn cản việc ông thành công trong kỳ bầu cử năm 1988, dù rằng ông đã thất cử cho nhiệm kỳ thứ hai. Mới đây, một trong những chủ biên của tờ Newsweek về loạt bài đó đã nói rằng ông ta đã sai lầm khi nghĩ rằng ông Bush đã không hề có bản lãnh kiên cường để lãnh đạo khối các nước tự do. “Nhìn kỹ mồm miệng tôi đây: Không hề có thêm thuế mới.” Lời tuyên bố mạnh mẽ kể trên được đưa ra khi ông đọc bài diễn văn khi được Đại hội Đảng Cộng
Hoà toàn quốc chính thức lựa chọn là ứng viên tranh cử tổng thống của đảng vào năm 1988: “Các dân biểu và nghị sĩ trong) Quốc Hội sẽ thúc đẩy tôi phải tăng thuế. Nhưng tôi sẽ nói không, và họ sẽ tiếp tục thúc đẩy, và tôi cũng sẽ nói không, và họ sẽ tiếp tục thúc đẩy lần nữa, và lần này tôi sẽ nói với họ như thế này: ‘Hãy nhìn kỹ mồm miệng tôi đây: không hề có chuyện thêm thuế mới’.” Lời hứa này được cử toạ vỗ tay hoan hô nồng nhiệt, nhưng chính nó lại gây khó khăn nhiều cho ông sau này. Vào năm 1990, TT Bush đã đồng ý một thoả thuận với phe Dân Chủ đang nắm quyền đa số tại Quốc Hội về dự luật ngân sách trong đó có việc tăng thuế để giúp làm giảm bớt nạn thâm thủng ngân sách. Việc đảo ngược lời hứa này đã trở thành một trong những điều tấn công ông khi vận động tái tranh cử cho một nhiệm kỳ thứ hai khiến ông cuối cùng đã phải thất cử trước đối thủ Bill Clinton của phe Dân Chủ. Sau này, ông Bush đã thuật lại với nhà báo John
Meacham viết về tiểu sử ông rằng: “Đúng là điều đó đã làm hại tôi. Nhưng lời hứa đó là một sai lầm, dù rằng tôi thực sự mong muốn như vậy vào lúc đó cũng như trong suốt nhiệm kỳ của tôi. Nhưng khi anh phải đối diện với thực tế, cái thực tế rõ ràng anh chỉ còn có cách đóng cửa chính quyền hoặc là hợp tác với một Quốc hội đối lập, anh chỉ còn có cách là phải hoàn thành một điều gì đó.” “Một quốc gia dễ thương, nhẹ nhàng hơn” Cũng trong thời gian vận động tranh cử năm 1988, ông Bush đã đưa ra viễn tượng một nước Mỹ dễ thương và nhẹ nhàng hơn dưới thời ông làm tổng thống. “1,000 điểm sáng” Cũng trong dịp Đại hội đảng Cộng Hoà toàn quốc vào năm 1988 ông Bush đã đưa ra câu nói trên khi mô tả về Hoa Kỳ như là một quốc gia có nhiều tổ chức thiện nguyện trong cộng đồng “rực sáng tỏa rộng khắp nơi như những ngôi sao sáng đa dạng, giống như cả ngàn điểm sáng trên một bầu trời rộng lớn và an bình.” Chủ trương nhấn mạnh đến tinh thần phục vụ thiện nguyện đã được đẩy mạnh trong suốt nhiệm kỳ của TT Bush qua việc vinh danh một nhân vật nào đó như là Một Điểm Sáng về những đóng góp thiện nguyện của họ trong cộng đồng. Câu nói này sau đó cũng được công chúng hưởng ứng, dẫn đến việc thực hiện một bản nhạc nhưng cũng kèm theo nhiều lời chế riễu, trong đó có việc nhiều người đưa ra những hình ảnh nhiều khu phố xuống dốc thể thảm như là “một ngàn điểm tăm tối” (a thousand point of blight). Mai Loan Houston, Texas, ngày 3/12/2018
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
45
TỬ VI TUẦN
TM
MONTREAL - OTTAWA
Văn phòng Tử Vi Tuyết Lưu Theo lịch thư của Tống Thiều Quang thì trong tuần này các ngày âm lịch sau đây được kể là các ngày tốt nên làm các việc quan trọng: 02, 05. Còn các ngày âm lịch sau đây là ngày bất lợi cho mưu sự nên thận trọng: 07, 08.
Tuổi Mão
Tuổi Tý
Tuần đầu tháng 11 năm Mậu Tuất người tuổi Tý gặp tháng trung bình nên chưa thuận lợi về công việc như ý và cũng chưa giảm hao thoát về tài chính. Đối với nam giới: Tài chính tăng khoản chi cho sửa chữa, lễ lạt và mua sắm. Có chuyện cạnh tranh gây áp lực nơi làm việc hay nơi học hành nên thân tâm mệt mỏi. Sinh hoạt hay di chuyển nên thận trọng. Gia đạo kém êm thắm, với người thân khó tránh mâu thuẫn về ngôn ngữ. Đối với nữ giới: Có thể đau răng hay nhức khớp. Hòa hợp hơn là chịu sự căng thẳng trong giao tế vì có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc làm. Chưa có quý nhân phù trợ trong việc làm hay việc học nhưng cố gắng bản thân đã có kết quả. Hao tốn vì sửa chữa và bảo trì. Đối với các vị cao niên: Có dịp đi xa thăm thân thích hay du ngoạn nhưng ra ngoài nên chừng mực tránh rủi ro. Nhận tin vui về người thân hay về sức khỏe.
Tuổi Sửu
Tuần đầu tháng 11 năm Mậu Tuất người tuổi Sửu gặp tháng tốt hy vọng có biến chuyển thuận lợi nhiều mặt, nhất là về công việc phải hoàn tất như dự định. Đối với nam giới: Việc làm ổn định, trong tuần giải quyết được một khó khăn về công việc phải trì hoãn từ tuần trước. Nhưng chưa thể đầu tư khoản lớn hay đen đỏ vì tài chính mới bước đầu ổn định. Tinh thần có cơ hội giải tỏa áp lực trong các cuộc hội họp, vui chơi. Đối với nữ giới: Tình cảm giao hòa, được người quan tâm và giúp đỡ. Có tin vui về nhà cửa hay về một công tác xã hội hay từ thiện mà mình tham dự. Việc làm ổn định dần và kết quả như ý. Nhưng coi chừng phải tốn tiền sửa chữa nhà cửa hay xe cộ chuẩn bị cho cuối năm dương lịch. Đối với các vị cao niên: Đề phòng cảm cúm. Có quà tặng hay phần thưởng. Được thăm hỏi và săn sóc.
Tuổi Dần Tuần đầu tháng 11 năm Mậu Tuất vận trình của người tuổi Dần gặp tháng trung bình nên chưa êm xuôi cả về sự nghiệp lẫn tài chính. Tuy nhiên, tình cảm giao hòa, tinh thần phấn khởi. Đối với nam giới: Một tuần có áp lực vì công việc bề bộn và tài chính suy thoái, chi nhiều hơn thu. Không nên thay đổi kế hoạch đã dự trù vì việc làm còn có thành quả, và mối lo về sức khỏe giảm. Không nên đi xa trong tuần này và nên giảm tham dự vui chơi để giữ gìn an khang. Đối với nữ giới: Phòng ho suyễn. Tình cảm màu hồng nhưng cần hạn chế cảm xúc cho chừng mực và khoan quyết định quan trọng đổi cũ thay mới. Chưa có cơ hội thăng tiến khiến phải đắn đo suy nghĩ và nhẫn nại chờ thời. Áp lực tiền bạc chưa giảm vì cuối năm dương lịch nhu cầu chi tiêu cao. Đối với các vị cao niên: Tiền bạc eo hẹp vì khoản chi tiêu tăng nhưng hy vọng được tài trợ hoặc nhận tặng vật. Cần thư giãn và lạc quan để bảo đảm sinh hoạt được tri túc, tri nhàn.
46
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
Tuần đầu tháng 11 năm Mậu Tuất người tuổi Mão gặp tháng trung bình nên công việc tạm thời bình ổn nhưng dao động về tài chính chưa chấm dứt. Sinh hoạt nên lấy việc bảo vệ an khang làm trọng. Đối với nam giới: Tiền bạc hao thoát vì chi tiêu nhiều ngoài dự liệu chuẩn bị cho cuối năm 2018. Chưa thể đầu tư khoản lớn vì hoàn cảnh bên ngoài kém ổn định. Sinh hoạt nên thận trọng và chừng mực trong vui chơi. Áp lực công việc giảm nhưng chưa thể đổi việc hay đổi dự án trong thời gian cuối năm. Đối với nữ giới: Được người quan tâm nhưng cũng bận tâm tới người khác. Cần suy tính thận trọng trước nhiều đề nghị hợp tác hay kết bạn hoặc tham dự vui chơi hay đi xa. Tiền bạc dao động nên có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho lễ lạt và giải trí. Đối với các vị cao niên: Phòng cảm cúm. Thể lực có chút suy giảm cần điều độ trong sinh hoạt để giữ tinh thần lạc quan và năng động.
Tuổi Thìn Tuần đầu tháng 11 năm Mậu Tuất vận trình của người tuổi Thìn gặp tháng tốt hy vọng giảm khó khăn về sự nghiệp dù có thử thách về tài chính. Phương châm của tuần này là “dĩ hòa vi quý.” Đối với nam giới: Có nhiều cơ hội cải thiện quan hệ bè bạn và với thân nhân như thăm viếng, giải trí và hội họp. Việc làm hay việc học có sự thay đổi theo chiều hướng có lợi và tạo sự lạc quan. Chưa ổn định về tiền bạc vì dự tính chi nhiều cho lễ hội cuối năm 2018. Đối với nữ giới: Có dịp đi xa, thăm viếng hay du lịch nhưng mọi hoạt động nên chừng mực từ di chuyển tới họp hành và giải trí. Một tuần thành tựu cao nhưng phải lao tâm, lao lực nhiều trước thử thách nhưng có quý nhân giúp đỡ. Tài chính chưa ổn định, tránh đầu tư các khoản bấp bênh và tiêu pha quá mức. Đối với các vị cao niên: Được săn sóc, thăm hỏi, nhận tặng vật. Sinh hoạt và ẩm thực nên thận trọng. Phòng bệnh đường ruột.
Tuổi Tỵ Tuần đầu tháng 11 năm Mậu Tuất vận trình của người tuổi Tỵ gặp tháng trung bình nên về sự nghiệp và tiền bạc có chuyển biến theo hướng hy vọng cải thiện. Phòng cảm cúm. Đối với nam giới: Nên thư giãn và bảo vệ sức khỏe vì có thể ho suyễn hay mệt mỏi do thời tiết thay đổi đột ngột. Nhiều cơ hội vui chơi, giải trí nhưng nên chừng mực. Có đề nghị đổi việc hay đổi ngành nhưng cần thận trọng chọn lựa vì chưa phải lúc thay đổi có lợi về lâu dài. Tài chính tạm ổn định. Cuối tuần khoản chi tăng cao. Đối với nữ giới: Có tin vui như tăng lương hay nhận quà cáp hoặc lời thăm hỏi hoặc chúc tụng. Việc làm chưa nhiều kết quả nhưng hy vọng có cơ may mở đường cải thiện. Tài chính tuy dao động vì sửa chữa hay cho việc hiếu-hỷ nhưng có nguồn phụ như được tài trợ. Đối với các vị cao niên: Phòng ho suyễn hoặc rối loạn tiêu hóa. Một tuần có nguồn vui sum họp và hòa hợp với thân thích
TM
MONTREAL - OTTAWA
Văn phòng Tử Vi Tuyết Lưu Tuổi Ngọ Tuần đầu tháng 11 năm Mậu Tuất vận trình của người tuổi Ngọ gặp tháng xấu nên về công việc và tiền bạc có áp lực gây mối bận tâm. Sinh hoạt mọi mặt nên thận trọng bảo vệ an khang. Đối với nam giới: Phòng ho cảm. Đề phòng tranh cãi, tranh tụng và rủi ro khi vui chơi hay di chuyển. Trí sáng tạo tăng cao, có hướng mới để giải quyết bế tắc nhưng thân tâm phải thêm cố gắng. Tài chính kém ổn định vì chưa có nguồn phụ mà nguồn chính lại giảm, khoản chi lại tăng. Đối với nữ giới: Được người quan tâm nhưng gây mối bận tâm và tạo thêm áp lực trong một tuần phải lao tâm, lao lực. Coi chừng đau nhức gây khó chịu và bực mình. Tài chính chỉ tạm ổn định vì khoản chi chuẩn bị lễ-tết tăng nhiều. Nhiều sáng kiến để thực hiện mục tiêu nhưng chưa có điểu kiện thi hành. Đối với các vị cao niên: Sức khỏe ổn định. Chưa có tin vui về tài chính nhưng có nguồn vui được săn sóc, thăm hỏi. Nhiều cơ hội vui chơi kể cả du lịch hay thăm viếng.
Tuổi Mùi Tuần đầu tháng 11 năm Mậu Tuất người tuổi Mùi gặp tháng trung bình nên có nhiều thay đổi và chuyển biến về tình cảm và sự nghiệp dù chỉ là bước đầu cải thiện. Tiền bạc tạo áp lực hơn tuần trước Đối với nam giới: Tài chính chỉ tạm ổn định, cuối tuần hao tốn hơn đầu tuần. Có cơ hội hòa hợp với người thân và bè bạn. Trong tuần có nhiều chuyển dịch và việc làm có thay đổi theo hướng tích cực dù không bằng tuần trước. Đối với nữ giới: Có dịp thi thố sáng kiến quản trị hay lãnh đạo nhưng việc thực thi bị hạn chế, kết quả không nhiều. Có thể bị dị ứng hay bị rắc rối về răng lợi. Tài chính chưa vượng vì chi nhiều hơn thu cho lễ nghi và tặng vật mà chưa có quý nhân phù trợ và cơ may tới tay. Đối với các vị cao niên: Sức khỏe ổn định, hoàn cảnh vật chất tạm đủ nhưng có tin buồn từ xa hay mất mát tài chính hoăc hư hỏng máy móc.
Tuổi Thân Tuần đầu tháng 11 năm Mậu Tuất người tuổi Thân gặp tháng tốt nên về tài chính hưng vượng hơn, việc làm thoải mái hơn nhưng cần đề phòng cảm cúm hay rủi ro trong sinh hoạt. Đối với nam giới: Hô hấp có chút rắc rối, nên nghỉ ngơi và bỏ chất kích thích. Một tuần thêm lao tâm, lao lực nhưng việc làm hay việc học có kết quả. Khó tránh áp lực do cạnh tranh và từ ngoại cảnh, nên lấy tĩnh chế động. Tiền bạc nguồn chính ổn định nhưng chưa nên đỏ đen, tiêu pha quá mức vì chưa có ngoại tài. Đối với nữ giới: Đề phòng khẩu thiệt thị phi hay rắc rối với pháp luật hoặc phải đi làm răng hay đau, nhức khớp. Tài chính chỉ ổn định vì chi phí cho lễ nghi, giao tế tăng cao. Nhận quà tặng hay tin vui từ thân thích. Đối với các vị cao niên: Có tin vui từ bè bạn và thân thích. Di chuyển cần thận trọng nhất là khi ra ngoài khi tiết trởi thay đổi khắc nghiệt.
Tuổi Dậu Tuần đầu tháng 11 năm Mậu Tuất vận trình của người tuổi Dậu gặp tháng xấu nhìn chung khó ổn định, hơn nữa tình cảm có sóng gió cần “quẳng gánh lo đi mà vui sống.” Đối với nam giới: Tài chính chưa ổn định như ý vì cuối năm dương lịch chi tiêu nhiều cho lễ lạt và giao tế. Việc làm chưa hy vọng có kết quả vì thiếu điều kiện thực hiện. Cần bỏ bớt chất kích thích vì có dấu hiệu mất ngủ hay tinh thần căng thẳng. Được người quan tâm nhưng chỉ gây thêm phiền lụy và áp lực. Đối với nữ giới: Việc làm hay việc học có chút thử thách nhưng chưa được quý nhân hay cơ may phù trợ nên phải thêm lao tâm, lao lực mà kết quả kém khả quan. Nhận được tin không vui trong giao tế hay từ gia đình. Cần nhẫn nhịn và bao dung, chừng mực cảm xúc vì áp lực chỉ tạm thời. Tài chính chưa có dấu hiệu khởi sắc nên “thắt lưng buộc bụng” dù gặp ngày lễ lớn. Đối với các vị cao niên: Tài chính chỉ tạm ổn định. Nên tri túc để thân tâm tránh áp lực, giúp giải tỏa sức ép từ hoàn cảnh và duy trì an khang.
Tuổi Tuất Tuần đầu tháng 11 năm Mậu Tuất vận trình của người tuổi Tuất gặp tháng trung bình có nhiều biến chuyển tạo hy vọng thành công về công việc. Nhưng áp lực tài chính còn căng trong dịp chuẩn bị lễ -tết. Đối với nam giới: Tiền bạc hao thoát kể cả nguồn chính, vì thất thu, và nhu cầu chi tiêu trong giao tế và sinh hoạt tăng cao khó tiết kiệm. Thân tâm có áp lực, vì thiếu cơ hội thực hiện kế hoạch nhưng lại thừa dịp hội họp vui chơi. Sinh hoạt hay di chuyển nên thận trọng nhất là lúc đi xa. Đối với nữ giới: Cần thư giãn và sinh hoạt điều độ vì gặp một tuần nhiều việc, bận rộn, lắm thử thách. Có tin vui về một thương lượng tài chính nhưng sẽ phải chi tiêu nhiều cho việc bảo trì hay sửa chữa máy móc hay nhà cửa và lễ nghi. Coi chừng có mâu thuẫn trong sinh hoạt nhất là trong các cuộc hội họp, vui chơi hay cơ hội giao tế khác. Đối với các vị cao niên: Có cơ hội hòa đồng với sinh hoạt bên ngoài, như với bạn bè, đoàn thể. Di chuyển nhiều, có thể đi xa thăm viếng cho tinh thần thư giãn.
Tuổi Hợi Tuần đầu tháng 11 năm Mậu Tuất vận trình của người tuổi Hợi gặp tháng tốt nên hy vọng có nhiều biến chuyển khả quan về việc làm. Tài chính vượng dần nhưng sức khỏe có chút vấn đề, nhất là có mối lo cho thân thích. Đối với nam giới: Hy vọng có người hợp tác bảo đảm công việc thuận lợi hơn. Tài chính dù vượng nhưng chưa thể đầu tư khoản lớn hay đỏ đen vì khoản chi tiêu khó giảm trong dịp gặp các lễ lớn. Ho cảm trong mùa lạnh có thể gây chút khó khăn cho hoạt động. Đối với nữ giới: Khó khăn tình cảm chỉ giải quyết bằng thông cảm và nhượng bộ. Di chuyển nhiều, có thể đổi nhà, đổi xe hay du ngoạn, du lịch, nhận hay gửi quà cáp, tuy tạo sinh khí hoạt động nhưng khó tránh hao tốn tăng cao, gây áp lực lên thân tâm. Đừng quên tài chính tuy tạm thời ổn định nhưng có khoản chi tiêu khó tránh. Đối với các vị cao niên: Cần điều độ trong vui chơi và trong chi tiêu cũng như trong giao tiếp. Trong sinh hoạt và khi ra ngoài nên duy trì an khang để có một tuần thân tâm thư thái và nhàn lạc.
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
47
NGƯỜI VIẾT RONG
TM
MONTREAL - OTTAWA
BỎ XỨ RA ĐI
NGUYỄN THƠ SINH
G
iữa lúc nhiều người mải mê chuyện Black Friday, chuyện C y b e r M o n d a y, c h u y ệ n Noel… thì đâu đó trên thế giới, hương vị Lễ Noel hình như vẫn là chuyện xa vời. Bởi cuộc sống. Bởi những lo toan. Những tai nạn xui xẻo. Cháy rừng. Súng đạn. Tù tội… Tại Tijuana, biên giới Mỹ-Mễ, Noel không nằm trong suy nghĩ của nhiều người vì họ đang trong cảnh bỏ xứ ra đi, bơ vơ nơi đất khách. Nói đến bỏ xứ, người Việt mình có lẽ đã nếm trải được không ít cảm nghiệm rất thực. Khổ không ai biết. Người ta chỉ nhìn thấy những hào nhoáng bên ngoài, màu xanh của những tờ Mỹ kim, vị ngọt của chocolate những ngày đầu Việt Kiều đem về. Họ nhìn thấy Việt Kiều da dẻ trắng trẻo, cách ăn nói có vẻ ngồ ngộ, đi mua đồ mà cảm ơn người bán, chuyện nhỏ như con kiến mà cứ rối rít xin lỗi, hay trên tay cầm khư khư mảnh rác mà không chịu liệng đại xuống đường… phải đợi tìm được một thùng rác bỏ vô mới chịu. Không nói chuyện người bỏ xứ hay người ở lại ai văn minh hơn, bởi những Việt Kiều không ra nước ngoài sống chưa hẳn sẽ xử sự với phong thái văn minh lịch sự. Còn bà con quốc nội, nếu có dịp bỏ xứ thành công, biết đâu họ cũng sẽ ngồ ngộ như Việt Kiều cho coi. Tóm lại một câu, cách sống của chúng
48
ta luôn chịu ảnh hưởng giao lưu với các nền văn hóa mới; như cách nói dân dã của bà con mình: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. (Nói gì chuyện sống ở xứ người hàng chục năm). Bỏ xứ ra đi có nhiều bối cảnh khác nhau. Có thể do không sống nổi tại một địa phương, dù đó là nơi chôn nhau cắt rốn, người ta lũ lượt gồng gánh bỏ đi. Bỏ xứ có thể do nghẹt thở bởi những đàn áp khắc nghiệt nên họ khao khát được hít thở bầu không khí tự do dân chủ. Dẫu biết có thể là mất mạng, có thể bị hãm hiếp, bị đe dọa, tám phần chết, thế mà họ vẫn liều mình. Bỏ xứ có thể vì mong muốn một đời sống kinh tế khấm khá hơn. Bỏ xứ vì cứ tưởng sẽ có nơi khác đời sống tốt đẹp mỹ mãn như thiên đường, nên họ tìm mọi cách ra đi cho thỏa chí, dù tốn kém biết bao tiền bạc, thậm chí cả tánh mạng… Gần đây sân khấu chính trị Mỹ nói nhiều về những đoàn caravan từ Honduras kéo đến biên giới Mỹ. Họ gồng gánh, bồng bế. Trẻ con có. Người lớn có. Nam phụ, lão ấu. Khát khao của họ là được hưởng quy chế tỵ nạn tại Mỹ. Họ sợ hãi chốn cố hương. Họ bỏ xứ với hy vọng tìm được một nơi yên bình an toàn cho bản thân và gia đình. Họ đi bộ. Cái đói. Cái lạnh. Vốn liếng lận lưng được bao nhiêu (nào ai biết). Họ trực chỉ Bắc tiến đến Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, cái nôi của sữa tươi và bánh mì, đất
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
lành chim đậu. Và họ đi. Họ có lý do của họ. Họ quyết chí dốc tâm. Bỏ xứ đồng nghĩa với bỏ lại những gì họ từng biết, từng quen thuộc. Bỏ xứ là nhắm mắt đưa chân đến nơi xa lạ, đầy dẫy những nguy hiểm với giá đắt phải trả không bàn cãi. (Cũng) có thể họ suy diễn theo hướng tích cực. Chứ nếu chỉ thấy chết, thấy ngõ cụt u ám, tuyệt vọng mù mịt; họ thà chết ở nhà, mắc gì phải mang xương thịt vùi chôn nơi đất lạ. Mà có thể họ được rỉ tai, thêu dệt. Những viễn cảnh tốt đẹp hơn. Không nguy lắm hiểm đâu. Không đi làm sao biết được nguy hiểm hay không? Mỹ là thiên đường. Nếu Mr. Trump có hăm dọa cũng là chuyện giơ cao đánh khẽ. Cứ đi thử xem. Sẽ có thế giới ủng hộ, sẽ có Hội Chữ thập đỏ can thiệp, sẽ có Liên Hiệp Quốc giúp đỡ, sẽ có những triển vọng… Vả lại Mỹ cũng là con người. Hơn nữa họ đi theo đoàn chứ đâu có đi cô lẻ. Ở lại Honduras nguy hiểm rình rập, nói gở, sơ sểnh vẫn mất mạng như chơi. Đã thế, sao lại không đi Mỹ, chứ! Không biết đoàn caravan “vượt biên” có phải đóng tiền lộ phí? Liệu có những đường dây dẫn dắt tổ chức vận chuyển người chuyên nghiệp nào đó hứa hẹn, dỗ ngọt? Thế là bức tranh bỗng trở nên xán lạn hơn. Họ đi. Có chết thì cũng chết với đồng hương. Ở lại, những gì họ nhìn thấy rặt là những ám 08/12/2018
ảnh nhãn tiền. Nay nghe lời rủ rê đường mật, họ càng có thêm nghị lực để lên đường. Cuối cùng họ bỏ xứ. Từ Guatemala, Honduras đến Tijuana dài hơn 6.300 cây số. Họ đi bằng sức mạnh của niềm tin và hy vọng. Trái tim họ ngùn ngụt khí thế lạc quan. Người già và trẻ em. Mệt thì nghỉ tạm đâu đó qua đêm lấy sức. Rồi đoàn caravan lại khởi hành. Đói. Khát. Nóng ban ngày, lạnh ban đêm. Những cơn sốt cao. Thiếu thốn trăm bề. Râm ran những lời cầu nguyện mong cho chân cứng đá mềm, những điều tốt lành sẽ xảy ra. Họ nhẩm đếm những biến cố. Họ tính tháng, tính ngày. Ánh mắt động viên của những kẻ đồng hội, đồng thuyền. Họ được tiếp thêm sức mạnh từ đồng hương cùng cảnh ngộ. Cứ thế. Họ bước đi. Có lúc đã nản chí, tuyệt vọng toan bỏ cuộc. Hay là quay về. Rồi lưỡng lự không biết có nên đi tiếp. Con đường phía trước vẫn dài thăm thẳm, không biết đến nơi có được như ý? Chùng chình. Dùng dằng. Họ mệt mỏi, cảm thấy bất lực
giữa hai quyết định: Về hay đi? Thị trưởng của Tijuana, Juan Manuel Gastelum, tuyên bố sự có mặt của khoảng 5.000 “bộ nhân” (chính xác là 4.976 mạng người) từ Honduras kéo đến đang trở thành khủng hoảng nhân đạo (humanitarian crisis) đối với thành phố cửa khẩu này. Ông kêu cứu Liên hiệp quốc hãy giúp đỡ Tijuana. Cảnh đoàn tỵ nạn ngủ qua đêm trong những lều trại dã chiến (makeshift) tại một sân vận động sau hơn một tháng ròng rã cuốc bộ khiến người ta xốn mắt. Giữa lúc đó Nội các Tổng thống Trump vẫn mạnh mẽ tố cáo họ là phần tử tội phạm, thành viên băng đảng, thậm chí là những kẻ khủng bố. Nhìn những khuôn mặt hốc hác mệt mỏi. Những đứa trẻ ngơ ngác đáng thương. Những người phụ nữ bơ phờ thần sắc. Họ là khủng bố ư? Họ là thành phần băng đảng ư? Họ là tội phạm ư? Hay những gì được mô tả về họ đã bị chính trị hóa, cốt ý tạo ra những làn sóng phẫn nộ
TM
MONTREAL - OTTAWA
hoặc sợ hãi trong dân chúng Mỹ! Một cán sự Sở an sinh Tijuana là Manuel Figueroa cho biết nỗ lực cung cấp nhà xí công cộng, giấy vệ sinh, xà phòng và dầu gội từ phía thành phố cho đoàn tỵ nạn chẳng thấm tháp gì so với khó khăn họ đang đối diện. Ông cho biết chính phủ liên bang đã làm ngơ buộc Tijuana phải lên tiếng kêu cứu Liên Hiệp Quốc. Bác Rene Vazquez, 60 tuổi, một thiện nguyện viên giúp đoàn tỵ nạn cho biết chính quyền liên bang Mexico không quan tâm đến, thậm chí không hỗ trợ hoặc ngăn cản đoàn tỵ nạn nên thành phố Tijuana (1.6 triệu dân) phải hứng
chịu hậu quả vì đây là điểm sát biên giới Mỹ. Thị trưởng Juan Manuel Gastelum cho biết ông sẽ không sử dụng ngân sách của thành phố giúp đỡ những bộ nhân đến từ Honduras. Ông kêu gọi Liên Hiệp Quốc hãy ra mặt đối diện với nan đề này. Hiện tại những thiện nguyện viên như bác Rene Vazquez giúp phân phối bánh pizza và thịt gà nướng từ các nhà hảo tâm dành cho các bộ nhân tỵ nạn Honduras. Được biết đoàn caravan tỵ nạn rời Honduras giữa tháng mười năm nay. Ròng rã những thiếu thốn, song họ luôn được các thị trấn trên lộ trình
Bắc tiến giúp đỡ, đặc biệt là thực phẩm và chỗ ngủ qua đêm; trong đó nhiều thị trấn rất nghèo vẫn cố gắng thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách. Thông thường đoàn caravan chỉ dừng lại một hai đêm. Còn tại Tijuana, quá trình phỏng vấn thanh lọc kéo dài nên đoàn người này sẽ ở đây nhiều tháng trời. Nên Tijuana dẫu có lòng vẫn chẳng thể làm gì khác hơn vì lực bất tòng tâm. Vẫn theo lời Thị trưởng Juan Manuel Gastelum, chính phủ liên bang Mexico gởi 20 tấn hiện vật đến Tijuana nhưng 15 tấn trong số đó là vật liệu hỗ trợ biên phòng, 5 tấn phẩm vật còn lại dành cho đoàn tỵ nạn Honduras. Ông còn trách chính phủ Mexico xem nhẹ lời cảnh cáo của Tổng thống Trump, nếu có biện pháp đóng cửa biên giới Mễ ở miền Nam từ sớm tình trạng này đã không xảy ra. Tóm lại, cảnh tình của đoàn bộ nhân tỵ nạn Honduras thật éo le thay. Họ bỏ xứ. Họ đi tìm con đường sống. Bất luận lý do của họ có chính đáng hay không, cảnh ngộ người tỵ nạn vất vưởng màn trời chiếu đất không thể không khiến người ta chạnh lòng. Dù được các nhà thờ, các hội đoàn và các nhà hảo tâm độc lập nhiệt tình giúp đỡ, cuộc sống của họ vẫn vất vả lắm thay.
Chính quyền tiểu bang Baja California đưa ra danh sách khoảng 7.000 công việc cho đoàn tỵ nạn, nhưng mấy người trong đoàn caravan hội đủ tiêu chuẩn điều kiện yêu cầu? Trong khi đó họ phải ngủ trên nền đất lạnh, chờ 30 phút mới được đi vệ sinh hay lãnh thức ăn. Cuộc sống thật cơ cực biết bao nhiêu. Tại sao họ phải khổ như thế? Theo lời chị Adelaida Gonzalez, 37 tuổi, cùng con trai 15 tuổi bỏ Guatemala City nhập đoàn caravan: Nếu biết khổ thế này, chúng tôi đã không mạo hiểm vượt mọi nguy hiểm để đến đây. Đó là câu chuyện thương tâm của những người bỏ xứ ra đi. Họ mong đợi. Họ hy vọng. Nhìn về tương lai với mơ ước tìm thấy một nơi bình yên lập nghiệp. Một số sẽ may mắn được toại? Một số sẽ ra về trắng tay? Một số khác sẽ bằng lòng tỵ nạn tại Mexico khi biết họ không còn lựa chọn nào khác? Trong số 5.000 bộ nhân ấy, không biết có mấy người may mắn được nhập cư Mỹ, chỉ biết trước mắt, lần đầu tiên trong đời họ nếm trải dư vị cay đắng của thân phận người bỏ xứ lang thang trên đất người giữa lúc mùa Noel đang đến.
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
NGUYỄN THƠ SINH
08/12/2018|
49
THỂ THAO
TM
MONTREAL - OTTAWA
Gregg Gregg Berhalter Berhalter
huấn luyện viên mới của đội tuyển nam Hoa Kỳ
T
heo nhiều nguồn tin từcác cơ quan truyền thông, trong mấy ngày sắp tới, Liên đoàn Túc cầu Hoa Kỳ sẽ chính thức loan báo ông Gregg Berhalter, cựu cầu thủ đội tuyển và hiện đang là huấn luyện viên của câu lạc bộ Columbus Crew, sẽ là huấn luyện viên mới của đội tuyển bóng đá nam Hoa Kỳ. Tiến trình tìm kiếm huấn luyện viên mới được nhiều người cho là kéo dài quá lâu. Kể từ khi huấn luyện viên Bruce Arena từ chức ngay sau khi đội tuyển Hoa Kỳ thua đậm cho đội tí hon Trinidad & Tobago và mất luôn vé để dự World Cup 2018 tính ra cho đến nay là hơn 400 ngày. Trong suốt thời gian này, đội tuyển Hoa Kỳ hầu như chỉ dành nỗ lực chỉnh sửa lại đội bóng, mà việc làm này hợp lý là vì những vấn đề mà đội tuyển Hoa Kỳ vấp phải không chỉ là ở người huấn luyện viên mà còn liên quan đến nhiều thứ khác nữa. Vào Tháng 6, Earnie Stewart được chọn làm tổng giám đốc điều hành của Liên đoàn Bóng đá Hoa Kỳ, và trong những nhiệm vụ còn nhiều lu bu đó là trọng trách đi tìm một huấn luyện viên. Đó là năm tháng trước, và tên Berhalter đã được nhắc đến như là người có triển vọng được mướn nhất vào lúc ấy, và cho đến nay vẫn không có gì thay đổi. Và như mọi người cũng đã biết, chỉ có hai ứng viên duy nhất được phỏng vấn – Berhalter và cựu huấn luyện viên Oscar Pareja của câu lạc bộ FC Dallas. Đầu tuần qua, Pareja về làm huấn luyện viên cho câu lạc bộ Tijuana thuộc liên đoàn Liga MX, và đây được cho là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Liên đoàn Bóng đá Hoa Kỳ đã có quyết định chọn Berhalter rồi. Sự dậm chân tại chỗ trong việc mướn huấn luyện viên cho đội tuyển Hoa Kỳ trong mấy tháng qua chỉ đơn giản là họ chờ cho mùa bóng kết thúc và Berhalter được rảnh rang với đội Crew, và thời điểm đã đến sau khi đội Crew bị loại khỏi vòng tranh vô địch hôm 12 Tháng 11. Cộng thêm hai tuần lễ để bàn thảo về hợp đồng, và nay có thể nói mọi việc đã
50
xong và đội tuyển nam Hoa Kỳ có một huấn luyện viên mới. Việc mướn Berhalter được cho là không có gì đặc biệt nếu đem so sánh với một vài tên tuổi từng được nhắc tới trong năm vừa qua. Đã có lúc huấn luyện viên của câu lạc bộ Atlanta United và huấn luyện viên tương lai của đội tuyển Mexico, Tata Martino, cũng từng là huấn luyện viên của Barcelona và của đội tuyển Argentina, được cho là người có triển vọng. Một tên tuổi khác cũng đã được nhắc tới là Julen Lopetegui, từng là huấn luyện viên cho đội tuyển Tây Ban Nha, câu lạc bộ FC Porto, và nay là huấn luyện viên cho đội Real Madrid. Mặc dù chiếc ghế huấn luyện viên của đội tuyển Hoa Kỳ đã được những tên tuổi lớn của làng bóng đá quốc tế chú ý tới, nhưng phía Hoa Kỳ thì dường như không có nỗ lực thật sự nào trong việc đi tìm một huấn luyện viên giỏi, và cuối cùng chỉ có hai ứng viên là được mời phỏng vấn như nói ở trên. Gregg Berhalter, 45 tuổi, sẽ là huấn luyện viên thứ 37 trong lịch sử của đội tuyển. Việc mướn Berhalter đến vào lúc khi mà đội tuyển Hoa Kỳ đang rất cần một huấn luyện viên toàn thời gian để dìu dắt và hướng dẫn đội bóng chuẩn bị cho World Cup bốn năm tới. Mặc dù Berhalter không có ánh hào quang của một Martino hay một Lopetegui, nhưng ông là một huấn luyện viên được nhiều người nể trọng trong làng túc cầu Hoa Kỳ. Berhalter đã từng thi
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
đấu 44 trận cầu quốc tế cho đội tuyển Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ 1994 đến 2006 và hai lần thi đấu tại World Cup cũng dưới màu áo của đội tuyển Hoa Kỳ. Trong vai trò là cầu thủ, ông chơi cho đội Đại học North Carolina trước khi qua chơi cho một số đội Âu châu và kết thúc sự nghiệp cầu thủ với đội L.A. Galaxy. Sau khi từ giã sân cỏ trong vai trò cầu thủ, ông chuyển qua làm huấn luyện phụ cho đội Galaxy và sau đó được mướn làm huấn luyện viên cho câu lạc bộ Hammarby IF của Thuỵ Điển, tại đây ông huấn luyện cho đội một mùa bóng rưỡi trước khi bị sa thải. Berhalter sau đó trở về lại liên đoàn MLS và huấn luyện cho đội Columbus Crew. Trong năm năm làm huấn luyện viên cho đội Crew, Berhalter đã đưa đội lọt vào vòng tranh vô địch bốn lần, trong đó một lần vào đến chung kết của giải MLS Cup năm 2015. Một trong những lời chỉ trích nặng nhất trong việc mướn Berhalter là người ta lại đưa một nhân vật thuộc liên đoàn nội địa MLS để nắm giữ đội tuyển Hoa Kỳ trong khi có những chọn lựa khác được cho là khởi sắc hơn đang sẵn sàng chờ đợi để được trao trọng trách. (Mặc dù được biết là vào lúc Lopetegui tìm cách liên lạc với Liên đoàn Bóng đá Hoa Kỳ thì việc chọn Berhalter đã được quyết định rồi.) Có một số đông người ủng hộ muốn có một huấn luyện viên với nhiều kinh nghiệm của bóng đá Âu
châu để một lần nữa dìu dắt đội tuyển, và điều này cũng có lý do của nó là vì ngày càng có nhiều cầu thủ trẻ trong đội tuyển Hoa Kỳ chơi cho các câu lạc bộ Âu châu. Tuy nhiên, sau lần thất bại, đặc biệt là trong mấy năm cuối của thời Jurgen Klinsmann làm huấn luyện viên, dường như có sự thúc đẩy từ bên trong nội bộ của Liên đoàn Bóng đá Hoa Kỳ để mướn một nhân vật nào đó mà mọi người cảm thấy quen thuộc và có thể dễ dàng làm việc chung. Một chỉ trích khác nữa cho rằng Berhalter có sự liên hệ thân thuộc – có người anh trai Jay Berhalter hiện là giám đốc điều hành của Liên đoàn Bóng đá Hoa Kỳ - và vì vậy đã được mướn. Nhưng đây sẽ không trở thành vấn đề nếu như Berhalter mang lại những kết quả cụ thể mà nhiều người mong đợi. Nếu như Berhalter cũng thất bại – như đã xảy ra cho cả Klinsmann lẫn Arena – và nếu như vẫn không bị sa thải thì sự liên hệ này chắn chắn sẽ bị soi mói. Tuy nhiên, những điều lo ngại trên có thể để qua một bên chờ một ngày khác bàn tới. Điều quan trọng là nay đội tuyển Hoa Kỳ có một huấn luyện viên mới. Trong khi Berhalter không hẳn là một lựa chọn gây nhiều phấn khởi, ông hiện vẫn còn là một huấn luyện viên tương đối trẻ với con đường dài sự nghiệp huấn luyện viên còn đang ở phía trước và có nhiều hy vọng là ông sẽ mang đến cho đội tuyển sự tươi trẻ và những ý tưởng mới lạ. Ông sẽ được đánh giá qua việc làm, và ông có được một thế hệ cầu thủ trẻ trung đầy tài năng để giúp ông đạt được thành công. Nếu không còn điều gì khác, ta có thể coi việc tìm kiếm huấn luyện viên đã xong và nên bắt đầu chú trọng tới bóng đá trở lại. Với Berhalter nay nắm giữ ghế huấn luyện viên, đội tuyển Hoa Kỳ có thể lật sang trang mới và bắt đầu một thời kỳ mới, để sự thất bại vì không được tham dự World Cup và một năm mất phương hướng lại phía sau, hãy cố gắng lấy lại niềm tin và hướng về tương lai. HUY VŨ
08/12/2018
TM
BẠN GÁI NHỎ TO
MONTREAL - OTTAWA
Trả lại phù vân HỎI: Câu chuyện tôi sắp đem hỏi bà nó xưa như trái đất nhưng cách người ta ứng xử trong hoàn cảnh này rất khác nhau. Tôi muốn vấn kế với bà để có thêm một nhận định hay ý kiến mà tôi tin rằng thường khá khách quan và công bằng, để tôi được yên tâm với quyết định của mình. Gia đình tôi gồm vợ chồng và 3 con, hai trai một gái, vượt biên tới Mỹ năm 1985. Chồng tôi vốn là sĩ quan quân lực VNCH, ngành công binh tạo tác. Gia cảnh đông người, vốn liếng cầm hơi không có, cũng chẳng nhờ vả được ai nên anh không đi học lại như lời khuyên của bạn bè tới trước mà đăng báo làm công việc sửa chữa nhà cửa. Biết nghề, khéo tay, lại chăm làm và uy tín, cứ người nọ giới thiệu người kia, công việc gạt ra không hết. Tôi ở nhà lo công chuyện bếp núc, con cái, đưa đón và kèm học các cháu. Chẳng bao lâu dư ăn, dư để, chúng tôi hùn hạp, mua nhà cũ sửa lại bán. Gặp thời, phất lên như diều, anh làm không kịp thở. Sẵn cơ hội, chúng tôi khuếch trương qua cả lãnh vực nhà hàng. Trời thương, đụng đâu cũng ra tiền. Sang chỗ này, mở chỗ khác, dễ dàng như ăn cơm sườn. Hơn 20 năm chèo chống, con cái khôn lớn, nên người, cũng vừa lúc đánh hơi thấy tình hình địa ốc bắt đầu có dấu hiệu sa sút, nhà tôi ngừng tay, chỉ còn giữ lại cơ sở sửa chữa tư gia do anh làm chủ để kiếm tiền lẻ và cũng để thợ thuyền, những người thân tín từng đồng cam cọng khổ với anh có kế sinh nhai. Có thời giờ rộng rãi, chúng tôi đi du lịch, đi chơi. Nhớ quê, nhớ thân quyến, chúng tôi về Việt Nam lần đầu tiên năm 2008. Với riêng tôi, chỉ một lần là đủ. Cảnh cũ, người xưa, tất cả đều thay đổi, khiến tôi cảm thấy buồn bã hơn là lúc chưa về. Ráng đi với anh thêm một lần thứ hai vào dịp Tết cùng năm đó rồi tôi quyết định không về nữa.
Tuy vậy, với anh thì Việt Nam quá vui. Không phải là tôi không tự cảnh báo mình về nguy cơ khi để chồng đi VN một mình nhưng tôi tin anh là người đàn ông kiên tâm, có trách nhiệm và tự chủ, chưa kể anh còn có cái tánh sợ dơ gần như là bất trị, nhìn đâu cũng thấy đầy vi trùng. Trong tình cảnh như vừa nói, thực sự tôi đã không học được chữ ngờ. Tệ hơn nữa, từ xưa tới nay, chồng tôi lo bao biện gia đình nên anh cũng là người nắm kinh tế. Mặc dầu trương mục ngân hàng có tên tôi nhưng tôi không có nhu cầu kiểm soát hoặc lui tới ngân hàng vì anh luôn đưa tiền mặt rộng rãi cho tôi xài và vì tôi rất tin tưởng anh. Chừng thấy anh coi bộ đắm đuối ở VN, tôi mới mở coi thư của nhà băng và thấy anh rút ra những số tiền quan trọng. Tôi lập tức gọi điện thoại kêu anh về và dọa nếu anh không về ngay, tôi sẽ bay qua. Tất nhiên là anh về nhưng để nói với tôi rằng anh đã chu toàn bổn phận với gia đình. Tôi cũng như các con đã và luôn có đủ mọi thứ cần thiết, vậy hãy biết điều để cho anh có tự do sống và làm những gì mà trải qua gần hết đời người, anh vì bổn phận, trách nhiệm, đã phải hy sinh. Trước sự thật quá phũ phàng, bản thân tôi lại là cô giáo, cộng thêm đầu óc theo mới của đám con, nói rằng chúng tôn trọng tự do của ông bố, tôi đành thuận nghiệp, để ông đi theo sở thích của ông. Chúng tôi chia tài sản hiện có làm 3 phần, một cho anh, một cho tôi và một cho 3 đứa con. Sau đó, anh xách vali về VN. Anh sống ra sao, làm gì bên đó, tôi nhắm mắt, bịt tai, coi như không biết, không liên quan gì đến tôi. Phần tôi ở lại bên này, tôi tìm vui với các cháu nội ngoại, làm vườn, trồng hoa, đi chùa, đi du lịch gần xa với bạn già, làm thiện nguyện, đọc sách báo, nghe nhạc... Cuộc sống đang tạm yên ổn thì nhà tôi trở về, tuy chưa hẳn thân tàn ma dại nhưng cũng rất tang thương. Anh cho biết bị tiểu đường, cao áp
huyết, bị viêm gan, sức khỏe sa sút nhiều nên muốn về Mỹ chữa trị. Anh ngỏ ý muốn được ở một phòng trong ngôi nhà 4 phòng tôi vẫn giữ, hứa sẽ không phiền hà gì tôi cả, chỉ như một người thuê nhà thôi. Dĩ nhiên là tôi từ chối, với lý do tôi cần sự yên tĩnh trong tâm hồn để có đủ sức mạnh và sự tinh tấn chấp nhận cuộc sống anh đã đẩy tôi vào 3 năm trước đây. Ngày đó, anh đã từ bỏ gia đình một cách quyết liệt, giờ đây, anh cũng nên có sự quyết liệt với chính mình mà đừng làm phiền vợ con nữa. Mặc dầu vậy, ngoại trừ đứa con gái của tôi lấy chồng xa, không có ý kiến, hai cậu con trai của tôi đều muốn tôi phải đón cha chúng về vì theo chúng, dù có lỗi lầm thế nào chăng nữa thì nay ông cần gia đình giúp đỡ, tôi không nên đóng cửa chính ngôi nhà ông đã tạo dựng nên. Tôi cảm thấy rất khó xử nên dự tính sẽ xin lên công quả ở chùa, nếu có phước duyên, sẽ xuống tóc xuất gia luôn, trả lại cho trần gian mọi của cải phù vân, mọi buồn phiền, tranh chấp thật không đáng gì. Trước khi thực hiện một quyết định quan trọng như vậy, sực nhớ đến bà, tôi vội viết thư này, mong bà góp ý giùm. Cám ơn bà vô cùng và kính chúc sức khỏe. Vân Nguyễn TRẢ LỜI: Tục ngữ nước ta có câu: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.” Ðọc thư bà, thấy được cái tâm an tịnh, đưa tới chánh niệm tinh tấn, sẽ giúp bà tìm ra con đường an lạc ngay trong cõi đời này. Thuyền qua sông chở nặng, vứt bớt đồ đạc đi để thuyền khỏi chìm là một quyết định khôn ngoan. Nhiều phần trăm tôi sẽ đồng thuận với quan điểm “bỏ của chạy lấy người”của bà. Tuy nhiên, cũng giống như bà, trước khi làm một quyết định quan trọng nhường ấy, có lẽ chúng ta cũng nên nhìn lại một lần cuối cùng, kỹ lưỡng hơn, cái nơi chúng ta sắp rời bỏ, coi sự chia tay có thực sự bắt buộc không hay còn những lựa chọn khác? Coi chuyến đi
sẽ đưa mình về đâu, có đúng là nơi mình muốn đến chăng? Trở lại câu tục ngữ dẫn ở đầu thư, nếu đàng nào bà cũng đã muốn lánh mình ra khỏi cõi đời nhiều phiền trược này, phủi tay trả hết buồn vui cho người đời, lên chùa quy ẩn, thì tu ở nhà, bà có nhiều cơ hội gieo duyên lành cho người xung quanh hơn là khép cửa để tu riêng mình nơi chốn thiền môn. Thấu hiểu sự yếu đuối của con người trước nghiệp lực lôi cuốn, để từ bi hỷ xả, chính là con đường giác ngộ giúp bà tháo gỡ mình ra khỏi sự giày xéo của lòng sân hận, có lẽ tốt cho thân tâm hơn là lấy oán báo oán, oán ấy chồng chất, không bao giờ giải trừ được uất khí, bà có lên chùa, cũng khó mà viên mãn hạnh tu lắm. Ðến đây, tôi lại mạn phép xin nhắc bà một câu nói ở cửa miệng dân gian: “đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại,” để ủng hộ ý kiến của hai cháu trai. Sự thật, đối với lỗi lầm ông đã gây ra, bà trừng phạt ông cách nào cũng xứng đáng cho ông cả và đó là chuyện ăn miếng trả miếng rất thường tình. Tuy nhiên, nếu làm được hơn thế, hơn cái thường tình, bà có thấy thỏa lòng hơn không? Cho dù nợ gối chăn, ông cam tâm bội ước song lúc ra đi, ông nhà đã làm được cái việc tối thiểu là công bằng với vợ con trong sự san sẻ những đồng tiền mồ hôi nước mắt được ghi nhận là do công sức của cả hai vợ chồng cùng tạo dựng. Mai kia mốt nọ rời khỏi cõi đời, mọi người ra đi với hai bàn tay trắng, tâm linh sẽ càng thanh thản hơn khi trút bỏ hết gánh nặng thất tình lục dục để nhẹ nhàng bay vào cõi trời an tịnh. Trong giai đoạn chuyển tiếp, nếu nhất đán bà chưa kịp chuẩn bị mình, bà có thể tiếp tục đi du lịch nếu điều kiện cho phép, đi thăm con cháu, đi chùa làm công quả để dần dần gây nhân lành cho những ngày sắp tới. Có phước báu đem cho là hiếm lắm, không phải ai cũng được vậy đâu. Kính chúc bà thân tâm thường lạc để tinh tấn việc tu tập của người Phật tử.
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
BÙI BÍCH HÀ
08/12/2018|
51
VIẾT TỪ SÀI GÒN
TM
MONTREAL - OTTAWA
TAI NẠN GIỮA ĐƯỜNG SGCN
- Chính mắt tao trông thấy chồng mày đi với một con nọ, tao mà nói xạo cho xe cán tao. - Tới tháng sau mà em không trả nợ cho anh thì trời đánh em chết. - Tôi mà tiết lộ chuyện bí mật của bà cho người thứ ba biết thì tôi sẽ chết bất đắc kỳ tử. … Chủ nhân của những lời lẽ trên toàn là người khỏe mạnh, tính tình cẩn thận, không bao giờ xay xỉn, ra ngoài đường lúc trời mưa to gió lớn, không bao giờ… vi phạm luật giao thông… nên mới dám thốt ra những lời thề độc địa như vậy. Thế nhưng dù những người cả đời tử tế ăn hiền ở lành vẫn không dưng gặp tai nạn từ… trên trời rớt xuống (!) Đúng nghĩa từ trên trời rơi xuống là những thứ rớt đâu chẳng rớt, đang yên ổn lại rớt đúng đầu người chẳng may đúng lúc đó, đi qua đúng nơi đó, nếu không bị thương cũng tử vong oan ức. Tại Hà Nội, một khung sắt từ công trình xây dựng bất ngờ rơi xuống khiến một phụ nữ mất mạng và một người đàn ông bị thương. Khổ quá người phụ nữ mất mạng lại là một bà mẹ trẻ độc thân để lại con gái mới 6 tuổi. Một thanh sắt khác dài 4 mét từ tầng 16 rơi xuống làm chết một người đi đường... Những tai nạn này rõ ràng do các công trình xây dựng không bọc lưới kỹ nên sắt thép mới bay lượn tự do như vậy. Cho nên đi ngoài đường nhìn thấy nhà cửa đang xây nên né né đi xa xa cho an toàn. Dù sao đó là đang đi lơ ngơ trên vỉa hè sát với công trường, đằng này ở Ninh Bình, một chiếc taxi đang chạy trên đường, tức là cũng xa xa chứ không sát rạt nơi đang xây dựng, thì thanh sắt được dùng làm xà gồ để dựng cốt pha đổ bê tông phần mái rơi xuống xuyên nóc xe khiến người đàn ông chết tốt ngay trước mặt vợ con, khi hai vợ chồng trên đường đưa con đi khám bệnh. Công trường xây dựng thường phủ bạt che chắn, thế nhưng có một món không bạt nào che nổi nên luôn luôn thò ra và gần đây liên tiếp gây tai nạn. Do chỗ nào cũng thấy các công trình xây cất mọc ra ngay giữa phố xá đông đúc chật chội nên chiếc cần cẩu cao vòi vọi chọc lên trời xanh được ví như thần chết lơ lửng trên đầu.
52
Cả nước như một đại công trường với các tòa chung cư cao tầng vội vã tranh nhau mọc lên, kéo theo đó là các tay cẩu vươn dài vắt vẻo hàng chục mét trên cao khiến người đi đường nhìn lên hết hồn. Ở Hà Nội, khi tài xế đang cẩu cát lên cao thì dây cáp đứt, hàng tấn cát đổ xuống đè lên một sinh viên đang chạy xe máy qua. Tại Hải Phòng, cũng cần cẩu, dĩ nhiên không có bạt phủ, bạt chỉ ngăn chặn gạch cát bụi bặm rơi vãi, chứ cỡ cần cẩu thì chịu thua, bạt không thể vươn tới. Vả lại, phủ bạt khi cần cẩu rơi xuống, bạt xỏa ra còn nguy hiểm hơn. Thành ra cần cẩu khi ngã xuống vắt ngang đường khiến một người đi đường vong mạng, người khác bị thương. Tại Nghệ An, cũng một cần cẩu đổ gục khiến ba mẹ con chết thảm… Ngoài ra còn giàn giáo đổ sụp, thậm chí nhà đang xây sửa, balcon vẫn có thể đổ xuống khơi khơi… Nguyên nhân một phần do số tiền phạt không bao nhiêu nên người ta vẫn vi phạm. Nhà thầu tiết kiệm tối đa, làm ăn cẩu thả, thậm chí chấp nhận đóng phạt một cách dễ dàng nên tai nạn trời ơi từ các công trình xây dựng vẫn xảy ra thường xuyên, luật bị lờn khó mà sửa đổi. Tuy nhiên tai nạn xảy ra giữa đường nhiều nhất phải kể đến tai nạn xe cộ ngày nào cũng vài vụ lớn nhỏ. Ở Kiên Giang, cha mẹ chở hai con tới ngã tư đèn đỏ, dừng xe lại trước vạch trắng đàng hoàng chờ tới lượt đèn xanh thì bị xe ben đằng sau quẹo cua tông thẳng khiến một bé tử vong. Phải chi vượt đèn đỏ tai nạn cũng đáng tội, đằng này theo đúng luật
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
lệ giao thông vẫn gặp nạn mới ức chứ. Bà cụ đang đứng ở phần hành lang dành cho người đi bộ trên cầu Tân Việt Hòa ở Đồng Tháp, bị thanh niên chạy xe máy lao như gió tông bà xuống sông chết tốt. Cũng thế, tại Lâm Đồng, ông cháu bước dạo trên lề đường hẳn hoi, chứ không phải do lề đường bị xe nước sâm, sạp bún riêu... chiếm dụng mà đi lấn xuống lòng đường, bỗng xe tải ở đâu lạc tay lái leo thẳng lên lề tông chết hai ông cháu. Một phụ nữ đang đi bộ trên vỉa hè ở Thanh Hóa cũng bị xe của cảnh sát trật tự đâm vào gây thiệt mạng. Một người đàn ông đang ngồi uống nước giải khát thảnh thơi trên vỉa hè ở Phú Yên, thì xe rơ moóc bỗng đâu xuất hiện, lao lên hè tông trực diện chết một cách oan uổng. Không đi đâu cả, không hề ló mặt ra ngoài mà ngồi yên trong nhà đóng cửa kín mít vẫn không được Diêm vương buông tha vì xe ben đổ cầu Nhị Thiên Đường bị đứt thắng, lao thẳng vào nhà khiến hai người chết và nhiều người khác bị thương. Gần đây là vụ ở Bình Phước vào giấc 4 giờ sáng, một xe bồn chở xăng va chạm với xe ba bánh chở nước đá đã lật sang bên kia đường làm đổ xăng, cháy một dãy nhà dân và làm chết 6 người gồm một gia đình 4 người và một gia đình 2 người. Xe húc cả dọc thì xảy ra thường xuyên vì đường sá lúc nào cũng dày đặc. Nhà cửa mọc chi chít như nấm, người như dòi, xe cộ như mắc cửi nên mỗi khi đụng xe, rất dễ xảy ra tai nạn dây chuyền. Xe khách giường nằm chạy tới vòng xoay An
Lạc (quận Bình Tân) đụng xe tải, sẵn trớn đâm vào con lươn giữa đường, lôi ngã hàng loạt xe máy đang dừng đèn đỏ kéo lê nằm la liệt trên đường. Bây giờ ra ngoài đường, thôi thì mắt nhìn mũi, chớ ngó quanh ngó quất ngắm cảnh ngắm người mà dễ gặp họa chứ chẳng chơi. Một thanh niên ở Trà Vinh dắt bộ chiếc xe máy hết xăng, một thanh niên khác trong quán nghe tiếng động, chạy ra nhìn anh chàng đạp xe mãi không nổ. Người mình chuyện gì cũng hiếu kỳ mà, hình như cuộc đời chẳng bao giờ được vui nên chuyện gì cũng thao láo nhảy vào coi, xem như được giải trí trong chốc lát, gặp đám đánh nhau như trúng số bu đen bu đỏ vòng trong vòng ngoài. Cho là bị nhìn đểu nên anh hư xe tức mình gây sự, anh đứng nhìn chẳng vừa, lấy luôn vỏ chai bia xông vào đánh khiến anh hư xe tử vong và người bạn đi cùng bị thương nặng. Khổ quá tai bay họa gió, chắc tại anh đạp xe hoài không nổ, dắt bộ quãng đường dài mệt nhoài nên dễ phát bẳn và anh kia không cho phép ai phát bẳn với mình. Chỉ là đừng nhìn thôi mà mà một mạng người cũng đi toong! Cùng nguyên nhân, một thanh niên ở Nha Trang trở thành hung thủ giết người chỉ vì cho rằng người chạy xe ngược chiều nhìn đểu mình Ở Hải Phòng, một thanh niên đi ngang, chỉ lỡ đứng lại nhìn vào phòng karaoke mà bị cả nhóm người truy sát đến tử vong. Tiệm karaoke là nơi ăn chơi (!), giống như quán ăn, quán nhậu, dễ phấn khích phát sinh gây gổ dẫn đến đánh đấm nhau. Thế nhưng khơi khơi ở ngoài đường, chẳng va chạm cũng không hiềm khích, hai nhóm thanh niên ở Bạc Liêu lao vào ẩu đả làm một người chết, một trọng thương, mười mấy người bị bắt giam chỉ vì nguyên cớ là “nhìn thấy ghét”… “Nhìn đểu” là một chữ đơn giản giải thích cho các cuộc gây hấn vô cớ, lãng xẹt. Đúng là hiện nay ra ngoài đường chẳng những mắt nhìn mũi, chớ nhìn ngang ngó dọc ngắm quang cảnh chung quanh mà miệng cũng phải tự dán băng keo mới mong yên thân, không thì hậu họa xảy ra nhanh như chớp không ngờ. Tại Đà Nẵng, anh bán xe nước mía ngoài vỉa hè, đã nổi nóng khi nghe khách chê ly nước bán mắc hơn giá bình thường, thế là rủ người đánh
TM
MONTREAL - OTTAWA
trước sự bàng hoàng của nhiều người trong gia đình. Trường hợp khác, đang chơi dưới sân khu chung cư ở Hà Nội, bé gái năm tuổi bị “vật thể lạ” rơi trúng đầu, dẫn đến trọng thương. Những “vật thể lạ” từ trên trời rơi xuống như thế này không là chuyện lạ chút nào ở các chung cư VN. Không phải chỉ rác rến, vỏ hoa, quả, giấy bánh kẹo tiện tay thả xuống mà ngay cả nhưng vật có thể gây thương tích như dao, thớt… tử các cửa sổ các tầng cao cũng cứ bay vèo vèo xuống chẳng cần biết dưới đất có ai. Ở Long An, cho rằng một người chết anh khách hàng dám cả gan nói mắc! Tại Thủ Đức, do bị một chiếc xe máy từ đằng sau chạy vượt làm văng vũng nước mưa lên người, hai bên sinh mâu thuẫn. Kết quả một người chết và hai anh em dắt tay rủ nhau vào tù. Có lẽ là cuộc sống quá căng thẳng khiến người ta dễ nổi nóng, không giữ được bình tĩnh tới nỗi chỉ là hai anh bạn ngủ nhà người quen ở Quảng Bình, lời qua tiếng lại thì dẫn đến mâu thuẫn cự cãi nhau. Một anh đuối lý không cãi được, bèn xuống bếp vác con dao bầu lên chém anh kia chết liền tại chỗ. Vô vàn những lý do tai nạn từ ngoài đường dẫn vào tới trong nhà. Ở Trà Vinh, hai ông bạn sau chầu nhậu chở nhau về nhà, hỏi thăm đường nhưng ông nọ chỉ dẫn lòng vòng không hiểu. Tức mình, một ông ra quyền đánh chết ông chỉ đường cho khỏi nghe dài dòng lôi thôi. Tương tự, khi hỏi địa chỉ quán cà phê nhưng ông bảo vệ lớn tuổi, lãng tai lại người miền ngoài nên nói khó nghe. Một thanh niên cho rằng ông bảo vệ “láo” nên lao đến đấm đá ông tới chết. Có vẻ cuộc sống thật hỗn loạn và mạng người vô nghĩa. Lại chuyện khác ở Hà Tĩnh, một
quen biết có tướng đi và cách ăn nói khó ưa nên một thanh niên đã lợi dụng đường vắng, đeo khẩu trang rồi ép xe để chém cho bõ ghét người đó. Không kể xiết những tai nạn giữa đường như trên xảy ra. Dường như trong mỗi người, nhất là các thanh niên máu nóng, đều chứa đựng một “anh hùng rơm” nên chỉ cần xảy ra mâu thuẫn nho nhỏ, xa vài cây số cũng bùng nổ thành án mạng như chơi. Tai nạn giữa đường không thể nào lường được. SGCN
thanh niên can ngăn đám đánh nhau ngoài đường. Khi về nhà, nhóm thanh niên chạy theo xông vào đánh anh thanh niên bị thương nặng dẫn đến tử vong. Những việc như thế này xảy ra rất nhiều và khắp nơi. Cứ vậy trách chi còn ai dám làm Lục Vân Tiên thời nay nữa. Chẳng lẽ cứ “Giữa đường thấy chuyện bất bình làm ngơ”, ngoảnh mặt chỗ khác cho yên thân?! Say xỉn thì khỏi nói rồi, ma men đưa lối dẫn đường người ta tới hậu họa không thể tưởng tượng nổi. Ở Gò Vấp, đám người nhậu nhẹt rồi tiểu vào cổng nhà người dân gần đó. Khi bị nhắc nhở, nhóm này rủ nhau kéo đến, mở chốt cổng lao vào chém chủ nhà trọng thương. Ở Bà Rịa, thấy bạn đánh người khác, thanh niên can ngăn thì bị bạn bảo: “Mày là bạn tao không bênh tao mà lại đi bênh người khác à”, rồi lấy dao đâm một nhát khiến nạn nhân tử vong. Trong lúc ngồi nhậu, cả hai tranh cãi về việc con bò trên lon nước tăng lực là đực hay cái, hậu quả 1 người mất mạng, người còn lại ngồi tù trong ân hận. Xin tô thịt cầy không được mà còn bị dượng rể mắng nhậu nhẹt không lo làm ăn, Đảo chạy về nhà lấy dao quay lại đâm chết dượng rể
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
53
PHỤ NỮ
TM
MONTREAL - OTTAWA
Thách thức “mùa rụng tóc”
Vào những ngày cuối năm, thời tiết trở nên hanh khô. Các tuyến dầu ở chân tóc hoạt động kém khiến tóc bị thiếu độ ẩm cần thiết dẫn đến dễ gãy rụng. Thời điểm giao mùa này thường được gọi vui là “mùa rụng tóc”. ELLE có những cách chăm sóc tóc từ thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng rụng tóc vào những ngày cuối năm. Gội đầu đúng cách
Ngay hôm nay hãy từ bỏ thói quen gội đầu với nước nóng! Vì nước nóng có thể làm hỏng tóc bạn tương tự như các sản phẩm tạo kiểu dùng nhiệt. Bạn nên gội đầu bằng nước thường để giúp tóc giữ được độ ẩm và độ đàn hồi tự nhiên. Nên tạo bọt dầu gội với nước trước khi để lên tóc. Điều này sẽ hạn chế chất tẩy có trong dầu gội bào mòn trực tiếp lên chân tóc của bạn. Khi gội đầu nên massage da đầu nhẹ nhàng thay vì chà xát quá mạnh sẽ khiến tổn thương chân tóc. Di chuyển các ngón tay theo vòng tròn nhỏ khi gội đầu. Một sai lầm thường gặp là sử dụng conditioner lên cả da đầu. Thói quen này khiến da đầu dễ tích tụ bã nhờn. Chỉ nên xài dầu xả từ giữa đến cuối tóc và rửa sạch sau 5 phút.
54
Nâng niu mái tóc nhiều hơn
tóc. Giúp tóc phát triển tốt hơn nhờ cung cấp những dưỡng chất thiếu yếu sâu bên trong. Cũng có thể tự làm các loại dầu gội từ thảo dược như bồ kết, vỏ bưởi, hương nhu… Dưỡng tóc với dầu dưỡng
Nhiệt từ máy sấy thổi làm hỏng tóc cũng giống như máy ép tóc. Vì vậy, nên hạn chế tối đa việc sấy tóc. Nếu vẫn thấy việc sấy tóc là cần thiết, thì lau tóc bằng khăn khô hoặc ngồi trước quạt. Khi tóc khô tự nhiên khoảng 70% thì có thể sấy tóc. Cách này giúp lớp biểu bì của tóc đã đóng lại, giảm tác hại của nhiệt gây ra. Nên dùng lược có răng cưa lớn và không nên chải tóc khi tóc còn đang ướt. Khi tóc ướt sợi tóc sẽ rất yếu, chải tóc lúc này sẽ làm tóc thêm gãy rụng. Lựa chọn sản phẩm phù hợp
Trong giai đoạn chuyển mùa này nên ưu tiên các loại dầu gội có chiết xuất từ thảo dược. Các sản phẩm chăm sóc tóc từ nhiên nhiên sẽ tránh làm mất đi lượng dầu tự nhiên của
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
Các loại dầu dưỡng như dầu dừa, dầu ô liu, dầu castor, dầu gạo luôn là dưỡng chất tuyện vời cho mái tóc vào những ngày cuối năm. Có thể massage bằng đầu ngón tay với một chút dầu dưỡng từ thân tóc đến ngọn tóc. Để trong khoảng 30 phút rồi gội cho tóc sạch dầu thừa. Mặt nạ chăm sóc tóc từ tự nhiên Phục hồi tóc hư tổn với mặt nạ dâu tây: Dâu tây với hàm lượng vitamin
C cao, giúp kiểm soát lượng dầu thừa trên tóc hoàn hảo. Mật ong giúp điều chỉnh độ pH tự nhiên của da đầu. Dưỡng chất từ dầu dừa sẽ nuôi dưỡng tóc từ bên trong giúp phục hồi mái tóc bị hư tổn. Mặt nạ trái bơ dưỡng ẩm và hạn chế gãy rụng hiệu quả: Trái bơ từ lâu đã được sử dụng trong các liệu pháp làm đẹp bởi hàm lưỡng dinh dưỡng cao. Hỗn hợp chăm sóc tóc từ thiên nhiên gồm có trái bơ + sữa tươi + dầu ô liu là công thức hoàn hảo dành riêng cho những bạn gái có mái tóc khô ráp. Tóc bóng mượt với mặt nạ chuối: Chuối giàu kali, vitamin, chất chống oxy hóa và các loại dầu tự nhiên. Khi kết hợp cùng với mật ong và dầu hạnh nhân, hỗn hợp sẽ giúp tăng độ đàn hồi tự nhiên cho tóc. Giúp tóc mượt mà, óng ả. Detox cho mái tóc khoẻ mạnh hơn với mặt nạ yogurt: Công thức chăm sóc tóc từ thiên nhiên này sẽ giúp thanh lọc da đầu và sợi tóc bị tích tụ bụi bẩn và dưỡng chất thừa ngày qua ngày, mang lại mái tóc mềm mượt bồng bềnh. Có thể thêm vài giọt tinh dầu bạc hà để tăng hiệu quả.
TM
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
MONTREAL - OTTAWA
Pháp trả lại một số di sản nghệ thuật lấy của Benin
Đ
iện Elysée ra thông báo cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã quyết định trả lại 26 tác phẩm nghệ thuật mà chính phủ Benin đang đòi. Đây là bước đầu tiên trả lại “chiến lợi phẩm” thời thuộc địa. Cộng hòa Benin là một quốc gia gần 11 triệu dân có tên cũ là Dahomey nằ m ở phía tây Phi Châu. Thông báo được đưa ra vào tối 23/11, không lâu sau khi công bố báo cáo đề nghị sửa đổi Luật Di sản, nhằm cho phép hoàn trả các tác phẩm văn hóa cho các nước châu Phi. Đây là bước đi đầu tiên của Pháp nhằm chứng minh quyết tâm thực thi những gì đã nói. Trong chuyến thăm Burkina Faso hồi tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Macron từng tuyên bố: “Di sản của châu Phi không thể chỉ để nằm trong các bộ sưu tập và viện bảo tàng tư nhân châu Âu”. Ông đồng thời yêu cầu nữ sử gia nghệ thuật người Pháp Benedicte Savoy và học giả - nhà văn người Senegal Felwine Sarr nghiên cứu trình báo cáo về vấn đề này. Sau thời gian nghiên cứu, soạn thảo, hai vị này đã đệ trình báo cáo đề nghị sửa đổi Luật Di sản, nhằm cho phép hoàn trả các tác phẩm văn hóa nếu các hiệp định song phương đã ký giữa Pháp và các nước châu Phi có đề cập các nội dung liên quan. Sự thay đổi trong quy định sẽ được áp dụng riêng đối với các tác phẩm nghệ thuật hiện đang được lưu giữ tại các viện bảo tàng và đã được “chuyển từ lãnh thổ ban đầu trong thời kỳ thuộc địa của Pháp”. Trong quyết định vừa công bố tối 23/11, Dinh Tổng thống Pháp cho biết 26 tác phẩm sẽ được trao trả cho Benin ngay lập tức. Tuy nhiên có một cản trở là vấn đề pháp lý do luật pháp
Pháp nghiêm cấm chính phủ nhượng lại tài sản nhà nước, ngay cả trong các trường hợp tài sản đó có được do cưỡng đoạt. Học giả - nhà văn người Senegal Felwine Sarr, đồng tác giả của báo cáo, giải thích về việc trao trả: “Một trong những cách hay nhất là làm nhà kho bền vững cho các tác phẩm đó và đặt trong các viện bảo tàng của Benin. Quá trình này cũng là lúc chờ đợi dự luật Di sản sửa đổi được Quốc hội Pháp phê chuẩn theo lịch trình”. Nữ sử gia Benedicte Savoy ngợi khen quyết định từ Tổng thống Macron: “Ta có thể so sánh sự kiện này với việc bức tường Berlin sụp đổ”. Giám đốc các viện bảo tàng ở nhiều nước châu Phi đã lên tiếng hoan nghênh báo cáo kêu gọi Pháp trao trả hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật bị đưa ra khỏi châu lục trong thời kỳ thuộc địa trước đây. Những người ủng hộ trao trả các tác phẩm nghệ thuật vốn bị mua bán, trao đổi hoặc đánh cắp trong thời kỳ thuộc địa đã nhiệt liệt hoan nghênh khuyến nghị được nêu trong báo cáo. Bà Marie-Cecile Zinsou - Giám
đốc Quỹ Nghệ thuật Zinsou ở Cotonou (Benin), cho biết: “Dường như chúng ta chỉ còn một bước nữa là có thể tái hiện lại lịch sử của mình và cuối cùng có thể chia sẻ nó trên lục địa”. Chia sẻ cảm xúc trên, Giám đốc Viện Bảo tàng Nền văn minh châu Phi ở Dakar (Senegal), ông Hamady Bocoum cũng nhận định: “Đây là một quyết định tuyệt vời, phản ánh bước tiến của lịch sử”. Tuy nhiên, những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật lo ngại động thái này có thể khiến nhiều viện bảo tàng châu Âu trở nên trống trải. Ngoài ra, câu hỏi đặt ra là liệu các tác phẩm nghệ thuật này có an toàn sau khi trở về cố quốc, hay sẽ bị đánh cắp hoặc không được bảo tồn đúng quy cách. Theo các chuyên gia, khoảng 85-90% di sản văn hóa của châu Phi hiện đang “lưu trú” ở nước ngoài, đặc biệt là tại châu Âu. Hiện có khoảng 90.000 tác phẩm nghệ thuật của châu Phi đang được lưu giữ trong các bảo tàng tại Pháp, trong đó khoảng 70.000 tác
phẩm tại Viện Bảo tàng Quai Branly ở Paris do cựu Tổng thống Jacques Chirac - một người ngưỡng mộ nghệ thuật châu Phi và châu Á - thành lập. Đây là những “chiến lợi phẩm” lấy về từ châu Phi trong giai đoạn từ năm 1885 đến 1960. Các chuyên gia Pháp cho biết Việ n Bảo tàng Welt ở Vienna (Áo) đang lưu giữ 37.000 hiện vật có nguồn gốc từ các nước phía Nam
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
sa mạc Sahara và Viện Bảo tàng Hoàng gia Bỉ về Trung Phi ở Tervuren đang lưu giữ 180.000 hiện vật. Tổng thống Macron cũng e ngại quyết định của mình gây khó chịu cho một số quốc gia châu Âu khác nên đã đề nghị cuộc gặp làm việc sâu hơn với một số quốc gia đang sở hữu các tác phẩm nghệ thuật có được theo cách tương tự của Pháp.
08/12/2018|
55
THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY
TM
TT Duterte bị chỉ trích vì kế hoạch lập “biệt đội tử thần” Những người cánh tả và một số nhà lập pháp ở Philippines tuần qua chỉ trích Tổng thống Rodrigo Duterte đang làm trầm trọng thêm tình trạng sợ hãi khi tuyên bố sẽ thành lập “biệt đội tử thần” nhằm tiêu diệt những thành viên của Quân đội nhân dân mới (NPA), lực lượng từng thực hiện các cuộc nổi dậy nhỏ lẻ ở Philippines trong nhiều thập kỷ qua. Theo Reuters, ông Duterte tuyên bố các sát thủ của ông sẽ loại bỏ “những con chim sẻ” của NPA, đội quân từng sát hại cảnh sát trong những năm 1970-1980. Tổng thống Philippines nói: “Tôi sẽ tạo ra những con chim sẻ của chính mình: biệt đội tử thần Duterte”. Hiện chưa rõ đội quân “chim sẻ” của NPA còn hoạt động hay không. Jose Maria Sison, một cựu lãnh đạo đối lập đang sống lưu vong, phủ nhận sự tồn tại của những sát thủ “chim sẻ” và cho rằng Duterte lấy đó làm cái cớ để giết phiến quân Maoist bị nghi nổi dậy. Ông cũng so sánh kế hoạch này với chiến dịch chống ma túy của Duterte đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Sison nói: “Ông ấy tự cho mình lý do để thành lập biệt đội tử thần riêng. Bất cứ ai bị nghi ngờ đều có thể bị giết vì cảnh sát được phép giết người”.
Tổng thống Rodrigo Duterte
Các nhóm nhân quyền cho rằng phát biểu hiếu chiến của Duterte là “tín hiệu đèn xanh” cho cảnh sát giết những người bị nghi ngờ là tội phạm. Những người thuộc nhóm cánh tả Bayan cho rằng Duterte “kích động những vụ giết người nhằm vào các nhà phê bình chính phủ, những người bảo vệ nhân quyền và những người bị chính phủ mặc định là Maoist”. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana, ý tưởng “biệt đội tử thần” của Duterte sẽ được xem xét, nhưng kế hoạch cần có nguyên tắc chỉ đạo hoạt động và giám sát rõ ràng. Lorenzana cho biết: “Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ càng bởi rất dễ dẫn đến nguy cơ lạm dụng hoặc phạm sai lầm trong những hoạt động bí mật như vậy” .
MONTREAL - OTTAWA
Starbucks không cho khách vào trang web khiêu dâm Từ năm 2019, bất cứ ai dùng wifi miễn phí của chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks tại Mỹ sẽ bị chặn truy cập các trang web khiêu dâm. Theo trang Business Insider, chuỗi quán cà phê Starbucks, tiếp nối chuỗi thức ăn nhanh McDonald, đưa ra quyế t đị nh cấm nội dung khiêu dâm dưới sức ép của một chiến dịch vận động online với hàng chục ngàn người tham gia. Một đại diện Starbucks thông báo: “Để bảo đảm an toàn mà vẫn chào đón khách hàng, chúng tôi đã có giải pháp ngăn chặn nội dung khiêu dâm trong chuỗi cửa hàng Starbucks và sẽ áp dụng tại Mỹ trong năm 2019”. Chiến dịch vận động do Tổ
chức EIE phát động, thu hút hơn 26.000 người ủng hộ tính đến hôm 29/11. Chiến dịch cho rằng hệ thống Starbucks hơn 14.500 cửa hàng trên khắp nước Mỹ phải chịu trách nhiệm “vì thất hứa trong việc lọc nội dung khiêu dâm và khiêu dâm trẻ em khỏi mạng wifi công cộng”. Quả thật, Starbucks đã hứa từ năm 2016 nhưng đến nay mới thực hiện do áp lực lần này quá lớn. Trong khi đó , trang web người lớn YouPorn phản ứng gay gắt sau khi nghe tin Starbucks cấm khách hàng xem phim sex qua wifi. Công ty này ra thông báo dọa sẽ cấm tất cả nhân viên của họ uống các sản phẩm của Starbucks trong văn phòng.
Vua Hòa Lan làm phi công lái Boeing Vua Willem-Alexander của Hòa Lan đã khiến các hành khách ngạc nhiên khi trở thành phi công phụ trên một chuyến bay tới Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Daily Mail, Quốc vương Hòa Lan đã làm phi công phụ trên chuyến bay mang số hiệu KLM 163 của hãng hàng không Hoàng gia Hò a Lan từ sân bay Schiphol của Amsterdam tới sân bay Ataturk ở Istanbul vào hôm 24/11. Chỉ có phi hành đoàn KLM được báo trước về sự xuất hiện của Vua WillemAlexander trên chuyến bay kéo dài 2 tiếng 50 phút. Tuy nhiên, một vài hành khác đã nhận ra vị vua 51 tuổi khi họ lên máy bay. Hành khách Can Unsalan bà y tỏ : “Không phải ngày nào bạn cũng đượ c một vị vua lái máy bay chở đi. Thật là một kỷ niệm không thể nào quên đối với tôi”. Can Unsalan cho biết anh “hơi lo lắng” khi biết rằng
56
Vua Willem-Alexander
Vua Willem-Alexander chỉ là phi công bán thời gian nhưng khẳng định việc cất cánh và hạ cánh đều rất suôn sẻ, đồng thời sẽ viết một bức thư để “cảm ơn ông ấy”. Toàn bộ 131 hành khách
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
cuối cùng đã được thông báo về sự có mặt của Quốc vương Hòa Lan khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Ataturk. Ông cũng cầm lái trên chuyến bay từ Istanbul về Amsterdam. Thự c tế , Vua Willem08/12/2018
Alexander đã làm phi công cho KLM hơn 20 năm. Ông thừa kế ngai vàng từ mẹ, Nữ hoàng Beatrix vào năm 2013 và thường tự lái chiếc phi cơ hoàng gia Fokker 70 mỗi khi công du nước ngoài.
Vì thời gian bay chưa đủ để có được bằng lái nên đức vua đã đồng ý với hãng hàng không Hoàng gia Hòa Lan KLM rằng ông sẽ điều khiển những chiếc Fokker 70 của hãng tới những điểm đến tại châu Âu. Tuy nhiên, chính phủ Hòa Lan sẽ sắm một chiếc Boeing 737 mới cho hoàng gia vào năm 2019 nên quốc vương lại phải lấy bằng lái mới. Dự trù, ông sẽ phải tiếp tục lái chiếc Boeing 737 cho KLM 150 giờ bay một năm để có được bằng lái. Vua Willem-Alexander từng nói rằng ông hiếm khi bị hành khách nhận ra khi mặc đồng phục, đặc biệt từ khi an ninh trên các chuyến bay được thắt chặt sau các vụ tấn công 11/9. Ông cho biế t: “Trước vụ 11/9, cửa buồng lái để mở. Hành khách thường bước vào để xem và họ ngạc nhiên khi thấy tôi ngồi đó”.
TM
MONTREAL - OTTAWA
Quốc vương Mã lai kết hôn với hoa khôi Nga
Vua Muhammad V tổ chức đám cưới với Oksana Voyevodina ở rạp hát giao hưở ng Barvikha, tạ i một trong những vùng ngoại ô đẹp nhất Moscow hôm 22/11. Theo Moscow Times, Quốc vương Malaysia 49 tuổi mặc đồ truyền thống, còn cô dâu 25 tuổi mặc váy cưới trắng đính đá lấp lánh,
vây quanh là các cô phù dâu trong bộ váy xanh nhạt, tay cầm hoa trắng. Các trang tin của Malaysia cho hay cô dâu đã cải đạo sang Hồi giáo và đổi tên thành Rihana Oxana Gorbatenko hồi đầu năm. Voyevodina đăng quang Hoa khôi Moscow năm 2015, từng làm người
mẫu chuyên nghiệp tại Trung Quốc và Thái Lan. Cô là con gái của một bác sĩ chỉnh hình ở miền Nam nước Nga. Tuy nhiên, chưa rõ cô gặp nhà vua 49 tuổi của Malaysia trong dịp nào. Vua Muhammad V hiện đang trong thời gian tạ m rời nghĩa vụ hoàng gia vì lý do sức khỏe cho tới cuối năm nay. Trước cuộc hôn nhân này, ông từng kết hôn với một thành viên của hoàng gia Malaysia. Hai người ly hôn năm 2008 và tới năm 2016, ông trở thành vị vua Malaysia đầu tiên trong lịch sử lên ngôi mà không có hoàng hậu. Cung điện quốc gia Istana Negara chưa đưa ra công bố chính thức nào dù là xác nhận hay bác bỏ thông tin này, mặc dù đây là một vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm.
Taylor Swift là người có ảnh hưởng nhất Twitter 2018
Taylor Swift
Theo trang Billboard, với số bài đăng không nhiều nhưng nộ i dung tí ch cự c, nữ ca sĩ Taylor Swift đã qua mặt nhiều tên tuổi ‘làm mưa làm gió’ trên Twitter để trở thành người có ảnh hưởng nhất năm 2018 của mạng xã hội này. Trong năm nay, công chúa nhạ c đồ ng quê chỉ đăng 13 dò ng tweet, nhưng các chuyên gia tại công ty phân tích truyền thông xã hội Brandwatch cho biết các bài đăng của Taylor Swift tạo
được ảnh hưởng lớn nhất trong số những người nổi tiếng. Swift ghi được điểm “người ảnh hưởng” lên tới 98/100 điểm. Số điểm được tính dựa trên nhiều thước đo của Brandwatch, trong đó có lượng retweet (chia sẻ), số bình luận, số người theo dõi, cũng như số lượng những người có ảnh hưởng khác tương tác với tài khoản. Taylor Swift, 28 tuổi, có 84 triệu người theo dõi trên Twitter. Trong khi đó, về nhì
là cựu thành viên nhóm nhạc One Direction - nam ca sĩ người Anh Liam Payne (97 điểm), với 33 triệu người theo dõi. Trong bảng xếp hạng của nam, Payne là người đàn ông có ảnh hưởng nhất trên Twitter năm 2018. Đồng hạng ở vị trí thứ ba là các nhân vật có đồng số điểm 96, gồm: Tổng thống Mỹ Donald Trump (56 triệu người theo dõi), nữ ca sĩ Katy Perry (108 triệu người theo dõi), Kim Kardashian West (59 triệu người theo dõi) và Demi Lovato (57 triệu người theo dõi). Nam ca sĩ Justin Bieber, người đứng đầu danh sách của người nổi tiếng nam năm ngoái, về vị trí thứ 3 trong năm nay, với 95 điểm và 105 triệu người theo dõi. Anh vượt cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, người cũng đồng số điểm nhưng ít hơn 2 triệu người theo dõi.
Chi 855.000 đô để mua đá Mặt trăng Ba mẫu đá nhỏ đưa về từ Mặt trăng vào năm 1970 đã được bán với mức giá 855.000 Mỹ kim tại phiên đấu giá ở thành phố New York. Các mẫu đá này được thu thập từ Mặt trăng trong chuyến thám hiểm không gian Luna-16 của Liên Xô, và có giấy tờ xác nhận có thể bán cho tư nhân Theo Reuters, người mua là một nhà sưu tập không được nêu tên tại Mỹ. Bà Cassandra Hatton đại diện nhà đấu giá Sotheby’s cho biết đây là vật phẩm vô cùng hiếm hoi từ Mặt trăng được bán đấu giá. Bà Hatton nó i: “Các bạn
không thể mua hoặc bán các vật liệu từ Mặt trăng trừ khi có giấy tờ chứng minh nó có thể bán cho tư nhân. Theo tôi biết thì từ trước đến nay chỉ có các mẫu đá này có giấy tờ đó”. Được thu thập từ Mặt trăng trong sứ mệnh Luna-16 của Liên Xô, các mẫu đá này đã được tặng cho bà Nina Ivanova Koroleva, vợ của cựu Giám đốc chương trình không gian Liên Xô Sergei Pavlovich Korolev. Thông qua Sotheby’s, chúng từng được bán lại cho một nhà sưu tập người Mỹ không rõ danh tính vào năm 1993 với giá 442.500 Mỹ kim.
Thiết bị chứa 3 mẫu đá nhỏ thu được từ Mặt trăng /// Reuters
Bữa tiệc một gia đình gây cháy gần 20.000 hecta rừng Một sĩ quan Hoa Kỳ dùng súng bắn vào hộp chất nổ theo tập quán thông báo cho bạ n bè biế t giới tính con tương lai, nhưng lại gây ra đám cháy rừng lớn. Cơ quan Kiểm lâm Mỹ tuầ n qua công bố đoạ n video cho thấy nguyên nhân gây ra đám cháy thiêu rụi hơn 19.000 hectare rừng ở tiểu bang Arizona với tổng thiệt hại hơn 8 triệu Mỹ kim hồi tháng 4 năm ngoái. Theo tin CNN, video được quay vào ngày 23/4/2017, trong bữa tiệc gia đình được sĩ quan biên phòng Mỹ Dennis Dickey tổ chức tại một khu hoang mạc gần thung lũng Green, tiể u bang Arizona để tiết lộ giới tính của đứa con mà vợ anh này đang mang thai. Trong video, Dickey 37 tuổi, dùng súng trường bắn vào chiếc hộp lớn có ghi dòng chữ “con trai” và “con gái”. Chiếc hộp trúng đạn và nổ tung, tỏa ra đám khói
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
màu xanh, cho thấy Dickey sắp có một cậu con trai. Tuy nhiên, chất nổ Tannerite mà Dickey nhồi vào hộp đã lập tức gây cháy những đám cỏ khô xung quanh và lan rộng, trong tiếng hét của một người đứng gần đó: “Thu dọn đồ đạc mau!” Dickney ngay lập tức thông báo với nhà chức trách về đám cháy nhưng đã quá muộn. Ngọn lửa lan nhanh đến rừng quốc gia Coronado gần đó và biến thành đám cháy Sawmill Fire, thiêu rụi một phần lớn diện tích rừng thuộc tiểu bang Arizona, buộc nhà chức trách huy động lính cứu hoả từ ít nhất 20 trạm tới để chiến đấu với hỏa hoạn trong suốt một tuần. Dickey sau đó bị bắt và nhận tội hồi tháng 9 vừ a qua và bị phạt 5 năm tù treo. Anh cũng bị yêu cầu bồi thường hơn 8,1 triệu Mỹ kim, bắt đầu với khoản 100.000 Mỹ kim và trả dần hàng tháng sau đó. 08/12/2018|
57
CÂU CHUYỆN THẦY LANG
TM
MONTREAL - OTTAWA
Đường với sức khỏe BÁC SĨ NGUYỄN Ý- ĐỨC
M
ặc dù đường cho vị ngon và được nhiều người ưa thích, nhưng sự lạm dụng chất ngọt, nhất là đường trắng sucrose có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe. Sau đây là những điều nên biết khi sử dụng đường: a- Đường trắng không có giá trị như các thực phẩm khác, không mang lại chất bổ dưỡng cho con người, ngoại trừ một lượng calorie khá cao và một số bất lợi. b- Sau khi ăn, đường được chuyển ngay vào máu, biến thành glucose, làm ta cảm thấy như có nhiều sinh lực, thoải mái. Nhưng chỉ vài giờ sau cảm giác đó mất đi, và được thay thế bằng sự mệt mỏi, uể oải, gắt gỏng... Nguyên do là khi thấy đường trong máu đột nhiên lên cao, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách ra lệnh cho tụy tạng sản xuất thêm insulin để cân bằng đường trong máu. Dưới tác dụng của insulin, đường giảm xuống mau, đôi khi dưới mức bình thường, năng lượng cũng theo đó bớt đi. Vì vậy, những người có gene bệnh tiểu đường không kiềm chế được sự lên xuống bất thường này của đường và rất dễ mắc bệnh. c- Đường các loại đều đưa tới hư răng, sâu răng vì phản ứng hóa học giữa đường và dịch vị miệng tạo ra chất chua, làm hỏng men răng. Đồng thời chất ngọt cũng tạo ra môi trường rất tốt cho vi khuẩn trong miệng tăng sinh, đưa tới nhiễm trùng răng miệng. Chất ngọt dính trong răng càng lâu thì răng càng mau hư và hư nhiều. Cho nên ta cần súc miệng, đánh răng càng sớm càng tốt sau khi ăn. d- Đường có nguy cơ gây mập phì vì cung cấp nhiều năng lượng. Sau khi ăn, năng lượng của đường được cơ thể dùng ngay thay cho năng lượng từ các chất dinh dưỡng khác. Khi không dùng đến, các chất dinh dưỡng này sẽ được tích trữ dười dạng mỡ béo, lâu dần dẫn đến béo phì. Đó cũng là kinh nghiệm dân gian: “ngọt môi một phút, mông mỡ suốt đời”. Cho nên, không phải chỉ có chất béo mới làm ta mập như nhiều người vẫn tưởng, mà những món ăn ngọt như cà rem, bánh, kẹo cũng góp phần gây ra béo phì. Kết quả một nghiên cứu kéo dài hai năm về việc uống nước giải khát của 548 học sinh từ 11- 12 tuổi tại
58
tiểu bang Massachusetts, được công bố vào năm 1997, cho hay nếu uống thêm một chai nước ngọt mỗi ngày thì nguy cơ béo mập ở các em tăng lên đến 60%. Nước ngọt sử dụng trong nghiên cứu này gồm các loại nước uống chế biến như nước soda thường, Hawaiin Punch, lemonade, Kool-Aid, nước trà ngọt và nhiều loại nước trái cây khác. Vấn đề này đã được bác sĩ John Yudkin, thuộc trường Đại hoc London, trình bầy chi tiết từ năm 1972 trong tác phẩm “Sweets and Dangerous” (Các chất ngọt và nguy cơ). Ông lưu ý rằng đường đã được thêm vào mọi đồ ăn, nước uống của trẻ em và đã gây ra chứng béo phì ở lớp tuổi này. Theo bác sĩ Phillp James, nước giải khát mau tiêu, nên người ta uống nhiều, uống liên tục, do đó họ tiêu thụ một số calories đáng kể. Theo bác sĩ France Bellisle, thuộc Viện Nghiên Cứu Y khoa và Sức khỏe (Institute of Health and Medical Research) bên Pháp, có nhiều bằng chứng về liên hệ trực tiếp giữa việc sử dụng chất ngọt và nguy cơ béo phì ở trẻ em. Béo phì ở trẻ em cũng được coi như có thể gây ra bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư và phong thấp khớp về sau này. e- Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy là những sắc dân nào ăn nhiều đường, đồng thời lại ăn nhiều mỡ, đều có tỷ lệ cao về các chứng bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường. g- Đường có thể gây ra đầy hơi làm khó chịu bao tử vì phản ứng lên men. Bác sĩ Anthony Cerami, một chuyên viên về bệnh tiểu đường, còn cho là đường làm ta mau già vì đường lên cao làm hư hao tế bào trong cơ thể. h- Đường cũng được coi như làm
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
tăng nguy cơ đưa tới các bệnh do nấm độc (yeast infection), nhất là ở vùng cơ quan sinh dục nữ giới. i- Ngoài ra, thức ăn có những vị ngon riêng biệt của nó. Khi thêm nhiều đường vào thì hương vị của thức ăn bị lu mờ đồng thời sự nhạy cảm của vị giác với thức ăn cũng bị tê liệt. k- Mật ong, đường vàng, mật mía... đều gây phản ứng insulin như nhau, không khác gì đường trắng mà ta dùng hằng ngày. Tuy trong mật ong, đường vàng, mật mía có một chút khoáng chất và sinh tố nhưng số lượng quá nhỏ không đáng kể. Ngoài ra, mật ong và mật mía đôi khi chứa chất độc thiên nhiên ở các loại nhụy hoa mà ong hút để làm mật hoặc từ đất trồng mía. Đường hóa học
Năm 1985, hãng thông tấn UPI (United Press International) của Hoa Kỳ có loan tin là Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã ngưng không uống cà phê với đường trắng hoặc đường hóa học. Theo ông, không có lý do gì để thêm đường hóa học vào cà phê mà không biết thành phần của nó ra làm sao. Đó cũng là ý kiến của nhiều người khác. Lý do là các đường này không có một giá trị dinh dưỡng nào, mà chỉ mang lại vị ngọt đánh lừa, thỏa mãn khẩu vị người thích của ngọt và quyến dụ họ ăn nhiều chất ngọt hơn. Các loại đường hóa học, còn gọi là đường nhân tạo hay chất làm ngọt nhân tạo (artificial sweetener), được tạo thành bằng phương pháp tổng hợp. Tất cả đều ngọt hơn đường trắng tinh chế tới vài trăm lần, lại có rất ít calorie, nên thường được dùng để tránh béo phì và thay thế đường trắng khi bệnh nhân tiểu đường muốn dùng
chất ngọt. Có ba loại đường hóa học thường dùng: cyclamates, saccharin và aspartame... Nhiều nghiên cứu cho hay đường tổng hợp có thể gây ra một số phản ứng bất lợi cho sức khỏe. a- Cyclamates Loại đường này bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1950, đến năm 1969 thì bị cấm hẳn tại Hoa Kỳ vì nghi là có thể gây ung thư, khuyết tật ở trẻ sơ sinh và có tác dụng xấu vào bộ phận sinh sản của súc vật đực. Tại Canada, loại đường này vẫn được phép dùng trong một số mục đích hạn chế. b- Saccharin Saccharin xuất hiện rất sớm, từ năm 1879 và được dùng phổ biến vào các thập niên 1950, 1960. Năm 1977, saccharin bị cấm hẳn ở Canada vì những kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chất này có thể gây ra ung thư bàng quang ở loài chuột. Tại Hoa Kỳ, lệnh cấm saccharin cũng đã được ban hành, nhưng do tính cách phổ biến của nó, Quốc hội Hoa Kỳ đã chuẩn thuận cho phép lưu hành trên thị trường với điều kiện là phải kèm theo một nhãn cảnh báo người tiêu dùng về rủi ro của đường này. Vả lại cũng chưa có một dẫn chứng khoa học nào xác định nguy cơ gây ung thư của saccharin ở người, mà chỉ chuyện của chuột mà thôi! Saccharin được biết tới qua tên thương mại Sweet’N Low, đựng trong túi giấy mầu hồng. Hóa chất này ngọt hơn đường trắng tới 300 lần, và có vị hơi đắng, không bị nhiệt tiêu hủy, dễ hòa tan trong nước, giữ được lâu mà không hư. Saccharin không được cơ thể hấp thụ, không cung cấp một lượng calorie nào, và toàn bộ được thận bài tiết ra ngoài. c- Aspartame Trên thị trường, nhóm đường này được bán với tên là Nutrasweet hoặc Equal, dựng trong gói giấy màu xanh, và đã được quảng cáo như một chất ngọt tự nhiên, không nhân tạo như saccharin. Đây là một tổng hợp của hai amino acid: aspartic acid và phenylamine. Aspartame được dùng rất nhiều trong nước ngọt có gas, ngũ cốc chế biến khô, cà phê tan liền, hỗn hợp cocoa, món tráng miệng... Người dùng nhiều
MONTREAL - OTTAWA CÂU CHUYỆ N THẦY LANG TM
aspartame thường hay than phiền chóng mặt, nhức đầu, mắt mờ, mau quên, kinh nguyệt không đều, tính tình thay đổi. Trẻ em thì quá năng động, hay gây gổ. Cũng có ý kiến e ngại là hóa chất này có thể tăng nguy cơ cơn kinh phong. Nghiên cứu khác cho hay aspartame làm giảm hóa chất kiểm soát, điều hòa sự ngon miệng trong não bộ, do đó có thể khiến ta thèm ăn chất ngọt nhiều hơn. Một vấn đề đáng lưu ý là phụ nữ có thai dùng chất ngọt này thì chất phenylalamine có thể được chuyển sanh thai nhi, làm tổn thương não bộ. Đây là trường hợp người mẹ bị bệnh bẩm sinh phenylketonuria (PKU),
không chuyển hóa được chất phenyalamine quá cao. Bác sĩ Harvey Levy tại bệnh viện Nhi Khoa ở Boston cho là thương số trí tuệ của trẻ em này có thể giảm. d- Acesulfam Potassium Hóa chất này ngọt hơn đường sucrose tới hai trăm lần và cũng có vị hơi đắng. Đường bán với tên Sunsett, Ace-K, Sweet One Đường được nhiều người dùng trên khắp thế giới, trong nước uống, món ăn, trong kẹo cao su. e- Sucralose. Ngày 1 tháng 4 năm 1998, Cơ quan Quản lý Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) chính thức cho phép loại đường hóa học có tên là sucralose được lưu hành rộng rãi
trên thị trường. Mặc dù sinh sau đẻ muộn, mới được tung ra thị trường, nhưng sucralose đã được niềm nở đón tiếp vì nó an toàn cho mọi giới, ngay cả phụ nữ có thai, nuôi con bằng sữa mẹ và an toàn cho cả trẻ em. Sucralose là loại đường hóa học duy nhất được làm ra từ đường tự nhiên, nhưng có độ ngọt hơn đường tinh chế đến 600 lần. Mặc dù vậy, khi đưa vào cơ thể, loại đường này không cung cấp calorie và không bị biến hóa. Sucralose không có vị đắng như các đường hóa học khác và có thể dùng làm gia vị trong nhiều món ăn, thức uống. Trên thị trường, đường này được bán với tên là Splenda. g- Acesulfam K. Hóa chất này được làm ra ở Đức và đã dùng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới trước khi được dùng ở Hoa Kỳ, với tên thương phẩm là Sunette. Đường này có độ ngọt hơn đường trắng tới 200 lần và được dùng trong nước uống, kẹo cao su, làm bánh và cho thêm vào thực phẩm trước khi nấu nướng. Ngoài ra, còn có các đường hóa học khác như Poyols, Alitame, Neotame, Stevia, Beflora, Cyclamate, Stevioside, Thaumatin, Dihydrochalones, Glycyrhizin, L-Sugars...
Kết luận
Với những bất lợi của đường như đã nói, liệu có nên loại bỏ đường ra khỏi khẩu phần hằng ngày hay không? Thực ra một chút đường mỗi ngày cho hương vị ly cà phê thêm đậm đà cũng không rủi ro gì. Nhưng cần phải biết rằng, cơ thể ta không bao giờ thiếu đường vì các chất dinh dưỡng khác đều có thể được chuyển hóa thành glucose. Hơn nữa, nếu thích ăn ngọt, ta có thể ăn các thực phẩm thiên nhiên có vị ngọt như các loại trái cây. Một miếng dưa hấu. một quả cam, một trái chuối không những mang lại khá nhiều đường mà còn nhiều chất khác như chất xơ, sinh tố, khoáng chất... Những đường này lan ra trong cơ thể một cách từ từ nhẹ nhàng chứ không tạo ra cảm giác “lên cao xuống thấp” bất chợt như đường trắng tinh chế. Ngoài ra, các chất ngọt khác như còn mật ong, mật mía cũng có nhiều chất ngọt tương đối tốt lành mà ta có thể dùng thay cho đường tinh chế. Vì như đã nói, đường tinh chế nhìn thì đẹp, mà khi ăn nhiều lại không mấy tốt cho sức khỏe.
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
BÁC SĨ NGUYỄN Ý ĐỨC
08/12/2018|
59 59
TRONG LÀNG GIẢI TRÍ
TM
Bốn đại cao thủ Trung Quốc hội ngộ trên màn bạc Hoàng Phi Hồng, Hoắc Nguyên Giáp, Trần Chân, Diệp Vấn chinh phục thời gian hội ngộ trong dự án phim “Huyền thoại Kung Fu”. Trong phim, bốn đại cao thủ tình cờ du hành thời gian và gặp nhau ở thời hiện đại. Vốn có cá tính mạnh, họ bất hòa ban đầu nhưng sau đó hợp tác để chống kẻ xấu. Tác phẩm do Lưu Trấn Vĩ đạo diễn đan xen các tình huống hài hướ c khi nhóm cao thủ tương tác với người thời nay. Hoàng Phi Hùng (Triệu Văn Trác đóng) là anh hùng nổi tiếng ở Quảng Đông vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tài năng, lòng hào hiệp của võ sư khiến nhiều nhà làm phim tái hiện chân dung ông trên màn ảnh. Có đến hơn 100 phim về Hoàng Phi Hồng,
trong đó Thành Long và Lý Liên Kiệt từng đóng vai này. Triệu Văn Trác hóa thân nhân vật từ Hoàng Phi Hồng 4 (1993) sau khi Lý Liên Kiệt rời dự án. Anh tham gia phần bốn, năm của loạt phim (1993, 1994), sau đó tiếp tục đóng chính trong loạt phim Hoàng Phi Hồng (1996). Diệp Vấn (Đỗ Vũ Hàng đóng) là bậc thầy võ Vịnh Xuân, giới thiệu rộng rãi môn này ở Hong Kong vào thế kỷ 20. Ông còn nổi tiếng với vai trò sư phụ của ngôi sao Lý Tiểu Long. Trước Huyền thoại Kung Fu , Đỗ Vũ Hàng từng thủ vai này trong The Legend Is Born - Ip Man (2010), dự án được phát triển độc lập với loạt phim Diệp Vấn có Chân Tử Đan đóng chính. Hoắc Nguyên Giáp (An Chí Kiệt đóng) là võ
sư sáng lập Tinh Võ Thể dục hội - tổ chức quảng bá võ thuật Trung Quốc. Cái chết bí ẩn của ông vào năm 1910 khi mới 42 tuổi gây đau thương làng võ nước này. Trên màn ảnh, Hoắc Nguyên Giáp được mô tả là người hùng bảo vệ danh dự người Trung Quốc trước thế lực nước ngoài. Đóng vai này trong phim mới là An Chí Kiệt - diễn viên nhiều năm tham gia phim võ thuật. Khác với ba võ sư trên, Trần Chân (Trần Quốc Khôn đóng) là nhân vật hư cấu - đệ tử Hoắc Nguyên Giáp, có võ nghệ cao cường và tinh thần bất khuất giống sư phụ. Diễn viên Trần Quốc Khôn sinh năm 1975, được chú ý nhờ ngoại hình giống Lý Tiểu Long. Anh cũng học Tiệt Quyền Đạo môn võ của ngôi sao quá cố sáng tạo.
MONTREAL - OTTAWA
Trương Bá Chi sinh con với triệu phú Singapore Sina đưa tin nữ diễn viên Trương Bá Chi vừa sinh em bé thứ ba vào ngày 25/11. Gia đình cô hiện từ chối xác nhận tin tức này. Mẹ Trương Bá Chi chỉ nói “cảm ơn” khi nhận được lời hỏi thăm từ phóng viên. Tối 29/11, Apple Daily tiếp tục đăng tải thông tin về danh tính bạn trai hiện tại của nữ diễn viên 38 tuổi. Theo đó, cha của em bé vừa chào đời được tiết lộ là một doanh nhân giàu có người Singapore. Năm nay ông đã 65 tuổi, hơn Trương Bá Chi 27 tuổi. Theo Sina, bạn trai của Trương Bá Chi là cổ đông lớn một tập đoàn. Ông có gia thế giàu có, bản thân thuộc hàng triệu phú ở Singapore. Hơn bạn gái 27 tuổi nhưng ông trẻ trung so với tuổi. Thêm vào đó, ông còn chiề u chuộng Trương Bá Chi hết mực. Sina cho biết thêm: “Vì gắn bó với người đàn ông này nên Trương Bá Chi thường xuyên ở Singapore thời gian
qua. Tết Nguyên đán năm 2018, cô cũng đón năm mới tại Singapore thay vì Hong Kong. Trương Bá Chi đượ c xác nhận mang bầu hồi tháng 3 vừa rồi”. Nguồn tin từ báo chí Trung Quốc hé lộ gia đình Trương Bá Chi ủng hộ chuyện tình cảm này. Cha mẹ và anh chị em của cô hy vọng nữ diễn viên sẽ có cuộc sống êm ấm và hạnh phúc sau lần đổ vỡ hôn nhân đầu tiên. Trương Bá Chi và Tạ Đình Phong từng có cuộc hôn nhân ồn ào. Họ chia tay vào năm 2011, sau 5 năm chung sống. Đây cũng là giai đoạn mở đầu xuống dốc sự nghiệp của Bá Chi. Người thân thừa nhận nữ diễn viên bị ảnh hưởng tâm lý sau đổ vỡ hôn nhân. Cô mất vài năm mới lấy lại thăng bằng trong cuộc sống. Sau khi ly dị, Trương Bá Chi tham gia show truyền hình, đóng quảng cáo. Thời gian còn lại, cô ở bên hai con Lucas, Quintus.
Đạo diễn Lý An và phim về Đặng Lệ Quân Mới đây, có thông tin đạo diễn Lý An chuẩn bị khởi động dự án phim điệ n ả nh ‘Đặng Lệ Quân truyện’, ngoài ra còn có nguồn tin bên lề Thiên hậu Vương Phi là ứng cử viên sáng giá cho vai Đặng Lệ Quân. Vi ệ c m ờ i V ư ơ n g P h i tái xuất màn ảnh để đóng vai Đặng Lệ Quân là điều không dễ dàng gì, hơn nữa vẫn chưa chắc chắn, nhưng ý kiến của giới hâm mộ cũng như người nhà của nữ danh ca quá cố đều cho rằng không thích hợp, bởi Vương Phi là ca sĩ Hong Kong, phong cách biểu diễn hoàn toàn không phù hợp với Đặng Lệ Quân. Thật ra, cách đây 8 năm, người nhà của nữ danh ca quá cố và Quỹ văn hóa Đặng Lệ Quân đã có kế hoạch thực hiện bộ phim về cuộc đời Đặng Lệ Quân. Ông Đặng Trường Phú anh thứ tư của Đặng Lệ Quân
60
Đạo diễn Lý An và dự án điện ảnh Đặng Lệ Quân truyện
từng bày tỏ hy vọng Lý An có thể làm đạo diễn cho phim “Đặng Lệ Quân truyện”, đồng thời đã liên hệ bàn bạc với Lý An vào năm 2010, nhưng thời điểm đó đạo diễn này đang bận quay Cuộc đời của Pi, nên kế hoạch đã tạm gác lại.
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
Năm 2012, đạo diễn Lý An đã hứa làm phim về cuộc đời Đặng Lệ Quân, nếu kế hoạch suôn sẻ thì phim sẽ được khởi quay vào năm 2013, nhưng sau đó lại thêm quãng thời gian 5 năm chờ đợi, mãi đến nay “Đặng Lệ Quân truyện” mới được khơi dậy. 08/12/2018
Sở dĩ, quá trình chuẩn bị làm “Đặng Lệ Quân truyện” kéo dài như vậy, là vì Đặng Lệ Quân đã sớm trở thành huyền thoại, hơn nữa là một huyền thoại cùng thời đại với chúng ta. Xung quanh huyền thoại, có sự bảo vệ của người thân, cũng có sự quan tâm
của đông đảo người hâm mộ, không thể không thận trọng. Đặng Lệ Quân trở thành huyền thoại, trước tiên là vì nữ ca sĩ có giọng ca hoàn hảo. Bà còn là mẫu hình người phụ nữ dịu dàng, khéo léo, thời thượng phù hợp với từng hoàn cảnh, dí dỏm có chừng mực. Hình tượng của Đặng Lệ Quân ẩn chứa giấc mơ của mọi người, bà sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cuối cùng lại trở thành người phụ nữ lý tưởng. Cuộc đời ca hát hơn 30 năm của Đặng Lệ Quân trải qua nhiều thăng trầm. Lượng thông tin về Đặng Lệ Quân rất nhiều, chọn lọc lại để kết cấu thành một cuố n phim điện ảnh là điều vô cùng khó khăn. Nhưng, cũng chính vì như vậy mà câu chuyện của Đặng Lệ Quân cực kỳ hấp dẫn, khiến cho đạo diễn Lý An phải cân nhắc kỹ lưỡng, dùng thời gian gần 10 năm đắn đo suy xét.
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
61
TRONG LÀNG GIẢI TRÍ
TM
Viên kim cương Marilyn Monroe từng đeo được bán 1,3 triệu đô
Tại nhà đấu giá Christie’s Hong Kong, viên kim cương Moon of Baroda đã được chốt giá 1,3 triệu Mỹ kim, tức gần gấp 5 lần giá rao bán cách đây 28 năm. Nặng 24,04 carat, được cắt gọt thành hình trái lê, Moon of Baroda, viên kim cương ánh vàng hoàng yến trong suốt được đính vào sợi dây da màu đen thành mề đay đeo cổ, đã có riêng cho mình một lịch sử đặc biệt. Được khai thác từ tên tuổi dòng họ vương giả giàu nhất Ấn Độ ở khu mỏ kim cương nổi tiếng số một thế giới, các công ty kim hoàn danh tiếng thế kỷ trước chế tác, và đặc biệt Marilyn Monroe đã từng mang. Năm 1990, ở buổi đấu giá của nhà Christie’s New York, Moon of Baroda được mua ở mức 297.000 Mỹ kim. Còn tại lần đấu giá cách đây không lâu trước khi nó được mua với giá 1,3 triệu Mỹ kim cuối
tháng 11 này, con số đó là 750.000 Mỹ kim. Thật ra, trị giá hiện kim của viên ngọc Moon of Baroda chưa phải là cao so với một số nữ trang của những người nổi tiếng, nhưng cuộc phiêu lưu đầy thú vị của viên ngọc từ thế kỷ 16 đến nay đã khiến nó được nhắc đến nhiều. Viện kiểm tra chất lượng đá quý Gemologica của Mỹ đã giúp Christie’s xác định xuất xứ của Moon of Baroda. Viên kim cương này được khai thác vào khoảng giữa thế kỷ 15 đến 17 tại khu mỏ thuộc vùng Golconda, Ấn Độ (nay là Hyderabad), địa điểm tìm thấy những viên kim cương đẹp nhất thế giới như Koh-i-Noor, Hope Diamond hay Grand Mazarin. Qua kiểu cắt gọt hình trái lê, nó được cho là đã nằm trong bộ sưu tập nữ trang của một trong những vương tộc giàu có nhất Ấn Độ thời ấy, Gaekwads of Baroda. Hành trình chu du của Moon of Baroda từng qua tay Nữ hoàng Áo Maria Theresa, Hoàng tử Ấn Độ Maharaja, rồi các nhà chế tác kim hoàn nổi tiếng thế giới như Samuel H. Deutsch, Meyer Rosenbaum... Rồi sau cùng, viên ngọc được Marilyn Monroe đeo, từ đó tiếng tăm được tăng lên gấp bội.
Sylvester Stallone chia tay vai diễn Rocky Với phim “Creed II” có thể là lần cuối cùng khán giả được trông thấy ngôi sao hành động Sylvester Stallone sắm vai diễn Rocky Balboa vốn gắn liền với sự nghiệp của ông trong suốt nhiều năm qua. Sau hơn 40 năm, Sylvester Stallone quyết định gửi lời chia tay đến vai diễn biểu tượng gắn liền với sự nghiệp là Rocky Balboa. Ngôi sao hành động ở tuổi 72 đã sử dụng mạng xã hội Instagram để đưa ra thông báo quan trọng cho người hâm mộ. Ông viết: “Quả là vinh hạnh khi có cơ hội tạo ra và đích thân khắc họa một nhân vật giàu ý nghĩa như Rocky. Tuy nhiên, chuyện gì rồi cũng đến lúc kết thúc. Tôi yêu tất cả các bạn, và Rocky cũng yêu các bạn. Đây có lẽ là chuyến đi cuối cùng rồi”.
62
Trên thực tế, Sly từng tuyên bố chia tay vai diễn Rocky Balboa sau khi ông hoàn tất phần 6 cùng tên hồi năm 2006. Tuy nhiên, khi đội ngũ sản xuất đề ra ý tưởng thực hiện loạt ngoại truyện Creed tập trung vào Adonis Creed (Michael B. Jordan), Stallone đã gật đầu quay trở lại. Ở Creed (2015) và Creed II mới đây, nhân vật Rocky Balboa không còn trực tiếp so tà i trên võ đài, mà trở thành người thầy tận tụy cho Adonis Creed - con trai của người bạn thân quá cố Apollo Creed. “Đối thủ” của Rocky lúc này thực tế là căn bệnh ung thư quái ác. Thương hiệu phim quyền Anh Rocky ra đời vào năm 1976. Đó là dự án từng khiến Sylvester Stallone phải cầm cố tài sản để thực hiện. Tuy nhiên, nếu như Rocky Balboa trong phim
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
tạo ra phép màu trên sàn đấu, thì phim Rocky cũng làm nên điều kỳ diệu ở ngoài đời thực. Tại lễ trao giải Oscar năm 1977, Rocky đã giành ba tượng vàng danh giá, trong đó có Phim truyện xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc (John G. Avildsen) và Dựng phim xuất sắc. Có được bệ phóng thành công, Rocky kéo dài thêm 5 phần, lần lượt ra mắt khán giả vào các năm 1979, 1982, 1985, 1990 và 2006. Tuy nhiên, phẩm chất của các phần sau thường rất trồi sụt, đôi khi còn khiến người hâm mộ cảm thấy thất vọng. 08/12/2018
MONTREAL - OTTAWA
Đạo diễn Bernardo Bertolucci qua đời Theo thông tấ n xã AP, nhà là m phim Bernardo Bertolucci, đạo diễn của nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng như Last Tango In Paris và The Last Emperor, đã qua đời tại nhà riêng ở Rome vào sáng 26/11 sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư. Sinh ra tại thành phố Parma ở miền bắc của Ý vào năm 1941, ông Bertolucci đã chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ người cha là Attilio Bertolucci - một nhà thơ và phê bình điện ảnh đáng kính. Sống trong môi trường nghệ thuật, Bertolucci bắt đầu lĩnh vực thi ca từ năm 15 tuổi và giành được nhiều giải thưởng danh giá trong đó có Premio Viareggio cho tác phẩm đầu tay. Năm 1962, ở tuổi 22, ông đã giữ vai trò đạo diễn đầu tiên với phim La commare secca. Năm 1987, ông được chú ý khi là đạo diễn phim Hoàng đế cuối cùng - một cuố n phim tiểu sử về cuộc
đời của Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc. Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 60 vào năm 1988, phim Hoàng đế cuối cùng đã chiến thắng 9 giải ở các hạng mục đề cử, bao gồm cả giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất. Tuy nhiên, trong mắt báo chí phương Tây, phim nổi tiếng nhất của ông là Last Tango In Paris (1972) có sự tham gia diễn xuất của tài tử Marlon Brando và nữ diễn viên Maria Schneider được coi là một tác phẩm điện ảnh kinh điển. Theo CNN, chủ tịch Hiệp hội Giải trí Ý (IGEA) Carlo Fontana mô tả ông Bertolucci là một trong những đạo diễn tuyệt vời nhất của nền điện ảnh Ý. Phim của ông Bertolucci “đã trở thành một phần trong trí tưởng tượng chung của văn hóa chúng ta và đi xa hơn biên giới quốc gia để trở thành những mốc lịch sử quan trọng của điện ảnh thế giới”.
Đạo diễn Quentin Tarantino cưới vợ lần đầu ở tuổi 55 Đạo diễn Quentin Tarantino (55 tuổi) và nữ ca sĩ Daniella Pick (35 tuổi) đã vừa tổ chức hôn lễ giản dị , thân mật nhưng không kém phần lảng mạn tại Los Angeles (Mỹ) hồi tuần qua. Hai người gặp nhau năm 2009 nhưng mãi tới năm 2016 mới bắt đầu hẹn hò yêu đương. Hồi tháng 9 năm ngoái, họ đã tổ chức tiệc đính hôn với sự tham gia của rất nhiều ngôi sao. Đây là lần đầu tiên Quentin Tarantino trở thành chú rể dù trước đây, ông đã từng trải qua những cuộc tình. Đạo diễn Quentin Tarantino nổ i tiế ng vớ i những phim như “Reservoir Dogs”, “Pulp Fiction”, “Kill Bill”... Năm
2008, phim “Inglourious Basterds” của ông từng thu về hơn 320 triệu Mỹ kim tại phòng vé với kinh phí đầu tư chỉ 70 triệu Mỹ kim. Năm 2012, “Django Unchained” thu về hơn 425 triệu Mỹ kim với kinh phí đầu tư 100 triệu Mỹ kim. Dù vậy, phim mới nhất của Tarantino - “The Hateful Eight” (2015) - đã không thành công như mong đợi khi chỉ đem về 155 triệu Mỹ kim từ kinh phí đầu tư 54 triệu. Tarantino đã nhận được vô số giải thưởng trong lĩnh vực điện ảnh, trong đó đáng kể nhất có hai giải Oscar, hai giải Quả Cầu Vàng và một giải Cành Cọ Vàng.
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
63
TM
64
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
MONTREAL - OTTAWA
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
65
TM
66
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
MONTREAL - OTTAWA
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
67
HỘP THƠ TÌM BẠN
TM
Hộp Thư Tìm Bạn 2379 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, 29 tuổi, ở Toronto, ngoại hình xinh xắn. Cao 1M 57, thật thà, vui vẻ. Tốt nghiệp đại học. Công việc ổn định, thích travel, music, movie. Mong tìm bạn trai tuổi từ 30-36, ngoại hình cao ráo, dễ nhìn, chân thật. Không hút thuốc, tốt nghiệp đại học, công việc ổn. Nếu thích hợp sẽ tiến xa hơn, xin cho số phone hoặc email để liên lạc. 2380 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, 25 tuổi, độc thân, người miền Nam, cao 1M 60, 50 Kg. Công việc làm ổn định tại Sài gòn, mong tìm bạn trai ở Canada cao trên 1M 70 dưới 35 tuổi có công ăn việc làm vững chắc, nếu hợp sẽ tiến xa hơn. Xin cho số phone hoặc email để tiện liên lạc. Cám ơn nhiều. 2382 - (Trên 8 kỳ) - Nữ, ngoài 40+, độc thân, người miền Nam, không vướng bận, tính hiền lành rộng lượng vị tha, thật thà, sống giản dị yêu mái ấm gia đình thủy chung, không cờ bạc có học vấn, ngoại hình trên trung bình. Sống gần Toronto, mong tìm bạn Nam, tính tình rộng lượng, vị tha, không tứ đổ tường, rượu chè yêu mái ấm gia đình. Muốn dừng chân tìm một bến đậu bình yên, ai hợp xin thư về. 2383 - (Trên 8 kỳ) - Nữ, độc thân, việc làm ổn định, không vướng bận, tính tình vui vẻ, hòa đồng, tìm bạn Nam 45-55 tuổi đàng hoàng, chân thật ở Toronto và Montreal, nếu hợp sẽ tiến xa hơn. Xin cho số phone có hình càng tốt, xin đừng đùa giỡn. Xin chân thành cám ơn. 2384 - (Trên 8 kỳ) - Nữ, 28 tuổi chưa từng lập gia đình, ngoan hiền, ít nói, hiểu biết, chu đáo trong mọi công việc, đang có việc làm ổn định và rất yêu thích mái ấm gia đình. Mong tìm bạn trai từ 30 tuổi trở lên, nếu có nhã ý xin cho số phone, email để tiện liên lạc. Rất mong nhận được thư của người có thành ý. Cám ơn.
phụ nữ đã từng trải, dễ nhìn, thu nhập, ổn định, vui vẻ, rộng lượng, tánh dễ hòa đồng. Tìm bạn NAM, không tứ đổ tường. Để có được mái ấm gia đình hạnh phúc, tuổi từ 55 trở lên. Hứa hồi âm tất cả dù thư đến muộn. Cám ơn. 2387 - (Trên 4 kỳ) - Nam, 55 tuổi ly dị đã lâu cao 5’7 dễ nhìn trình độ College đang làm kỹ thuật viên, chân thật, hiểu biết, không tứ đổ tường. Đang sống ở Toronto, thích du lịch, movies, chơi thể thao, đọc sách báo, nghe nhạc trữ tình, tìm bạn nữ tuổi từ 42 trở lên vui vẻ, chân thật, có chiều sâu tâm hồn, công việc ổn định, để có được mái ấm gia đình. Nếu có nha ý xin để lại số phone or email. Sẽ hồi âm tất cả. Thành thật cám ơn. 2388 - (Trên 8 kỳ) - Thân gởi các bạn gần xa. Tôi có cháu gái hiện ở VN 36 tuổi, dáng nhỏ, hòa đồng, không may giữa đường gẫy đổ, mang theo gánh nặng hai con. Vì cuộc sống tương lai hai bé cháu tôi ước mong có được một vòng tay mở rộng cho các cháu tôi có một mái ấm gia đình. Nếu bạn nào có lòng vị tha, xin cho cháu tôi chút niềm hy vọng luôn luôn ghi nhớ thân tình của bạn. Liên hệ nhờ Thời Báo chuyển giúp, tôi sẽ cho số phone để hai người liên lạc. Xin chào. 2389 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, 45 tuổi, độc thân, không có con, sống tại Vaughan. Cuộc sống ổn định, thật thà, giản dị. Mong được làm quen và kết bạn với nam từ 52 tuổi trở xuống, có việc làm ổn định, không cờ bạc, rượu chè. Nếu hợp thì cùng nhau xây mái ấm gia đình. Xin cho số phone để tiện liên lạc. 2390 - (Trên 8 kỳ) - Nam, 61 tuổi, người Việt gốc Hoa, độc thân, không hút thuốc, cờ bạc, Cao 1M70, ngoại hình trên trung bình. Chân thành và rộng lượng. Đã về hưu nên thường xách ba lô lên đường chu du và trải nghiệm những mới mẻ. Trân quí mái ấm gia đình. Biết rõ “nhân vô thập toàn” nên chỉ mong tìm được bạn nữ biết tôn trọng và bao dung lẫn nhau là quá đủ, để cùng nhau du lịch và thưởng thức tinh hoa ẩm thực thế giới. Xin cho số phone và email để tiện liên lạc.
2385 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, sinh năm 1965. tại Sài gòn, Việt gốc Hoa, cao 1M 62, ngoại hình trên trung bình, chân thật, sống ở Toronto đã lâu, công việc làm ổn định, ly dị đã lâu. Nay con lớn nên muốn tìm bạn để tâm sự lúc vui buồn, là một 2391 - (Trên 8 kỳ) - Tôi có cháu gái phụ nữ mang hai nền văn hóa, Á đông và Tây phương, đơn giản, bạn nào mến xin 53 tuổi, ở Sài gòn VN. Hiền lành, dễ nhờ Thời Báo chuyển thơ. Xin đừng đùa thương, năng động. Đã ly dị. Anh nào ở Canada hay US tuổi từ 53 trở lên có việc giỡn. Cám ơn. làm ổn định. Muốn lập gia đình, xin cho 2386 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, 55 tuổi, người số phone, địa chỉ và email để tiện liên
68
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
MONTREAL - OTTAWA
lạc. Xin thư về tòa soạn Thời Báo, tôi sẽ học. Cao 1M58- 1M60. dể thương, nhanh là nhịp cầu gắn kết để hai bên liên lạc. nhẹn, vui tính hiền lành thật thà, chăm chỉ làm ăn, hiện đang có công việc làm Cám ơn. để sinh sống. Bạn trai nào ở Canada có 2392 - (Trên 12 kỳ) - Nam, 43 tuổi, ý muốn lập gia đình trong sự thành thật, 5’8, 180 Lbs có một đời vợ, không tứ và muốn có 1 gia đình con cái hạnh phúc đổ tường, sống chân thật, đàng hoàng, yêu thương. Tôi là dì của cháu sẽ giúp chung thủy trong tình yêu, và hôn nhân, cho đôi bên liên lạc và tìm hiểu nhau. công việc làm ổn định, muốn làm quen Thư đầu xin nhờ nhà báo chuyển. với các bạn nữ từ 30-40 tuổi, đàng hoàng, 2400 - (Trên 8 kỳ) - Tôi có một cháu chân thật, nếu hợp sẽ tiến xa hơn. Xin gái 29 tuổi, có ngoại hình cao ráo, dễ cho email hoặc FB để tiện liên lạc. thương. Tính tình vui vẻ, chân thật. 2393 - (Trên 8 kỳ) - Nữ trên 40 tuổi, Hiện đang sống và làm việc tại Vũng độc thân, người miền Nam, không vướng Tàu. Cháu làm nghề Nha (có phòng Nha bận, tính hiền, dễ hòa đồng. Có học vấn riêng). Bạn trai nào ở Canada muốn kết (yêu mái ấm gia đình), ngoại hình dễ bạn và tìm hiểu tôi sẽ giúp hai bên liên nhìn, chăm sóc gia đình Ok, sống gần lạc. Mississauga. Hy vọng ông Tơ bà Nguyệt 2401 - (Kỳ -19/20) - Em người đạo cho mình gặp được người bạn Nam: hiền lành, thật thà, yêu mái ấm gia đình, Phật, 49 tuổi, cao 1M 62, bề ngoài dễ không tứ đổ tường, không vướng bận và nhìn. Việc làm ổn định, thích thiên nhiên, không rượu chè. Nếu bạn thật lòng muốn du ngoạn, Gym, Yoga, mong muốn được cùng mình nắm tay nhau đi tìm hạnh kết bạn với người hiểu biết về đạo Phật, phúc gia đình. Xin thư về sẽ trở lời dù cùng nhau chia sẻ tinh thần trong cuộc sống lận đận ở xứ người, biết nỗi khổ của thư đến muộn. người khác, rộng lượng, bao dung, chín 2394 - (Trên 8 kỳ) - Nữ độc thân không chắn, là những điều tuổi này nên có, để vướng bận, ngoài 40 người miền Nam, đồng hành cùng nhau tới con đường tốt ngoại hình không gọi là xấu. Có học vấn, đẹp nhất. Thành thật cám ơn ai đã quan tình tình vui vẻ trung hậu hiền lành nấu tâm, đến thông tin này. Xin cho số phone ăn không tệ, đang sống làm việc gần nếu có hình càng tốt. Toronto. Cầu xin duyên mai cho mình 2402 - (Trên 8 kỳ) - Người phụ nữ 62 gặp một nữa của mình, là người bạn Nam yêu mái ấm gia đình, thật thà, không tứ tuổi, tính tình vui vẻ hòa đồng, sống một đổ tường, không vướng bận cùng mình mình trong căn apartment có 2 phòng nắm tay nhau, đi tìm bến đậu bình yên, với suy nghĩ “bán anh em xa, mua láng xây dựng mái ấm gia đình. Nếu ai đó đã giềng gần” muốn tìm bạn tâm giao nam sẵn sàng đón nhận một tình cảm mới xin hoặc nữ không phân biệt, biết cảm thông, thư về. Sẽ trả lời dù thư đến muộn. Thank chia sẻ những vui buồn cùng mình trả rent phòng giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 2395 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, 62 tuổi, vui 2403 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, ở tuổi 40, ổn hiền, năng động, cao ráo, có nhan sắc, biết cảm thông, yêu thích chăm sóc nhà định mọi mặt, dễ nhìn muốn quen với các cửa, du lịch. Vật chất không thiếu nhưng bạn Nam, Bắc không phân biệt. Nếu hợp rất buồn và cô độc (vì nay con cái đã đủ sẽ tiến xa hơn, mong gặp các anh hiền cánh vững chắc bay đi) hiện rất sợ trống lành, có tình thương. Thư gởi cho hình, vắng trong căn nhà thênh thang, lạnh lẽo, số phone để tiện liên lạc cám ơn. không tiếng nói. Mong mỏi và tha thiết 2404 - (Trên 4 kỳ) - Em dưới 50 tuổi, tìm một người đồng cảnh ngộ để cùng quan tâm chia sẻ đến cuối đời thì căn nhà đã ly dị, là người phụ nữ yêu mái ấm gia sẽ trở nên ấm cúng và hạnh phúc. Mong đình, biết chia sẻ trong cuộc sống. Nghề thay tìm người đã retire. Cám ơn nhiều. nghiệp vững chắc. Kinh tế ổn định, sở trường “kinh doanh và du lịch” đã làm 2396 - (Trên 4 kỳ) - Nam, 54 tuổi, trẻ ăn kinh doanh hơn 20 năm. Hiện tại khỏe đẹp, chịu khoe, thật thà, đang thuê cũng cảm thấy cuộc sống đã ổn định và căn hộ $850/thg. bị vợ cho ăn chả nên sợ đầy đủ ... nay muốn tìm người bạn, biết đến giờ. Các con đã lớn, nghề nghiệp ổn quan tâm và chia sẻ trong cuộc sống... để định. Không thuốc lá, không rượu chè cùng nhau đi hết quãng đời còn lại. Giàu nay muốn tìm bạn phải thật thà, nếu có nghèo không quan trọng. Chỉ cần có tấm thiện chí xin thư về. Không đùa giỡn. lòng ... thành thật, chân tình, điều kiện hình thức trung bình, Còn phần em về Cám ơn hình thức nói chung, mọi mặt không làm 2397 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, 48 tuổi, độc các anh thất vọng... Xin đừng đùa giỡn, thân không có con, người miền Nam, nếu không có nhu cầu, để làm mất thời ngoại hình dễ nhìn, sống ở Ottawa, đạo gian của đôi bên. Xin chân thành càm ơn. Công Giáo, tính tình hiền lành, chân thật, 2405 - (Trên 8 kỳ) - Nam, đã nghỉ hưu, vui vẻ, hòa đồng, cao 5’2 nặng 105 Lbs. Muốn tìm bạn Nam có đạo đức tốt, công một mình, không tứ đổ tường. Thích sống việc ổn định, không tứ đổ tường. Nếu đơn giản, thoải mái. Ghét giả dối. Tôn hợp sẽ cùng nhau xây dựng gia đình. Xin trọng nhau, tiền và vật chất không tạo cho số phone hoặc email để tiện liên lạc. hạnh phúc đích thực. Nặng trĩu tâm sự, lãng mạn, yêu nghệ thuật. Tìm bạn đồng Sẽ hồi âm tất cả. Xin cám ơn. cảm, hầu chia sẻ cô đơn cuối đời. Khởi 2398 - (Trên 8 kỳ) - Tôi có một cháu duyên là bạn. Xin vui lòng cho số phone gái, 27 tuổi, hiện đang ở Sài gòn VN, hay email. Hồi âm dù thư đến muộn. đạo Công Giáo, hiện đang làm giáo lý 2406 - (Trên 8 kỳ) - Tôi có một cháu viên cho các em thiếu nhi, học xong đại
TM
MONTREAL - OTTAWA
trai 25 tuổi, người Canada, Tàu Việt, độc thân, vui tính, dễ nhìn, không cờ bạc, không hút sách (chỉ uống tí bia, hút thuốc giao thiệp) cao 1M 75, nặng 70 Kg). Thiếu niên vì hoàn cảnh không học hết đại học. Hiện nay ước mong có bạn gái dễ nhìn, cao 1M 60up. Biết nói tí tiếng Anh / Quảng Đông (HK). Bản thân đang học nói tiếng Việt để dễ tìm hiểu. Nếu thích hợp sẽ tiến tới hôn nhân. Hoàn cảnh gia đình Ok, tìm được bạn đời sẽ có 2 dự án. #1. Mở tiệm uốn tóc. #2. Đầu tư ở VN mở nhà nghỉ. 2407 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, 34 tuổi, sống ở Toronto. Ngoại hình ưu nhìn, vui vẻ, hiền lành, giản dị, chân thật, nghiêm túc, chăm chỉ, siêng năng, thích du lịch, nấu ăn, nhiếp ảnh. Mong tìm bạn trai từ 36-45 tuổi. Hiền lành, chân thật, công việc ổn định, nghiêm túc, biết chia sẻ trong cuộc sống, chung thủy. Không hút thuốc lá. Ai có nhã ý xin để lại số phone or email mình sẽ hồi âm tất cả. Xin chân thành cám ơn. 2408 - (Trên 4 kỳ) - Nam, 65 tuổi, cao 1M 71, nặng 68 Kg, vui hiền, năng động. Thích tìm tòi, trang trí, du lịch, không vướng bận, không tứ đổ tường. Sống và làm việc tại Toronto, chưa muốn về hưu. Bạn nữ nào cùng sở thích. Xin phone hoặc emai. Xin cám ơn. Thư xin Thời Báo chuyển. 2409 - (Kỳ 4/8) - Nhân lão tâm bất lão. Retire Man ước mong kiếm bạn woman, để hiểu mình, yêu mình làm mình vui, lời nói tử tế, làm ấm lòng mình không phân biệt nhan sắc, tuổi tác, giàu nghèo miễn là thật thà. Hiếm muộn độc thân càng tốt. Tình không biên giới. Thương nhau ai tính tuổi bao giờ, nhân duyên hà xứ bất tương phùng. Đã không duyên trước chăng mà. Thì chi chút ước gọi là duyên sau. Woman 26 tuổi xong đại học có việc làm, độc thân cao 1M 52, người nhỏ nhắn dáng thư sinh, ước mong kiếm bạn trai độc thân, có việc làm, biết làm biết lo cho mái ấm gia đình. Cần cù không nghiện cờ bạc, tính tình vui vẻ, tuổi 35 max. Thời Báo chuyển thư. 2410 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, sinh năm 1957, người Nam, da trắng, cao 1M 56, dáng thon thả, nhan sắc trên trung bình, thích du lịch, đọc sách, chăm sóc nhà cửa trong và ngoài, biết thông cảm và quan tâm, hoàn toàn không vướng bận, cuộc sống ổn định, sống kiếp lưu vong 38 năm. Nay muốn tìm một người từ 64 trở lên, không quan trọng ngoại hình hay giàu nghèo chỉ cần hiền, vui, thành thật, có lòng quan tâm và chia sẻ, 1 chút bia, 1 chút thuốc lá không sao nhưng đừng cờ bạc, yêu thích mái ấm gia đình. Thư về xin cho số phone. Cám ơn nhiều lắm. 2411 - (Trên 4 kỳ) - Nam 60 tuổi, cao 1M 70 nặng 67Kg, người miền Nam đang sống và làm việc gần Toronto.Trên trung bình về mọi mặt. Nay con cái đã lập gia đình và ở riêng. Hiện sống cuộc sống độc thân rất lâu không cờ bạc rượu chè sống cuộc sống giản dị. Trong căn nhà rộng thênh thang và lạnh lẽo không
tiếng nói. Mong mỏi tìm một người cùng cảnh ngộ yêu mái ấm gia đình để cùng nhau quan tâm chia sẻ đến cuối cuộc đời. Thì căn nhà sẽ trở nên ấm cúng và hạnh phúc. Ai mến xin thư về xin cho số phone để tiện liên lạc. Sẽ hồi âm tất cả dù thư đến muộn. Thành thật cám ơn. 2412 - (Trên 4 kỳ) - Nam, tuổi ngoài 50, cao 1M78, nặng 70Kg, tốt nghiệp đại học, hiện đang sống và làm việc ở Toronto, có business ở Canada. Vì quá bận rộn trong công việc nên không có thời gian để tỉm bạn. Nay mượn Thời Báo nhắn tin mong muốn tìm một người bạn nữ open mind. Nếu hợp sẽ tiến xa hơn trong việc làm ăn và tình cảm lâu dài. Thích travel, exercise. Nếu các bạn thích làm quen, xin cho email or số phone có hình càng tốt. 2413 - (Trên 4 kỳ) - Nam, 46 tuổi, cao 1M 71, độc thân, không cờ bạc qua Canada đã lâu, vì lo đi làm nên không có bạn gái. Mình muốn lập gia đình nếu bạn gái nào có ý kết hôn xin cho số phone, địa chỉ và hình nếu tiện và du học sinh Ok. Xin đừng đùa giỡn. Cám ơn. 2414 - (Trên 4 kỳ) - Nữ, 58 tuổi, người miền Nam, sống và làm việc ở Toronto. Bình thường mọi phương diện, vui vẻ, không vướng bận, cao ráo dễ nhìn, tính hiền lành rộng lượng, vị tha thật thà, sống giản dị yêu mái ấm gia đình. Mong tìm bạn Nam, 58-65 đàng hoàng chân thật, ở Toronto, không tứ đổ tường, không vướng bận, để tâm sự lúc vui buồn, nếu hợp sẽ tiến xa hơn. Xin cho số phone hoặc Email, để tiện liên lạc. Sẽ trả lời dù thư đến muộn, rất mong nhận được thư của người có thành ý. Cám ơn. Thư xin Thời Báo chuyển. 2415 - (Trên 4 kỳ) - Mình là nữ, 33 tuổi, độc thân, người miền Nam. Hiện đang là du học sinh tại Hamilton, Canada. Ngoại hình dễ nhìn, tính tình vui vẻ, yêu cái đẹp, thích nấu ăn, tôn trọng giá trị gia đình. Mong muốn được kết bạn và lập gia đình với nam từ 33 đến 50 tuổi, độc thân vui vẻ, tôn trọng hạnh phúc gia đình. Xin cho email và điện thoại để tiện liên lạc tìm hiểu. Xin cám ơn. 2416 - (Trên 4 kỳ) - Nữ sinh năm 1977, chưa từng kết hôn, chưa có con, hiện đang sống ở Việt Nam. Công việc văn phòng dịch thuật tiếng Anh. Cao 1m56 nặng 48 kg, ngoại hình khá. Thân thiện, chăm chỉ, hòa đồng. Muốn tìm bạn nam để tìm hiểu đi đến kết hôn. Mọi liên hệ xin gởi về Thời Báo. Xin cảm ơn. 2417 - (Kỳ -2/4) - Nam, 31 tuổi, cao 1M 80, ngoại hình ưu nhìn, chưa từng kết hôn. Sống và làm việc tại Toronto đã nhiều năm nhưng tình duyên trắc trở nên đến giờ vẫn độc thân. Tính tình vui vẻ hòa nhã, không tứ đổ tường, là người trọng tình bạn, hay giúp người và yêu thích vun đắp cho mái ấm gia đình. Tốt nghiệp ĐH tại Toronto và có việc làm ổn định. Muốn tìm bạn gái tuổi từ 25 trở lên, trước là để chia sẻ buồn vui của cuộc sống thường nhật, sau nếu hợp sẽ
tìm hiểu và tính chuyện tương lai. Thư đầu xin để lại email và số điện thoại để tiện liên lạc. Sẽ hồi âm mọi thư. 2418 - (Kỳ -2/16) - Nam, 33 tuổi, độc thân, trình độ đại học việc làm ổn định, không cờ bạc biết chút đỉnh rượu, thuốc lá. Tìm bạn gái độc thân không vướng bận tuổi từ 28-33 biết chút tiếng Anh. Nếu có nhã ý xin cho số phone hoặc email để tiện liên lạc. 2419 - (Kỳ -1/4) - Nữ vừa ngoài 40 mươi, sống tại Toronto, độc thân, cuộc sống mọi thứ rất ổn định, nay mong được kết bạn với các anh, chân thật và yêu thật lòng, cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình. Nếu các anh nào mến. Xin cho số phone để tiện liên lạc. Xin cám ơn. THƯ ĐÃ CHUYỂN: Một Người, Vancouver, BC - Một Người, Vancouver, BC - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - P. Ph., Toronto, ON (4 thư) - Một Người, Toronto, ON (2 thư) - T. K., Toronto, ON - V. H., Mississauga, ON - Một Người, Toronto, ON - L. Lam., Toronto, ON - H. D., Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - P. Ph., Toronto, ON - Một Người, Toronto, ONP. Ph., Toronto, ON - B. D., Mississauga, ON (2 thư) - K. Ha, Vancouver, BC (2 thư) - Ng. K., Toronto, ON - C. L, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - P. Ph., Toronto, ON (3 thư) - N. Ha., Ottawa, ON - Ng. K., Toronto, ON - ABE, Montreal, QC - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - C. L., Toronto, ON - H. Tr., North York, ON - Một Người, Toronto, ON (2 thư) - Một Người, Toronto, ON (3 thư) - Một Người, Toronto, ON - Saho, Toronto, ON - Một Người, Guelph, ON Một Người, Toronto, ON - L. Ng., North York, ON - Một Người, Toronto, ON - X. Ng., Toronto, ON - Th. Ng., Etobicoke, ON (4 thư)- T. T., Mississauga, ON (4 thư) - Một Người, , (2 thư) - Một Người, , - Một Người, , - Một Người, , - Một Người, , - S., London, ON - H. Ph., Windsor, ON - H. Ph., Windsor, ON - H. T., Etobicoke, ON - V. Ng., London, ON - T. Ng., Toronto, ON - H.
L., Quebec, QC - P. Ph., Toronto, ON Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - MộT người, Montreal, QC (5 thư) - Y. N., Kitchener, ON (2 thư) - Một Người, Toronto, ON D. Ng., Vancouver, BC - Một Người, Toronto, ON (2 thư) - Một Người, Toronto, ON - Nh. Ng., Mississauga, ON - C. L., Toronto, ON - H. Y., London, ON - Một Người, Toronto, ON- L. K, Mississauga, ON (2 thư) - L. Ng., Toronto, ON - L. H., Vancouver, BC - H. D., North York, ON - S. Vo., North York, ON - Một Người, Brampton, ON - H. H., Maple, ON - Tr. Tr., Toronto, ON - Tr. Ng., Toronto, ON - H. Ph., Toronto, ON - Một Người, , ON - Một Người, , ON Một Người, , ON- L. Ng., Toronto, ON - H. D., North York, ON - Một Người, , ON (2 thư) - H. Le., Vancouver, BC - H. Ng., Toronto, ON - L. Ng., Toronto, ON - Một Người, , ON (4 thư) - Một Người, Toronto, ON - B. Vo., Toronto, ON Tom, Toronto, ON- Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - T. D., Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - T. T., Mississauga, ON (3 thư) - T. Ng., Toronto, ON - Th. Vo, Toronto, ON - San., Barrie, ON - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON (2 thư) Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - D. Ly, Mississauga, ON - T. T., Toronto, ON (2 thư) - T. , Brampton, ON (2 thư) - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON (3 thư) - Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - Ng. K., Montreal, QC (3 thư) - Tr. La., Vaughan, ON (3 thư) - Tr. La., Vaughan, ON (3 thư) - Le. Ph., Vancouver, BC - D., Etobicoke, ON - Ng. Ng., Toronto, ON - Ph. Ng., Calgary, AB (2 thư) - T. Ng., North York, ON - Một Người, Toronto, ON - L. Ng., Mississauga, ON - L. D, Toronto, ON (2 thư) - T. Ng., Montreal, QC (2 thư) - Một Người, Toronto, ON Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON - Ch. H., Toronto, ON- L. D., Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON (2 thư) - PTA, North York, ON - H. D., London, ON - NH., Toronto, ON Tr. Ph., Oakville, ON - Ch. B., Montreal, QC - Một Người, Toronto, ON (2 thư) - C. Tr., Guelph, ON - Một Người, North York, ON - D. H., North York, ON Một Người, Toronto, ON - Một Người, Toronto, ON (2 thư)
* NHẮN CHUNG: - Xin nhắc lại, thư nhờ chuyển xin bỏ vào phong bì nhỏ hơn, dán tem sẵn và dán kín, vì Tòa soạn không chịu trách nhiệm về nội dung thư nhờ chuyển. Bỏ thư nhờ chuyển và lệ phí ($5) vào phong bì lớn hơn, và xin nhớ ghi rõ ở mặt sau bì thư (lớn hoặc nhỏ) là muốn chuyển đến số nào (Thí dụ: Xin chuyển thư này đến mã số 1829 hay 2088 …..) - Thư gởi xin đề rõ mục TÌM BẠN: Tòa soạn Thời Báo 1114 College St. Toronto, ON. M6H - 1B6 * LỆ PHÍ THAM GIA: - Đăng Lời Tìm bạn: 10đ (tối thiểu 4 kỳ báo) – Nhờ chuyển thư: 5đ cho mỗi một thư.
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
69
TRUYỆN DÀI
TM
Băng Điểm Liêu Quốc Nhĩ dịch Tiếp theo kỳ trước
Đến cổng Dương Tử đã nhìn thấy mẹ. Hạ Chi khi tỉnh giấc nhìn thấy bão tuyết to quá chợt hối hận. Để một đứa bé mười hai tuổi đi giữa cơn bão thế này, tàn nhẫn quá. Nàng tự trách và thấy sự ganh ghét của mình quá tàn nhẫn. Thấy Dương Tử trở về được, nàng siết chặt nó vào lòng. Dương Tử được Hạ Chi ôm vào lòng. Nó không biết nên buồn hay vui. Òa khóc nức nở. 27. Vực sâu Sau ngày hôm đó, Dương Tử không còn đi giao sữa nữa, Tạo nghĩ: - Có lẽ con bé đã sợ bão. Không phải chỉ có Tạo mà ngay cả Hạ Chi và Xá cũng nghĩ như vậy. Dương Tử yên lặng. Lời của vợ chồng ông chủ quán lúc nào cũng vẳng bên tai. Dù là con nuôi, ta cũng cố gắng khôn ngoan, để một ngày nào đó gặp lại mẹ ruột vẫn không hổ thẹn. Thời gian trôi nhanh. Xá càng lúc càng lớn, khoảng cách giữa nó và em gái càng rộng. Trong nhà chỉ có anh Xá là chìu chuộng thương yêu ta, thế mà…Dương Tử có cảm giác như bị bỏ rơi, nó đâu biết rằng Xá đang ở vào thời kỳ biết yêu, biết thế nào là kẻ khác phái. Một buổi sáng nắng đẹp, Xá đến thư viện trong khi Dương Tử lại cùng chúng bạn nô đùa trong sân trượt tuyết, nhà chỉ còn có Tạo và Chi. - Nắng đẹp quá. - Ờ. Hạ Chi ơ hờ đáp, một lúc quay lại, chợt bắt gặp thái độ suy tư của chồng. - Anh nghĩ gì đấy? - Xá lúc này có vẻ thay đổi nhiều. - Con trai đứa nào mới lớn chẳng thế. Hạ Chi yên lặng, Xá đang chuẩn bị cho kỳ thi tú tài, Dương Tử đã học đến lớp sáu, thời gian trôi thật nhanh, nỗi lo lắng càng lúc càng lớn. Một ngày nào đó Xá biết được sự thật chuyện sẽ thế nào.
70
“Mẹ ơi, nữa con sẽ cưới Dương Tử làm vợ”. Câu nói của Xá lúc đó ảm ảnh Hạ Chi. - Anh Tạo, Xá nó biết Dương Tử không phải là em ruột của nó từ lâu rồi anh à. - Vậy thì bây giờ thế nào? Tạo bâng khuâng. Có nên đem bé Dương Tử gửi nơi khác không? - Anh Tạo. - Gì. Hạ Chi giả vờ ngây thơ. - Hay là ta cứ nuôi bé Dương Tử đến lớn, coi nó như là vị hôn thê của Xá sau này vậy. - Đừng nói bậy. Tạo giật mình ngồi bật dậy. - Có gì đâu mà anh lại hoảng thế? Hạ Chi giả vờ. Dương Tử với Xá có phải cùng một dòng máu đâu. - Nhưng không được. Tạo hét to, Hạ Chi vẫn ôn tồn. - Có gì đâu mà không được? Dương Tử tháo vát đảm đang lại hiền lành. Tạo quắc mắt. - Hiền lành? Thế tại sao không yêu nó? Hạ Chi bối rối. Tạo bồi thêm. - Nếu em muốn Dương Tử sau này lấy Xá thì em phải thương nó thật nhiều mới phải chứ? “Ta phải thương nó?” Hạ Chi nghĩ. Phải thương con kẻ đã giết con ta? Làm gì có chuyện đó được.” Đột nhiên Hạ Chi thấy tức giận. - Anh Tạo thôi đừng đóng kịch nữa… Khởi Tạo mở to mắt ngạc nhiên. - Thuở xưa tôi nhận nuôi con bé coi đó như một thí thân của Lệ thật, nhưng Hạ Chi run giọng – Nhưng tôi có ngờ đâu anh lại tàn nhẫn như vậy? -… - Anh đã bắt tôi phải thương, phải hôn hít con kẻ đã giết con tôi, anh tàn nhẫn lắm. Tạo có cảm giác như mình vừa bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt chàng định lên tiếng nhưng đôi hàm cứng ngắt. Hạ Chi biết sự thật từ bao giờ? - Tại sao anh không nói, hở? Giọng
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
Hạ Chi ngập đầy nước mắt – Tôi không biết tại sao, không hiểu tại sao… nhiều lúc thức dậy trong mệt nhọc, thay tã, lo sữa cho Dương Tử, tôi biết anh đang thức, nhưng ngạc nhiên vô cùng khi thấy anh bình thản. Bây giờ tôi mới hiểu… Anh hận tôi đến độ như vậy sao? Hạ Chi òa khóc, mấy năm trời câm nín giờ như chiếc đê vỡ. Tạo mở to mắt nhìn vợ. Ngoài Cao Mộc và ta ra… tại sao Hạ Chi lại biết? Chàng bứt rứt đưa tay lên vai vợ, nhưng Hạ Chi đã lùi ra sau. - Anh đừng đụng đến tôi! Thái độ của Hạ Chi làm Tạo ngượng. Đột nhiên chàng nhớ lại vết hôn trên cổ vợ. Bao nhiêu năm qua dù hết sức cố gắng quên lãng, nhưng trí tưởng tượng vẫn bắt Tạo nghĩ mãi. Cảnh Tịnh Phu ôm Hạ Chi trong tay. - Cô ghê tởm tôi à? Đừng tưởng bở, chính cô mới đáng ghê tởm. - Tôi…Tôi ghê tởm. - Phải, cô thử nhớ lại xem. Mặc dù tôi có lỗi khi mang Dương Tử về, nhưng còn cái chết của bé Lệ? Cô nghĩ xem nguyên nhân ở đâu? Tôi tàn nhẫn nhưng không hạ cấp! Mặt Hạ Chi đỏ gấc, nàng cắn nhẹ môi. - Tôi là cha bé Lệ, con tôi chết vì ai? Hạ Chi, thủ phạm cái chết của bé Lệ không phải chỉ là Thạch Thổ Thủy thôi, mà còn là cô với Tịnh Phu nữa. - Anh đừng vu khống! - Tôi hỏi cô, lúc bé Lệ bỏ đi vào rừng cô ở đâu và làm gì? Hạ Chi yên lặng. - Hử? Cô làm gì chứ? Chuyện mười mấy năm nhưng với tôi nó còn rõ ràng như hôm qua thôi. Cô Châu bấy giờ vẫn còn làm cho chúng ta, giữa lúc tôi không có nhà, cô lại cho tiền Châu đưa Xá đi xem hát, rồi đẩy bé Lệ ra cửa để được tự do tiếp chuyện với Tịnh Phu. Trong nhà rộng chỉ có hai người. cô làm gì? Hử? Làm gì? Cơn giận bao năm qua mất, bây giờ trở về. Hình ảnh đêm đắm tàu đã tan trong tim Tạo. - Cô trả lời không được phải không? Cô biết tội cho con Lệ biết chừng nào, đúng ra với cái tuổi lên ba của nó, cô không có quyền rời xa nó nửa bước. Bổn phận làm mẹ của cô lúc bấy giờ bỏ đâu? Hử? Có phải cô là kẻ sát nhân không chứ? Hạ Chi run rẩy, nàng có cảm giác từng tế bào trong cơ thể sắp vỡ tung. - Với tôi, cái chết của bé Lệ là cả một tiếng sét, tôi nghĩ rằng sau cái chết của con, cô sẽ ăn năn, không ngờ… không ngờ sau đó cô vẫn tiếp tục qua lại với Tịnh Phu. Có tiếng bước chân nhẹ ngoài cửa, nhưng trong cơn giận dữ, cả Tạo và Hạ Chi đều không hề hay biết. - Tôi đã định tha thứ cho cô sau
MONTREAL - OTTAWA
cái chết của bé Lệ, tôi cũng định tìm một đứa bé gái dễ thương để cô an ủi, nhưng sự ngoại tình không có điểm dừng. Hạ Chi gục đầu, để mặc cho Tạo lắc mạnh đôi vai. - Cô đã qua lại mấy lần với tên Phu. Hử? Ỷ lại chuyện không thể sinh con được rồi cô muốn loạn thế nào là loạn sao? Sự yên lặng của Hạ Chi như một thú nhận càng khiến Tạo nổi nóng. - Để cô nuôi con tên Thạch Thổ Thủy tôi nghĩ cô cũng nên có quyền oán hận vì Thạch Thổ Thủy là kẻ đồng tội với cô mà? Sau khi trút hết bao nhiêu lời thù hận chất kín trong tim, Tạo thấy bình thản thở lại chàng chỉ còn thấy buồn khi thấy Hạ Chi câm nín. Điều này chứng tỏ sự giao hảo của họ chẳng bình thường. Món nợ mười mấy năm đã phô bày. Không có gì để tức tối nữa hết. Tạo có cảm giác kẻ cô độc trọng sa mạc. Đưa mắt nhìn ra ngoài cửa, mặt trời mùa đông ủ rũ trong rừng. Mười mấy năm lấy nhau kết quả được gì? Có con? Nhưng nó có mãi là của ta đâu? Chỉ còn lại một gia đình mục nát. Tạo buồn cười khi nghĩ đến trước mắt mọi người, gia đình chàng là một gia đình toàn vẹn nhất, hạnh phúc nhất. Chàng quay lại bắt gặp cái nhìn khẩn thiết của vợ. - Hãy tha thứ cho em! Tạo buồn bã nhìn Hạ Chi, không đáp. - Có điều, em xin thề trước mặt anh, giữa em và Tịnh Phu chẳng có gì cả. Tạo lắc đầu. - Tôi không tin. - Nhưng đó là sự thật! - Thế nụ hôn trên cổ em? Một tên sẵn sàng cưỡng hiếp Thụy Kỳ như Tịnh Phu lại có thể buông tha em dễ dàng như vậy sao? Hạ Chi cúi đầu. - Nhưng… - Nhưng thế nào. - Chẳng qua chỉ có thế thôi. - Chỉ có thế thôi à? Tiếng nói của Tạo rít qua kẽ răng. - Vâng… Hôm ấy hắn đến từ giã để đến Động Giả dưỡng bệnh, lúc đang nói chuyện đột chuyện… Hắn cúi xuống cổ em… làm em hoảng hốt. Mắt Hạ Chi khẩn thiết nhìn chồng. - Em nói thật đấy chứ? - Vâng. Nếu lời của Hạ Chi là thật thì bấy lâu nay ta đau khổ vì chuyện không đâu sao? Khởi Tạo nhíu mày nghĩ đến Dương Tử. Chàng bây giờ là pho
Xem tiếp trang 73
Petites Annonces TM
MONTREAL - OTTAWA
Món quà hữu ích dành trọn yêu thương!
LeSean Elegant Cream Kem trị nám
PHONE: 514-271-3676 | WEBSITE: DSHOPPING.CA
DSHOPPING Timeless Age Serum Kem chống nhăn
A01 : Ăn Uống Nhận đặt bò cuốn lá lốt, đông đá hoặc nướng sẵn. Cô Chín: (514) 892-2317
A03 : May Mặc - Vải vóc 7063 Clark Nhận sửa áo quần tây, đầm, vest. Kinh nghiệm trên 30 năm L/l:(514) 247-3165 hoặc (514) 882-9360 Hãng may 8280 St Laurent phòng 410 Cần thợ may 2 kim. Xin vui lòng goi: (514) 652-0592 Hãng may cần người may tại nhà, tại hãng. Thợ cắt chỉ thợ finition, thợ ủi. (438) 990-0442 (514) 516-1421
C02 : Nhà Cho Thuê Cho thuê nhà 3 1/2 650$/tháng. Không bao. Gần Jean-Talon & Lacordaire. Có chổ để máy giặt & máy sấy. (438) 989-4865
C03 : Phòng Share/Thuê Phòng cho thuê ở dowtown Montréal dành cho sinh viên thuê. Mỗi phòng đều có phòng tắm riêng. (438) 340-6223 (778) 891-5256
C05 : Apt. Cho Thuê Cho thuê 4 1/2 khu petite Patrie Tân trang mới. Vô 15/12/2018. giá 850$. Liên lạc: (514) 430-9282
C09 : Sang Tiệm Cần bán tiệm nail Ottawa 460 Hunt-Club -Marival 9 bàn,9 ghế, 3 phòng Wax, 1 phòng laundry. Lan: (613) 266-7651 Danny:(613) 793-5678 Ottawa - Downtown Cần bán tiệm gấp lý do chuyển vùng, giá cả có thể thương lượng, có thành ý xin gọi: (613) 421-4647 (613) 276-1524 Cần sang tiệm nail Henry Bourassa est Khu thương mãi. Gần bus. Trền rent rẻ. (514) 679-0748 (438) 862-4660
C11 : Cần Bán Việt TV box HộpTV coi hơn 20 đài VN & hải ngoại 1.000chanel Canada & USA Gọi Huy: (416) 880-8396 Chào mừng những người thợ sửa nhà chúng tôi có rất nhiều loại gạch men vuông của Ý cần thanh lý. Xin gọi: (514) 662-6293 Bán áo dài, áo cưới nam nữ Máy DVD, phim bộ Hàn, Đài Loan,Vn, nhạc trước 75. Đồ gia dụng. Báo Vn Tiền Phong. sau 6HPM : (514) 271-4830
D01 : Sơn - Sửa Nhà Chuyên sơn sửa tổng quát Nhà bếp, phòng tắm, sous-sol & làm sàn. Lộc: (514) 686-2351 Sửa nhà A à Z Chuyên làm mới & sửa chữa : Điện, nước, bếp, phòng tắm, basement Công việc bảo đảm, tham khảo miễn phí. Giá cả phải chăng. Gọi Vương: (514) 290-7937
LeSean Lovemi Eyebrows Serum mọc lông mày
Lovmi Eyelash Serum mọc lông mi
MADE IN CANADA
G01 : Cần Người Nhà hàng Nhật ở West Island cần người cuốn sushi.. full-time hoặc part-time (514) 265-4069 Cần thợ cuốn sushi, phụ bếp full-time liên lạc: (514) 743-0703 Tiệm phở Cần bếp chánh, phụ bếp (Nam) có kinh nghiệm. Full or part-time Liên lạc: sau 3pm (514) 272-6099 NHà hàng cần: phụ bếp và một maki man làm cuối tuần. Phải có xe: (514)-891-2988 Nhà hàng ở Longueuil Cần gấp bếp xào, phụ bếp & rửa chén (514) 240-3182 (450) 674-3159 Nhà hàng VN cần bếp & serveur có kinh nghiệm Liên lạc Tuyền: (514) 262-1087 Ottawa - Stitville Cần thợ Nails giỏi. Bao lương hơn ăn chia. Liên lạc: (613) 831-1239 (613) 219-4749 Cafe ở Downtown Cần người làm biết nói tiếng Pháp từ 6AM-2:30 PM, từ thứ 2 đến thứ 6, (514) 871-4919 (514) 926-9288 Cần Gấp SERVEUR(SE) bếp xào, phụ bếp kinh nghiệm, khu Longueuil, Greenfiel Park, lương 14$-15$ Tel: (514) 582-9640 Tiệm Thái cách métro Mont Royal 5’ đi bộ cần tuyển caissier biết tiếng Anh Pháp. Full hoặc part-time Tel: (514) 553-4477,
Phở Hùng Cần nam nữ servers và phụ bếp có kinh nghiệm, full, và part time Liên lạc sau 3PM: (514) 803-7326 (438) 385-6843 Nhà hàng cần gấp Bếp xào, phụ bếp, caissier, người cuốn sushi có kinh nghiệm. Tel: (514) 621-7388 (514) 508-7878 Cần sushi man & caissier part-time L//L:(514) 272-8868 (514) 294-6807 Nhà hàng cần Bếp,phụ bếp và serveur(se) (514) 735-6949 Pierrefond cần 1 người giúp nấu ăn & dọn dẹp nhà. 4 ngày/ tuần (514) 755-6789 Phòng mạch nha sĩ Cấn phụ tá nha sĩ & thư ký. Xin vui lòng liên lạc: (514) 271-3302 Nhà hàng Montréal Cần phụ bếp part-time. Serveur part-time. Biết tiếng Pháp (514) 464-8601 Nhà hàng Sushi khu NDG Cần serveur(se) biết tiếng Anh, Pháp Liên lạc Anh Thắng: (514) 489-4555 Nhà hàng bên Laval Cần serveur & bếp. (450) 682-7828 Nhà hàng ở Terrebonne Cần bếp & người cuốn Maki full-time. Có thể đưa rước. (514) 924-3709 Tiệm phở đông khách ở Barrhaven Ottawa cần sang Xin liên lạc: (613) 302-6368
No 663 | thoibao.com | THỜI BÁO | 08/12/2018
71
RAO VAËT - CAÙ NHAÂN - THÖÔNG MAÏI - RAO VAËT - CAÙ NHAÂN - THÖÔNG MAÏI MONTREAL - OTTAWA TM
G11 : Cần Thợ Nails / Tóc Cần thợ bột hoặc chân tay nước Xin liên lạc: (514) 546-5814 Tiệm nail Cần thợ bột giỏi & chân tay nước. Biết tiếng Pháp hoặc Anh (514) 963-3519 Tiệm nail bên Laval Cần tuyển thợ bột full-time. Lương bao trên ăn chia. Tiệm đông khách (514) 651-1985 Ongles Professional Centre Rockland cần thợ nail chân tay nước có kinh nghiệm, (514) 303-6600, (514) 586-6655 Ottawa Tiệm Nails trên đường St. Laurent cần thợ Nails full, part-time & thợ chân tay nước, tiệm đông khách Xin gọi: (613) 321-0555 Cell: (613) 799-1562 Cần thợ nail nữ Biết tiếng Pháp hoặc Anh Trong mall Les Galleries Laval (Chomedey). Lâm: (450) 687-1119 (514) 887 6930
72
Cần thợ nail : biết làm móng bột, tay chân nước kinh nghiệm. Liên lạc: (514) 567-2294 (450) 973-4916 Tiệm Nails Tại Rockland Ottawa Cần thợ nail biết làm bột, tay chân nước, lương bao và ăn chia, có chổ ở, khách da trắng, típ hậu Xin gọi Cindy: (613) 252-6271 Cần gấp thợ bột & tay chân nước bao lương hay ăn chia. (Thợ bột kinh nghiệm 150$/ngày (514) 528-9293 (514) 571-2971 Cần thợ nail giỏi bột và shellac. Liên lạc: (514) 261-0083 Tiệm trong mall cần thợ nail nữ giỏi móng bột, chân tay nước, bao lương 100$-150$ trên ăn chia- Nhận đào tạo học viên mới để làm cho tiệm. Tel: (514) 952-3476 Bayshore Shopping Centre Ottawa Cần thợ nail kinh nghiệm cho tiệm ở Ottawa. Giá cao, tip hậu. Có chỗ ở. Bao $900/6 ngày trên ăn chia. Xin liên lạc: (416) 725-7498 Cần thợ nail nữ Có kinh nghiệm bột và chân tay nước, full/part-time, khu Chomedey, Laval (450) 687-5304 (514) 814 3391 Cần thợ nail làm chân tay nước và móng bột, tiệm ở trong Wal-Mart Orleans Tel: (613) 797-0955 (613) 590-1424 Tiệm nail cần thợ bột & chân tay nước. Bao lương Liên lạc: (514) 324-1889 Professional nail technician wanted arcrylic and gel fora new salon in the Laval. 3321 Boul Dagenais ouest Cần thợ giỏi bột & gel cho tiệm nail mới mở ở Laval Contact: (514) 961-6900
| No 663 | thoibao.com | THỜI BÁO | 08/12/2018
Tiệm nail khu West Island Cần nữ thợ nail. Bao lương 120$ hơn ăn chia 6/4. chủ nhật đóng cửa (514) 569-8798 (438) 969-9264 Tiệm ở metro Jean Talon cần thợ nail có kinh nghiệm làm bột, tay chân nước, wax. Lyly: (514) 553-8969 (514) 270-9898 Tìm thợ nail biết làm bột và chân tay nước. Full-time. Bao lương hoặc ăn chia 6/4 (514) 277-9939 (438) 501-9939 Tiệm nail lâu năm vùng West-Island Cần gấp thợ nails, lương cao, tip hậu. Anh Long: (514) 967-7288 Tiệm nail dưới phố (gần metro Guy Concordia) Cần thợ nữ giỏi móng bột, shellac. Bao lương (514) 803-7601 St Denis Cần thợ nail biết làm bột. Biết tiếng Anh hoặc Pháp. Lương bao trên ăn chia. (438) 930-8081 Cần thợ nail làm bột,chân tay nước. Bao lương hoặc ăn chia. Vùng St Hubert (rive Sud) (514) 754-6139 Tiệm nail trong mall vùng River Sud Cần thợ có kinh nghiệm. Bao lương trên ăn chia. (514) 623-8656 (450) 653-1574 Tiêm trong mall Cần thợ nail kinh nghiệm hay không kinh nghiệm. Bao lương 120$ -140$ hơn ăn chia: (514) 746-3114 (514) 746-0908 Cần thợ nail ,chân tay nước có kinh nghiệm 6255.Henri Bourrassa Ouest. Ville St Laurent - H4R-1C7 Liên lạc Kim. (514) 816-6885 Cần thợ nail nữ biết làm móng bột ,chân tay nước, shellac. 2’ đi bộ từ métro Berri-uquam. (438) 969-6594
Cần thợ nail Tiệm gần métro Atwater. làm việc 10H-18H (514) 931-9943 (514) 559-3540 Ottawa - Downtown Cần thợ tay chân nước, bột kinh nghiệm, biết waxing càng tốt. (613) 421-4647 (613) 276-1524 Ongle St Dorothée cần thợ biết làm bột, chân tay nước, shellac Lương cao, tip hậu. Anna (514) 823-5227 (450) 719-3389
H02 : Tìm Bạn Tìm Bạn Muốn tìm bạn Trần Thị Thu Ngọc (chị TH anh B em TB) trước ở đối diện trường NLS, Lâm Đồng. Ai biết xin nhắn giúp, cảm ơn. Ánh ở Mỹ: (571) 341-0795
I06 : Dạy Lái Xe Trường dạy lái xe Bảo - Công nhận bởi A.Q.T.R và S.A.A.Q - Lý thuyết, thực hành. Nhiều năm kinh nghiệm, uy tín. 406 Jean Talon Est Mtl, Q.C, H2R 1T5 (Góc St.Denis) Métro Jean Talon. Xin gọi Bảo: (514) 262-1152
I08 : Dạy Học Dạy kèm TOÁN Dạy luyên thi mọi trình độ Secondaire. Cegep toán lý. (514) 360-6271 Saint-Laurent & Ahuntsic Cartier-Ville
M03 : Các Dịch Vụ Khác Du học & định cư tại Canada không cần chứng minh tài chính.Chi phí hết sức tiết kiệm . Hương: (514) 883-8679 Thi: (514) 297-1999
TM
MONTREAL - OTTAWA
Băng Điểm tượng đá, Hạ Chi bước tới quỳ xuống cạnh chồng. - Tội em đâu có nặng đến đổi phải suốt đời nuôi con của kẻ thù đâu hở anh? Tạo vẫn đứng bất động. - Em… Hạ Chi vừa thốt lên tiếng em, thì cửa phòng khách đột ngột mở, Tạo và Hạ Chi hoảng hốt quay ra, Xá đang đứng bất động như xác chết nơi cửa vào. - Xá, con mới về đấy à?
Xá đứng yên lặng, Tạo và Hạ Chi cảm thấy bất an. - Xá! Xá làm gì thế? Đôi mắt giận dữ của Xá nhìn thẳng vào mặt Hạ Chi, nó run môi nhưng nói không được. Tạo vội xoa dịu. - Vào đây ngồi đi con làm gì… đứng đó? Xá vẫn bất động rồi đột nhiên hét to. - Bây…Bây giờ thì… con mới biết. Con có một người mẹ thật đáng hãnh diện. Tạo tái mặt. - Xá, con nói gì đấy? - Thật xấu hổ. - Con không có quyền nói bậy!
- Xấu hổ thì bảo là xấu hổ có gì đâu mà bậy? Con không ngờ con có người mẹ ngoại tình! - Im! Tạo trừng mắt – Nãy giờ trong này nói gì con đã nghe trộm hết rồi phải không? - Vâng, con nghe hết. Xá liếm mép. Con đang học bài, nghe tiếng cha quát tháo, vội bỏ chạy xuống, mới biết được sự nhơ nhuốc của mẹ. Tạo quắc mắt. - Xá, con ăn nói giữ lời một chút! Dù sao cũng là mẹ con! Xá không chịu thua. - Nhưng nhơ nhuốc như thế không xứng đáng làm mẹ con nữa! - Im!
- Con có quyền nói! Xá đã lớn, nó đứng cao hơn cả Tạo. Một cái tát tai như trời giáng không làm Xá im mồm. - Cha có quyền đánh con, giết con, nhưng phải để cho con nói, con tưởng cha mẹ đều vĩ đại, đều sạch sẽ. Sự hãnh diện bao nhiêu năm của con đã mất. Mẹ nhơ nhuốc nhưng cha cũng ích kỷ đê tiện không kém. Nếu không sẵn sàng tha thứ cho mẹ thì sao chẳng ly dị, lại trả thù? Thái độ cha chẳng chút quân tử. Cha mắng, cha chửi mẹ, đợi đến lúc thấy con vào lại giả vờ bênh mẹ, thế là thế nào?
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
¬¬ Xem tiếp kỳ sau
08/12/2018|
73
TRUYỆN DÀI
Tiếp theo kỳ trước
Do đó, các thầy cô giáo khác cũng trở thành “oan gia” của thầy Chương. Nhưng thầy Chương dường như không để ý xem thầy có bao nhiêu “oan gia”, bởi vì thầy không qua lại với bất cứ người nào. Việc thầy một mình một văn phòng là minh chứng rõ rệt nhất. Bất kể các “oan gia” bàn ra tán vào như thế nào, thầy Chương cũng không hề có phản ứng. Cuối cùng, bọn họ coi thầy như không tồn tại. Một thầy giáo luôn tránh xa tất cả mọi người lại cho phép Liễu Địch tiến lại gần, ai nấy đều mắt tròn mắt dẹt kinh ngạc. Bàn đến nguyên nhân trong lúc tán gẫu, mọi người đều kết luận: “Có lẽ do Liễu Địch chăm sóc anh ta quá chu đáo.” Liễu Địch đích thực chăm sóc thầy Chương tỉ mỉ chu đáo vô cùng. Ngày thứ ba sau khi nhập học, cô thấy bình thủy trong văn phòng thầy Chương thường trống không. Thế là sáng sớm hôm sau, cô bắt đầu đi lấy nước nóng cho thầy Chương. Hai ngày đầu, bình nước vẫn còn nguyên. Đến ngày thứ ba, Liễu Địch thấy một gói trà ướp hoa bên cạnh bình nước. Cô mở nắp, nước trong bình đã cạn sạch. Dần dần, Liễu Địch nhận ra thầy Chương nghiện trà không khác người nghiện thuốc lá. Thế là sau khi đi lấy nước nóng, cô lại chủ động pha một cốc trà cho thầy Chương. Tất cả những việc làm này, Liễu Địch không nhắc một từ, thầy Chương cũng không bao giờ hỏi đến. Đến kỳ dọn dẹp vệ sinh, Liễu Địch đều một mình tới văn phòng thầy Chương quét dọn. Nhà trường cử thêm người giúp đỡ nhưng đều bị cô từ chối. Bởi vì cô biết thầy Chương thích yên tĩnh. Cô nhẹ nhàng quét dọn phòng, lau bàn làm việc và cửa kính, cố gắng hết sức không để phát ra tiếng động. Thầy Chương chỉ mím môi, chống tay lên đầu, ngồi trầm tư ở đó, không hỏi han Liễu Địch một câu. Trầm tư là sắc thái duy nhất trên gương mặt thầy. Liễu Địch biết, một khi rơi vào trạng thái trầm tư, thầy Chương sẽ ngồi bất động mấy tiếng đồng hồ ở đó, không người nào có thể cắt đứt mạch suy nghĩ của thầy. Vì vậy, sau khi kết thúc công việc, Liễu Địch đều âm thầm rời khỏi văn phòng. Một tháng sau, thầy Chương đột nhiên nói với Liễu Địch: “Xin em hãy đến phòng kế toán, lĩnh lương giúp tôi.” Không hiểu tại sao, khi thầy
74
TM
Chương nói đến từ “giúp”, Liễu Địch xúc động muốn khóc. Xem bảng tiền lương, Liễu Địch mới biết, thầy Chương chỉ là giáo viên dạy thay. Nói trắng ra là người dạy hợp đồng, không phải nhân viên chính thức. Trong lòng cô nổi lên một sự phẫn nộ bất bình, tựa hồ việc này không phải sỉ nhục thầy Chương, mà là sỉ nhục bản thân cô. Nhưng cô có thể làm gì? Một trường nổi tiếng chịu để người mù đến dạy học, vốn đã là một việc khoan dung. Liễu Địch chỉ còn cách giao lại khoản tiền lương ít ỏi cho thầy Chương. Thầy Chương nhận tiền rồi lập tức bỏ vào túi áo. Kể từ lần đó, mỗi tháng không đợi thầy Chương nhắc nhở, Liễu Địch sẽ chủ động lĩnh lương giúp thầy. Không chỉ chuyện lĩnh lương, Liễu Địch còn thay thầy Chương tham gia các cuộc họp giáo viên. Sau đó, cô truyền đạt lại nội dung cuộc họp với thầy. Có lúc, Liễu Địch mang về một số bản khai. Thầy Chương đọc, Liễu Địch điền vào. Trong ô “học lực”, thầy Chương toàn bảo cô điền từ “tốt nghiệp trung học”. Liễu Địch không tin một người học rộng hiểu nhiều, tài hoa xuất chúng như thầy Chương mới chỉ học hết trung học. Cô còn nhớ, vào học kỳ hai năm lớp 10, một đoàn đại biểu Pháp đến thăm trường, đúng lúc người phiên dịch gặp việc đột xuất không thể có mặt. Thầy Chương đã dùng tiếng Pháp lưu loát hoàn thành xuất sắc công việc phiên dịch, nhận được sự tán thưởng từ đoàn khách người Pháp. Lẽ nào, tiếng Pháp của thầy cũng học ở thời trung học? Liễu Địch vô cùng hiếu kỳ, nhưng nhớ đến lời cam kết, cô đành nghiến răng, nuốt hết nghi vấn vào bụng. Khi mùa đông đến, virus cảm cúm tấn công thầy Chương. Thế là Liễu Địch mang đến một hộp thuốc cảm cho thầy. “Một ngày ba lần, mỗi lần hai viên”. Liễu Địch không bao giờ nhắc đến từ “cho” hay “tặng”. Thầy Chương nhận hộp thuốc, lặng lẽ lấy ra hai viên bỏ vào miệng. Một ngày, thầy Chương ho khù khụ, thậm chí không thể lên lớp giảng bài. Buổi trưa, Liễu Địch lấy một gói thuốc bột chữa ho pha vào cốc trà của thầy Chương. Lúc phê bài tập làm văn, thầy Chương thấy “nước trà” không đúng vị. Thế là thầy không thưởng thức từng ngụm nhỏ như thường lệ, mà uống một hơi hết sạch. Nhìn thầy không do dự uống hết cốc “trà”, Liễu Địch quên cả việc đọc bài văn. Một sự cảm động khó diễn tả thành lời dội vào lòng, khiến viền mắt cô ngân ngấn nước. Cô đột nhiên nhận ra một sự thật: thầy Chương tin tưởng cô, chỉ tin tưởng một mình cô. Cứ thế, Liễu Địch trở thành người duy nhất thầy Chương tín nhiệm ở trong trường. Thầy chỉ nhận sự giúp đỡ của một mình Liễu Địch. Phàm là những việc ngoài khả năng, thầy sẽ không bảo cô làm. Thầy không phản đối, cũng không kiêng dè người khác đặt tên của Liễu Địch bên cạnh tên thầy. Thậm chí, cô trở thành cầu nối duy nhất giữa thầy và thế giới bên ngoài... Những người khác muốn tìm thầy Chương cũng phải qua Liễu Địch. Nhiều lúc Liễu Địch tự hỏi: “Tại sao thầy Chương lại tin tưởng mình như vậy?” Cô biết, không phải cô chăm sóc thầy chu đáo, bởi vì đối với người khác, thầy không cho họ cơ hội chăm sóc thầy. Có lẽ bởi vì cô luôn giữ lời hứa ban đầu với thầy. Đúng là như vậy, dù trong lòng có vô số nghi hoặc, cô cũng không bao giờ hỏi một câu liên quan đến vấn đề riêng tư của thầy, càng không nói
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
MONTREAL - OTTAWA
chuyện với người khác về thầy. Mỗi khi người khác muốn thăm dò tình hình của thầy Chương, Liễu Địch luôn dùng nụ cười để ứng phó. Thật ra, Liễu Địch đúng là chẳng có gì để nói. Mặc dù cô thường xuyên tiếp xúc với thầy Chương, nhưng ngoài những câu cần thiết, thầy không nói một lời thừa. Liễu Địch chưa gặp người giáo viên nào “một chữ đáng ngàn vàng” như thầy Chương. Trong công việc, có thể dùng một từ biểu đạt rõ vấn đề, thầy tuyệt đối không nói từ thứ hai. Về hoàn cảnh của thầy, Liễu Địch cũng không biết nhiều hơn người khác. Bởi vì cô không thích chủ động tìm hiểu vấn đề riêng tư của người khác. Cô biết, xé toạc vết thương trong tâm linh một người là việc làm tàn nhẫn. Có lẽ thầy Chương cũng vì muốn bảo vệ bản thân nên mới biến mình thành một tảng băng đầy góc cạnh. Liễu Địch có thể tiến lại gần tảng băng, nhưng cô sẽ không đụng vào, càng không tìm cách xâm nhập hay làm tan chảy tảng băng đó. Khi mùa xuân đến, Liễu Địch đặt một chậu hoa lài nho nhỏ lên bệ cửa sổ văn phòng thầy Chương. Ai ngờ đến mùa hè, hoa lài trong chậu trưởng thành với tốc độ đáng ngạc nhiên, nở rộ những cánh hoa trắng muốt. Thế là cốc trà của thầy Chương bắt đầu tỏa hương hoa lài dìu dịu. Mỗi lần nhìn thấy thầy Chương trầm ngâm suy nghĩ trong căn phòng đầy hương thơm thanh nhã, Liễu Địch đều cảm thấy, dưới vỏ bọc lạnh lùng vô tình của thầy, nhất định chứa đựng nhiều tình cảm mà thầy không bộc lộ cho ai biết. Chương 5 Đúng vậy, thầy Chương là người có tình cảm nhưng không để lộ ra ngoài. Điều này, Liễu Địch đã được lĩnh hội sâu sắc trong quá trình đưa thầy ra bến xe buýt và cùng thầy đợi xe mỗi ngày. Tiễn thầy Chương ra bến xe là việc làm thanh thản dễ chịu nhất của Liễu Địch trong một ngày. Khi chuông báo hiệu tan học vang lên, Liễu Địch nhanh chóng thu dọn sách vở vào cặp sách. Cô là người đầu tiên lao ra khỏi phòng học, chạy một mạch đến văn phòng của thầy Chương. Mỗi lần đi văn phòng thầy Chương, Liễu Địch đều chạy như bay, bản thân cô cũng không hiểu tại sao cô phải vội vàng như vậy. Sau đó, cô nhẹ nhàng gõ cửa mà không vào bên trong. Đợi một lát, thầy Chương cầm cặp da màu đen đi ra ngoài. Liễu Địch dắt tay thầy Chương, hai thầy trò cùng rời khỏi trường học, đi về phía trạm xe buýt số hai. Đoạn đường từ trường học tới trạm xem buýt rất ngắn, chỉ khoảng một trăm mét. Nhưng Liễu Địch cảm thấy con đường dài một trăm mét này tràn ngập không khí ấm áp và dễ chịu khó diễn tả thành lời. Ánh hoàng hôn kéo dài hình bóng của hai thầy trò. Cơn gió mát rượi, thỉnh thoảng còn mang theo mùi thơm của thức ăn, khiến người khác thèm nhỏ dãi. Từng tốp học sinh đeo cặp sách đi ngang qua hai thầy trò, cười nói vui vẻ. Tan học là thời khắc vui vẻ nhất của mọi học sinh. Lặng lẽ nghe tiếng bước chân đều đặn trên vỉa hè, Liễu Địch cảm thấy vô cùng thư thái. Bao mệt nhọc của một ngày tan biến hoàn toàn trên đoạn đường. Trạm xe buýt công cộng số hai là bến xe nhỏ như không thể nhỏ hơn. Ở đây không có mái che, cũng Xem tiếp kỳ sau
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
75
GÓC ĐỜI SỐNG
TM
MONTREAL - OTTAWA
Ăn trái cây nhiều có tốt cho giảm cân? Trái cây luôn chứa lượng đường nhất định. Điều này này có thực sự ảnh hưởng đến cân nặng của bạn không? Thực ra, đường là một là một trong những nguyên liệu cung cấp carbohydrate từ đó làm tăng lượng glucose trong máu (hay còn gọi là đường trong máu). Chỉ khi lượng đường trong máu liên tục tăng cao thì bạn mới có thể bị tăng cân và mắc những căn bệnh liên quan đến tăng đường huyết. Ngoài đường, trái cây còn cung cấp cho cơ thể hàng loạt các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa và hàng tấn các chất dinh dưỡng khác. Chất xơ trong trái cây giúp làm giảm lượng đường trong máu sau ăn. Điều này giải thích tại sao ăn một quả táo hay chuối sẽ không làm cho lượng đường trong máu tăng nhiều như khi ăn kẹo hay cookie– những thực phẩm ít chất xơ. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người ăn nhiều trái cây có nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp, ung thư và các bệnh khác thấp hơn. Bên cạnh đó, trái cây có thể bổ sung nước cho cơ thể. Ngay cả những loại cây có chứa nhiều đường như dưa hấu cũng không phải là một mối đe dọa đối với cân nặng. Dưa hấu quả thật có chứa nhiều đường, nhưng chủ yếu trong một quả dưa hấu lại là nước. Miễn là không ăn nhiều hơn một nửa quả dưa hấu trong một lần, lượng đường trong máu sẽ không bị tăng quá nhiều. Chính vì thế, bạn vẫn nên ăn trái cây trong quá
trình giảm cân. Hơn nữa, có thể cần phải ăn nhiều hơn bởi rất ít người trong chúng ta ăn đủ số lượng trái cây được khuyến nghị mỗi ngày. Cần lưu ý là trái cây bảo quản lạnh cũng tốt như trái cây tươi, do đó, việc lựa chọn trái cây tươi hay bảo quản lạnh cũng không ảnh hưởng đến lượng vi chất bạn nhận được. Ba cách để ăn nhiều trái cây hơn: 1. Ăn cùng với những loại thực phẩm khác
Phô mai và trái cây được coi là “cặp đôi hoàn hảo” quả hương vị và dinh dưỡng. Trái cây có chứa chất xơ và phô mai có chứa protein, chúng đều giúp bạn lấp đầy dạ dày của mình.
3. Nướng trái cây
Đường tự nhiên trong trái cây sẽ trở nên ngọt hơn dưới tác động của nhiệt độ. Phủ lên trên trái cây một chút dầu mỏng và nướng chúng, bạn sẽ có một món ăn hoàn toàn mới lạ nhưng vô cùng ngon miệng.
2. Xay hoặc ép trái cây tươi
Xay hoặc ép lấy nước sẽ là một cách thay đổi khẩu vị và tạo thêm hứng thú với các loại trái cây.
Những kiểu ngứa da không thể coi thường! Theo Reader’s Digest, đây là những kiểu ngứa da mà tình trạng ngứa thường kéo dài. Nguyên nhân xuất phát do các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà chúng ta có thể không ngờ tới. Bệnh thận Một cơn ngứa dữ dội khắp cơ thể thường xảy ra ở những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối hoặc suy thận mạn tính. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy có hơn 40% bệnh nhân chạy thận bị ngứa da từ mức độ trung bình đến nặng. Khoa học hiện vẫn chưa thể giải thích một cách chính xác vì sao bệnh thận lại gây ngứa. Các chuyên viên sức khỏe cho rằng cơn ngứa xuất hiện do thận không thể đào thải hết chất thải ra khỏi máu, dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể và gây ngứa.
Bệnh cột sống Cơn ngứa xuất hiện kéo dài ở nửa phần trên của lưng mà không có dấu hiệu nổi mẫn ngứa thì có thể là do gặp vấn đề về chức năng thần kinh.
76
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có thể những thay đổi ở tuyến giáp đã tác động đến các tuyến mồ hôi và gây khô da, dẫn đến ngứa.
Các nghiên cứu cho thấy bệnh cột sống, dù do tuổi tác hay chấn thương, đều có thể gây áp lực lên dây thần kinh và chèn ép nó, dẫn đến cảm giác ngứa da. Những cơn ngứa này có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên cơ thể. Dấu hiệu bệnh sẽ rõ ràng hơn nếu gãi mà vẫn không thể giúp giảm ngứa. “Bệnh chàm có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi gãi nhưng ngứa da do vấn đề thần kinh thì không”, Reader’s Digest dẫn lời bác sĩ Anthony Rossi tại Bệnh viện New York Presbyterian (Mỹ). Bệnh tuyến giáp Bác sĩ chuyên khoa Da tại Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ) cho biết bệnh tuyến giáp dù có là trường hợp do tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém đều có thể gây ra cảm giác ngứa kỳ lạ trên da. Hiện vẫn chưa có những giải thích rõ ràng về mối liên kết giữa trục trặc ở tuyến giáp với ngứa da.
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
Ung thư vú Bệnh Paget là một dạng ung thư hiếm gặp. Các tế bào ung thư tập trung ở núm vú và quầng vú. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, bệnh Paget chiếm dưới 5% tổng số ca ung thư vú ở nước này. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh Paget là da ở xung quanh núm vú và quầng vú bị ngứa, đỏ và có vảy. Bệnh Paget đôi khi dễ bị chẩn đoán chầm là mắc chàm ở núm vú.
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
77
GÓC ĐỜI SỐNG
TM
Người lớn tuổi nên tập thể dục thế nào? Một trong những lợi ích lớn nhất của tập thể dục là giúp người già khỏe mạnh, vận động linh hoạt và tận hưởng được cuộc sống. Tập thể dục đúng cách sẽ giúp người già giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Người già tập luyện thể dục thường xuyên có tỷ lệ tử vong vì những căn bệnh như đột quỵ, đau tim và một số dạng ung thư thấp hơn. Tập thể dục cũng là công cụ hiệu quả giúp kiểm soát viêm khớp, tăng huyết áp, thậm chí là mất trí nhớ tuổi già. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người trên 65 tuổi nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/ tuần. Bốn hình thức tập thể dục phù hợp với người già gồm: Yoga
Đây là hình thức tập luyện rất thích hợp với người già. Có nhiều cấp độ và động tác tập luyện khác nhau, phù hợp với nhiều lứa tuổi. Tập luyện yoga thường xuyên sẽ giúp tăng khả năng vận động linh hoạt, giữ thăng bằng, tăng cường sức mạnh cơ thể của người già và ngăn ngừa nguy cơ té ngã. Đi bộ Các chuyên viên sức khỏe cho biết đi bộ là hình thực tập luyện đơn giản, có thể thực hiện dù đang sống ở đâu và không cần bất kỳ thiết bị tập luyện nào. Đi bộ nhanh 30 phút/ngày mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, như duy trì khối lượng cơ bắp, độ chắc khỏe của xương, ngăn tình trạng mất khối lượng xương và giúp tinh thần minh mẫn ở người già. Tai chi
Thái cực quyền (tai chi) là môn võ thuật có cử động chậm, rất an toàn để tập luyện cho mọi lứa tuổi. Các nghiên cứu từ Hiệp hội lão hóa Mỹ cho thấy tập thái cực quyền làm giảm đáng kể nguy cơ bị té ngã và giảm 50% nguy cơ bị chấn thương do té ngã ở người già. Bơi lội Bơi lội là một dạng bài tập cardio, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Vì bơi dưới nước và cơ thể được lực đẩy nước nâng đỡ nên sẽ ít gây áp lực lên khớp hơn so với các dạng cardio khác như chạy bộ hay đạp xe. Một số nghiên cứu cho thấy bơi lội giúp giảm rủi ro bị té ngã ở người già. Nguyên nhân vì bơi lội giúp xây dựng và duy trì sức mạnh của xương và cơ.
MONTREAL - OTTAWA
Một loại đường có thể ngăn chặn ung thư Theo Medical News Today, trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học nhận thấy việc thêm một loại đường có tên Mannose vào nước uống của chuột làm chậm sự tăng trưởng của khối u và tăng cường hiệu quả của hóa trị. Bởi vì các tế bào ung thư phân chia nhanh chóng, chúng cần rất nhiều nhiên liệu. Cũng như các tế bào khỏe mạnh, nguồn năng lượng chính của tế bào ung thư là glucose. Do đó, việc cắt giảm glucose để tiêu diệt các tế bào khối u là cách hữu ích để hạn chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư nhưng thực tế, đây là một thách thức. Cơ thể kiểm soát chặt chẽ mức glucose trong cơ thể vì tất cả các tế bào đều cần glucose, cơ thể không thể loại bỏ nó hoàn toàn khỏi hệ thống. Trong một nghiên cứu, mới được công bố trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu việc làm thế nào Mannose có thể can thiệp vào quá trình chuyển hóa glucose trong tế bào ung thư. Mannose thường xuất hiện như
một chất bổ sung gọi là d-mannose. Mannose xâm nhập vào các tế bào sử dụng các thụ thể giống như glucose. Khi ở trong tế bào, nó tích tụ thành mannose-6-phosphate. Khi chất chuyển hóa này tích tụ, nó làm chậm sự chuyển hóa glucose, theo Medical News Today. Để nghiên cứu khả năng chống ung thư của nó, các nhà khoa học đã thêm loại đường này vào nước uống của những con chuột bị ung thư tuyến tụy, ung thư da hoặc ung thư phổi. Họ thấy rằng những con chuột này không bị phản ứng phụ nhưng sự tăng trưởng khối u đã chậm lại đáng kể, giáo sư Kevin Ryan, thuộc Viện Nghiên cứu Ung thư Beatson (Anh), tác giả chính của nghiên cứu vui mừng cho biết trên Medical News Today. Trong nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm ra lượng Mannose cần thiết để làm giảm một lượng glucose vừa đủ để có thể làm chậm sự tăng trưởng khối u ở chuột, nhưng không quá nhiều đến nỗi các mô bình thường bị ảnh hưởng.
Lúc hút thuốc lá nguy hiểm nhất! Những người hút thuốc lá ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng có thể đối mặt với nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư đầu và cổ đang ngày càng tăng cao so với những người hút vào thời điểm muộn hơn trong ngày. Hút ngay khi thức dậy
Nhà khoa học Joshua Muscat, ĐH Y dược Penn State, Hershey, và các đồng sự của mình đã tiến hành nghiên cứu liệu hút thuốc lá buổi sáng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, đầu và cổ. Ông Muscat cho biết: “Những người hút thuốc này có lượng nicotine cao hơn và cả những độc tố từ thuốc lá khác trong cơ thể, bởi thế họ dễ bị nghiện hơn so với những
78
người hút thuốc sau đó khoảng nửa giờ hoặc hơn”. Một cuộc khảo sát trên 4.755 ca ung thư phổi đều là những người hút thuốc lá bình thường cho thấy, so với những người hút thuốc sau khi ngủ dậy 60 phút, những người hút trong vòng 31 phút đến 1 tiếng sau khi thức dậy có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 1,31 lần và những người hút thuốc trong vòng nửa tiếng sau khi ngủ dậy có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 1,79 lần. Một cuộc khảo sát ung thư đầu và cổ cũng đã được tiến hành trên 1.055 ca ung thư đầu và cổ và 785 bệnh chứng và đều từng hút thuốc lá cho thấy: so với những người hút thuốc
|No 663 |thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018
sau 60 phút khi thức dậy, những người hút trong vòng từ 31 đến 60 phút sau khi thức dậy có nguy cơ mắc ung thư đầu và cổ cao gấp 1,42 lần. Hút thuốc lá khi đang uống rượu hoặc cà phê
Các nhà nghiên cứu của trường ĐH Y Athens - Hy Lạp đã tiến hành 1 nghiên cứu ngắn hạn trên 24 người để thấy được tác hại tức thì của việc hút thuốc lá trong khi uống cà phê và 1 nghiên cứu dài hạn hơn trên 160 người để thấy được tác hại lâu dài của việc kết hợp 2 loại này. Những người tham gia nghiên cứu là người hút thuốc và không có vấn đề về tim mạch, tiểu đường, mỡ máu hay huyết áp. Những nhà nghiên cứu
nhận thấy rằng kết hợp thuốc lá với cà phê đã gây ra những tác động tiêu cực lên tim mạch nhiều hơn là khi không có sự kết hợp này. Một nghiên cứu khác của Mỹ cho rằng 75% ung thư cổ họng, miệng và thanh quản là do sự kết hợp của thuốc lá và rượu. Những người tiêu thụ rượu và thuốc lá có nhiều hơn 38 lần nguy cơ phát triển các bệnh ung thư so với người không hút thuốc và không uống rượu. Như vậy, việc hút thuốc lá kết hợp uống cà phê hay uống rượu làm tăng quá trình tích lũy độc tố trong cơ thể người, khiến cho họ bị tàn phá nhanh chóng hơn nhiều lần so với việc họ chỉ hút thuốc lá 1 cách riêng lẻ.
TM
MONTREAL - OTTAWA
No 663|thoibao.com | THỜI BÁO |
08/12/2018|
79