5 minute read

2.2.1. Thể tài

loại mới, để mang đến cho khán giả một món ăn tinh thần mới, Kịch nói. Món ăn tinh thần ấy được đông đảo người tiếp nhận chào đón, hưởng ứng và một lần nữa, nó lại mang thêm cảm hứng đến cho lực lượng sáng tạo, kích thích họ sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị. Cũng trên cái nền dùng văn ta tả những cảnh xã hội ta đó, sau Chén thuốc độc, nhiều vở Kịch viết về cuộc sống của người dân đương thời lần lượt xuất hiện như: Tòa án lương tâm, Bạn và vợ, Ông Tây An Nam, Không một tiếng vang, Uyên ương, Hoàng Mộng Điệp, Nửa chừng xuân, Kim Tiền… làm sôi động đời sống sân khấu nước nhà. Hiện thực cuộc sống, nhu cầu tiếp nhận cùng cộng hưởng, đã góp phần nhân rộng cảm hứng sáng tạo từ nhà văn này sang nhà văn khác, từ lực lượng sáng tạo này sang lực lượng sáng tạo khác, làm dấy lên một phong trào sáng tác và biểu diễn Kịch nói ở Việt Nam. Nhu cầu diễn tả những yếu tố mới của hiện thực cuộc sống, nhu cầu tiếp nhận của khán giả và cảm hứng sáng tạo của nhà văn là những yếu tố quan trọng cho sự ra đời của một thể loại mới. Mỗi yếu tố có những tác động khác nhau đến việc hình thành một thể loại mới trong nghệ thuật. Ba yếu tố trên kết hợp tạo thành một vòng tròn khép kín, yếu tố này thúc đẩy yếu tố kia, là tiền đề cho yếu tố kia. Sản phẩm của quá trình tác động ấy là sự ra đời của một thể loại mới. Những thể loại ra đời dưới tác động của các yếu tố đó đều mang trong mình tính mới, sự hấp dẫn đối với người tiếp nhận và cao hơn, thậm chí còn phát triển thành một trào lưu trong sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật. Kịch nói Việt Nam, là sản phẩm của xã hội Việt Nam, là kết quả của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa. Sự ra đời của thể loại này là kết quả quá trình tác động của hiện thực xã hội mới, của nhu cầu tiếp nhận của người dân và cảm hứng sáng tạo của các nhà văn. Sự ra đời Kịch nói Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Bởi tình hình đời sống kinh tế, chính trị, văn

hóa, xã hội Việt Nam lúc đó đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện này. Kịch Pháp, việc biểu diễn kịch Pháp trên đất Việt, việc tiếp nhận các tác phẩm kịch Pháp là một cú huých cho tiến trình ấy phát triển. Nghiên cứu sự ra đời của Kịch nói Việt Nam, tập trung vào những vở ban đầu, mục đích chính không chỉ để giải thích sự ra đời của Kịch nói Việt Nam, mà quan trọng hơn là để tìm ra dấu vết thi pháp của Kịch nói Việt Nam. Mặc dù thi pháp kịch có mặt định hình, tức là các biện pháp mỹ học định hình đã tạo thành đặc trưng thể loại nhưng khi đi vào từng vấn đề cụ thể vẫn có vết tích riêng làm nên điều khác biệt. Bằng những nghiên cứu của mình, tác giả luận án hy vọng tìm ra những nét riêng biệt ấy của thi pháp Kịch nói Việt Nam thời kỳ đầu và cũng hy vọng sẽ tìm được mối dây liên hệ với đời sống kịch đương đại.

Advertisement

2.2. Sự phát triển của các biện pháp mỹ học trong thi pháp Kịch nói Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20

Khi phân kỳ Kịch nói Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20, phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất chia làm hai giai đoạn là: từ 1921-1930 và từ 1930-1945. Trong khuôn khổ luận án này, do phạm vi nghiên cứu đã được xác định là từ 1921 đến những năm 1941 nên về cơ bản, nghiên cứu sinh cũng chia sự phát triển của thi pháp Kịch nói Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20 thành hai giai đoạn và được xác định cụ thể như sau: Giai đoạn thứ nhất: 1921-1930 Giai đoạn thứ hai: 1930- những năm 1941 Lựa chọn năm 1930 làm dấu mốc để phân kỳ sự phát triển của thi pháp Kịch nói Việt Nam là một sự lựa chọn hoàn toàn dựa trên tình hình phát triển của thi pháp Kịch. Sự lựa chọn này lại trùng khớp với một sự kiện lịch sử lớn của dân tộc, đó là sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương (3-2-1930).

Đảng ra đời, ngọn cờ lãnh đạo cách mạng đã chuyển hẳn sang giai cấp công nhân, thổi bùng lên cao trào cách mạng (1930-1931). Phong trào cách mạng nổ ra khắp nơi, thực dân Pháp một mặt thẳng tay đàn áp cách mạng, mặt khác chúng cũng nhân nhượng và đưa ra những chiêu bài mới để ru ngủ tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân. Trên cơ sở đó văn học nghệ thuật lãng mạn phát triển một cách nhanh chóng. Thơ ca, Tiểu thuyết, hội họa có những thay đổi về nội dung và hình thức theo con đường lãng mạn chủ nghĩa. [25. Tr.53] Trong tình hình chung của văn học nghệ thuật, Kịch nói tuy mới ra đời nhưng cũng đã kịp thích ứng với đời sống văn hóa xã hội và nghệ thuật. Các tác phẩm kịch theo khuynh hướng lãng mạn đã xuất hiện bên cạnh các tác phẩm kịch theo khuynh hướng hiện thực trước kia. Những người hoạt động sân khấu bắt đầu phỏng theo những Tiểu thuyết lãng mạn mới như: Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt... soạn thành kịch để diễn. Các nhà viết kịch như: Vy Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các nhà viết kịch lãng mạn phương Tây như: Giăng Giắc Bec-na, Muy-xe... viết những vở ca ngợi cái đẹp như: Nghệ sĩ hồn, Mơ hoa... Để thấy rõ hơn sự vận động và phát triển của thi pháp Kịch nói Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20, chúng ta sẽ đi vào phân tích, biện giải một số biện pháp mỹ học trong thi pháp.

2.2.1. Thể tài

Kịch nói Việt Nam ra đời bằng một vở Bi Hài kịch – Chén thuốc độc. Với nội dung kịch xoay quanh câu chuyện phong hóa. Sau thành công của Chén thuốc độc, Vũ Đình Long và nhiều nhà viết kịch khác tiếp tục khai thác thể tài này và cho ra đời: Tòa án lương tâm (1923), Bạn và vợ (1927), Cái đời bỏ đi (1928), Nặng nghĩa tớ thày (1929)... Bút pháp Bi Hài kịch tỏ ra phù hợp với mảng đề tài phản ánh lối sống phong hóa của một bộ

This article is from: