9 minute read

2.2.4. Xung đột

Next Article
2.2.2. Cấu trúc

2.2.2. Cấu trúc

Từ thuở sơ khai, các nhà soạn kịch Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nhất định của thi pháp kịch cổ điển Pháp. Phan Kế Hoành, Huỳnh Lý khẳng định:

những ai theo dõi báo chí đương thời, thường thấy trên những dòng quảng cáo diễn kịch hoặc trong những bài phê bình kịch bản, các buổi diễn… những câu đại khái như: “vở này soạn theo cách thức cổ điển”, “đây là vở kịch soạn theo đúng quy cách cổ điển châu Âu” [25. Tr.157] vì thế họ coi việc giáo huấn đạo đức là mục đích sáng tác, cốt truyện xoay quanh mâu thuẫn giữa dục vọng và lương tri, giữa tình cảm và lý trí, để cuối cùng dẫn đến sự chiến thắng của lý trí, đạo đức. Mọi hành động, tính cách đều xoay quanh việc giải quyết mâu thuẫn đó và phục vụ mục đích giáo huấn đạo đức. Chén thuốc độc, Tòa án lương tâm, Bạn và vợ, Cô Minh Nguyệt, Hoàng Mộng Điệp, Cô đầu Yến… đều đi theo hướng này. Cũng tương tự như kịch cổ điển Pháp, mỗi nhân vật kịch Việt Nam thời kỳ đầu đều tiêu biểu cho một tính cách tĩnh tại, bất biến. Thày Thông tiêu biểu cho những công chức chơi bời, phá gia. Nguyệt Phượng đại diện cho kiểu phụ nữ hư hỏng. Kỳ Vỹ, Ả Quay là hiện thân của thói háo sắc, lừa thày, phản bạn… Lối xây dựng tính cách nhân vật bất biến không phải chỉ có trong kịch cổ điển Pháp, mà thực tế còn là một phương pháp nghệ thuật của Tuồng. Trong Tuồng, mỗi vai: trung, nịnh đều tiêu biểu cho một nét tính cách xuyên suốt từ đầu đến cuối vở. Chẳng thế mà, chỉ cần nhìn vào nghệ thuật vẽ mặt của Tuồng, người xem đã có thể nhận ra đó là kiểu nhân vật nào.

Advertisement

Sang đến giai đoạn sau, số lượng cốt truyện đơn giản giảm dần. Thay vào đó, là những cốt truyện phức tạp. Ở đó, cuộc đời và số phận nhân vật

diễn ra trong những đột biến. Trần Thiết Chung trong Kim Tiền của Vy Huyền Đắc có sự chuyển biến từ một nhà văn nghèo đầy tự trọng, thành một tên chủ mỏ độc ác, bóc lột phu phen, thợ thuyền đến tận xương tủy. Hắn còn là một tên vô ơn, bạc nghĩa. Quên hết tình nghĩa đối với người đã giúp mình, cưu mang mình trong lúc khó khăn, nghèo đói, cư xử, tính toán thiệt hơn với họ từng đồng, từng hào. Cốt truyện phức tạp với nhiều ngã rẽ, nhiều đột biến. Tuy nhiên, vẫn có sự thống nhất trong hành động. Dù ở phương diện nào, Trần Thiết Chung hiện lên vẫn là một tên tư bản hám lợi, vô lương tâm. Các tình tiến xoắn bện vào nhau, để khán giả dần vỡ lẽ về phẩm chất của một trí thức tha hóa, tha hóa từ cách ứng xử với vợ con, người thân, đến người mà hắn hàm ơn, rồi đến công nhân, thợ thuyền… Cốt truyện phức tạp đó giúp người tiếp nhận nhận diện nhân vật sâu sắc hơn trong cái nhìn đa chiều, đồng thời cũng hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý hơn. Với những cốt truyện phức tạp ở giai đoạn sau, sự biến xuất hiện là sự phát triển tất yếu của hành động kịch. Công nhân, phu phen đình công, tấn công vào dinh thự của chủ mỏ Tiêu Giao, giết chết Trần Thiết Chung là hành động tất yếu. Bởi trước đó, Trần Thiết Chung với chính sách cai trị hà khắc đã trà đạp quá đáng lên quyền sống của công nhân, thợ thuyền… “Ông hành hạ chúng tôi quá… Ông để cho vợ ông bóp cổ, mổ họng chúng tôi”. [53. Tr.421] Con giun xéo lắm cũng quằn, chuyện gì đến đã phải đến. Việc cài cắm sự biến kiểu này khác hoàn toàn với lối cấu tứ kịch của giai đoạn trước. Trong Chén thuốc độc, sự biến làm xoay chuyển hoàn toàn tình huống kịch là sự xuất hiện cái măng đa. Cái măng đa đó là một sự biến ngoài kịch, nó đột nhiên xuất hiện, không có chút lôgich hay liên quan đến sự phát triển của hành động kịch. Nói đến văn học nghệ thuật công khai giai đoạn 1930-1945, trước hết phải nói đến sự phát triển mạnh mẽ của trào lưu lãng mạn, với Thơ mới

và Tiểu thuyết hiện đại. Văn học lãng mạn muốn phá vỡ khuôn khổ chật hẹp của chủ nghĩa cổ điển, tiếp thu chủ nghĩa tình cảm, chú trọng đến sự bộc lộ tình cảm cá nhân. Các kịch tác gia lúc này, không còn coi luật tam duy nhất hay phương pháp sáng tác theo lối kịch cổ điển phương Tây là kim chỉ nam nữa. Những người viết kịch lãng mạn Việt Nam đương thời không xây dựng cốt truyện trên cơ sở mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm nữa mà họ muốn mượn sân khấu để bộc lộ tình cảm, thể hiện ước mơ của mình. Môtip kịch được họ ưa dùng là xây dựng cốt truyện dựa trên mâu thuẫn giữa ước mơ với thực tại, giữa ảo tưởng đầy chất thơ với cuộc sống nghiệt ngã, tẻ lạnh. Đoàn Phú Tứ tôn thờ một thứ tình yêu ảo tưởng, một thứ tình yêu thuần túy. Trong Kiều Liên, ông vẽ ra một Kiều Liên diễm lệ, một Kiều Liên yêu kiều, làm say đắm cả Nguyễn Chi và Trần Lan. Cả hai quyết định cứ cùng yêu, cùng tôn thờ nàng thế thôi. Với những so sánh trên đây, phần nào giúp chúng ta thấy được sự phát triển trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện của các nhà viết kịch Việt Nam, cũng như thấy được sự trưởng thành nhanh chóng từ nhận thức đến hành động để cho ra đời những sản phẩm nghệ thuật phong phú và đa dạng. Sự phát triển trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện là điểm tựa cho những phát triển trong nghệ thuật xây dựng xung đột mà chúng tôi sẽ đi vào phân tích dưới đây.

2.2.4. Xung đột

Khi bàn về xung đột với tư cách là một biện pháp mỹ học trong thi pháp kịch, nghiên cứu sinh không đi vào nội dung xung đột, mà chỉ tập trung luận bàn về hình thái xung đột, tức là cách cấu tứ xung đột của nhà biên kịch. Các nhà biên kịch Việt Nam trong giai đoạn đầu thường tập trung khai thác xung đột trong đạo đức, ứng xử. Chén thuốc độc, Bạn và vợ, Tòa

án lương tâm… đều tập trung khai thác hình thái xung đột này. Có thể, loại hình thái xung đột này phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, khi mà phong trào Âu hóa đang tràn vào nước ta, mang đến những luồng gió mới, mang đến những thay đổi trong đời sống của người dân, đặc biệt là những thay đổi trong văn hóa ứng xử, trong đạo đức lối sống. Nhiều hiện tượng suy đồi trong đạo đức, lối sống đã xuất hiện và trở thành vấn nạn trong xã hội. Những hiện tượng đó trở thành điều day dứt với các nhà văn và đem đến cảm hứng sáng tạo cho họ. Cũng có thể, kỹ thuật biên kịch của chúng ta lúc đó mới dừng lại ở đấy. Cũng có thể, từ thành công của vở đầu tiên, khai khác hình thái xung đột này, các tác giả tiếp tục tìm đến và khai thác.

Sau cái thuở ban đầu ấy, bên cạnh hình thái xung đột quen thuộc, các kịch tác gia đã tìm đến với hình thái xung đột khác. Vũ Trọng Phụng trong Không một tiếng vang đã khai thác xung đột giữa tính cách với hoàn cảnh. Ông lão, anh Cả Thuận, chị Cả Thuận dù có cố gắng đến đâu, dù nỗ lực lao động, kiếm sống vẫn không thoát khỏi sự bủa vây của cái nghèo, cái hoàn cảnh trớ trêu, cái xã hội kim tiền bạc bẽo, không để cho con người ta được làm người. Trong Uyên ương của Vy Huyền Đắc, tác giả cũng tập trung khai thác xung đột giữa tính cách khảng khái, cương trực, đầy tự trọng của cậu Ngọc Hà với hoàn cảnh khắc nghiệt của cậu, đó là bị mù lòa. Đang yên đang lành bị mù, đối với bất cứ một người nào đã là sự đau đớn, chán chường, đằng này, lại còn đối với một văn sĩ có khát vọng như Ngọc Hà thì đúng là tuyệt vọng. Đúng là các cánh cửa bỗng dưng đóng sập lại trước mặt cậu.

Nhưng phải đến Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, việc khai thác các hình thái xung đột mới có được bước phát triển vượt bậc. Trong Vũ Như Tô, nhiều hình thái xung đột cùng lúc được triển khai. Các hình thái xung đột liên tiếp được đặt cạnh nhau tạo nên một mạng lưới dày đặc, dồn nén nhân vật và tác phẩm, bóp nghẹt trạng thái cảm xúc của người tiếp nhận

Hình thái xung đột đầu tiên phải kể đến, đó là xung đột giữa tính cách với hoàn cảnh. Vũ Như Tô với khát vọng sáng tạo, khát vọng xây dựng nên một Cửu Trùng đài cao đẹp, ngạo nghễ vươn mình sánh cùng các tòa lâu đài của Trung Quốc, Chiêm Thành, trường tồn với thời gian, bị đặt đối ngược với sự đói khổ, lầm than của quảng đại quần chúng nhân dân. Cái vĩ đại, cao cả bị đặt trong hoàn cảnh trớ trêu, đó là sự bi đát trong đời sống của nhân dân. Tòa đài càng được xây cao, cuộc sống của người dân càng trở nên cùng quẫn, xã hội càng loạn, cướp bóc, giặc giã nổi lên khắp nơi.

Hình thái xung đột này phù hợp với một biện pháp mỹ học của Bi kịch là lỗi lầm của nhân vật thể hiện ở dục vọng khát khao thực hiện một sự nghiệp trong một hoàn cảnh chưa cho phép, đúng hơn là một hoàn cảnh không thể thực hiện được sự nghiệp tiên tiến ấy. Trong hình thái xung đột này, chúng ta cũng cần nhắc tới yếu tố đám đông. Bi kịch của Vũ Như Tô là Bi kịch của người nghệ sĩ khát khao sáng tạo trong một xã hội không có chỗ cho sự khát khao đó. Cái chết của Vũ Như Tô do đám đông nổi cơn cuồng nộ. Không cần biết đúng - sai, công tội, đám đông với sức mạnh của chiếc xe tăng thả dốc đã ầm ầm xoay chuyển tình thế, phá hủy Cửu Trùng đài, giết chết Vũ Như Tô. Tất cả bị cuốn vào đám đông ồn ào và vội vã kia như một cơn lũ quét, cuốn trôi tất cả, mang theo cả khát vọng, cả ước mơ của người nghệ sĩ. Đám đông ấy đã

This article is from: