82
Từ thuở sơ khai, các nhà soạn kịch Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nhất định của thi pháp kịch cổ điển Pháp. Phan Kế Hoành, Huỳnh Lý khẳng định: những ai theo dõi báo chí đương thời, thường thấy trên những dòng quảng cáo diễn kịch hoặc trong những bài phê bình kịch bản, các buổi diễn… những câu đại khái như: “vở này soạn theo cách thức cổ điển”, “đây là vở kịch soạn theo đúng quy cách cổ điển châu Âu” [25. Tr.157] vì thế họ coi việc giáo huấn đạo đức là mục đích sáng tác, cốt truyện xoay quanh mâu thuẫn giữa dục vọng và lương tri, giữa tình cảm và lý trí, để cuối cùng dẫn đến sự chiến thắng của lý trí, đạo đức. Mọi hành động, tính cách đều xoay quanh việc giải quyết mâu thuẫn đó và phục vụ mục đích giáo huấn đạo đức. Chén thuốc độc, Tòa án lương tâm, Bạn và vợ, Cô Minh Nguyệt, Hoàng Mộng Điệp, Cô đầu Yến… đều đi theo hướng này. Cũng tương tự như kịch cổ điển Pháp, mỗi nhân vật kịch Việt Nam thời kỳ đầu đều tiêu biểu cho một tính cách tĩnh tại, bất biến. Thày Thông tiêu biểu cho những công chức chơi bời, phá gia. Nguyệt Phượng đại diện cho kiểu phụ nữ hư hỏng. Kỳ Vỹ, Ả Quay là hiện thân của thói háo sắc, lừa thày, phản bạn… Lối xây dựng tính cách nhân vật bất biến không phải chỉ có trong kịch cổ điển Pháp, mà thực tế còn là một phương pháp nghệ thuật của Tuồng. Trong Tuồng, mỗi vai: trung, nịnh đều tiêu biểu cho một nét tính cách xuyên suốt từ đầu đến cuối vở. Chẳng thế mà, chỉ cần nhìn vào nghệ thuật vẽ mặt của Tuồng, người xem đã có thể nhận ra đó là kiểu nhân vật nào. Sang đến giai đoạn sau, số lượng cốt truyện đơn giản giảm dần. Thay vào đó, là những cốt truyện phức tạp. Ở đó, cuộc đời và số phận nhân vật