1 minute read

1.1.4. Thi pháp kịch

thuật của tác phẩm. Nghiên cứu thi pháp cũng chính là nhằm chỉ ra cái lí do tồn tại của hình thức. [33.tr.15]. Tác giả luận án đồng quan điểm với nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu trong Thi pháp hiện đại khi ông cho rằng: Thi pháp là phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học từ các hình thức biểu hiện bằng ngôn từ nghệ thuật, để tìm hiểu các ý nghĩa thể hiện hoặc chìm ẩn của tác phẩm: ý nghĩa mỹ học, triết học, đạo đức học, lịch sử, xã hội học… [22.tr.9].

1.1.3. Khái niệm “Thi pháp học”

Advertisement

Thi pháp học là một môn khoa học mũi nhọn có tính liên ngành: triết học, lý luận văn học, ký hiệu học, ngôn ngữ học, tu từ học… với nhiều tên tuổi lỗi lạc như: Aristote, Baolo, Lưu Hiệp, Bakholin… Ở Việt Nam, tuy trước đây chưa có công trình thi pháp học nào, nhưng các nhà văn, nhà thơ đã có những ý kiến về thi pháp và được lựa chọn giới thiệu trong cuốn “Từ trong di sản” của NXB Văn học. Sau này, nhiều lưu học sinh ở Liên Xô đã được tiếp cận với thi pháp từ nhóm các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học ở đây. Một số học giả nghiên cứu về thi pháp ở Việt Nam như: Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Tất Thắng… Từ điển Bách khoa Việt Nam cho rằng: Thi pháp học: môn học nghiên cứu những nguyên tắc, phép tắc của sự sáng tạo văn học, xây dựng tác phẩm về mặt thể loại, phong cách, phương pháp sáng tác và thời đại nghệ thuật…[27.tr.211, tập 4]. Từ điển thuật ngữ Văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) quan niệm:

This article is from: