![](https://static.isu.pub/fe/default-story-images/news.jpg?width=720&quality=85%2C50)
3 minute read
1.1.2. Khái niệm “Thi pháp”
from KỊCH NÓI VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm thao tác 1.1.1. Khái niệm “Kịch” và các loại kịch ở Việt Nam
Từ thời kỳ Cổ đại, nghệ thuật thi ca là nghệ thuật ngôn từ, tức là văn học, với nghĩa là sáng tác ngày nay. Aristote coi Kịch là một thể loại thi ca cùng với Tự sự và Trữ tình. Kịch là khái niệm được nhiều công trình nghiên cứu quan tâm như trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời (1900-1930) của Giáo sư Trần Đình Hượu và Lê Trí Dũng… Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã bắt đầu nhìn nhận kịch “là một loại văn mới nhất của ta” và “cái hiệu lực của nó lại ở trên sân khấu”. Ông cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình là “chỉ xét về văn chương, về ý nghĩa, về cách kết cấu, nghĩa là muốn đọc giúp cho độc giả chứ không phải xem diễn và nghe giúp cho khán giả cùng thính giả” [58.tr.220-221]. Với nhận thức này, Vũ Ngọc Phan đã ý thức được đời sống hai mặt của kịch là: đời sống văn học và đời sống sân khấu. Trong công trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời (1900-1930) của Trần Đình Hượu và Lê Trí Dũng, Kịch nói được xem như một thể loại văn học mới nảy sinh vào giai đoạn giao thời dưới những áp lực lịch sử, chính trị, xã hội và trong điều kiện văn hóa – thẩm mỹ mới. Ở đây, kịch được khảo sát trong quan hệ với Tuồng, Chèo và văn chương cổ, cũng như trong quan hệ với các thể loại văn học nghệ thuật khác như: Tiểu thuyết, Thơ mới, Cải lương và Tuồng, Chèo cách tân. Tuy cách tiếp cận có khác nhau, nhưng phần lớn các tác giả đều gặp nhau ở quan niệm giống như quan niệm của Từ điển Bách khoa Việt Nam và Từ điển Văn học, đó là coi kịch là một loại hình văn học (bên cạnh tự sự và trữ tình).
Advertisement
Kịch chủ yếu dùng để biểu diễn trên sân khấu gọi là diễn kịch, mặc dù kịch bản văn học vẫn có thể đọc như mọi tác phẩm văn học khác. Đặc trưng của kịch là phản ánh cuộc sống bằng hành động kịch, thông qua các xung đột tính cách xảy ra trong quá trình xung đột xã hội, được khái quát và trình bày trong một cốt truyện chặt chẽ với độ dài thời gian biểu diễn không lớn lắm” [27. Tr 559, tập 2]. Kịch dùng chất liệu là ngôn từ để xây dựng hình tượng về con người và cuộc sống. Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ đối thoại, văn chương của kịch là văn chương đối thoại. Vào đầu thế kỷ 20, khi Kịch nói Việt Nam ra đời, ở nước ta đã có kịch hát (gồm Tuồng, Chèo, Cải lương, Kịch hát Huế Trị Thiên, Kịch hát Bài chòi, Kịch hát Dù Kê…). Khi trào lưu Thơ mới phát triển, xuất hiện thêm kịch thơ. Từ xưa, tất cả các thể loại văn học (bao gồm cả kịch) đều được viết bằng thơ. Sau đó, đến thế kỷ 18 do nhu cầu đưa kịch tiếp cận cuộc sống hiện thực nên kịch đã được văn xuôi hóa. Nhưng ở Việt Nam lại có điểm khác. Khi Kịch nói đã được văn xuôi hóa rồi vẫn có kịch thơ. Kịch thơ chủ yếu là kịch thơ 8 chữ. Khi diễn thì ngâm những câu thơ đó lên. Kịch thơ phát triển khá rầm rộ vào những năm 40, 50 của thế kỷ 20. Sau này, có lẽ do không còn phù hợp với tiết tấu của cuộc sống mới nên nó ngoắc ngoải rồi gần như không còn thấy xuất hiện.
1.1.2. Khái niệm “Thi pháp”
Thi pháp là khái niệm đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Người đầu tiên trình bày một cách có hệ thống về thi pháp là nhà triết học, bác học Hy Lạp cổ đại Aristote (348-322 TCN). Một phần công trình “Nghệ thuật thi ca” của ông còn lại đến ngày nay gồm 26 chương, có thể chia ra làm 5 phần. Phần 1 nhận định chung về thơ ca, các