73
loại mới, để mang đến cho khán giả một món ăn tinh thần mới, Kịch nói. Món ăn tinh thần ấy được đông đảo người tiếp nhận chào đón, hưởng ứng và một lần nữa, nó lại mang thêm cảm hứng đến cho lực lượng sáng tạo, kích thích họ sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị. Cũng trên cái nền dùng văn ta tả những cảnh xã hội ta đó, sau Chén thuốc độc, nhiều vở Kịch viết về cuộc sống của người dân đương thời lần lượt xuất hiện như: Tòa án lương tâm, Bạn và vợ, Ông Tây An Nam, Không một tiếng vang, Uyên ương, Hoàng Mộng Điệp, Nửa chừng xuân, Kim Tiền… làm sôi động đời sống sân khấu nước nhà. Hiện thực cuộc sống, nhu cầu tiếp nhận cùng cộng hưởng, đã góp phần nhân rộng cảm hứng sáng tạo từ nhà văn này sang nhà văn khác, từ lực lượng sáng tạo này sang lực lượng sáng tạo khác, làm dấy lên một phong trào sáng tác và biểu diễn Kịch nói ở Việt Nam. Nhu cầu diễn tả những yếu tố mới của hiện thực cuộc sống, nhu cầu tiếp nhận của khán giả và cảm hứng sáng tạo của nhà văn là những yếu tố quan trọng cho sự ra đời của một thể loại mới. Mỗi yếu tố có những tác động khác nhau đến việc hình thành một thể loại mới trong nghệ thuật. Ba yếu tố trên kết hợp tạo thành một vòng tròn khép kín, yếu tố này thúc đẩy yếu tố kia, là tiền đề cho yếu tố kia. Sản phẩm của quá trình tác động ấy là sự ra đời của một thể loại mới. Những thể loại ra đời dưới tác động của các yếu tố đó đều mang trong mình tính mới, sự hấp dẫn đối với người tiếp nhận và cao hơn, thậm chí còn phát triển thành một trào lưu trong sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật. Kịch nói Việt Nam, là sản phẩm của xã hội Việt Nam, là kết quả của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa. Sự ra đời của thể loại này là kết quả quá trình tác động của hiện thực xã hội mới, của nhu cầu tiếp nhận của người dân và cảm hứng sáng tạo của các nhà văn. Sự ra đời Kịch nói Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Bởi tình hình đời sống kinh tế, chính trị, văn