CHUYÊN ĐỀ_TN

Page 1

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN GVHD: Thầy Nguyễn Hữu Hưng SVTH: Võ Minh Tiễn _ KT12

12 2016


NỘI DUNG - CHUYÊN ĐỀ TRUNG TÂM TRƯNG BÀY VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN MỞ ĐẦU • Lời mở đầu ............................................................... 4 • Lý do chọn đề tài ....................................................... 5

I. TỔNG QUAN THỂ LOẠI ĐỀ TÀI I.1 Khái niệm về thể loại đề tài I.1.1 Khái niệm ........................................................... 6 I.1.2 Phân loại............................................................ 6 I.1.3 Chức năng ......................................................... 6 I.1.4 Mục đích ........................................................... 7 I.1.5 Lịch sử hình thành và phát triển ............................... 8 I.2 Sự phát triển làng nghề - sản xuất theo hướng bền vững I.2.1 Khái niệm .......................................................... 16 I.2.2 Vai trò .............................................................. 16 I.2.3 Phân loại .......................................................... 16 I.2.4 Đặc điểm làng nghề ở Việt Nam ........................... 17 I.2.5 Làng nghề bền vững ............................................ 17 I.3 Tổng quan về các làng nghề ở Hội An I.3.1 Tình hình sản xuất ............................................... 18 I.3.2 Các làng nghề tiêu biểu ...................................... 21 II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH II.1 Kiến trúc II.1.1 Quy hoạch a. Vị trí xây dựng ............................................. 28 b. Tổng mặt bằng phân khu chức năng ................ 28 II.1.2 Kiến trúc a. Tổ chức công năng ....................................... 34 b. Dây chuyền sử dụng ...................................... 40 c. Khối công năng ............................................ 41 II.1.3 Kỹ thuật a. Phòng cháy chữa cháy ................................... 64 b. Chống ồn .................................................... 64 c. Thích ứng kiến trúc nhiệt đới ............................ 65

2

I.1.4 Hình thức thẫm mỹ I.1.4.a. Bố cục hình khối .......................................... 72 I.1.4.b. Mặt đứng ................................................... 75 I.1.4.c. Vật liệu - màu sắc ......................................... 76 II.2 Kỹ thuật II.2.1 Tiêu chuẩn thiết kế II.2.1.a. Xác định quy mô khu đất xây dựng ................. 77 II.2.1.b. Xác định số chỗ đỗ xe .................................. 77 II.2.1.c. Xác định diện tích phòng ốc .......................... 77 II.2.1.d. Yêu cầu đối với khu nghiên cứu ...................... 78 II.2.1.e. Yêu cầu đối với khu trưng bày ........................ 79 II.2.1.f. Thoát người ..................................................80 II.2.2 Không gian đặc trưng: II.2.2.a. Các loại gian hàng trưng bày ........................81 II.2.2.b. Ánh sáng trong khu trưng bày.......................... 82 II.2.2.c. Phòng thí nghiệm dạng modul ........................86 II.2.3 Kết cấu II.2.3.a. Khung phẳng ............................................. 88 II.2.3.b. Khung không gian .......................................88 II.2.3.c. Dàn không gian .......................................... 89 II.2.3.d. Vỏ mỏng ................................................... 90 II.2.3.e. Dây căng .................................................. 92 II.2.4 Bảo quản kỹ thuật .................................................... 93 II.2.5 Thông Gió .............................................................. 93 II.2.6 Kỹ thuật xử lý nền .....................................................93

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


III. NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU III.1 Bối cảnh lịch sử Hội An III.1.1 Thời kỳ tiền Hội An I.1.1.a Văn hóa Sa Huỳnh ..................................................................................... 95 I.1.1.b Văn hóa Chăm Pa....................................................................................... 95 97 III.1.2 Thời kỳ Hội An ............................................................................................. III.2 Sự hình thành đô thị Hội An III.2.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................................. 98 III.2.2 Cơ cấu hành chính .............................................................................................. 99 III.3 Giải pháp kiến trúc mang tính bản sắc Hội An ứng dụng cho đồ án III.3.1 Sự phân bố và biến thiên về niên đại trong kiến trúc nhà ở - sản xuất Hội An ..................101 III.3.2 Yếu tố kiến trúc truyền thống đặc trưng ở Hội An ứng dụng cho đồ án III.3.2.a. Tổ chức không gian chung hòa hợp với tự nhiên/đô thị hiện hữu. ................... 101 III.3.2.b. Tổ chức mặt bằng - sân trong ................................................................... 103 III.3.2.c. Mái che/mái dốc .................................................................................. 109 III.3.2.d. Mặt đứng ............................................................................................. 110 III.3.2.e. Bậc thềm/Sân riêng trn đường phố/Hiên rộng/Ban công sáu chân ................ 111 III.3.2.f. Quy trình xây dựng truyền thống ............................................................... 112 III.3.2.g. Vật liệu/màu sắc ................................................................................... 116 III.3.3 Tổng kết. ........................................................................................................... 117 III.4 Đề xuất khu đất ..........................................................................................................119

3

VÕ MINH TIỄN


LỜI MỞ ĐẦU

Hội An hay với tên gọi Faifo, là thành phố nằm cạnh Đà Nẵng thuộc miền Trung Việt Nam. Do thuận lợi về địa lý và khí hậu, đây từng là nơi gặp gỡ của thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu từ thời cận thế. Trong những thương cảng có khu phố người Nhật thì Hội An là đô thị cổ duy nhất ở Đông Nam Á còn bảo tồn được tổng thể kiến trúc phong phú, đa dạng từ nhà phố, nhà ở cho đến nhà thờ họ, đền chùa, hội quán, mộ cổ, ... cùng những phong tục tập quán, lối sống, tín ngưỡng cổ truyền của người Việt. Đi cùng với đó, các sản phẩm truyền thống Hội An như gốm, sứ, đồ mộc, đồng, ... từng là những hàng hóa nổi tiếng được mua bán và vận chuyển đến nhiều nước, làm nên thương hiệu cảng Hội An vang bóng một thời. Hiện nay, trong quá trình mở cửa và hội nhập, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề là cơ sở để làm mới giá trị truyền thống, đồng thời thúc đẩy phát triển các cơ sở sản xuất ở nông thôn, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân, đồng thời góp phần quan trọng vào phát triển du lịch địa phương. Hội An là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của khu vực miền Trung và cả nước trở thành đô thị loại III năm 2006, đô thị văn hóa đầu tiên và điển hình toàn quốc. Ở dải đất miền trung với nhiều di sản thế giới, trong đó phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản thế giới, hàng năm đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm. Nhưng du khách đến đây hầu hết không chỉ ghé thăm những gì nằm trong lòng phố cổ mà còn tìm đến những làng nghề truyền thống ven phố cổ. Thành phố Hội An tập trung hướng đến xây dựng Hội An - thành phố “sinh thái – văn hóa - du lịch” và phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2020. Vì vậy việc giới thiệu và phát triển sản phẩm truyền thống Hội An cũng đang được chú trọng nhiều hơn.

4

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Các làng nghề trên địa bàn thành phố Hội An đã có lịch sử hình thành và phát triển từ khá lâu. Hiện nay, số lượng làng nghề ở thành phố Hội An là không nhiều, tập trung chủ yếu vùng ven. Các làng nghề ở Hội An đã có bước phát triển, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, quy mô sản xuất còn nhỏ, phân tán, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng và mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, trình độ tay nghề của người lao động chưa cao, thu nhập trong các làng nghề chưa đủ sức thu hút người lao ñộng, quy mô lao ñộng làm nghề ngày càng giảm. Đồng thời, biến đổi khí hậu đã dẫn đến ngập lụt, xâm nhập mặn gây nhiều khó khăn hơn cho việc sản xuất, cuộc sống nơi đây. Con người Hội An cần cù, chịu khó, có tay nghề, Hội An là một di sản văn hoá thế giới, là địa bàn có vị trí thuận lợi ở gần 2 di sản văn hoá thế giới cố đô Huế và khu đền tháp Mỹ Sơn, là trung điểm giao lưu của cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, du lịch. Tuy nhiên, địa phương vẫn chưa khai thác hết lợi thế và tiềm năng sẵn có của mình. Bên cạnh đó, Hội An sắp kỷ niệm 18 năm công nhận là Di sản văn hóa thế giới, một khoảng thời gian khá dài để nhìn lại và ngẫm nhiều hơn về nhưng gì đang thay đổi. Từ những yếu tố trên, với vai trò là người thiết kế kiến trúc, tôi cần phải hướng đến công trình chức năng giới thiệu và phát triển sản phẩm truyền thống Hội An.

5

VÕ MINH TIỄN


I. TỔNG QUAN THỂ LOẠI ĐỀ TÀI I.1 KHÁI NIỆM VỀ THỂ LOẠI ĐỀ TÀI

đời sống, có thể nói đến: Mì Quảng, Cao lầu, bánh bao, bánh vạc, bánh ít lá gai, bánh suê, ...

I.1.1 Khái niệm Trung tâm giới thiệu và phát triển sản phẩm truyền thống là công trình thuộc thể loại trưng bày có hệ thống các sản phẩm theo sự phân loại mang tính đặc trưng của địa phương, đồng thời thu thập dữ liệu, phân tích để rút ra định luật, giả thiết và qua đó tạo ra ứng dụng, cải tiến mới cho sản phẩm.

I.1.2 Phân loại Theo chức năng công trình, ta có thể phân loại thành 2 không gian chính trưng bày và nghiên cứu. Không gian trưng bày tập trung vào chức năng giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại, tăng giá trị sản phẩm và mở rộng đối tượng tiếp cận đa quốc gia, vì vậy các không gian chính đề xuất gồm: trưng bày, thương mại, câu lạc bộ, .... Không gian nghiên cứu đi sâu vào giải pháp khoa học, đầu tư tính ứng dụng thực tế, tăng chất lượng sản phẩm, hướng đến các không gian: hội trường, sinh hoạt nghề, nghiên cứu, dạy nghề... Theo đối tượng trưng bày, ta chia thành 2 loại. Thứ 1 là sản phẩm thủ công tập trung vào sản phẩm đòi hỏi tính tay nghề cao, bao gồm cả những sản phẩm từ các làng nghề truyền thống có thể nhắc đến như: gốm, mộc, vải, ... Thứ 2 là ẩm thực dân gian lưu truyền rộng rãi trong 6

I.1.3 Chức năng Công trình xây dựng mở ra việc tạo hướng phát triển du lịch làng nghề, tăng cường năng lực sản xuất và truyền thống văn hóa địa phương, Bảo tồn sản phẩm và làng nghề, tránh tình tráng đánh cắp thương hiệu. Chính vì vậy, chức năng chính bao gồm: trưng bày, nghiên cứu và dịch vụ đi kèm nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Trưng bày

Nghiên cứu

Dịch vụ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


- Chức năng nghiên cứu: Đây là nơi sưu tầm, nghiên cứu phát triển sản phẩm, tiến hành thực hiện các sản phẩm khoa học- công nghệ đã được nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới vào quy trình sản xuất thực tế. Đồng thời tổ chức hoạt động nghiên cứu, tư vấn, tham mưu và chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ,..triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Không chỉ vậy, ta cần tìm ra thị trường kinh doanh từ các kết quả nghiên cứu và hướng phát triển mới, các ứng dụng công nghệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo phương thức sản xuất sản phẩm công nghệ ở dạng thử nghiệm quy mô nhỏ để thăm dò thị trường và chuyển giao cho các làng nghề thực hiện. Song song, trung tâm còn hợp tác liên kết nghiên cứu khoa học công nghệ với các đối tác nhằm theo kịp bước tiến và những nhu cầu mới của thị trường, giúp ích cho việc phát triển ổn định, bền vững các làng nghề truyền thống và mang lại giá trị kinh tế cao cho sự phát triển cộng đồng, xã hội.

- Chức năng trưng bày: Việc trưng bày đi kèm với chức năng lưu trữ, bảo quản sản phẩm các làng nghề thủ công có giá trị lịch sử, truyền thống. Thông qua đó, nó hướng đến xúc tiến thương mại, quảng cáo và giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa ở mỗi làng nghề, thúc đẩy và tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng, mua bán sản phẩm. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế từ việc trưng bày, mà hơn hết đối với người dân Hội An và khách du lịch thì việc hiểu hơn về những giá trị văn hóa và lịch sử hình thánh, phát triển của các làng nghề thông qua tái hiện lại một phần khung cảnh sản xuất xưa của người dân Việt Nam. Từ đó, con người nhìn nhận được những giá trị mới, cái nhìn mới cho sản phẩm truyền thống trong đời sống hiện đại, bằng cách ứng dụng chúng vào từng không gian cụ thể. 7

- Chức năng dịch vụ: Đây là nơi tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, điểm dừng chân của các du khách trong hành trình du lịch Hội An, tìm đến tham quan các gian hàng triễn lãm của các làng nghề truyền thống trước khi quyết định tham quan thực tế làng nghề nào đó. Ngoài ra, hoạt động giao lưu văn hóa: các phiên chợ, kỳ Festival, ẩm thực dân gian, ... cũng sẽ được tổ chức nhằm kết nối con người hướng đến giá trị xã hội tốt đẹp.

I.1.4 Mục đích Trung tâm hứa hẹn sẽ thu hút khách du lịch thông qua việc giới thiệu và bảo tồn các nét đặc thù truyền thống của người dân miền trung như :vấn đề văn hóa ẩm thực,các làng nghề truyền thống,cách thức sinh hoạt,vui chơi cộng đồng. Đồng thời, đây là cách để giải quyết vấn đề xã hội cấp bách ở Hội an là quá trình chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch, giảm mạnh hiện tượng tăng dân cơ giới đảm bảo quá trình phát triển bền vững. Đồng thời, nó là cơ sở để giữ vững không gian cư trú đa dạng về đời sống văn hóa truyền thống cho người dân ở khu vực, là cách đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật tốt cho khu vực VÕ MINH TIỄN


hướng đến xây dựng và bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp. Chính vì vậy mà việc quy hoạch, cải tạo, bảo tồn và phát triển bền vững là biện pháp hết sức quan trọng để phát triển kiến trúc xây dựng làng xẫ và góp phần thúc đẩy phát triển và nâng cao mức sống cũng như đời sống văn hóa cho người dân đồng thời vẫn gìn giữ được nét truyền thống, bản sắc riêng của làng truyền thống. I.1.5 Lịch sử hình thành và phát triển Thể loại công trình là sự dung hòa giữa tính chất trưng bày của bảo tàng kết hợp với tính nghiên cứu của viện nghiên cứu, nên việc khai tthác 2 thể loại đó để phục vụ cho mục đích còn lại là chuyện tất yếu. Chính vì vậy, việc hình thành các nhà trưng bày xuất hiện nhiều hơn là trung tâm bao hàm cả 2 chức năng, dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số công trình thể hiện công năng của loại công trình này. Việt Nam: 1. Bảo tàng gốm sứ mậu dịch - 80 Trần Phú, Tp. Hội An Nhà ở 2 tầng được khai thác biến thành một bảo tàng nhỏ về trưng bày sản phẩm gốm sứ trong khu vực, và vẫn được sử dụng đến ngày nay. Khai thác các không gian đệm, ban công, hoặc hiên, các phòng đa năng thành nơi triễn lãm đặc trưng.

Công trình chính là việc tận dụng chính không gian kiến trúc - nét văn hóa tại địa phương còn tồn tại để sử dụng cho chính việc triễn lãm các sản phẩm gốm truyền thống. Mặt đứng nhà 2 tầng tường gỗ có ban công 8

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


2. Viện Hải dương học Nha Trang Bảo tàng Hải dương học nổi tiếng với tên gọi “Hồ cá Hải học viện Nha Trang”, là trung tâm nghiên cứu, phục vụ giáo dục, lưu giữ các di sản tự nhiên, văn hóa, khoa học liên quan đến biển... Điều gây ấn tượng chính là việc tổ chức nội thất, cách bố trí sản vật là cách làm nổi bật giá trị mới của văn hóa biển.

Mặt cắt chi tiết nhà 2 tầng, tường gỗ có ban công Khai thác các không gian đệm, ban công, hoặc hiên, các phòng đa năng thành nơi triễn lãm đặc trưng.

9

VÕ MINH TIỄN


3. Nhà trưng bày sản phẩm truyền thống Chăm Công trình xây dựng thấp tầng, mang đậm tính chất Chăm thông qua cách tổ chức khoảng sân lớn và dây chuyền xuyên suốt cùng hình thức hệ khung mái, họa tiết trang trí, màu sắc và vật liệu địa phương, qua đó mô tả rõ nét nét văn hóa người Chăm.

4. Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa

Công trình xây dựng thấp tầng, tổ chức cây xanh đan xen tăng tính kết nối với tự nhiên, trục giao thông xuyên suốt khu đất bám theo địa hình là cách dẫn dắt con người đi đúng trục trưng bày, qua đó tổ chức công năng dễ dàng hơn. 10

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


Thế giới 1. Học viện khoa học California Công trình thiết kế bởi kiến trúc sư Renzo Piano Ý, học viện là một công trình bền vững mà bao gồm khu phức hợp có trung tâm nghiên cứu, có không gian bảo tồn thực vật lẫn động vật, mái nhà được phủ xanh. Ánh sáng tự nhiên được cung cấp bởi các cửa sổ mái, sử dụng thông gió và chiếu sáng tự nhiên trong công trình ở cá khu trưng bày, các khu nuôi trồng, triển lãm. Không chỉ thế, việc xây dựng kết cấu với 4 khối vòm cong là 1 thách thức lớn trong xây dựng, và cũng là không gian thể hiện tính chân thực của tự nhiên nhất. Cách phủ xanh mái nhà, trong tổng thể công viên lớn là cách tăng tính hòa nhập trong cảnh quan.

11

VÕ MINH TIỄN


12

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


2. Nhà kính của Stewart - Eden project: Công trình là sự điển hình rõ ràng về việc ứng dụng công nghệ và vật liệu mới trong việc tạo ra môi trường thuận cho sự phát triển của thảm thực vật, mái este vòm cong vượt nhịp lớn theo hệ khung thép thể hiện kỹ thuật xây dựng mới, đồng thời giải phóng không gian, mang đến những cảm giác mới giữa trưng bày trong và ngoài nhà.

Công trình ngoài tính mới về cách tạo lập không gian thì việc bố trí các hệ thống bền vững trong việc sử dụng nước và tái sử dụng nước mưa hiệu quả, khai thác nhiệt bức xạ vào công trình nhằm đạt hiệu quả năng lượng cao nhất 13

VÕ MINH TIỄN


Đồ án tham khảo - định hướng thiết kế trong tương lai. Trung tâm giới thiệu sản vật Đồng Bằng Sông Cửu Long Sinh viên: Phan Quang Duy _ Thầy Hà Anh Tuấn. Giải pháp mới với lớp vỏ bao che parametric đúng tính chất triễn lãm, gây ấn tượng với người xem, đồng thời các khoảng sân trong - mặt nước là cách diễn đạt hiệu quả tính văn hóa của con người vùng sông nước.

14

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


15

VÕ MINH TIỄN


I.2 SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ - SẢN XUẤT THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

I.2.1 Khái niệm Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông nhàn để sản xuất những sản phẩm thủ công phục vụ cho nhu cầu đời sống như: các công cụ lao động nông nghiệp, dụng cụ sinh hoạt, giấy, lụa, vải,… Các nghề này được lưu truyền và mở rộng qua nhiều thế hệ, dẫn đến nhiều hộ dân cùng sản xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh những người chuyên làm nghề, đa phần lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề, hoặc làm thuê(nghề phụ). Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang tính chất chuyên môn sâu hơn, được cải tiến kỹ thuật hơn và thường được giới hạn trong quy mô nhỏ(làng), dần dần tách hẳn nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công, vì vậy làng nghề đã xuất hiện. Có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề nông”

I.2.2 Vai trò Với hơn 2000 làng nghề trong cả nước, gồm 11 nhóm ngành nghề, sử dụng hơn 10 triệu lao động, đóng góp hơn 40 ngàn tỷ đồng cho thu nhập quốc gia… các làng nghề truyền thống đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn. 16

Tận dụng tài nguyên sẵn có

Đáp ứng nhu cầu thị trường Làng nghề truyền thống

Giải quyết công ăn việc làm

Phục vụ hoạt động du lịch

I.2.3 Phân loại - Lịch sử hình thành, thời gian và quá trình phát triển làng nghề là căn cứ dễ nhận thấy đầu tiên để phân loại làng nghề. Đồng thời có sự phân loại rõ ràng về quy mô làng nghề mà theo đó có các tên cụ thể cho từng hạng mục khác nhau. Đối với việc sản xuất kinh doanh, thì tiêu chí về ngành nghề sản xuất, loại hình kinh doanh và tính chất hoạt động mà ta có thể phân loại theo bảng sau: TIÊU CHÍ CÁC LOẠI PHÂN LOẠI LÀNG NGHỀ a. Theo lịch sử hình thành và phát triển b. Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh

- Làng nghề truyền thống. - Làng nghề mới.

- Làng nghề TTCN như: dệt, gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ.v.v.. - Làng nghề công nghiệp cơ khí, chế tác như: chế tác vàng bạc, dát vàng, gia công tái chế sắt thép.v.v.. - Làng nghề xây dựng; - Làng nghề dịch vụ. c. Theo quy mô - Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa, liên kết nhiều làng làm cùng một nghề hoặc cùng một không gian địa lí lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề. - Làng nghề quy mô nhỏ, trong phạm vi một làng theo địa giới hành chính. - Các làng nghề truyền thống chuyên doanh một chủng loại sản phẩm hàng hoá; - Các làng nghề kinh doanh tổng hợp một số sản phẩm truyền thống; - Các làng nghề vừa chuyên doanh các sản phẩm truyền thống vừa phát triển các ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng. Loại làng nghề này phát triển mạnh trong những năm gần đây. - Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doe. Theo tính chất hoạt động anh các ngành nghề phi nông nghiệp; - Các làng nghề sản xuất kinh thủ công chuyên nghiệp; doanh của các - Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu. làng nghề: d. Theo loại hình kinh doanh của làng nghề có tính phổ biến ở Việt Nam

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


I.2.4 Đặc điểm làng nghề Việt Nam - Theo thống kê, hiện trong cả nước có 13% số hộ nông dân chuyên sản xuất nghề, 27% số hộ nông dân tham gia sản xuất nghề, thu hút hơn 29% lực lượng lao động ở nông thôn. Các làng nghề hoạt động với các hình thức khá đa dạng: Trong tổng số 40.500 cơ sở sản xuất ở các làng nghề có 80,1% là các hộ cá thể, 5,8% theo hình thức Hợp tác xã và 14,1% thuộc các dạng sở hữu khác [Đặng Kim Chi, 2005] - Nguyên vật liệu cho các làng nghề chủ yếu được khai thác ở các địa phương trong nước. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phong phú nông sản và thực vật, đồng thời có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng trong đó có các loại vật liệu xây dựng. Do đó, hầu hết các nguồn nguyên liệu vẫn lấy từ trực tiếp từ tự nhiên. - Công nghệ, thiết bị và cơ sở hạ tầng sản xuất: Hầu hết các cơ sở sản xuất nghề nông thôn, nhất là ở khu vực các hộ tư nhân vẫn còn sử dụng các loại công cụ thủ công truyền thống hoặc cải tiến một phần. Trình độ công nghệ còn lạc hậu, cơ khí hóa thấp, các thiết bị phần lớn đã cũ, sử dụng lại của các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường. Trình độ công nghệ thủ công và bán cơ khí vẫn chiếm tỷ lệ hơn 60% ở các làng nghề. Các ngành dịch vụ

Các ngành

lâm – thủy sản

Thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng

Thủ công bán cơ khí (% )

61.51

70.69

43.90

59.44

Cơ khí (% )

38.49

29.31

56.10

40.56

Tự động hóa (% )

0

0

0

0

Trình độ kỹ thuật

17

Chế biến nông –

khác

Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt nam có sự tăng nhẹ đều những năm gần đây, đòi hỏi cách thức mới tiến bộ hơn hiện tại. I.2.5 Làng nghề bền vững Phát triển kinh tế xã hội là “quá trình nâng cao điều kiện sống vật chất và tinh thần của người dân bằng phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa”. Nhưng, quá trình này lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm giảm chất lượng của môi trường. Xã hội loài người muốn tồn tại và phồn thịnh thì việc tiến tới sự phát triển bền vững là xu thế tất yếu. “Phát triển bền vững là sự phát triển sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống nhưng phải đảm bảo cho các thế hệ tương lai các điều kiện tài nguyên và môi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày hôm nay”. Bảng thống kê các tiêu chí để hướng đến làng nghề bền vững Việt Nam cụ thể: 1.Gia tăng quy mô: tổng doanh thu, tổng giá trị sản xuất, số hộ và MÔI KINH TẾ doanh nghiệp tham gia. TRƯỜNG 2.Gia tăng quy mô vốn, lao động; 3.Doanh thu/hộ làm nghề, doanh thu/lao động làm nghề. 4.Gia tăng giá trị và lợi nhuận. 5.Cơ cấu sản phẩm, tính đa XÃ HỘI dạng, ổn định thị trường tiêu thụ, đảm bảo tỷ lệ lao động làng nghề trên tổng số lao động 6.Số việc làm tăng thêm từ làng 10. Tỷ lệ hộ sản xuất làng nghề sử nghề dụng nguyên liệu và công nghệ sản 7.Thu nhập người lao động làm xuất đạt tiêu chuẩn môi trường. việc làng nghề; 11. Tỷ lệ hộ sản xuất làng nghề có 8.Số hộ nghèo trong làng nghề hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu giảm chuẩn môi trường. 9.Sự gia tăng số lao động được 12. Tỷ lệ số hộ được hưởng nước đào tạo sạch… VÕ MINH TIỄN


I.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC LÀNG NGHỀ Ở HỘI AN I.3.1 Tình hình sản xuất và du lịch làng nghề Hội An - Kinh tế: + Tăng trưởng kinh tế chung Hội An

Bảng. Tăng trưởng kinh tế của thành phố Hội An và các ngành (Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Hội An) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hội An khá cao nhưng không đồng đều. Ngành thương mại du lịch tăng trưởng gần 20% trong những năm 2006 và 2007. Nhưng lại giảm mạnh chỉ còn hơn 7% năm và ñã phục hồi vào năm 2010 với tốc ñộ tăng trưởng tới 20%. Ngành công nghiệp xây dựng có xu hướng tăng trưởng giống như ngành thương mại và dịch vụ. Riêng ngành nông nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng không cao nhưng khá ổn định kể cả trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

- Những mặt khó khăn : + Quy mô

Bảng Số hộ làm nghề truyền thống giai đoạn 2008 - 2010 (Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An) Ba làng nghề truyền thống tiêu biểu ở đây là làng Mộc Kim bồng, làng Gốm Thanh Hà, làng Rau Trà Quế. Theo số liệu ở bảng 1 trong giai đoạn 2008 - 2010 số hộ làm nghề truyền thống tăng từ 232 hộ lên 250 hộ, sự gia tăng này chủ yếu từ những hộ đang làm nghề tách ra. Điều đó cho thấy làng nghề truyền thống không dễ gì mở rộng quy mô. Trong tổng số hộ làm nghề truyền thống ở thành phố thì làng mộc Kim bồng chiếm khoảng 11%, làng rau Trà Quế chiếm 80%, và làng Gốm Thanh Hà chiếm dưới 10%. Cơ cấu này khá ổn định trong cả giai đoạn 2008 - 2010. + Lao động

+ Cơ cấu kinh tế

Bảng Cơ cấu kinh tế của thành phố Hội An và các ngành (Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An) Cơ cấu của thành phố Hội An chủ yếu dựa vào thương mại du lịch, công nghiệp xây dựng khi 2 ngành này có tỷ trọng hơn 90%. 18

Bảng Số lao động tham gia làm nghề giai đoạn 2008 - 2010 (Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An) Ngược lại với số hộ tham gia làm nghề, tỷ trọng lao động của làng Mộc Kim bồng tăng từ 20,4% năm 2008 lên 22,3% năm 2010. Trong khi đó làng rau Trà Quế thì ngược lại, giảm từ 67,3% năm 2008 xuống còn 66,6% năm 2010. Và tương tự như vậy đối với làng Gốm Thanh Hà trong giai đoạn giảm hơn 1%. Điều này cho thấy, do thu nhập thấp, người lao động không còn mặn mà nhiều với những nghề truyền thống. Chúng ta cần phát triển du lịch làng nghề, vì khi du lịch làng nghề phát triển thì sẽ tạo thêm nhiều việc làm dịch vụ cho người lao động. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


+ Mặt bằng

Hình Nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất (%) (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) Có 63,8% cơ sở sản xuất làng nghề có nhu cầu mở rộng sản xuất. Tuy nhiên mức ñộ bức xúc của các làng nghề cũng cũng khác nhau thiên về hai làng nghề có diện tích mặt bằng trung bình thấp hơn. Làng mộc Kim Bồng có tới 81,3% cơ sở có nhu cầu, làng gốm Thanh Hà có tỷ lệ thấp hơn một chút nhưng vẫn cao gần 70%. Hạn chế lớn nhất về của các làng nghề Hội An chính là mặt bằng sản xuất chật hẹp.

+ Nguyên liệu

Hình Cơ cấu nguồn cung ứng nguyên liệu (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) Số liệu điều tra cho thấy khó khăn về nguyên liệu là khó khăn được xếp thứ 3 với 29,3% số cơ sở đánh giá sau vấn đề tiêu thụ sản phẩm và vốn cho sản xuất. Hiện nay các cơ sở này tự mua nguyên liệu là chủ yếu khi tỷ lệ này chiếm tới 57% và tự sản xuất là 38% và qua trung gian chỉ chiếm 5%. 19

+ Maketing và kênh tiêu thụ

Hình Những khó khăn nhất của người sản xuất làng nghề (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) Khó khăn cho người sản xuất làng nghề ở Hội An theo đánh giá của các cơ sở sản xuất làng nghề chính là khâu tiêu thụ sản phẩm. Có tới hơn 55% cho rằng đây là một trong những khó khăn nhất mà họ gặp phải.

Hình Tỷ lệ các kênh tiêu thụ sản phẩm (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) Tỷ lệ tiêu thụ qua kênh khách du lịch chiếm gần 57% như hình 2.4, chiếm tỷ trọng cao nhất. Việc tiêu thụ qua tư thương chiếm gần 38% và qua các kênh khác chiếm 27,6%, cuối cùng là các doanh nghiệp chỉ chiếm 19%. Số liệu điều tra cho thấy có tới 68,9% số cơ sở đã xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, cần một thương hiệu chung cho làng nghề Hội An. + Vốn sản xuất Khó khăn về vốn sản xuất luôn thường trực với các cơ sở sản xuất làng nghề, số liệu ñiều tra cho thấy có tới 53,4% số cơ sở sản xuất cho rằng ñây là một trong những khó khăn nhất của họ. Đa số cơ sở sản xuất làng nghề có vốn tự có nhưng không ñủ, trong ñó có tới 15% cơ sở không vốn tự có, nhưng cũng có 8% số cơ sở có ñủ vốn, và các cơ sở sản xuất làng nghề chỉ bảo ñảm 53% số nhu cầu vốn. VÕ MINH TIỄN


- Du lịch + Doanh thu từ sản xuất của các làng nghề

+ Lượt khách tham quan

Bảng Doanh thu từ các làng nghề - ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An) Sản phẩm làng nghề chủ yếu được tiêu thụ thông qua hợp đồng với doanh nghiệp hoặc cá nhân, đặc biệt là trong các đơn hàng xuất khẩu. Đến nay, các sản phẩm chính chủ yếu từ làng gốm Thanh Hà và Mộc Kim bồng đã xuất khẩu ra khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhược điểm cố hữu của các làng nghề là khả năng quảng bá, tiếp thị, khảo sát thị trường, nhất là thị trường nước ngoài để định hướng sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đáp ứng nhu cầu của thị trường còn nhiều hạn chế. Hầu hết làng nghề mới chỉ sản xuất sản phẩm sẵn có, chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên mẫu mã ít thay đổi, cải tiến cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, chứ chưa nói đến định hướng được tiêu dùng.

+ Lượt khách tham quan

Bảng Số lượt khách đến tham quan làng nghề - ĐVT: Lượt người (Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An) 20

Thực tế địa phương cho thấy, làng nghề truyền thống có vị trí rất quan trọng. Khi phát triển sẽ tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu lao động theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Như đã phân tích ở trên việc phát triển sản xuất ở các làng nghề truyền thống sẽ tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội ở nông thôn. Mặt khác, sản phẩm được sản xuất chủ yếu lấy từ nguyên liệu sẵn có và tận dụng có hiệu quả tiềm năng tại chỗ. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thể hiện ở các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, ngoài giá trị sử dụng thông thường còn mang giá trị vật thể và phi vật thể của văn hóa dân tộc được duy trì và phát triển. KẾT LUẬN Có thể nhận thấy Hội An đang trên đà phát triển kinh tế dựa trên nguồn chính từ du lịch làng nghề, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng thực sự đây là một tiềm năng đối với các làng nghề, và dĩ nhiên các sản phẩm truyền thống chính là cơ hội để Hội An vượt trội hơn trong việc phát triển cũng như giữ vững nét văn hóa. Tóm lại , việc xây dựng trung tâm này là cơ sở để tạo tiền đề phát triển các khía cạnh khác của kinh tế, tạo nên tảng vững chắc cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


I.3.2 Các làng nghề tiêu biểu :

21

VÕ MINH TIỄN


- Quy trình sản xuất tổng thể: Quy trình sản xuất: Gia công và chuẩn bị phối liệu => Tạo hình => Sấy Dù bất cứ làng nghề nào thì khâu chuẩn bị nguyên liệu luôn quan trọng => Nung => Trang trí. nhất, bắt đầu từ nguồn nguyên liệu (hạt giống, đất sét - cao lanh, đồng, ...) từ địa phương, thuận tiện trong giao thông và nguồn cung cấp ổn định. Kế đến, thông qua tay nghề hoặc khuôn đúc đa dạng mà tạo hình sản phẩm theo ý muốn của khách hàng. Tiếp nữa là nung, hoặc đúc, .. nhằm tạo sản phẩm hoàn thiện, bước cuối cùng là việc trang trí, mang đến giá trị thẫm mỹ cho sản phẩm, có thể tóm gọn thành 5 bước sau:

+ Làng nghề Gốm Thanh Hà Nguồn gốc từ Thanh Hóa, được hình thành từ cuối thể kỷ thứ 15 và phát triển mạnh cùng với cảng Hội An trong các thế kỷ kế tiếp. Sản phẩm gốm thanh Hà được làm từ nguồn nguyên liệu chính là đất sét bởi những bàn tay điêu luyện của nghệ nhân và kỹ thuật truyền thống, sản phẩm chủ yếu là phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày như chắn,bát,chum,vại,bình hoa,chậu cảnh..hình dạng các con vật gắn liền với cuộc sống hằng ngày…mang nhiều kiểu dáng màu sắc phong phú và đặc biệt nhẹ hơn các sản phẩm cùng loại của địa phương khác. Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn thuộc địa bàn phường Thanh Hà thành phố Hội An.Cách khu phố cổ 2km về hướng tây.Đến thăm làng ngoài việc lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm,du cách còn tận mắt nhìn thấy những động tác điêu luyện từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề này. 22

+ Làng mộc Kim Bồng Nghề mộc Kim Bồng được hình thành từ thế kỷ 15 bởi những người Việt đầu tiên ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh vào khai khẩn vùng đất Cẩm Kim - Hội An thời bấy giờ. Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 nghề mộc Kim Bồng bắt đầu phát triển nhờ sự phồn thịnh của thương cảng Hội An. Đến thế kỷ 18, nghề mộc Kim Bồng đã phát triển mạnh mẽ và thịnh đạt thành làng nghề với ba nhóm nghề rõ rệt: nghề mộc xây dựng các công trình kiến trúc đô thị, nghề mộc dân dụng và nghề đóng tàu thuyền mộc. Riêng với đô thị cổ Hội An, bàn tay tài hoa của người thợ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


Kim Bồng đã góp phần tạo nên những công trình kiến trúc. Trong số đó, nhiều người đã được ban tước Cửu Phẩm, Bát Phẩm, đổi trưởng mộc tượng ... Riêng với đô thị cổ Hội An, bàn tay tài hoa của người thợ Kim Bồng đã góp phần tạo nên những công trình kiến trúc. Quy trình sản xuất: Thống nhất mẫu tượng sẽ tạc => Chọn gỗ => Phá gỗ tạo dáng tượng => Phác dáng chi tiết => Đục chi tiết và điểm nhấn => Hoàn thiện tôn tượng (làm mịn và phủ sơn)

+ Làng tranh tre, dừa Cẩm Thanh Làng nằm cách khu phố cổ Hội An chừng 5km về phía Đông, làng nghề tranh dừa ẩn mình trong màu xanh bạt ngàn của rừng dừa Bảy Mẫu (xã Cẩm Thanh, TP Hội An, Quảng Nam). Theo các bậc cao niên trong làng, nghề làm tranh dừa Cẩm Thanh được hình thành cách đây hơn 200 năm, theo dấu chân của những lái buôn ghe bầu từ Nam bộ đến. Nhưng những ăm gần đây, nhu cầu khôi phục, xây dựng mới các ngôi nhà truyền thống, hàng quán, hàng thủ công mỹ nghệ bằng chất liệu tranh dừa ngày càng nhiều, nhờ đó nghề truyền thống tranh dừa nước ở Cẩm Thanh đã có cơ hội khôi phục lại và phát triển. Quy trình: Chuẩn bị nguyên liệu tại chỗ => Chia phần lá và thân riêng ra => Phơi khô => Thu và đan lát thủ công tạo hình dạng => Trang trí .

+ Làng đúc đồng Phước Kiều: Nghề đúc đồng ở Phước Kiều có nguồn gốc từ THanh Hóa, do một người tên là Dương Tiền Hiền di cư vào đây truyền dạy. Cuối thế kỷ XVIII ở đây fhinhf thành hai khu vực là phường tạc tượng ĐÔng Kiều và phuwngf chú tượng Phước kiều. Ngoài những sản phẩm gia dụng, các nghệ nhân còn đúc súng đạn, ấn tiens, ... cho nhà Nguyễn. Những nghệ nhân được vua Minh Mạng cho mời về đúc tiền, đúc ấn đề thờ tại THế Miếu - Kinh thành Huế. Đầu thế kỉ XIX, chùa Nguyễn sáp nhập 2 phường tạc tượng và chú tượng hình thành xã hiệu Phước Kiều còn gọi là làng đúc Phước Kiều tồn tại đến ngày nay. Tháng 10/ 2006 làng nghề đúc đồng Phước Kiều được Tổng cục Du lịch chọn làm điêm tham quan của các Bộ trưởng Du lịch tham dự Hội nghị APEC 2006 Quy trình sản xuất đơn giản: Tạo mẫu => Tạo khuôn => Nấu chảy nguyên liệu => Rót khuôn => Hoàn thiện sản phẩm. 23

VÕ MINH TIỄN


+ Làng rau Trà Quế: Cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 2km về phía Đông Bắc, nằm giữa con sông Đế Võng và đầm rong Trà Quế (thuộc thôn Trà Quế - xã Cẩm Hà - thị xã Hội An), làng nghề này đã nổi tiếng từ rất lâu với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò ... thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui .. Quy trình sản xuất đơn giản: Chọn hạt giống theo đất và mùa vụ => Chuẩn bị đất (xới) => Gieo hạt hoặc trồng cây con => Tưới và bón phân định kỳ => Thu hoạch khi đến kỳ và bón phân chuẩn bị đợt trồng kế tiếp.

+ Nghề khai thác yến Thanh Châu: Thế kỷ XVIII, Hội An hình thành làng khai thác yến Thanh Châu có danh tiếng lớn đến ngày nay. Nơi đây, lễ tế tổ nghề yến được tham gia vào chuỗi sự kiện văn hóa du lịch quốc gia 2006. Tour tham quan hang Tò Vò, một trong những hang khai thác yến phụ cận là điểm hấp dẫn du khách với nhiều kiến thức mới mể và đầy đủ tính chất của nghề khai thác yến địa phương.

Quy trình khai thác : Tùy theo loại hình yến tự nhiên hay trong nhà mà chuẩn bị dụng cụ cần thiết => Lắp dựng dàn giáo hợp lý => Tổ chức nơi ở tạm => Khai thác yến đúng kỷ thuật và thời điểm => Làm sạch => Chế biến thành phẩm

Cách tổ chức thành thửa đan xen các loại cây trồng vừa tăng hiệu quả về năng suất (chống bệnh tật cây), đồng thời mang đến hiệu quả về thẫm mỹ cảnh quan. 24

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


+ Nghề chài Phước Hải - Cửa Đại Thế kỷ XVIII, Hội An hình thành làng khai thác yến Thanh Châu có danh tiếng lớn đến ngày nay. Nơi đây, lễ tế tổ nghề yến được tham gia vào chuỗi sự kiện văn hóa du lịch quốc gia 2006. Tour tham quan hang Tò Vò, một trong những hang khai thác yến phụ cận là điểm hấp dẫn du khách với nhiều kiến thức mới mể và đầy đủ tính chất của nghề khai thác yến địa phương.

Kiến trúc nhà ở làng chài hòa nhập cảnh quan và thân thiện, đan xen tự nhiên, là cách tạo ra sản phẩm đúng tính truyền thống địa phương 25

VÕ MINH TIỄN


+ Nghề làm lồng đèn Hội An Đèn lồng xuất hiện cuối thế kỷ 16 khi người Trung Hoa đến trao đổi buôn bán và định cư lâu dài, và nó tồn tại đến này đã 400 năm tuổi. Hội An hiện tại có 32 cơ sở làm và bán lồng đèn, xuất khẩu sang các nước khác. Đền lồng truyền thống là một trong những sản phẩm độc đáo Hội An - di sản văn hóa thế giới. Để làm được lồng đèn cần có đôi tay nghệ nhân lâu năm, từ khâu chuẩn bị các nguyên liệu đến dán và cố định hệ khung đòi hỏi tính khéo tay và cẩn thận. và tùy theo loại ánh sáng và màu mà lồng đèn có nhiều tông màu khác nhau. Các địa điểm làm lồng đèn tập trung trong các khu phố cổ vì tính chất đơn giản, dễ thực hiện, đồng thời quảng bá và tăng tính giao lưu văn hóa.

+ Nghề làm đầu lân Nghề làm đồ chơi Trung thu như đầu lân, mặt nạ chỉ có việc chừng nữa năm, bắt đầu từ sau Tết nguyên đáng đến cuối tháng 7 âm lịch, thu nhập không cao nên đang có nguy cơ mai một. Tuy nhiên vào mùa Trung thu, các khách hàng từ nhìu nơi đến và đặt hàng, số lượng cũng tùy năm nên nghề vẫn được phát triển nhưng cũng mức độ cầm chừng. Đây có thể xem là một mục tiêu mà công trình cần giải quyết thõa đáng cho những làng nghề như thế này. 26

KẾT LUẬN Mỗi làng nghề mang một giá trị văn hóa riêng, thông qua các sản phẩm truyền thống nó được thổi hồn vào không khí rất Hội An. Đồng thời, kiến trúc và giải pháp xây dựng từng làng nghề hoặc hướng đến sự hòa nhập hoặc xây mới nhưng đều dựa trên nền tảng kiến trúc truyền thống trước đó - nhà ỏ truyền thống Hội An, chính vì vậy, kiến trúc nhìn chung đã tạo ra nét rất riêng ở Hội An của các làng nghề, cần được giới thiệu và phát triển hơn nữa.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


27

VÕ MINH TIỄN


II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH II.1 KIẾN TRÚC

II.1.1 Quy hoạch II.1.1.a Vị trí xây dựng Điều đầu tiên, khu đất thuộc mạng lưới quy hoạch công trình công cộng, cụm nhóm thể loại công trình văn hóa, công viên thành phố và khu vực công cộng ở các thành phoos, các thị xã, trị trấn, vùng nông thôn. Kết đến, khu đất xây dựng ngoài đảm bảo thõa mãn về quy hoạch chung và chi tiết đô thị, vị trí xây dựng, các chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng thì việc hài hòa với kiến trúc hiện hữu, đặc biệt là kiến trúc truyền thống rất quan trọng, ở đây cần tạo ra dây chuyền hợp lý cho người tham quan trong bối cảnh khu vực đó. Công trình tồn tại trong thời gian dài nên hình thức và thẫm mỹ hình khối, mặt đứng chi tiết cần thõa mãn đặc tính không chỉ địa phương đó mà còn cho tỉnh Quảng Nam.

28

I.1.1.b Tổng mặt bằng phân khu chức năng Ưu tiên đầu tiền về tính chất sử dụng, quy luật và trình tự hoạt động của công trình. VD: Nhà ăn theo trình tự: thức ăn từ khó chứa qua gia công chế biến tới bếp, soạn thức ăn rồi mới tới phòng ăn. Trình tự bắt buộc đi một đường ngắn gọn để giảm nhẹ sức lao động và bảo đảm vệ sinh thức ăn. Tiêu chuẩn diện tích, chiều cao các phòng cũng cần chú ý rõ ràng, dựa vào: kích thước tĩnh động của con người và trang thiết bị, trình độ văn minh, tiến bộ khoa học kỹ thuật. VD: Trong nhà ăn, kho chứa và khu làm việc có tiểu chuẩn diện tích khác hẳn với chiều cao phòng bếp, ăn. Không những thế, trong cùng loại công trình có sự phân ra những cấp bậc khác nhau. VD: Cũng là nhà ăn công cộng nhưng nhà ăn tập thể của khu nhà ở hay ký túc xá sinh viên khác với nhà ăn trong khách sạn, hoặc chỗ chờ nghĩ, quầy rượu. Ngoài tiêu chuẩn, thì hình dáng khu đất và cơ sở hạ tầng đi kèm điện nước, kiến trúc, ... cũng ảnh hưởng một phần. Rõ hơn tính địa phương, là phong tục tập quán dân tộc, kể cả luật lệ riêng. Bên cạnh là yếu tố môi trường: cây xanh, mặt nước, ánh sáng, gió, tiềng ồn, bụi và các yếu tố thiên nhiên, nhân tạo khác.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


VD1: Trường nghệ thuật Tokyo (Nhật Bản) - KTS. Kunio Maekawa. Công trình đã phân rõ các khối chức năng, kết nối bằng cầu nối và tạo khoảng sân ở giữa là không gian kết nối và mở tầm nhìn. Kiến trúc có sự đồng điệu về hình khối, điểm nhận là khối triễn làm ở giữa sân trong. Tính địa phương thể hiện rõ ràng trong các bố cục đối nội, nhìn vào sân trong của người Nhật.

29

VÕ MINH TIỄN


Chọn khu đất thõa mãn các yếu tố quy hoạch: + Thõa mãn quy hoạch chung của thành phố trong tương lai +Nằm trên trục giao thông du lịch chính nhằm tăng khả năng tiếp cận các đối tượng. + Đất dự trữ phục vụ cho mục đích mở rộng trong tương lại của trung tâm. + Đảm bảo hướng, tầm nhìn và tính hòa nhập cảnh quan. + Đảm bảo diện tích, hình dạng, kích thước theo tiêu chuẩn. + Cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện và hệ thống kết nối đô thị tốt. 30

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


31

VÕ MINH TIỄN


32

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


33

VÕ MINH TIỄN


II.1.2 Kiến trúc II.1.2.a Tổ chức công năng 1. Tổ hợp bố cục mặt bằng: Nguyên tắc bố cục chung: phải tách KHỐI NGHIÊN CỨU ra khỏi KHỐI TRƯNG BÀY để tránh ảnh hưởng tiếng ồn, nhưng đồng thời về mặt kiến trúc phải tạo thành một tổng thể thống nhất giữa các khối với cảnh quan bên ngoài. Ta có các kiểu bố cục:

KIỂU ĐỊNH NGHĨA

BỐ CỤC

PHÂN TÁN

PHẠM VI

KHUYẾT ĐIỂM

ƯU ĐIỂM

ỨNG DỤNG

- Công trình sẽ phân

- Phân chia khu vực rõ ràng,

- Mặt bằng bị chia cắt,

- Thường được dùng

thành nhiều cụm, mỗi

độc lập, giao thông mạch

dàn trải, mật độ xây

ở những nơi đất đai

cụm là một chức năng

lạc.

dựng cao.

rộng rãi, các vùng

bao gồm nhiều nhóm

- Tạo được hình khối sinh

- Giao thông bị kéo dài

ngoại ô thành phố hay

phòng.

động với nhiều khối chức

làm tăng diện tích sảnh

các đô thị đang mở

- Các cụm bố trí trên một

năng.

và hàng lang; diện tích

rộng.

trục kiến trúc thống nhất

- Thông thoáng và lấy sáng

và số lượng sảnh càng

- Phù hợp với vùng khí

trong một tổng thể và

tự nhiên tốt, có thể xen kẽ

nhiều càng khó quản lý

hậu nhiệt đới nóng ẩm,

được liên kết với nhau

sân vườn vào các không

công trình.

các vùng có địa hình

qua hệ thống hành lang

gian chức năng.

- Tốn kém trong việc lắp

phức tạp, miền núi,

và cầu nối.

- Thuận lợi cho việc xử lý

đặt các đường ống kỹ

trung du…

nền móng, thi công và hoàn

thuật.

thiện.

34

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


KHUYẾT ĐIỂM

KIỂU ĐỊNH NGHĨA

BỐ CỤC

PHẠM VI

ƯU ĐIỂM

ỨNG DỤNG

- Các chức năng của công

- Giao thông ngắn, mật độ xây

- Thông thoáng và

- Phân bố ở trung tâm thành

trình gom lại thành một khối

dựng thấp.

chiếu sáng tự nhiên

phố. Chú ý đến hướng nhìn,

duy nhất và thống nhất.

- Các hệ thống kĩ thuật được tiết

kém do khối tích công

tầm nhìn từ các phía tới công

kiệm.

trình lớn.

trình, xem xét khung cảnh

HỢP KHỐI

- Dễ quản lí công trình.

- Nền móng, kết cấu

xung quanh để áp dụng quy

- Sự biểu cảm của hình khối khá

phức tạp. Khó phân

luật thị giác: hài hòa, thống

đơn giản, cô đọng và hoành tráng,

đợt xây dựng.

nhất hoặc dị biến, tương

dễ gây ấn tượng mạng với người

phản.

xem.

- Cần đưa ra giải pháp kỹ thuật hợp lý đối với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

LIÊN HỢP

Dùng giải pháp hợp khối

- Sử dụng đất xây dựng vừa phải.

- Giải quyết nền móng,

- Áp dụng rộng rãi ở mọi loại

với các bộ phận chức năng

- Giao thông mạch lạc, ít tốn diện

kết cấu công trình

địa hình và khí hậu.

sử dụng gắn bó chặt chẽ và

tích phụ, đường ống.

phức tạp. Nhất là chỗ

- Tổ hợp khối cần chú ý tạo

thường xuyên ,kết hợp với

- Giải quyết được một phần chủ

tiếp giáp các phần

được sự hài hòa tránh sự chắp

các giải pháp phân tán hợp

yếu về ánh sáng, thông gió tự

công trình lớn nhỏ

vá.

lý với khối, phòng chức

nhiên, sân trong tạo vi khí hậu. Phù

khác nhau.

năng có tính độc lập tương

hợp với khí hậu nhiệt đới nóng

đối hoặc quan hệ không

ẩm ở nước ta.

thường xuyên với các khối

- Mặt đứng ,hình khối thẩm mĩ

khác.

sinh động, dễ bố trí hình khối chính, phụ.

35

VÕ MINH TIỄN


Dựa vào việc sắp xếp các thành tố khi kết hợp các khối tạo nên một bố cục mang tính tổng thể, có thể có các cách sắp xếp sau: Hình thái hướng tâm: các hình khối được sắp xếp quanh một hình thể trung tâm chiếm ưu thế/Hình thái dạng tuyến: Một loạt những hình thể được sắp xếp tuần tự theo một hàng/Hình thái dạng tỏa tròn: Một bố cục những hình thể phát triển hướng ra xa một hình thể trung tâm trong một dạng tia/Hình thái phân tán: Tập hợp một nhóm các hình thể bằng sự gần gũi vô vị trí, hay những đặc điểm nổi bật chung/Hình thái lưới: Một tập hợp những hình thể giống nhau được liên kết và kiểm soát bởi một hệ lưới không gian ba chiều.

VD2: Bố cục phân tán

VD1: Bố cục hợp khối 36

VD3: Bố cục hợp khối CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


VD4: Kiểu phân tán: THE PAUL KLEE MUSEUM IN BERN – SWITZERLAND: The Paul Klee là một bảo tàng dành riêng cho nghệ sĩ Paul Klee, nằm ​​ở Bern và được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ý Renzo Piano. Bảo tàng với khoảng 40% diện tích được dành để trưng bày toàn bộ tác phẩm tranh ảnh của Paul Klee.

Các không gian chức năng phân tán và nối nhau bằng giao thông hành lang ngang trên mặt đất và hành lang ngầm.

37

VÕ MINH TIỄN


VD5: Kiểu hợp khối: BẢO TÀNG LOUVRE, PHÁP: - Quần thể bảo tàng Louvre gồm ba cánh mang tên Richelieu, Denon, và Sully với các dãy toà nhà liền kề. Với mặt bằng bố cục hình chữ U, có sân trong, khối kim tự tháp bằng kính trong và khung thép được đặt giữa quần thể kiến trúc cổ điển đã trở thành một biểu tượng độc đáo của bảo tàng.

38

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


VD6: Kiểu hợp khối: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BỆNH BẠCH CẦU, MỸ,: Tòa nhà bao gồm các phòng thí nghiệm nghiên cứu và phòng hỗ trợ, hội trường, dịch vụ ăn uống nghỉ ngơi, các văn phòng hành chính và một phòng họp. Tòa nhà có 240 phòng nghiên cứu ung thư dành cho các nhà khoa học và bác sĩ tại các cơ sở nghiên cứu đẳng cấp thế giới, thúc đẩy nhanh quá trình tìm hiểu căn bệnh, xác định phương pháp điều trị mới và đưa họ đến với bệnh nhân. Không gian nghiên cứu và thư giãn được thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên tốt.

MẶT CẮT LẤY SÁNG QUA MÁI VÀ THÔNG TẦNG (biện pháp đối với giải pháp hợp khối) 39

VÕ MINH TIỄN


II.1.2.b Dây chuyền sử dụng Công trình bao gồm các khối chức năng chính: 1. Khối nghiên cứu. 4. Khối quản lý điều hành. 2. Khối trưng bày. 5. Khối kho, xưởng. 3. Khối dịch vụ. 6. Khối kỹ thuật.. Cụ thể có các không gian chức năng: Khu trưng bày với khu trưng bày sản phẩm theo các chủ đề, phòng thường trực, hướng dẫn tham quan, để phục vụ có kho trưng bày, kho trang thiết bị, tiếp tân, các phòng thiết bị. Trưng bày ngoài trời tổ chức đa dạng kết hợp với các hoạt động sinh hoạt đi kèm. Khu nghiên cứu gồm các khoa: khoa nghiên cứu cơ bản và khoa nghiên cứu ứng dụng, hệ thống kho, phụ trợ. Khu hội thảo, thư viện: các phòng hội thảo, kỹ thuật phục vụ, phòng thuyết trình viên, hội họp. Thư viện gồm phòng đọc mở kết hợp đọc tạp chí, phòng đọc nghiên cứu, tra cứu, đọc sách điện tử và bộ phận kho sách, xử lý sách. Khu hành chánh quản lý: bộ phận quản lý Khoa học và Đào tạo, bộ phận Tài chính – Kế toán, bộ phận Tổ chức – Hành chính, bộ phận Quản trị và VTTB y tế. Khu dịch vụ, kho, xưởng: các bộ phận kho phục vụ dịch vụ, hội thảo, thư viện, kho phục vụ khối nghiên cứu, trưng bày và khu ăn uống giải khát, dịch vụ. Khu kỹ thuật: bể nước dự trữ, phát điện dự phòng, bể nước thải và xử lý nước thải, xưởng mộc, xưởng cơ điện, hóa chất khô, hóa chất lỏng, giặt tẩy, hệ thống điều hòa trung tâm, phòng báo cháy, E-M, IT,… và khu vực sân bãi.

KHỐI DỊCH VỤ

KHỐI ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ

SẢNH NHẬP HÀNG

Sảnh

KHỐI TRƯNG BÀY

KHỐI KHO, KỸ THUẬT

KHỐI HỘI THẢO, THƯ VIỆN

KHỐI NGHIÊN CỨU

SẢNH NV, CHUYÊN GIA Sơ đồ không gian chức năng chung 40

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


I.1.2.c Khối công năng KHỐI NGHIÊN CỨU: Dây chuyền nghiên cứu

Khối nghiên cứu có vị trí tương đối độc lập so với phần còn lại , song vẫn liên hệ ở mức độ nào đó để đảm bảo dây chuyền hợp lý. Bộ phân nghiên cứu có lối vào chung với lối vào chung của bảo tàng, có lối phụ tách biệt cho nhân viên để đảm bảo dây chuyền cho nhân viên và được tác biệt, bao gồm: khu nghiên cứu, hội thảo, thư viện. Các phòng hội trường, giảng đường có lối tiếp cận hoàn toàn tách biệt với lối vào và thang cho khách tham quan, tiêu chuẩn 0.1-0.8 m2/chỗ, công suất 200-400-500 chỗ tùy quy mô, có thể thiết kế kiểu giảng đường có dộ dốc để kết hợp với các chức năng khác. Nếu quy mô lớn thì phải có nền dốc đúng tiêu chuẩn, bố trí đầy đủ kho và phòng chuẩn bị phục vụ cho hội trường.

CHÚ THÍCH H - SÂN KHẤU = 0,4-0,8M F SÂN KHẤU : MÉP SÀN SÂN KHẤU , ĐẦU DIỄN GIẢ, MẶT BÀN CỬ TỌA 0,75-1,0M a: ĐOẠNT Ừ MIỆNG SÂN KHẤU- -> B1 HÀNG GHẾ ĐẦU TIÊN TRONG KHÁN PHÒNG = 2-4M B: KHOẢN CÁCH GIỮA CÁC HÀNG GHẾ TRONG KHÁN PHÒNG 0,65- 0,8M H: CHIỀU CAO GHẾ NGỒI = 0,45-0,5M C: CHO PHÉP (LOẠI PHÒNG HỘI THẢO)= 60-100 41

Mặt cắt phòng hội nghị điển hình VÕ MINH TIỄN


Mặt bằng điển hình khối hội trường (liên kết các khối qua sảnh lớn)

Các phòng làm việc, nghiên cứu là những không gian phục vụ cho nhóm cán bộ nghiên cứu, có trang bị các thiết bị, dụng cụ chuyên ngành, có thể đặt các vật phẩm tại chỗ. Diên tích nhỏ 24-36 m2, loại lớn 50-60 m2, chiều cao thông thủy 4-6m, tùy yêu cầu về trang thiết bị và vật phẩm nghiên cứu. Ngoài ra, các không gian nghiên cứu cá nhân với diện tích 4-6 m2/chỗ. Trong các khu chuyên ngành, những phòng này được ngăn ô bằng các vách ngăn di động để không gian linh hoạt hơn. Yêu cầu đối với không gian nghiên cứu: Đảm bảo diện tích, khối tích cần thiết phù hợp quy mô toàn công trình và đủ cho các trang thiết bị, đảm bảo an toàn cho vật phẩm được đưa tới khu này, việc di chuyển hiện vật nguyên gốc từ kho lên các phòng nghiên cứu và hội thảo đi theo 1 hướng hành lang nội bộ, sao cho an toàn về mặt bảo quản hiện vật và không bị đánh cắp, sao chép. Tổ chức lối giao thông thuận tiện từ ngoài đến hội trường, đảm bảo chống cháy nổ cho phòng nghiên cứu có sử dụng hóa chất. - Phòng làm việc cá nhân với tiêu chuẩn 16-24m2/phòng/người. Đơn vị làm việc (tập hợp những chỗ làm việc) tạo nên mặt bằng cơ bản hoặc theo mô đun. Thông thường chỗ làm việc có thể được xem như khoảng 1600x800 - Các kích thước nhà tiêu biểu: chiều rộng 3300-3600, chiều sâu 50008000, chiều rộng hành lang 2000-2500, chiều cao tối thiểu 2700. Các kích thước phòng nghiên cứu 42

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


Các kích thước phòng nghiên cứu

43

VÕ MINH TIỄN


Mặt bằng mô đun có thể tùy biến cho nhiều loại chức năng

Ghi chú kĩ thuật mặt cắt qua phòng thí nghiệm

44

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


Thư viện thường chiếm diện tích nhỏ, riêng biệt với các vị trí khác, nhưng có liên hệ bên trong nếu có thể. Thư viện có lối đi riêng và hành lang riêng nếu như nó nằm ở trên. Mỗi thư viện được chia làm ba khối chính như sau: Khối kho sách: kho đóng và kho mở /Khối độc giả: là bộ phận chính và quan trọng nhất của thư viện. việc xác định vị trí của phòng đọc trước tiên phục thuộc vào luồn độc giả (lối vào chính), sau đó là chỗ tra cứu catalogue, chỗ cho mượn và kho sách. Phòng đọc có hai dạng chủ yếu: phòng đọc chung và phòng đọc chuyên đề. phòng đọc chung là bộ phận quan trọng nhất bên trong thư viện được sử dụng bởi số lượng độc giả lớn nhất. chính vì vậy nên nó được bố trí ở trung tâm của thư viện, có liên hệ trực tiếp với bộ phận catalogue, cho mượn. luồng đi của độc giả phải bố trí đi qua sảnh, gửi mũ áo, catalogue và nơi cho mượn một cách thuận tiện. phòng đọc thường có cửa sổ trên cao quay về hướng bắc để lấy ánh sáng khuếch tán cho người đọc.

Không gian phụ Phòng điều hành

Không gian trưng bày tổ chức sự kiện Không gian dành cho trẻ em

Sảnh vào Bàn phân loại Đọc lướt

Phòng đọc theo nhóm

Phòng đọc/ nghiên cứu

Không gian dành cho người lớn

Không gian trưng bày

Mặt bằng kết hợp Hội trường với thư viện trong khối hoàn chỉnh 45

Mặt bằng kết hợp thư viện với khối quản lý tăng hiệu quả về diện tích VÕ MINH TIỄN


KHU TRƯNG BÀY Không gian trưng bày là một không gian cần gây nhiều cảm hứng cho du khách tham quan. Đặc biệt là phải gây được sự chú ý của du khách đối với các hiện vật trưng bày. Hiện vật trưng bày là những sản phẩm thủ công truyền thống từ các làng nghề truyền thống. Khu trung bày được kết hợp tổ chức hoạt động chợ phiên vào mỗi cuối tháng hay hoạt động Festival làng nghề truyền thống. Những vật dụng sinh hoạt hằng ngày, dụng cụ lao động nông nghiệp,…được trưng bày trong các không gian “nhà tranh vách đất” nhằm tái hiện lại nét văn hóa xưa của làng quê Việt Nam. Bên cạnh những khung cảnh cổ xưa thì những không gian trưng bày hiện đại sẽ mang lại những cái nhìn mới cho sản phẩm cũng như giá trị mà nó mang lại. Tùy thuộc vào thể loại vật phẩm, hiện vật trưng bày bằng thình dáng, kích thước, vật liệu,…, yêu cầu thưởng ngoạn của khách tham quan mà lựa chọn loại không gian trưng bày cho phù hợp.

KHỐI NGHIÊN CỨU

KỸ THUẬT, KHO

KHỐI QUẢN LÝ

SẢNH

TRUNG GIAN

TRƯNG BÀY TRONG NHÀ

TRUNG GIAN

GIAN HÀNG LƯU NIỆM

KHỐI DỊCH VỤ

TRƯNG BÀY NGOÀI TRỜI

Sơ đồ công năng khối trưng bày

Không gian trưng bày

Phòng trưng bày

Không gian trưng bày có mái che, không có tường bao

Không gian trưng bày lộ thiên, có thể có tường bao, không có mái che hoặc các dạng sân trong Các loại không gian trưng bày

46

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


- Không gian tái hiện quy trình sản xuất Dựa trên quy trình sản xuất thực tế của các làng nghề, ta tái hiện phần nào các hoạt động và cả không gian kiến trúc mà nó hiện hữu. Ta xác định quy trinh xản xuất từng làng nghề đặc trưng và có khả năng tái hiện nó trong không gian trong hoặc ngoài trời. Quy trình sản xuất các làng nghề: 1. Làng gốm Thanh Hà: Gia công và chuẩn bị phối liệu => Tạo hình => Sấy => Nung => Trang trí. 2. Làng mộc Kim Bồng:Thống nhất mẫu tượng sẽ tạc => Chọn gỗ => Phá gỗ tạo dáng tượng => Phác dáng chi tiết => Đục chi tiết và điểm nhấn => Hoàn thiện tôn tượng (làm mịn và phủ sơn) 3. Làng đúc đồng Phước Kiều: Tạo mẫu => Tạo khuôn => Nấu chảy nguyên liệu => Rót khuôn => Hoàn thiện sản phẩm. 4. Làng Tre dừa Cẩm Thanh: Chuẩn bị nguyên liệu tại chỗ => Chia phần lá và thân riêng ra => Phơi khô => Thu và đan lát thủ công tạo hình dạng => Trang trí . 5. Làng rau Trà Quế:Chọn hạt giống theo đất và mùa vụ => Chuẩn bị đất (xới) => Gieo hạt hoặc trồng cây con => Tưới và bón phân định kỳ => Thu hoạch khi đến kỳ và bón phân chuẩn bị đợt trồng kế tiếp. 6. Làng khai thác Yến Thanh Châu: Tùy theo loại hình yến tự nhiên hay trong nhà mà chuẩn bị dụng cụ cần thiết => Lắp dựng dàn giáo hợp lý => Tổ chức nơi ở tạm => Khai thác yến đúng kỷ thuật và thời điểm => Làm sạch => Chế biến thành phẩm

47

VÕ MINH TIỄN


- Các dạng bố cục mặt bằng không gian trưng bày Không hành lang: - Phương pháp này áp dụng đối với các phòng trưng bày có diện tích nhỏ. Từ phòng này đi thẳng sang phòng kia mà không cần hành lang. Phương pháp này rất kinh tế bởi nó tận dụng được toàn bộ diện tích của toà nhà và không bị mất diện tích làm hành lang. Toàn bộ diện tích các tầng được sử dụng cho trưng bày. Còn khu hành chính và các khu kho xưởng được tách ra trong một tầng riêng, một khối riêng hay được bố trí gần sảnh và lối vào chính.

Cách bố trí không hành lang a. Bố trí xung quang tường b. Sử dụng các tủ trưng bày

Không gian trưng bày

Không hành lang

Có hành lang

Không gian chung

Bố trí phòng trưng bày không hành lang, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên từ phía trên

Bố trí phòng trưng bày không hành lang cho các exhibition có hình khối 48

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


Có hành lang_ các phòng trưng bày được bố trí dọc theo một hành Không gian chung _ là không gian tương đối lớn cho phép bố trí tranh và lang. Các phòng như vậy có thể có hình dạng và tổ chức phong phú. các hiện vật theo nhiều cách khác nhau nhờ các bức tường ngăn nhẹ.

Bố trí phòng trưng bày có hành lang

Bố trí các tấm ngăn linh động trong không gian lớn

Phòng trưng bày sử dụng các tấm ngăn tạm thời

Viện bảo tàng cũ ở Berlin _ Mặt bằng tầng chính

49

VÕ MINH TIỄN


Dựa trên nền tảng về không gian, ta có thể chia cụ thể hơn cấu trúc không gian trưng bày.

Nối bằng hành lang liên tục Nối bằng hành lang liên tục Các phòng trưng bày có thể đạt được sự độc lập, linh hoạt. Tuy nhiên dễ gây gián đoạn trong tâm tư người xem.

50

Các dạng cấu trúc không gian trưng bày

Nối bằng hành lang nhà cầu

Có nhiều sảnh

Có một phòng trung tâm

Xuyên phòng

Hành lang liên tục xoắn ốc

Nối bằng hành lang nhà cầu: Các phòng trưng bày không liên tục mà nối nhau qua sân vườn hoặc sân trưng bày kết hợp với chúng. Bảo đảm tính độc lập cho từng giai đoạn hay từng chủ đề có vật phẩm trưng bày khác nhau

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


Có nhiều sảnh: Các phòng trưng bày nối với nhau bằng các sảnh qua các nhà cầu. Mỗi khối phòng trưng bày sẽ có một sảnh. Đảm bảo tính riêng biệt theo từng chuyên ngành, giai đoạn hay chủ đề.

Có một phòng trung tâm: Các phòng trưng bày chung nối với các phòng trưng bày riêng tỏa tròn xung quanh

51

Xuyên phòng: Các phòng trưng bày nối với nhau, có cửa thông với nhau hoặc là một không gian lớn được ngăn vách di động, vách đó có thể trưng bày các hiện vật hoặc trưng bày bằng các tủ kính.

Hành lang liên tục xoắn ốc: Các hành lang ở giữa được nâng cao dần dần theo hình xoáy ốc có thể là hình tròn vành khăn hoặc có thể là hình vuông. Có thể bố trí thang máy và thang bộ để giải quyết giao thông nhanh theo chiều đứng.

VÕ MINH TIỄN


Ngoài ra, còn có một số kiểu bố cục mặt bằng khác:

Bố cục mặt bằng nhiều cạnh (đa giác) kết hợp trưng bày vật phẩm có khối và vật phẩm mặt phẳng.

Mặt bằng Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Bố cục mặt bằng hình tròn.

Bố cục mặt bằng có cách trưng bày tự do. 52

Mặt bàng bảo tàng dân tộc học Việt Nam

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


Không gian thông tầng. Sử dụng không gian thông tầng sẽ tạo được một khoảng nhìn đẹp và khoảng lùi hợp lý với những vật phẩm có kích thước to hoặc tương đối cao. Kết hợp lấy sáng và thông gió tự nhiên cho công trình.

Paul Rudolph’s office ở Manhattan

The Light Gallery Exhibition dEEP Architects

Trường nghệ thuật trưng bày March Thesis Pt 2 53

VÕ MINH TIỄN


Cách tạo không gian trưng bày ngoài trời Không gian khác cốt: - Để tạo ra các không gian riêng trong một không gian trưng bày lớn có nhiều cách khác nhau. Cách dễ nhất và hiệu quả là tạo sự chênh lệch về cao độ.

Sự thay đổi độ cao tạo ra không gian riêng biệt

Sự thay đổi độ cao được tăng thêm khi thêm cây xanh

Sự thay đổi độ cao được cảm nhận rõ nhất khi nền nâng phủ hết tầm nhìn góc 45 độ 54

Sự thay đổi độ cao tạo ra không gian riêng biệt CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


- Khi tạo không gian theo chiều đứng, độ dốc hay tường giữ đất nên được dùng để tạo không gian theo chủ định thiết kế.

Tùy vào ý tưởng thiết kế mà độ dốc nghiêng hay tường giữ được sử dụng

Nền đất giảm tầm nhìn (trái) và tạo hướng tập trung tầm nhìn (phải) 55

VÕ MINH TIỄN


KHỐI DỊCH VỤ Yêu cầu phải đảm bảo mối quan hệ trực tiếp với các khối chức năng: khối Lễ hội trưng bày, khối kho, xưởng kỹ thuật, khối Festival dịch vụ, khối khảo cứu. Tuy có mối quan hệ trực tiếp, song phải đảm bảo tính độc lập tương đối (các cửa ngăn một chiều hoặc bố trí cốt cao độ khác nhau) nhằm đảm bảo sự hoạt động thuận lợi, hiệu quả trong thời gian dài. Đồng thời phải Giao lưu đảm bảo các tiêu chuẩn qui định về diện Văn nghệ văn hóa tích, khối tích, nội thất, trang thiết bị cũng như điều kiện môi trường thích hợp nhất cho các khối phòng này. Về hình khối thẩm mỹ, nó phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong toàn bố cục (nhất là đối Chợ phiên với những công trình có bố cục phân tán; Ẩm thực một số bản thiết kế đã không coi trọng nó, nên thường dùng những ngôi nhà tạm hoặc xây xen kẽ, chắp vá, lúc đó sẽ phá vỡ những ý đồ chủ đạo trong tổng thể của công trình).

Du lịch

Dịch vụ

Cắm trại

Làng nghề

Dây chuyền hoạt động khối dịch vụ

Khán phòng biểu diễn: Khán phòng cần đáp ứng chức năng về biểu diễn đa năng: âm nhạc, múa, kịch… đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu trình diễn từ các chức năng khác như: câu lạc bộ khiêu vũ, câu lạc bộ âm nhạc, câu lạc bộ hiphop…ngoài ra cũng là nơi trình diễn giao lưu giữa các đơn vị với nhau. Áp dụng tiêu chuẩn TCXDVN 355:2005_Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát, phòng khán giả, Yêu cầu kỹ thuật” & TCVN 5577: 1991_ Rạp chiếu bóng, Tiêu chuẩn thiết kế: Phòng khán giả gồm: sảnh, phòng khán giả, sân khấu, phòng máy chiếu. Diện tích của phòng khán giả được tính cho một chỗ ngồi là 0,7m2 đến 1 m2/chỗ ngồi. Chú thích: Khi quy mô phòng khán giả lớn hơn 300 chỗ: việc thiết kế tia nhìn, bố trí ghế, lối đi lại, thiết kế âm thanh, phòng máy chiếu phải tuân theo TCVN 5577- 1991. Rạp chiếu bóng - Tiêu chuẩn thiết kế. Khi quy mô phòng khán giả từ 300 chỗ trở xuống có thể thiết kế thành phòng hoạt động đa năng với nền phẳng. Cốt cao độ của sân khấu có thể bằng cốt cao độ của phòng khán giả. Yêu cầu về chất lượng âm thanh phải đảm bảo về độ rõ của lời nói. Đặc điểm của phòng khán giả loại nhỏ thường được bố trí ghế ngồi xem trên sàn phẳng giật cấp từng đoạn cho 5-6 hàng ghế xếp theo ngang nhà. Loại vừa và lớn thì bố trí trên nền giật cấp cho từng hàng ghế sao cho độ chênh lệch đầu người là 12cm để nhìn rõ.Sân khấu có độ sâu lớn từ 6-12m thường có miệng sân khấu. Cùng với sự gia tăng sức chứa của phòng khán giả thì thành phần, cấu trúc của sân khấu và những trang thiết bị phục vụ cũng tăng lên. Phông màn cần được treo về phía sâu của sân khấu phù hợp với chức năng ca nhạc, múa hát, kịch… để có thể quan sát được rõ. 56

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


Các kiểu bố trí sân khấu như hình, trong đó, loại hình sân khấu khung tranh là phù hợp nhất, đáp ứng được tất cả các thể loại trình diễn trong một mức độ nhất định.

Sơ đồ tổ chức không gian biểu diễn và các khu phụ trợ 57

VÕ MINH TIỄN


Không gian trình diễn đó có thể là trong nhà, hoặc ngoài trời, hoặc tuỳ thuộc vào khả năng khoa học kỹ thuật mà nó có thể biến đổi, từ là không gian trong nhà, mở ra để tăng số chổ ngồi cũng như phù hợp với không khí sự kiện và đặc thù biểu diễn riêng. Hình trên biểu diễn cho tính cơ động của không gian biểu diễn, bằng việc xoay khu ngồi khán giả ta có thể chuyển chức năng từ biểu diễn (ảnh trái) sang lớp học (ảnh phải). Hoặc có thể phát triển thêm là từ không gian biểu diễn trong nhà sang biểu diễn ngoài nhà. 58

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


VD: Trung tâm văn hoá thanh niên Gehua, Cách tạo khán phòng biểu diễn theo kiểu này khi mở phần phông che phía sau sẽ cho ta khả năng mở rộng khu vực khán giả, từ sân khấu kín một chiều, biến đổi thành sân khấu mở thưởng thức từ hai chiều.

59

VÕ MINH TIỄN


Hoạt động chợ phiên: Chợ - một phần văn hoá không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Chợ làm nên những tập quán, tạo lời ăn tiếng nói, hình thành phong thái ứng xử. Trong tâm thức của người dân Việt Nam, chợ không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, sản phẩm giữa các cộng đồng với nhau, mà chợ còn là nơi gặp gỡ, giao duyên, là nơi mua bán may rủi… Chợ cùng với tiến trình của lịch sử dân tộc, mang đậm dấu ấn văn hóa đặc sắc... Chợ trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam còn là tụ điểm văn hóa vật chất, tinh thần dân tộc. Tại đây, những đặc sản địa phương như đồ thủ công mỹ nghệ, trò chơi dân gian và cả tập quán văn hóa đều được phô diễn, giới thiệu và quảng bá. Đặc điểm chợ phiên bao gồm về: Thời gian: định kỳ vào ngày cuối tháng./ Đối tượng được mua bán và trưng bày: sản phẩm tre không giới hạn vùng miền./Chủ đề chợ phiên thay đổi theo tháng: chợ nón, chợ mây tre đan, chợ hoa giấy, chợ tranh trúc chỉ,… các chủ đề luân phiên nhau hoạt động để sản phẩm ít bị lặp lại, tăng thêm sự hứng thú đối với du khách tham quan./Hình thức tổ chức: tổ chức các không gian ngoài trời có mái che/ Du khách khi đến các phiên chợ làng nghề sẽ là dịp được trải nghiệm cùng các nghệ nhân về quá trình tạo ra sản phẩm.

Cách tổ chức tự do và lối tiếp cận đa dạng, đặc điểm của các không gian đa năng, linh hoạt theo từng thời điểm trong năm

60

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


KHU KỸ THUẬT - Phòng điện: hệ thống chiếu sáng nhân tạo, chiếu sáng cục bộ, chiếu sáng nghệ thuật, hệ thống điện phục vụ cho các loại máy chiếu, máy điều hòa không khí, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống bảo vệ an toàn, báo cháy tự động, camera theo dõi, các hệ thống âm thanh, hệ thống máy tính v.v. Hệ thống chống sét gồm các kim chống sét trên mái và hệ thống dẫn xuống đất,, chọn đủ và chiều cao phù hợp đảm bảo thẫm mỹ. Trạm biến áp thường boos trí ngoài công trình, gần đường dây chính đô thị. - Phòng kĩ thuật nước: các hệ thống nước cấp cho sinh hoạt, các phòng thí nghiệm, các xưởng, tưới cây v.v Các hệ thống máy bơm chạy bằng điện vận hành gây ra tiếng ồn lớn nên cũng cần chú ý giải pháp cách li tiếng ồn, các bể nước nằm ở tầng hầm, tính taosn theo quy mô và bể nước ở tầng cao có thể tích 1/3-2-3 bể nước hầm - Máy điều hòa trung tâm: Mục đích đảm bảo môi trường vi khí hậu cho các phòng trưng bày, nghiên cứu, bảo quản hiện vật, đồng thời cung cấp nhiệt độ thích hợp cho con người. - Phòng cháy chữa cháy bằng hệ thống đường ống bố trí trong toàn bộ công trình và phòng kiểm soát trung tâm / Quản lý tòa nhà với các phòng kiểm soát an ninh và điều hành các hoạt động như BMS, Server, MDF, Camere. KHO, XƯỞNG: Diện tích kho bảo quản phải chiếm khoảng 30% diện tích trưng bày của trung tâm. Bởi vì, thường xuyên chỉ có một phần hiện vật của kho cơ sở được đưa ra trưng bày. Phần còn lại của kho được sử dụng để nghiên cứu khoa học, lại thường xuyên được bổ sung trong quá trình sưu tầm và đôi khi cũng được giới thiệu cho người xem (bảo quản kho để ngỏ). Kho bảo quản được trang bị như những phòng khoa học của các hiện vật bảo tàng đã được hệ thống hoá chứ không phải chỉ là một kho sưu tập đơn thuần, nhằm mục đích tạo điều kiện cho cán bộ chuyên môn nghiên cứu mà còn để cho khách tham quan nữa. Do đó kho bảo tàng phải dễ xem, dễ hiểu và thường xuyên có thể làm việc ở đó. Kho bảo quản cần được phân bố sắp xếp sao cho các sản phẩm được bảo quản tốt nhất mặt khác lại dễ dàng tìm thấy chúng khi cần thiết đưa vào phần trưng bày. Cần tránh dùng tầng ngầm của công trình làm kho bảo. Nên thiết kế cửa ra vào kho bằng thép, lưới thép còn cửa sổ cũng bằng thép hay rèm sắt. Thành phần kho bảo quản ở tầng 1 gồm có: lối ra vào có cánh cổng bằng thép, phòng “tiếp nhận” và phòng “lựa chọn” sản phẩm, ngoài ra còn có phòng “cách ly” để giữ các sản phẩm bảo quản tạm thời thuộc diện phải khử trùng và tu sửa. Ở lối vào kho chính có bộ phận thư mục phiếu về ảnh, băng ghi âm và phim, lưu trữ khoa học và phòng cho người xem làm việc. Ngoài ra phải phân bố cả phòng làm việc cho các cán bộ của bộ phận bảo quản kho. Kho bảo quản thường được trang bị các loại tủ và giá băng kim loại có thể tháo lắp được. Giá được gắn vào khung bằng ống kim loại có ngăn di động có thể sắp xếp ở mọi độ cao khác nhau hoặc là giá có các ô vuông (đối với các khung dựng đứng). 61

1. Nhập sản phẩm. 2. Để tạm sản phẩm. 3. Đăng kí phân loại sản phẩm. 4. Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, sau đó đề ra các yêu cầu phục chế hoặc bảo quản . 5. Các xưởng phục chế riêng cho từng loại sản phẩm. 6. Các kho vật liệu, kho dụng cụ dùng để chế tác hoặc phục hồi sản phẩm. 7. Các loại kho, gồm kho vô cơ, kho hữu cơ và kho tổng hợp 8. Khu kĩ thuật. VÕ MINH TIỄN


Xưởng sẽ gồm có: Kĩ thuật làm các làng nghề/Các xưởng chuyên ngành có đặc thù theo tính chất công trình./ Các xưởng sửa chữa, phục hồi sản phẩm./Các phòng thí nghiệm, studio chuyên ngành để nghiên cứu phục chế các hiện vật đặc biệt quí hiếm.

Dây chuyền sản phẩm

1. Lối vào từ không gian trưng bày chính. 2. Điểm định hướng. 3. Các tủ đựng vật trưng bày. 4. những tủ cao chạm đến nóc tường. 5. Lối thoát hiểm. 6.Lối ra vào

62

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


KHỐI ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ: Yêu cầu phải đảm bảo mối quan hệ trục tiếp giữa các khối chức năng: khối nghiên cứu, khối trưng bày, khối kho xưởng, khối dịch vụ,… Về hình khối thẩm mỹ: khối này là một bộ phận công trình, tuy không chiếm vị trí chủ đạo trong tổng thể, song nó phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong toàn bố cục. Các phòng điều hành bao gồm : - Các phòng điều hành, chỉ đạo theo ngành dọc/Trung tâm điều hành: có quan hệ đối ngoại với các cơ quan chuyên môn về ngành bảo tồn, các viện nghiên cứu,…/ Trung tâm thông tin tư liệu, trong nước và quốc tế. /Các cán bộ nghiệp vụ, các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu về sản phẩm/ Chỉ đạo chung về hoạt động của trung tâm và mạng lưới (hệ thống) hoạt động trong khu vực và trên toàn quốc. Các phòng quản lý: Các cán bộ quản lí hiện vật trưng bày, quản lí các chương trình hoạt động của công trình/ Các bộ phận quản lí chuyên môn, con người. / Kế hoạch, tài chính, kế toán / Quản lí vật tư, vật liệu, trang thiết bị phục vụ cho công việc phục chế, bảo quản, giữ gìn, an toàn vật phẩm, hiện vật trưng bày. / Quản lí năng lượng, nhiên liệu, vệ sinh an toàn, môi trường / Các trung tâm thông tin theo dõi điều hành quản lí hoạt động chung, riêng trong công trình./ Quản lí các trang thiết bị bảo đảm an toàn (chống cháy nổ, đề phòng các sự cố bất thường của tự nhiên, bão lụt, động đất), các phương tiện bảo vệ chống trộm cắp, các nhu cầu trùng tu, bảo dưỡng.

63

VÕ MINH TIỄN


II.1.3 Kỹ thuật II.1.3.a Phòng cháy chữa cháy Ngoài những biện pháp mang tính kỹ thuật, đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy và bố trí hợp lý thì việc thiết kế cũng ảnh hưởng nhiều. Công trình hạn chế việc giếng trời đóng kín - tính hút gió sẽ tạo lửa lên cao khi có hỏa hoạn. Đồng thời, vật liệu, giải pháp bao che cần tính toán kỹ lưỡng phù hợp với giải pháp phòng cháy chữa cháy. Việc bố trí thang thoát hiểm cũng với các lối hút gió phù hợp. Các yếu tố kỹ thuật sẽ đề cập kỹ hơn ở phần kỹ thuật của bài. II.1.3.b Chống ồn Sử dụng cây xanh, khoảng cách ly lớn ngăn tiếng ồn từ bên ngoài. Đồng thời, kết hợp vói giải phóng không gian bên dưới phục vụ cộng đồng là cách hạn chế tiếng ồn cho không gian bên trên. Xây dựng kết cấu rỗng, hạn chế tiếng ồn (gạch kính, ...) nhưng vẫn đảm bảo view. Đi kèm là việc tổ chức không gian động tĩnh đảm bảo hiệu quả trong phân bố không gian theo nhu cầu âm thanh.

Giải pháp chống ồn

Sử dụng cách ly bằng cảnh quan, cây xanh, mảng đặc rỗng. Bố trí không gian chức năng theo nhu cầu về âm thanh Sử dụng giải pháp bao che, vật liệu tính kỹ thuật

Khoảng lùi

Cách bố cục hình khối tạo bề mặt tiếp xúc gấp khúc tăng tính triệt tiêu âm thanh

Bề mặt ghồ ghề tăng phản xạ âm Bố trí trệt làm không gian công cọng 64

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


II.1.3.c Giải pháp kiến trúc thích ứng với kiến trúc nhiệt đới 1. Cách nhiệt (khối nhiệt hoặc biện pháp cách nhiệt tốt-thải nhiệt nhanh)

2. Thu nhiệt BXMT

3. Giảm nhận nhiệt BXMT trên mặt kết cấu

4. Điều khiển độ trễ dòng nhiệt qua kết cấu vào nhà

5. Giảm trục xạ mặt trời vào phòng

6. THông gió tự nhiên

7. Tránh gió lạnh và mất nhiệt vào nhà

8. Làm mát bằng bay hơi

9. Giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị

10. Lợi dụng môi trường khí hậu tự nhiên

11. Thông gió cơ khí

12. Bức xạ mát

13. Bức xạ nóng (sưởi ấm)

14. Điều hòa khí hậu nhân tạo

15. Sử dụng năng lượng tư nhiên : Gió, BXMT, địa nhiệt, năng lượng sinh học Ta có thể dồng thời kết hợp nhiều biện pháp với nhau để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả tối đa cho công trình 65

Cách tính lam - giải pháp điển hình trong xây dựng công trình nhiệt đới VÕ MINH TIỄN


VD1. FARMING KINGDER GARDEN – Đồng Nai Nước được khai thác tối đa từ nhiều nguồn kết hợp với việc tái sử dụng nước khai thác hiệu quả nhất. Cụ thể: + Tái sử dụng nước xám cho: tưới tiêu, hoa màu. + Thu và tái sử dụng nước mưa + Kết hợp với các hệ thống nhiệt làm nóng nước (HVAC)

VD2: HOUSE FOR ALL SEASON – CHINA Mô hình nhà ở sử dụng nước hiệu quả từ nước thải nông nghiệp đến tái sử dụng nước mưa

66

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


VD3: TRƯỜNG HỌC Ở GADO Mô hình tái sử dụng kết hợp với việc làm mát công trình. Đồng thời, giải pháp thu nước mưa thích hợp với khí hậu nóng ở khu vực châu Phi này.

67

VÕ MINH TIỄN


Giải pháp chống ngập lụt cho Hội An 1. Tổ chức cảnh quan

2. Mặt mái nhận và thu nước mưa dễ dàng

68

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


3. Bỏ tầng trệt, khai thác lũ thành một nét riêng trong du lịch VD: Đồ án tốt nghiệp : Trung tâm khai thác và bảo tồn làng nghề truyền thống Hội An _ SV: Trần Quang

69

VÕ MINH TIỄN


4. Dùng phao và dây neo để giữ công trình với các hạng mục nhỏ.

Tách lớp nhà chống lũ điển hình đang được ứng dụng tại miền Trung

Vào mùa lũ, dây leo sẽ giữ căn nhà khỏi trôi, đồng thời phao sẽ giúp công trình nổi. Ưu điểm giải quyết được việc ngập nước, tuy nhiên chưa cung cấp được điện và nguồn nước cần thiết cho dân sinh hoạt.

70

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


Giải pháp chống bão: Nguy cơ 1: Ảnh hưởng kết cấu do lực xô ngang của gió

Tránh bố trí bề mặt công trình trải dài đón áp lực gió trực tiếp

Tránh bố trí các khối nhà Bố trí khối nhà so le nhau tạo thành “hành lang dẫn cho phép gió luồn qua, gió” nguy hiểm có lợi về chống bão và cả thông gió.

Bố trí công trình theo địa hình tránh bề mặt quá lơn đón bão. Công trình truyền lực xô ngang trực tiếp vào lòng đát là giải pháp chống bão tối ưu.

Khối nhà khí động học cho gió trượt trên bề mặt, giảm áp lực gió đáng kể.

Nguy cơ 2: Tốc mái do chênh lệch áp suất

Tránh mái đưa ra quá xa sẽ dễ bị tác động của lực gió đẩy lên gây tốc mái

Mái vươn xa dùng dạng lam (cố định hay di động), cho phép gió thoát lên

Mái cong trên cơ sở độ dốc 30% tạo thành áp lực ép mái xuống, có lợi về thoát nước

Mái xanh vớ thảm Kết cấu mái bê thực vật có tác dụng tông sàn không cản bớt luồng gió, giữ dầm tăng khối nước khi mưa lớn và lượng mái, tránh Tường nghiêng tránh áp lực tăng trọng lượng mái tốc mái. gió tác động trực tiếp vào bề mặt. Xác định vị trí nghiêng ở 1/3 độ cao tường, Nguy cơ 3: Tốc mái do chênh lệch áp suất nơi áp lực gió lớn nhất.

Mái nhà để xe cũng bố trí mái xanh thay vì mái nhẹ như bình thường. Bên trêm có thể sử dụng làm sân thể thao, nghiên cứu ngoài trời.

Tường kính sử dụng loại kính cường lực 2 lớp, dán tấm phin chống vỡ, kính cường lực chịu áp lực gió Sử dụng mặt đúng di động có thể đóng lại trong trường hợp trời mưa bão, bảo vệ mặt kính phía trong 71

VÕ MINH TIỄN


II.1.4 Hình thức thẫm mỹ I.I.1.4.a Bố cục hình khối Ta có thể chọn 3 loại các bố cục khối nhằm khai thác tính hiệu quả của không gian trong việc trưng bày và phù hợp với đề tài: + Bố cục khối tập trung Toàn bộ công trình là một khối liền mạch, khối công trình mang tính chất tĩnh nhiều hơn động, phù hợp với các khu trưng bày vừa và nhỏ. Khối công trình hình dạng góc cạnh đơn giản kèm theo bề mặt xử lý chi tiết tạo hiệu ứng thị giác, hoặc khối liền mạch uốn nắng hình thức vượt khối cơ bản. Ưu điểm là hình khối chặt chẽ, kết cấu xử lý giao thông liền mạch và dễ quản lý không gian nhưng nhược điểm là hạn chế việc chiếu sáng cho các công trình sâu bên trong nên thường phải sử dụng giải pháp giếng trời để giải quyết. Thứ 2 là công trình có 2 khối giao cắt, mang tính chuyển động, tạo hiệu ứng bóng đổ sinh động, phù hợp với công trình lớn vì phải phân chia ra thành nhiều không gian riêng biệt. Ưu điểm là chức năng biểu thị rõ ràng trên mặt đứng, từng công năng gắn liền với khối nhất định rõ ràng nhưng vẫn liên kết thành thể thống nhất, nhược điểm không gian phân chia rõ nên sẽ khó khăn trong thay đổi chức năng nếu đề cập đến, hệ kết cấu phức tạp.

72

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


+ Bố cục dạng tuyến Hình khối trải dài trên mặt bằng, dây chuyền tham quan chỉ nằm ở 1 tầng và kéo dài theo suốt dọc công trình. Nhược điểm là hình khối quan sát từ mặt đất đơn giản, nhưng dây chuyền liền mạch và lấy sáng tự nhiên tốt.

73

VÕ MINH TIỄN


+ Bố cục khối ngầm Giải pháp khối ngầm không gây ấn tượng về hình khối, nhưng hướng đến dây chuyền tham quan từ mặt đất đến lòng đất và ngược lại tạo cảm giác đa dạng. Thêm nữa là việc có thể tận dụng toàn bộ không gian bên trong phục vụ cảnh quan, quảng trường, kết hợp với trưng bày ngoài trời. Nhược điểm là việc thông thoáng, chiếu sáng, và độ ẩm ảnh hưởng đến việc bảo quản vật phẩm, hướng giải quyết là giếng trời hoặc thông tầng.

74

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


II.1.4.b Mặt đứng Mặt đứng công trình được xử lý với rất nhiều thủ pháp: chia đố kính và các cửa sổ, sử dụng lam trang trí – che nắng, sử dụng mặt đứng hi-tech, đèn led, đục lỗ cửa và cửa sổ theo một hình thức nhất định trên một khối đặc, sử dụng hoa văn (pattern) trên mãng lớn, sử dụng các tấm ốp đặc (nhôm gỗ) … Có rất rất nhiều cách xử lý mặt đứng như thế, việc ta cần nghiên cứu là sử dụng sao cho công trình hoà hợp với bao cảnh xung quanh và gây hấp dẫn cho người sử dụng…. 1. Tính nhịp điệu : Đảm bảo tính nhịp trên mặt đứng có liên hệ trục tiếp khu phố (khối đế) và mặt đứng toàn khu trong bố cục tổng thể. 2. Tính nhiệt đới: giải pháp bao che hiệu quả trong lấy sáng, đón gió và hạn chế bức xạ nhiệt: Tỷ lệ đặc rỗng / Tạo không gian đệm / Tạo kết cấu che đi kèm / vật liệu thông minh 3 Tính bản địa thể hiện rõ (đi kèm hình ảnh truyền thống, ...) 4. Giảm áp lực lên kết cấu, hạn chế chịu lực.

75

VÕ MINH TIỄN


II.1.4.c Vật liệu - màu sắc Màu sắc vật liệu yêu cầu thể hiện tính truyền thống của sản phẩm trưng bày, của không gian sản xuất mà nó từng có ở đó. Đồng thời hỗ trợ với giải pháp bao che tăng hiệu quả về vi khí hậu, ta có thể chia vật liệu thành nhiều nhóm : + Xu hướng khai thác các thành tựu khoa học tiên tiến:Vật liệu có độ bền cao, khả năng ứng dụng linh hoạt trong thi công lắp ghép/Vật liệu tích hợp năng lượng/ Vật liệu thông minh/ Vật liệu xuyên sáng/ Vật liệu đáp ứng khả năng tạo hình kiến trúc + Xu hướng phát triển vật liệu thân thiện mối trường: Vl tái chế - tái sử dụng Vật liệu có khả năng tự phân hủy/ Vật liệu tiết kiệm năng lượng trong công nghệ sản xuất/Vật liệu thô/Vật liệu tái tạo nhanh/Vật liệu gỗ chứng nhận (FSC)/Vật liệu ít phát thải + Xu hướng khai thác vật liệu truyền thống Vật liệu phù hợp với xu hướng kiến trúc xanh (Vật liệu tái chế được và có tác động tích cực đến môi trường, từ khâu nguồn gốc-> sản xuất -> sử dụng -> tiêu hủy)/Vật liệu truyền thống nguồn gốc từ thực vật - đất bùn.

76

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


II.2 KỸ THUẬT

II.2.1 Tiêu chuẩn thiết kế II.2.1.a Xác định quy mô khu đất xây dựng a. Số liệu tính toán quy mô công trình: Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm tre Thừa Thiên Huế có quy mô được xác định dựa trên: Là công trình thuộc cấp thành phố, xác định quy mô bằng cách dựa trên quy mô dân số TP. Huế và quy mô dân số các khu vực xung quanh./Đối tượng phục vụ là người dân tỉnh Thừa Thiên Huế, khách du lịch và các chuyên gia nghiên cứu. Về cơ sở xác định quy mô công trình thì có 2 cách xác định như sau: + Xác định sức chứa hợp lý cho công trình bằng cách xác định nhu cầu phục vụ được thể hiện ở các chỉ tiêu số chỗ phục vụ cho 1000 dân./ Tính đến năm 2014, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.135.568 người, trong đó: 551.656 người sinh sống ở thành thị và 583.912 người sinh sống ở vùng nông thôn./ Theo tiêu chuẩn quy hoạch thì cứ 1000 người thì có 10 – 12 người đến./ Căn cứ vào cấp độ và bán kính phục vụ, tầm ảnh hưởng của công trình, từ đó tính được tổng số theo nhu cầu của loại hình phục vụ. +Sử dụng phương pháp nội suy bằng cách so sánh quy mô của một số công trình có chức năng tương tự, từ đó suy ra quy mô hợp lý cho công trình: Auditorium and Cogress Palace Infanta Dona Elena – Estudio Barozzi Veiga./ Avelgem Cultural Center – Dierendonckblancke Architecten. / Centre Pompidou-Metz – Shigeru Ban./Centre Pompidou – Piani + Rogers./Cultural and Congress center – Jean Nouvel./Firstsite – Rafael Vinoly Architects./Gabriela Mistral Cultural center – Cristian Fernandez Arquitectos, Latera/ Aquitectura and Diseno./King abdulah II House of Culture and Art – Zaha Hadic./Kodaly Centre – Építész Stúdío./ Marie Tjibaou Cultural center New Caledonia – Renzo Piano./ Paul Klee Center – Renzo Piano. b. Các quy chuẩn, quy phạm dùng cho tính toán: Tỷ lệ diện tích đất xây dựng cho các khu chức năng chính của công trình được tính toán như sau:

77

Diện tích xây dựng các loại công trình kiến trúc.

25 – 30 %

Diện tích sân ngoài trời, sân lễ hội.

15 – 20 %

Diện tích cây xanh, sân vườn.

15 – 20 %

Diện tích đất giao thông nội bộ.

10%

II.2.1.b Xác định số chỗ đỗ xe Bãi đỗ xe có thể đặt ngay trong công trình hoặc ở ngoài công trình. Thông thường ở các trung tâm thành phố, việc bố trí bãi xe phục vụ riêng cho công trình có thể không hợp lý về kinh tế. Có thể tính bình quân diện tích bãi xe 3 – 5m2/ khách.Chỗ đỗ xe: 100m2 sàn sử dụng/ chỗ. Bãi đỗ xe: diện tích tối thiểu cho một chỗ đổ của một số phương tiện được quy định cụ thể như sau: + Xe đạp:1.5 m2/ chiếc. + Xe 6 chỗ:12m2/ chiếc. + Xe gắn máy: 3m2/ chiếc + Xe trên 6 chỗ ngồi: 28 m2/ chiếc. II.2.1.c Xác định diện tích phòng ốc Sảnh: 0.25 – 0.5m2/ người, h >3.6m Khối đón tiếp Kích thước cửa ra vào: 1m cho 100 người vào. Gửi mũ áo: 0.04 – 0.1 m2/ chỗ. Sảnh phục vụ 800 người trở lên: 10m dài quầy gửi đồ trở lên. Khối trưng bày

Đối với phòng triễn lãm tùy theo yêu cầu sử dụng và kích thước trang thiết bị, chiều cao được lấy từ 3.6m trở lên ( theo TCXDVN 276: 2003). Chiều cao được xử lý linh động, tùy kích thước mẫu vật trưng bày. Có thể sử dụng không gian thông tầng để tạo hiệu quả trưng bày. Không đặt nặng vấn đề chiều cao trong các không gian trưng bày nhằm tạo những không gian sinh động, thu hút người xem. + Phòng trưng bày thường (S= 24 – 36m2): h= 4.5m. + Phòng trưng bày lớn (S= 40 – 50m2): h= 6 – 8m.

Khối nghiên cứu. Khối quản lý. Khối xúc tiến thương mại.

Theo TCVN 4601:1988: Chiều cao thông thủy của văn phòng làm việc khoảng 2.8 – 3.2m. Phòng làm việc lấy từ 4 – 4.5m2/ người. Phòng nghỉ nhân viên tiêu chuẩn 0.75m2/ người. Phòng tiếp khách 18 – 24m2. Phòng phục vụ 6 – 9m2 Phòng học 36 – 48m2 / VÕ MINH TIỄN


Khối hội thảo

Khu hội thảo: TCVN 3981:1985, TCVN 355:2005. + Hội thảo lớn 400-500 chỗ. + Các phòng hội thảo nhỏ 150 chỗ. Sảnh giải lao: + Sảnh ồ ạt: 0.3m2/ người + Sảnh này gắn với một số hoạt động khác như trưng bày, quảng cáo, chiêu đãi nhỏ thì diện tích tiêu chuẩn này có thể tăng lên, đề xuất từ 0.50.6m2/người. Khu phụ: TCVN 355:2005.

Khối thư viện

Diện tích các phòng trong thư viện áp dụng theo bảng phụ lục 3/126. (Trích dẫn từ TC 3981:1985 Trường Đại học).

Khối phục vụ

Các phòng nghiên cứu riêng: dành cho các cá nhân. Diện tích 4 – 6m2/ chỗ nghiên cứu. Có thể bố trí các cabine nghiên cứu riêng theo các block định hình, song có thể thay đổi dựa vào các vách ngăn di động.

Phòng hội thảo: - Tiêu chuẩn 0.7 – 0.8 m2/chỗ. - Công suât 200, 400, 500 chỗ tùy theo quy mô công trình ( có thể thiết kế độ dốc). Kiểu giảng đường có thể thiết kế không có độ dốc để kết hợp với các chức năng khác nhau, hoặc thiết kế sàn linh động. - Chiều cao >6m, có thể là 2 tầng nhà bình thường.

Bếp: 1m2/ chỗ. Phòng ăn: 1.5m2/ chỗ. Các khu vệ sinh công cộng được bố trí với bán kính phục vụ khoảng 50m. Chỉ tiêu số lượng người phục vụ của các thiết bị vệ sinh được tính như sau: + 40 nam cần 1 xí và 1 tiểu. + 40 nữ cần 1.5 xí. + Cứ 2 xí thì cần 1 lavabo. II.2.1.c Yêu cầu đối với khu nghiên cứu a. Yêu cầu vị trí: Vị trí: nằm cạnh khới trưng bày để du khách quan tâm có thể dễ dàng tìm hiểu về nguồn gốc các loại tre cũng như cách thức tạo nên các sản phẩm từ tre. Đồng thời khối nghiên cứu phải liên hệ được với các khối dịch vụ, quản lý. b. Yêu cầu về diện tích: Các phòng nghiên cứu chung: dành cho một nhóm các cán bộ nghiên cứu. - Diện tích: + Loại nhỏ: 24 – 36 m2. + Loại lớn: 50 – 60 m2, - Chiều cao 4.5 – 6m. 78 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


b. Lớp hoàn thiện: - Lớp hoàn thiện nội thất cần dễ lau chùi, tạo môi trường làm việc thích hợp, phải có khả năng chống chọi với chất bẩn và chịu được hóa chất tẩy rửa. Sàn cần làm vật liệu chống trơn trượt. Nhưngx phòng chứa vật dụng thường được lót bằng lớp cao su để dễ dàng bảo trì. Các phòng chứa dụng cụ thông thường và vật chuyên dụng thường có các thiết bị nặng nên yếu tố này cần được chú ý ngay từ bước thiết kế. - Chiều cao trần khoảng 2.7m với lỗ thông hơi kích thước 0.6 x 1.2m. Trong các khu vực phòng lạnh, vật liệu hoàn thiện của tường và trần được làm thép không rỉ. Chỗ làm việc và kệ phải chống rỉ và hệ đèn cần chống thấm c. Cửa đi: - Cửa phải được bố trí mở ra để tránh cản trở công việc trong phòng lab, cần mở vào khoảng lõm của tường để tránh gây cản trở giao thông. Ở những hành lang rộng 1.8m, cửa rộng 1.1m là phù hợp nhất. Cửa nên được làm bằng kim loại hoặc phủ kim loại bằng vật liệu cách âm và vật liệu kính an toàn. Cửa vô phòng thí nghiệm cần bộ phận tự động đóng và kháo khi cần. Mỗi cửa cần có miếng đệm ở độ cao 0.25m. d. Vật dụng nội thất: - Các vật dụng này thường được phủ một lớp kim loại có đặc tính chống ăn mòn, bao gồm một số vật dụng: bàn, ghế, tủ, kệ,vòi nước. - Ngày nay, các nhà nghiên cứu thường ngồi làm việc theo dạng chữ U và ít ngồi yên một chỗ hay làm việc với một thiết bị nên có thể thấy dạng bố trí bàn làm việc tự do có nhiều lợi thế hơn. Để tối ưu sự linh hoạt, các vòi rửa được gắn luôn tại bàn làm việc. - Dọc theo tường hành lang và các khu vực tập trung nhân viên thường có các bảng treo để nhân viên có thể thảo luận với nhau về công việc. đ. An ninh: - Thể loại công trình này thường hoạt động 24/24, do đó cần điều kiện anh ninh nghiêm ngặt. Vị trí và cách sắp xếp các phòng thí nghiệm đặc biệt là các khu vực đặc biệt cần giới hạn tiếp xúc với khách tham quan. Khu vực phòng thí nghiệm nên bố trí khác tầng với lối vào chính và phải có thang máy kết nối. Việc tiếp cận với các phòng thí nghiệm được kiểm soát bằng hệ thống khóa tiêu chuẩn. 79

e. Yêu cầu an toàn: - An toàn cho vật phẩm, hiện vật: việc di chuyển các hiện vật từ kho lên các phòng nghiên cứu phải đi theo một hướng riêng từ hành lang, có thể bố trí camera theo dõi. - An toàn cho người nghiên cứu: phân loại, bố trí các phòng nghiên cứu theo khu vực để đảm bảo an toàn cho các nhà khoa học đến làm việc, nghiên cứu. - An toàn chống cháy nổ: các nơi có dùng đến hóa chất, chất nhựa dễ gây cháy phải bố trí thiết bị an toàn phòng cháy nổ theo tiêu chuẩn riêng. f. Yêu cầu về trang thiết bị: Phải trang bị các loại thiết bị máy móc cần thiết cho các không gian: - Phòng hội thảo: + Các loại ghế khán giả các bàn phụ ghi chép, loại gấp ở tay tựa ghế. + Máy chiếu. + Bàn, tủ, móc treo để giới thiệu vật phẩm trưng bày. + Hệ thống âm thanh. + Hệ thống ánh sáng và trang thiết bị chuyên dùng khác. - Các phòng nghiên cứu: Ngoài những đồ dùng nội thất thông thường như bàn, ghế, tủ, kệ,.. còn bố trí các thiết bị khác: + Máy vi tính. + Máy chiếu. + Thiết bị quang học, kính hiển vi, thiết bị in sao, các phòng tối đặc biệt. + Các thiết bị chuyên dùng cho ngành phân tích sinh học,… II.2.1.d. Những yêu cầu đối với khu trưng bày: a. Chiều cao: - Phòng trưng bày thường ( S= 24 – 36m2): h= 4.5m - Phòng trưng bày lớn: ( S= 40 – 50m2): h= 6 – 8m b. Phạm vi trưng bày: Đảm bảo nguyên tắc: vật nhỏ xem gần, vật lớn xem xa - Theo mặt đứng: + Pano, tường, tủ,.. chiếm khoảng chiều cao từ 2.4 – 3m, cách mặt sàn 0.7 – 1m. + Trong đó, các tài liệu hiện vật được trưng bày ở khoảng tường 0.7 –2.4m, phần 2.4 – 3m dành cho trưng bày các pano, phù điêu và các câu trích ngôn. VÕ MINH TIỄN


+ Diện tích trưng bày cho tranh 3 – 5m2/bề mặt treo. - Theo mặt bằng: Là các tủ, hộp, kệ,.. với chiều cao mặt phẳng xem được tính từ sàn. Đối với những vật trưng bày có kích thước quá lớn được phép trưng bày ở ngoài trời hoặc ở khoảng không gian thông . c. Nguyên lý trưng bày: - Đảm bảo dây chuyền trưng bày, để người xem chỉ đi theo một chiều nhất định: đi từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, không chồng chéo lên nhau. - Đảm bảo việc trưng bày vật phẩm, hiện vật theo một quy tắc được sắp xếp bởi chương trình (kịch bản) trưng bày. - Trưng bày được nhiều vật phẩm (trong phạm vi có thể) song phải đảm bảo cho người xem tiếp thu một cách thoải mái, tránh mệt mỏi. - Phòng trưng bày bố trí hướng Bắc Nam, tận dụng ánh sáng tự nhiên theo ý đồ thiết kế. - Trong dây chuyền tham quan, cần bố trí ban công, cửa sổ ở các vị trí thích hợp vào thiên nhiên để giảm nhẹ mệt mỏi cho khách trong quá trình tham quan, đông thời tạo điều kiện cải thiện bề mặt cho công trình. - Thủ pháp trưng bày: phông nền nên sử dụng những thủ pháp truyền thống của việc sử dụng các cặp vật liệu, chất liệu (trong đó,lợi dụng các đặc tính tương phản mạnh hoặc đồng điệu để có thể nhấn mạnh, đặt thấu ý đồ truyền đạt của hiện vật trưng bày).

Trong công trình công cộng, chiều rộng tổng công của cửa thoát ra ngoài hay của vế thang hoặc của lối đi trên đường thoát nạn phải tính theo số người của tầng đông nhất (không kể tầng 1) và được quy định như sau: Đối với nhà 1 – 2 tầng tính 1m cho 125 người. Đối với nhà >3 tầng tính 1m cho 100 người. Đối với các phòng khán giả tính 0.55m cho 100 người. Chiều rộng của hành lang, lối đi, cầu thang trên đường thoát nạn được quy định trong bảng

Chiều rộng

Loại lối đi Nhỏ nhất

Lớn nhất

Lối đi

1

Lớn nhất

Hành lang

1.4

Theo tính toán

Cửa đi

0.8

2.4

Cầu thang

0.9

2.4

II.2.1.f Tiêu chuẩn thoát người: - Đi từ các phòng tầng trệt trực tiếp ra ngoài hoặc qua tiền sảnh ra ngoài. - Đi từ các phòng của bất kỳ tầng nào( không kể tầng 1) ra hành lang có lối thoát ra ngoài. - Đi từ các phòng đến buồng thang có lối ra trực tiếp ra bên ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài. 80

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


II.2.2 Không gian đặc trưng: II.2.2.a Các loại gian hàng trưng bày Việc sắp xếp gian trưng bày phụ thuộc vào tầm nhìn và góc nhìn của người quan sát.

Góc giới hạn nhìn của mắt người

Gian hàng trưng bày có hai loại, loại tiêu chuẩn và loại tự thiết kế. Gian hàng tiêu chuẩn là gian hàng được lắp đặt và modun hóa. Hình thức gian hàng đặt sẵn phù hợp với các buổi triễn lãm bình thường, không mới mẻ, nhà đầu tư quan tâm nhiều đến sản phẩm và các gian gian hàng cạnh tranh nhau về sản phẩm là chính, họ không quan tâm nhiều đến cách thức trưng bày, cách thức triễn lãm và không gian triễn lãm bên trong gian hàng nói chung.

Gian hàng tự dựng là loại gian hàng được đầu tư kỹ lưỡng, đáp ứng tất cả các yêu cầu các công ty tham gia các sự kiện triển lãm quảng bá dịch vụ, sản phẩm. Chỉ bao gồm khu vực đất trống, đơn vị tham gia có thể chỉ định công ty dàn dựng và yêu cầu thiết kế theo ý muốn của đơn vị đó. Cách bố trí các gian hàng trong một không gian chung cũng đa dạng và tùy thuộc vào các khu vực, các loại sản phẩm trưng bày khác nhau.

Thiết kế cho người tàn tật 81

VÕ MINH TIỄN


II.2.2.b Ánh sáng trong khu trưng bày a. Các loại nguồn sáng: Nguồn sáng là điểm: Nguồn sáng tự nhiên: có thể là mặt trời chiếu qua một lỗ thủng nhỏ Nguồn sáng nhân tạo: có thể coi đèn có chóa, đèn hình cung tròn bằng chất liệu có độ phản quang mạnh. Nguồn sáng là đường hay vệt: - Nguồn sáng tự nhiên: có thể là ánh sáng mặt trời chiếu qua một khe nằm ngang gây ra một vệt sáng đều. - Nguồn sáng nhân tạo: có thể là tập hợp của nhiều bóng đèn sợi tóc hay đèn huỳnh quang đặt sát nhau tạo ra một đường cũng có thể là một panel phát sáng.

Nguồn sáng là một mặt phẳng, cong: - Nguồn sáng tự nhiên: có thể là ánh sáng mặt trời chiếu qua một tấm kính lớn ( trục tiếp) hoặc cũng có thể ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt phẳng khác, từ đó chiếu vào (gián tiếp). - Nguồn sáng nhân tạo: có thể là mặt phẳng gồm nhiều đèn chiếu sáng cùng một lúc (trực tiếp) hoặc cũng có thể các vệt đèn xung quanh chiếu lên trần làm cho mặt trần phát sáng (gián tiếp). Cửa mái:

b. Kỹ thuật chiếu sáng trong khu trưng bày: Cửa lấy sáng / Cửa bên:

82

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


Hình thức mặt bằng cửa lấy sáng

Hình thức mặt cắt cửa lấy sáng

Mặt cắt Bảo tàng Museo Civico với kiểu lấy sáng trực tiếp qua mái kính nghiêng

83

Mặt cắt Bảo tàng nghệ thuật quốc gia Nhật bản với kiểu chiếu chiếu sáng gián tiếp qua mặt FX trên trần

VÕ MINH TIỄN


Đèn chiếu sáng:

Chiếu sáng khuếch tán nhờ các đèn trần

Chiếu sáng tại chỗ Chiếu sáng từ dưới lên

Chiếu sáng từ phía bên và đối diện hiện vật.

Chiếu sáng theo chu vi. 84

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


85

VÕ MINH TIỄN


II.2.2.c Phòng thí nghiệm dạng modul a. Thiết kế theo dạng modul: - Để đạt được tính linh hoạt, thiết kế phải được cân nhắc bố trí theo dạng cơ bản – dạng modul. Các modul giúp tạo ra kích thước tiêu chuẩn phù hợp với các thành phần, thiết bị, không gian làm việc và hệ thống kỹ thuật tòa nhà. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thành lập các modul bao gồm: số người làm việc quyết định độ dài bàn làm việc trên mỗi nhân viên, độ rộng hành lang giao thông giữa 2 bàn làm việc và số lượng máy hút khí cho mỗi phòng. - Không gian hỗ trợ, hành lang, văn phòng có thể tích hợp vào các modul cơ bản nhằm đạt được sự linh hoạt cao hơn. Theo tính toán thì chiều rộng lý tưởng cho 1 modul phòng thí nghiệm là 3m2, chiều dài 9m để đảm bảo không gian làm việc, chỗ để thiết bị và giao thông phụ. Trong thực tế cần có sự cân chỉnh lại cho phù hợp.

86

b. Mối liên hệ giữa các không gian: Nếu có thể, cơ sở vật chất của phòng thí nghiệm nên thiết kế dạng lõi hỗ trợ trung tâm. Phần lõi trung tâm sẽ bao gồm các không gian chức năng như: phòng lạnh, phòng chứa đồ chung, phòng chứa đồ thủy tinh, phòng siêu lạnh và những thiết bị cần thiết để hỗ trợ nghiên cứu. Những khu vực hỗ trợ cho phòng thí nghiệm có thể được đặt ở 1 trong 2 phía của lõi, ngăn cách bằng hành lang chính. Phòng nghiên cứu viên nên đặt càng gần phòng thí nghiệm càng tốt, miễn không chiếm diện tích làm việc. Để tăng khả năng giao tiếp giữa các nhân viên các phòng thí nghiệm nên bố trí thành cụm. Tiếp cận thích hợp là điều cần thiết cho phép có được sự lưu thông dòng người, đồ tiếp tế và thiết bị một cách trơn tru. Các dòng lưu thông này chủ yếu từ các phòng thí nghiệm đến lõi, phòng ban quản trị và ngược lại. Cần sắp xếp các phòng thí nghiệm và phòng chứa dụng cụ càng gần nhau càng tốt vì những mẫu vật, chất hóa học và vật liệu dễ cháy sẽ được luân chuyển liên tục giữa 2 bộ phận. Không gian lớn để chứa những dụng cụ quan trọng như máy đếm gamma, máy quay li tâm tốc độ cao có thể đặt ở nhiều vị trí ở trung tâm để giảm thiểu thời gian trung chuyển giữa chúng.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


Các khu chuyên biệt như phòng tạo cảm ứng trùng lặp, phòng cộng hưởng từ, phòng hiển vi điện tử, xạ trị tế bào,…có những yêu cầu riêng như chống rung, nhiệt độ ánh sáng phù hợp và nhiều yếu tố khác. Bởi vậy, cần cách ly phòng này với những phòng sử dụng chung như phòng máy, phòng chờ, thang máy. Với những cơ sở nghiên cứu nhiều tầng, cần có sảnh trung chuyển bố trí gần thang máy chuyên chở. Khu vực này tách biệt với giao thông của khu thí nghiệm. 87

Modul nhóm gồm 6 modul phòng thí nghiệm nhỏ. VÕ MINH TIỄN


II.2.3 Kết cấu II.2.3.a Khung phẳng Giàn phẳng hay gọi là giàn vì kèo là kết cấu làm việc theo một phương trong một mặt phẳng nhất định, nhiều khung phẳng liên kết với nhau thông qua hệ giằng tạo thành hệ khung đỡ mái công trình. Ưu điểm của nó là kết cấu đơn giản, dễ thi công, chi phí thấp và cấu kiện sản xuất đồng bộ. Nhước điểm ở việc nó không phù hợp với công trình hình khối phức tạp, khoảng vượt lớn tăng kết cấu đáng kể.

II.2.3.b Khung không gian Hệ khung không gian làm việc trên hai hoặc nhiều mặt phẳng truyền tải trọng xuống đất nền nhờ các bộ phận phương ngang (dầm) và các bộ phận phương đứng (cột và tường chịu lực) - những bộ phận có sức kháng chịu biến dạng võng và uốn. Công trình có hình dáng phức tạp ưu tiên sử dụng. Ưu điểm về khả năng tạo hình tự do, cấu kiện ổn định cao nhưng khó sản xuất hàng loạt, khoảng vượt lớn tăng kích thước đáng kể.

88

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


II.2.3.c Kết cấu giàn không gian Kết cấu giàn không gian chỉ các hệ kết cấu chịu lực mà bộ phân nó theo nhiều phương và không cùng nằm trong một mặt phẳng. Gian không gian là tổ hợp đơn vị tam giác ba chiều, vượt hai phuwong, các thành phần chỉ chịu kéo và nén. Hầu hết giàn không gian hình thành từ module đồng nhất, với 2 lớp trên trên và dưới song song. Hình học giàn không gian đa dạng, tuy nhiên khối bát diện và tứ nhiên được dùng rộng rãi hơn trong kiến trúc. Ưu điểm về tính thẫm mỹ cao, phù hợp nhu cầu đa dạng của kiến trúc, vượt nhịp lớn và độ cứng công trình cao, chống gió bão, động đất, trọng lượng bản thân kết cấu mái nhỏ, giảm chi phí cho thân và móng, dễ dửa chữa, thay thế các bộ phận. Nhược điểm về tính kinh tế, thi công phức tạp.

89

VÕ MINH TIỄN


II.2.3.d Kết cấu vỏ mỏng: Cấu trúc vỏ mỏng có bề mặt cong và chiều cao tiết diện rất nhỏ. Cấu trúc vỏ mỏng truyền tải trọng lên gối tựa chỉ dưới dạng nén, kéo và cắt. Nó được phân biệt với cấu trúc vòm mái nhờ khả năng chống lại lực kéo. Do vậy, hình dáng cong của cấu trúc giống vòm mái nhưng cách thức làm việc và đường truyền tải trọng lại rất khác biệt. Những hình thức vỏ mỏng được thấy trong tự nhiên là vỏ trưng, hộp sọ ... Cấu trúc vỏ mỏng hiệu quả cho mái, tải trọng phân bố đều và thích hợp với hình dạng cong. Bởi vì có tiết diện rất mỏng, cấu trúc này không có khả năng chống lại tải trọng tập trung gây võng cục bộ. Hầu hết cấu trúc kiến trúc được ấu tạo bằng bê tông cốt thép, dán gỗ, kim loại , .... Ưu điểm trong tính tạo hình tự do, cấu kiện ổn định nhưng hình khối phực tạp khó thi công, hảo tổn vật liệu. + Vỏ mỏng một phương: Các vỏ mỏng dạng trụ (barrel) là dạng cong một phương, hình thành bằng phát triển tịnh tiến một đường cong dọc theo đường thẳng, hình thức phổ biến là bán nguyệt và panobola. Hai hình thức này khác những vỏ mỏng dạng trục khác ở chỗ chúng có khả năng chịu kéo, do đó tựa lên các gối ở góc hay hai đầu, vượt theo chiều dài trục hoặc theo phương đường cong.

90

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


+ Vòm mỏng dạng bát úp Hình bát úp là mặt trời xoay, được tạo ra bằng cách xoay một đường cong quanh một trục. Hình bát úp thông dụng nhất là hình vòm cầu, bề mặt được tạo ra bằng cách xoay cung tròn quanh trục thẳng đứng. Tất cả vòm bát úp đều phát sinh ra lực đạp ngang hướng ra ngoài. Thông thường người ta cấu tạo vành đai chịu kéo bằng cách gia tăng chiều dày tiết diện chân vòm. Vì vành đại chịu kéo bản thân có thể chống lại xô ngang nên không cần thêm trụ giằng. Điều này cho phép vòm có thể nằm trên tường vành đai mà không cần trụ liền tường.

+ Vòm mỏng gấp nếp: Vỏ mỏng gấp nếp là dạng cấu trúc không gian tạo thành từ tấm mỏng, dựa trên sự hình thành các đường gấp nếp. Cấu trúc vòm gấp nếp dựa trên nền tảng cấu trúc vòm cong, với các tẩm cong được thay bằng các tấm phẳng gấp khúc. Dạng này cho phép thi công đơn giản (lắp ghép). Bản gấp nếp là cấu trúc bề mặt phẳng bị gấp nếp, truyền tải trọng xuống gối tựa chủ yếu dưới ứng suất kéo, nén và cắt. Bởi vì khoảng cách giữa các nếp gấp rất nhỏ so với khoảng vượt, các lực uống trong bản cũng nhỏ so với lực kéo và nén. Do đó, nó thích hợp với kết cấu mái. Cấu trúc này tựa trên các gối ở góc và làm việc như thanh dầm lớn theo phương chiều dài. Vì vậy, các ứng suất trong cấu trúc này giống như các ứng suất uốn trong thanh dầm, phần bên trên trong trạng thái nén dọc suốt chiều dài, trong khi phần bên dưới trong trạng thái kéo.

+ Vòm mỏng nhiều phương: Cấu trúc vỏ mỏng cong nhiều phương có chiều cong khác nhau theo mỗi phương gồm các hình thức: conoid, hyperbolic paraboloid và hyberboloid. Những bề mặt này hình thành từ những đường thẳng di chuyển theo đường cong có trước. Kết cấu có khả năng tạo hình cho công trình linh hoạt hơn với hình khối mềm mại. 91

VÕ MINH TIỄN


II.2.3.e Kết cấu dây căng: Các cấu trúc dạng dây căng hình thành mang hình dáng nhằm trả lại tải trọng tác dụng, sao cho ứng suất xảy ra bên trong các bộ phận chỉ là ứng suất kéo hoặc là ứng suất nén. Hệ kết cấu dây căng bao gồm: hệ cấu trúc cáp chịu lực và hệ màng căng. Ưu điểm trong kinh tế do khoảng vượt nhịp lớn, thi công nhanh, phù hợp với mọi hình dáng mặt bằng. Nó được sử dụng khá rộng rãi trong kiến trúc, từ những công trình công cộng đến nhà xưởng, nhà ga, có thể vượt đến 100-200 m, nhưng nhước điểm là gối tựa chống lực đạp và gió khá phức tạp, độ cứng chung không đều chống lại áp lực âm của mái, giải quyết thoát nước mái lớn, thi công trình độ cao. + Hệ cấu trúc cáp chịu lực: Là kết cấu chịu lực chủ yếu bằng độ võng của dây cáp gây ra. Kết cấu sinh lực xô ngang lớn, vì cần có hệ thống trụ đỡ. Bên cạnh đó, do tải trọng của mái nhỏ nhưng diện tích lại lớn nên sinh ra áp lực âm, cần có hệ cáp giằng hoặc tăng tải trọng mái. Cấu trúc cáp võng vượt khoảng vượt rất lớn, tỷ lệ giữa độ võng và khoảng vượt luôn là yếu tố tiên quyết trong thiết kế kết cấu và cấu tạo. Các lực dây cáp, chiều dài, và đường kính đều phụ thuộc vào tỷ số này, nó cũng quyết định chiều cao cột và các lực nén cũng như cách thức chống lực xô ngang.

VD: Bảo tàng nghệ thuật Mỹ Crystal Bridges bao gồm một loạt tám công trình được làm bằng bê tông, kính gỗ xây dọc theo hai hồ nước ở Tây Bắc Arkansas. Những cấu trúc này vừa là chiếc cầu, vừa là con đập nhỏ. Điểm độc đáo ở 2 cây cầu song song nhau, cả 2 cây cầu cùng với khu đại sảnh đều sử dụng hệ kết cấu dây cáp võng làm hệ chịu lực chính cho mái.

+ Hệ màng căng Cấu trúc màng căng là một màng mỏng, cong 2 chiều ngược nhau, chịu bởi vòng cung hay cột chống chịu nén. Có thể xem đây là một biến dạng cấu trúc dây cáp võng hai chiều cong mà khoảng cách giữa các dây cáp nhỏ bằng không và bề mặt trở nên liên tục. Cấu trúc màng căng được chống đỡ dễ dàng nhất, bởi hệ cột trung tâm, những hình thức này lại không tối ưu về mặt kết cấu. Vòm cung chịu nén phức tạp hơn có thể dùng cho hệ chống đỡ. Hệ dây cáp có thể được treo giữa các cột chống bên để chịu các đỉnh màng căng tại nhiều điểm. VD: Bảo tàng không lực hoàng gia Anh, sử dụng kết cấu căng trên hệ khung thép. Do kết cấu đòi hỏi phải chịu tải trọng lớn khi treo các máy bay nên cần giải pháp giảm khối lượng của vật liệu vỏ bao che, giải pháp màng căng là phù hợp. 92

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


II.2.4 Bảo quản kỹ thuật Ánh sáng từ trên xuống là 5 lux, 2 bên sườn là 3.5 lux. Cách trưng bày hiện vật: A,b,c dùng treo tường, D, e tự do, F,g,h đặt trong tủ, kệ trưng bày. A: vật trưng bày từ bộ sưu tập / b: phần đỡ gắn vào tường/c: phần bảo vệ d: đèn / e: thuyết minh / Khu phụ trợ : phòng làm việc, thiết bị vệ sinhm giao hàng, ... Tường: các bề mặt liên tục để trưng bày vật phẩm, chất liệu vải hay tấm thạch cao có thể sử dụng phủ lên bề mặt này nhằm dễ dàng sửa chữa và có thể gắn trực tiếp lên tường. Các vật liệu nhẹ, giúp điều khiển độ ẩm được hấp thu. Các vật trưng bày: đặt đúng tấm nhìn với ánh sáng hợp lý.

II.2.5 Thông gió - Hệ số trao đổi khí cho Phòng trưng bày là 5 – 6 /Phòng thí nghiệm là 10 / Kho bảo quản: 1.5 – 2 /Phòng chiếu phim là 4 – 6. - Chú ý việc bố trí hệ thống thông hơi nhân tạo và hệ thống lọc không khí để đảm bảo được nhiệt độ và độ ẩm tương đối ổn định. - Các khu vệ sinh cần có hệ thống thông gió, thải khí độc lập 93

Giải quyết được kỷ thuật thông gió còn góp phần vào tải đủ lượng gió phục vụ cho việc giảm bớt đám cháy, tạo hiệu quả đối lưu và thông gió xuyên phòng đúng yêu cầu.

II.2.6 Kỹ thuật xử lý nền Nền chống ẩm: - Các phòng ở tầng 1 (hay tầng trệt) sát mặt đất nên yêu cầu chống ẩm cao cho các phòng trưng bày, kho kỹ thuật, có thể xây vòm cuốn gạch hoặc vật liệu khác. Tầng hầm: -Một số công trình dùng tầng hầm nên sử dụng loại nền 2 lớp, 1 lớp đổ betong cốt thép tại chỗ, lớp trên là betong cốt thép lắp ghép. Bên cạnh đó lấy sáng kết hợp thông gió tự nhiên cho tầng hầm. Tầng bán hầm: - Một số công trình sử dụng tầng bán hầm nên dùng nền chống ẩm betong cốt thép bên trên là các chất chống ẩm như giấy, vải tẩm bitum, betong cốt thép atsphan, màn mỏng, betong cốt thép pha luạn silic. VÕ MINH TIỄN


III. NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU

94

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


III.1

BỐI CẢNH LỊCH SỬ HỘI AN

III.1.1 Thời kỳ tiền Hội An III.1.1.a Văn hóa Sa Huỳnh Văn hóa Sa Huỳnh hưng thịnh từ hàng trăm năm TCN cho đến thế kỷ thứ II SCN, là nền văn hóa trồng lúa và tiền kỳ kim khí. Trong thị xã Hội An đã phát hiện hơn 50 địa điểm là di tích Sa Huỳnh, tập trung cồn cát ven sông Thu Bồn cũ, chúng thuộc hậu kỳ văn hóa Sa Huỳnh khoảng TCN và SCN, và nó không có di tích của thời kỳ đầu và giữa. III.1.1.b Văn hóa Chăm Pa Tiếp sau văn hóa Sa Huỳnh, từ TKII - TKXV một dải miền Trung nằm dưới sự thống trị của vương quốc Chăm Pa. Di tích đặc trưng còn lại là nhóm điện thờ thần Hinđu, trung tâm này nằm ở lưu vực sông Thu Bồn, và ở đây xây dựng thủ phủ mang tính chính chính trị và ở thượng nguồn đã xây dựng một trung tâm mang tính tôn giáo là thánh điện Mỹ Sơn, nên có thể nói, Hội An từng là trung tâm kinh tế dưới thời Chăm Pa. Đến thế kỷ XIV, vương quốc Chăm Pa dần dần bị lấn chiếm bởi Đại Việt tràn xuống phía Nam. Hội An được hình thành dựa trên sự kế thừa cảng của người Chăm và người Việt. Di tích còn sót lại thời kỳ này bao gồm điện thờ Chăm Pa ở cửa sông Thu Bồn và tượng thần Voi ở Đại Chiêm. Ngoài ra, trên đảo Cù Lao Chàm khai quật được mảnh gốm màu xanh Islam và mảnh sứ sản xuất ở Việt Châu, Trung Quốc. Đây là nơi giao lưu giữa ĐÔng và Tây được phản ảnh rõ qua các di vật.

Mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh 95

Chăm ở Bàng An

Di tích Mỹ Sơn VÕ MINH TIỄN


Bản đồ di tích xung quanh Hội An (bản đồ của Trung Tâm quản lý di tích Hội An, Địa hình năm 1930)

96

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


III.1.2 Thời kỳ Hội An Thế kỷ XVI, XVII là thời kỳ thương gia Châu Âu chú ý đến các vùng đất ở Đông Nam Á và các hoạt động giao thương Đông - Tây được đẩy mạnh. Ở đây đã hình thành khu phố người Nhật, và Hội An được xem như vị trí trung gian giữa biển Nam và biển Đông, được mở ra như cảng mậu dịch quốc tế và thúc đẩy nó phát triển do sư cai trị của nhà Nguyễn. Từ thế kỷ XIX, sự bồi đắp của dòng sông làm chức năng thương mại của Hội An bị sa sút dần. 1884, thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên Việt Nam, Hội An nhường vai trò thương nghiệp cho Đà Nẵng. Thời kỳ Hội An từ TKXVI - XX có thể chia thành 6 giai đoạn: Mộ Yajirobee (mặt bằng hiện trạng) +Nữa sau thế kỷ 16 : Chúa Nguyễn tiến về Nam, Hội An ra đời +Thế kỷ 17: Hình thành phố Nhật Bản, và sau khi chính sách tỏa cảng của Nhật Bản ra đời dẫn đến sự sầm uất của phố người Trung Quốc +Nửa sau thế kỷ 17 đến nữa đầu thế kỷ 18: Sự phát triển sầm uất của phố người Hoa +Nửa sau thế kỷ 18: Khởi nghĩa Tây Sơn và Hội An. +Thế kỷ 19: Nhà Nguyễn lên ngôi, phố Hội An được mở rộng/ +Cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20: Việt Nam bị thuộc địa hóa, sự suy thoái của cảng Hội An và sự phát triển của cảng Đà Nẵng.

Bản đồ đường biển năm 1773, sông Cổ Cò được vẽ rất rõ. 97

Mộ Yajirobee (mặt bên hiện trạng)

Mộ Yajirobee (mặt bằng khai quật khảo cổ)

Đồng Khánh Ngự Lãm địa dư chí đồ (1885/1988) - sông Cổ Cò bị vẽ hẹp lại VÕ MINH TIỄN


98

III.2

SỰ HÌNH THÀNH ĐÔ THỊ HỘI AN

III.2.1 Điều kiện tự nhiên : - Khí hậu:

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


Địa hình Hội An nằm cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía nam. Hội An nằm gần cửa sông lớn nhấ của tỉnh Quảng Nam là Thu Bồn đổ ra biển Đông. Nếu chỉ từ hiện trạng của bờ đập được xây dựng lại để giữ lưu lượng nước sâu cho Hội An mà không có sự tôn tại của khu phố cổ thì khó có thể hình dung đây từng là một thương cảng mang tính quốc tế như thế nào. Hạ lưu sông Thu Bồn chia làm nhiều nhánh, nhánh sông tiếp giáp với phố cổ Hội An, dòng chính của sông là đoạn giữa hai cồn Cẩm Nam và Cẩm Kim. Nhìn tổng thể, sông Cổ Cò (đoạn sông nối từ Hội An đến Đà Nẵng) đã bị lấp, đồng thời đầm phá xung quanh Hội An bị khô cạn và Cửa Đại dần 2000 năm TCN bị bồi đắp bé lại, làm Hội An mất dần vai trò thương cảng của mình. Lụt lội xảy ra hằng nam, làm ngập toàn bộ khu phố cổ Hội An, và nước dâng lên khoảng 1-2m ở những đường thấp như Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng. Nguyên nhân được đánh giá là do thuốc độc màu da cam của Mỹ hủy diện sự phát triển của cây cối cùng với sự khai thác gỗ ở khu vực đầu nguồn, nhưng vẫn có đánh giá cho rằng nguyên nhân chính từ biến đổi địa hình và đang diễn ra. Đối phó lũ lụt như thế nào là bài toán hằng năm, đặc biệt đối với công trình hiện là Di sản Văn Hóa. Máy móc thì có thể đưa ra giải pháp đắp đê quanh đô thị cổ, nhưng cũng chỉ cục bổ, tức thời. Và ở đây, cần xem sự hòa nhập , gắn bó con Khoảng TCN-SCN người với thiên nhiên, và cách mà người Hội An tiếp cận là : “ Hội An has been alway under the water”, nghĩa là làm cách nào để mọi người quan tấm hơn đến việc sống chung với lụt chứ k chỉ là việc đắp đê ngăn tràn.

Khoảng TK XII

III.2.2 Cơ cấu hành chính: Hiện tại thành phố Hội An có 6 phường, xã (kể cả Cù Lao Chàm) và một đô thị cổ. Phố cổ Hội An gồm 3 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô. Ngoài ra còn các các xã, Cẩm Hà, Cẩm An, Cẩm CHâu, Cẩm THanh, Cẩm Nam, Cẩm Kim. Dưới đơn vị hành chính xã, phường còn có các khu vực nhỏ hơn. Trước kia Hội an trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, sau đó 1996, Đà Nẵng tách ra độc lập, sau đó Hội An lên cấp thành phố riêng của Quảng Nam. Phân cấp hành chính Việt Nam 1. Cấp tỉnh 2. Cấp huyện 3. Cấp xã/phường 4. Cấp xóm, khu Tp Đà Nẵng Tỉnh Quảng Nam Thị xã Hội An Hội An Khu vực(tổ) Sơn Phong Cẩm Phổ/ Cẩm Hà/ Cẩm Châu

Hiện tại 99

Biến đổi của địa hình (phần chấm chấm là khu vực đất liền. bản đồ theo “ Việt Nam với tơ lựa trên biển_tr.110). VÕ MINH TIỄN


Làng sản xuất gạch tại xã Cẩm Thanh

Đường trong xóm ở Hội An

Làng đóng thuyền Cẩm Kim

Đường Trần Phú tập trung nhiều công trình lịch sử.

Đường Trần Phú: khu trung tâm nằm ở phần đường cong tự nhiên. 100

Đường Nguyễn Thái Học: tập trung nhiều nhà 2 tầng

Đường Nguyễn Thái Học: phía tây có nhiều nhà mặt đứng kiểu châu Âu- người Pháp.

Lò sản xuất đồ Gốm xã Cẩm Thanh

Xưởng đóng thuyền tại làng Cẩm Kim

Đường Bạch Đằng nằm sát bờ sông

Đường Bạch Đằng: phía Đông là chợ trung tâm.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


III.3 GIẢI PHẢI KIẾN TRÚC MANG TÍNH BẢN SẮC HỘI AN ỨNG DỤNG CHO ĐỒ ÁN

III.3.1Sự phân bố và biến thiên về niên đại trong kiến trúc nhà ở Hội An Việc sản xuất ngày xưa dựa vào những ngôi nhà ở truyền thống, nên việc nghiên cứu kiến trúc nhà ở Hội An là cách tìm hiểu về kiến trúc truyền thống Hội An. Việc phân cấp các ngôi nhà cũng cần thiết và được chia thành: Cấp một là những di sản văn hóa có giá trị đặc biệt về tính kiến trúc nghệ thuật và lịch sử mà đến nay vẫn lưu trữ giá trị đó. Cấp hai là công trình có giá trị về kiến trúc và lịch sử, còn bảo lưu giá trị nguyên thủy. Cấp ba thì hầu như không còn giá trị kiến trúc cũng như nghệ thuật và không lưu giữ yếu tố ban đầu của vật liệu, nhưng ý nghĩa trong bảo tồn quần thể. Cấp bốn là nhà không có giá trị kiến trúc, nghệ thuật hơn nữa còn giảm tính tổng thể của khu phố. Loại đặc biệt là công trình cấp một nhưng được sự lưu ý đặc biệt. 1 tầng

III.3.2 Yếu tố kiến trúc truyền thống đặc trưng ở Hội An ứng dụng cho đồ án: III.3.2.a Tổ chức không gian chung hòa hợp với tự nhiên/đô thị hiện hữu. Làng nghề truyền thống tổ chức với lối tiếp cận đa đạng, lấy các công trình tôn giáo và mặt nước, công trình chung làm trung tâm - không gian công cộng, các nhà ở nằm rải rác, khu sản xuất nằm ở biên trong tổng thể, đảm bảo tổng thể trong sản xuất.

Tường gỗ

Tường gạch

Có gác lửng

Tường gỗ có ban công

Hai tầng

Mặt đứng kiểu pháp 101

Sơ đồ cấu trúc làng nghề truyền thống Quảng Nam

Yếu tố cảnh quan trong tổng thể Hội An và cách bố trí. + Ruộng - cây nông nghiệp Những vùng đất thấp cần tiếp tục duy trì là cánh đồng lúa, khu vực nằm Tường gạch có trong quy hoạch cần được xây dựng trên khu đất cao hơn. Cac thảm ban công ruộng lúa hay cây nông nghiệp không chỉ cung cấp và điều chỉnh lượng thực phẩm cho khu vực mà con đóng vai trò như vành đai xanh quan trọng, vì vậy cần chú bảo vệ ruộng cây nông nghiệp để tránh bị rác và nước thải quy hoạch mới làm ô nhiễm.

VÕ MINH TIỄN


+ Không gian mặt nước Việc sông Cổ Cò bị lấp dần theo thời gian, kết hợp với việc sử dụng bờ sông hoặc ven biển làm resort hoặc khách sạn cao tầng đã làm hủy hoại môi trường ven sông, vì vậy mỗi công trình kiến trúc tổ chức yếu tố mặt nước đảm bảo hài hòa trong đô thị chung.Đồng thời, tình trạng ngập lụt cũng xảy ra, nên các mặt nước cảnh quan chính là các bể chứa tự nhiên cho nước.

Vùng nông nghiệp tập trung ở Băc và Tây Hội An + Cộng đồng cổ/ cộng đồng thân thiết Một đô thị bao gồm sự kết hợp của nhiều cộng đồng, ngay ở Hội An có nhiều cộng đồng riêng biệt như làng gốm, làng mộc. Chúng ta cần duy trì những đặc tính riêng của các cộng đồng này. Cần xác định biên giới giữa các cộng đồng, đặc biệt là giữa khu vực mang tính lịch sử và khu vực quy hoạch mới. Ngoài ra, cần có một vài ranh giới chuyển tiếp, và đề xuất cho nó là thảm ruộng nông nghiệp khá lý tưởng.

Phân bố các làng nghề truyền thống, cụm công cộng xung quanh khu phố cổ

Mặt nước sông bị lấn dần - giảm thiểu về diện tích mặt nước. + Bãi đỗ xe kín Tốc độ tăng xe máy sẽ tăng cao, vì vậy mà nhu cầu bãi đỗ xe cần đề cập, vậy cần giải pháp để giải quyết bãi đỗ xe trong tương lai nhưng không phá vỡ đô thị, vì vậy hướng giải quyết càng giảm tính phô trương của công trình càng hiệu quả về không gian.

+ Số tầng Nguyên tắc đặt ra ở Tp Hội An là không được xây dựng nhà hoặc công trình cao tầng, đặc biệt trong khu phố cổ giới hạn 2 tầng, đặc biệt cũng có thể cho phép xây 2 tầng.

Mặt cắt khu phố cổ trong giới hạn cao độ 102

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


III.3.2.b Tổ chức mặt bằng - sân trong Không gian ở kết hợp với sản xuất trong làng nghề (lấy làng nghề gốm làm điển hình) Đặc điểm về không gian sản xuất làng nghề: Đông vi tả, Tây vi hữu, phía trước là tiền thuộc mái trước, phía sau là hậu thuộc mái sau, mở ra theo phương ngang với hai đơn vị không gian là gian và chái. Gian là không gian được giới han bởi hệ khung vì kèo liên kết/ Chái hay gọi là chái dục hay hè dục, là không gian được ngăn bởi vì thuận và vì phụ kế tiếp hoặc vì phụ với tường bao đối diện (trong trường hợp nhà không có vì phụ) Kích thước các gian chái: Gian chính: 1.83-2.56 m / Gian bên: 1.752.46 m / Gian chái (buồng ngủ, kho): 1.17-2.3 m

+ Nhà chính + Nhà phụ: Nhà phụ để ở + sản xuất + kho lương thực / Kho nông cụ + chuồng và WC + Vườn: Cây ăn quả/ vườn rau/ cây lấy gỗ. + Sân nhà: + Giếng, bể chứa nước + Am thờ + Hàng rào.

103

Chú thích: 1. Nhà chính 2. Nhà phụ 3. Bếp 4. Nhà chuyển 5. Sân 6. Giếng 7. Lối vào 8. Am thờ 9. Vệ sinh 10. Hàng cau 11. Bụi Chuối 12. Sản xuất

VÕ MINH TIỄN


Mặt bằng tổ chức công năng nhà ở làng nghề truyền thống 104

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


105

VÕ MINH TIỄN


Không gian ở trong kiến trúc nhà phố - sân trong: Hình thức điển hình của nhà phố truyền thống Hội An bao gồm cấu trúc tiếp sau nhà trước là sân trong và nhà cầu. Đặc biệt, sân trong đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm môi trường sống cho con người.

Cách tổ chức sân trong còn mang giá trị về tín ngưỡng - ngũ thần trong nhà ở

Mặt bằng ô phố Hội An với sân trong. 106

Quy mô công trình thể hiện rõ việc bố trí sân trong như thế nào. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


Nhà cầu và sân trong Nhà trước và nhà sau cách nhau một sân trong, phía ttrais hoặc phải của sân trong có một công trình nối giữa nhà trước và nhà sau gọi là nhà cầu. Nhà cầu chỉ có một phòng được dựng lên từ bốn chiếc cột có kết cấu độc lập với nhà trước và nháu au. Mái được được đặt theo chiều dài của nhà và hướng về sân trong. Trong trường hợp nhà hai tầng thì nó vừa là ban công vừa là hành lang nối nhà trước và nhf sau. Hình thức mái của nhà cầu thông thường là kiểu bốn mái (tuy nhiên vẫn có một N rãnh thoát nước giữa mái nhà cầu và mái của nhà trước và nhà sau. Đối với nhà mặt đứng kiểu châu Âu thì người ta xây ngay lối đi nằm ở giữa sân trong. Trong trường hợp này thì ngay cả mặt đứng, mặt bằng và tổng thể ngôi nhà hoàn toàn đối xứng. Dãy số Cách bố trí sân trong trái phải theo chẵn lẻ đối ngược với nhà Nhật Bản. chẵn

Nhà sau

Sân trong Nhà trước

Đường Trần Phú Dãy số lẽ

Nhà trước Sân trong Nhà sau

Cách bố trí sân trong

Cả nhà trước và sau 2 tầng kèm theo nhà phụ phía sau nhìn về sân trong (trường hợp đặc biệt ở Hội An) 107

VÕ MINH TIỄN


Cả nhà trước và nhà sau đều có nhà phụ và chính đều hướng về sân trong

Cả nhà trước và sau là nhà 2 tầng và cùng nhìn vào sân trong. Đây là ví dụ có nhiều nhất. 108

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


III.3.2.c Mái che/mái dốc

Bản chất kiến trúc mái vì kèo 1 bên

thấp nhất có thể

Hình thức mái áp dụng cho Hội An Bản vẽ nhà trước 1 tầng số 132 Trần Phú

Bản vẽ nhà số 23 Trần Phú 109

Bản vẽ nhà số 67 Trần Phú VÕ MINH TIỄN


III.3.2.d Mặt đứng Tất cả các nhà đều có dạng hai mái, dốc về phía trước và phía sau, không có nhà trước nào được lợp kiểu 4 mái. Nhìn chung mặt đứng của nhà gồm ba gian có hình thức đối xứng, đây là đặc trưng xuyên suốt từ nhà 1 tầng đến nhà mặt đứng châu Âu. Nhà 1 tầng - mái không giật cấp, không hiên - tường gỗ

Nhà 2 tầng không có ban công mái giật cấp, hiên - tường gạch.

Mặt đứng kiểu Âu - tường gạch

Mặt đứng kiểu Âu - tường gạch

Nhà 1 tầng - mái giật cấp, hiên tường gỗ

Nhà 2 tầng (tầng 1 có hiên) - tường gạch

Mặt đứng nơi nhà sản xuất gốm Thanh Hà (tỷ lệ: mái/thân : 1/1)

110

Nhà 2 tầng không có ban công mái giật cấp, hiên - tường gỗ.

Nhà 2 tầng có ban công - mái không giật cấp, không hiên - tường gỗ

Nhà 2 tầng có ban công - mái giật cấp, hiên - tường gỗ

Nhà 2 tầng có ban công - mái giật cấp, hiên - tường gạch.

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


III.3.2.e Bậc thềm Một ưu điểm xuất hiện ở phố cổ Hội An là dọc theo dãy phố dài có rất nhiều không gian nghỉ ngơi, ví dụ: người ta có thể ngồi ở bậc thềm dưới mái hiên mỗi nhà hay trước các hội quán, ... Những không gian như vậy khuyến khích duy trì trong các công trình mới. Sân riêng trên đường phố/Hiên rộng/Ban công sáu chân Việc để ra một không gian hiên chuyển tiếp giữa trong và ngoài nhà đã đảm bảo sự yên tĩnh cho không gian riêng của những người trong gia đình trong khi vân xudy trì sự thu nhập cho những người sống nhờ việc buôn bán bám theo mặt đường. Đây cũng là một đặc tính của nhà phố truyền thống Hội An. Trong nhà dân gian truyền thống Việt, hình thức để tạo ra một khoảng hiên sâu trước nhà là một hình thức độc đáo. Đối với những nhà có mặt đứng theo kiểu châu Âu thì hàng hiên được thay thế bằng ban công. Ngoài ra, những không gian này có tác dụng làm nơi trú nắng - mưa cho những người đi trên đường, do đó phải cần tiếp tục duy trì những không gian hiên này, không chỉ đối với những nhà cổ mà đối với những công trình xây mới nữa.

Bậc thềm riêng trên phố

Ban công sâu Tam cấp để ngồi

Mặt cắt chi tiết phần hiên mở rộng - nhà số 85 Trần Phú 111

VÕ MINH TIỄN


III.3.2.f Quy trình xây dựng truyền thống Xét nhà số 48 Trần Phú - ngôi nhà tiêu biểu ở Hội An. 1. Xây tường, đặt đá tảng chân cột.

3. Lắp xà ngang cố định khung ngang nhà, đồng thời dựng cột quân.

2. Dựng cột cái, lắp trính Đầu tiên, dựng hàng cột thứ 2 và thứ 3, rồi dùng thanh trính để liên kết hai hàng cột với nhau

112

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


Chốt chính

5. Đặt hoành 6. Đóng rui, lợp mái

Đòn tay Diềm mái

Rui diềm

Mặt cắt qua nhà số 48 Trần Phú Bức chắn

Mặt cắt qua nhà chính của nhà chính nhà ở làng nghề gốm Thanh Hà. 113

Mặt bằng nhà chính nhà ở làng nghề gốm Thanh Hà. Trong căn nhà ở làng nghề cũng hoàn toàn tương tự trong việc xây dựng, qua đây, chúng ta chú ý hơn đến nền đất và các bố trí cột có chính phụ, tăng không gian sử dụng và chiều cao phù hợp. VÕ MINH TIỄN


Cấu tạo toàn bộ bộ khung nhà sô 48 Trần Phú - Chú ý vị trí hợp thủy thoát nước và trốn cột tăng độ mở không gian 114

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


VD: Mặt cắt chi tiết nhà 2 tầng, mái hiên độc lập (5 Minh Khai) 115

VD: Mặt cắt chi tiết kiểu nhà 2 tầng, tường gạch có ban công, Mặt đứng kiểu Pháp ( 106 Nguyễn Thái Học) VÕ MINH TIỄN


III.3.2.g Vật liệu - màu sắc Khuyến khích tận dụng vật liệu thiên nhiên và địa phương trong xây dựng. Tránh việc sử dụng vật liệu công nghiệp hiện đại nếu chưa cần thiết, đồng thời vật liệu địa phương hiệu quả cao hơn trong tính văn hóa và thể hiện nét riêng của Hội An Màu sắc công trình ở đây đa số tông màu vàng nâu, ấm, khai thác tối đa màu sắc của vật liệu, chỉ sử dụng màu mạnh với các công trình có tính điểm nhấn.

116

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


III.3.3 TỔNG KẾT

117

VÕ MINH TIỄN


VD: KINDERGARDEN - Võ Trọng Nghĩa Công trình thể hiện được xu hướng hiện đại mới kết hợp với sinh thái, cụ thể ở việc: hình khối mở 3 hướng tạo thẫm mỹ từ kết cấu, công trình hòa nhập với cảnh quan xanh xung quanh. Đồng thời, công trình áp dụng khí động học thông gió tự nhiên, các giải pháp về năng lượng, mặt đứng giản thể, mái xanh góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường xung quanh.

Tổ chức mặt bằng với sân trong lớn, hiệu quả vi khí hậu

Ứng dụng công nghệ xanh, khai thác năng lượng tự nhiên.

118

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


III.4

ĐỀ XUẤT KHU ĐẤT

Ngoài tiêu chí thông thường thì cần ưu tiên vị trí trung tâm của các làng nghề nổi tiếng đảm bảo đúng tính trưng bày và nghiên cứu phục vụ khu đó.

119

VÕ MINH TIỄN


Đánh giá sơ lược: + Với khu đất có diện tích rộng : 5,7 ha ngoài chức năng công trình, đề xuất chia bớt đất làm công viên cây xanh + Công trình tiếp giáp kế cận khu phố cổ, đòi hỏi kiến trúc có tính văn hóa và hòa nhập cảnh quan cao

+ Nằm trong vùng chịu tác động của lũ nước nên cần có giải pháp đề xuất thích ứng với việc sống chung với lũ. + Công trình tại đây mang biểu tượng mới về kiến trúc của sự chuyển giao cũ và mới, tính định hướng phát triển cho thành phố Hội An.

Diện tích: 5.7 ha Mật độ xây dựng: 25% Chiều cao tối đa: 3 tầng Khu đất được quy hoạch làm Trung tâm văn hóa.

120

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


TÀI LIỆU THAM KHẢO Các tiêu chuẩn - quy chuẩn TCXD 213:1998 Nhà và công trình dân dụng - từ vựng - thuật ngữ chung TCVN 2748:1991 Phân cấp công trình xây dựng - Nguyên tắc chung TCVN 3905:1984 Nhà ở công cộng - Thông số Hình học TCXDVN 276:2003 Công trình công cộng - nguyên tắc để thiết kế TCVN 2622-1995 Phòng cháy và chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế TCVN 16-1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng Các đầu sách Neufert, P. and Neufert, E. (1999). Architects’ Data Third Edition. School of Architecture, Oxford Brookes University. ASABE. Engineering Practice. 1993. Heating,Ventilating and Cooling Greenhouses. ASAE EP 406. American Society of Agricultural Engineers. St. Joseph, MI 49085. Kiến trúc phố cổ Hội An Việt Nam, NXB Thế giới Tổ chức không gian kiến trúc cac loại nhà công cộng - TS. KTS Vũ Duy Cừ _ NXB 2012 Cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm - NXB: Giáo dục 1999 Văn hóa dân gian người Việt - Vũ Ngọc Khánh - NXB QĐ Nhân dân 2007 Kiến trúc công trình công cộng - NXB Xây Dựng Giáo trình không gian trưng bày. Một số đồ án khóa 09,10 và 11. Các số liệu từ phòng Thương Mại và Du lịch Hội An.

121

VÕ MINH TIỄN


Kiến trúc mới và cũ vẫn những nếp gấp đó vẫn những khoảng không gian đó vẫn những cảm xúc đó ... 122

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


LÀNG NGHỀ NỔI TIẾNG HỘI AN

Làng Gốm Thanh Hà Làng Mộc Kim Bồng Làng Rau Trà Quế Làng Đúc Đồng Phước Kiều

Tranh Tre Dừa, Cẩm Thanh Nghề Làm Lồng Đèn Hội An Nghề Làm Đầu Lân. Làng chài Phước Hải Tp. Hội An, Quảng Nam Di sản văn hóa thế giới Bảo tồn và phát triển Sản phẩm truyền thống 123


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.