THUYẾT MINH_TN

Page 1


1

VÕ MINH TIỄN


NỘI DUNG - TRUNG TÂM TRƯNG BÀY VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN MỞ ĐẦU • Lời mở đầu ...................................................................................................... 3 I. TỔNG QUAN I.1 Vấn đề về các làng nghề ở Quảng Nam I.1.1 Câu chuyện thực tế ..................................................................................... 4 I.1.2 Khảo sát số liệu.......................................................................................... 10 I.1.3 Tổng kết vấn đề - giải pháp ......................................................................... 12 I.2 Thể loại công trình. I.2.1 Khái niệm ................................................................................................ 15 I.2.2 Phân loại - Chức năng ............................................................................... 15 I.3 Nhiệm vụ thiết kế I.3.1 Tiêu chuẩn - quy phạm................................................................................. 16 I.3.2 Quy mô công trình .................................................................................... 19 I.3.3 Nhiệm vụ thiết kế....................................................................................... 20 II. PHÂN TÍCH KHU ĐẤT II.1 Vị trí xây dựng II.1.1 Vị trí xây dựng............................................................................................ 28 II.1.2 Quy hoạch................................................................................................30 II.1.3 Liên hệ với các làng nghề............................................................................ 31 II.1.4 Mặt bằng tổng thể - tầm nhìn vào khu đất....................................................... 32 II.2 Giao thông II.2.1 Giao thông khu vực.................................................................................... 34 II.2.2 Giao thông tiếp cận.................................................................................. 35 II.3 Địa hình II.3.1 Địa hình thành phố - khu đất........................................................................ 36 II.3.2 Tầm nhìn trong ra ngoài ............................................................................ 37 II.4 Công trình lân cận II.4.1 Các công trình lân cận............................................................................... 38 II.4.2 Không gian mở ........................................................................................39 II.4.3 Đánh giá................................................................................................. 39 II.5 Khí hậu II.5.1 Nhiệt độ.................................................................................................. 40 II.5.2 Lượng mưa............................................................................................... 41 II.5.3 Gió........................................................................................................ 42 II.5.4 Chuyển động biểu kiến mặt trời.................................................................... 43 II.5.5 Thiên tai.................................................................................................. 44 II.6 Văn hóa................................................................................................................. 45 II.7 Đánh giá khu đất.....................................................................................................47 III. TIÊU CHÍ THIẾT KẾ III.1 Đối tượng phục vụ................................................................................................... 48 III.2 Định hướng thiết kế ................................................................................................ 49 IV. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ IV.1 Ý tưởng thiết kế IV.2 Thành phần kiến trúc

50 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 63 2

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


LỜI MỞ ĐẦU

Hội An hay với tên gọi Faifo, là thành phố nằm cạnh Đà Nẵng thuộc miền Trung Việt Nam. Do thuận lợi về địa lý và khí hậu, đây từng là nơi gặp gỡ của thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu từ thời cận thế. Trong những thương cảng có khu phố người Nhật thì Hội An là đô thị cổ duy nhất ở Đông Nam Á còn bảo tồn được tổng thể kiến trúc phong phú, đa dạng từ nhà phố, nhà ở cho đến nhà thờ họ, đền chùa, hội quán, mộ cổ, ... cùng những phong tục tập quán, lối sống, tín ngưỡng cổ truyền của người Việt. Đi cùng với đó, các sản phẩm truyền thống Hội An như gốm, sứ, đồ mộc, đồng, ... từng là những hàng hóa nổi tiếng được mua bán và vận chuyển đến nhiều nước, làm nên thương hiệu cảng Hội An vang bóng một thời. Hiện nay, trong quá trình mở cửa và hội nhập, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề là cơ sở để làm mới giá trị truyền thống, đồng thời thúc đẩy phát triển các cơ sở sản xuất ở nông thôn, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân, đồng thời góp phần quan trọng vào phát triển du lịch địa phương. Hội An là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của khu vực miền Trung và cả nước trở thành đô thị loại III năm 2006, đô thị văn hóa đầu tiên và điển hình toàn quốc. Ở dải đất miền trung với nhiều di sản thế giới, trong đó phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản thế giới, hàng năm đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm. Nhưng du khách đến đây hầu hết không chỉ ghé thăm những gì nằm trong lòng phố cổ mà còn tìm đến những làng nghề truyền thống ven phố cổ. Thành phố Hội An tập trung hướng đến xây dựng Hội An - thành phố “sinh thái – văn hóa - du lịch” và phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2020. Vì vậy việc giới thiệu và phát triển sản phẩm truyền thống Hội An cũng đang được chú trọng nhiều hơn.

3

VÕ MINH TIỄN


TỔNG QUAN

Những mặt tiêu cực: Đây là câu chuyện có thật ở làng lụa Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam.

I.1 VẤN ĐỀ VỀ CÁC LÀNG NGHỀ Ở QUẢNG NAM I.1.1 Câu chuyện thực tế

Khảo sát thực tế: “Việc sản xuất bây giờ rất khác xưa, máy công nghiệp thay thế cho máy gỗ thủ công, nhờ vậy mà mỗi ngày năng suất cao hơn bình thường, đạt 35m/máy/ngày. Mỗi nhà thường có 4 máy, thu nhập 2 vợ chồng 300.000 VNĐ/ngày, hiện tại còn chưa đến 6 nhà sản xuất kiểu này vì đã có nhà máy may lớn SAKO rồi, con cái bác không theo nghiệp gia đình.” Bác T. tâm sự Nơi sản xuất của bác T. ở nhà riêng làng lụa Duy Trinh. Vấn đề của làng lụa Duy Trinh cũng là vấn đề của nhiều làng nghề khác ở Hội An, cụ thể: + Thiếu sự quan tâm từ nhà nước + Kinh tế - giá thành phẩm thấp + Thiếu các hội chợ, triễn lãm và đánh giá + Kỹ năng nghề bị mai một - không có người tiếp nối. sản phẩm. + Mất đi sự kết nối giữa các thợ nghề. 4 THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


Góc sản xuất + ở

- Làng đúc đồng Phước Kiều. “Nghề đúc đồng này ngày xưa thịnh lắm con, mà giờ người ta sản xuất để kinh doanh nên chất lượng bị giảm và số hộ sản xuất giảm dần, từ 50 hộ 1950 đến nay chỉ còn 5 hộ. Đây là nơi duy nhất đúc đồng cồng chiêng đúng âm thanh và hiện giờ chỉ còn mình ông. Nhà nước cũng có bảo tồn, hội thảo nhiều nhưng rồi cũng không tới đâu.” Nghệ nhân Dương Ngọc Sang

Những mặt tích cực: - Làng đóng thuyền Cẩm Kim ” Nghề vẫn còn phát triển, sản xuất vẫn đều đều vì nhu cầu thuyền bè là không thiếu, chỉ là sản xuất đơn lẻ không hiệu quả và mong muốn có nơi để làm lớn hơn, sinh hoạt chung,...Ở đây chỉ có xưởng sản xuất chứ không có công ty nào và quy mô nhỏ vừa” Bác B - thợ đóng thuyền.

Bên cạnh những làng nghề mai một, vẫn có một số nghề phát triển nhưng thiếu sự quan tâm của nhà nước nên hiệu quả chỉ dừng ở mức vừa đủ nhu cầu.

- Làng rau Trà Quế

Đây là mô hình hoàn thiện, kết hợp tốt giữa việc sản xuất tạo sản phẩm thực tế - tính kinh tế và vừa kết hợp du lịch làng nghề hiệu quả, giữ nét đặc trưng trong canh tác nhiệt đới của người dân Trà Quế. Người dân quan tâm và thực sự cố gắng vì làng rau, hết mình với nghề.

5

VÕ MINH TIỄN


Đình Xuân Mỹ - tổ nghề Thanh Hà

Sản xuất + ở + du lịch

- Làng nghề gốm Thanh Hà + Du lịch khá rõ ràng, người dân sản xuất chủ yếu phục vụ du lịch, tiềm năng cao. + Việc xây dựng công viên đất nung, cải tạo lại nhà ở thành các shop thể hiện sự quan tâm đúng mức và mong muốn phát triển du lịch của người dân làng gốm. + Các con đường hẻm cùng nhà ở kết hợp sản xuất và shop trở nên đặc trưng cho khu vực này.

Nhà làm việc của nghệ nhân gốm

Công viên Đất Nung - Làng nghề mộc Kim Bồng + Sản xuất kết hợp du lịch đã đưa người dân lên mức kinh tế cao hơn nhưng vẫn giữ được nghề. Như vậy, những mặt tích cực này cần được học hỏi và nhân rộng hơn: + Kết hợp sản xuất (thực sự) + du lịch sản phẩm - hiệu quả kinh tế và khuynh hướng giữ nghề cao. + Đầu tư cơ sở hạ tầng - nhân lực và sự quan tâm nhà nước tăng nhanh tốc độ phát triển. + Việc phát triển đã chú ý đến môi trường sản xuất, hướng đến bền vững. 6

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


-Không chỉ vậy, những làng nghề khác cũng gặp nhiều khó khăn, cơ hội và thách thức, có thể kể đến :

Làng tranh tre dừa Cẩm Thanh

Làng bích họa Tam Thanh

Nghề khai thác Yến Thanh Châu

7

Nghề chài Phước Hải - Cửa Đại

Nghề làm đầu lân Hội An

Nghề làm lồng đèn Hội An

VÕ MINH TIỄN


- Quy trình sản xuất tổng thể: Dù bất cứ làng nghề nào thì khâu chuẩn bị nguyên liệu luôn quan trọng nhất, bắt đầu từ nguồn nguyên liệu (hạt giống, đất sét - cao lanh, đồng, ...) từ địa phương, thuận tiện trong giao thông và nguồn cung cấp ổn định. Kế đến, thông qua tay nghề hoặc khuôn đúc đa dạng mà tạo hình sản phẩm theo ý muốn của khách hàng. Tiếp nữa là nung, hoặc đúc, .. nhằm tạo sản phẩm hoàn thiện, bước cuối cùng là việc trang trí, mang đến giá trị thẫm mỹ cho sản phẩm, có thể tóm gọn thành 5 bước như sơ đồ. + Làng nghề Gốm Thanh Hà Nguồn gốc từ Thanh Hóa, được hình thành từ cuối thể kỷ thứ 15 và phát triển mạnh cùng với cảng Hội An trong các thế kỷ kế tiếp. Sản phẩm gốm thanh Hà được làm từ nguồn nguyên liệu chính là đất sét bởi những bàn tay điêu luyện của nghệ nhân và kỹ thuật truyền thống, sản phẩm chủ yếu là phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày như chén,bát,chum,vại,bình hoa,chậu cảnh..hình dạng các con vật gắn liền với cuộc sống hằng ngày…mang nhiều kiểu dáng màu sắc phong phú và đặc biệt nhẹ hơn các sản phẩm cùng loại của địa phương khác. Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn thuộc địa bàn phường Thanh Hà thành phố Hội An.Cách khu phố cổ 2km về hướng tây. Quy trình sản xuất: Gia công và chuẩn bị phối liệu => Tạo hình => Sấy => Trang trí=> Nung =>Hoàn thiện => Phơi

+ Làng mộc Kim Bồng Nghề mộc Kim Bồng được hình thành từ thế kỷ 15 bởi những người Việt đầu tiên ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh vào khai khẩn vùng đất Cẩm Kim - Hội An thời bấy giờ. Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 nghề mộc Kim Bồng bắt đầu phát triển nhờ sự phồn thịnh của thương cảng Hội An. Đến thế kỷ 18, nghề mộc Kim Bồng đã phát triển mạnh mẽ và thịnh đạt thành làng nghề với ba nhóm nghề rõ rệt: nghề mộc xây dựng các công trình kiến trúc đô thị, nghề mộc dân dụng và nghề đóng tàu thuyền mộc. Riêng với đô thị cổ Hội An, bàn tay tài hoa của người thợ Kim Bồng đã góp phần tạo nên những công trình kiến trúc. Trong số đó, nhiều người đã được ban tước Cửu Phẩm, Bát Phẩm, đổi trưởng mộc tượng ... Riêng với đô thị cổ Hội An, bàn tay tài hoa của người thợ Kim Bồng đã góp phần tạo nên những công trình kiến trúc. Quy trình sản xuất: Thống nhất mẫu tượng sẽ tạc => Chọn gỗ => Phá gỗ tạo dáng tượng => Phác dáng chi tiết => Đục chi tiết và điểm nhấn => Hoàn thiện tôn tượng (làm mịn và phủ sơn)

+ Làng đúc đồng Phước Kiều: Nghề đúc đồng ở Phước Kiều có nguồn gốc từ THanh Hóa, do một người tên là Dương Tiền Hiền di cư vào đây truyền dạy. Cuối thế kỷ XVIII ở đây fhinhf thành hai khu vực là phường tạc tượng ĐÔng Kiều và phuwngf chú tượng Phước kiều. Ngoài những sản phẩm gia dụng, các nghệ nhân còn đúc súng đạn, ấn tiens, ... cho nhà Nguyễn. Những nghệ nhân được vua Minh Mạng cho mời về đúc tiền, đúc ấn đề thờ tại THế Miếu - Kinh thành Huế. Đầu thế kỉ XIX, chùa Nguyễn sáp nhập 2 phường tạc tượng và chú tượng hình thành xã hiệu Phước Kiều còn gọi là làng đúc Phước Kiều tồn tại đến ngày nay. Tháng 10/ 2006 làng nghề đúc đồng Phước Kiều được Tổng cục Du lịch chọn làm điêm tham quan của các Bộ trưởng Du lịch tham dự Hội nghị APEC 2006 Quy trình sản xuất đơn giản: Tạo mẫu => Tạo khuôn => Nấu chảy nguyên liệu => Rót khuôn => Hoàn thiện sản phẩm.

8

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


+ Làng tranh tre, dừa Cẩm Thanh Làng nằm cách khu phố cổ Hội An chừng 5km về phía Đông, làng nghề tranh dừa ẩn mình trong màu xanh bạt ngàn của rừng dừa Bảy Mẫu (xã Cẩm Thanh, TP Hội An, Quảng Nam). Theo các bậc cao niên trong làng, nghề làm tranh dừa Cẩm Thanh được hình thành cách đây hơn 200 năm, theo dấu chân của những lái buôn ghe bầu từ Nam bộ đến. Nhưng những năm gần đây, nhu cầu khôi phục, xây dựng mới các ngôi nhà truyền thống, hàng quán, hàng thủ công mỹ nghệ bằng chất liệu tranh dừa ngày càng nhiều, nhờ đó nghề truyền thống tranh dừa nước ở Cẩm Thanh đã có cơ hội khôi phục lại và phát triển. Quy trình: Chuẩn bị nguyên liệu tại chỗ => Chia phần lá và thân riêng ra => Phơi khô => Thu và đan lát thủ công tạo hình dạng => Trang trí . + Làng rau Trà Quế: Cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 2km về phía Đông Bắc, nằm giữa con sông Đế Võng và đầm rong Trà Quế (thuộc thôn Trà Quế - xã Cẩm Hà - thị xã Hội An), làng nghề này đã nổi tiếng từ rất lâu với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò ... thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui .. Quy trình sản xuất đơn giản: Chọn hạt giống theo đất và mùa vụ => Chuẩn bị đất (xới) => Gieo hạt hoặc trồng cây con => Tưới và bón phân định kỳ => Thu hoạch khi đến kỳ và bón phân chuẩn bị đợt trồng kế tiếp. + Nghề khai thác yến Thanh Châu: Thế kỷ XVIII, Hội An hình thành làng khai thác yến Thanh Châu có danh tiếng lớn đến ngày nay. Tour tham quan hang Tò Vò, một trong những hang khai thác yến phụ cận là điểm hấp dẫn du khách. Quy trình khai thác : Tùy theo loại hình yến tự nhiên hay trong nhà mà chuẩn bị dụng cụ cần thiết => Lắp dựng dàn giáo hợp lý => Tổ chức nơi ở tạm => Khai thác yến đúng kỷ thuật và thời điểm => Làm sạch => Chế biến thành phẩm + Nghề làm lồng đèn Hội An Đèn lồng xuất hiện cuối thế kỷ 16 khi người Trung Hoa đến trao đổi buôn bán và định cư lâu dài, và nó tồn tại đến này đã 400 năm tuổi. Hội An hiện tại có 32 cơ sở làm và bán lồng đèn, xuất khẩu sang các nước khác. Đền lồng truyền thống là một trong những sản phẩm độc đáo Hội An - di sản văn hóa thế giới. Để làm được lồng đèn cần có đôi tay nghệ nhân lâu năm, từ khâu chuẩn bị các nguyên liệu đến dán và cố định hệ khung đòi hỏi tính khéo tay và cẩn thận. và tùy theo loại ánh sáng và màu mà lồng đèn có nhiều tông màu khác nhau. Các địa điểm làm lồng đèn tập trung trong các khu phố cổ vì tính chất đơn giản, dễ thực hiện, đồng thời quảng bá và tăng tính giao lưu văn hóa. + Nghề làm đầu lân Nghề làm đồ chơi Trung thu như đầu lân, mặt nạ chỉ có việc chừng nữa năm, bắt đầu từ sau Tết nguyên đáng đến cuối tháng 7 âm lịch, thu nhập không cao nên đang có nguy cơ mai một. Tuy nhiên vào mùa Trung thu, các khách hàng từ nhìu nơi đến và đặt hàng, số lượng cũng tùy năm nên nghề vẫn được phát triển nhưng cũng mức độ cầm chừng. Đây có thể xem là một mục tiêu mà công trình cần giải quyết thõa đáng cho những làng nghề như thế này. 9

VÕ MINH TIỄN


I.1.2 Khảo sát số liệu - Đặc điểm chung của các làng nghề Việt Nam

- Tình hình chung làng nghề Việt Nam +Theo thống kê, hiện trong cả nước có 13% số hộ nông dân chuyên sản xuất nghề, 27% số hộ nông dân tham gia sản xuất nghề, thu hút hơn 29% lực lượng lao động ở nông thôn. Các làng nghề hoạt động với các hình thức khá đa dạng: Trong tổng số 40.500 cơ sở sản xuất ở các làng nghề có 80,1% là các hộ cá thể, 5,8% theo hình thức Hợp tác xã và 14,1% thuộc các dạng sở hữu khác [Đặng Kim Chi, 2005] Các ngành dịch vụ

lâm – thủy sản

Thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng

Thủ công bán cơ khí (% )

61.51

70.69

43.90

59.44

Cơ khí (% )

38.49

29.31

56.10

40.56

Tự động hóa (% )

0

0

0

0

Trình độ kỹ thuật

Chế biến nông –

Các ngành khác

Trình độ sản xuất các ngành nghề ở Việt Nam - 2005

+ Số liệu cho thấy trình độ kỹ thuật còn thủ công, đang chuyển dần sang cơ khí - tự động hóa, nên phát triển trên du lịch làng nghề là hoàn toàn có tiềm năng.

+ Biểu đồ có sự tăng nhẹ đều những năm gần đây, đòi hỏi sự vào cuộc của chính quyền mới tiến bộ hơn hiện tại nhằm tăng cường giá trị sản phẩm trên thị trường.

Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt nam qua các năm - Tình hình sản xuất và du lịch Hội An + Tăng trưởng kinh tế chung Hội An

Bảng. Tăng trưởng kinh tế của thành phố Hội An và các ngành (Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Hội An)

Bảng Cơ cấu kinh tế của thành phố Hội An và các ngành (Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An)

Phát triển kinh tế có sự chuyển đổi từ NN-LN-TS sang TM-DV, báo hiệu tính hợp lý trong khai thác du lịch - dịch vụ trong phát triển làng nghề. 10 THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


+ Quy mô lao động Số hộ làm nghề truyền thống có bước tăng nhẹ, một phần vì nhu cầu du lịch cao và nhà máy thay cho làm thủ công đơn lẻ, cả đã tự cân bằng lẫn nhau. Bảng Số lao động tham gia làm nghề giai đoạn 2008 Bảng Số hộ làm nghề truyền thống giai 2010 đoạn 2008 - 2010 (Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An) + Mặt bằng - nguyên liệu Khó khăn trong thiếu mặt bằng và nguồn nguyên liệu đòi hỏi sản xuất càng phải gắn với du lịch, sản xuất phục vụ chính du lịch và ngược lại.

Hình Nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất (%) Hình Cơ cấu nguồn cung ứng nguyên liệu (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) + Maketing và tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm thấp, thiếu đầu ra đòi hỏi tính thương hiệu, mở rộng quy mô và quảng cáo, các hội chợ, triễn lãm.

Hình Những khó khăn nhất của người sản xuất làng Hình Tỷ lệ các kênh tiêu thụ sản phẩm nghề (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) + Du lịch Doanh thu các làng nghề biến động, chủ yếu phục vụ trong nước. Lượt khách tùy thuộc vào cách quản lý du lịch nên thất thường, nhưng các con số đều lớn chứng tỏ có tiềm năng.

Bảng Số lượt khách đến tham quan làng nghề - ĐVT: Lượt người (Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An) Bảng Doanh thu từ các làng nghề - ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng Thương mại và Du lịch Hội An) 11 VÕ MINH TIỄN


I.1.3 Tổng kết vấn đề - giải pháp Có thể nhận thấy Hội An đang trên đà phát triển kinh tế dựa trên nguồn chính từ du lịch làng nghề(61 làng nghề khác nhau), tính địa điểm - thánh địa Mỹ Sơn - Cố đô Trà Kiệu - Phố cổ Hội An góp phần khẳng định thêm yếu tố du lịch này. Vì vậy, việc xây dựng trung tâm này là cơ sở để tạo tiền đề phát triển các khía cạnh khác của kinh tế, tạo nên tảng vững chắc cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa.

12

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


13

VÕ MINH TIỄN

PHÂN BỐ LÀNG NGHỀ QUẢNG NAM

Quảng Nam với số lượng làng nghề nổi tiếng khá lớn, phân bố đều và tập trung nhất ở tp. Hội An. Các làng nghề đều có tiềm năng về phát triển sản xuất kết hợp với du lịch, tuy nhiên vẫn chưa có công trình định hướng phát triển và kết nối các làng nghề, đưa sản phẩm nghề Việt truyền thống tiến gần đến với hiện đại, hòa nhập cùng văn hóa chung cả nước và thế giới. Trung tâm giới thiệu và phát triển sản phẩm truyền thống Hội An hứa hẹn sẽ là bước khởi đầu trên con đường hội nhập.


BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÁC LÀNG NGHỀ NỔI TIẾNG HỘI AN 14

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


I.2 THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH. I.2.1 Khái niệm

Trung tâm giới thiệu và phát triển sản phẩm truyền thống là công trình thuộc thể loại trưng bày có hệ thống các sản phẩm theo sự phân loại mang tính đặc trưng của địa phương, đồng thời thu thập dữ liệu, phân tích để rút ra định luật, giả thiết và qua đó tạo ra ứng dụng, cải tiến mới cho sản phẩm. I.2.2 Phân loại Phân loại Theo chức năng công trình, ta có thể phân loại thành 2 không gian chính trưng bày và nghiên cứu. Không gian trưng bày tập trung vào chức năng giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại, tăng giá trị sản phẩm và mở rộng đối tượng tiếp cận đa quốc gia, vì vậy các không gian chính đề xuất gồm: trưng bày, thương mại, câu lạc bộ, .... Không gian nghiên cứu đi sâu vào giải pháp khoa học, đầu tư tính ứng dụng thực tế, tăng chất lượng sản phẩm, hướng đến các không gian: hội trường, sinh hoạt nghề, nghiên cứu, dạy nghề... Theo đối tượng trưng bày, ta chia thành 2 loại. Thứ 1 là sản phẩm thủ công tập trung vào sản phẩm đòi hỏi tính tay nghề cao, bao gồm cả những sản phẩm từ các làng nghề truyền thống có thể nhắc đến như: gốm, mộc, vải, ... Thứ 2 là ẩm thực dân gian lưu truyền rộng rãi trong đời sống, có thể nói đến: Mì Quảng, Cao lầu, bánh bao, bánh vạc, bánh ít lá gai, bánh suê, ... Chức năng

Trưng bày

Nghiên cứu

Dịch vụ

Công trình xây dựng mở ra việc tạo hướng phát triển du lịch làng nghề, tăng cường năng lực sản xuất và truyền thống văn hóa địa phương, Bảo tồn sản phẩm và làng nghề, tránh tình tráng đánh cắp thương hiệu. Chính vì vậy, chức năng chính bao gồm: trưng bày, nghiên cứu và dịch vụ đi kèm nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 15

VÕ MINH TIỄN


I.3 NHIỆM VỤ THIẾT KẾ I.3.1 Tiêu chuẩn - quy phạm

16

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


17

VÕ MINH TIỄN


18

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


I.3.2 Quy mô công trình - Lượng khác du lịch trong ngày. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và du lịch Hội An, lấy số liệu của năm có mức cao nhất, năm 2015 du lịch Hội An đạt mức tăng trưởng khá với tỷ lệ tăng khách vượt 22,43% so với năm 2014. Cụ thể, Hội An đã đón được 2,15 triệu lượt khách (khách quốc tế đạt 1,024 triệu lượt, tăng 22,08% so với cùng kỳ). Trong đó, tổng lượt khách tham quan đạt gần 1,478 triệu lượt khách, tăng hơn 20%; khách lưu trú đạt trên 876 nghìn lượt, tăng gần 10% so với cùng kỳ; bình quân ngày khách lưu trú là 2,29 ngày, công suất phòng đạt 50%, tổng doanh thu từ ngành thương mại dịch vụ đạt khoảng 2849 tỷ đồng. Ta dễ dàng tính được lượt khách cao điểm trong ngày đạt: 2100 người/ngày. - Dân số Quảng Nam Tính đến hết năm 2010, dân số Quảng Nam là 1.435.629 người, với mật độ dân số trung bình là 139 người/km². Quảng Nam có lực lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 người (chiếm 62% dân số toàn tỉnh), trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm 61,57%, ngành công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là 21,95%. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là gần 18.000 người. Trung tâm ra đời với quy mô 1600 học viên (vừa học vừa làm), góp phần giải quyết nâng cao chất lượng lao động và giải quyết tình trạng thất nghiệp.

I.3.3 Nhiệm vụ thiết kế

Theo bản đồ quy hoạch Hội An, khu đất được chọn làm Trung tâm văn hóa - thể dục thể thao, cụ thể: + Diện tích: 5.71 ha. + MĐXD: 25% + Chiều cao tối đa: 3 tầng. Đối với các công trình nghiên cứu và trưng bày, tỷ lệ diện tích Gross/net là 1.55-1.65. Net là diện tích sử dụng hữu ích, Gross là diện tích tổng cộng của công trình (bao gồm diện tích sử dụng, kỹ thuật, hàng lang di chuyển, diện tích phụ và diện tích kết cấu và vỏ bao che chiếm chỗ, giao thông đứng, các đường ống.

19

VÕ MINH TIỄN


Nhiệm vụ thiết kế chi tiết

20

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


21

VÕ MINH TIỄN


22

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


23

VÕ MINH TIỄN


24

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


25

VÕ MINH TIỄN


26

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


27

VÕ MINH TIỄN


PHÂN TÍCH KHU ĐẤT

Khu đất thuộc huyện Cẩm Châu, Tp. Hội An, Quảng Nam, Việt Nam

II.1 VỊ TRÍ XÂY DỰNG II.1.1 Vị trí xây dựng

28

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


VỊ TRÍ KHU ĐẤT THEO BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ĐẾN 2030 Hiện trạng là cánh đồng Cẩm Châu và một phần xóm Mồ Côi (từng là căn cứ cách mạng xưa) 29

VÕ MINH TIỄN


II.1.2 Quy hoạch 30

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


31

VÕ MINH TIỄN

BẢN ĐỒ LIÊN HỆ CÁC KHOẢNG CÁCH VỚI CÁC LÀNG NGHỀ HỘI AN

II.1.3 Liên hệ với các làng nghề


32

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN

MẶT BẰNG TỔNG THỂ

II.1.4 Mặt bằng tổng thể - tầm nhìn vào KĐ: + Tiếp cận trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại, là cơ hội cho việc buôn bán - thương mại. + Các khu dân cư xung quanh là cơ sở cho việc liên kết trực tiếp con người Hội An với nghề truyền thống.


33

VÕ MINH TIỄN

TIẾP CẬN Tiếp cận trục đường chính cho khách đường V1 và cho nhân viên đường KV2, đồng thời 2 đường 2 bên là lối tiếp cận cho dân cư và trung tâm thương mại kế bên. HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT Khu đất là cánh đồng chiếm một phần diện tích XÓM MỒ CÔI (di tích cách mạng xưa). Hiện trạng địa hình thấp, mực nước mùa lũ năm 2016 là đạt 40 cm, đề xuất cảnh quan mặt nước với bán hầm và địa hình cao nhằm cô lập diện tích ngập nước. Một phần khu dân cư và nhà hàng, hotel đang hoạt động quy mô nhỏ, khả thi trong xây dựng công trình mới.


Khu đất tiếp xúc trục đường lớn V1, bến xe trạm xe buýt, các cảng sông cách chưa đến 1km nên tiếp cận từ xa dễ dàng.

II.2 GIAO THÔNG II.2.1 Giao thông khu vực.

34

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


35

VÕ MINH TIỄN

+ Kế cận trục đi bộ nối vào Phố cổ -> thuận lợi trong giao thông tiếp cận. + Kế cận Trung tâm Thương mại - Dịch vụ, hỗ trợ trong dụng bãi đỗ xe, trạm xe buýt. + Tiếp xúc trục đường chính, nối 2 giao lộ lớn, 4 mặt tiếp đường tiếp cận khá dễ dàng.

II.2.2 Giao thông tiếp cận gần:


II.3 ĐỊA HÌNH II.3.1 Địa hình thành phố - khu đất

+ Địa hình Hội An nhìn chung thấp, độ cao trung bình (so với mực nước biển) dao động 6m, ven biển nên tình trạng ngập mặn. Đồng thời, tình trạng ngăn nước biển làm chuyển dòng gây nên ngập mặn nặng vài khu vực. + Dựa vào bản đồ địa hình(Floodmap) và bản đồ cao độ các vị trí (theo quy hoạch) ta xác định được địa hình khu đất thấp nhưng bằng phẳng, mức 3.5m so với mực nước biển. Đề xuất : tạo bán hầm kết hợp giải phòng tầng trệt, giải quyết tình trạng thoát nước ngập nước. + Địa chất: đất nông nghiệp, việc xây dựng đòi hỏi gia cố thêm móng để đảm bảo khả năng chịu bão.

BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH HỘI AN VÀ KHU ĐẤT THIẾT KẾ.

36

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


37

VÕ MINH TIỄN

Tầm nhìn mở ra cánh đồng, khu phố cổ, cảng sông, và khu phố đi bộ đòi hỏi tính biểu tượng công trình cao.

II.3.2 Tầm nhìn trong ra ngoài

MẶT CẮT NGANG

MẶT CẮT DỌC


II.4 CÔNG TRÌNH LÂN CẬN II.4.1 Các công trình lân cận 38

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


39

VÕ MINH TIỄN

II.4.2 Không gian mở

Các không gian mở liền kề và kết nối nhau, kết nối các điểm tập trung đông dân và công viên, quảng trường liền kề. Khu đất nằm trong chuỗi liên hệ trực tiếp cùng mở ra sông và cánh đồng, là cơ sở để thấy được tính tiếp cận dễ dàng, mở các trục cảnh quan và tính hợp lý của thể loại công trình công cộng.

II.4.3 Đánh giá

-Quy hoạch: Các công trình đều có điểm chung là mái dốc, độ cao tối đa: 6 tầng. -Hình thức: Kiến trúc mang dáng dấp của nhà ở dân gian (hiên, không gian đệm, …) + Vật liệu có khuynh hướng sử dụng vật liệu tự nhiên cho các công trình công cộng, đồng thời các công trình bảo tồn khu phố cổ vẫn giữ nguyên. + Màu vàng nâu chủ đạo - Cảnh quan: Sân trong được khai thác tối đa - Khí hậu: Thông gió tự nhiên – thiết kế thụ động.

CÔNG VIÊN ĐẤT NUNG


BIỂU ĐỒ BIÊN ĐỘ NHIỆT VÀ LƯỢNG MƯA

II.5 KHÍ HẬU II.5.1 Nhiệt độ

BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ TỐI ĐA

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu tác động của gió biển và độ ẩm cao, nhiệt độ có sự chênh lệch giữa ngày và đêm, dao động khoảng 23 độ. 40

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


BIỂU ĐỒ LƯỢNG MƯA

II.5.2 Lượng mưa

BIỂU ĐỒ SỐ NGÀY NẮNG

Số ngày khô xấp xỉ số ngày nắng, nhiệt độ cân bằng, trời nhiều mây và mát, thích hợp với địa điểm du lịch. 41

VÕ MINH TIỄN


II.5.3 Gió Dựa vào biểu đồ, hướng gió chủ đạo ĐÔNG, BẮC và TÂY NAM, là cơ sở để tổ chức chức năng đầu hoặc cuối hướng gió, các lối đón gió hợp lý cho công trình. BIỂU ĐỒ GIÓ TRUNG BÌNH VÀ TỪNG THÁNG HỘI AN

42

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


BIỂU ĐỒ CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN MẶT TRỜI

II.5.4 Chuyển động biểu kiến mặt trời Dựa vào biểu kiến mặt trời, ta dễ dàng xác định được công trình chịu bức xạ chủ yếu ở hướng Nam, đòi hỏi giải pháp che chắn hợp lý và tính toán theo giờ trong năm nhằm đạt hiệu quả về năng lượng cho công trình.

43

VÕ MINH TIỄN


II.5.5 Thiên tai

Ngập nước + Bản đồ ngập nước thể hiện rõ, vị trí khu đất không chịu ảnh hưởng nhiều của ngập nước (có thể lí giải: vì có khu phố cổ ngăn nước, 1 phần cánh đồng giữ nước và thoát nước tốt) + Khảo sát thực tế: “Ở đây (khu đất) mùa lũ vừa rồi cao nhất, vượt năm 1998 nhưng chỉ ngang đầu gối, sinh hoạt bình thường chứ không ngập nhiều như bên Phố cổ Hội An” Bác H, 92 tuổi - dân bản địa. + Kết luận: Ngập nước không đáng kể, mức 40cm và có diễn biến tăng. Chính vì vậy, giải pháp kiến trúc đề xuất: âm xuống và bỏ tầng trệt hoặc nâng cao sàn lên tránh ngập nước. Bão Bão miền trung diễn ra thất thường, gây thiệt hại nhiều, đòi hỏi giải pháp kiến trúc hạn chế gió, lướt gió và thoát nước nhanh, chống tốc mái.

44

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


II.6 VĂN HÓA

Mảnh đất nơi đây có một lịch sử lâu đời và là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều nền văn hóa. Đặc điểm đầu tiên có thể nhận thấy ở văn hóa Hội An chính là tính đa dạng. Những người Việt vào cư trú ở Hội An từ cuối thế kỷ 15 chung sống hòa bình với bộ phận dân cư người Chăm vẫn định cư rất lâu từ trước đó. Khi Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất, nơi đây đã tiếp nhận nhiều cư dân mới đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Một đặc điểm nổi bật khác của văn hóa Hội An là tính bình dân. Một đặc điểm nổi bật khác của văn hóa Hội An là tính bình dân TÍN NGƯỠNG Tại Hội An, bên cạnh tục thờ cúng gia tiên, những người dân còn có tục thờ Ngũ tự gia đường. Về tôn giáo, có thể thấy ở Hội An tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Công giáo Rôma, Tin Lành, Cao Đài... nhưng Phật giáo vẫn chiếm đa số nhất. Một điểm khác biệt nữa trong tín ngưỡng ở Hội An là tục thờ Quan Công, tuy ít gặp ở nông thôn nhưng đặc biệt phổ biến ở thành thị. Đến đây, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều ngôi chùa nằm xen lẫn trong khu phố cổ, là nơi các nhà buôn bán hay đến để thể hiện lòng tôn thờ của mình. Có thể nói, tín ngưỡng Hội An mang màu sắc Á Đông đặc trưng. LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở Hội An hiện nay vẫn gìn giữ được nhiều loại hình lễ hội truyền thống, như lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm những vị tổ sư ngành nghề, lễ hội kỷ niệm các bậc thánh nhân, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo. Quan trọng nhất chính là những lễ hội đình ở các làng ven đô thị. Tại các làng chài ven sông, biển của Hội An, đua ghe là một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu, thường diễn ra trong dịp mừng xuân từ mùng 2 đến mùng 7 tháng giêng, cầu ngư vào rằm tháng hai và cầu an vào khoảng trung tuần tháng ba âm lịch. Tại các làng chài ven sông, biển của Hội An, đua ghe là một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu, thường diễn ra trong dịp mừng xuân từ mùng 2 đến mùng 7 tháng giêng, cầu ngư vào rằm tháng hai và cầu an vào khoảng trung tuần tháng ba âm lịch. Tại các điểm di tích, nhiều hoạt động ca nhạc, trò chơi dân gian, thi đấu cờ tướng, đành bài chòi, thả hoa đăng... được tổ chức. Tất cả cho thấy được tính nhộn nhịp và nét văn hóa đặc trưng tại phố cổ và Hội An.

LỄ HỘI RẰM THÁNG 8 45

VÕ MINH TIỄN


CON NGƯỜI

Con người Hội An chủ yếu là người Hoa xưa, họ rất biết làm kinh tế. Đến với phố cổ, các hàng quán, khách sạn chiếm số lượng lớn, chợ Hội An luôn tấp nập người. Người Hội An vốn chân thật, nhiệt tình và đầy lòng hiếu khách. Điều đặc biệt là họ rất có tinh thần xây dựng nhằm hướng đến một đô thị Hội An văn hóa và văn minh.

ẨM THỰC DÂN GIAN

Với vị trí vùng cửa sông ven biển, nơi gặp nhau của các tuyến giao thông đường thủy và cũng là nơi hội tụ về kinh tế, văn hóa liên tục trong nhiều thế kỷ, Hội An có được một nền ẩm thực đa dạng và mang những sắc thái riêng biệt. Vào những dịp lễ tết, các dịp hôn hỉ, họ thường nấu một số món ăn riêng như bún xào Phước Kiến, cơm Dương Châu, kim tiền kê, phạch xồi... để cùng nhau thưởng thức, cũng là dịp nhớ lại nguồn gốc dân tộc. Những người Hoa đã góp phần đáng kể làm nên sự phong phú của ẩm thực Hội An, cũng là tác giả của nhiều món đặc sản chỉ có ở đây.

46

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


II.7 ĐÁNH GIÁ KHU ĐẤT

47

VÕ MINH TIỄN


TIÊU CHÍ THIẾT KẾ III.1 ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ

III.2 ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ

48

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


49

VÕ MINH TIỄN


IV. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ IV.1 Ý tưởng thiết kế 50

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


51

VÕ MINH TIỄN

IV.2 Thành phần kiến trúc


52

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


MẶT BẰNG TẦNG 2 KHU TRƯNG BÀY

53

VÕ MINH TIỄN


MẶT BẰNG TẦNG 2 KHU TRƯNG BÀY

54

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


MẶT BẰNG TẦNG LỬNG KHU NGHIÊN CỨU

55

VÕ MINH TIỄN


MẶT BẰNG HẦM

56

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


MẶT BẰNG LỐI THAM QUAN TRÊN CAO.

57

VÕ MINH TIỄN


MẶT BẰNG LỚP HỌC LÝ THUYẾT

58

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


59

VÕ MINH TIỄN

MẶT CẮT KHU SẢN XUẤT

MẶT CẮT SÂN TRONG

MẶT CẮT KHU TRƯNG BÀY


MẶT CẮT KHU NGHIÊN CỨU 60

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


61

VÕ MINH TIỄN

MẶT CẮT KHU SẢN XUẤT

MẶT CẮT HỘI TRƯỜNG


62

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN


TÀI LIỆU THAM KHẢO Các tiêu chuẩn - quy chuẩn TCXD 213:1998 Nhà và công trình dân dụng - từ vựng - thuật ngữ chung TCVN 2748:1991 Phân cấp công trình xây dựng - Nguyên tắc chung TCVN 3905:1984 Nhà ở công cộng - Thông số Hình học TCXDVN 276:2003 Công trình công cộng - nguyên tắc để thiết kế TCVN 2622-1995 Phòng cháy và chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế TCVN 16-1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng Các đầu sách Neufert, P. and Neufert, E. (1999). Architects’ Data Third Edition. School of Architecture, Oxford Brookes University. ASABE. Engineering Practice. 1993. Heating,Ventilating and Cooling Greenhouses. ASAE EP 406. American Society of Agricultural Engineers. St. Joseph, MI 49085. Kiến trúc phố cổ Hội An Việt Nam, NXB Thế giới Tổ chức không gian kiến trúc cac loại nhà công cộng - TS. KTS Vũ Duy Cừ _ NXB 2012 Cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm - NXB: Giáo dục 1999 Văn hóa dân gian người Việt - Vũ Ngọc Khánh - NXB QĐ Nhân dân 2007 Kiến trúc công trình công cộng - NXB Xây Dựng Giáo trình không gian trưng bày. Một số đồ án khóa 09,10 và 11. Các số liệu từ phòng Thương Mại và Du lịch Hội An.

63

VÕ MINH TIỄN


64

THUYẾT MINH TỐT NGHIỆP - TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG HỘI AN



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.