Quy hoạch tổng thể khu di tích Cổ Loa

Page 1

2LỤCMỤC PHẦN A: PHẦN NỘI DUNG I- GIỚI THIỆU CHUNG 1.1.Giới thiệu khu vực 1.2.Vị trí, phạm vi lập dự án II- BỐI CẢNH KHU VỰC 2.1. Lịch sử hình thành 2.2. Giá trị khu vực III-MỤC TIÊU DỰ ÁN IV-CÁC Ý TƯỞNG DỰ ÁN V- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG PHẦN B: TÀI LIỆU THAM KHẢO

3 I- GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Giới thiệu khu vực: Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và cũng là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nơi đây chính là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây, do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời đại. Đáng kể đến là giai đoạn thời kỳ tiền Thăng Long, kinh đô đầu tiên của nước ta tại khu vực thành Cổ Loa. Thành Cổ Loa là kinh đô đầu tiên của nước Việt Nam, thuộc khu vực huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Khu vực là nơi có nhiều lưu vực sông chảy qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông thủy và giúp bảo vệ tòa thành trước những thế lực thù địch. Ngày nay, thành Cổ Loa đã trở thành điểm tham quan, du lịch độc đáo của Thủ đô Hà Nội thu hút được khách du lịch. Khu di tích Cổ Loa còn lưu giữ lại nhiều di tích lịch sử , kiến trúc, nghệ thuật, như khu đền Thượng thờ An Dương, am thờ công chúa Mỵ Châu…. Tuy nhiên, khu vực di tích thành cổ đang dần đánh mất đi giá trị vốn có, vùng “lõi” trung tâm đang bị các nhà dân phát triển ồ ạt, ảnh hưởng đến các giá trị cần bảo tồn trong khu vực, chiến lược phát triển du lịch và định hướng đào tạo cho người dân tham gia vào bảo vệ di và phát huy giá trị di sản vẫn chưa được thuyết phục.

Do đó, quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích thành Cổ Loa tỷ lệ 1/2000 nhằm huớng đến bảo tồn các giá trị vật thể và phi vật thể, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tổ chức khai thác tốt du lịch nhằm tạo nên một khu du lịch chuyên đề quốc gia làm động lực phát triển kinh tế xã hội và cải thiện môi trường của huyện Đông Anh và thành phố Hà Nội. Hình 1.1. Không ảnh khu vực di tích Cổ Loa Hình 1.2. Bản vẽ quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích thành Cổ Loa tỷ lệ 1/2000 [Nguồn: Viện quy hoạch đô th ị và nông thôn quốc gia]

PHẦN A: NỘI DUNG

4 1.2. Vị trí, phạm vi khu vực lập dự án: Quy mô dự án : 860 ha Chủ đầu tư : Vị trí nghiên cứu: Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Căn cứ theo Quyết định phê duyệt số 1004/QĐ – TTg Phạm vi khu vực lập quy hoạch được giới hạn bởi : +Phía Tây Bắc giáp đường định hướng nối Khu đô thị 34 đi Khu công nghiệp Đông +PhíaAnh Đông Bắc giáp đường Cổ Loa- Yên Viên +Phía Đông Nam giáp thôn Lý Nhân và sông Ngũ Huyện Khê +Phía Nam giáp đường liên khu vực cầu Đuống đi thị trấn Đông Anh Khu vực có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, cách sân bay Nội Bài 11.32km về phía Tây Bắc, có thể kết nối với trung tâm thủ đô Hà Nội thông qua các tuyến Quốc lộ: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5 và Quốc lộ 32. Kết nối với các khu vực phía Tây và phía Đông thông qua ga Cổ Loa và các tuyến quốc lộ : Quốc lộ AH14, Quốc lộ 3. Hình 1.3.Sơ đồ vị trí khu vực lập quy hoạch [Nguồn: Tác giả ] II-BỐI CẢNH KHU VỰC:2.1. Lịch sử hình thành: Hình 2.1.Sơ đồ lịch sử hình thành [Nguồn: Tác giả ]

5 2.2. Giá trị khu vực Hình 2.2.Sơ đồ tổng hợp các gía trị khu vực [Nguồn: Tác giả ]

đồ

Bảo tồn, tôn tạo, xây dựng và phát triển khu di tích Cổ Loa xứng đáng với giá trị của di tích Bảo tồn, tôn tạo, xây dựng và phát triển khu vực di tích Cổ Loa theo hướng đồng bộ cả giá trị vật thể và phi vật thể Xác định hướng quy hoạch trên cơ sở tôn tạo, bảo tồn di tích, chống lấn chiếm, xuống cấp, đề xuất một giải pháp tổng hoà để đạt được cả 3 tính chất của khu vực (di sản, du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định đời sống dân cư). Trong dó việc bảo tồn, tôn tạo di tích sẽ được ưu tiên hàng đầu và là động lực cho phát triển. Cụ thể hoá Quy hoạch chỉ tiêu huyện Đông Anh – Khu vực Đô thị (Phần Quy hoạch Kiến trúc và Giao thông) đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 106/QĐ-UB ngày 12/12/2000 tại khu vực di tích Cổ Loa. Làm cơ sở cho quản lý xây dựng, cải tạo, chỉnh trang và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước xúc tiến nghiên cứu, thực hiện dự án đầu tư trong khu vực Là khu di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia đặc biệt Là một trong những công viên chính của thành phố Hà Nội, trung tâm du lịch văn hóa-lịch sử có nhiều đặc trưng văn hóa. 6

Ý tưởng: -Khai thông hệ thống mặt nước để có thể di chuyển bằng thuyền, đò nhẹ. -Xây dựng một số công viên, xã hội hóa trong đầu tư khai thác công viên trên cơ sở kiểm soát tốt chất lượng văn hóa và môi trường. -Duy trì hoạt động nông nghiệp, khuyến khích mô hình sinh thái mới như: vườn cây ăn trái, trang trại, .l.. -Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội làng xóm. Trang bị tiện ích công cộng và thông tin di tích Phân. vùng bảo vệ: vùng bảo vệ di tích, bảo vệ tầm nhìn, bảo vệ hành lang kỹ thuật. IV- CÁC phương Hình 4.1.Sơ phương án cơ cấu [Nguồn: Viện quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia ]

Trong Quy hoạch du lịch du lịch đối với các khu vực có di tích như khu du tích Cổ Loa, không chỉ đơn thuần chú trọng vào bảo tồn, tôn tạo di tích mà còn giới thiệu quá trình phát triển, tạo điều kiện cho từng bước hoàn thiện các khu di tích. Dự án đề xuất các giải pháp về: +Phân chia các khu chức năng đối với các khu vực cần bảo tồn và phát triển và các khu vực cần bảo vệ. + Tôn tạo và phát triển nhằm phát triển du lịch văn hóa, bảo vệ đối với các khu vực phát hiện cổ vật.

III- MỤC TIÊU DỰ ÁN :

Ý TƯỞNG CỦA DỰ ÁN Sơ đồ cơ cấu

án:

7 Sơ đồ phân khu chức năng : Sơ đồ phân vùng bảo vệ di tích Hình 4.2.Sơ đồ phân khu chức năng theo dự án quy hoạch [Nguồn: Tác giả ] Hình 4.3.Sơ đồ phân vùng bảo vệ di tích theo dự án quy hoạch [Nguồn: Tác giả ] Khu di tích thành Cổ Loa đuược chia thành các khu vực: +Khu vực trung tâm lõi di tích( Khu A):Bố trí khu sân tiếp đón, Khu trung tâm thành nội( được mở rộng trên cơ sở diện tích và sân hiện có: cụm đình, am Cổ Loa và di dời một số hộ dân . Tại đây sẽ hình thành một không gian tập trung của toàn bộ khu vự di tích, quy mô 5ha nhằm bố trí các công trình bảo tàng trưng bày các di chỉ khảo cổ, tổ chức hoạt động lễ hội truyền thống. Cải tạo các công trình kiến trúc truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bô.

Khu vực khai thác và bảo vệ: Các vòng thành( bao gồm lũy, hào có chiều rộng trung bình 55m) được khoanh vùng bảo vệ, chống mọi sự xâm phạm. Đối với thành Ngoại và thành Trung tôn tạo một số đoạn tập trung tại 8 cửa ra vào của Khuthành.vực di chỉ khảo cổ và các khu vực phát hiện cổ vật sẽ được bảo vệ. Đồng thời, khu vực này sẽ tổ chức các bảo tàng ngoài trời phục vụ du lịch. Khu vực bảo tồn và phát triển: +Vòng thành Nội( thành, hào, hỏa hồi và cổng thành) sẽ được tôn tạo toàn bộ, kiểm soát nhà ở kết hợp thương mại-dịch vụ +Các di tích kiến trúc trong khu vực: chùa, đình Mạch Tràng, mộ Mỵ Châu,... Các công trình này sẽ được tiếp tục đầu tư để tôn tạo +Cải tạo, mở rộng các mương dẫn nước dọc theo thành, kết hợp nạo vét sông Hoàng Giang để tổ chức các tuyến đường thủy du lịch, đua thuyền mùa lễ lội. Xây dựng bến thuyền tại khu vực trung tâm và các bến đỗ dọc theo tuyến

+Khu vực hỗ trợ phát triển : Giữ gìn cảnh quan sản xuất nông nghiệp, hình thức canh tác địa phương.

Sơ đồ phân vùng tổ chức không gian

TRƯỚC SAU Khu vực trung tâm Tổ chức khu tiếp đón đặt di tích Cổ CácLoacông trình kiến trúc được cải tạo và chỉnh trang theo hướng dẫn và quy định thiết kế. Công viên Vườn Thuyền Ao Mắm: Tổ chức các dịch vụ khinh khí cầu, trò chơi dân gian và các vườn cây cảnh.

Hình 4.4..Sơ đồ phân vùng tổ chức không gian cảnh quan [Nguồn: Tác giả ]

+Khu vực điều chỉnh xây dưng(Khu B): bảo vệ các khu vực có di chỉ khảo cổ, phục dựng một số đoạn tường thành, chỉnh trang nhà ở hiện hữu.

TRƯỚC SAU Khu vực khai quật cần bảo vệ: Tổ chức bảo tàng ngoài trời cho khách du lịch quan sát, học tập. Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt Bến thuyền lịch sử: Khai thông mặt nước, tổ chức hệ thống bến thuyền nhỏ dọc di tích.

+Khu vực phát triển( Khu C): xây dựng các khu vực cảnh quan như: vườn hoa cây cảnh, công viên truyền thuyết.

8

Về vị thế và vai trò đối với Thủ đô: Khu di tích thành Cổ Loa tham gia vào hệ sinh thái tự thiên dọc lưu vực các con sông Cà Lồ- đầm Vân Trì, sông Hoàng Giang, sông Hồng. Là không gian quan trọng kết nối các tuyến du lịch văn hóa lớn của Thủ đô: Tuyến cảnh quan văn hóa sông Hồng-Hồ Tây - Ba Vì , tuyến không gian bảo tồn hệ thống di tích đền Hùng- Mê Linh-Cổ Loa- Hoàng Thành Thăng Long-Sơn Tây- Thành Luy Lâu.

Về phạm trù bảo tôn và phát triển : Đối với di tích: dự án quy hoạch khu di tích Cổ Loa đã đáp ứng các yêu cầu về bảo tồn, tôn tạo đối với các công trình có giá trị lịch sử, đồng thời, dự án phục dựng lại các đoạn tường thành bị hư tổn nặng, tận dụng các giá trị vật thể và phi vật thể để phát triển du lich. Kiểm soát chặt chẽ hooạt động xây dựng tại các khu vực dân cư thuộc các phân vùng bảo vệ, quy định về hình thái kiến trúc, sưu tầm khôi phục một số nhà cổ tiêu biểu đề giới thiệu sản phẩm du lịch. Bố trí thêm các tiện ích công cộng, hạ tầng kỹ thuật- giao thông phụ vụ du lịch. Đối với khu vực dân cư: Theo đánh giá hiện trạng, khu vực này là khu vực nông thôn, vẫn còn các hộ gia đình khó khăn, việc chỉnh trang và đưa khu vực di tích Cổ Loa thành khu du lịch văn hóa lịch sử còn tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội: phát triển các khu vực làng nghề truyền thống, công viên sinh thái nông nghiệp theo hình thức canh tác địa phương. Tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Bên cạnh đó, bố trí thêm các công trình hạ tầng xã hội nhằm đáp ứng đủ cho quy mô dân số.

Hình 4.4..Sơ đồ phân vùng tổ chức không gian cảnh quan [Nguồn: Tác giả ]

Đối với các khu khai quật khảo cổ: Khu vực này được bảo vệ nghiêm ngặt , song, có thể tổ chức các không gian bảo tàng ngoài trời cho du khách tham quan các khu vực này. Hình thành không gian tôn nghiêm tại trục lõi Ngự Triều Di Quy , cấm các hoạt động không phù hợp với tính chất trang nghiêm của khu vực.

Về phạm trù khai thác và bảo vệ: Theo đánh giá của Viện quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia, khu vực khu di tích Cổ Loa vẫn còn nhiều các di chỉ khảo cổ cần được khai quật và khoanh vùng bảo vệ.

V- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG: PHẦN B: TÀI

VĂN BẢN

NGUỒN INTERNET

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH : Hình 1.1. Không ảnh khu vực di tích Cổ Loa[Nguồn: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia] Hình 1.2. Bản vẽ quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích thành Cổ Loa tỷ lệ 1/2000 [Nguồn: Viện quy hoạch đô th ị và nông thôn quốc gia] Hình 1.3.Sơ đồ vị trí khu vực lập quy hoạch[Nguồn: Tác giả ] Hình 2.1.Sơ đồ lịch sử hình thành [Nguồn: Tác giả ] Hình 2.2.Sơ đồ tổng hợp các gía trị khu vực [Nguồn: Tác giả ] Hình 4.1.Sơ đồ phương án cơ cấu [Nguồn: Viện quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia ] Hình 4.2.Sơ đồ phân khu chức năng theo dự án quy hoạch [Nguồn: Tác giả ] Hình 4.3.Sơ đồ phân vùng bảo vệ di tích theo dự án quy hoạch [Nguồn: Tác giả ]

Quyết định số 1004/QĐ- TTG về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích thành Cổ Loa tỷ lệ 1/2000.

Quyết định 173/2002/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu vực di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà https://thanhcoloa.vnhttps://bacsonghong.vn/quy-hoach-phan-khu-gn-db-co-loa-dong-anh/2000-d176.htmlbao-ton-ton-tao-va-phat-huy-gia-tri-Khu-di-tich-Thanh-Co-Loa-ty-le-1-https://www.viup.vn/vn/Bao-ton-di-san-pla30-Quy-hoach-tong-the-Nội LIỆU THAM KHẢO PHÁP LÝ

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.