1 minute read

1.2.2. Tiềm năng và động lực phát triển

Hình 1.5. Các sơ đồ phân vùng [ Nguồn: TM tổng hợp đồ án quy hoạch vùng huyện Hoàng Hóa]

-Có hệ thống giao thông đối ngoại, đặc biệt là các tuyến đường huyết mạch Quốc gia như: QL1A, QL10, đường sắt Bắc Nam, đường sắt cao tốc, dự án đường bộ ven biển, dự án QL10 kéo dài đã và đang hình thành rất thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, lưu thông phân phối hàng hóa; -Có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cực kỳ ưu đãi khi nằm giáp với các thành phố lớn; có đầy đủ các nguồn tài nguyên như tài nguyên đất đai, tài nguyên nước - sông, tài nguyên biển, một số khu vực đồi núi cảnh thấp có cảnh quan... đây là điều kiện rất quan trọng cho việc phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch; -Đã hình thành các cơ sở công nghiệp và thương mại sẵn có như: cụm CN Nam Gòng, cụm CN Thắng Thái, cụm CN Bắc Hoằng Hóa, cảng cá và khu neo đậu Hoằng Phụ, cụm thương mại dịch vụ dọc QL1A và QL10, các cơ sở nuôi trồng hải sản. Tạo tiền đề căn bản cho việc phát triển sản xuất trong vùng; -Có nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt là trồng lúa, khai thác nuôi trồng chế biển thủy hải sản và một số các làng nghề thủ công. Là một trong những địa phương trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đây là nền tảng để phát triển các lĩnh vực khác, đảm bảo cho sự phát triển cân bằng, bền vững của nền kinh tế; -Khu vực Phía Đông huyện Hoằng Hóa có tiềm năng để đầu tư phát triển du lịch và kinh tế biển như Khu du lịch Hải Tiến. Coi sản phẩm mũi nhọn du lịch là phát triển du lịch biển gắn với phát triển du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch tâm linh để phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, đón khách quanh năm, tạo điều kiện để các ngành nghề khác trong khu vực cùng phát triển.

Advertisement

This article is from: