[THU HOẠCH] CHUYÊN ĐỀ DOANH NGHIỆP - GIẢI PHÁP VÀ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XANH

Page 1

CHUYÊN ĐỀ DOANH NGHIỆP GIẢI PHÁP VÀ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XANH SINH VIÊN: HUỲNH KHÂM ĐỨC MSSV : 19157013 KHOA XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM BÀI THU HOẠCH

CHUYÊN ĐỀ: “GIẢI PHÁP VÀ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XANH”

1. Anh/chị hãy nêu tên các hệ thống chứng nhận công trình xanh trên thế giới, theo buổi báo cáo chuyên đề thì hệ thống chứng nhận hiện hành tại Việt Nam có những hệ thống nào? Nêu sự khác nhau và mục đích của hệ thống chứng nhận công trình xanh.

1.1. Các hệ thống chứng nhận công trình xanh trên thế giới:

LEED: (Leadership in Energy & Environmental Design) là một giấy chứng nhận cho các công trình xây dựng xanh được ban hành và cấp bởi USGBC US Green Building Council Hội đồng Xây dựng Xanh Mỹ ra đời năm 1995. Đây là tiêu chuẩn quốc tế tiên phong về vấn đề xây dựng các công trình tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống của con người. Đây có thể coi là bộ chuẩn phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tuy ra không phải là tiêu chuẩn xuất hiện đầu tiên, nhưng với việc thương mại hoá và cho phép đánh giá và chứng nhận các toà nhà bên ngoài nước Mỹ, nó đã nhanh chóng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi.

EDGE: Hệ thống chứng nhận tập trung vào các tiêu chí năng lượng, nước và năng lượng hàm chứa của vật liệu, phù hợp với các dự án có mục tiêu tối ưu hóa mức tiêu thụ tài nguyên.

BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ DOANH NGHIỆP

Green Mark: Với tham vọng trở thành đầu tàu về công nghệ kỹ thuật của khu vực và thế giới, Singapore cũng đã rất nhanh nhạy trong việc đưa ra bộ tiêu chuẩn công trình xanh của riêng mình, tên là Green Mark, ban hành bởi BCA Building and Construction Authority. Với bộ tiêu chuẩn này, Singapore hy vọng sẽ dẫn đầu trong việc phát triển các công trình xanh và chuẩn hoá các tiêu chí đánh giá dành riêng cho khu vực khí hậu nhiệt đới và chủ yếu phù hợp với thị trường xây dựng tại các nước phát triển.

LOTUS: Cùng với nhận thức về sự biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam cũng đã có bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh đầu tiên, đặt tên là Lotus Bông sen. Bộ chuẩn này được ban hành bởi VGBC Vietnam Green Building Council. Hệ thống chứng nhận công trình xanh toàn diện được phát triển cho thị trường xây dựng tại Việt Nam. Các yêu cầu của Lotus được điều chỉnh để phù hợp với tình hình, điều kiện xây dựng ở Việt Nam. Vì còn khá mới và chưa được phổ biến rộng rãi, bộ tiêu chuẩn này đang từng bước đi vào thực tiễn ứng dụng.

HQE: HQE là chứng chỉ của Pháp được cấp cho các dự án xây dựng và quản lý tòa nhà cũng như quy hoạch đô thị bao gồm 4 nguyên tắc với 14 mục tiêu, giúp cân bằng phúc lợi của con người và bảo vệ môi trường.

DGNB: Hệ thống DGNB được nghiên cứu và cho ra đời bởi Hội Đồng Bền vững của Đức và cung cấp, mô tả, đánh giá khách quan tính bền vững của các tòa nhà và khu đô thị. Chất lượng được đánh giá một cách toàn diện qua toàn bộ vòng đời của công trình. Hệ thống Chứng nhận DGNB có thể được áp dụng trong phạm vi quốc tế. Nhờ có tính chất linh hoạt, hệ thống có thể được tùy chỉnh chính xác nhằm phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau của một tòa nhà và thậm chí là để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng quốc gia. Nội dung chứng nhận là việc hoàn thành xuất sắc đến 50 tiêu chí bền vững từ các khu vực đạt chất lượng về sinh thái, kinh tế, các khía cạnh văn hóa xã hội, công nghệ, địa điểm và quy trình hoạt động. Hệ thống dựa trên việc thực hiện vượt trội một cách tự nguyện các khái niệm phổ thông quen thuộc hiện nay. Khi một đơn vị đạt được tiêu chí thì sẽ được hệ thống DGNB trao giấy chứng nhận DGNB hạng đồng, bạc, vàng. Ngoài ra còn có lựa chọn cấp chứng nhận đơn giản trước trong giai đoạn lập kế hoạch.

Green Star: Được đưa ra bởi Hội đồng Công trình xanh của Úc (GBCA), Green Star giúp đánh giá những tiêu chí bền vững của dự án thông qua một số hạng mục tác động như: Quản trị; Chất lượng môi trường trong nhà: Năng lượng; Địa điểm; Nước, Nguyên vật liệu; Sử dụng năng lượng; Khí thải. Chứng chỉ này đã được sử dụng tại New Zealand từ năm 2007 và ở Nam Phi với tên Green Star SA từ năm 2008. Có bốn công cụ phân loại có sẵn để chứng nhận:

• Cộng đồng: Chứng nhận kế hoạch phát triển toàn quận/huyện

• Design & As Built: Chứng nhận thiết kế và xây dựng, hoặc cải tạo tòa nhà

• Nội thất: Chứng nhận thích ứng của nội thất trong tòa nhà

• Hiệu suất: Chứng nhận hiệu suất hoạt động của một tòa nhà hiện có.

Active House: Active House là dấu ấn chất lượng khẳng định cho những tòa nhà tiện nghi và bền vững. Chứng chỉ này tư vấn về các yếu tố quan trọng nhất đối với nhà ở và sinh hoạt hàng ngày, nhấn mạnh việc giảm thiểu sử dụng tài nguyên trong quá trình xây dựng và trong suốt vòng đời của tòa nhà đồng thời cho người dùng cảm nhận được sự thoải mái về hình ảnh, nhiệt lượng và âm thanh.

Chứng chỉ này có thể được áp dụng cho các tòa nhà có diện tích lên tới 2.000 m2.

BREEAM: (BRE Environmental Assessment Method) là hệ thống chứng nhận môi trường đầu tiên để đánh giá công trình xanh, hiện nay được sử dụng rộng rãi trên hơn 50 quốc gia trên thế thế giới. Bộ chứng chỉ này nhằm đánh giá, phân lợi và chứng nhận tính bền vững của các tòa nhà, đặc biệt trong việc sử dụng năng lượng, sức khỏe, sự đổi mới, cách sử dụng đất, nguyên vật liệu, quản trị, kiểm soát ô nhiễm, vận chuyển và kiểm soát tình trạng lãng phí. Ngoài ra còn có BREEAM Gulf, BREEAM Europe phiên bản BREEAM của các nước vùng Vịnh và Châu Âu

Công cụ BREEAM giúp các nhà quy hoạch và phát triển đánh giá được lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường của dự án có tác động đến người dân địa phương ở giai đoạn quy hoạch từ đó có biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường thông qua tiêu chí: Quản trị; Lợi ích kinh tế và xã hội; Giao thông và đi lại; sử dụng đất và sinh thái; Tài nguyên và năng lượng; sự đổi mới.

CASBEE: CASBEE là phương pháp đánh giá và phân loại hoạt động môi trường của các tòa nhà và môi trường xây dựng, được áp dụng tại Nhật Bản cho cả hai khu vực thuộc sở hữu của tư nhân và nhà nước với nhiều phiên bản khác nhau. Hệ thống tiêu chí của CASBEE bao gồm khoảng 90 tiêu chí, tùy thuộc vào từng phiên bản nhưng tập trung vào bốn mảng chính: Tiết kiệm năng lượng, Tiết kiệm tài nguyên; Môi trường địa phương và Vi khí hậu công trình.

Green Globes: Green Globes là hệ thống phân loại hỗ trợ nhiều loại dự án xây dựng khác nhác nhau và các tòa nhà hiện có, cho phép chủ sở hữu và người quản lý tòa nhà có thể lựa chọn các tính bền vững phù hợp với chương trình và cư dân tòa nhà, đồng thời trao giải cho những dự án đáp ứng được ít nhất 35% trên thang điểm 1000 sẵn có.

Đây được coi là công cụ tự đánh giá trực tuyến và đủ đơn giản để bất kỳ đơn vị đại lý có trách nhiệm nào cũng có thể đánh giá công trình của mình thông qua hệ thống câu hỏi qua internet. Đây có thể xem là phiên bản LEED của nước Úc.

LBC: Để đạt được chứng nhận này, các tòa nhà phải tạo ra nhiều năng lượng hơn mức sử dụng, thu giữ và xử lý lượng nước nhất định tại chỗ và phải được xây dựng từ những vật liệu thân thiện môi trường. Đáng chú ý, hệ thống chứng nhận này tập trung nhiều vào khía cạnh xã hội của tính bền vững. Trong số bảy nguyên tắc vị trí, nước, năng lượng, sức khỏe, vật liệu, di sản và vẻ đẹp – thì chỉ một trong số đó tập trung đặc biệt vào tính bền vững của môi trường

NABERS: NABERS được sử dụng để đo lường hiệu quả năng lượng, lượng khí thải carbon, lượng nước tiêu thu và sản xuất chất thải trong một tòa nhà, từ đó so sánh với các tòa nhà tương tự. Một số yếu tố phân tích như:

• Sử dụng năng lượng và phát thải khí nhà kính

• Sử dụng tủ lạnh (Khả năng làm nóng lên toàn cầu)

• Sử dụng nước

• Khu vực thấm Kiểm soát ô nhiễm nước mưa

• Khối lượng nước thải thải ra

• Đa dạng cảnh quan

• Vận chuyển Vật liệu độc hại

• Chất lượng không khí bên trong

• Mức độ hài lòng của cư dân

• Chất thải

Nordic Swan: Nordic Swan là nhãn sinh thái cho các quốc gia Bắc Âu, tập trung vào việc giảm tiêu thụ tài nguyên, cấm các vật liệu và hợp chất độc hại. Trong giai đoạn xây dựng, chứng chỉ này tập trung vào việc giảm thiểu mức độ độc hại trong vật liệu trong suốt vòng đời của chúng và đánh giá việc sử dụng năng lượng, tài nguyên trong cả quá trình xây dựng và tuổi thọ của tòa nhà, đồng thời giải quyết vấn đề tái chế.

WELL: WELL là chứng chỉ đo lường hạnh phúc và sức khỏe cư dân tòa nhà, tập trung gần như hoàn toàn vào khía cạnh xã hội của tính bền vững, cung cấp một khuôn khổ phân tích cho các nhóm dự án để kết hợp nhiều chiến lược khác nhau, đặt sức khỏe và hạnh phúc của con người làm trọng tâm khi xây dựng và vận hành. Ngoài ra còn có các chứng nhận công trình xanh khác như:

• Index của phiên bản của Ấn Độ Môi trường Xây dựng VN) ế tắ ủ từ “Energy (tiết kiệm năng lượng) Made in Germany

,

1.2. Hệ thống chứng nhận hiện hành tại Việt Nam bao gồm:

Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam được Bộ Xây Dựng công nhận vào 3/2009 và tham gia World Green Building Council vào 9/2009

LEED có số lượng dự án công trình xanh lớn nhất Việt Nam : 91 dự án

EDGE có số lượng diện tích sàn công trình xanh lớn nhất Việt Nam : 2,523,787 m2

LOTUS có 34 dự án và 347,911 m2 sàn

Các chứng chỉ khác như GreenMark, GreenStar,DGNB và HQE ít được áp dụng

1.3. Mục đích và sự khác nhau của hệ thống chứng nhận công trình xanh:

1.3.1. Hệ thống Chứng nhận Công trình xanh là cơ sở nhằm:

• Đánh giá hiệu năng công trình

• Chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường qua bên thứ ba

• Tạo điều kiện cho quy trình thiết kế và xây dựng tích hợp

• Đảm bảo công trình tuân thủ những quy định hiện hành

1.3.2. Sự khác nhau giữa các hệ thống chứng nhận:

- LEED: Hệ thống chứng nhận công trình xanh toàn diện, được phát triển tại Mỹ và phù hợp cho các dự án hướng tới nhận diện thương hiệu quốc tế. Các yêu cầu của LEED chủ yếu thích hợp với các thị trường xây dựng tại các nước phát triển hơn là các nước nước đang phát triển.

Malaysia Green Building
Malaysia • LEED India
LEED
• VACEE (Hội
• Earthcheck • GB Tool • BEE • BEAT • Eco Quantum • KCL Eco • EnEff là vi
t
t c
a
Efficiency”
…………………..

- LOTUS: Hệ thống chứng nhận công trình xanh toàn diện được phát triển cho thị trường xây dựng tại Việt Nam. Các yêu cầu của LOTUS được điều chỉnh nhằm phù hợp với thực tiễn ngành xây dựng, quy định của Nhà nước và điều kiện khí hậu tại Việt Nam.

- EDGE: Hệ thống chứng nhận tập trung vào các tiêu chí Năng lượng, Nước và Năng lượng hàm chứa của Vật liệu, phù hợp với các dự án có mục tiêu tối thiểu hoá mức tiêu thụ tài nguyên.

- Green Mark: Hệ thống chứng nhận công trình xanh của Singapore. Các tiêu chuẩn của

Green Mark chủ yếu phù hợp với thị trường xây dựng tại các nước phát triển.

2. Tại buổi hội thảo, Speaker có thống kê hiện nay tại Việt Nam đã có khoảng bao nhiêu công trình đã được cấp Chứng nhận Công trình xanh tạm thời?

Theo Hệ thống Edge thì quá trình cấp Chứng nhận thường có mấy bước?

• Theo thống kê, hiện có khoảng 210 công trình xanh tại Việt Nam được đánh giá, chứng nhận bởi các hệ thống, tiêu chuẩn của Lotus (VGBC), Edge (IFCWB), LEED (Hội đồng CTX Hoa Kỳ), Green Mark (Singapore); trong đó công trình có vốn đầu tư nước ngoài, vốn ngoài ngân sách chiếm đa số. Số công trình có vốn đầu tư công, vốn ngân sách chiếm tỷ lệ khiêm tốn.

• Quá trình cấp chứng nhận xây dựng xanh EDGE có hai giai đoạn: thiết kế và thi công. Mỗi giai đoạn đều tương tự nhau, ngoại trừ nội dung kiểm toán thực tế trong giai đoạn thi công. Sau khi hoàn thành giai đoạn thiết kế, chứng nhận EDGE sơ bộ được cấp, cho phép tiếp thị dự án với thương hiệu EDGE. Sau khi hoàn thành giai đoạn thi công, chứng nhận EDGE chính thức cuối cùng sẽ được cấp. Chi phí cấp chứng nhận sẽ bao gồm cả hai giai đoạn. Nếu dự án đã xong giai đoạn thi công, chỉ cần cấp chứng nhận giai đoạn thi công. Bước đầu tiên để thực hiện xin cấp chứng nhận là tạo dự án trong Ứng dụng EDGE.

Quy trình cấp chứng nhận EDGE

Theo hệ thống EDGE có 3 cấp chứng nhận: Edge Certified, Edge Advanced, Edge Zero Carbon. 3. Edge zero Carbon là gì? Nguyên nhân tại sao thông số này chưa được đánh giá tại Việt Nam? • Edge Zero Carbon: Dự án đạt Edge Zero Carbon phải chứng minh giảm 100% khí thải Carbon, ngoài ra phải được cấp chứng nhận Edge nâng cao (Edge Advanced) và đạt 100% năng lượng tái tạo tại chỗ hoặc ngoài công trình, hoặc mua carbon bù

đắp để đạt mức 100%. Phải tính đến toàn bộ năng lượng, bao gồm cả diesel và khí hóa lỏng.

• Nguyên nhân thông số EDGE Zero Carbone chưa được đánh giá tại Việt Nam: Thứ nhất, phải nói đến việc phát triển kinh tế của nước ta. Việc các công trình phát triển ngày một tăng lên là điều không thể phủ nhận. Song, các công trình áp dụng các Năng lượng Tái tạo vẫn chưa được phát triển bằng các nước tiên tiến hoặc ít có trên thực tế. kèm thêm việc hiện đại hóa hệ thống lưới điện nước ta hiện nay chưa phát triển bằng các nước khác. Qua đó, cơ sở hạ tầng truyền tải và phân phối cần được quan tâm trước tiên. Thứ hai, việc chuyển đổi nhanh chóng sang năng lượng sạch là rất quan trọng nhưng thực tế việc xây dựng nhiều trang trại gió và năng lượng điện mặt trời chỉ có thể là một vế để điện khí hóa ngành năng lượng, hay nói ngắn hơn: Chỉ trả lời một nửa giải câu hỏi để giúp chúng ta đạt được chứng chỉ EDGE Zero Carbone

4. Hệ thống chứng nhận Egde tập trung vào các tiêu chí nào để đánh giá Công trình xanh?

Chứng chỉ công trình xanh EDGE được các chuyên gia nhận định rằng tập trung chủ yếu vào các tiêu chí về sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và năng lượng hàm chứa của vật liệu, tối thiểu hóa mức tiêu thụ tài nguyên cho công trình. Khi công trình đảm bảo được các điều kiện về tiện nghi nhiệt, ánh sáng tự nhiên, thông thoáng tự nhiên thì năng suất lao động và sức khỏe sẽ được nâng cao. Với các giải pháp tiết kiệm điện và nước, chi phí vận hành công trình sẽ giảm và từ đó mang lại lợi nhuận cho người sử dụng và chủ đầu tư, đặc biệt là các công trình thương mại, văn phòng và khách sạn.

5. Tại hội thảo, những công trình xanh nào tại Việt Nam được diễn giả nêu ra để bàn luận?

Công trình Hausnima, Ezland, Quận 9

Công trình M Building, Motives, Quận 7

Công trình Manufacturing Plant, Ricons, Nhơn Trạch

Công trình Cardinal Court, Phú Mỹ Hưng, Quận 7 trình Layan Green Park Resort,Phuket,Thái Lan trình The Habital Bình Dương, VSIP Sembcorp

6. INSEE có diễn giải về Vòng đời công trình, theo đó có bao nhiêu yếu tố để giá vòng đời công trình?

Quy trình của 1 vòng đời công trình : Khai thác- Sản xuất- Vận chuyển - Xây dựng Bảo trì Nâng cấp Phá dỡ Tái chế

Công
Công
đánh
.
Tiêu chuẩn đánh giá vòng đời công trình : Công cụ khoa học và tiêu chuẩn Vòng đời sản phẩm Dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế Ozon , phú dưỡng, axit hóa , sức khỏe 7. Anh chị hãy tìm hiểu và phân tích một công trình xanh tại Việt Nam. The Villa Hội An - Công Trình Xanh HQE (Pháp) đầu tiên tại Việt Nam Thông tin dự án: Dự án The Villa Hội An có vị trí tại số 89 91 đường Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam với tổng diện tích sàn 2339 m2. Dự án có quy mô 60 phòng lưu trú gồm 6 cụm biệt thự 3 tầng (phía mặt đường Cửa Đại) và 4 tầng (phía sau) với số tầng tối đa là 4. Công trình thực hiện cải tạo và đặt mục tiêu đạt chứng chỉ HQE (Pháp). Hình ảnh Khu nghỉ dưỡng Khách sạn The Villa Hội An Kết quả đạt được: Dự án The Villa Hội An xuất sắc đạt chứng chỉ HQE PASS với sự tư vấn và hỗ trợ thực hiện bởi EDEEC. EDEEC tiến hành Phân tích Hiệu quả Năng lượng & Chi phí của dự án thông qua ứng dụng kỹ thuật Mô phỏng Năng lượng công trình và thu được kết quả như sau: GIẢM 315 TRIỆU chi phí vận hành/năm GIẢM 45% năng lượng tiêu thụ/năm

Khuôn viên Công trình Xanh HQE The Villa Hội An Với tổng diện tích sàn chỉ 2339 m2 nhưng Chủ đầu tư The Villa Hội An đã có thể CẮT GIẢM 315 triệu đồng chi phí cho vận hành công trình mà vẫn đảm bảo cao nhất tiện nghi sống và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nhờ các ý tưởng thiết kế sinh thái, thích ứng khí hậu và ứng dụng Mô phỏng Năng lượng. Đây là công việc cần được ưu tiên thực hiện ngay từ đầu cho bất cứ dự án nào khi thiết lập mục tiêu theo đuổi chứng chỉ Công Trình Xanh.

Chứng chỉ Công trình xanh HQE cấp cho khu nghỉ dưỡng, khách sạn The Villa Hội An

Các giải pháp Kiến trúc trong Công trình xanh HQE The Villa Hội An Hành lang uốn lượn: Nằm ở vị trí thuận lợi phát triển về du lịch, có mật độ cây xanh và mặt nước nhiều, The Villa Hội An được thiết kế được bố trí phân tán, liên kết với nhau bởi một hệ thống hành lang xanh bao quanh mỗi khối nhà tạo cảm giác như những con đường làng ngõ nhỏ ở Hội An. Việc tổ chức

không gian giao thông là các hành lang xanh tạo sự giao lưu tương tác giữa các cá nhân trong cộng đồng và là điểm nổi bật đặc trưng văn hóa “cộng đồng gắn bó” của địa phương. Đường hành lang uốn lượn tạo ra cảnh quan độc đáo cho công trình, giúp tận dụng tối đa thông gió tự nhiên Tổ hợp hình khối phân tán: Tổ hợp hình khối phân tán đem lại nhiều khoảng bóng râm mát mẻ, tạo nhiều khoảng hẹp, với ý tưởng đường làng ngõ xóm, tạo điều kiện thông gió cục bộ cho dự án cũng như không làm cản trở luồng gió lưu thông tới các khu vực lân cận phía sau. Thêm vào đó, các khối tạo nhiều khoảng bóng đổ lên nhau tạo hiệu quả che nắng tốt nhất cho công trình.

Tổ hợp hình khối phân tán giúp tăng hiệu quả che nắng và thông gió cho công trình. Hệ thống lam gỗ che nắng ban ngày và nơi “gắn đèn lồng” ban đêm

Hình ảnh mô phỏng bóng đổ mặt trời và bức xạ nhiệt của 2 phương án thiết kế hình khối công trình. Phương án đề xuất (tổ hợp hình khối phân tán) đem lại hiệu quả che nắng tốt hơn. (Hình ảnh do EDEEC cung cấp)

Đây là thiết kế có tính đột phá tại Hội An, do quy hoạch ban đầu đối với khu vực này chỉ cho phép gói gọn trong 2 hình dạng, một là các biệt thự riêng lẻ, phân tán với giao thông nội bộ, hai là một khối lớn với hành lang giữa.

Đơn vị thiết kế kiến trúc đã đi qua khoảng 20 cuộc họp chính thức và rất nhiều cuộc thuyết phục ngoài lề, giải pháp hiện tại mới được chấp thuận và đã chứng tỏ được tính hiệu quả sử dụng đất và sự sáng tạo tuyệt vời của phương án quy hoạch tổng mặt bằng như trên. Phòng nghỉ dưỡng tại The Villa Hội An vẫn có cửa sổ ở các diện khác nhau tạo thông gió Phủ xanh công trình: Cùng với sự phát triển của đô thị, sự phát triển từ Làng lên Phố, là mật độ cây xanh ngày một giảm đi, việc khôi phục lại diện tích xanh cho đô thị với từng dự án là vấn đề cần thiết.

Để khôi phục diện tích xanh cho khu vực, nhóm thiết kế phối hợp cùng EDEEC tư vấn phủ xanh công trình với tổng diện tích cây xanh trồng được là 1993m2 cây xanh/1550m2 đất.

Mật độ cây xanh trong công trình lớn với mái xanh, hành lang xanh mang lại sự hòa hợp với cảnh quan. Bề mặt mái được phủ xanh từ các loại thực vật mọc tự nhiên tại địa phương, rất dễ sống và không cần chăm sóc đặc biệt.

Mật độ cây xanh trong công trình lớn với mái xanh, hành lang xanh mang lại sự hòa hợp với cảnh quan

Các bề mặt tường chính của công trình cũng được bao phủ 1 lớp nan gỗ, vừa có tác dụng che nắng, vừa có tác dụng trang trí, che giấu đèn vào ban đêm, tạo cảm giác giống như vô số ngọn đèn lồng được thắp lên trong phố cổ Hội An.

Có thể thấy, với 3 giải pháp kiến trúc cốt lõi đi kèm mục tiêu tận dụng tối đa khả năng che nắng, thông gió tự nhiên và làm mát cho công trình, thiết kế này đã giúp công trình giảm sử dụng các thiết bị điện làm mát, thông gió, qua đó tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho công trình bên cạnh các giải pháp kỹ thuật liên quan.

Trước dự án này, các dự án mái xanh ở Hội An chưa bao giờ được cấp phép xây dựng do lo ngại phá vỡ cảnh quan cổ kính với mái ngói đỏ của thành phố. Khi dự án hoàn thành, thành phố Hội An đã chấp nhận cho phép thực hiện mái xanh dễ dàng với các dự án sau này.

Đây là điểm được đánh giá rất cao khi EDEEC được mời tham gia báo cáo dự án tại Hội nghị Công trình

Xanh quốc tế tại Paris cuối năm 2017. Nội dung được đánh giá cao nhất là dự án đã có tác động thay đổi tư duy của chính quyền (các nhà quản lý hoạt động xây dựng) về các giải pháp thích ứng khí hậu và phát triển bền vững Mật độ cây xanh trong công trình lớn với mái xanh, hành lang xanh mang lại sự hòa hợp với cảnh quan. Không gian công cộng cũng rất biến hoá và sáng tạo.

Khách có thể thư giãn với sách và ắm cả tại đây ả đị ẩn trong đó là những suy nghĩ, trăn trở của người thiết k luôn hướ về tính bền vững cho cả môi trường và xã hội. Bên dưới thảm cỏ là loại ạ có khoảng trống cho phép cỏ mọc và nước có thể thấm xuống bên dưới để nước mưa có thể thấm xuống đất, giảm thiểu sự suy giảm nước ngầm.

ng
nh
Gi
i pháp hòa hợp xã hội, tôn trọng cư dân bản
a: Chỉ một bức ảnh dưới đây thôi nhưng
ế
ng
g
ch

Cũng ngay mảnh đất này, nếu Chủ đầu tư và KTS không suy nghĩ thấu đáo cho cư dân xung quanh, họ có thể mở rộng công trình tới 2/3 thảm cỏ này theo đúng quy hoạch.

Nhưng không, công trình được lùi lại để tạo khoảng không, tầm nhìn cho miếu thờ, đồng thời chủ đầu tư hỗ trợ kinh phí cho người dân tôn tạo miếu thờ của họ. Cư dân ở đây cũng trở nên thân thiện và cảm kích với chủ khách sạn và kiến trúc sư hơn bao giờ hết. Mối lo ngại của họ khi hình thành dự án tan biến, tín ngưỡng của người dân đã được tôn trọng và duy trì như một phần văn hoá địa phương.

Công trình Xanh HQE - The Villa Hội An với thiết kế luôn hướng về tính bền vững cho cả môi trường và xã hội Khách du lịch cũng rất thích thú khi được tham gia các hoạt động tín ngưỡng, văn hoá ngay tại nơi họ có những phút tận hưởng công trình hiện đại mà đầy bản sắc, cũng như khi làm quen với con người thân thiên, thiên nhiên hiền hoà của Hội An.

Giải pháp Kỹ thuật trong Công trình là các loại vật liệu tốt cho môi trường và đều được khuyến khích sử dụng. Dự án The Villa Hội An cũng ưu tiên lựa chọn sử dụng các vật liệu sinh thái công nghiệp mang ưu điểm cách âm, cách nhiệt chất lượng cao như: tấm 3D panel, gạch bê tông chưng áp,... hay đồ nội thất từ gỗ tái chế, tấm tre ép.

xanh HQE - The Villa Hội An Sử dụng vật liệu cách âm, cách nhiệt chất lượng cao: Vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng trong các dự án theo đuổi chứng chỉ Công Trình Xanh. Vật liệu tái chế, vật liệu có độ phát thải thấp, vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, vật liệu địa phương…

Những vật liệu này vừa thi công nhanh chóng, tiện lợi, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam và vừa giảm được chi phí nhân công cho chủ đầu tư. Thêm vào đó, quá trình thi công hoàn toàn do nhân công địa phương thực hiện, với mục đích dạy nghề cho người mới và nâng cao tay nghề cho những người thợ đang hành nghề. Sử dụng năng lượng mặt trời: Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng sạch, góp phần giảm phát thải và tạo ra năng lượng cho hoạt động vận hành. Do đó, EDEEC đã quyết định tư vấn sử dụng năng lượng mặt trời cho dự án The Villa Hội An nhằm phục vụ cho hệ thống đun nước nóng và đèn ngoại thất với diện tích vừa phải để vừa đảm bảo bám sát tiêu chí năng lượng và chất thải của HQE. Sử dụng điều hòa không khí hiệu suất cao: Việc tiết kiệm năng lượng trong các dự án sinh thái như Công Trình Xanh góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí vận hành cho dự án. Các thiết bị được tư vấn sử dụng cho dự án The Villa Hội An cũng đều phải đạt chuẩn, có dán nhãn năng lượng, đảm bảo hiệu suất sao như hệ thống điều hòa không khí VRF biến tần (inverter).

Đặc biệt, các phòng nghỉ đều có hướng dẫn và thiết bị chỉ báo nhiệt độ ngoài trời để người dùng có thể mở cửa, tận dụng gió trời tối đa giúp tiết kiệm năng lượng, điều này tạo nên sự kết nối giữa người sử dụng và khí hậu tự nhiên tại địa phương. Nếu làm đúng theo hướng dẫn, mỗi người có thể giúp giảm 1kg CO2 phát thải ra môi trường mỗi ngày, tăng trách nhiệm xã hội của cá nhân. Đây cũng là điểm được đánh giá cao tại Hội nghị Công trình xanh Quốc tế tại Paris năm 2017, bám sát 17 mục tiêu phát triển bền vững. Tiết kiệm, thu gom & tái sử dụng nước: Tiết kiệm và sử dụng nước hiệu quả là điều kiện quan trọng của một Công Trình Xanh. EDEEC đã đưa ra những giải pháp sử dụng và tiết kiệm nước phù hợp với kiến trúc và chức năng của dự án như: • Thu gom, tái sử dụng nước mưa: Lượng nước mưa thu gom được đưa vào bể chứa và sử dụng cho việc tưới cây, phun sương làm mát và thiết bị vệ sinh; • Tưới cây nhỏ giọt: tưới tiêu khoa học, lắp đặt và vận hành đơn giản hơn các hệ thống tưới tiêu truyền thống khác, mang lại hiệu quả về kinh tế, tiết kiệm chi phí nhân công, nguyên liệu và điện cho việc bơm nước Các ban công uốn lượn đều được trồng cây và sử dụng hệ thống tước nước nhỏ giọt tự động, việc này đảm bảo sử dụng nước rất hiệu quả. Nước để tưới cũng được tận

Hơn thế, nhờ việc “Thiết kế đúng, xây dựng đúng và vận hành đúng”, đảm bảo The Villa Hộ “Dự Công Trình a

dụng tối đa từ bể thu nước mưa để tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên nước, nâng cao ý thức người dùng về sử dụng nguồn tài nguyên này. Mặt bằng bố trí hệ thống phun sương nước mưa làm mát trong công trình The Villa Hội An Kết luận: Đơn vị cấp chứng chỉ HQE đánh giá cao công trình The Villa Hội An vì đã đem lại điểm nhấn mới mẻ và thay đổi quan niệm quản lý công trình bền vững của Chính quyền địa phương.
thông gió tối ưu và có mái xanh với thảm thực vật phía trên công trình, dự án
i An đạt kết quả hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu
án đạt Chứng chỉ
Xanh HQE đầu tiên tại Việt Nam” với sự tư vấn chuyên sâu và giàu kinh nghiệm củ
Đội ngũ Chuyên gia EDEEC. THE END

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.