NHỮNG ẢNH HƯỞNG
Sự chuyển đổi xã hội Công Nghiệp sang Hậu Công
Nghiệp đã ảnh hưởng trực tiếp tới hình thái đô thị.
Dân cư đổ dồn về các thành phố lớn tạo ra nhu cầu về nhà ở, dịch vụ, gây tác động lớn đến môi trường
và tính liên kết cộng đồng. Sự tiếp diễn mạnh mẽ đó đã tạo nên một sự thay đổi trong việc sử dụng Không Gian Công Cộng trong các thành phố.
Sự phát triển đa dạng nhu cầu sống của con người thời kỳ hậu công nghiệp đòi hỏi giao tiếp rộng với cường độ mạnh và trong một thời gian nhất định,
có thể sử dụng nhiều chức năng trên cùng một khu vực nhất định.
Nhu cầu sinh hoạt công cộng phát triển, sự lao động nặng nhọc và đơn điệu trong các nhà máy, xí nghiệp đã nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí trong môi trường tự nhiên nhằm hồi phục sức khỏe và dưỡng tinh thần. Phối hợp lý thuyết kiến trúc cảnh quan với vấn đề quy hoạch đô thị nhằm tạo ra các sân vườn, công viên phù hợp với đô thị đông người, và có những đòi hỏi phức tạp hơn. Cải tạo cảnh quan hiện có một cách triệt để để dựng thành kiến trúc cảnh quan phù hợp với nhu cầu con người phát triển. NHỮNG ẢNH HƯỞNG
SỰ KẾ THỪA TỪ KTCQ THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP Tiếp tục phát triển mô hình xây dựng nghệ thuật vườn và công viên. Thoát khỏi ngôi nhà ra cộng đồng Mang nhiều công năng phục vụ xã hội,..
Sơ đồ hệ thống cây xanh của các thành phố từ cuối thế kỷ XIX đến này 1 Thành phố dải của KTS người Tây Ban Nha Soria Y Mata năm 1884 (hệ thống cây xanh bao gồm khu nông nghiệp và khu nghỉ dưỡng được bố trí thành 1 dải hẹp chạy dọc các khu nhà chức năng của đô thị được xây dựng bám theo trục đường xa lộ) 2- Phân chia đất ngoài đô thị thành khu vực công viên (gần trung tâm đô thị) và các khu vực nông nghiệp (gần các nhà máy công nghiệp) năm 1895 của KTS người Đức Thomas Fritsch. 3,4- Ý tưởng về vành đai xanh giữa thành phố trung tâm và thành phố vệ tinh. Thành phố vườn của KTS Ebenezer Howard (1898 - 1902). 5 Sự phân bố đồng đều hệ thống cây xanh giữa trung tâm và vành đai (của KTS quy hoạch người Pháp E.Enar năm 1904). 6- Đường xanh hướng tâm kết nối với vành đai xanh bên ngoài (của KTS người Đức Rudolf Eberstadt năm 1910). 7- Hệ thống cây xanh liên hoàn của KTS R.Envin năm 1922. 8- Thành phố dải của I.Leonhidova trong đó dải cây xanh sẽ tách khu vực dân cư ra khỏi khu vực công nghiệp và sản xuất. 9- Sơ đồ dải cây xanh của KTS người Nga N.Baranov vào năm 1950; 10- Thành phố sinh thái của KTS P. Xoleri năm 1960; 11 Thành phố phát triển theo các đường hướng tâm của KTS R. Hillebreht năm 1961; 12- Thành phố của đường cao tốc của KTS I.Gluza năm 1972.
KTCQ KHÔNG CÒN LÀ MỘT PHẦN CỦA QUY HOẠCH KTCQ không còn là một phần của quy hoạch mà là thành phần quyết định đến cấu trúc điểm dân cư, góp phần quan trọng trong việc tạo lập môi trường thẩm mỹ của điểm dân cư, đưa yếu tố cảnh quan thiên nhiên thành một bộ phận hữu cơ của cảnh quan nhân tạo. Lúc này, nhu cầu của giao tiếp xã hội trong môi trường nghỉ ngơi – giải trí trở nên mạnh mẽ. Nhu cầu thông tin đòi hỏi sự biểu đạt giá trị thông điệp cao của môi trường thẩm mỹ - môi trường mà trong đó KTCQ đóng vai trò quyết định.
ĐẶC TRƯNG SỰ PHÁT TRIỂN Cảnh quan thời kỳ này được tạo nên bao gồm cảnh quan nhân tạo và cảnh quan thiên nhiên. Cảnh quan tự nhiên phải được khai thác triệt để trên quan hệ hữu cơ với việc tìm tòi các hạt nhân cấu trúc đô thị. Hệ thống cảnh quan theo cấu trúc phi tầng bậc (nonhierarchisation). 3
CẢNH QUAN TỰ NHIÊN CẢNH QUAN NHÂN TẠO Sự phối hợp hai thành phần này sẽ dẫn tới việc CẢI TẠO, trong tiến trình phát triển của đô thị. Do đó việc hiểu cảnh quan theo ngành quy hoạch - kiến trúc chỉ là một khu vực trống (không có công trình) là không đúng. Và không gian còn lại chỉ là hệ quả của việc xếp nhà là cảm nghĩ phiến diện. Điều đó chỉ phá vỡ thiên nhiên (san đổi lấp hồ tùy tiện), làm mất đi cá tính vốn có của mỗi vùng, miền, địa phương, tạo môi trường xấu.
QUAN HỆ HỮU CƠ GIỮA CẢNH QUAN TỰ NHIÊN VÀ CẢNH QUAN HẠT NHÂN ĐÔ THỊ Do đó về tổng quan chung, cảnh quan ban đầu phải được khai thác triệt để trên quan hệ hữu cơ với việc tìm tòi các hạt nhân cấu trúc đô thị. Đồng thời cảnh quan ban đầu với các dạng hạt nhân đô thị tương lai sẽ phải là TÁC ĐỘNG HỖ TRỢ và NHÂN GIÁ TRỊ giữa chúng với nhau. Cảnh quan ban đầu là nền để xác định vị trí các hạt nhân đô thị. Những tính chất trội của hạt nhân đô thị đòi hỏi việc sử dụng và nhân giá trị của cảnh quan ban đầu. Trục liên kết các dấu mốc địa hình (đồi quốc hội, đồi thủ đô, đồi thành phố) trong quy hoạch thành phố Canberra
Không gian xanh
3 Không gian xanh tập trung tại lõi đô
Không gian xanh bố trí dạng vành đai (theo dạng hình
Không gian xanh bố trí dạng tuyến, dải chạy thành hàng ngang
Không gian xanh bố trí dạng hỗn
CẤU TRÚC PHI TẦNG BẬC
HỆ THỐNG
THEO
Việc tổ chức không gian - chức năng bên trong tuân theo việc phân vùng liên chức năng. Trong mỗi vùng có một, hoặc hai chức năng chủ đạo còn các chức năng khác có vai trò hỗ trợ. Hoặc các chức năng đan xen nhau. Việc phân bố các khu vực liên chức năng đó trong không gian công viên có nhiều xu hướng khác nhau. Có ba xu hướng chính: tập trung, phân tán và theo tuyến. Phân loại hình thức tổ chức hệ thống không gian xanh trong đô thị theo yếu tố tự nhiên sẵn có: 1 Không gian xanh bố trí dọc theo một hoặc hai bên bờ sông; 2-
tổ chức theo dạng các tuyến hướng tâm;
thị; 4-
tròn hoặc nửa hình tròn); 5
hoặc dọc; 6-
hợp.
Forest Park (Công viên Rừng) ở St. Louis giành giải nhất trong các công viên đô thị ở Hoa Kỳ vào năm 2022 do độc giả tạp chí US Today bầu chọn và cũng đứng thứ hạng cao các năm trước. Đây là công viên lớn nhất và nổi tiếng nhất ở St. Louis, đóng vai trò như một kết nối từ ngoại ô vào nội th
. Forest Park đã trở thành nơi quy tụ nhiều công trình văn hóa quan trọng của St. Louis: Bảo tàng Nghệ thuật St. Louis, Sở thú St. Louis, Nhà hát Ngoài trời The Muny, Bảo tàng Lịch sử Missouri, và nhiều tiện ích công cộng khác. Những điểm tham quan này thu hút du khách địa phương và cả nước, đồng thời giúp cải thiện hình ảnh về Thành phố St. Louis vốn có tai tiếng về tình hình tội phạm. Forest Park nằm trong khoảng cách đi bộ ngắn đến hai ga xe điện Metro1ink.
Công viên Forest Park, St. Louis, Hoa Kỳ
ị
KTCQ không ngừng thay đổi. Nhưng chưa bao giờ KTCQ thay đổi nhanh chóng như trong kỷ nguyên số hiện nay. KTCQ thay đổi từ chỗ chỉ là phần cứng đến chỗ có phần mềm, có sức sống, từ tĩnh đến động, từ đóng thành mở, từ thực thành ảo… Với khả năng sáng tạo mở rộng, tri thức mới và công nghệ thông minh, môi trường xây dựng đang xích lại gần với môi trường tự nhiên, thân thiện với tự nhiên, bắt chước tự nhiên, phản ánh chân thực văn hóa và truyền thống, có khả năng thay đổi hay cung cấp thông tin, thậm chí giao tiếp với con người. KTCQ đang phá vỡ những giới hạn của chính nó. Trong cuộc chơi kiến trúc hiện nay, hoặc là chúng ta chấp nhận thay đổi và tích cực thích ứng với thay đổi, hoặc là chúng ta tụt lại phía sau số đông. CẢNH QUAN SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TƯƠNG LAI 4
KẾT LUẬN KTCQ thời kỳ Hậu công nghiệp đều kế thừa và phát triển các mô hình cũng như giải pháp phân khu chức năng và hình khối kiến trúc hiện đại. Con người ngày càng phát triển KHCN phát triến kéo theo đó mức sống cũng như môi trường sống của con người trở nên tiện ích cũng như mối tương quan giữa thiên nhiên và con người ngày càng được đề cao và cả những vấn đề về giữ gìn bản sắc dân tộc. KTCQ thời bấy giờ đặt ra là phải giải quyết về vẫn đề điều hòa môi trường sống, phải xây dựng lại các mắc xích sinh thái với mối quan hệ thiên nhiên - nhân tạo trong hê thống sinh thái mới.