4 minute read

Mục Đích

Advertisement

Chiến Dịch Bóc Mẽ Những Lầm Tưởng về Vắc-xin COVID-19 Được Thực Hiện Bởi Chiến Dịch Giáo Dục Công Cộng về COVID-19 Chúng Ta Có Thể Làm Được

Các cộng đồng trên khắp cả nước đang tiêm vắc-xin COVID-19 khi số ca nhiễm gia tăng, nhưng vẫn có những nhóm nhỏ có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Những lầm tưởng và thông tin sai lệch, có thể lây lan nhanh hơn cả vi-rút, đang góp phần làm giảm mức độ tin tưởng vào vắc-xin. Dưới đây là câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về vắc-xin COVID-19:

Hỏi: Những người trẻ tuổi và khỏe mạnh có cần tiêm vắc-xin không?

Đáp: Đại dịch này càng kéo dài, càng có nhiều bằng chứng cho thấy COVID-19 có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài, ngay cả đối với những người không mắc các bệnh mãn tính khác trước khi họ bị nhiễm bệnh. Khi tiêm một loại vắc-xin có hiệu quả cao giúp ngăn ngừa các ca nhập viện hoặc tử vong liên quan đến COVID sẽ an toàn hơn nhiều so với nguy cơ mắc một căn bệnh có thể khiến quý vị gặp phải tình trạng sức khỏe nghiêm trọng trong suốt quãng đời còn lại. Các loại vắc-xin được FDA cấp phép và phê duyệt có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong.

Hỏi: Vắc-xin COVID-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Đáp: Vắc-xin COVID-19 KHÔNG ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu quý vị đang có ý định mang thai ngay tại thời điểm này hoặc muốn có thai trong tương lai, CDC khuyên quý vị nên tiêm vắc-xin COVID-19. Không có bằng chứng nào chỉ ra rằng bất kỳ loại vắcxin nào, bao gồm cả vắc-xin COVID-19, có thể gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản. Trên thực tế, vắc-xin thường được tiêm cho những người muốn mang thai để bảo vệ họ khỏi các loại vi-rút khác nhau trong thai kỳ. Nếu quý vị đang có ý định mang thai, thì quý vị không cần phải tránh thai sau khi chủng ngừa COVID-19.

Hỏi: Các loại vắc-xin có an toàn cho những phụ nữ hiện đang mang thai hoặc đang cho con bú không?

Đáp: Có, vắc-xin COVID-19 được khuyên dùng cho những phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú. Những phụ nữ mang thai cũng gặp các tác dụng phụ giống như những người khác và không có bằng chứng nào cho thấy tình trạng sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non liên quan đến việc tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, nếu nhiễm COVID-19 trong thời kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến kết quả thai kỳ bất lợi. Những phụ nữ đang mang thai và mới mang thai có nhiều khả năng mắc bệnh nặng nếu nhiễm COVID-19 hơn so với những phụ nữ không mang thai và việc tiêm vắc-xin có thể bảo vệ họ tránh bị mắc bệnh nặng. Các báo cáo gần đây cũng cho thấy rằng những phụ nữ đang cho con bú đã được tiêm vắc-xin COVID-19 mRNA có kháng thể trong sữa mẹ, có thể giúp bảo vệ con của họ.

Hỏi: Có vẻ như vắc-xin COVID-19 đã được phát triển gấp rút. Làm sao chúng ta có thể biết vắc-xin có an toàn hay không?

Đáp: Vắc-xin COVID-19 là vắc-xin mới, nhưng chúng ta đã sử dụng vắc-xin trong hơn một thế kỷ qua. Hai loại vắc-xin COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng công nghệ mới – RNA thông tin – nhưng ngay cả công nghệ đó cũng đã được thử nghiệm và nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Các nhà nghiên cứu đã có bước khởi đầu về vắc-xin COVID-19. Các nhà khoa học tại Viện Y Tế Quốc Gia đã tạo ra một loại vắc-xin có thể được tùy chỉnh để chống lại các chủng vi-rút corona khác nhau, loại vi-rút gây ra COVID-19. Bằng cách sử dụng các nghiên cứu này, họ đã có thể tạo ra vắc-xin thử nghiệm COVID-19 chỉ một tháng sau khi phát hiện vi-rút. Vắc-xin thường được phát triển từng bước một và các công ty phải đợi cho đến khi có phê duyệt cuối cùng mới bắt đầu sản xuất. Nhưng việc đối phó với đại dịch không thể chờ đợi lâu, vì vậy, chính phủ và ngành công nghiệp sản xuất đã đầu tư hàng triệu đô-la để sản xuất vắc-xin trong khi vẫn xem xét, đánh giá các dữ liệu thử nghiệm. FDA cho phép sử dụng ba loại vắc-xin để đối phó với đại dịch. Giấy phép sử dụng khẩn cấp giúp vắc-xin được phân phối nhanh hơn quy trình phê duyệt chính thức của FDA mà không bỏ qua bất kỳ giai đoạn kiểm tra an toàn bắt buộc nào. Các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn đã chứng minh rằng vắc-xin an toàn và hiệu quả, và kinh nghiệm thực tế đã xác nhận những phát hiện đó. Để biết thêm thông tin và tìm hiểu về vắcxin, hãy truy cập www.vaccines.gov.

This article is from: