Chuyên đề Kiến trúc & Văn hóa: Tôi là ai & Thiết kế ngôi nhà theo phong thủy

Page 1

SVTH: Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659

BÀI TẬP 1: TÔI LÀ AI BÀI TẬP 2: THIẾT KẾ NGÔI NHÀ THEO PHONG THỦY


0 MỤC LỤC BÀI TẬP 1 BẢN THÂN GIA ĐÌNH QUÊ HƯƠNG CĂN NHÀ HIỆN TẠI CĂN NHÀ TƯƠNG LAI KIẾN TRÚC MÔN HỌC KẾT LUẬN BÀI TẬP 2 CƠ SỞ THIẾT KẾ CƠ CẤU GIA ĐÌNH VỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỀN KHÔNG - PHI TINH HÌNH ẢNH HIỆN TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VỊ TRÍ CỔNG VỊ CỬA - SƠN HƯỚNG BỐ CỤC MẶT BẰNG NHÀ PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO VỊ TRÍ CỔNG VỊ - HƯỚNG CỬA BỐ CỤC MẶT BẰNG KÍCH THƯỚC CỬA MÀU SẮC HÌNH KHỐI Ý TƯỞNG SƠ PHÁC

2 3 11 13 14 19 22 24 25 26 27 27 28 29 30 35 36 37 38 39 40 41 42 45 46 47


SVTH: Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659

B À I

T Ậ P

1 :

T Ô I

L À

A I


2


B Ả N T ê n

t ô i

T H Â N

3

l à ...

Họ Nguyễn là họ phổ biến nhất Việt Nam với hơn 40% dân số. Sự đông đúc đó đã từng gây cho tôi nhiều hoang mang khi còn bé, vì đi đâu cũng tưởng người khác là họ hàng mình (dù thật ra cô giáo dạy người Việt Nam vốn đều đẻ ra từ một cái bọc trứng). Một vấn đề nữa là cả bố và mẹ tôi đều mang họ Nguyễn, nên suốt mấy năm học mẫu giáo tôi cứ đinh ninh 2 người họ vốn là anh em xa lắc xa lơ năm sáu đời gì đó. Mãi đến sau này khi được xem cuốn gia phả, tôi mới biết gia đình 2 bên nội ngoại dù chung họ nhưng chẳng liên quan gì đến nhau. Do có quá nhiều người mang họ này nên có lẽ nó đã trở nên không còn gì đặc biệt nữa. Lúc tôi còn đi học, thầy cô hay chú ý những đứa bạn mang họ Nông, họ Cù, họ Lò, họ Tôn Tằng Tôn Nữ..., mà chẳng bao giờ để ý đến điều đặc biệt là có đến 25 trên 40 học sinh trong lớp mang họ Nguyễn. Cũng như vậy, vài người mang họ lạ lại hiểu rất rõ về nguồn gốc, về nơi sinh ra của dòng tộc mình. Còn tôi thì đến ý nghĩa của cái họ đó là gì cũng chưa bao giờ thắc mắc (dù ông nội tôi từng bảo cái gốc của từ Nguyễn là tên một loại nhạc cụ bằng đá).

Chữ Bình này vốn là tên của một người dì mà bố mẹ tôi cũng như tôi rất biết ơn và yêu thương (Bình trong Thanh Bình). Dì là một trong 2 người chị của mẹ tôi, đã hi sinh cả cuộc sống riêng để lo cho các em được ăn học, được lấy vợ lấy chồng trong thời kỳ biến cố. Tôi gọi dì là Má, và tên Má được lót vào tên tôi như một lời cám ơn của bố mẹ, cũng như thể hiện mong muốn tôi lớn lên có thể trở thành người tốt như Má. Dù có ý nghĩa như vậy nhưng đây lại là chữ bị nhiều người viết sai nhất. Có khi viết thành Đình, có khi lại là Bỉnh. Tôi luôn tự hỏi chữ Bình thì có gì lạ đâu mà lại viết sai cơ chứ.

“Vĩnh” là chữ lót thứ 2. Có lẽ khi đưa chữ này vào tên tôi, bố mẹ mong muốn tôi sẽ sống tốt sao cho "Công đức vô lượng". Vô lượng không phải là nhiều hay ít, mà là không suy lường được. Giống như chữ Vĩnh không phải là rất dài hay rất lâu, mà là mãi mãi không thể đong, không thể đếm. Công đức vô lượng nghĩa là bất cứ một hành vi nào tốt đẹp, giúp đỡ người khác, vật khác đều không có phân biệt, so đo hay dính mắc vào tham vọng. Dù có lần bạn tôi từng trêu chọc là "tên con gái mới 4 chữ dài dòng, tên con trai chỉ 3 chữ ngắn gọn, vững chắc", nhưng tôi vẫn rất thích cái chữ lót thứ 2 này, cũng như cả cái tên của mình.

Với cái tên Đức, tôi xin được phép trích dẫn cả chữ Hán gốc. Chữ Đức kết hợp từ 3 chữ: sách, trực, tâm. Sách là hành động, trực là ngay thẳng, tâm là tư duy. Vậy Đức nghĩa là hành động, suy nghĩ theo lương tâm của mình, mang lại điều tốt đẹp cho mọi người. Dù có vẻ sâu sắc và dài dòng như vậy, nhưng mẹ tôi chỉ nói đơn giản: Đặt tên Đức là vì chữ Đ nằm ở đầu danh sách lớp nhưng không bị đứng đầu tiên. Do đó làm việc gì cũng được làm trước nhưng sẽ ít bị kêu trả bài (?)


B Ả N N g à y

t ô i

T H Â N s i n h

r a

l à . . .

Tôi vốn không thích xem tử vi, vì tôi cho rằng cuộc sống này vốn rất linh động. Không thể nói trước sự nghiệp hay tính cách của một người chỉ bằng ngày tháng năm sinh. Kết quả mỗi người có được là nhờ một quá trình sống thay đổi liên tục với rất nhiều chọn lựa cần phải quyết định. Do đó muốn có được thành công, không có gì hơn là phải cố gắng hết sức. (Dù vậy cũng hơi buồn khi tử vi nói rằng tôi sẽ làm ăn không được như ý). Tương tự như vậy, tôi cũng không tin có thể chia thế giới 6 tỉ người này thành những nhóm người tương tự nhau chỉ vì họ sinh gần ngày, gần tháng (các cung hoàng đạo). Hoàn cảnh gia đình bố mẹ khác nhau, môi trường giáo dục và sinh sống khác nhau, thậm chí cách nhau cả 1 đại dương thì làm sao tính Dương lịch: tình có thể giống nhau được cơ Ngày 17 tháng 10 năm 1993 chứ?

 m

l ị c h :

Ngày 3 tháng 9 năm Quý Dậu

Năm Quý Dậu, tháng Nhâm Tuất, ngày Tân Mùi, giờ Quý Tỵ Mạng: Kiếm phong kim (vàng chuôi kiếm) Cầm tinh: con gà Xuất tướng tinh: con đười ươi Quái số: số 7 Lượng chỉ: 5 lượng 0 chỉ "Số này hằng ngày chỉ lao lực về đàng công danh tài lợi. Lúc nửa đời cũng có nhiều phen gặp phước lộc; tới già có ngôi Tài Tinh chiếu mạng sẽ đặng an nhàn."

Chòm sao: Thiên Bình (Cán cân) Thần bảo hộ: Hephaestus (Thần Thợ Rèn) Nguyên tố: Không khí, cũng có khuynh hướng thích giao tiếp, không thích tranh luận. Miêu tả: Là những người luôn suy nghĩ đắn đo tất cả những tình huống có khả năng xuất hiện trước khi hành động, có thể đưa ra những phán quyết chính xác để đạt được kết quả hoàn mỹ và là nhà đàm phán tài ba khi nhìn rõ 2 mặt lợi hại của bất kỳ vấn đề nào. Phương thức tư duy: Kỹ xảo giao lưu và khả năng thích ứng với công việc Sự nghiệp và tiền bạc: Giỏi ngoại giao, dễ tính và hợp tác. Tuy nhiên, khó có thể nói Thiên Bình là những người thăng bằng. Trước khi đạt được trạng thái thăng bằng, cái cân phải dao động, đung đưa rất lâu bên này bên kia.

4


B Ả N T h e o

t ô i ,

T H Â N t ô i

l à

5

n g ư ờ i . . .

Ÿ Biết trân trọng tình cảm nhưng luôn làm việc nghiêm túc

Ÿ Sẽ cố gắng hết sức cho mục đích mình đặt ra

ĐIỂM MẠNH

Ÿ Biết rèn luyện và biết sửa chữa những chỗ mình chưa tốt

Ÿ Sẵn sàng nhận lỗi và biết đứng lên sau thất bại

Ÿ Có kỹ năng thuyết trình và giao tiếp

Ÿ Có năng khiếu trong âm nhạc

Ÿ Suy nghĩ kĩ càng khi quyết định

Ÿ Tự tin nên nhiều khi dẫn đến tự cao, tự tôn

Ÿ Không sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người khác khi chưa được thuyết phục

ĐIỂM YẾU

Ÿ Làm việc rất nghiêm túc nên nhiều khi không giữ được tình cảm

Ÿ Không có năng khiếu trong nhiều môn thể thao phổ biến

Ÿ Kém hòa đồng, sống khép kín, hơi nóng tính

Ÿ Hay suy nghĩ và nghiêm trọng hóa vấn đề

Ÿ Coi trọng cái lý và xem nhẹ cái tình


B Ả N T ô i

đ ã

T H Â N t ừ n g

m u ố n

Một vận động viên bơi lội

Dù tay chân tôi không linh hoạt lắm trên cạn, nhưng khi xuống nước lại có thể di chuyển nhanh nhẹn. Lúc còn nhỏ tôi từng dự thi vài cuộc thi bơi lội cấp tỉnh và được giải, nên cũng có kha khá niềm yêu thích đối với môn này. Dù vậy, đến năm 12 tuổi, da tôi bắt đầu trở nên mẫn cảm và dị ứng với nước hồ - vốn nhiều fluour và không sạch sẽ lắm. Sự nghiệp bơi lội của tôi chấm dứt từ đó. Hiện tại, tôi đang bắt đầu trở lại hồ bơi để luyện tập.

6

t r ở

M ộ t

t h à n h . . .

n h ạ c

c ô n g

Do mẹ tôi vốn giỏi piano, từ bé tôi đã làm quen với thứ nhạc cụ này (dù ban đầu khi bị bắt học thì tôi cũng không thích thú lắm). Giờ đây, tôi rất thích những cây đại dương cầm và luôn xem chúng là những cỗ máy kỳ diệu có thể phát ra âm thanh. Lớn lên, tôi làm quen vài nhạc cụ khác (mỗi thứ một chút), nhưng cảm giác gõ lên những phím đàn piano vẫn là tuyệt vời nhất.

Một lập trình viên

Tôi được cho đi học vi tính từ năm 9 tuổi, nhờ đó có vẻ hiểu biết về chuyện này nhiều hơn bạn bè đồng lứa; dẫn đến việc trở thành "gà" cho các thầy cô luyện đi thi Tin học trẻ cấp tỉnh và quốc gia. Dù lúc đầu tôi cũng đạt được vài giải thưởng đáng nhớ, nhưng do không có thời gian cũng như không nhận thấy sự cần thiết để nghiên cứu sâu hơn, từ khi lên phổ thông tôi rớt dần trong những cuộc thi và không tham gia nữa.

Một

kiến

trúc

Tôi bắt đầu yêu thích nghề này từ năm lớp 9, sau khi được tận mắt chứng kiến quá trình thiết kế và xây dựng căn nhà mới (khi đó) mà giờ đây tôi đang ở. Những buổi tối đi học về, tôi được Má Bình dẫn theo đến công ty tư vấn, ngồi xem những mô hình 3D của căn nhà mà người kiến trúc sư khi đó đã dựng lên trong máy tính. Niềm yêu thích nghề này lớn dần khi tôi tìm hiểu sâu hơn, dẫn đến quyết định lớn của tôi khi đó - thi vào trường Đại học Kiến trúc.


B Ả N H i ệ n

T H Â N

n a y

t ô i

7

l à . . .

Một sinh viên Kiến Trúc !

Tôi yêu thích nghề này và mong muốn sẽ sống được bằng chính nó. Tôi quan niệm một sinh viên cần làm tốt những gì mình được giao trước đã rồi hãy tập thử sức với những sân chơi lớn hơn (dù nhiều khi tôi cũng gửi đồ án đã làm của mình đi lên các diễn đàn quốc tế). Do đó tôi luôn đầu tư hết sức có thể cho những đồ án trong trường và ít khi tham gia những hoạt động thi thố khác.

Các đồ án tiêu biểu của tôi


B Ả N H i ệ n

T H Â N

n a y

t ô i

8

l à . . .

Một nhiếp ảnh gia nửa vời

Tôi thích chụp ảnh, tuy nhiên lại ngại đầu tư để mua máy tốt hay ống kính lớn. Do đó, các tác phẩm của tôi tương đối đơn giản và chú trọng vào màu sắc, bố cục. Bởi vì trong số những bức ảnh tôi đã chụp được, chưa có gì đặc biệt hay đáng nói, cho nên tôi không dám nhận mình là nhiếp ảnh gia hay người chụp ảnh. Hy vọng trong tương lai sẽ có thêm kinh phí để đầu tư cho sở thích này.

Một vài bức ảnh tiêu biểu


B Ả N H i ệ n

T H Â N

n a y

t ô i

9

l à . . .

Một nhạc công nửa vời

Tôi từng được một người bạn rủ vào cùng ban nhạc, tuy nhiên do những vướng mắc về thời gian tập luyện và khác biệt về định hướng nên ban nhạc đã tan rã. Các năm trước, tôi còn hay đi dạy thêm piano để kiếm tiền. Tuy nhiên từ năm nay tôi quyết định sẽ không tham gia nữa, mà dành thời gian chú tâm vào việc học hành.

Một người viết văn nửa vời

Tôi thích viết linh tinh về những gì mình nghĩ và cảm thấy, do đó đã lập nên một trang trên Facebook để tìm người chia sẻ (https://www.facebook.com/phodaiduong). Trên đó tôi có post vài bài văn của mình và cũng được ủng hộ. Tháng 7 tôi đã tự in một cuốn sách tổng hợp lại và bán được khoảng 30 bản. Dù cũng thích thú khi được mọi người ủng hộ nhưng tôi cũng hơi sờ sợ vì có khi mình chỉ ảo tưởng là mình viết ổn.

Ngoài ra, tôi cũng rất thích chơi thể thao (dù không xuất sắc), nhất là tập gym, bơi lội và chạy bộ.


B Ả N V à

t ô i

Một

T H Â N m u ố n

kiến

trúc

t r ở

Đây là mục tiêu lớn nhất và trước mắt nhất mà tôi đặt ra: trở thành một kiến trúc sư có thể sống bằng nghề của mình. Trong ảnh là Bjarke Ingels, người đã sáng lập BIG lúc 32 tuổi, 3 năm sau đó trở nên nổi tiếng khắp thế giới với phong cách kiến trúc hiện đại mà tôi rất yêu thích. Dù biết xác suất đạt được thành công như vậy ở Việt Nam dường như là không thể, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức trong khả năng có thể.

10

t h à n h . . .

Một người có thể viết nhạc

Tôi thật sự yêu thích các giai điệu, và hi vọng sẽ có thể viết được 1 bản nhạc hay. Dù nhiều lúc tôi nghĩ tôi cũng đã từng gõ được vài nốt dễ nghe, nhưng chưa bao giờ có thời gian hoàn thiện 1 bản hoàn chỉnh. Trong ảnh là Joe Hisaishi, 1 nhạc sĩ người Nhật Bản chuyên viết nhạc phim. Tôi rất thích sự kết hợp Âu - Á trong âm nhạc của ông, với những âm thanh cổ xưa phương Đông dưới sự thể hiện của nhạc cụ phương Tây. Một nghệ sĩ nữa cũng rất giỏi ở khoản này là Sa Dingding (Nội Mông). Ở Việt Nam có Phạm Duy, Lê Minh Sơn và gần đây là Lê Cát Trọng Lý.

Một người có thể viết văn

Tôi không mong sẽ trở thành nhà văn, vì tôi không yêu thích việc ngồi viết suốt ngày cho lắm. Nhưng tôi mong có thể viết được một thứ văn súc tích nhưng vẫn nhiều cảm xúc. Trong ảnh là Nguyễn Thiên Ngân, một trong những cây bút trẻ mà tôi yêu thích. Tôi theo dõi chị từ khi chị còn viết những bài văn ngắn trên blog, cho đến khi cuốn sách đầu tiên được xuất bản, và bây giờ - khi chị vừa đoạt giải Văn học tuổi 20.

Tôi cũng hiểu mình thật tham lam khi muốn nhiều thứ trong cùng một lúc, và cũng nhận thức được sẽ không có thời gian để theo đuổi tất cả, cũng như tôi chỉ có đủ tài sức để đầu tư cho một lĩnh vực duy nhất. Do đó mục tiêu trở thành một kiến trúc sư luôn luôn là mục tiêu chính nhất, trước mắt nhất cũng như lâu dài nhất mà tôi đặt ra. Nhất định tôi sẽ cố hết sức để có thể bước vào nghề nghiệp đó.


G I A

Đ Ì N H

G i a

n h ỏ

đ ì n h

Má Ba

Má Ba là người lớn nhất trong gia đình, là chị của mẹ tôi và là con thứ hai của ông bà ngoại (con cả là cậu Hai). Má Ba vốn là Hiệu trưởng một trường Mẫu giáo, bây giờ đã về hưu. Má không có gia đình riêng và ở với ba mẹ tôi từ khi tôi còn bé. Má thích thêu tranh chữ thập và nghe kinh Phật. Má rất thương cháu và hay nấu những món ngon mỗi khi tôi về quê. Đối với tôi Má giống như một người Bà vậy. Má thích kể những câu chuyện ngày xưa cho chúng tôi nghe (tôi và các anh em họ). Một vài chuyện rất hay và tôi nghĩ có thể viết lại thành truyện ngắn.

c ủ a

11

t ô i

g ồ m

Má Bình

c ó

Má Bình là con thứ tư của ông bà ngoại, do Má không thích được kêu bằng thứ tự nên bảo tôi gọi tên cho dễ. Má cũng độc thân và sống với chúng tôi từ trước. Má Bình là một doanh nhân thành đạt, do chán làm việc nên đã nghỉ hưu sớm. Má thích trồng cây, nuôi cá và đọc rất nhiều sách. Khi tôi đang học năm 2 Đại học, má đột nhiên bị tai biến và qua đời chỉ 3 ngày sau đó. Dù lúc đó cả gia đình tôi rất buồn, nhưng má Ba và mẹ vẫn hay nói rằng: má Bình đã lựa chọn cách ra đi thanh thản, giống như lời má vẫn nói khi còn sống, sợ về già lú lẫn, bệnh hoạn làm khổ cho con cháu.

5

n g ư ờ i . . .

Tôi

Tôi là con duy nhất của bố mẹ, và cũng là cháu ngoại duy nhất của ông bà ngoại. Tôi được cả 2 má và bố mẹ yêu thương, tuy nhiên vẫn được dạy dỗ rất nghiêm khắc. Khi còn bé, có lần do không nghe lời, tôi đã bị cả 3 bà thi nhau đánh vào mông.

Mẹ

Mẹ tôi là con gái Út (thứ tám) của ông bà ngoại. Mẹ vốn là một giáo viên tiếng Anh, giờ đã nghỉ dạy để lo việc làm ăn của gia đình. Mẹ thích uống cafe, nghe nhạc và chơi đàn piano. Do mẹ hay lo lắng chuyện tương lai nên bị bố tôi đặt biệt danh là "bà Tám tới". Cả mẹ và 2 má vốn là người gốc Hà Nội, do lưu lạc nên đã di cư xuống miền Nam sinh sống, tại đây mẹ đã gặp được bố tôi. Giờ đây dù ông bà Ngoại vẫn nói giọng Hà Nội, nhưng cả má Ba và mẹ đều nói giọng miền Tây.

Bố

Bố tôi là con cả của ông bà nội, dù không bảo thủ nhưng lại thích kể những cái hay, cái tốt của ngày xưa. Do đó bị mẹ tôi trêu là "ông Hai hồi". Ông vừa là doanh nhân vừa là thầy giáo. Bố tôi rất nghiêm khắc nhưng cũng không cấm đoán tôi nhiều lắm. Ngày còn trẻ ông từng là vận động viên có tiếng, nhưng tôi lại không giỏi khoản thể thao. Cũng vì vậy mà khi đi học, tôi hay bị các thầy cô Thể dục "chiếu tướng" sau khi họ gặp bố và nhận ra người quen.

Mỗi người trong gia đình tôi có những tính cách và sở thích rất khác biệt, tuy nhiên đều rất gắn bó và yêu thương lẫn nhau, có điều gì cũng đều tâm sự cho nhau, không hề vụ lợi hay tính toán. Dù tôi đã mất đi một người trong gia đình thân thương đó, nhưng điều đó đã giúp cho tôi thêm động lực để học tập và làm việc, giúp cho mọi người được an tâm và tự hào về tôi.


G I A V ề

t ử

Đ Ì N H v i

v à

t í n h

Tí Hợi

12

c á c h

Sửu

Tuất

Dần

Dậu

Mẹo

Thìn

Thân Mùi

Ngọ

Tỵ

Theo quy tắc "Tam hợp, tứ hành xung", tôi tuổi Dậu nên hợp với những người tuổi Tỵ (má Ba và Mẹ). Trong khi đó, má Bình tuổi Mùi thì lại xung khắc với Bố tuổi Thìn, tuy nhiên do 2 tuổi này không nằm đối diện nhau nên sự xung khắc đó không lớn. Nhờ vậy gia đình tôi trước giờ đều rất yên ấm, không có mâu thuẫn hay cãi vả xảy ra.

Theo cung hoàng đạo, cả tôi và má Ba (cung Thiên Bình) và mẹ (cung Bạch Dương) đều thuộc nhóm thủ lĩnh. Tuy nhiên do Thiên Bình thuộc Khí còn Bạch Dương thuộc Lửa nên tạo ra cặp cung trái ngược - dễ thu hút nhau nhưng khó hòa hợp với nhau. Tương tự, má Bình (cung Sư Tử) và bố (cung Kim Ngưu) cũng thuộc cùng nhóm kiên định nhưng lại không phải cặp cung khắc (Lửa - Đất). Ngẫm lại, tôi nhận thấy đặc trưng của những cung hoàng đạo cũng có vài điểm đúng. Tính cách má Ba rất hay do dự giống với đặc điểm cung Thiên Bình. Mẹ lại rất quyết đoán nhưng nhiều khi hơi có phần hấp tấp (Bạch Dương). Má Bình mạnh mẽ và lúc nào cũng là người lãnh đạo (cung Sư tử). Bố từ tốn nhưng chắc chắn, vững vàng (Kim Ngưu).


Q U Ê N ơ i

t ô i

H Ư Ơ N G s i n h

r a

13

l à . . .

Tôi được sinh ra ở Long Xuyên - thành phố của tỉnh An Giang (ngày xưa nó vẫn còn là thị xã). Nằm bên bờ sông Hậu với rất nhiều kênh rạch, ấn tượng của nơi này để lại cho tôi luôn luôn là những khung cảnh rộng bao la và mênh mang sông nước, gió lồng lộng mát mẻ. Ngày tôi còn bé, thành phố vẫn hay bị ngập mỗi khi mùa lũ đến, người ta thậm chí còn đem xuồng ra phố chở xe máy vào nhà. Dù nhiều khi cũng vất vả nhưng con người nơi đây lúc nào cũng lạc quan, vui vẻ, có lẽ một phần cũng là nhờ khung cảnh yên bình xung quanh. Mỗi khi về quê, tôi thích chạy xe máy ra ngoại ô thành phố, về phía Tây có thể nhìn thấy nhiều đồi núi, phía Đông lại gặp được nhiều ruộng đồng. Lên trên cao nhìn về đường chân trời xanh mướt, có thể thấy lấp ló dãy Thất Sơn trùng điệp. Ánh sáng lúc nào cũng chan hòa, bầu trời lúc nào cũng rộng mở. Nơi này dù đơn giản, con người dù dân dã, cảnh vật dù bình thường, nhưng lại là nơi gắn bó nhiều nhất với tuổi thơ tôi, với một quyền năng thần kì: mang đến cho tôi sự bình yên mà không nơi nào có thể làm được. Mặc dù tôi không có ý định sẽ sống ở đây cả đời, do những mơ ước và tham vọng của tuổi trẻ luôn hướng về nơi đô thị đông đúc, nhưng tôi vẫn nhận thức được rằng không nơi nào hiểu tôi bằng ở đây, cũng như không đâu tôi biết rõ mình bằng ở thành phố này. Tôi không quá tự hào về Long Xuyên vì tôi biết nó còn nhiều điều chưa tốt, nhưng trong tôi sẽ luôn có một phần hướng về đây, nơi tôi đã chôn nhau cắt rốn. Và nhất định một ngày nào đó, tôi sẽ báo đáp lại cho quê hương của mình.


14

Phần 2:

CĂN N H À

H i ệ n t ại và Tương l ai


C Ă N V ề

c ả m

N H À n h ậ n

c ủ a

15 t ô i

v ề

c ă n

n h à

m à

t ô i

đ a n g

ở . . .

Đến khi làm bài tập này thì tôi mới nhận ra rằng: mình chưa bao giờ chụp được một ảnh tử tế của ngôi nhà đang ở. Chỉ toàn những hình linh tinh chụp những thứ bé nhỏ. Nằm ở một khu dân cư vắng người và xa đường lớn, so với các nhà xung quanh, căn nhà này không to lớn, không hoành tráng hay nổi bật lắm. Tuy nhiên lại có những gốc riêng mà tôi rất thích. Người kiến trúc sư đã bố trí cửa sổ và cửa đi rất hay, giúp cho căn nhà lúc nào cũng lộng gió. Ảnh ở trang trước là một mảng kính lớn đặt ngay phòng khách, đối diện bộ ghế. Bên trong mảng kính là một ngăn kệ bằng gỗ, độ dày bằng với bức tường, trên đó đặt những thứ linh tinh mà mọi người trong nhà đem về sau những chuyến du lịch. Bên ngoài mảng kính là dây leo xanh tốt, giúp cho phòng khách luôn lấp lánh ánh sáng nhưng không hề chói và nóng. Nhìn ra ngoài vườn có một ao cá nhỏ, bên cạnh trồng nhiều loại hoa. Bức tường đối diện cửa chính treo những bức tranh thêu của má Ba, cạnh bên là cầu thang ốp đá, khi bước đi chân sẽ chạm lên phiến đá xanh lạnh ngắt, hay tạo cho tôi cảm giác tê tê thích thú. Bước lên cầu thang, nhìn về tay trái là phòng khách, tay phải là bếp với nhiều chai lọ lỉnh kỉnh. Chiến bàn ăn hình chữ nhật đặt ở giữa phòng, phía trên là đèn chụp có hình dáng giống chiếc lồng bàn bằng vải. Má Bình thích chữ Tâm nên đã nhờ người thợ xây khảm một bức tranh bằng gạch vụn ngay cạnh bàn ăn, nền màu xanh lơ, chữ Tâm màu trắng. Không gian từ trong ra ngoài xuyên suốt một mạch, chỉ cần bước vào nhà đã thấy bóng dáng người đang nấu ăn trong bếp. Đứng yên lại có thể nghe thấy tiếng cá đớp mồi, tiếng gió thổi lá cây, tiếng radio nhè nhẹ; nhìn thấy ánh vàng của nắng, màu kem của tường, màu trắng sáng của trần nhà, màu đá xanh của sàn và cầu thang; ngửi thấy mùi ẩm mốc của đất, mùi gạo vo nhẹ nhàng, mùi sơn gỗ thoang thoảng, mùi cỏ cây tươi mới. Ngẫm lại, tôi yêu nơi này cũng chỉ vì những thứ như thế. Ở Sài Gòn quá lâu làm người ta cảm thấy mệt mỏi với sự ồn ào, mong muốn trở về căn nhà cũ, chọn một cuốn sách cũ, an vị lên một chiếc ghế bành, dần dần chìm vào không gian trong sách. Hoàn toàn yên bình, hoàn toàn an nhiên.


C Ă N V ề

k i ế n

N H À t r ú c

c ủ a

16 c ă n

n h à

m à

t ô i

đ a n g

ở . . .

Đây là những hình ảnh tôi chụp lại từ bản thiết kế gốc. Căn nhà xoay về hướng Nam - Đông Nam và nằm trong một khu dân cư biệt lập. Có thể nhận thấy kiến trúc của nó rất bình thường, mặc dù lúc nó mới được xây xong (năm tôi 14 tuổi), tôi đã cảm thấy rất thích thú và rất hạnh phúc khi được ở trong căn nhà như thế. Bỏ qua những cảm xúc linh tinh của bản thân, tôi có thể nhận thấy ngôi nhà có rất nhiều thứ không ổn. Nhà vệ sinh cho khách đặt ở ngay đầu cầu thang đi lên và lại ngay tại trung tâm nhà. Thang lên tầng thượng quá nhỏ nên mỗi lần mẹ tôi phơi đồ cũng rất mệt mỏi. Phòng Sinh hoạt chung và phòng thờ trong bản vẽ được đổi chỗ cho nhau. Tuy nhiên, sau khi má Bình mất, phòng Sinh hoạt chung lại được chia ra làm 2 để làm phòng thờ, do mỗi ngày má Ba đều phải thắp nhang nên nếu để bàn thờ trên tầng thượng thì đi lên rất mệt mỏi. Tôi đã làm một kệ gỗ rất cao ở giữa - vừa để phân chia không gian, vừa lặp lại hình thức trang trí của tầng dưới. Các phòng ngủ đều mát mẻ nhưng nhà vệ sinh lại rất nhỏ và hơi bí. Không gian nhìn chung thoáng mát nhưng chưa được rộng rãi, chưa thể hiện được hết ý đồ của gia chủ và người thiết kế.


C Ă N

N H À

V ề

t h ủ y

p h o n g

c ủ a

17 c ă n

n h à

m à

t ô i

đ a n g

ở . . .

Năm 2006, bố tôi đã đi nhờ người tư vấn, bằng cách chọn quẻ theo năm sinh (chấn, tốn, khảm, ly, càn, khôn, cấn, đoài,...), họ nói với bố tuổi bố và mọi người trong nhà đa phần thuộc Đông tứ mệnh; do đó bố đã chọn mua khu đất xoay về hướng Đông Nam. Bản thân tôi trước giờ không tin rằng chỉ thay đổi hướng nhà thì sẽ thay đổi được những thứ như vận mệnh, số phận, làm ăn thành đạt.. mà còn phải phụ thuộc vào môi trường, vào cách sống. Nhưng rất may vì hướng nhà này là một trong những hướng tốt, nên nhìn chung, căn nhà sau khi xây xong rất mát mẻ và thoải mái, mặc dù mùa mưa nước tạt vào mặt tiền rất nhiều, có khi tràn cả vào bên trong. Tại phòng khách, bộ bàn ghế được đặt dựa vào tường, nhìn ra không gian sân vườn bên ngoài. Không gian hành Hỏa như góc xéo dưới cầu thang được bố trí thành một tiểu cảnh với đèn chiếu sáng. Về màu sắc và vật liệu, ngôi nhà sử dụng nhiều vật dụng và trang trí bằng gỗ (hành Mộc). Do nhiều người trong nhà có mạng Kim nên đã được tư vấn đặt gương, hồ cá để tạo ra hành Thủy - giảm bớt sự xung khắc của Mộc và Kim. Căn bếp được đặt ở hướng Tây (theo Tây Tứ mệnh), nhìn sang phía Đông để hợp tuổi gia chủ. Giường ngủ của bố mẹ tôi cũng được đặt theo trục tọa Tây hướng Đông. Tuy nhiên, phòng ngủ bố mẹ lại đặt đè lên bếp.


C Ă N V ề

k i ế n

N H À t r ú c

c ủ a

Một số ảnh chụp bằng điện thoại (Tết 2014)

18 c ă n

n h à

m à

t ô i

đ a n g

ở . . .


C Ă N . . .

m à

N H À t ô i

m ơ

19

ư ớ c

Tôi không cho rằng chúng ta có thể tưởng tượng hoặc mơ ước đến một căn nhà một cách dễ dàng hoặc thoải mái. Rõ ràng một căn nhà "ở được" đòi hỏi rất nhiều yếu tố kèm cặp. Bản thân là người thiết kế, việc suy nghĩ căn nhà của mình sẽ như thế nào lại càng khó khăn hơn, vì nó vừa phải thỏa mãn cả sở thích và nhu cầu khó tính của bản thân, vừa phải đáp ứng yêu cầu công năng sử dụng và đặc trưng của vị trí xây dựng (mà tôi vẫn chưa quyết định được). Dù nói vậy, nhưng tôi cũng đã có những tưởng tượng trong đầu, dù chỉ mơ hồ và thiên về cảm tính. Tôi sẽ ở trong một căn nhà thấp và có sân vườn bao quanh. Nền nhà cao, sạch sẽ, lót gạch bông. Tường màu vàng ấm áp, xen kẻ những khoảng mở ra sân vườn, có khoảng là cửa gỗ, có khoảng là lam. Nhìn ra sẽ thấy dây leo xen màu nắng. Không gian các phòng chung như phòng thờ, phòng khách, phòng ăn, phòng sinh hoạt sẽ được liên thông nhau, tạo cảm giác rộng rãi. Các phòng ngủ có cửa sổ ở hai bên, nhìn ra sẽ thấy vườn cây cối, phía bên kia là các phòng công cộng. Buổi sáng thức dậy có thể thấy ánh nắng chiếu vào phòng. Cả căn nhà được nối với nhau bằng hành lang, chạy xung quanh một sân trong ở giữa. Sử dụng kết cấu hiện đại, kiến trúc trơn tru đơn giản, chú trọng về ánh sáng và góc nhìn; tuy nhiên đồ nội thất phải tinh xảo; các chi tiết hoa văn trên cửa, trên kệ, trên hệ lam phải chọn lọc kỹ càng. Tất nhiên, mỗi một thời điểm người ta sẽ có những mong muốn khác nhau. Cách đây 2 năm khi làm đồ án biệt thự, tôi còn thích thú đến những căn nhà hiện đại, độc đáo nên chưa từng thử phong cách này vào đồ án. Tôi cũng hiểu được rằng để hiện thực hóa ý tưởng đó không phải đơn giản. Liệu nó có phù hợp với nơi nó sẽ được xây dựng hay không, liệu nó có hợp lý trong môi trường thành thị hay không, liệu kiểu nhà đó có gì chưa đáp ứng được tiện nghi cuộc sống hiện đại? Đó là những điều tôi luôn băn khoăn nhưng chưa bao giờ có thể suy nghĩ thấu đáo. Tuy nhiên, nếu đặt cảm tính lên hàng đầu như đề bài đã cho (căn nhà mơ ước), tôi nghĩ tôi có thể thoải mái trình bày ý tưởng có vẻ lỗi thời đó. Những hình ảnh trên đây có một số là sưu tầm, có một số là tôi chụp lại từ chuyến đi Hội An bằng dịch vụ homestay (ở chung với gia chủ). Tôi có một niềm yêu thích với các căn nhà cổ, vì chỉ cần nhìn vào chúng là có thể cảm nhận được những câu chuyện đã qua, có thể ngửi được mùi thời gian để lại trên từng thớ gỗ. Nói vậy không có nghĩa tôi cho rằng những công trình mới không có hồn, tôi hoàn toàn yêu thích và luôn muốn học hỏi kiến trúc đương đại. Riêng đối với những căn nhà ở, tôi nghĩ cái cảm giác, không khí mà nó mang lại quan trọng hơn hiệu ứng thị giác, công nghệ xây dựng hay kỹ thuật vi tính rất nhiều. Và việc người kiến trúc sư có thể đưa "câu chuyện" vào một công trình xây mới như thế nào, đối với tôi vẫn là một thách thức rất khó.


C Ă N . . .

m à

N H À t ô i

m ơ

20

ư ớ c

Những hình ảnh này là tôi chụp lại từ ngôi biệt thự 110 - 112 Võ Văn Tần (TpHCM) đang được rao bán. Dù có vẻ lạnh lẽo (do hiện tại không có người ở) nhưng cách trang trí rất tinh tế, không gian sang trọng nhưng không quá hào nhoáng, vừa tạo cho người xem cảm giác thích thú, vừa có cảm giác thân thiện. Khi nào có được đủ tài vài tầm, tôi sẽ tìm cách hiện đại hóa phong cách này cho căn nhà của mình; sẽ tạo ra một kiến trúc vừa gần gũi, vừa hiện đại. Trong căn nhà "mơ ước", tôi muốn các không gian sinh hoạt sẽ thật thân thiết. Có những khoảng cho má và mẹ tôi ngồi thư giãn, thêu thùa hay nhặt rau. Có khoảng để bố tôi nằm đọc báo. Tất cả đều gần nhau và liên thông nhau trên cùng một mặt phẳng. Như một căn nhà quê nhưng vẫn hiện đại và sạch sẽ. Là chốn để bố, mẹ và má tôi nghỉ ngơi sau khi về hưu, và cũng là nơi cho tôi cảm thấy bình yên mỗi khi trở về. Đi đến những vùng đất khác nhau trên đất nước này mang đến cho tôi những trải nghiệm mới mẻ. Mỗi một nơi có những cách sống khác nhau, những câu chuyện khác nhau. Khi đi chụp ảnh, tôi dễ có cảm tình với những chi tiết nhỏ - như một cánh cửa, một bức tường,.. - hơn là cả một công trình trọn vẹn. Chỉ có chúng mới phản ánh được sở thích và cái tâm của người gia chủ - cũng như người thiết kế và người thợ xây đối với sản phẩm của mình. Một căn nhà hoành tráng, to lớn nhưng không có gì đặc biệt sẽ trở nên quá khổ, thô kệch. Một căn nhà nhỏ nhưng đầu tư kỹ càng sẽ hấp dẫn và sinh động. Quan điểm đó dẫn tới việc tôi hay tham lam chi tiết trong các đồ án mình thiết kế. Một mặt, tôi vừa muốn vận dụng kiến trúc dân tộc để đem đến những hình thức mộc mạc, tinh tế. Mặt khác, tôi lại muốn tìm hiểu công nghệ xây dựng vi tính hiện đại để có thể nắm bắt xu hướng kịp thời. Có lần tôi đã rất thích thú với một quán cafe trên sườn đồi ở Đà Lạt. Dưới lớp ngói giả và tường gỗ mộc mạc là cả một hệ khung thép chắc chắn được ngụy trang khéo léo. Việc làm "đồ giả" như vậy đối với công trình lớn có vẻ không đúng vì hình thức và tốn kém, nhưng với các không gian nhỏ cần sự tinh tế mà vẫn muốn vững chắc thì lại là một lựa chọn đáng quan tâm. Với tất cả những kiến thức và định hướng sẵn có, hi vọng đến một lúc nào đó tôi có đủ khả năng để kết hợp tất cả, để tạo ra một căn nhà "đáng mơ ước", đúng như trí tưởng tượng của tôi.


21

Phần 3:

KIẾ N TR Ú C VÀ MÔN H ỌC

Đồ án nhà sản xuất công nghiệp (2014)


K I Ế N Q u a n

đ i ể m

T R Ú C . . . c ủ a

t ô i

Đồ án trường cao đẳng văn hóa (2014)

v ề

k i ế n

22 t r ú c

Đồ án cafe sách (2012)

Đối với tôi, niềm yêu thích kiến trúc bắt nguồn từ việc được theo dõi quá trình 1 căn nhà từ trong bản vẽ bước ra thực tế, sự hoàn thiện từng chi tiết kết cấu, điện nước và trang trí. Tôi thích nhìn nhận kiến trúc như một lĩnh vực thực tế của cuộc sống, nghĩa là một bản vẽ phải đáp ứng yêu cầu: xây dựng được, sử dụng được. Bên cạnh đó, hình thức và độ độc đáo, mới lạ của kiến trúc đối với tôi cũng là một điều rất hấp dẫn. Tuy nhiên, khi tạo nên một hình khối mới, tôi hay thiên về lý tính - nghĩa là hình khối này hiệu quả ra sao, phương pháp xây dựng ra sao - nhiều hơn là vẻ đẹp của nó. Chính vì thế, tôi thích xem kiến trúc sư như một nhà khoa học hơn một nhà nghệ thuật, và ít có cảm tình với những ý tưởng kiến trúc thiên về cảm xúc viển vong. Tôi cho rằng một công trình, từ mặt bằng đến mặt cắt, đều nên xuất phát từ những nghiên cứu khoa học kỹ càng. Khoa học về kết cấu, vật lý, sinh khí hậu, kỹ thuật cũng như khoa học về hiệu ứng thị giác, cảm nhận chủ quan. Với quan điểm đó, hầu hết thời gian tôi dành cho kiến trúc đều chỉ để tìm những phương pháp nghiên cứu mới (như biểu đồ phân bố ánh sáng, cách so sánh giải pháp bố trí mặt bằng,...). Điều này giúp tôi có khả năng lý luận tương đối, nhưng nhiều khi lại hạn chế về mặt ý tưởng - do đó tôi tự nhận xét mình yếu hơn người khác trong các đồ án thiết kế nhanh hay các cuộc thi "lên concept". Về cảm xúc lãng mạn trong kiến trúc, tôi nghĩ nên đặt nó vào công việc bố trí chi tiết từng không gian hơn là khi đang làm việc với tổng thể công trình). Nghĩa là chỉ lãng mạn ở những gì liên quan trực tiếp đến cảm nhận của người sử dụng - những yếu tố mà họ chạm vào được, nhìn thấy được. Đó có thể là một bức tường, một chiếc kệ, một sàn nhà lót gạch hoa, một lan can sắt. Tôi cho rằng một công trình kiến trúc thực tế nên đơn giản ở tổng thể, kỹ càng trong chi tiết. Nếu đi ngược lại sẽ trở nên hình thức, thô kệch.


K I Ế N Q u a n

đ i ể m

T R Ú C . . . c ủ a

t ô i

v ề

k i ế n

23 t r ú c

Dù quan điểm cá nhân của tôi là vậy, nhưng tất nhiên do bản thân vẫn còn là sinh viên, chưa được cọ xát với thực tế công việc nhiều, nên tôi vẫn còn rất nhiều phân vân về nghề nghiệp này. Một số anh chị hay thầy cô vẫn hay khuyến khích chúng tôi "nghĩ khác đi", nghĩa là coi trọng yếu tố ý tưởng và ý nghĩa xã hội của công trình. Số khác thực tế hơn, gói gọn phạm vi làm việc lại chỉ còn 2 bên: chủ đầu tư và kiến trúc sư. Bản thân tôi vì thế nên dù có nhiều chính kiến riêng nhưng chưa dám thể hiện dứt khoát. Tuy nhiên, tôi nghĩ nên nhìn nhận sự việc qua nhiều chiều khác nhau, và quan trọng là không được đặt ý kiến của riêng mình lên trên của người khác mà chưa tìm hiểu kỹ càng nguyên do. Do đó, tôi thích làm việc với chỉ một thầy (hoặc cô) hướng dẫn ở mỗi đồ án, thay vì đem bài của mình đi hỏi ý kiến của nhiều người khác nhau. Sau này, nếu có thể được làm đúng nghề của mình, tôi hi vọng sẽ có đủ thời gian, kiến thức và tâm huyết để đầu tư cho mỗi công trình được hết giá trị mà nó nên có (mặc dù việc đi theo lĩnh vực thiết kế cao tầng đối với tôi cũng rất hấp dẫn). Chỉ sợ một lúc nào đó tôi sẽ vô tình đi chệch hướng khỏi nghề nghiệp này, hoặc bỏ qua một cơ hội đáng giá. Do đó tôi tự nhủ phải cố gắng hết sức chính từ lúc còn đi học, chí ít cũng để lại với các thầy cô hướng dẫn cũng như những đồ án mình đã làm một chút gì đó ấn tượng. Hình phía trên là một số diagram so sánh các cách bố trí không gian làm việc trong cao ốc văn phòng, từ đó chấm điểm và chọn ra hình thức hợp lý nhất, dựa trên 4 yếu tố: yêu cầu công việc, mật độ giao thông, ánh sáng và liên hệ của nó đến các công việc khác. Tiếp theo là so sánh cách bố trí cao ốc trong đô thị để đạt được hiệu quả ánh sáng hiệu quả nhất. Phương pháp này gần giống như "Truy hồi - Quy nạp" trong toán học, nghĩa là tìm ra phần tử cần tìm dựa theo quan hệ của nó với các phần tử xung quanh, nhưng đơn giản hơn. Nếu áp dụng được phương pháp này vào bố trí mặt bằng kiến trúc, tôi nghĩ sẽ có thể đạt được giải pháp tốt nhất.


. . . V À Q u a n

đ i ể m

M Ô N c ủ a

t ô i

v ề

H Ọ C p h o n g

t h ủ y

24 v à

m ô n

h ọ c

Trước khi học môn này, tôi chưa bao giờ nghiên cứu phong thủy kỹ càng. Chỉ biết sơ qua nó là một ngành "khoa học Á Đông" cổ xưa, chuyên nghiên cứu những yếu tố thiên nhiên dưới một cái nhìn "có vẻ tâm linh", nhưng thực tế rất suy vật và lý tính. Tôi cũng đã từng tiếp xúc với phong thủy kiến trúc qua những việc như: nghe thầy giải thích về cách bố trí kinh thành Huế, về cách bố trí nhà cửa, về Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước... cũng như "bốn phương tám hướng", trạch cát... qua môn Cơ sở văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên chỉ là cái nhìn sơ qua, chưa từng hiểu rõ nguồn gốc, lý do; và cũng chưa từng ứng dụng nên đã quên mất ít nhiều. Trong đời thực, tôi cũng từng được nghe người này người kia bảo rằng, mua con này con kia để vào nhà sẽ tốt cho phong thủy, để bồn cá treo màn tranh để tránh khí xấu... Tất nhiên, do bản tính khó khăn của tôi nên những thứ không lý do đó ít khi nào tôi tin tưởng. Do đó, tóm lại, phong thủy đối với tôi vẫn là một lĩnh vực khó và thần bí. Tôi đã được làm quen với rất nhiều cách tính toán khoa học của phương Tây từ bé đến lớn, nhưng khoa học phương Đông thì lại có vẻ mù mịt. Đó cũng là lí do mà tôi đăng ký học môn này, vừa để bổ sung kiến thức, vừa để hiểu rõ những điều trên mà tôi thắc mắc. Tôi không có ý định trở thành một chuyên gia phong thủy, nhưng tôi nghĩ môn học này cũng rất hay và rất cần thiết, vì phong thủy vẫn luôn là một yếu tố quan trọng cho việc hành nghề kiến trúc thực tế. Bên cạnh đó, việc có thể kết hợp văn hóa phương Đông và công nghệ phương Tây trong kiến trúc luôn là điều mà tôi muốn hướng tới. Câu hỏi mà đến giờ tôi vẫn cố gắng giải đáp là: cái gì có thể kết hợp được, cái gì không nên đụng vào, cũng như thế nào là tạo nên kiến trúc mới, thế nào là lặp lại kiến trúc cũ. Tôi từng hỏi nhiều thầy cô về vấn đề này nhưng mỗi người đều có một quan điểm khác nhau và không rõ ràng cho lắm. Có người thiên về hình thức, có người thiên về không gian. Riêng tôi lại cho rằng cần phải tìm ra cái thần thái, cái cảm giác của Việt Nam, từ đó đặt vào bối cảnh hiện đại, giống như kiến trúc Nhật Bản đã làm được. Nhưng cái thần đó là gì tôi vẫn chưa chắc chắn. Hi vọng qua môn học chuyên sâu này, tôi có thể tìm thấy yếu tố quan trọng đó.


25

Phần 4:

KẾ T LU ẬN

Tôi là Nguyễn Bình Vĩnh Đức, 21 tuổi. Hiện tại, tôi là một sinh viên kiến trúc với mơ ước sẽ làm được nghề của mình, sẽ đủ điều kiện kinh tế để giúp mọi người trong gia đình tôi được an nhàn khi về già. Tôi yêu thích kiến trúc thực tế và thích xem mọi thứ dưới cái nhìn lý tính rõ ràng. Mong muốn nghề nghiệp của tôi là sẽ tìm được cách kết hợp giữa thần thái phương Việt Nam và công nghệ phương Tây. Con đường đang chờ đợi tôi phía trước còn rất dài và sẽ có nhiều biến đổi bất ngờ đang chờ đợi. Tôi biết không có gì là chắc chắn, tuy nhiên tôi sẽ luôn cố gắng hết sức trong mọi công việc cần thiết và mọi nhiệm vụ được giao để đạt được mong muốn của mình.


SVTH: Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659

BÀI TẬP 2: THIẾT KẾ NGÔI NHÀ THEO PHONG THỦY


27 PHẦN 1: CƠ SỞ DỮ LIỆU THIẾT KẾ I. CƠ CẤU GIA ĐÌNH - MỆNH TRẠCH - Nhân khẩu - nhân lực - mệnh quái: gia đình bao gồm 4 người + Bố: Nguyễn Văn Kỳ Trân. Ngày sinh: 28/5/1964 Nhằm ngày Đinh Sửu, tháng Kỷ Tỵ, năm Giáp Thìn. Mệnh quái Li (Đông tứ trạch) Mệnh niên Hỏa (Lửa ngọn đèn). + Mẹ: Nguyễn Thanh Nguyệt. Ngày sinh: 22/3/1965 Nhằm ngày Ất Hợi, tháng Kỷ Mão, năm Ất Tỵ. Mệnh quái Đoài (Tây tứ trạch). Mệnh niên Hỏa (Lửa ngọn đèn). + Dì: Nguyễn Thanh Yến. Ngày sinh: 5/5/1953 Nhằm ngày Bính Thìn, tháng Bính Thìn, năm Quý Tỵ. Mệnh quái Tốn (Đông tứ trạch). Mệnh niên Thủy (Nước giữa sông). + Con trai: Nguyễn Bình Vĩnh Đức. Ngày sinh: 17/10/1993 Nhằm ngày Tân Mùi, tháng Nhâm Tuất, năm Quý Dậu. Mệnh quái Đoài (Tây tứ trạch). Mệnh niên Kim (Sắt mũi kiếm). - Tính toán phong thủy chủ yếu theo Bố (chủ gia đình): Li trạch. Bản đồ trạch quẻ đơn giản như sau: Kỵ Kỵ

Trong đó: + Sinh khí: Cát nhất + Thiên y: Cát vừa + Phúc đức: Cát vừa + Phục vị: Cát + Tuyệt mệnh: Hung nhất + Ngũ quỷ: Hung vừa + Lục sát: Hung vừa + Họa hại: Hung


28 PHẦN 1: CƠ SỞ DỮ LIỆU THIẾT KẾ II. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ NGÔI NHÀ: - Ngôi nhà nằm ở số 8-9B6 đường Nguyễn Đức Cảnh, trong khu dân cư Xẻo Trôm ở ngoại ô thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang. o o - Khí hậu của khu vực: Hướng gió chính: Tây Nam (mùa mưa), Đông Bắc (mùa khô). Nhiệt độ trung bình mùa nóng 34 C, mùa lạnh 20 C. Lượng mưa nhiều, độ ẩm cao. Số giờ nắng đạt kỷ lục cả nước. - Cảnh quan: nhiều cây cối, đồng ruộng, kênh rạch, ở cạnh công viên, gần chợ và trường học. Mật độ dân cư từ thấp đến trung bình. - Hướng nhà chính: Nam - Đông Nam. - Về phong thủy: Khu đất nằm bên trái dòng chảy, không nằm trong vùng tụ khí của con kênh. Tuy nhiên có thế trước thấp sau cao là cát, 2 bên có đồng ruộng và công viên là 2 cánh tay hứng gió đến. Trước mặt là đường nhỏ có lượng xe cộ lưu thông thấp, không bị tạt khí. Cảnh quan bình an, yên tĩnh, nhiều cây cối và không bị ô nhiễm.

Hướng nước chảy

Gò đất cao

Vùng tụ khí (cây cối rậm rạp)

Gò đất cao

Công viên Đồng ruộng Chợ


29 PHẦN 1: CƠ SỞ DỮ LIỆU THIẾT KẾ III. HUYỀN KHÔNG - PHI TINH - Theo Huyền không - Phi tinh, vũ trụ luôn vận động và biến đổi không ngừng, do đó các trường khí trên mặt đất chịu sự ảnh hưởng của các ngôi sao, tác động đến quá trình dẫn khí vào nhà. - Chúng ta đang sống ở Tiểu vận 8 (Bát bạch thổ tinh) thuộc Hạ nguyên. Sao số 8 vào trung tâm, ta có Cửu tinh đồ vận 8 như sau: 4

9

2

7

3

5

3

5

7

6

8

1

8

1

6

2

4

9

- Giả sử việc sửa chữa - cải tạo căn nhà sẽ xảy ra vào năm 2015 (tức năm Ất Mùi), khi đó sao số 3 sẽ vào trung tâm của Cửu tinh đồ. Mặt khác, gia chủ là đàn ông nên các sao sẽ bay thuận (vận hành tiến). Từ đó, ta có Cửu tinh đồ cơ bản năm Ất Mùi 2015 như sau:

4

9

2

2

7

9

3

5

7

1

3

5

8

1

6

6

8

4

- Các Cửu tinh đồ này sẽ là cơ sở cho việc bố trí các cửa đi ở phần sau.


30 PHẦN 1: CƠ SỞ DỮ LIỆU THIẾT KẾ IV. HÌNH ẢNH HIỆN TRẠNG NHÀ

PHÒNG KHÁCH:

BẾP:

MẶT BẰNG TRỆT TL1/200


31 PHẦN 1: CƠ SỞ DỮ LIỆU THIẾT KẾ IV. HÌNH ẢNH HIỆN TRẠNG NHÀ

SÂN VƯỜN

PHÒNG NGỦ DÌ

MẶT BẰNG TRỆT TL1/200


32 PHẦN 1: CƠ SỞ DỮ LIỆU THIẾT KẾ IV. HÌNH ẢNH HIỆN TRẠNG NHÀ

PHÒNG SINH HOẠT CHUNG

PHÒNG THỜ

MẶT BẰNG LẦU 1 TL1/200


33 PHẦN 1: CƠ SỞ DỮ LIỆU THIẾT KẾ IV. HÌNH ẢNH HIỆN TRẠNG NHÀ

PHÒNG NGỦ BỐ MẸ

PHÒNG NGỦ CON

MẶT BẰNG LẦU 1 TL1/200


34 PHẦN 1: CƠ SỞ DỮ LIỆU THIẾT KẾ IV. HÌNH ẢNH HIỆN TRẠNG NHÀ

PHÒNG NGỦ KHÁCH + BỒN NƯỚC + SÂN THƯỢNG

NGOẠI THẤT

MẶT BẰNG LẦU 2 TL1/200


35 PHẦN 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG Công trình hiện trạng xây dựng vào năm 2004, gồm có 3 tầng, 4 phòng ngủ, 1 bếp, 1 phòng khách, phòng thờ, phòng sinh hoạt chung và 4 nhà vệ sinh. Các mặt bằng tầng như sau:

BẾP

P. KHÁCH PHÒNG SINH HOẠT CHUNG

PHÒNG THỜ

MẶT BẰNG TRỆT TL1/200

MẶT BẰNG LẦU 1 TL1/200

MẶT BẰNG LẦU 2 TL1/200


36 PHẦN 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG I. VỊ TRÍ CỔNG VÀO NHÀ - Cổng vào nhà có vai trò dẫn sinh khí vào nhà và đảm bảo tiện nghi đi lại, có ý nghĩa quan trọng. Dựa theo vị trí cổng đã có, ta tiến hành xác định xem vị trí này có hợp lý hay không. - Bằng cách vẽ trung cung khu đất, sau đó kẻ đường thẳng nối đến tâm của cổng, ta có vị của cổng này ở cung Tị. - Do nhà có thế Khảm quái Nhâm sơn” (tựa lưng hướng Nhâm, nằm trong trạch Khảm), các vị trí cổng hợp lý cho nhà nằm ở các cung Bính, Đinh, Ất, Giáp, Canh, ta kết luận vị trí cổng này là chưa tốt, cần phải thay đổi.

T

N

Đ

_

+

+

N

_

_

Đ T

_ +

+

+ _

+

+ Đ

T

_

+ T

_

Đ

+

N

N

_

T N

Đ

N

_

N

T

+

T

_

+ _

Đ

_

Đ

N

+

T

Đ

KHẢM


37 PHẦN 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG II. VỊ CỬA CHÍNH - SƠN HƯỚNG NGÔI NHÀ - Theo Huyền không - Phi tinh, vũ trụ luôn vận động và biến đổi không ngừng, do đó các trường khí trên mặt đất chịu sự ảnh hưởng của các ngôi sao, tác động đến quá trình dẫn khí vào nhà. Cửa chính là miệng lấy khí cho cả căn nhà, do đó đóng vai trò rất quan trọng. Ngôi nhà có 1 cửa lớn, tuy nhiên chỉ mở trong những dịp Lễ Tết, đông người đến chơi. Cửa thường hay sử dụng hàng ngày là cửa bên, do đó ta coi đây là cửa chính. - Do ngôi nhà đã có Sơn hướng xác định, ta tiến hành phi tinh các sao Sơn và Hướng để xem có đạt được vượng khí hay không.

T

Đ

T

N

Đ

_

+

_

_

Đ T

_ +

+

N T

_ _

+ _

_

+

+

T

_

T

N Đ

T

N

+

Đ

+

T

+

N

_

+ _

Đ

_

Đ

N

+

+

N

- Bằng cách vẽ trung cung căn nhà, sau đó kẻ đường thẳng nối đến tâm của cửa chính, ta có sơn hướng của nhà là “Sơn Càn hướng Tốn” - Ta lập bản đồ các sao Vận 8, có sao 8 vào trung tâm và bay thuận. Tiếp đó đặt sao cung Sơn 7 và sao cung cung Hướng 9 vào trung tâm theo nguyên tắt “Tả Sơn Hữu Hướng”. - Xét trên cửu tinh đồ cơ bản (phía dưới), ta thấy sao số 9 nằm ở trạch Ly. Cung hướng của nhà là Càn - Thiên nguyên long. Thiên nguyên long của Ly là Ngọ thuộc âm. Do đó sao số 9 bay nghịch. Tương tự như vậy, sao số 7 cũng bay nghịch. Từ đây ta có bản đồ phi tinh như sau: TỐN 4

9

2

3

5

7

8

1

6

8 5

1 6

8

4 4

1 1

77

5 9

4

2 6

33

9 9

2

5

3

7

28

6 CÀN

- Dựa theo bản đồ trên, ta thấy tại cung Sơn Hợi số 8 nằm ở góc trái, phù hợp với nguyên tắc “Tả sơn”. Tại cung Hướng Tỵ số 8 nằm ở góc phải, phù hợp với “Hữu hướng”. Đây gọi là Long hợp vị: đáo Sơn đáo Hướng. Vị trí cửa chính này là tốt nhất, không cần phải thay đổi gì cả.

N

Đ


38 PHẦN 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG III. BỐ CỤC MẶT BẰNG NHÀ: - Đặt bản đồ trạch quẻ Ly trạch (theo tuổi của Bố - chủ nhà) vào trung cung nhà, ta có các nhận xét như sau: - Môn: vị cửa chính không nằm trong cung Khai môn, tuy nhiên vẫn thuộc cung tốt (Thiên y) và tiểu cung tốt (Tốn), ngoài ra cửa chính cũng hợp lý về hướng (hướng Tốn - chủ nhà thuộc Đông tứ trạch), hợp lý về khí hậu ( phía Đông Nam) và đặc biệt có vị Đáo sơn Đáo hướng rất quý. Xét trên nguyên tắc “Đa cát thắng tiểu hung”, ta nhận thấy không cần phải thay đổi vị và hướng cửa. - Táo: Bếp tọa Tuyệt mệnh, hướng Thiên y, phù hợp với Ly trạch là trạch quẻ của chủ nhà (giúp đạt đại phú quý, sức khỏe tốt, nhân tài lộc vượng). Tuy nhiên, phía sau bếp có cửa sổ và cửa nhà bếp đối diện với cửa phòng ngủ là 2 điểm không tốt, cần khắc phục. - Chủ: + Phòng khách: Đặt ở cung Phục vị là cung tốt, bộ bàn ghế tiếp khách đặt ở cung Ngọ thuộc Phục vị là cung nhỏ tốt. Vị trí chủ ngồi tọa Tây hướng Đông phù hợp với mạng của chủ nhà. + Phòng ngủ: Phòng ngủ gia chủ (bố mẹ) đặt phải cung Tuyệt mệnh là điều đại kỵ, cần phải thay đổi. - Phòng ngủ của dì đặt vào cung Họa hại của gia chủ, hướng Cấn lại là cung Tuyệt mệnh khi so với tuổi của dì (Tốn trạch). Điều này rất xấu. Phòng ngủ con trai đặt vào cung Họa hại của gia chủ. So với tuổi con (Đoài trạch), hướng Cấn rơi vào cung Phúc đức cũng chưa được hợp lý. Ta kết luận: vị trí của tất cả các phòng ngủ đều cần phải thay đổi. - Phòng thờ: Đặt ở cung Phục vị (là cung tốt). Tuy nhiên bàn thờ chỉ được hướng chứ không được tọa (tọa Lục sát hướng Sinh khí). Không gian thờ cúng nhiều ánh sáng, nhiều cửa sổ, dương nhiều hơn âm là không tốt. Cần cân nhắn giải pháp dời phòng thờ đi nơi khác. - Không gian phụ: Các nhà vệ sinh, hành lang, nhà xe nằm ở toàn các cung tốt: Phúc đức, sinh khí. Đây là điều hoàn toàn không được. Cần phải có giải pháp mặt bằng mới.


39 PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO I. BỐ TRÍ MÔN - TÁO - CHỦ, BỐ CỤC CÁC PHÒNG: - Đề xuất mặt bằng phương án cải tạo:

BẾP

SÂN THƯỢNG

PHÒNG ĂN

PHÒNG NGỦ CON

SÂN PHƠI

GARA

PHÒNG LÀM VIỆC

PHÒNG THỜ

PHÒNG KHÁCH

MẶT BẰNG TRỆT TL1/200

- Ta tiến hành khảo sát từng mặt bằng của phương án này.

PHÒNG NGỦ DÌ

MẶT BẰNG LẦU 1 TL1/200

PHÒNG NGỦ BỐ MẸ

MẶT BẰNG LẦU 2 TL1/200


40 PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO TẦNG TRỆT:

1. VỊ TRÍ CỔNG VÀO NHÀ - Vẽ trung cung khu đất, sau đó kẻ đường thẳng nối đến tâm của cổng, ta có vị của cổng này ở cung Càn. - Nhà có thế “Khảm quái Nhâm sơn” (tựa lưng hướng Nhâm, nằm trong trạch Khảm), nên vị trí cổng ở cung Bính là tốt nhất. Phương án cải tạo giữ nguyên cánh cổng cũ nhưng thay thế chức năng thành cổng phụ cho xe vào gara. Mở cổng mới ở giữa nhằm vào cung Bính.

BẾP

PHÒNG ĂN GARA

T

Đ

+

+

N

_

_

Đ

_

T

+ +

N

+

_ _

+ _

+ Đ

T

_

N

+

+ N

_

Đ

+

N

Đ

T

+ _

T

_

Đ

_

T

T N

Đ

MẶT BẰNG TRỆT TL1/150

N

PHÒNG KHÁCH

+

_

T

Đ

N

KHẢM


41 PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO TẦNG TRỆT:

N

Đ

+

_ _

+ _

+

_ _

T

T

_

+

+ Đ

_

+ N

_

9 5

2 7

1

6

8 5

1 6

8

4 4

1 1

77

5 9

4

2 6

33

9 9

2

5

3

7

28

6 HỢI

Đ

+

3 8

N

+

N

4

+

T

N

Đ

N

_

T

T

Đ

Đ

Đ

_

N

_

+

+

+

_

N

T

T

T

Đ

2. VỊ VÀ HƯỚNG CỬA CHÍNH. - Do đưa cổng chính vào giữa, bắt buộc căn nhà phải lùi lại một khoảng, vừa tạo ra khoảng đệm giữa 2 không gian, vừa đảm bảo an ninh tốt hơn. Tuy nhiên, vị của cửa chính cũng bị thay đổi, trở thành “Sơn Hợi Hướng Tị” chứ không phải “Sơn Càn Hướng Tàn”. Ta tiến hành phi tinh các sao Sơn và Hướng. - Ta lập bản đồ các sao Vận 8, có sao 8 vào trung tâm và bay thuận. Tiếp đó đặt sao cung Sơn 7 và sao cung cung Hướng 9 vào trung tâm theo nguyên tắt “Tả Sơn Hữu Hướng”. - Xét trên cửu tinh đồ cơ bản (phía dưới), ta thấy sao số 9 nằm ở trạch Ly. Cung hướng của nhà là Hợi - Nhân nguyên long. Nhân nguyên long của Ly là Đinh thuộc âm. Do đó sao số 9 bay nghịch. Tương tự như vậy, sao số 7 cũng bay nghịch. Từ đây ta có bản đồ phi tinh như sau: TỊ

- Dựa theo bản đồ trên, ta thấy tại cung Sơn Tị số 8 nằm ở góc trái, phù hợp với nguyên tắc “Tả sơn”. Tại cung Hướng Hợi số 8 nằm ở góc phải, phù hợp với “Hữu hướng”. Đây gọi là Long hợp vị: đáo Sơn đáo Hướng. Như vậy vị trí cửa chính này vẫn đảm bảo những điều kiện tốt như hiện trạng. - Về hướng của cửa chính, do gia chủ (bố) thuộc Đông tứ mệnh, cửa mở ra ngoài xoay về hướng Đông.


42 PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO TẦNG TRỆT:

BẾP

PHÒNG ĂN GARA

PHÒNG KHÁCH

3. BỐ CỤC MẶT BẰNG: - Môn: Cửa chính nằm ở Thiên Y là cung tốt, có vị được tính toán hợp lý theo Phi tinh và hướng về phía Đông hợp với Đông tứ mệnh gia chủ. Có khả năng đón gió Đông Nam và phù hợp với mặt bằng kiến trúc. Do đó vẫn hợp lý dù không nằm trong cung Khai môn trên bản đồ Trạch quẻ. (nguyên tắc Đa cát thắng Tiểu hung). - An Táo: Bếp tọa Tuyệt mệnh, hướng Thiên y, phù hợp với Ly trạch là trạch quẻ của chủ nhà (giúp đạt đại phú quý, sức khỏe tốt, nhân tài lộc vượng). Bếp được đặt vào góc nhà, không bị cửa sổ hay cửa đi ảnh hưởng đến độ lửa. Được ngăn cách với nhà Vệ sinh (hành Thủy) bằng 1 hành lang nhẹ dẫn ra đường cống công cộng phía sau. - Chủ: Phòng khách đặt vào cung Phục vị là cung tốt, bộ bàn ghế tiếp khách đặt ở cung Ngọ thuộc Phục vị là tiểu cung tốt. Vị trí chủ ngồi tọa Tây hướng Đông phù hợp với mạng của chủ nhà.


43 PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO LẦU 1:

PHÒNG NGỦ CON

SÂN PHƠI

PHÒNG THỜ

PHÒNG NGỦ DÌ

3. BỐ CỤC MẶT BẰNG: - Phòng ngủ dì nằm ở lầu 1, Do dì là người lo việc nhang khói nên ở gần phòng thờ, đồng thời cũng giảm bớt việc leo cầu thang cho người tuổi đã cao. Vị trí phòng ngủ nhằm vào cung Thiên Y theo Tốn trạch của dì, là cung phù hợp cho người nữ giới lớn tuổi. Giường tọa Tây hướng Đông theo Đông tứ mệnh của dì. - Phòng ngủ con trai nằm ở lầu 1, nhằm vào cung Tuyệt mệnh theo Ly trạch của bố, nhưng lại là cung Sinh khí theo Đoại trạch của con, phù hợp với nam giới tuổi còn trẻ. - Phòng thờ nằm ở lầu 1, nhằm vào cung Sinh khí là cung tốt. Bàn thờ tọa Phúc Đức hướng Phục Vị đều là những cung tốt. Vị trí bàn thờ đặt vào góc tụ tài của phòng là nơi rất tốt (khí tụ vào, đổi hướng). - Các không gian phụ như Sân phơi, nhà vệ sinh được đặt vào các cung xấu.


44 PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO LẦU 2:

SÂN THƯỢNG

PHÒNG LÀM VIỆC

PHÒNG NGỦ BỐ MẸ

3. BỐ CỤC MẶT BẰNG: - Phòng ngủ gia chủ (bố mẹ) được bố trí ở tầng trên cùng (lầu 2) để đảm bảo tất cả các phòng ngủ đều được vào cung tốt, được đặt cạnh phòng làm việc để giao thông thuận tiện. Vị trí phòng ngủ bố mẹ nhằm vào cung Phục vị, là cung mang đến sự bình yên, ổn định, phù hợp cho cặp vợ chồng trung niên. Vị trí giường tọa Tây hướng Đông, phù hợp với Đông tứ mệnh của bố. - Phòng làm việc đặt vào cung Sinh khí là cung tốt. Bàn làm việc đặt xoay về hướng Đông - Đông Nam phù hợp với Đông tứ mệnh của bố. - Các mặt bằng cải tạo dù thỏa mãn bát trạch, nhưng vẫn có hạn chế, ví dụ như tất cả các phòng ngủ đều phải ra ngoài mới đến được nhà vệ sinh. Điều này dẫn đến khoảng cách giao thông xa, gây tiếng động vào ban đêm. Tuy nhiên vẫn có điểm tốt là hạn chế hơi ẩm và mùi trong phòng ngủ, không vi phạm vào vị trí cung tốt - cung xấu.


45 PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO II. KÍCH THƯỚC CỬA - Ta chọn kích thước cửa theo Thước Lỗ Ban trên thước cuộn 5m, dùng cho dương trạch. - Kích thước này là kích thước lọt lòng nhỏ nhất của khuôn bao cửa. + Cửa chính phòng khách: Cửa mở 2 cánh, rộng 1970 (làm ăn tiến tới), cao 2340 (con cháu ngoan giỏi). + Cổng chính vào nhà: Cổng mở 2 cánh, rộng 2580 (có tài có đức), cao 2540 (đỗ đạt, thăng cấp). + Cửa cuốn vào nhà xe: Rộng 3250 (làm ăn tiến tới), cao 2340. + Cửa 2 cánh ra bancong, sân thượng: rộng 1260 (có cơ bản), cao 2140 (hưng vượng). + Cửa 1 cánh ra sân sau, vào các phòng ở: rộng 820 (đỗ đạt, thăng cấp), cao 2140. + Cửa 1 cánh vào WC, phòng phụ trợ: Rộng 680 (làm ăn tiến tới), cao 1980 (phú quý).


46 PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO III. MÀU SẮC - HÌNH KHỐI - Đề xuất màu sắc công trình: (Theo bảng màu sơn Dulux). Gia đình đã có các mệnh quái thuộc hành Hỏa, Thủy, Kim. Ta cần bổ sung hành Mộc và Thổ. - Màu tường: ta chọn theo tuổi của Bố (chủ nhà). Bố có mệnh quái Li (Hỏa), mệnh niên Đinh Sửu (Hỏa: Lửa ngọn đèn), do đó ta chọn màu tường nằm trong các hành: Mộc (xanh, xanh nhạt, xanh sẩm, xanh da trời), Hỏa (Đỏ, nâu, nâu nhạt, hồng) hoặc Kim (trắng, trắng ngà, nhũ bạc). - Do tường sinh cho người là tốt nhất nên ta chọn màu xanh nhạt cho tường nhà (Mộc sinh Hỏa). Màu này cũng có tác dụng giúp căn nhà được mát mẻ trong khí hậu nóng ẩm của khu vực. Một số điểm nhấn trong nội thất có thể sử dụng màu xanh đậm và nâu đỏ. - Màu cửa: do Mộc sinh Hỏa nên ta chọn cửa màu nâu nhạt. 30GY 83/021

95GG 78/054

90GG 64/088

Breeze

10BG 22/248

90GG 11/295

10YY 83/071

45YY 53/151

86YR 49/493

50YR 25/556

- Màu tường nội thất của từng phòng: + Phòng bố mẹ: màu xanh (mộc) và nâu (hỏa) 30GY 83/021

95GG 78/054

90GG 64/088

10YY 83/071

45YY 53/151

+ Phòng dì: Dì có mệnh quái Tốn (Mộc) và mệnh niên Thủy (nước giữa sông), nên ta chọn màu tường màu trắng (kim), màu ghi, tím (thủy) và màu xanh (mộc). White

Bluebell White

23GY 85/031

74311

10RB 49/062

+ Phòng con trai: có mệnh quái Đoài (Kim) và mệnh niên Kim (sắt mũi kiếm) nên ta chọn màu tường màu vàng nhạt, vàng đồng (thổ) và màu trắng, trắng ngà (kim). White

61YY 89/040

60YY 76/144

45YY 67/259

40YY 49/408


47 PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG SƠ PHÁC: HÌNH KHỐI & VẬT LIỆU CÔNG TRÌNH: - Sử dụng các màu sắc như đã đề xuất. Vật liệu gỗ (Mộc) và khung sắt (Kim) dùng để bổ sung trang trí. - Hình khối đơn giản, dùng mái dốc tạo góc tam giác (Hỏa) và hoa văn hình lá chuối thể hiện tính địa phương (Mộc), màu tường sáng gần trắng (Kim).


48 PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG SƠ PHÁC: HÌNH KHỐI & VẬT LIỆU CÔNG TRÌNH:


49 PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG SƠ PHÁC: HÌNH KHỐI & VẬT LIỆU CÔNG TRÌNH:


50 PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG SƠ PHÁC: HÌNH KHỐI & VẬT LIỆU CÔNG TRÌNH:


51 PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG SƠ PHÁC: NỘI THẤT PHÒNG KHÁCH - Sử dụng các màu sắc như đã đề xuất. Sử dụng dây leo bò lên cửa kính để giảm bức xạ mặt trời và giữ lại đặc trưng của hiện trạng. - Họa tiết mặt trời trên tường biểu thị mạng Hỏa của chủ nhà.


52 PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG SƠ PHÁC: NỘI THẤT PHÒNG NGỦ GIA CHỦ - Dùng tông màu xanh và vật liệu gỗ để thể hiện hành Mộc (Mộc sinh Hỏa là tốt) - Các vật dụng trang trí thể hiện hành Hỏa và hành Kim.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.