ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN LÚA GẠO SẠCH VỌNG ĐÔNG GVHD: Th. KTS. Hà Anh Tuấn
SVTH: Nguyễn Bình Vĩnh Đức - MSSV: 11510105659
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
1.1. TIỀM NĂNG SẢN XUẤT LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG CAO TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.1.1. Tiềm năng tự nhiên 1.1.2. Tiềm năng xã hội
2
1.2. HIỆN TRẠNG NỀN NÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT LÚA GẠO TẠI ĐBSCL 1.2.1. Thị trường gạo toàn cầu 1.2.2. Sản xuất lúa tại việt nam 1.2.3. Tình hình xuất khẩu gạo việt nam 1.2.4. Đồng bằng Sông Cửu Long: nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chủ lực
4
1.3. HIỆN TRẠNG NỀN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO TẠI ĐBSCL 1.3.1 . Công suất thực tế các nhà máy chế biến lúa gạo tại ĐBSCL 1.3.2. Tỷ lệ gạo nguyên thu hồi ở các nhà máy chế biến lúa gạo tại ĐBSCL 1.3.3. Phân bố công suất các nhà máy tại ĐBSCL 1.3.4. Phân bố độ ẩm chế biến của các nhà máy tại ĐBSCL 1.3.5. Các hình thức tiêu thụ phụ phẩm của các nhà máy 1.3.6. Lợi nhuận trong hoạt động kinh doang của các nhà máy chế biến lúa gạo xuất khẩu 1.3.7. Những khó khăn chính đối với các nhà máy chế biến lúa gạo xuất khẩu
8
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN XUẤT KHẨU GẠO TẠI ĐBSCL 1 .4.1. Các mô hình kinh doanh xuất khẩu gạo tại ĐBSCL và đề xuất 1.4.1.1. Mô hình A: Thu mua gạo – xuất khẩu 1.4.1.2. Mô hình B: Đầu tư vùng lúa chuyên canh – xuất khẩu 1.4.1.3. Đề xuất mô hình C: Đầu tư vùng lúa chuyên canh, doanh nghiệp sản xuất tập trung và chuyên môn hóa cao 1.4.1.4. So sánh các mô hình A, B, C 1.4.2. Sự cần thiết hình thành nhà máy chế biến lúa gạo sạch hiện đại
11
2. XU HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN LÚA GẠO BỀN VỮNG
16
2.1. VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
17
2.2. SỰ TRÌ TRỆ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐANG TỒN TẠI 2.2.1. Các số liệu chứng minh 2.2.2. Các vấn đề đang tồn tại trong nền kinh tế nông nghiệp việt nam 2.2.3. Vài vấn đề cụ thể của ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo
17
2.3. SRI: PHƯƠNG PHÁP THÂM CANH BỀN VỮNG 2.3.1 . Tóm lược hệ thống thâm canh SRI 2.3.2. Lợi ích của việc thâm canh theo hệ thống SRI đối với nông dân 2.3.3. Lợi ích của việc thâm canh theo hệ thống SRI đối với biến đổi khí hậu 2.3.3.1. Giảm nhu cầu về nước:
21
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
2.3.3.2. Giảm khí thải metan CH4 2.3.3.3. Hạn chế phân đạm vô cơ 2.3.4. So sánh chi phí và lợi nhuận của phương pháp thâm canh SRI và truyền thống 2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN LÚA GẠO ĐẠT CHUẨN VSATTP 2.4.1 . Những vấn đề cơ bản của nhà máy chế biến lúa gạo đạt chuẩn VSATTP 2.4.2. Vài yêu cầu cơ bản của nhà máy chế biến lúa gạo hiện đại đạt chuẩn VSATTP 2.4.2.1 . Các yêu cầu về chức năng 2.4.2.2. Các yêu cầu về tận dụng phụ phẩm, phế phẩm 2.4.2.3. Dây chuyền công nghệ tiêu biểu 2.4.3. Hiệu quả của nhà máy chế biến lúa gạo hiện đại đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
26
3. SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ SỞ TÍNH TOÁN CÁC HẠNG MỤC
33
3.1. NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT CHÍNH 3.1.1. Làm sạch 3.1.2. Sấy 3.1.3. Ngâm, hấp 3.1.4. Khu chế biến thành phẩm
34
3.2. KHO TÀNG 3.2.1. Kho bằng nguyên liệu 3.2.2. Kho silo 3.2.3. Kho thành phẩm
41
3.3. BẾN VÀ BÃI NHẬP – XUẤT HÀNG 3.3.1. Bến nhập xuất hàng (loading port) 3.3.2. Bãi nhập xuất hàng (loading yard and dock)
45
3.4. LƯU TRỮ VÀ CHẾ BIẾN PHỤ PHẨM, PHẾ PHẨM 3.4.1. Công dụng của phụ phẩm, phế phẩm 3.4.2. Lưu trữ, chế biến phụ phẩm 3.4.3. Xử lý, chế biến phế phẩm
46
3.5. PHỤC VỤ SẢN XUẤT 3.5.1. Kiểm tra chất lượng thành phẩm 3.5.2. Vệ sinh sát trùng công nhân viên
48
3.6. PHỤC VỤ THAM QUAN 3.6.1. Hình thức tham quan 3.6.2. Khu phục vụ tham quan
49
3.7. CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT 3.7.1. Hệ thống cấp điện chiếu sáng
50
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
3.7.2. Hệ thống cấp nước, thu nước mưa 3.7.3. Hệ thống hút bụi 3.7.4. Hệ thống cấp nhiệt đốt trấu cho khu sấy 3.7.5. Hệ thống phòng cháy chữa cháy 3.7.6. Hệ thống điện nhẹ thông tin liên lạc
4. PHÂN TÍCH KHU ĐẤT
52
4.1. VỊ TRÍ KHU ĐẤT
53
4.2. ĐIỀU KIỆN GIAO THÔNG TIẾP CẬN
55
4.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA HÌNH
56
4.4. ĐẶC ĐIỂM VỀ KHÍ HẬU 4.4.1. Nhiệt độ 4.4.2. Mưa, độ ẩm và phân bố mưa theo mùa 4.4.3. Gió 4.4.4. Kết luận
57
4.5. CẢNH QUAN VÀ HƯỚNG NHÌN
59
4.6. ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN CƯ, VĂN HÓA XÃ HỘI, KINH TẾ 4.6.1. Dân cư – nguồn lao động 4.6.1.1. Dân số - mật độ dân số 4.6.1.2. Sự gia tăng dân số và động lực gia tăng dân số 4.6.1.3. Kết cấu dân số 4.6.1.4. Kết cấu lao động 4.6.2. Văn hóa – Xã hội 4.6.2.1. Dấu tích văn hóa cổ Óc Eo 4.6.2.2. Đặc trưng văn hóa người Khmer tại Thoại Sơn 4.6.2.3. Đặc trưng văn hóa người Kinh tại Thoại Sơn 4.6.3. Kinh tế
60
5. CƠ CẤU LÀM VIỆC NHÀ MÁY
66
6. LẬP NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
69
6.1. NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT CHÍNH 6.1.1. Khu làm sạch nguyên liệu Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
70
6.1.2. Khu sấy 6.1.3. Khu ngâm và hấp gạo đồ 6.1.4. Khu chế biến thành phẩm
6.2. KHU KHO TÀNG 6.2.1. Kho nguyên liệu: trữ lúa sạch sau khi sấy 6.2.2. Kho thành phẩm 6.2.3. Kho bao bì, nhãn dán 6.2.4. Kho xăng dầu 6.2.5. Kho linh kiện điện tử 6.2.6. Kho linh tinh
71
6.3. BẾN BÃI NHẬP, XUẤT HÀNG 6.3.1. Bến nhập và xuất hàng đường thủy 6.3.2. Bãi xuất hàng đường bộ
73
6.4. KHU LƯU TRỮ & CB PHỤ PHẨM, PHẾ PHẨM 6.4.1. Khu lưu trữ, đóng gói phụ phẩm sản xuất 6.4.2. Khu lưu trữ, chế biến phế phẩm sản xuất 6.4.3. Khu thu gom và xử lý phế thải sản xuất và sinh hoạt
74
6.5. KHU TRƯỚC NHÀ XƯỞNG 6.5.1. Khối hành chính 6.5.2. Khu phục vụ sản xuất 6.5.3. Khu hội thảo, phục vụ tham quan
76
6.6. KHU PHỤ TRỢ SX, NĂNG LƯỢNG, KT 6.6.1. Hệ thống kỹ thuật điện 6.6.2. Hệ thống cấp nước, thu nước mưa, xử lý nước thải 6.6.3. Hệ thống PCCC 6.6.4. Hệ thống hút bụi 6.6.5. Hệ thống cấp nhiệt 6.6.6. Hệ thống điện nhẹ 6.6.7. Hệ thống phụ trợ giao thông vận chuyển
78
6.7. TỔNG DIỆN TÍCH
79
7. BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI TIÊU CHUẨN
80
8. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
82
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
PHẦN 1:
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Năm 2015, doanh số xuất khẩu của mặt hàng lúa gạo Việt Nam giảm 4,6% so với cùng kỳ, đồng thời lúa gạo cũng lọt ra khỏi nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, năng suất lúa trung bình tại một số tỉnh ĐBSCL lại đạt mức cao kỷ lục. Điều này cộng với vài yếu tố khác cho thấy tình trạng tổng thể của ngành xuất khẩu lúa gạo Việt Nam: chúng ta ngày càng không thể sánh lại với các nước trên thế giới về giá thành và chất lượng sản phẩm. Đây là kết quả của nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân nổi bật là nước ta chưa có một nhà máy chế biến lúa gạo nào đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuần về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời sở hữu dây chuyền chế biến hiện đại có khả năng nâng cao chất lượng thành phẩm và tận dụng nguồn lợi từ các phụ phẩm sản xuất.
1.1. TIỀM NĂNG SẢN XUẤT LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG CAO TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: Đồng bằng Sông Cửu Long từ lâu đã được xem là vựa lúa của cả đất nước, nhờ vào những lợi thế nổi bật về tự nhiên và xã hội 1.1.1. TIỀM NĂNG TỰ NHIÊN: Tỷ lệ đất có khả năng canh tác nông nghiệp cao Vùng đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều xã có hơn 75% đất có khả năng canh tác nông nghiệp, các loại đất khác chiếm tỉ lệ rất ít
Đất nông nghiệp bình quân một hộ nông nghiệp cao ĐBSCL có mật độ dân số trung bình, diện tích đất nông nghiệp bình quân 1 hộ cao so với cả nước, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp hàng loạt.
Tỷ lệ đất lúa được tưới tiêu chủ động cao ĐBSCL có tỷ trọng đất lúa được tưới tiêu chủ động có thể gieo trồng 2 vụ trong năm chiếm đến 89 – 90% diện tích đất lúa
2
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
1.1.2. TIỀM NĂNG XÃ HỘI Mật độ phân bố trang trại cao ĐBSCL có 31.196 trang trại, chiếm hơn một nửa số trang trại cả nước Mật độ cao nhất đến 25 trang trại 1 xã. Thuận lợi cho canh tác nông nghiệp hàng loại.
Khả năng tiếp cận thị trường tốt Hầu hết vùng ĐBSCL có khả năng tiếp cận thị trường rất tốt, các khu đô thị và các khu chợ phân bố đều và có mật độ cao, mang đến lợi thế về khả năng vận chuyển.
Mật độ nhân khẩu nông nghiệp cao ĐBSCL có mật độ nhân khẩu nông nghiệp trung bình, 430 người/Km2, có truyền thống canh tác lâu đời, nhiều kinh nghiệm và kỹ năng.
Mật độ dân số cao ĐBSCL có mật độ dân số cao, tạo ra nguồn lao động dồi dào.
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
3
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Tỉ lệ dân số trên 15 tuổi thất nghiệp cao Là khu vực nông thôn rộng lớn, ĐBSCL có tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao, trong đó hầu hết là nông dân không có đất hay rất ít đất, là nguồn lao động địa phương dồi dào cho các khâu khuân vác, vệ sinh, ...
Tỉ lệ dân số trên 15 tuổi có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp nhất cả nước Việc xây dựng ở ĐBSCL các khu công nghiệp có dây chuyền sản xuất kỹ thuật cao cũng là một trong những giải pháp nâng cao dân trí và thu hút lao động chuyên môn cao về vùng đất này.
1.2. HIỆN TRẠNG NỀN NÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT LÚA GẠO TẠI ĐBSCL: 1.2.1. THỊ TRƯỜNG GẠO TOÀN CẦU: - Gạo là nguồn lương thực chính của khoảng 55% dân số thế giới, tập trung ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. - Ngoài gạo để tiêu thụ, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực buộc các quốc gia phải trữ gạo thường xuyên rất lớn (dao động khoảng từ 90 đến 96 triệu tấn) - Trên nền tảng đó, khối lượng mậu dịch gạo 2 chiều trên thị trường thế giới (xuất – nhập khẩu) thường chiếm tỉ trọng từ 7 - 8,5% so với sản lượng sản xuất và tiêu dùng gạo hàng năm. + Hơn 31 triệu tấn vào năm 2010 + FAPRI (Food and Agricultural Policy Research Institute) dự báo tăng lên hơn 41 triệu tấn vào năm 2020 - Về mặt sản xuất, châu Á chiếm đến hơn 90% sản lượng gạo thế giới. - Tham gia vào thị trường gạo toàn cầu có 3 nhóm quốc gia sau đây: + Nhóm 1, thừa gạo và thường xuyên xuất khẩu: Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Pakistan, Mỹ + Nhóm 2, thiếu gạo và thường xuyên nhập khẩu: Indonesia, Philippines, Malaysia, Iran, Iraq, Saudi Arabia, Nigieria và các nước châu Phi, một số nước EU + Nhóm 3, Ấn Độ và Trung Quốc thuộc dạng đặc biệt: có mức chi phối trên dưới 50% sản lượng sản xuất, tiêu dùng và dự trữ gạo thế giới, có khả năng gây xáo trộn thị trường. - Các số liệu cho thấy thị trường nhập khẩu gạo không quá tập trung (10 nước nhập khẩu lớn nhất chiếm tỷ trọng chưa đến 50%), nhưng nguồn cung gạo xuất khẩu thì lại rất tập trung (10 nước xuất khẩu lớn nhất chiếm tỷ trọng trên 97%, riêng 3 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu gồm Thái Lan, Việt Nam và Hoa Kỳ chiếm hơn 65%).
4
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
- Ở vị trí nước xuất khẩu, chất lượng gạo cao cấp cùng với thương hiệu riêng sẽ làm cho giá xuất khẩu cao vững chắc hơn, và việc nâng cao tỷ trọng gạo cao cấp sẽ làm tăng giá trị xuất khẩu mạnh hơn so với mức tăng khối lượng xuất khẩu - Về phương diện này, Thái Lan là quốc gia có lợi thế cạnh tranh cao hàng đầu trên thị trường thế giới. Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan thường cao hơn từ 10 – 30% so với gạo cùng phẩm cấp của các quốc gia khác. 1.2.2. SẢN XUẤT LÚA TẠI VIỆT NAM:
- Sản xuất lúa toàn quốc được phân bố trên 6 vùng kinh tế cơ bản. Trong đó, 3 vùng lúa quan trọng là Đồng bằng Sông Hồng (chiếm17,6% sản lượng); khu vực Bắc Trung bộ & Duyên hải Miền Trung (16,1% sản lượng); và Đồng bằng Sông Cửu Long (52,8% sản lượng). - Về thời vụ, sản xuất lúa được phân bố đều 3 vụ trong năm:
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
5
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Vụ Đông Xuân Thu hoạch từ tháng 02 đến tháng 04 Là vụ chính có qui mô lớn nhất (năm 2009 chiếm 41,1% diện tích và 48,1% sản lượng). Chất lượng lúa tốt nhất trong năm.
Vụ Hè Thu Thu hoạch từ tháng 06 đến tháng 08 Có qui mô lớn thứ hai (năm 2009 chiếm 31,7% diện tích và 28,7% sản lượng), Do thu hoạch vào giữa mùa mưa, xử lý sau thu hoạch chưa tốt nên chất lượng lúa kém nhất trong năm.
Vụ mùa (vụ Đông) Thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12 Có qui mô nhỏ nhất (năm 2009 chiếm 27,2% diện tích và 23,2% sản lượng) Chất lượng lúa tốt tương đương vụ Đông Xuân
1.2.3. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM:
- Mức tăng trưởng xuất khẩu gạo bình quân hàng năm trong giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam là 22% về giá trị và 9,5% về khối lượng. Song, Việt Nam vẫn thường xuyên đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái Lan. - Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam thường thấp hơn gần 30% so với Thái Lan - Mức chênh lệch giá này chủ yếu là do gạo trắng Việt Nam thường có đến 15 – 25% tấm, chưa có thương hiệu riêng. Trong khi đó, Thái Lan đã định vị các thương hiệu gạo nổi tiếng trên thị trường thế giới. Riêng gạo đồ (parboiled rice) xuất khẩu cho thị trường Châu Phi thì hầu như do Thái Lan khống chế, Việt Nam chỉ mới tham gia thị trường gạo đồ với khối lượng chưa đáng kể. - Trong mấy năm gần đây gạo Việt Nam đã thâm nhập và tăng được khối lượng xuất khẩu vào những thị trường gạo cao cấp, như: Hongkong, Singapore, Úc, Nhật Bản… Tuy nhiên, Thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của Việt Nam vẫn là Châu Á (59%) và Châu Phi (24%). Trong đó, phần lớn là đáp ứng cho nhu cầu an ninh lương thực của Philippine, Indonesia, Malaysia và một số nước Châu Phi với mức giá rất cạnh tranh theo hợp đồng chính phủ (G2G). - Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Thái Lan là Châu Phi (49%). 6
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
1.2.4. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: NGUỒN CUNG CẤP GẠO XUẤT KHẨU CHỦ LỰC
Sản lượng gạo ĐBSCL Cung ứng xuất khẩu 35%
Lương thực tại chỗ v à làm giống 45%
Cung cấp lương thực trong nước v à dự trữ 20%
- Đồng bằng Sông Cửu Long là nơi cung cấp lúa hàng hóa chủ yếu của cả nước. - Hàng năm, có sản lượng trên dưới 20 triệu tấn lúa (khoảng 13 triệu tấn gạo) - Sau khi đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ và làm giống, vùng này có khả năng cung cấp bổ sung cho các vùng thiếu lương thực và tăng dự trữ 3 – 4 triệu tấn / năm, cung ứng xuất khẩu 6 – 7 triệu tấn / năm.
- Sản xuất lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long diễn ra chủ yếu trong hai vụ Đông Xuân và Hè Thu (chiếm trên dưới 90% diện tích và sản lượng) - Còn vụ mùa từ các tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau chỉ chiếm trên dưới 10% nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung gạo xuất khẩu chất lượng cao (800.000 tấn/năm) ngay khi bắt đầu mùa nắng (tháng 10 đến tháng 12) hàng năm ở miền Nam.
- Tập quán sản xuất, chế biến và dự trữ lúa gạo: Kỹ thuật sản xuất và chế biến lúa gạo của Việt Nam vẫn còn ở qui mô nhỏ nên gặp nhiều hạn chế: 1. Sử dụng giống lúa không qua xác nhận
Giống lúa không qua xác nhận (lấy từ vụ trước gieo trồng cho vụ sau) lên đến hơn 60% hàng năm, chủ yếu là giống cao sản, chất lượng không cao, ảnh hưởng độ thuần chủng.
2. Diện tích canh tác bình quân hộ rất thấp
64,2% số nông hộ có diện tích dưới 0,5ha.
3. Tỷ lệ cơ giới hóa sản xuất chưa cao
Mới đạt 75% trong khâu làm đất, 20% trong khâu gieo sạ, 85% trong khâu tưới tiêu chủ động, 90% trong khâu tuốt lúa; khâu chăm sóc lúa hầu như hoàn toàn bằng thủ công.
4. Thường chế biến xay xát qua 2 lần
Lần 1, lúa được xay xát ra gạo xô tại những nhà máy nhỏ ở các vùng lúa; sau đó tiếp tục được xử lý lần 2 (đánh bóng, tách tấm, phối trộn và đóng gói) để cho ra gạo trắng thành phẩm tại các nhà máy lớn ở các đầu mối giao thương có điều kiện giao thông thuận lợi.
5. Trữ gạo chứ không trữ lúa
Tập quán dự trữ lương thực tại Đồng bằng Sông Cửu Long là dự trữ gạo với thời hạn bình quân 3 – 6 tháng. Nếu dự trữ bằng lúa thì có thể bảo quản lâu dài hơn (1 – 2 năm) và lúa cũ (đã chín sinh học hoàn toàn sau khi dự trữ trên 6 tháng) đưa vào xay xát sẽ cho ra gạo có chất lượng tốt hơn so với gạo chế biến từ lúa mới.
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
7
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
- Tổn thất sau thu hoạch: Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của ngành lúa gạo là 13,7% vào năm 2011, gấp hơn 2 lần so với Nhật Bản (chỉ có 5%) hay Ấn Độ (6%). Trong đó thu hoạch 3%, phơi sấy 4,2%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Các nguyên nhân bao gồm: 1. Thiếu máy gặt đập liên hợp
Chỉ đáp ứng 15%
2. Thiếu máy sấy
Chỉ đáp ứng 31%, còn lại là phơi sấy thủ công
3. Không đáp ứng độ ẩm tiêu chuẩn cho xây xát
Khâu xây xát đòi hỏi độ ẩm 14-14,5%; tuy nhiên phơi sấy không tốt nên gạo không đạt độ ẩm tiêu chuẩn, dẫn đến tỷ lệ gạo nguyên hạt chỉ khoảng 40%, tăng tỷ lệ thứ phẩm và phụ phẩm (cám, tấm, ...).
4. Bảo quản chưa tốt
Hệ thống kho với tổng tích lượng vào khoảng 800.000 tấn chủ yếu dùng để trữ gạo, ít có kho trữ lúa, qui mô nhỏ (một kho chứa từ vài trăm đến vài ngàn tấn), trữ gạo trong bao khối lượng nhỏ (25 – 50 kg/bao), chưa trang bị thiết bị hiện đại.
5. Vận chuyển chưa tốt
Khối lượng vận chuyển đường thủy chiếm tỷ trọng khoảng hơn 90%. Qui cách lúa gạo khi vận chuyển cũng giống như khi dự trữ, chủ yếu là đóng bao PP cỡ 25 – 50 kg/bao và bốc xếp thủ công là chính, thiếu hiện đại nên tỷ lệ hao hụt khá nhiều.
1.3. HIỆN TRẠNG NỀN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO TẠI ĐBSCL: Các nhà máy chế biến lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong dây chuyền xuất khẩu, có vị trí quyết định đến giá thành sản phẩm. Các số liệu trong phần này lấy từ nghiên cứu của tạp chí Omonrice 19: 201-203 2013. 1.3.1. CÔNG SUẤT THỰC TẾ CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN LÚA GẠO TẠI ĐBSCL: Bảng: Công suất và thực tế hoạt động chế biến lúa gạo của các nhà máy
Trung bình Tối thiểu Tối đa Khoảng biến thiên
Công suất ngày (tấn) 170,20 30 500 470
CS lý thuyết năm (tấn) 43 401 7 650 127 500 119 850
Lượng lúa chế biến thực tế trong năm (tấn) 33 360 2 040 100 000 97 960
So sánh với công suất lý thuyết (%) 71,17 6,67 141,18 134,51
- Công suất trung bình hàng ngày của các nhà máy tại ĐBSCL dao động từ 30 đến 500 tấn / ngày. Tuy nhiên, công suất này thường xuyên biến động, dẫn đến công suất cả năm thường thấp hơn so với công suất tính toán. Trong đó, có đến 50% các nhà máy hoạt động dưới công suất tính toán một nửa. - Sự thay đổi công suất hàng ngày phụ thuộc vào nhiều lý do, bao gồm chất lượng nhà máy, lượng nhân công sẵn có, lượng thóc đầu vào và nhu cầu gạo đầu ra... 8
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
- Về mùa vụ của ngành chế biến lúa gạo cho xuất khẩu, thực tế không hoàn toàn trùng với mùa vụ như ngành trồng lúa, bởi vì khi có lúa thu hoạch đem bán hoặc xay chà thì gần hết một vụ gieo trồng và chuyển sang gieo trồng vụ mới. Do dó, lượng lúa xay chà mùa này cũng có thể vừa là lượng lúa vừa thu hoạch vụ này và đã thu hoạch vụ trướcđó. 1.3.2. TỶ LỆ GẠO NGUYÊN THU HỒI Ở CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN LÚA GẠO TẠI ĐBSCL: Bảng: Tỷ lệ gạo nguyên thu hồi đối với gạo lức (%)
Trung bình Tối thiểu Tối đa Khoảng biến thiên
Lúa đầu vào (tấn / ngày) 135,90 6 500 494
Đông Xuân
Hè Thu
Thu Đông
73,44 65,00 77,50 12,50
68,81 60,00 75,50 15,50
71,67 65,00 75,00 10,00
Bình quân năm 71,21 60,00 77,50 17,50
Bảng: Tỷ lệ gạo nguyên thu hồi đối với gạo trắng (%) Trung bình Tối thiểu Tối đa Khoảng biến thiên
Tỷ lệ thu hồi (%) 62,43 60,00 65,00 5,00
Tỷ lệ tấm và cám (%) 15,75 10,00 20,00 10,00
Tỷ lệ trấu (%) 20,5 20,00 22,00 2,00
- Lượng lúa xay chà hàng ngày của các nhà máy biến thiên từ 6 tấn – 500 tấn/ngày, trung bình là 136 tấn/ngày. - Trong số các nhà máy được thống kê có 40% nhà máy chỉ xay lúa thành gạo trắng cho xuất khẩu, 60% nhà máy xay lúa thành gạo lức - Hầu hết nhà máy xay lúa thành gạo lức, chế biến sơ bộ cho các thương lái tiếp tục bán cho các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu có nhà máy lau bóng lớn. - Tỷ lệ gạo nguyên thu hồi cho chà gạo lức thường cao hơn chà gạo trắng (cao hơn thấp nhất khoảng 5%, trung bình là 10% và cao nhất là 15%). - Xay lúa thành gạo trắng thường chịu nhiều tổn thất hơn so với gạo lức (trung bình 10%). Quá trình này sinh ra nhiều sản phẩm phụ như tấm cám, vỏ trấu. - Các nhà máy thường cho rằng tỷ lệ gạo nguyên thu hồi đối với lúa Đông Xuân thường cao hơn lúa Hè Thu từ1-2 %. 1.3.3. PHÂN BỐ CÔNG SUẤT CÁC NHÀ MÁY TẠI ĐBSCL:
- Khoảng gần 50% nhà máy có công suất thực tế từ 100 - 500 tấn / ngày. - Trong đó, 26,7% ở mức 100-200 tấn / ngày và 20% ở mức 250 - 500 tấn / ngày. - Có 40% nhà máy chà khối lượng nhỏ 6 - 45 tấn / ngày; và 13,3% nhà máy ở mức 60-80 tấn / ngày. - Số lượng nhà máy công suất cao (trên 500 tấn / ngày) rất ít, dưới 5 nhà máy. Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
9
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
1.3.4. PHÂN BỐ ĐỘ ẨM CHẾ BIẾN CỦA CÁC NHÀ MÁY TẠI ĐBSCL: Bảng: Tỷ lệ ẩm độ lúa các nhà máy nhận chế biến Ẩm độ lúa 15 – 16% 17 – 18%
Tỷ lệ so với lượng lúa chế biến Từ 60 – 100%, trung bình 80% Từ 20 – 40%, trung bình 20%
Ghi chú Có gần 50% nhà máy chọn độ ẩm lý tưởng cho chế biến là16% Độ ẩm cao cần phải phơi sấy trước khi chế biến.
- Hầu hết các nhà máy thu mua lúa từ nông dân hoặc thương lái hay chế biến thuê khi lúa đã khô đủ độ ẩm yêu cầu. - Độ ẩm lúa khi đưa vào chế biến biến thiên từ 15% đến 18% - Độ ẩm lý tưởng cho lúa đưa vào xay chà theo ý kiến của các nhà máy dao động từ 15 - 17%, trung bình là 16%. Trong đó, có 46% nhà máy cho rằng độ ẩm lúa lý tưởng đưa vào xay chà là 16%; Kế đến 23% nhà máy chọn độ ẩm lý tưởng là 17% và có 15% nhà máy chọn độ ẩm lý tưởng là 15% và 15% nhà máy chọn độ ẩm lý tưởng là 16.5%.
1.3.5. CÁC HÌNH THỨC TIÊU THỤ PHỤ PHẨM CỦA CÁC NHÀ MÁY Bảng: Các hình thức tiêu thụ trấu STT 1 2 3 4 5 6
Hình thức tiêu thụ trấu Cho nhà máy sản xuất gạch Bán làm gỗ củi Bán cho người có nhu cầu Cho nhà máy sản xuất gạch cộng cho thêm tiền vận chuyển Bán từ 700 000 – 800 000 đồng 1 ghe dùng chở lúa loại trọng tải 30 ngàn tấn lúa Không có trấu (chỉ xát trắng và đánh bóng)
Đơn giá (đồng / Kg) Cho không bán 200 – 300 240 Cho không bán Gần như cho không
Tỷ lệ nhà máy (%) 30 20 20 10 10
-
10
- Như vậy, hiện trạng về tiêu thụ sản phẩm phụ trấu chưa có đầu ra ổn định và có lợi cho nhà máy, người tiêu thụ và môi trường. Vì đã có những trường hợp do không tiêu thụ được, nhà máy đã đổ trấu xuống sông gây ô nhiễm môi trường và dòng sông. Bảng: Các hình thức tiêu thụ cám STT Hình thức tiêu thụ cám 1 Bán cho công ty chăn nuôi 2 3
Bán cám thô Không có cám
Đơn giá (đồng / Kg) 2500 – 5000 Trung bình 4000 300 -
Tỷ lệ nhà máy (%) 80 10 10
- So với tiêu thụ trấu, việc tiêu thụ cám ổn định và có hiệu quả nhiều khi hầu hết (80%) nhà máy dùng sản phẩm phụ cám bán cho các công ty chăn nuôi nuôi gia súc gia cầm.
1.3.6. LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANG CỦA CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN LÚA GẠO XUẤT KHẨU Qua nghiên cứu có 60% nhà máy tiết lộ mức chi phí và lợi nhuận trong chế biến gạo xuất khẩu như sau: + Đối với chi phí chà từ lúa thành gạo lức là 75 000 đồng/tấn lúa. + Lợi nhuận đối với chà gạo lức biến thiên từ 70 000 – 400 000 đ/tấn. + Lợi nhuận đối với chà gạo trắng biến thiên từ 140 000 – 300 000 đ/tấn. Ngoài ra có 10% nhà máy cho rằng có mức lợi nhuận 3% so với tổng chi phí. 10
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
1.3.7. NHỮNG KHÓ KHĂN CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN LÚA GẠO XUẤT KHẨU 1. Thiếu vốn sản xuất và mở rộng quy mô nhà máy 2. Nhà máy nhỏ lẻ và phân tán, phương tiện lạc hậu, chưa được đầu tư nâng cấp hiện đại 3. Giá bán sản phẩm thấp và không ổn định 4. Đầu ra chưa ổn định (tự tìm kiếm thị trường xuất khẩu) 5. Thiếu kho chứa, sân phơi, máy sấy lúa 6. Giá điện, nhiên liệu cao 7. Cung cấp điện thiếu ổn định cho sản xuất 8. Thiếu lúa để hoạt động vào giữa vụ 9. Lao động làm việc không đều đặn hàng ngày 10. Một số khó khăn do vận chuyển bằng đường sông 11. Chi phí chuyển tiền liên ngân hàng và đến công ty khác còn cao
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN XUẤT KHẨU GẠO TẠI ĐBSCL: 1.4.1. CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO TẠI ĐBSCL VÀ ĐỀ XUẤT 1.4.1.1. Mô hình A: Thu mua gạo – xuất khẩu:
Nông dân
Thương lái
Nhà máy xay xát 1
Nhà máy xay xát 2
Công ty xuất khẩu
Cảng Sài Gòn
Nhà nhập khẩu
- Doanh nghiệp thu mua gạo nguyên liệu (gạo xô) từ thương lái để tái chế ra gạo thành phẩm xuất khẩu. Theo mô hình này, phần lớn là cung ứng gạo cho các đơn hàng theo hợp đồng G2G, B2G; các thị trường có nhu cầu gạo phẩm cấp trung bình như Philippines, Indonesia, Cuba, Châu Phi… Qui cách gạo thường khó đảm bảo độ thuần chủng nên giá không cao. - Đặc điểm kinh doanh của mô hình: + Gạo nguyên liệu chuyển đến doanh nghiệp xuất khẩu qua nhiều cấp thương lái. + Không truy xuất được nguồn gốc gạo nguyên liệu. Chất lượng gạo không ổn định. + Qui trình chế biến gạo qua 2 giai đoạn + Vận chuyển xuất khẩu theo xà lan đường sông tải trọng từ 100 – 1.000 tấn đến cảng Sài Gòn. Gạo được đóng bao 25 – 50 kg tùy theo yêu cầu của khách hàng. - Dòng chu chuyển gạo xuất khẩu theo mô hình A: 2000 tấn thóc lúa thu mua của thương lái (442,3$/tấn) Lưu trữ ở kho và chế biến xay xát 1 - 30 ngày Gạo trắng 5%; thông thường 2000 tấn gạo sẽ chế biến trong 2 - 3 ngày; + Tìm khách hàng, phương tiện vận chuyển 2 ngày + Kiểm dịch thực vật, khử độc 2 ngày Vận chuyển đến công ty xuất khẩu trong 24 - 36 tiếng; 4,2$/tấn Tàu chở hàng đến cảng Sài Gòn trong 24 - 48 tiếng; 0,6$/tấn Nhà xuất khẩu mua lại 519$/tấn + Xuất hóa đơn: 1 ngày + Thanh toán tín dụng: 21 ngày Vận chuyển đường biển 35 ngày; 69$/tấn Địa điểm nhập khẩu: Cảng Cotonou, phía Tây Châu Phi
- Tổng chi phí vận chuyển chế biến: 150,5$/tấn - Thời gian để nguyên liệu đến địa điểm nhập khẩu: 45 - 76,5 ngày - Tiền lời được trả cho thương lái: 76,7$/tấn - Thời gian thanh toán tiền cho thương lái: 21 ngày - Tiền trả cho nông dân: tùy theo hợp đồng của nông dân và thương lái.
- Theo các doanh nghiệp, mức lời đối với những đơn hàng này khá thấp (thường chỉ từ 5 – 10 USD/tấn), thậm chí có những lúc bị lỗ (như năm 2008). Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
11
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
1.4.1.2. Mô hình B: Đầu tư vùng lúa chuyên canh – xuất khẩu: Nông dân
Nhà máy xay xát
Công ty xuất khẩu
Công ty vận chuyển
Cảng Sài Gòn
Nhà nhập khẩu
- Doanh nghiệp xây dựng vùng lúa nguyên liệu đặc chủng để xuất khẩu. Theo mô hình này, gạo được cung ứng cho các thị trường có nhu cầu gạo cao cấp như Hongkong, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc… và giá gạo xuất khẩu (5% tấm) thường cao hơn giá gạo cùng phẩm cấp của mô hình A khoảng 40 USD (tại thời điểm khảo sát tháng 9/2011). Đây là xu hướng chuyển dịch cơ bản của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở các tỉnh phía Nam hiện nay. - Đặc điểm kinh doanh của mô hình: + Vùng nguyên liệu gieo trồng giống lúa cho gạo thơm đáp ứng yêu cầu của thị trường cao cấp. + Kiểm soát được chất lượng và giống gạo tại nguồn cung cấp, gạo đồng nhất + Cơ giới hóa các khâu thu hoạch, vận chuyển, dự trữ, xay xát theo qui trình khép kín (one process system), tỷ lệ hao hụt thấp. + Thực hiện chuỗi cung ứng đầu vào và đầu ra cũng thuận lợi, hiệu quả hơn + Tuy nhiên, chi phí đầu tư sẽ cao hơn nhiều và qui mô diện tích đất canh tác phải lớn. Đây là một trong những trở ngại lớn đối với quá trình cơ giới hóa nông nghiệp của Việt Nam hiện nay. - Dòng chu chuyển gạo xuất khẩu theo mô hình B: Thu mua lúa vùng chuyên canh, 1 ngày; 312,5$/tấn Lưu trữ ở kho của doanh nghiệp và chế biến xay xát 21 – 30 ngày; giá 1$/tấn/tháng Gạo Jasmin: thông thường 350 tấn gạo sẽ chế biến xong trong 2 ngày + Kiểm dịch thực vật, khử độc, chỉ tiêu sức khỏe, chỉ tiêu chất lượng: 1 – 10 ngày Nhà xuất khẩu mua lại: 770$/tấn Jasmin + Xuất hóa đơn: 1 ngày + Thanh toán tín dụng: 21 ngày Tàu chở hàng đến cảng Sài Gòn trong 24 – 48 tiếng; 83$/tàu 20’ Vận chuyển đến bến tàu trong 4 – 5 tiếng Vận chuyển đường biển 3 ngày; 20$/tấn Địa điểm nhập khẩu: Hongkong
- Tổng chi phí vận chuyển chế biến: 104$/tấn - Thời gian để nguyên liệu đến địa điểm nhập khẩu: 29 - 44 ngày - Tiền lời sau chế biến: 353,5$/tấn - Tiền trả cho nông dân: có hợp đồng cố định từ khi nông dân bắt đầu gieo sạ.
- Gạo xuất khẩu theo mô hình này chủ yếu đáp ứng cho các đơn hàng theo hợp đồng đi những thị trường gạo cao cấp như Hongkong, Ả rập Xeut, Úc, Hàn Quốc... Theo các doanh nghiệp, mức lời đối với những đơn hàng này thường cao hơn mô hình A, đạt trung bình từ 40 – 50 USD/tấn. 1.4.1.3. Đề xuất mô hình C: Đầu tư vùng lúa chuyên canh, doanh nghiệp sản xuất tập trung và chuyên môn hóa cao
Nông dân
Nhà máy xay xát, chế biến kết hợp doanh nghiệp xuất khẩu, vận chuyển
Cảng Sài Gòn
Nhà nhập khẩu
- Doanh nghiệp xây dựng đầy đủ cơ sở vật chất tại vùng lúa đặc chủng để xuất khẩu. Doanh nghiệp hợp đồng với nông dân và theo dõi từ cung cấp giống đến gặt lúa thành phẩm, ứng dụng chủ trương “mua tận gốc, bán tận ngọn”.
12
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
- Đặc điểm kinh doanh của mô hình: + Vùng nguyên liệu gieo trồng giống lúa cho gạo thơm đáp ứng yêu cầu của thị trường cao cấp. + Kiểm soát được chất lượng và giống gạo tại nguồn cung cấp, gạo đồng nhất + Chuyên môn hóa tất cả các khâu dưới sự theo dõi sát sao + Doanh nghiệp chủ động cả đầu vào và đầu ra + Chi phí đầu tư giảm nhờ đặt giữa vùng nguyên liệu, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên cần đầu tư vào dây chuyền công nghệ và hệ thống kho hiện đại. - Dòng chu chuyển gạo xuất khẩu theo mô hình C: Nông dân vận chuyển lúa đến địa điểm chế biến, chi phí doanh nghiệp hỗ trợ. Thu mua lúa 1 ngày; 312,5$/tấn Doanh nghiệp kiểm tra, phân loại lúa, sấy và đóng gói lưu trữ trong kho từ 3 – 6 tháng; giá 1$/tấn/tháng Doanh nghiệp liên hệ đối tác, phân loại hợp đồng, chế biến gạo theo chất lượng được yêu cầu, thông thường 350 tấn gạo sẽ chế biến xong trong 2 ngày Gửi mẫu chứng nhận kiểm dịch thực vật, khử độc, chỉ tiêu sức khỏe, chất lượng: 1 – 10 ngày Đóng gói gạo, lưu trữ dưới 24 tiếng Tàu chở hàng đến cảng Sài Gòn trong 24 – 48 tiếng. 20$/tàu Nhà xuất khẩu mua lại: 770$/tấn Jasmin + Xuất hóa đơn: 1 ngày + Thanh toán tín dụng: 21 ngày Vận chuyển đường biển 3 ngày; 20$/tấn Địa điểm nhập khẩu
- Tổng chi phí vận chuyển chế biến: 46$/tấn - Thời gian để nguyên liệu đến địa điểm nhập khẩu: 1 ngày – 6 tháng - Tiền lời sau chế biến: 411,5$/tấn - Tiền trả cho nông dân: có hợp đồng cố định từ khi nông dân bắt đầu gieo sạ.
- Doanh nghiệp hợp đồng với nông dân từ khi gieo lúa, nông dân tự chở hàng đến doanh nghiệp với chi phí hỗ trợ 100%. Nông dân chủ động giao lúa, bán lúa, không có sự tham gia của thương lái - Tiết kiệm thời gian vận chuyển giữa các công đoạn nhờ tập trung tất cả về một nơi. - Tiết kiệm chi phí ăn lời khi chuyển giao sản phẩm giữa các công đoạn - Doanh nghiệp chủ động liên hệ đầu vào và đầu ra. 1.4.1.4. So sánh các mô hình A, B, C Mô hình A - Tổng chi phí vận chuyển chế biến: 150,5$/tấn - Thời gian để nguyên liệu đến địa điểm nhập khẩu: 45 - 76,5 ngày - Tiền lời được trả cho thương lái: 76,7$/tấn - Tiền lời sau chế biến: 5 - 10$/tấn - Thời gian thanh toán tiền cho thương lái: 21 ngày - Tiền trả cho nông dân: tùy theo hợp đồng của nông dân và thương lái.
Mô hình B - Tổng chi phí vận chuyển chế biến: 104$/tấn - Thời gian để nguyên liệu đến địa điểm nhập khẩu: 29 - 44 ngày - Tiền lời sau chế biến: 40 - 50$/tấn - Tiền trả cho nông dân: có hợp đồng cố định từ khi nông dân bắt đầu gieo sạ.
Mô hình C - Tổng chi phí vận chuyển chế biến: 46$/tấn - Thời gian để nguyên liệu đến địa điểm nhập khẩu: 1 ngày – 6 tháng - Tiền lời sau chế biến: 100 110$/tấn - Tiền trả cho nông dân: có hợp đồng cố định từ khi nông dân bắt đầu gieo sạ.
- Thị trường gạo thấp và trung bình - Thị trường gạo cao cấp - Thị trường gạo cao cấp - Mức lời thấp (thường chỉ từ 5 – 10 - Mức lời cao hơn mô hình A, đạt - Mức lời cao, đạt trung bình từ 110 – USD/tấn), thậm chí có những lúc bị lỗ trung bình từ 40 – 50 USD/tấn. 110 USD/tấn. (như năm 2008). Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
13
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
1.4.2. SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH NHÀ MÁY CHẾ BIẾN LÚA GẠO SẠCH HIỆN ĐẠI - Nhà máy chế biến lúa gạo sạch là công trình kiến trúc công nghiệp phục vụ cho dây chuyền chế biến lúa gạo, bao gồm các bước chính: phân loại, kiểm tra, lưu trữ, chế biến, khai thác phế phẩm - phụ phẩm và tất cả những quy trình công nghệ phụ trợ khác; tất cả đều là quy trình công nghệ sạch, hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế. - Sản phẩm của nhà máy chế biến lúa gạo sạch là gạo chất lượng cao đã được bóc vỏ, làm sạch và sẵn sàng để được tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu, có thể lưu trữ trong thời gian dài, được đóng dấu kiểm tra của cơ quan chức năng, đáp ứng những tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. - Việc có một nhà máy như vậy tại vùng ĐBSCL sẽ góp phần nâng cao chất lượng ngành công nghiệp chế biến lúa gạo xuất khẩu, tăng giá thành nguyên liệu và đảm bảo đầu ra cho nông dân, đồng thời tạo việc làm cho người lao động và tận dụng được những lợi thế có sẵn của vùng đất này. VAI TRÒ CỦA NHÀ MÁY:
Cung cấp giống đạt chuẩn
Nông dân gieo hạt
Theo dõi, chứng nhận quá trình canh tác
Kiểm tra, phân loại
Lưu trữ, chế biến, đóng gói
Xuất hàng tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu
Vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy
Vai trò của nhà máy trong quá trình sản xuất lương thực Nhà máy chế biến lương thực đứng ở vị trí trung gian trong quá trình sản xuất, là một trong những vị trí giúp giảm mất mát sau thu hoạch, mang vai trò quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm.
14
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
CHỨC NĂNG CỦA NHÀ MÁY:
Phân loại, lưu trữ - Phân loại nguyên liệu theo chất lượng, chủng loại hoặc hợp đồng chế biến - Lưu trữ nguyên liệu, hạn chế mất mát
Chế biến theo dây chuyền công nghệ tiêu chuẩn và theo hợp đồng - Đảm bảo quy trình công nghệ sạch, trang thiết bị hiện đại
Kiểm tra chất lượng thành phẩm - Kiểm tra hóa chất, vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn liên quan - Nghiên cứu và bổ sung thành phần dinh dưỡng theo tiêu chuẩn
Khai thác phụ phẩm, phế phẩm - Chế biến, khai thác phụ phẩm - Chế biến phế phẩm để tạo thành phụ phẩm - Xử lý chất thải
Nơi tổ chức tham quan, học hỏi - Phổ biến kiến thức cho nông dân, quản lý chính quyền - Mô hình minh họa cho ngành liên quan khác, các ngành công nghiệp phụ trợ - Tổ chức tham quan cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh.
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
15
PHẦN 2:
XU HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN LÚA GẠO BỀN VỮNG
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
2. XU HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN LÚA GẠO BỀN VỮNG Nền sản xuất lúa gạo nói riêng và nông nghiệp nói chung đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, do thiếu sự đầu tư đúng mực, kinh tế nông nghiệp nước ta đã trở nên lạc hậu, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong phần này, sinh viên chủ yếu đưa ra và chứng minh những vấn đề còn tồn đọng, sau đó đề xuất hướng giải quyết bằng những mô hình sản xuất – chế biến cụ thể.
2.1. VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM: Nông nghiệp, đối với mọi nền kinh tế, là thành phần chủ chốt cơ bản, mang tính quyết định đến sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Đối với Việt Nam, sản xuất nông nghiệp đóng những vai trò sau đây: Vai trò sản xuất nông nghiệp
Cung cấp lương thực cho nhu cầu xã hội
Cung cấp yếu tố đầu vào
Là thị trường tiêu thụ
cho phát triển công nghiệp
của công nghiệp
và đô thị
và dịch vụ
Là ngành sản xuất vật chất cơ bản
Đại bộ phận người dân sống bằng nghề nông
Nông nghiệp là khu vực
Sản phẩm công nghiệp
dự trữ và cung cấp lao động
tiêu dùng được tiêu thụ
cho công nghiệp và đô thị
chính ở nông thôn
Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường
Mang lại nguồn thu
Là cơ sở trong việc
ngoại tệ lớn
phát triển kinh tế bền vững
Là nguồn cung cấp vốn
Nâng cao thu nhập người
Dễ gia nhập thị trường
lớn nhất cho sự phát triển
dân nông thôn là thúc đẩy
quốc tế hơn sản phẩm
kinh tế
công nghiệp phát triển
công nghiệp
Bất lợi: giá cả có xu hướng giảm xuống, tỷ giá khoảng cách nông nghiệp và công nghệ ngày càng tăng
Một đất nước phải đảm bảo an ninh lương thực mới
có thể phát triển kinh tế
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với tự nhiên
Cần có giải phát thích hợp để duy trì và cải tạo môi trường nông nghiệp.
2.2. SỰ TRÌ TRỆ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐANG TỒN TẠI: Hơn 10 năm tập trung quá mức vào công nghiệp và dịch vụ để thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nền nông lâm ngư nghiệp nước ta đang dần rơi vào tình trạng trì trệ, không tương xứng với vai trò kinh tế - xã hội của nó. 2.2.1. CÁC SỐ LIỆU CHỨNG MINH: - Giai đoạn 2005 – 2013, kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn suy giảm tăng trưởng. Mặc dù tổng giá trị sản phẩm tăng liên tục nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu và tốc độ tăng trưởng có sự thay đổi quan trọng. Biểu đồ: 22
40
Nông lâm ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng
38
Dịch vụ
Nông lâm ngư nghiệp
18
43
Công nghiệp, xây dựng 39
Dịch vụ
So sánh cơ cấu GDP Việt Nam năm 2005 và 2012 (%) Nguồn: Tổng cục thống kê 2013
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
17
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Nông lâm ngư nghiệp
Công nghiệp, xây dựng
Dịch vụ
Biểu đồ: Thay đổi cơ cấu GDP Việt Nam năm 2000 đến 2012 (%)
39
40
37
38
24
22
18
2000
2005
2012
43
39
Nguồn: Tổng cục thống kê 2013
- Trong 12 năm (2000 đến 2012), tỉ trọng GDP khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng tăng 2%, khu vực dịch vụ tăng 4%, khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm 6%. Có thể thấy tốc độ dịch chuyển rất chậm, sự phát triển của nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ không đủ nhanh để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 10 9
Biểu đồ:
8
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (lấy năm trước = 100%)
7 6 5 4 3
2
Nguồn: Tổng cục thống kê 2013
1 0
2005
2006 Tổng số
2007
2008
2009
Nông lâm ngư nghiệp
2010
Công nghiệp - xây dựng
2011
2012 Dịch vụ
- Sự suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 2007 khiến cho cả 3 khu vực kinh tế đều sụt giảm. Tuy nhiên, riêng ngành Nông lâm ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp rõ rệt, không vượt quá mức 4,2%; dao động mạnh và thiếu ổn định. 20
80
18
70
16
60
14 12
50
10
40
8
30
6
20
4 2
10
0
0 2005
2009
2010
2011
2012
Giá trị sản phẩm nông lâm ngư nghiệp / lao động nông thôn (triệu đồng / năm) Cơ cấu dân số nông thôn cả nước (%) Cơ cấu lao động nông thôn cả nước (%)
18
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Biểu đồ: Cơ cấu dân số, cơ cấu lao động nông thôn, năng suất lao động nông thôn. Nguồn: Tổng cục thống kê 2013
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
- Theo sơ đồ trên, có thể thấy rõ khu vực kinh tế nông nghiệp có trách nhiệm đảm bảo kế sinh nhai và tạo việc làm cho rất nhiều lao động. Trong 7 năm từ 2005 đến 2012, cơ cấu dân số nông thôn giảm chưa đầy 5% thì cơ cấu lao động nông thôn đã tăng 6,4%. - Nguyên nhân: do sự sụt giảm tăng trưởng dịch vụ và công nghệ xây dựng, khiến cho các khu vực kinh tế này không tạo được đủ việc làm cho dân số và lao động từ nông thôn, dẫn đến tình trạng dư thừa. - Sự tắc nghẽn lao động nông thôn gây ra hiện tượng tăng áp lực dân số lên diện tích đất canh tác nông nghiệp, dẫn đến nhiều người hoặc hộ gia đình không có đất hoặc rất ít đất, rơi vào tình trạng đói nghèo. - Nông nghiệp còn có chức năng giảm lạm phát nền kinh tế bằng nguồn nông sản dồi dào, giá rẻ, với mức tăng giá thấp và ổn định. Nông nghiệp không chỉ giúp ổn định nền kinh tế nông thôn mà còn ổn định thị trường kinh tế thành thị.
Khu vực nông lâm ngư nghiệp chỉ tạo ra chưa đầy 20% tổng giá trị GDP trong nước mà phải nuôi sống hơn 2/3 dân số và tạo việc làm cho 60% lao động cả nước. Điều này dẫn đến thu nhập trên đầu ngưới ở nông thôn rất thấp (1,074 triệu đồng, bằng khoảng ½ người thành thị)
Vốn đầu tư nông lâm ngư nghiệp trên tổng giá trị GDP nông lâm ngư nghiệp (%)
Biểu đồ:
Vốn đầu tư nông lâm ngư nghiệp trên tổng mức đầu tư toàn xã hội (%)
14 12 10 8
6
12,01
12,53 11,04 9,37
9,14 7
6,21
6,15
6,08
2009
2010
2011
4
5,19
2
Vốn đầu tư cho khu vực kinh tế nông lâm ngư nghiệp Nguồn: Tổng cục thống kê 2013
0 2005
2012
- Dù vậy, vốn đầu tư cho nông lâm ngư nghiệp là quá ít. Vào năm 2012, mức vốn cho khu vực kinh tế này chỉ xấp xỉ 5% trên tổng mức đầu tư toàn xã hội, thuộc vào loại thấp nhất trong tất cả các ngành, cùng với Thông tin truyền thông và Giáo dục đào tạo. Rõ ràng, với sự quan tâm quá mức vào công nghiệp và dịch vụ, chúng ta đã thờ ơ với ngành nông lâm ngư nghiệp, khiến cho khu vực kinh tế này trở nên trì trệ, không tương xứng với vai trò kinh tế - xã hội quan trọng của nó. 2.2.2. CÁC VẤN ĐỀ ĐANG TỒN TẠI TRONG NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1. Trình độ khoa học còn thấp
- Trình độ canh tác và chế biến thấp, chưa tự động hóa - Chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng, khai thác đất kiệt quệ - Năng suất và chất lượng thấp, không có khả năng cạnh tranh
2. Phụ thuộc vào thị trường - Nhập khẩu phân DAP và phân kali khoảng 4 triệu tấn/ năm thế giới về nguyên liệu - Nhập khẩu 700 triệu USD thuốc diệt cỏ và thuốc bảo vệ thực vật / năm đầu vào và nông sản xuất khẩu - Chất lượng thấp nên dù khối lượng xuất khẩu lớn nhưng luôn ở thế chấp nhận giá chứ không được chủ động định giá.
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
19
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
3. Chuỗi giá trị nông sản thiếu liên kết
- Chưa có sự liên kết ngang (hợp tác giữa nông dân với nhau) và dọc (hợp tác giữa nông dân với công ty chế biến, xuất khẩu, thu mua, vận tải, ...) - Nông sản không đồng nhất, chất lượng không thể kiểm soát.
4. Khả năng cạnh tranh kém
- Khi xuất khẩu thường vướng vào rào cản kỹ thuật, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm - Tư duy chạy theo số lượng - Nông sản giá rẻ không đảm bảo chất lượng được nhập khẩu khối lượng lớn vào Việt Nam, khiến giảm chất lượng thị trường trong nước
5. Phát triểu thiếu bền vững
- Khai thác rừng quá mức dẫn đến không có khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu (thiên tai, dịch bệnh) - Hệ thống thủy lợi, đê điều không được đầu tư lâu dài - Khai thác đất quá mức hoặc sử dụng sai quy cách gây xói mòn, bạc màu.
2.2.3. VÀI VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA NGÀNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO - Lúa gạo hiện nay là nông sản hàng đầu nước ta, có những đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc gia, với các vai trò: + Đảm bảo an ninh lương thực + Tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người ở mọi độ tuổi + Cung cấp lương thực giá rẻ và ổn định cho khu vực thành thị + Mang lại ngoại tệ, vốn cho sự phát triển kinh tế. - Ngày nay, ngành xuất khẩu lúa gạo Việt Nam đang gặp các vấn đề cụ thể như sau: Vấn đề 1. Dư cung
Nguyên nhân Dư cung lúa gạo là vấn đề nghiêm trọng có phạm vi toàn cầu, dẫn đến nghịch lý các nước nghèo thiếu ăn nhưng các nước xuất khẩu lại không có khách hàng. Điều này chủ Việt Nam giúp thế giới có yếu do các nguyên nhân sau: a. Gạo mậu dịch (xuất – nhập khẩu) chỉ chiếm 7,5 – 8% lượng gạo sản xuất gạo rẻ để ăn, nhưng nông hàng năm trên thế giới, nghĩa là có trên 92% gạo được tiêu thụ tại chỗ chứ dân Việt Nam lại là người không xuất khẩu. Nước nhập khẩu gạo chất lượng thấp không nhiều gánh chịu. b. Dư cung: + Sau năm 2008, nhờ chính sách trợ giá của chính phủ Thái Lan, nông dân nước này ngày càng sản xuất nhiều hơn. + Ấn Độ từ một nước tự cung vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. + Các nền kinh tế mới như Pakistan, Cambodia, Myanmar đẩy mạnh đầu tư lúa gạo xuất khẩu. c. Thiếu cầu: Indonesia và Philippines là 2 nước nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên từ sau năm 2008, họ thay đổi chính sách an ninh lương thực, đầu tư diện tích và sản lượng lúa ngày càng tăng nhanh. Nông dân ĐBSCL dưới sự khuyến khích của chính phủ và chính quyền địa phương sản xuất lúa vụ 3 (Thu Đông) vào mùa lũ ngày càng nhiều, năng suất tăng cao nhưng không có đầu ra, giá thành giảm mạnh, gây áp lực lớn cho vụ Đông Xuân. Năm 2012, dù lượng gạo xuất khẩu tăng mạnh nhưng kim ngạch lại giảm nghiêm trọng Trong tình trạng đó, chúng ta cần phải giảm khối lượng sản xuất, đồng thời tăng chất lượng, hướng đến các thị trường lớn tiềm năng hơn, với giá thành tốt hơn.
20
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
2. Chuỗi giá trị lúa gạo rời Đa phần chuỗi xuất khẩu lúa gạo Việt Nam đi theo mô hình A, dẫn đến tình trạng “mua rạc, phân tán. đứt bán đoạn” giữa các tác nhân sản xuất: Nông dân Thương lái Nhà máy xay xát Công ty cung ứng Công ty xuất khẩu Thuế, vận chuyển Nhà nhập khẩu. Rõ ràng, với chuỗi xuất khẩu phức tạp như vậy, nông dân phải đợi một thời gian dài để nhận tiền bán nguyên liệu (cho đến khi nhà nhập khẩu định giá xong và thanh toán hết cho tất cả các bên). Việc này cũng gây ra sự khó kiểm soát chất lượng sản phẩm, dẫn đến tình trạng lỗ vốn, không bán được lúa. Vấn đề cấp thiết là phải đơn giản hóa chuỗi xuất khẩu lúa gạo, thực hiện với chủ trương “mua tận gốc, bán tận ngọn” 3. Sản xuất và chế biến Việc trồng lúa, thu hoạch, bảo quản và chế biến là tập tính lâu đời của người Việt. Những không bền vững, không cách thức truyền thống đã ăn sâu vào người nông dân, khiến việc chuyển đổi sang hình thức thâm canh mới theo tiêu chuẩn quốc tế trở nên chậm chạp. đáp ứng VSATTP. Để tăng giá trị gạo xuất khẩu, cần có sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như sản xuất bền vững từ khi cấy mạ đến lúc đóng gói và vận chuyển.
Nguồn: Tổng quan hiện trạng khu vực kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản và chính sách nông nghiệp, sản xuất và tiêu thụ nông sản – Trần Tiến Khải, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn, HAVARD Kenedy School, USA.
2.3. SRI: PHƯƠNG PHÁP THÂM CANH BỀN VỮNG Nguồn: More rice for people more water for the planet, Africare, Oxfram, WWF. Phương pháp thâm canh theo hệ thống SRI (System of Rice Intensification) là phương pháp đã được chứng minh có những ưu điểm vượt trội đối với mọi mặt: kinh tế, môi trường, xã hội so với phương pháp thâm canh truyền thống. Áp dụng rộng rãi phương pháp này từ khi cấy mạ có thể mang lại nền sản xuất lúa gạo bền vững. 47%
40%
23%
68%
tăng sản lượng
tiết kiệm nước
giảm chi phí / ha
tăng thu nhập / ha
2.3.1. TÓM LƯỢC HỆ THỐNG THÂM CANH SRI: Yếu tố Tuổi mạ
Theo hệ thống thâm canh SRI
Mạ non được cấp khi 8 – 12 ngày tuổi
Theo phương pháp thâm canh truyền thống
Cấy khi mạ được 21 – 40 ngày tuổi.
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
21
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Số lượng dành
1 – 2 dành / khóm; cấy nông 1 – 2cm trên đất 3 – 4 hoặc 6 – 8 dành cấy từng khóm sâu trên không đọng nước. ruộng ngập nước Giúp giảm tổn thương rễ, mạ không bị sốc. Mật độ mạ dày chen chúc, đất bí khí Khoảng cách cấy
Các luống cách nhau 20 – 30cm, bố trí theo hình Các luống cách nhau 10 – 15cm, cấy theo hàng vuông hoặc hình lưới hoặc cấy ngẫu nhiên Giúp dễ làm cỏ, sục bùn, đủ ánh sáng mặt trời. Quản lý tưới tiêu
Điều kiện đất thông khí, không úng nước, tưới tiêu Giữ nước liên tục trong ruộng ở mức 5 – 15cm xen kẽ. Thay phiên tháo và tưới suốt quá trình sinh trong toàn vụ. trưởng của lúa, giữa nước 1 – 2cm khi lúa trổ bông. Bón phân
Khuyến khích bón phân hữu cơ, có thể kết hợp bón Bón phân vô cơ thay thế phân hữu cơ, gây phong phân tổng hợp hóa bạc màu đất Giúp cân bằng dinh dưỡng cho đất, tái tạo cấu trúc và chất đất. 22
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Làm cỏ, quản lý sâu bệnh
Công cụ cào cỏ: cào cỏ và thông thoáng tầng mặt của đất. Áp dụng phương pháp quản lý dịch hại IPM. Lúa SRI có khả năng kháng sâu hại và dịch bệnh cao hơn, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Ruộng luôn ngập nước, làm cỏ thủ công. Nếu cấy ngẫu nhiên thì không thể cào cỏ. Phun thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu dập dịch, dễ khiến hóa chất phát tán theo nước và không khí, gây hại con người, vật nuôi và môi trường.
2.3.2. LỢI ÍCH CỦA VIỆC THÂM CANH THEO HỆ THỐNG SRI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN: 1. Sản lượng cao hơn trên 1 đơn vị diện - Sản lượng lúa gạo tăng 20 – 50% tích đất, công lao động, vốn đầu tư - Giải phóng đất và lao động cho hoạt động sản xuất khác - Giảm áp lực lên hệ sinh thái. 2. Giảm gánh nặng lao động của phụ nữ - Ít thời gian hơn cho việc chăm sóc và cấy mạ non - Dành thời gian cho công việc gia đình, đa dạng hóa nguồn thu nhập 3. Giảm nhu cầu nước tưới
- Giảm 25 – 50% nước tưới, có thể trồng lúa ở khu vực khan hiếm nước - Sử dụng nước cho sản xuất khác, con người, hệ sinh thái tự nhiên
4. Giảm tỉ lệ giống
- Giảm 80 – 90% giống, cần ít diện tích đất để gieo mạ (từ 50 – 70Kg / ha 5 – 7Kg / ha). Giúp nông dân có thêm gạo ăn thay vì làm giống.
5. Giảm phụ thuộc vào phân hóa học, - Giảm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu - Có tác động tích cực đối với môi trường 6. Tăng khả năng chống chịu trước mưa - Biến đổi khí hậu gây thiên tai, mưa bão, sâu bệnh (do nhiệt độ cao, chế bão, sâu bệnh, hạn hán độ mưa thay đổi) - Cây lúa SRI có rễ ăn sâu hơn nên khó gãy đổ khi giông bão, đồng thời lấy được nhiều độ ẩm và chất dinh dững từ đất nên có khả năng chống chọi hạn hán. 7. Mùa vụ ngắn hơn
- Thường gặt sớm hơn bình thường từ 1 – 3 tuần - Có thể trồng cây ngắn ngày, trồng cây gối vụ - Giảm nhu cầu nước tưới nên có lợi cho môi trường
8. Tăng sản lượng và tiềm năng của các - Lúa truyền thống có đặc điểm di truyền tốt hơn khi ứng phó với biến đổi giống lúa truyền thống khí hậu, có hàm lượng sắt và protein cao hơn - Tăng đa dạng di truyền trong cây trồng phát triển bền vững hơm 9. Nâng cao kiến thức, kỹ năng thử nghiệm và tính sáng tạo của nông dân
- Trồng thêm được nhiều loại cây khác, cải thiện bữa ăn, tăng thu nhập - Cắt giảm hóa chất nên thích hợp nuôi thêm cá, gà vịt Giúp bảo vệ đa dạng sinh học, tích tụ cacbon trong đất
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
23
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
2.3.3. LỢI ÍCH CỦA VIỆC THÂM CANH THEO HỆ THỐNG SRI ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.3.3.1. Giảm nhu cầu về nước: 10; 10%
Biểu đồ:
30; 30%
20; 20%
Cơ cấu nhu cầu dùng nước thế giới Nguồn: IWMI (2007); WRI (2005)
40; 40% Sinh hoạt
Công nghiệp, xây dựng
Nông nghiệp khác
Tưới tiêu lúa
- Có 24 – 30% nguồn nước ngọt có thể tiếp cận trên Trái đất được dùng cho tưới tiêu nông nghiệp - Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tăng cao, nguồn nước ngọt khan hiếm, đe dọa hơn 2 tỷ người trên thế giới. - Dự đoán đến năm 2025, khoảng 15 – 20 triệu ha lúa (3/4 nguồn cung lúa gạo thế giới) sẽ bị khan hiếm nguồn nước. - SRI giúp giảm nhu cầu về nước đến 40%, góp phần bảo vệ nguồn nước cho các hoạt động khác. 2.3.3.2. Giảm khí thải Metan CH4: 11%
15%
4% 8% 1%
28%
13%
5%
4% 1%
Biểu đồ: Cơ cấu nguồn thải Metan trên thế giới Nguồn: IWMI (2007); WRI (2005)
10%
Khí tự nhiên
Than đá
Dầu
Rác thải rắn
Nước thải
Nhiên liệu
Đốt cháy nhiên liệu sinh học
Đốt cháy sinh khối
Lên men ruột
Phân
Lúa
- Khí metan gây hiệu ứng nhà kính, làm nóng bầu khí quyển. - Cánh đồng ngập nước chiếm ½ lượng khí metan do con người sinh ra, từ vi khuẩn kị khí trong đất bị mất oxy do ngập úng thường xuyên. - Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc đã chứng minh, cánh đồng được tháo cạn 1 lần / mùa vụ sẽ giúp lượng khí metan giảm đi 1/3. - Thâm canh theo phương pháp SRI giúp giảm đáng kể lượng CH4 phát thải (cánh đồng được tháo và bơm nước thường xuyên). 24
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
2.3.3.3. Hạn chế phân đạm vô cơ: - Trong 50 năm qua, lượng phân đạm sử dụng trên thế giới đã tăng lên gấp 20 lần. Đây là nguồn phát thải N20 và axit nitric ra môi trường, gây mưa axit; đồng thời khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm, đầu độc cá và hệ sinh thái biển. - Trong tổng số phân đạm sử dụng trên thế giới, dùng cho lúa chiếm 16%. Trong đó, chỉ có 30 – 50% là được cây lúa hấp thụ. Hơn 60% còn lại thoát ra môi trường dễ dàng trong điều kiện ngập nước. - Nếu không có sự thay đổi, vào năm 2050; lượng phân đạm sử dụng sẽ tăng lên 65%, lượng phát thải vào không khí và nước sẽ tăng gấp đôi. - Thâm canh SRI khuyến khích sử dụng phân hữu cơ để cải tạo cấu trúc và sinh vật trong đất, tăng tính hiệu quả dùng chất dinh dưỡng cho lúa. - Các lợi ích của phân hữu cơ: + Không mất chi phí sản xuất, vận chuyển + Cải tạo độ màu mỡ của đất về lâu dài. 2.3.4. SO SÁNH CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP THÂM CANH SRI VÀ TRUYỀN THỐNG Nguồn: Báo cáo quốc gia, Africare, Mali. Đơn vị tiền tệ: CFA (Central Africa CFA franc – Franc Trung Phi) Hạng mục Tưới tiêu (ga, dầu) Máy bơm Giống Phân Ure Phân DAP Phân chuồng Công lao động (người ngày) Chi phí đầu vào Sản lượng Lợi nhuận Chi phí sản xuất / Kg Chi phí đầu vào trên tổng giá trị sản xuất (%)
Thâm canh SRI Khối lượng / tỉ lệ Giá thành 90% 99 000 CFA 90% 40 500 CFA 6 Kg (12%) 2 280 CFA 120 Kg (100%) 42 000 CFA 8 Kg (40%) 2800 CFA 13 Kg (100%) 39 000 CFA 251 (100%) 251 000 CFA 476 580 CFA 9,1 tấn / ha 1 501 500 CFA 1 024 920 CFA 52 CFA
Thâm canh truyền thống Khối lượng / tỉ lệ Giá thành 100% 110 000 CFA 100% 45 000 CFA 50 Kg (100%) 19 000 CFA 97 Kg (80%) 33 950 CFA 20 Kg (100%) 7000 CFA 0 Kg (0%) 0 CFA 161 (64%) 161 000 CFA 375 950 CFA 4,86 tấn 801 900 CFA 425 950 CFA 77 CFA
32 %
47%
Với chi phí đầu vào cao hơn 126,77%, phương pháp thâm cânh SRI mang lại lợi nhuận cao hơn 240,62% so với thâm canh truyền thống. Tưới tiêu 100 Công lao động
80
60
Máy bơm
Biểu đồ:
40 20
0 Phân chuồng
Giống
Sự khác biệt về hạng mục đầu tư giữa thâm canh SRI và thâm canh truyền thống Nguồn: Africare, Mali
Phân Ure Thâm canh SRI
Phân DAP Thâm canh truyền thống
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
25
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN LÚA GẠO ĐẠT CHUẨN VSATTP: Nguồn: Food Safety at the heart of rice processing – Food Safety Magazine, 6/2014. Ngày nay, trong bối cảnh nguồn cung lúa gạo xuất khẩu trên thế giới đang có xu hướng trở nên dư thừa, người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu ngày càng ý thức hơn về nguồn gốc thực phẩm. Thực tế, đã có nhiều ca ngộ độc hoặc nhiễm bệnh liên quan đến thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn. Do đó, thị trường xuất khẩu lúa gạo thế giới đang dần tiến đến sự tiêu chuẩn hóa “Chất lượng phải đi kèm với vệ sinh an toàn thực phẩm”. Sản phẩm lúa gạo từ nước sản xuất phải có được sự chứng nhận và kiểm tra của bên thứ 3 trước khi đến với nước nhập khẩu. Đây là cơ sở ra đời của các cơ quan, tổ chức chuyên chứng nhận và quy định hệ thống VSATTP trong và ngoài nước.
Nước xuất khẩu •Nông dân canh tác •Nhà máy chế biến •Cơ quan kiểm tra
Nước nhập khẩu •Tiềm lực kinh tế •Sức khỏe người dân •Ảnh hưởng môi trường
Sản phẩm •Giá thành cạnh tranh •Nguồn gốc uy tín •Chất lượng, VSATTP
2.4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN LÚA GẠO ĐẠT CHUẨN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - Dây chuyền sản xuất lúa gạo đạt chuẩn VSATTP là dây chuyền có khả năng loại bỏ toàn bộ các nguồn gây ô nhiễm lên hạt gạo thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất, mà không gây hại cho môi trường xung quanh và không tác động đến sức khỏe người công nhân làm việc. - Các nguồn gây ô nhiễm lên hạt gạo bao gồm: 1. Hóa chất nông nghiệp trong quá trình canh tác
Phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
2. Yếu tố sinh học xuất hiện trong quá trình canh tác hoặc Côn trùng, nấm mốc, độc tố, vi khuẩn do lưu trữ không tốt 3. Chất độc lây nhiễm từ đất hoặc nguồn nước trong quá Hàm lượng kim loại nặng, độc tố vượt quá mức quy định trình canh tác
26
4. Tạp chất lẫn lộn trong quá trình thu hoạch, lưu trữ
Thủy tinh, kim loại; xơ, rễ, lá thực vật, hạt ngoại lai
5. Chất hóa học trong quá trình chế biến
Chất bôi trơn máy móc, nhiên liệu chảy đổ
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
- Để loại bỏ toàn bộ các nguồn ô nhiễm này, cần tiến hành kiểm tra VSATTP lên sản phẩm ở 3 cấp độ khác nhau, từ hình thức hạt gạo đến môi trường sản xuất và cấu tạo, thành phần hạt gạo. Hầu hết các nhà máy chế biến ở ĐBSCL chỉ kiểm tra VSATTP ở cấp độ thứ nhất, do đó hạt gạo không đạt chuẩn chất lượng quốc tế, không vượt qua rào cản nhập khẩu và mất giá. - Các cấp độ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm: Cấp 1: Hình thức - Loại bỏ tạp chất sản phẩm - Loại hạt nhiễm nấm mốc, hạt hư hỏng
Thị trường xuất khẩu chất lượng thấp
Cấp 2: Môi trường sản xuất
- Hạn chế tổn thất bảo quản - Làm sạch và khử trùng thiết bị, môi trường chế biến
Thị trường xuất khẩu chất lượng trung bình
Cấp 3: Thành phần, cấu tạo sản phẩm
- Kiểm tra sâu bệnh, nguy cơ nhiễm trùng - Kiểm tra lượng hóa chất, lượng dinh dưỡng - Kiểm tra hàm lượng kim loại nặng, mức độc tố.
Thị trường xuất khẩu chất lượng cao.
- Đối với nhà máy và dây chuyền chế biến, việc kiểm tra VSATTP được thực hiện bằng bộ tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points). Bộ tiêu chuẩn này là phương pháp đánh giá nguy cơ ô nhiễm của từng giai đoạn chế biến, từ đó xác định các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm sản phẩm. - Bộ tiêu chuẩn HACCP có thể được sơ lược thành ba phần như sau: Quy hoạch - phân khu nhà máy Quy hoạch, phân khu rõ ràng; xác định rõ các hoạt động chế biến, từ đó có biện pháp cách ly, tạo môi trường sản xuất phù hợp cho từng công đoạn, tránh ô nhiễm chéo giữa các công đoạn.
Cấu trúc nhà máy trong thiết kế
Dây chuyền công nghệ sử dụng
Mọi hạng mục trong nhà máy cần Sử dụng dây chuyền công nghệ hiện phải được đảm bảo không có bụi. đại đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực Cấu trúc phải tránh mọi nguy cơ đóng phẩm thế giới. bụi, có hệ thống hút bụi, giữ ẩm và sát trùng.
- Quan hệ giữa tiêu chuẩn HACCP và các cấp độ VSATTP: Quy hoạch phân khu nhà máy
•Cấp 1: kiểm tra hình thức sản phẩm
Cấu trúc nhà máy trong thiết kế
Dây chuyền công nghệ sử dụng
•Cấp 2: Kiểm tra môi trường sản xuất
•Cấp 3: Thành phần, cấu tạo sản phẩm
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
27
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
2.4.2. VÀI YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN LÚA GẠO HIỆN ĐẠI ĐẠT CHUẨN VSATTP Các yêu cầu VSATTP đối với nhà máy chế biến lúa gạo gồm nhiều vấn đề phức tạp, sẽ được trình bày rõ ràng trong phần 3. Ở mục này, sinh viên đưa ra những yêu cầu cơ bản nhất về: Chức năng, Tận dụng phụ phẩm và Dây chuyền công nghệ. 2.4.2.1. Các yêu cầu về chức năng:
Thu mua, làm sạch, sấy khô và lưu trữ - Giảm thiểu hao hụt, mất mát thành phẩm - Tăng khả năng làm sạch sản phẩm
Chế biến sản phẩm - Đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và VSATTP - Giảm thiểu tỉ lệ hạt gãy vỡ, tăng tối đa công suất và giá thành
Tự động hóa sản xuất - Tăng cường sự tự động hóa, sử dụng máy móc, hạn chế lao động thủ công - Quy trình điều khiển máy móc dễ dàng.
Sử dụng kỹ thuật – công nghệ cao trong chế biến - Sử dụng dây chuyền sản xuất công nghệ cao
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm - Thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm và dây chuyền sản xuất - Điều chỉnh dây chuyền sản xuất và tăng khả năng hoạt động nhà máy
Chế biến phụ phẩm và xử lý phế phẩm - Tăng lợi nhuận tối đa từ phụ phẩm tấm cám - Sử dụng phế phẩm hiệu quả.
28
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
2.4.2.2. Các yêu cầu về tận dụng phụ phẩm, phế phẩm: Việc tận dụng phụ phẩm, phế phẩm giúp nhà máy tăng tối đa lợi nhuận và hướng đến phát thải 0% phế thải. Phụ gia cement Tro
Phụ gia gạch Lò đốt trấu
Nhiệt
Thóc lúa Bóc vỏ
Ngâm Hấp Sấy
Vỏ trấu
Nguyên liệu polime
Gạo lứt
Chiết xuất
Fufural
Nông dược, dược phẩm
Gỗ trấu ép
Nội thất
Phụ gia xăng dầu
Bổ sung hóa chất
Nguyên liệu nhà máy thức ăn gia súc Bánh snack
Thức ăn gia súc Xát trắng, lau bóng
Cám
Cân bằng chất béo Chế biến
Thực phẩm giảm cân Thực phẩm thay thế sữa Tocopherois (chất chống oxy hóa)
Gạo ăn liền
Ép dầu
Oryzarol (chất chống oxy hóa)
Gạo tẩm vị có thương hiệu
Vitamins
Gạo sạch
Gạo nguyên Gạo chín nhanh Gạo bổ sung dinh dưỡng Bột gạo
Bún gạo Bánh gạo tẩm vị
Gạo trắng Tấm bột
Bánh gạo ép
Ngũ cốc ăn liền
Bột báng
Cốm
Hạt gạo ép Cơm tấm
Tấm lớn Nhà máy bia
Sơ đồ tất cả các công dụng của phụ phẩm, phế phẩm từ chế biến lúa gạo trong đời sống Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
29
Dây chuyền sản xuất của Buhler tại nhà máy Sri Krishna Metcom, Ranchi, Ấn Độ
30
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
6. Máy xát trắng
1. Máy hút và gàu tải 2. Máy điều khiển hoạt động 3. Hệ thống làm sạch: sàng hạt và sàng đá (không nhìn thấy) 4. Máy bóc vỏ 5. Máy tách hạt
7. Máy phân hạt 8. Máy lau bóng 9. Máy tách màu 10. Thùng trung chuyển 11. Cân (không nhìn thấy) 12. Hệ thống đóng gói (không nhìn thấy)
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
2.4.2.3. Dây chuyền công nghệ tiêu biểu Các yêu cầu về dây chuyền công nghệ sẽ được trình bày cụ thể trong phần 3. Phần này đưa ra một dây chuyền công nghệ chế biến gạo tiêu biểu của hãng Buhler (Thụy Điển)
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
2.4.3. HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN LÚA GẠO HIỆN ĐẠI ĐẠT CHUẨN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Nguồn: Economics of paddy rice processing: A comparative analysis of conventional and modern rice mills; MK.Shwetha, S.B.Mahajanasheti, N.M.Kerup; 2010 Những nghiên cứu thống kê từ những nhà máy chế biến lúa gạo của nhóm tác giả Ấn Độ đã chứng minh tính ưu việt và lợi nhuận vượt trội của các dây chuyền công nghệ mới, đạt chuẩn VSATTP - So sánh chi phí đầu tư nhà xưởng trên 100Kg lúa nguyên liệu: Nhà máy địa phương Mục đầu tư Giá tiền Tỉ lệ % 1. Năng lượng, xăng dầu, nước 54,00 42,6 % 2. Lương trả công nhân viên 2,00 1,58 % 3. Chi phí quản lý 1,25 0,99 % 4. Chi phí hoạt động 55,00 43,40 % 5. Chi phí sửa chữa 11,00 8,70 % 6. 5% chi phí xây dựng 1,50 1,20 % 7. 10% chi phí máy móc 2,00 1,58 % Tổng 126,75 100 % Nhà máy địa phương
Nhà máy đạt chuẩn quốc tế Giá tiền Tỉ lệ % 62,75 31,95 % 3,95 2,01 % 2,75 1,40 % 105,00 53,45 % 15,00 7,63 % 02,00 1,01 % 04,95 2,52 % 196,40 100 %
Nhà máy đạt chuẩn quốc tế Biểu đồ: Sự khác biệt về tỉ trọng hạng mục đầu tư giữa nhà máy địa phương và nhà máy đạt chuẩn quốc tế
1
2
3
4
5
6
7
1
2
3
4
5
6
7
- So sánh tiền bán thành phẩm và phụ phẩm trên 100Kg lúa nguyên liệu: Nhà máy địa phương Nhà máy đạt chuẩn quốc tế Thành phẩm / phụ phẩm Khối lượng Giá Tổng thu Khối lượng Giá Tổng thu 1. Gạo nguyên 66,0 Kg 24,5 Kg 1617,00 73,5 30,5 2241,75 2. Tấm 10,5 Kg 12,5 Kg 131,25 3,5 15,5 54,25 3. Cám 7,0 Kg 13,0 Kg 91,00 8,0 16,0 128,00 4. Trấu 16,5 Kg 0,6 Kg 10,00 15,0 0,6 0,90 Tổng 1849,50 2433,00 Nhà máy địa phương
Nhà máy đạt chuẩn quốc tế Biểu đồ: Sự khác biệt về tỉ lệ nguyên liệu và phụ phẩm giữa nhà máy địa phương và nhà máy đạt chuẩn quốc tế.
1
2
3
4
1
2
3
4
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
31
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông Khối lượng gạo 100
Biểu đồ:
50 0 Tổng thu
Giá bán
Nhà máy địa phương
Nhà máy đạt chuẩn quốc tế
- So sánh lợi nhuận thực tế trên 100Kg lúa nguyên liệu: Nhà máy địa phương Tổng thu 1849,50 1. Giá lúa nguyên liệu 1473,50 2. Giá chế biến 126,75 3. Giá Makerting 91,19 Tổng giá đầu tư 1655,45 Lợi nhuận thực tế 194,00
Sự khác biệt về khối lượng, giá bán và tổng thu thành phẩm có được từ 100Kg lúa nguyên liệu giữa nhà máy địa phương và nhà máy đạt chuẩn quốc tế.
Nhà máy đạt chuẩn quốc tế 2433,00 1521,60 196,40 140,56 1858,56 574,44
- Với 100 Kg lúa nguyên liệu, nhà máy đạt chuẩn quốc tế có mức đầu tư cao hơn nhà máy địa phương 112,27% và thu lại lợi nhuận thực tế cao hơn 296%. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của nhà máy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích khu đất, công suất tính toán, số giờ, số ca, số ngày làm việc. - So sánh hoạt động của nhà máy địa phương và nhà máy đạt chuẩn quốc tế có cùng 1 diện tích: Nhà máy địa phương Nhà máy đạt chuẩn quốc tế Ngày làm việc / năm 240 250 Số ca / ngày 2 ca 2 ca Số giờ làm việc / ca 6 giờ 8 giờ Số giờ làm việc / năm 2880 giờ 4000 giờ Công suất tính toán / năm 14 400 tấn 120 000 tấn Công suất thực tế / Công suất tính toán 44,05% 68,90% Công suất thực tế / năm 6 343,2 tấn 82 680 tấn - Vậy với 2 nhà máy có cùng 1 diện tích, sự chênh lệch về đầu tư và lợi nhuận trong năm đầu tiên như sau: Nhà máy địa phương Nhà máy đạt chuẩn quốc tế Tỉ lệ Tổng thu 117 317 484 2 011 604 400 17 lần Tổng giá đầu tư 105 008 504 1 536 657 408 14 lần Lợi nhuận thực tế 12 308 980 474 946 992 38 lần 4000
Biểu đồ:
3000
Sự chênh lệch về đầu tư và lợi nhuận thực tế trong năm đầu tiên giữa nhà máy địa phương và nhà máy đạt chuẩn quốc tế. (%)
2000 1000 0
Chênh lệch đầu tư
Chênh lệch tổng thu
Chênh lệch lợi nhuận
- Như vậy, với sự chênh lệch về lợi nhuận cao hơn sự chênh lệch đầu tư 264%, mô hình nhà máy đạt chuẩn quốc tế có sự ưu việt vượt trội. 32
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
PHẦN 3:
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ SỞ TÍNH TOÁN CÁC HẠNG MỤC
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
3. SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM VÀ CƠ SỞ TÍNH TOÁN CÁC HẠNG MỤC Hiện nay tại các nước châu Á, ngày càng nhiều nhà máy sử dụng dây chuyền công nghệ và tiêu chuẩn sản xuất hiện đại của các tập đoàn máy móc thiết bị Âu Mỹ đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế (Buhler, Cimbria, ...); tiêu biểu như vài nhà máy công suất lớn tại Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ (do đây là các nước có sản lượng và chất lượng lúa gạo hàng đầu thế giới). Vì vậy, trong phần này chủ yếu đưa ra những so sánh về đặc điểm và cơ sở tính toán từng hạng mục giữ a các nhà máy địa phương Việt Nam và các nhà máy đạt tiêu chuẩn hiện đại trên khắp thế giới (chứ không đặt nặng về vấn đề vị trí địa lý). Vài nhà máy sử dụng dây chuyền công nghệ và tiêu chuẩn hiện đại tại châu Á: Garibsons (Pvt.) Ltd, Pakistan
Sri Krishna Metcom Ltd., Ranchi, Ấn Độ
Sản phẩm chính: gạo trắng. 100 TPH. Nắm giữ 10% sản lượng gạo của Pakistan
Sản phẩm chính: gạo đồ. 16 TPH; 150 000 hạt / giây
Siam Indica Co. Ltd. Bangkok, Thái Lan
Hangzhou Wahaha Group. Haining, Trung Quốc
1 800 000 tấn (2015)
La Suerte Ricemill Corporation Isabela, Philippines
MAZCO Industries (Pvt) Ltd, Punjab, Pakistan
10 – 12 TPH
25 TPH
SO SÁNH CÁC HẠNG MỤC: 3.1. Nhà xưởng sản xuất chính Hạng mục 3.1.1. Làm sạch
Dây chuyền công nghệ phổ biến tại Việt Nam Dây chuyền công nghệ đạt chuẩn quốc tế Tách các tạp chất ra khỏi khối hạt, bao gồm các tạp chất khác biệt với hạt lúa về kích thước (đất cát, bụi bẩn, rơm rạ), trọng lượng (hạt hư hỏng, hạt non, hạt biến chất) và tính chất (kim loại) Sử dụng 3 loại máy: - Sàng kép mở (1): tách tạp chất có kích thước lớn hơn hạt, các bụi bẩn ra khỏi khối hạt. - Sàng đá (2): tách đá sạn ra khỏi khối hạt. - Máy phân ly từ tính (3): tách tạp chất kim loại ra khỏi khối hạt.
34
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Sử dụng 5 loại máy: - Cân định lượng (1): cân khối lượng khối hạt trước và sau làm sạch để xác định lượng tạp chất, từ đó tính ra chất lượng (độ sạch) khối nguyên liệu - Sàng trống (2): sàng tạp chất nhỏ và nhẹ ra khỏi khối hạt (rơm, nilong, giấy, gỗ, lá, rễ, ...)
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
- Sàng nam châm (3): loại bỏ bột và mảnh kim loại ra khỏi khối hạt - Sàng đá (4): sàng đá sỏi và các tạp chất nặng ra khỏi khối hạt - Máy tách hạt (5): phân tách khối hạt thành từng nhóm nguyên liệu có hình dáng và trọng lượng khác nhau. Sơ đồ bố trí máy móc:
Sơ đồ bố trí máy móc:
Ưu điểm: có cấu tạo đơn giản, dễ điều chỉnh.
Ưu điểm: - Làm sạch hiệu quả cao, phân tách được các loại Nhược điểm: nguyên liệu ngay từ đầu. - Do sàng hở nên môi trường xung quanh bị ô nhiễm - Sàng kín, đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ nặng. - Hiệu quả làm sạch không cao các tạp chất có cùng Nhược điểm: kích thước như hạt thóc không được tách. - Kích thước và số lượng máy lớn, nhiều công đoạn - Quản lí và điều khiển phức tạp. (1) Nhà xưởng có cấu tạo đơn giản, không gian lớn - (2) Nhà xưởng kết hợp tầng lửng và thông tầng, tận dụng trung bình, một tầng, sử dụng gàu tải, máy hút, băng độ rơi để vận chuyển nguyên liệu; kết hợp với gàu tải. chuyền để vận chuyển nguyên liệu Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (1):
Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (2):
- Diện tích nhà xưởng tùy thuộc vào số lượng và kích - Diện tích nhà xưởng tùy thuộc vào số lượng, kích thước thước máy móc. máy móc và số tầng làm việc.
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
35
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
3.1.2. Sấy
- Sơ đồ xác định chiều cao nhà xưởng:
- Sơ đồ xác định chiều cao nhà xưởng:
Chiều cao thông thủy tối thiểu = Bệ đỡ + Chiều cao máy móc + Gàu tải + Cyclone + 1000 (tiện nghi)
Chiều cao thông thủy tối thiểu = Tổng chiều cao các tầng lửng + 1000 (tiện nghi)
Làm khô hạt lúa đạt đến độ ẩm có thể lưu trữ tùy theo khoảng thời gian yêu cầu Sử dụng 1 trong 2 loại máy: - Máy sấy vỉ ngang bán tự động (1): thiết kế với kích thước từ 2 đến 20 tấn / mẻ (8 - 10 giờ) tùy theo yêu cầu. Sử dụng nhiên liệu than đá, củi, cùi bắp, trấu; động cơ Diasel hoặc điện. Được xây dựng và lắp ráp tại chỗ. Buồng sấy 20 tấn 8 x 14 x1,8m - Máy sấy tầng sôi và sấy tháp (2): hạ được ẩm độ từ 25% xuống 15% trong 10 giờ, công suất 20 tấn / mẻ; phải qua 2 - 3 công đoạn sấy. Dễ di chuyển, chất lượng tương đối tốt và vận hành dễ dàng. Sơ đồ bố trí máy móc:
36
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Sử dụng dây chuyền sấy lúa tự động: - Dây chuyền sấy lúa: gồm máy sấy tầng sôi và nhiều máy sấy tháp đặt liên tiếp nhau; hạ được ẩm độ từ 35% xuống 12%. Công suất tối đa 96 tấn /giờ; sử dụng nhiên liệu trấu, củi trấu; động cơ điện. Kích thước lớn (cao tối đa 32m, nặng khoảng 145 tấn).
Sơ đồ bố trí máy móc:
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Ưu điểm: - Dễ lắp đặt, có thể tự chế - Điều khiển đơn giản Nhược điểm: - Khó kiểm soát chất lượng hạt - Không có hệ thống hút nhiệt nên tỏa nhiệt rất nóng
Ưu điểm: - Hiệu quả và độ đồng đều cao, chất lượng hạt đảm bảo, tỉ lệ gãy vỡ thấp. - Sử dụng lập trình PLC, thao tác đơn giản Nhược điểm: - Kích thước lớn, nặng, khó vận chuyển đòi hỏi nền móng chắc chắn. - Phải nhập nguyên máy hoặc có công ty sản xuất đến lắp đặt. Phải đặt toàn bộ hệ thống sấy bên trong nhà xưởng Có thể đặt bên ngoài hoặc bên trong nhà xưởng. Nếu đặt để che mưa nắng, nhà xưởng có độ cao lớn, 1 tầng, trong nhà xưởng cần kết hợp tầng lửng để kiểm tra hoạt sử dụng máy hút, gàu tải để vận chuyển. Không gian động của hệ thống sấy. Nhà xưởng thường kín, cách thường thoáng 100% để thoát nhiệt. (1) nhiệt để hạn chế nhiệt thoát ra môi trường bên ngoài, đòi hỏi hệ thống giải nhiệt hiệu quả. (2) Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (1): gây ra ô nhiễm
Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (2):
Diện tích nhà xưởng phụ thuộc vào kích thước bộ máy Diện tích nhà xưởng đủ để đặt bộ máy sấy và hệ thống sấy, cộng với không gian làm việc của nhân công hút bụi, trấu; hoặc có thể bố trí ngoài trời, có tầng lửng để quan sát và sửa chữa - Sơ đồ xác định chiều cao nhà xưởng:
Sơ đồ xác định chiều cao nhà xưởng:
Độ cao TT khu sấy = Độ cao sấy tháp + Băng Độ cao TT khu sấy = Độ cao sấy tháp + Độ cao dư ra chuyền + 500mm (tiện nghi) của gàu tải + Ht hút trấu + 500mm (tiện nghi) Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
37
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
3.1.3. Nhằm tạo ra phụ phẩm gạo đồ bằng cách sử dụng hơi nóng và áp suất đưa chất dinh dưỡng của vỏ cám ngấm Ngâm, hấp vào bên trong hạt gạo. Sử dụng hệ thống nồi hơi, các cyclone có khả năng Sử dụng hệ thống ngâm và hấp 3 công đoạn, công suất điều chỉnh nhiệt độ và áp suất lắp ráp lại với nhau 34,5 – 96 tấn / giờ, kích thước lớn (cao 32m, nặng 150 thành dây chuyền liên tục. tấn, khoảng trên 100 m2) Ưu điểm: - Dễ lắp đặt, từng bộ phận đều có kích thước nhỏ Nhược điểm: - Tốn diện tích - Khó kiểm soát chất lượng, áp suất, nhiệt độ cần thiết
Ưu điểm: - Tiết kiệm diện tích - Dễ dàng điều chỉnh các thông số, sản phẩm đảm bảo chất lượng Nhược điểm: - Độ cao lớn - Phải nhập nguyên máy hoặc công ty lắp đặt - Đầu tư giá thành cao
Nhà xưởng thường trải dài theo chiều ngang, với nhiều hệ thống cyclone lắp đặt song song, có nhà nồi hơi – áp suất cạnh bên, yêu cầu chống thấm – cách nhiệt cao. (1)
Nhà xưởng có độ cao lớn, tận dụng sức nặng của nguyên liệu để tăng áp suất. Máy có trọng lượng nặng đòi hỏi nền móng chắc chắn. Yêu cầu chống thấm, cách nhiệt, chống ẩm, chống nhiễm trùng cao. Có không gian tầng lửng để kiểm tra máy hoạt động. (2)
Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (1):
Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (2):
Các số liệu tính toán tương tự như khu sấy.
38
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
3.1.4. Khu chế biến thành phẩm
Là công đoạn sản xuất chính, nhằm tạo ra thành phẩm gạo trắng từ hạt lúa nguyên liệu. Gồm 5 công đoạn:
Gồm 5 công đoạn:
- Bóc vỏ (1): tách vỏ trấu để thu gạo lứt, dùng máy xay đĩa (ép 2 đĩa vào để xay hạt lúa) hoặc máy xay đôi trục cao su (dùng 2 trục quay ngược chiều nhau gây kéo và nén để tuột vỏ hạt) - Xát trắng (2): dùng máy xát trục đứng hoặc máy xát trục ngang (sử dụng đá nhám tạo ma sát) - Lau bóng gạo (3): dùng máy côn đứng hoặc máy xoa trục ngang (dùng lực ly tâm chà xát gạo) - Tách hạt (4): tách tấm nhờ sàng và tách màu bằng mắt thường. - Đóng gói (5): Dùng cân định lượng và máy đóng bao.
- Bóc vỏ (1): tách vỏ trấu ra khỏi hạt lúa để tạo ra gạo lứt, gồm 2 tầng máy móc: xay bóc vỏ và phân loại hạt. - Xác trắng và lau bóng (2): xác bỏ cám ra khỏi gạo lứt bằng ma sát, sau đó đánh bóng tạo thành gạo trắng bằng hơi nước, gồm 2 tầng máy móc - Tách hạt (3): gồm 2 công đoạn tách tấm (gạo vỡ) bằng máy thổi không khí đo trọng lượng riêng, gồm 1 tầng máy móc - Tách màu (4): tách hạt gạo khác màu hoặc sạn không đat yêu cầu ra khỏi khối hạt, bằng máy đo tia hồng ngoại và súng bắn hơi tự động, gồm 2 tầng máy móc - Đóng gói (5): trộn các loại gạo theo tỉ lệ hợp đồng và đóng gói vào bao, có 1 tầng máy móc.
Sơ đồ bố trí máy móc:
Sơ đồ bố trí máy móc:
Ưu điểm: - Dây chuyền công nghệ đơn giản - Số lượng máy móc ít, dễ kiềm soát - Giá thành rẻ, ít phải đầu tư cơ sở hạ tầng
Ưu điểm: - Dễ dàng kiểm soát chất lượng thành phẩm - Sử dụng các công nghệ cao như thổi hơi đo trọng lượng, tia hồng ngoại xác định màu sắc, hơi nước áp suất cao giúp đảm bảo tỉ lệ hạt gãy vỡ thấp - Tính tự động hóa cao
Nhược điểm: - Chất lượng không cao do dùng quá nhiều kim loại tiếp xúc với thành phẩm gây khó đảm bảo vệ sinh Nhược điểm: - Lạm dụng lực ma sát tạo tỉ lệ hạt gãy vỡ cao - Số lượng máy móc lớn, thường đi kèm với bộ điều khiển - Tính tự động hóa thấp từ xa, giá thành cao - Tải trọng cao, phải đầu tư cơ sở hạ tầng
Nhà xưởng thường trải rộng theo chiều ngang, độ cao Nhà xưởng thường có nhiều tầng, tận dụng độ rơi nguyên thấp, sử dụng nhiều gàu tải và băng chuyền để vận liệu để tiết kiệm chi phí vận chuyển giữa số lượng máy chuyển nguyên liệu. móc lớn. Khu vực đóng gói có yêu cầu tiệt trùng. Thông thoáng 90 – 100% để thoát nhiệt và thoát bụi Thường ít thông thoáng để dễ kiềm soát nhiệt độ và độ khói. (1) ẩm. Thường sử dụng hệ thống hút bụi và điều hòa không khí. (2)
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
39
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (1):
Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (2):
40
Diện tích nhà xưởng tùy thuộc theo kích thước máy móc và số dây chuyền lắp đặt.
Diện tích nhà xưởng tùy thuộc theo độ cao cho phép. Các nhà xưởng lớn trên thế giới với công suất trên 1 triệu tấn / năm thường có độ cao 7 – 9 tầng để bố trí được rất nhiều dây chuyền chế biến.
- Sơ đồ xác định chiều cao nhà xưởng:
- Sơ đồ xác định chiều cao nhà xưởng:
Chiều cao thông thủy tối thiểu = Bệ đỡ + Chiều cao máy móc + Gàu tải + Cyclone + 1000 (tiện nghi)
Chiều cao mái tối thiểu = Tổng chiều cao các tầng lửng + 1000 (tiện nghi)
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
3.2. Kho tàng Hạng mục 3.2.1.Kho bằng nguyên liệu
Hình thức phổ biến tại Việt Nam
Hình thức thường dùng trong các nhà xưởng đạt chuẩn quốc tế
Dùng để trữ lúa nguyên liệu sau khi sấy trong khoảng thời gian 3 đến 6 tháng Có các cách bảo quản thóc như sau:
Thường bảo quản bằng bao Jumbo 1 tấn / bao
+ Đổ rời: yêu cầu độ ẩm không quá 14%. Kho phải + Bao Jumbo: xếp thành lô 200 tấn / lô, độ cao không có vách ngăn, mỗi ngăn chứa khoảng 200 tấn. Đống quá 4m, xếp bao theo kiểu chồng 3 hoặc chồng 5. Lúa thóc không quá 3,5m; mặt cào phẳng. nếu sấy đến độ ẩm 12 – 13% thì bao jumbo có thể đảm bảo chất lượng hạt lúa trong khoảng 3 đến 6 tháng + Đóng bao nilong hoặc túi cối: 100 - 500Kg / bao; độ ẩm 15% bảo quản được không quá 6 tháng; xếp thành lô khoảng 200 tấn / lô.
Chồng bao dạng tháp: diện tích lớn cho khối lượng nhỏ
Ưu điểm: + Giá thành rẻ, không cần đầu tư nhiều + Có thể sử dụng nhân công hoặc băng chuyền để vận chuyển lúa
Ưu điểm: + Dễ kiểm soát chất lượng lúa, không cần thường xuyên kiểm tra. + Trữ được khối lượng lúa lớn với diện tích hợp lý
Nhược điểm: Nhược điểm: + Không đảm bảo chất lượng lúa khi độ ẩm quá + Giá thành bao bì cao 14%, nhiệt độ ngoài trời trên 39oC + Đòi hỏi đầu tư ban đầu cho cơ sở hạ tầng + Phải thường xuyên kiểm tra, cào phẳng mặt đống lúa. + Bảo quản với khối lượng lớn thì kho sẽ tăng diện tích rất lớn. Kho thường có diện tích lớn - trung bình, thông Kho có diện tích lớn – rất lớn, thường kín hoặc bao bằng thoáng để thoát độ ẩm, tận dụng nắng để giữ khô lúa, lưới để chống chuột, chim, mối mọt. nhưng thường gặp vấn đề về chim chóc, mối mọt. Có hệ thống hút ẩm, garage xe nâng chạy bằng điện để Có thang di động và băng tải treo để nhân công chuyển lúa. chuyển lúa và cào bằng. (1) Hạn chế bố trí gần hồ nước, nguồn ẩm. Có không gian kiểm hàng, thủ kho, hành lang trên cao để giám sát và thang di động kiểm tra đống lúa. (2)
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
41
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (1):
Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (2):
Diện tích kho phụ thuộc vào lượng lúa nhà máy thu mua để chế biến trong khoảng thời gian nhất định tùy theo ban quản lí.
Diện tích kho phụ thuộc vào bán kính thu mua, năng suất lúa của vùng và khả năng chế biến của nhà máy, do thường kho này cũng là nơi đóng vai trò an ninh lương thực.
Kho bằng thường chiếm đến 90 – 95% khối lượng Kho bằng thường chỉ chiếm 30 - 35% khối lượng nguyên nguyên liệu so với kho silo. liệu so với kho silo để tiết kiệm diện tích. 3.2.2. Kho silo
42
Dùng để trữ lúa nguyên liệu sau khi sấy trong khoảng thời gian 6 đến 12 tháng Có các dạng silo như sau: + Silo tự xây bằng gạch: kích thước nhỏ, thường không đảm bảo yêu cầu vệ sinh và độ ẩm + Silo lắp ráp bằng thép: kích thước trung bình – lớn, thường kín và được lắp ráp theo yêu cầu, tuy nhiên không có hệ thống kiểm soát độ ẩm nhiệt độ
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Thường sử dụng silo đặc chế: + Silo đặc chế: silo được sản xuất chuyên dụng để trữ thóc, có kích thước và khối lượng rất lớn (lên đến 3000 tấn thóc / silo); bên trong silo có hệ thống kiểm soát nhiệt độ - độ ẩm, có máy đảo thóc tự động dạng phễu hút, đảm bảo chất lượng hạt lúa được kiểm soát.
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Ưu điểm: + Dễ lắp ráp, kích thước nhỏ + Dễ vận chuyển, tính linh động cao Nhược điểm: + Khối lượng lưu trữ lúa thấp + Không kiểm soát được chất lượng hạt lúa
Ưu điểm: + Kiểm soát chặt chẽ khối lượng hạt lúa + Lưu trữ được khối lượng rất lớn hạt lúa với diện tích chiếm đất ít. Nhược điểm: + Phải có nhiên liệu vận hành (điện hoặc dầu) + Phải nhập toàn thiết bị hoặc nhờ công ty đến lắp ráp. + Khó vận chuyển, tính linh động thấp.
Do kho silo nhỏ nên thường đặt bên trong không gian Các silo với chiều cao 30 – 35m thường đặt ngoài trời, kho bằng. Kho bằng có tầng lửng để sửa chữa, kiểm có cầu thang lên các hành lang thép nối các đỉnh để xem tra các silo xét, kiểm tra.
Diện tích chiếm đất silo tùy theo loại silo và khối Diện tích chiếm đất silo tùy theo loại silo và khối lượng lượng lưu trữ, thường chiếm 5 – 10% khối lượng lưu trữ, thường chiếm 65 – 70% khối lượng nguyên liệu nguyên liệu toàn nhà máy toàn nhà máy 3.2.3. Kho thành phẩm
Trữ gạo thành phẩm sau khi chế biến trước khi xuất hàng Một số nhà máy vẫn trữ gạo với khối lượng lớn, dễ Thường trữ khối lượng gạo tối đa bằng công suất nhà máy dẫn đến tình trạng gạo hư hỏng trước khi tìm được làm ra trong 1 tuần. người mua (gạo khó bảo quản hơn thóc). Trữ bằng bao jumbo hoặc bao cối do khách hàng giao Thường trữ bằng bao cối hoặc bao nilong (bao nilong cho, được kiểm nghiệm và xác nhận về VSATTP. không đảm bảo ATVSTP).
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
43
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Nhà xưởng thường hở để thông thoáng, thoát ẩm, nhưng dễ gặp tình trạng mối mọt, chim chóc.
Nhà kho cần kín, kiểm soát vệ sinh và vi khí hậu nghiêm ngặt, có máy hút ẩm, máy điều hòa không khí, máy lọc bụi, đuổi chim.
Rất ít cơ sở có nơi kiểm tra chất lượng thành phẩm trước khi xuất, dễ dẫn đến tình trạng “đổ gạo xuống Có không gian vệ sinh, thay đồ, tiệt trùng cho công nhân biển” do đối tác không duyệt chất lượng. (1) viên trước khi vào làm việc. Có không gian kiểm tra phân tích chất lượng về lý học và hóa học của hạt gạo, sau đó gửi mẫu đi chứng nhận trước khi vận chuyển hàng. (2) Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (1): giống như kho nguyên liệu
Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (2):
Diện tích tùy theo khối lượng thành phẩm lưu trữ.
Diện tích tùy theo khối lượng thành phẩm lưu trữ, cộng với các không gian phụ như trên, có hành lang trên cao Sử dụng nhân công hoặc băng chuyền để vận để kiểm soát và sửa chữa tường và máy móc bên trong. chuyển thành phẩm ra phương tiện vận chuyển. Có băng chuyền treo và đường xe điện hoạt động. Có loading dock kết nối với kho để xuất hàng lên phương tiện vận chuyển.
44
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
3.3. Bến và bãi nhập – xuất hàng Hạng mục 3.3.1. Bến nhập xuất hàng (loading dock)
Hình thức phổ biến tại Việt Nam
Nhà máy công suất lớn tại Thái Lan
Phục vụ cho vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm đường thủy - Sử dụng băng chuyền và nhân công để vận chuyển - Sử dụng xe nâng, băng chuyền và cẩu chất hàng để vận sản phẩm ra ghe thuyền chuyển sản phẩm - Thường có kích thước nhỏ - trung bình, phục vụ ghe - Có kích thước lớn, đủ cho tàu thuyền kích thước lớn và tàu kích thước nhỏ, đơn lẻ rất lớn cập cảng - Thường nằm ven bờ sông, ven đường, tận dụng - Có cấu trúc ụ tàu hoặc kênh đào nội bộ để tạo khoảng sông rạch để làm cầu cảng chờ tàu, tránh ùn tắc sông rạch giao thông chính Có các không gian sau: - Cầu cảng – bến cập tàu - Trạm điều phối, hoa tiêu - Nơi tiếp nhận nông dân – định giá – thanh toán
Có các không gian sau: - Trạm điều phối, hoa tiêu - Cầu cảng – bến cập tàu - Cẩu chất hàng - Vùng nước an toàn - Nơi tiếp nhận nông dân – định giá – thanh toán
Bến cảng, cẩu chất hàng ở nhà máy Siam Indica Co. Ltd. Bangkok, Thái Lan 3.3.2. Bãi nhập xuất hàng (loading yard and port)
Phục vụ cho vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm đường bộ - Sử dụng băng chuyền và nhân công để vận chuyển - Sử dụng xe nâng để vận chuyển sản phẩm ra xe tải / sản phẩm ra xe tải / container container - Có bãi chất hàng ngoài trời trước khi chất lên xe - Bãi chất hàng nằm bên trong nhà kho với cấu trúc loading dock để đảm bảo vệ sinh cho nhà kho và thành phẩm trước khi xuất hàng.
Hình ảnh cấu trúc loading dock có chức năng bảo vệ môi trường lưu trữ bên trong kho chứa
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
45
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
3.4. Lưu trữ và chế biến phụ phẩm, phế phẩm Hạng mục 3.4.1. Công dụng của phụ phẩm, phế phẩm
Hình thức phổ biến tại Việt Nam
Nhà máy đạt chuẩn LEED và HACCP quốc tế
- Tạp chất đất cát, sỏi, rơm rạ, rễ và lá thực vật: lẫn trong lúa nguyên liệu trước khi làm sạch + Đốt làm phân bón - Trấu: Dùng làm chất độn và nhiên liệu + Trấu sử dụng trong công nghiệp: trộn vào thức ăn gia súc, làm ván ép, betong, nhựa đường. + Trấu được dùng để bảo quản nước đá. + Dùng trấu làm vật liệu cách nhiệt. + Trấu là nguồn năng lượng: chất đốt trong gia đình và trong công nghiệp. + Sử dụng tro sau khi đốt trấu: cải tạo đất, luyện kim - Thóc lửng: Thóc chưa bóc vỏ hết + Thường được đưa trở lại máy xay và cuối cùng sẽ được bóc vỏ lại + Nếu cần tách ra, thì thóc lửng thường được đóng bao rồi bán cho các trại chăn nuôi hoặc nhà máy chế biến thức ăn gia súc - Gạo lức lửng: Hạt gạo lức đã bóc vỏ nhưng chưa xay xát hoàn thiện + Thường được bán làm thức ăn cho các trại chăn nuôi gia cầm hoặc nhà máy thức ăn gia súc - Cám thô: Cám có vụn trấu, bột vỏ quả, cám và mầm. + Cám thô có thể bán cho nông trại hoặc cho nhà máy chế biến thức ăn gia súc. - Cám mịn: Được lấy ra từ máy đánh bóng, thành phần gồm vụn cám và tinh bột. + Cám mịn thường được bán làm thức ăn gia súc cho trại chăn nuôi hoặc nhà máy thức ăn gia súc - Tấm: Gạo vỡ có kích thước nhỏ và lớn + Làm thức ăn gia súc. + Sản xuất bia. + Dùng như một loại gạo thành phẩm - Gạo thải loại: Là những hạt gạo bị loại ra do không đúng màu sắc yêu cầu của sản phẩm gạo trắng (hạt bị mốc, hạt có màu xanh xám vì thóc chưa đủ chín, hạt bị lên men, hạt đỏ hoặc có vết đỏ, hạt thóc) và một số không nhiều những hạt gạo tốt. + Gạo thải loại được dùng làm thức ăn gia súc - Gạo rơi vãi: Là những hạt gạo bị rơi vãi trong quá trình xay xát. + Được bán cho nhà máy thức ăn gia súc
3.4.2. Lưu trữ, chế biến phụ phẩm
Phụ phẩm thường được bán trực tiếp cho khách hàng mà không qua chế biến, đóng gói hay tái sử dụng; làm giảm giá trị phụ phẩm
Khu chế biến phụ phẩm đảm nhận các chức năng: - Làm sạch và đóng gói tấm, cám - Kiểm tra chất lượng, phân loại, làm sạch và đóng gói gạo lức. - Làm sạch thóc lửng để chế biến gạo đồ. - Đóng gói phụ phẩm thóc lửng, gạo rơi vãi và thải loại, liên hệ khách hàng và xuất hàng
Bao gồm các hạng mục: (1) - Kho trữ phụ phẩm (thường dùng chung với kho thành phẩm) - Bến xuất phụ phẩm – phế phẩm (thường dùng chung với bến – bãi xuất thành phẩm)
46
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Bao gồm các hạng mục: (2) - Nhà xưởng chế biến – đóng gói phụ phẩm - Kho trữ phụ phẩm - Bến – bãi xuất phụ phẩm
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (1):
Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (2):
3.4.3. Xử lý, chế biến phế phẩm
Phế phẩm thường được bán trực tiếp cho khách hàng Khu xử lý, chế biến phế phẩm đảm nhận các chức năng: mà không qua chế biến, đóng gói hay tái sử dụng; - Lưu trữ, đốt trấu dùng làm nhiên liệu sấy làm giảm giá trị phụ phẩm - Ép củi trấu - Phân loại phế phẩm, đốt làm phân bón - Đóng gói phế phẩm củi trấu, phân bón, thức ăn gia súc - Lưu trữ, liên hệ khách hàng và xuất hàng Bao gồm các hạng mục: (1) Bao gồm các hạng mục: (2) - Bãi để phế phẩm - Kho silo chứa trấu tươi - Bến – bãi xuất phế phẩm - Nhà xưởng ép củi trấu - Kho củi trấu - Lò đốt trấu tạo nhiệt năng - Bãi thu gom phế phẩm - Bãi đốt phế phẩm làm phân bón - Nhà xưởng đóng gói phế phẩm - Bến – bãi xuất phế phẩm Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (1):
Sơ đồ cấu trúc không gian nhà xưởng loại (2):
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
47
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
3.5. Phục vụ sản xuất Hạng mục
Hình thức phổ biến tại Việt Nam
Nhà máy đạt chuẩn LEED và HACCP quốc tế
3.5.1. Kiểm tra chất lượng thành phẩm
Gửi mẫu đi kiểm tra tại các cơ quan chức năng, lấy giấy xác nhận.
- Có phòng thí nghiệm đặt tại nhà xưởng để kiểm tra chất lượng thành phẩm, từ đó nghiên cứu điều chỉnh cấu trúc dây chuyền sản xuất. - Gửi mẫu đi kiểm tra tại các cơ quan chức năng, so sánh với kết quả kiểm tra tại chỗ, lấy giấy chứng nhận. Bao gồm các không gian: (2) - Phòng thí nghiệm - Phòng tách tế bào - Phòng kính hiển vi - Phòng trữ lạnh - Phòng kho quần áo, giặt và sát trùng - Phòng chứa chất dễ cháy - Phòng chứa acid
Thường tích hợp chung trong khu hành chính
Sơ đồ dây chuyền công năng loại (2):
3.5.2. Vệ sinh sát trùng CNV
48
Rất ít khi có hạng mục này trong các nhà máy xay Đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế, xát tại Việt Nam. Công nhân viên hầu hết là bốc vác công nhân viên làm việc trong các không gian như kho và người vận hành máy không được bảo vệ tiệt trùng thành phẩm, ngâm và hấp, phòng thí nghiệm phải được đảm bảo tiệt trùng bằng quần áo bảo hộ, máy kiểm tra vệ sinh đặt tại lối vào. Thường chỉ có khu tắm – vệ sinh. Bao gồm các không gian: (2) - Locker room - Kho áo mũ tiệt trùng - Khu tắm – vệ sinh - Máy kiểm tra vệ sinh Sơ đồ dây chuyền công năng loại (2):
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
3.6. Phục vụ tham quan Hạng mục
Hình thức phổ biến tại Việt Nam
Hình thức thường dùng trong các nhà xưởng đạt chuẩn quốc tế
3.6.1. Hình thức tham quan
- Tham quan trực tiếp không gian sản xuất với sự - Chủ động bố trí đường ống tham quan ở các không gian hướng dẫn của quản đốc hoặc kỹ sư cho phép. - Không cho phép tham quan - Đường ống cho phép cách ly người tham quan khỏi không gian sản xuất, đảm bảo chất lượng hoạt động của dây chuyền sản xuất.
3.6.2. Khu phục vụ tham quan
Không có khu phục vụ tham quan. Người muốn tham Các nhà máy chất lượng cao trên thế giới thường đảm quan nhà máy phải vào khu hành chính xin phép. nhận thêm vai trò là nơi phổ biến kiến thức, kinh nghiệm, cũng như quảng bá sản phẩm, thu hút khách hàng và nông dân cung cấp nguyên liệu. (2) Các không gian phục vụ tham quan bao gồm: + Quầy tiếp tân + Giới thiệu sản phẩm + Nơi ăn thử sản phẩm + Đường ống tham quan không gian sản xuất + Khán phòng hội thảo
Surly Brewing MSP / HGA Khu dùng thử sản phẩm cho phép khách tham quan nhìn vào một phần dây chuyền sản xuất, ngăn cách bằng tường kính
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
49
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
3.7. Các hệ thống kỹ thuật Hạng mục
Hình thức phổ biến tại Việt Nam
3.7.1. - Sử dụng nguồn điện đô thị Hệ thống cấp điện chiếu sáng Nguồn điện đô thị:
Hình thức thường dùng trong các nhà xưởng đạt chuẩn quốc tế - Sử dụng nguồn điện đô thị và các nguồn năng lượng sạch bổ sung (2)
Hệ thống điện gió: (2)
Hệ thống điện mặt trời: (2)
3.7.2. Hệ thống cấp nước, thu nước mưa
50
- Sử dụng nguồn nước máy, không có hệ thống tái sử dụng nước mưa, không có xử lý nước thải
Hệ thống cấp nước và thu nước mưa: (2)
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
- Giảm thiểu lượng nước máy sử dụng bằng cách tận dụng nước mưa làm mát bằng cách phun nước bề mặt và làm hồ nước giải nhiệt; có khu xử lý nước thải. (2)
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
3.7.3. Hệ thống hút bụi
- Sử dụng nhà xưởng thông thoáng, bụi thoát ra môi - Nhà xưởng đóng kín, có hệ thống hút bụi, lọc khí, hạn trường bên ngoài do gió thổi, gây ô nhiễm môi trường chế ô nhiễm. (2)
3.7.4. Hệ thống cấp nhiệt đốt trấu cho khu sấy
- Khu sấy sử dụng năng lượng điện, xăng hoặc than - Sử dụng nhiệt năng từ lò đốt trấu cho khu sấy, giúp tiết đá, gây ô nhiễm môi trường và tổn hao nhiên liệu. kiệm năng lượng và tận dụng phế phẩm trấu. (2)
3.7.5. Hệ thống PCCC
- Thường rất sơ sài, dù lúa gạo là một trong những - Cần có hệ thống báo cháy gồm đầu báo nhiệt và đầu vật chất rất dễ cháy báo khói, kết hợp với các sprinkler phun nước để tránh lửa cháy lan, nhất là trong các kho. (2)
Hệ thống hút bụi: (2)
Hệ thống đốt trấu cung cấp nhiệt: (2)
Hệ thống phòng cháy chữa cháy: (2)
3.7.6. Hệ thống điện nhẹ thông tin liên lạc
- Chủ yếu phục vụ cho công việc của khối hành chính - Được tận dụng vào hệ thống điều khiển máy móc từ xa và việc giải trí của công nhân viên để tăng khả năng cơ động cho nhà xưởng. (2) Hệ thống điều khiển máy móc từ xa: (2)
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
51
PHẦN 4:
PHÂN TÍCH KHU ĐẤT
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
4. PHÂN TÍCH KHU ĐẤT Khu đất được chọn thuộc vùng có sản lượng lúa cao nhất nước ta, và tiếp cận với những trục giao thông đường thủy quan trọng, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và thu mua nguyên liệu.
4.1. VỊ TRÍ KHU ĐẤT Khu đất nằm dưới chân núi Tượng, thuộc xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, được quy hoạch là khu công nghiệp chế biến lúa gạo trong Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh.
Trích Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Nằm giữa vùng tứ giác Long Xuyên với sản lượng lúa năm 2015 cao nhất nước - 6,35 tấn / ha, với bán kính thu mua 30Km, khu vực sản xuất nông nghiệp xung quanh dễ dàng cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho nhà máy đạt công suất trên 200 000 tấn / năm.
Vị trí khu đất (chấm đỏ), bán kính thu mua nguyên liệu 30 – 50Km và vùng tứ giác Long Xuyên (màu trắng)
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
53
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Tứ giác Long Xuyên hợp thành từ 4 thành phố: Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá; có diện tích 489 ngàn ha, địa hình trũng bằng phẳng, cao 0,4 - 0,2m so với mực nước biển; khí hậu ôn hòa, nhiều kênh rạch, là vùng đất phù sa phù hợp cho việc canh tác trồng trọt lúa gạo nhất cả nước. Các kích thước cơ bản của khu đất như sau:
Khu đất có diện tích 10,366 ha, tiếp xúc với kênh Ba Thê Mới (kênh trung ương), kênh Vành Đai Núi Tượng (kênh cấp III) và kênh 600 (kênh đào địa phương). Về đường bộ, khu đất có thể liên hệ với Tỉnh lộ 943. Ngoài ra khu đất còn tiếp xúc với đất trồng lúa. 54
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
4.2. ĐIỀU KIỆN GIAO THÔNG TIẾP CẬN Các đường giao thông thủy và bộ dẫn vào khu đất được thống kê trong bảng sau: Đường giao thông Kênh Ba Thê mới
Phân hạng Kênh trung ương, cấp II
Kênh Vành đai núi Tượng
Tỉnh lộ 943
Đặc điểm Kênh này có khả năng vận chuyển tàu có kích thước lớn nhất là chiều dài Lt=40m; chiều rộng Bt=11m và chiều cao mớn nước T=3,1m; tải trọng 301 – 600 tấn Kênh cấp III Kênh này có khả năng vận chuyển tàu có kích thước lớn nhất là chiều dài Lt=38m; chiều rộng Bt=9m và chiều cao mớn nước T=2,61m; tải trọng 101 – 300 tấn Đường cấp IV đồng bằng Vận tốc thiết kế 60km/h; trọng tải xe tối đa10 tấn
Đối với việc vận chuyển thành phẩm ra các bến cảng quốc tế để xuất hàng, từ vị trí khu đất có ba lối vận chuyển, lần lượt đến các cảng như sau: Cảng Cảng Hòn Chông
Tải trọng 3200 DWT
Lộ trình Kênh Ba Thê Mới – Kênh Ba Thê – Kênh Hà Tiên Rạch Giá
Quãng đường 79,47 Km
Cảng Rạch Giá
3200 DWT
Kênh Ba Thê Mới – Kênh Ba Thê – Kênh Hà Tiên Rạch Giá
41,7 Km
Cảng Mỹ Thới
5000 DWT
Kênh Ba Thê Mới – Kênh Rạch Giá Long Xuyên – Sông Hậu
46,4 Km
Lộ trình vận chuyển thành phẩm từ nhà máy (màu cam) đến các cảng quốc tế gần nhất (màu đỏ)
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
55
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
4.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA HÌNH Về địa hình, khu đất có hai đặc điểm quan trọng: nằm dưới chân núi và nằm ven bờ kênh.
Bản đồ thể hiện vị trí khu đất so với 3 ngọn núi: Núi Tượng cao 71,6m, Núi Nhỏ cao 85,8m và Núi Ba Thê cao 227,5m. Trong đó núi Ba Thê là ngọn núi cao nhất tứ giác Long Xuyên, thuộc nhóm núi Thất Sơn của An Giang.
Mặt cắt cao độ thể hiện địa hình các ngọn núi Các ngọn núi này nằm một mình giữa đồng bằng mênh mông, là núi đất nên có tính ổn định cao, không sạt lở nhiều như núi Cấm (Thiên Cấm Sơn ở Tịnh Biên, An Giang); đối với người dân địa phương là những địa điểm linh thiêng, mang nhiều huyền thoại. Nhờ tính ổn định của các ngọn núi, người dân nơi đây từ lâu đã sống hòa hợp với thiên nhiên, khai khẩn những đồng ruộng canh tác kéo dài đến tận chân núi, dần dần hình thành hệ thống kênh rạch vòng cung độc đáo. Những kênh rạch này vừa có chức năng dẫn nước cho đồng ruộng, vừa góp phần dẫn nước mưa, nước suối từ trên núi đổ xuống, giảm tốc độ dòng chảy, giúp cho dòng nước luôn yên ả, không gây lũ quét, sạt lở. 56
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Thuộc vùng trũng của tứ giác Long Xuyên, trước năm 1990 khu vực này phải chịu lũ lụt nặng nề khi mùa nước nổi đến (khoảng tháng 9 đến tháng 11). Tuy nhiên, sau năm 2010 khi hoàn thành hệ thống đê bao kết hợp đường bộ, đồng thời chuyển đổi diện tích đê điều thành đất sản xuất, huyện Thoại Sơn không còn bị ngập lụt và đã có thể sản xuất lúa vụ 3.
4.4. ĐẶC ĐIỂM VỀ KHÍ HẬU 4.4.1. Nhiệt độ: 45 40 35
30 25 20 15
10 5 0
Tháng 1
2
3
4
5
Nhiệt độ bình quân
6
7
Nhiệt độ cao tuyệt đối
8
9
10
11
12
Nhiệt độ thấp tuyệt đối
Biến thiên nhiệt độ cả năm huyện Thoại Sơn Nhiệt độ bình quân cả năm cao, khoảng 27oC, chênh lệch giữa các tháng nóng và lạnh nhất rất nhỏ, chỉ trong khoảng 3 – 4oC. Tổng tích nhiệt trong năm lớn (khoảng 9000oC). Như vậy khu vực này có nền nhiệt độ cao và hầu như phân hóa theo mùa. Số ngày nắng nhiều, bình quân giờ nắng trong ngày của các tháng từ 6–8 giờ. Mùa khô nắng nhiều hơn mùa mưa từ 1–2 giờ. Nhiệt độ và số giờ nắng ổn định giúp kéo dài tuổi thọ máy móc, đồng thời giúp việc điều hòa không khí và bảo quản sản phẩm dễ dàng hơn. Điều này cũng tạo điều kiện cho các không gian nhả xưởng có độ mở ra bên ngoài nhiều hơn so với các nước thuộc khí hậu ôn đới. 4.4.2. Mưa, độ ẩm và phân bố mưa theo mùa: 350 300 250 200 150 100 50 0 Tháng 1
2
3
4
5
Lượng mưa bình quân (mm)
6
7
8
9
10
11
12
Lượng mưa lớn nhất trong ngày (mm)
Biến thiên lượng mưa cả năm huyện Thoại Sơn Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
57
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông 120
140
100
120
100
80
80 60
60 40
40
20
20
0
0
Tháng 1
2
3
4
5
6
Độ ẩm tương đối (%)
7
8
9
10
11
12
Lượng bốc hơi (mm)
Biến thiên độ ẩm tương đối và lượng bốc hơi cả năm huyện Thoại Sơn Lượng mưa vào loại trung bình( khoảng 1500mm/ năm ) và lớn hơn lượng bốc hơi (bốc hơi bình quân trên dưới 1000mm/năm). Sự phân hóa sâu sắc nhất là chế độ mưa theo 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa + Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp (247mm) chỉ chiếm trên 10%, có năm vào các tháng 1, 2, 3 hầu như không có mưa. Do ít mưa, ánh sáng dồi dào (7 –8 giờ/ ngày) nên độ ẩm không khí và đất đều thấp, lượng bốc hơi cao hơn hẳn lượng mưa (thường gấp 2 lần). Do đó đất thiếu ẩm nghiêm trọng, thường bị khô hạn. + Mùa Mưa: Từ tháng 5 đến tháng 11: Lượng mưa chiếm đến 90%( trên 1200mm) đầu mùa mưa, có năm rất tập trung, có năm mưa rải rác và xen kẽ khô hạn. Mưa tập trung nhất vào các tháng 9,10. Đây cũng là thời kỳ nước lũ sông Mêkông (chảy vào sông Tiền và sông Hậu) tràn về, làm nước sông dâng cao dần vượt quá cao trình của mặt ruộng gây ngập lụt. Độ ẩm không khí cao, lượng bốc hơi thấp, ảnh hưởng mạnh đến thời vụ và giống cây trồng. Nhìn chung, sự phân hóa 2 mùa mưa – khô rõ rệt gây ra nhiều khó khăn cho canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, nhờ vào kinh nghiệm thâm canh lâu đời, cộng với hệ thống đê điều và mạng lưới kênh mương tưới tiêu chủ động, khu vực Thoại Sơn vẫn là nơi dẫn đầu cả vùng tứ giác Long Xuyên về năng suất lúa 3 vụ. 4.4.3. Gió Hướng gió chủ đạo là hướng gió Tây Nam, ngoài ra còn có một phần gió Đông Nam và Đông Bắc. 4.4.4. Kết luận Những yếu tố khí hậu như trên, đối với việc lưu trữ và chế biến lúa gạo, có những thuận lợi và khó khăn như sau: + Thuận lợi: - Nhiệt độ ổn định giúp máy móc kéo dài tuổi thọ - Hệ thống điều hòa không khí đơn giản - Tạo điều kiện cho việc mở thông thoáng nhà xưởng một phần - Hệ bao che nhà xưởng mỏng, đơn giản, yêu cầu cách nhiệt không cao. + Khó khăn: - Phải có hệ thống hút ẩm cho không gian kho và không gian sản xuất. - Phải có biện pháp chống mưa dột, chống đọng nước gây ẩm thấp. - Phải có biện pháp tránh bụi khói ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, hạn chế gió thổi qua các nhà xưởng và sân bãi sinh bụi. - Hạn chế ảnh hưởng của yếu tố thủy văn (nước dâng). 58
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
4.5. CẢNH QUAN VÀ HƯỚNG NHÌN Các hướng nhìn có giá trị từ bên trong khu đất và từ bên ngoài khu đất được thống kê như sau:
Mã hiệu Từ bên trong khu 1 đất nhìn ra ngoài
Đặc điểm Định hướng Từ trong khu đất nhìn ra kênh và Bố trí không gian thoáng, có góc nhìn rộng, thấy được núi Tượng toàn bộ cảnh quan
2
Từ trong khu đất nhìn ra kênh và Bố trí không gian có tính xâu chuỗi đều đặn, tránh góc đồng ruộng nhìn đột biến, tương phản
3
Từ trong khu đất nhìn ra ngã ba Bố trí không gian thoáng, có khoảng lùi, tránh khối nhà sông lớn che chắn tầm nhìn
Từ bên ngoài nhìn 4 vào công trình
Từ trên núi nhìn xuống công Tạo MBTT có hướng đón điểm nhìn từ trên núi xuống trình – khách du lịch (bằng cách thay đổi cao độ, đóng mở không gian, ...)
5
Từ kênh vành đai nhìn vào công Tạo không gian thoáng có tính đón tiếp, tránh khối nhà trình – nông dân vận chuyển lúa lớn, đặc, che chắn tầm nhìn
6
Từ kênh Ba Thê Mới nhìn vào Tạo công trình mang tính điểm nhấn, giới thiệu cho cả nhà công trình – nông dân và khách xưởng, tuy nhiên nên hòa hợp với cảnh quan xung quanh.
7
Từ tỉnh lộ nhìn vào công trình – Tạo không gian mang tính giới thiệu, hình thức phong phú, khách đi đường bộ có tính dân dụng, tránh những hạng mục nhà xưởng quá lớn, che chắn tầm nhìn. Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
59
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
4.6. ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN CƯ, VĂN HÓA XÃ HỘI, KINH TẾ 4.6.1. Dân cư – nguồn lao động 4.6.1.1. Dân số - mật độ dân số: - Thoại Sơn là 1 trong 11 huyện, thị của tỉnh An Giang, với diện tích là 468,72 km2 chiếm 13,3 % diện tích của tỉnh, với dân số là 181 194 người (năm 2015) chiếm 8,64 % dân số tỉnh; mật độ dân số là 408 người/Km2. Qua số liệu trên ta nhận thấy lực lượng lao động ở huyện khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động khoảng 110.000 lao động. Dân số (nghìn người)
Mật độ dân số (trăm người / Km2)
20 15 10 5 0
TT. Núi TT. Phú TT. Óc Xã Tây Xã An Xã Vĩnh Xã Vĩnh Xã Phú Xã VĩnhXã Định Xã Định Xã Mỹ Xã Xã Vĩnh Xã Xã Bình Xã Sập Hòa Eo Phú Bình Phú Trạch Thuận Chánh Mỹ Thành Phú Vọng Khánh Thoại Thành Vọng Đông Đông Giang Thê
Biểu đồ: Dân số và mật độ dân số các xã và thị trấn trong huyện Thoại Sơn, 2011 - Vị trí khu đất có phạm vi lao động làm việc đến từ ba xã / thị trấn: xã Vọng Đông, xã Vọng Thê và thị trấn Óc Eo. 3 địa danh này có dân số và mật độ dân số như sau: Diện tích Dân số Mật độ dân số 2 Xã Vọng Đông 29,69 Km 11 981 người 404 người / Km2 Thị trấn Óc Eo 12,13 Km2 13 182 người 1 087 người / Km2 2 Xã Vọng Thê 27,12 Km 4 925 người 182 người / Km2 Tổng 68,94 Km2 30 088 người 436 người / Km2 4.6.1.2. Sự gia tăng dân số và động lực gia tăng dân số - Dân số khu vực liên tục tăng qua các năm, trung bình mỗi năm có thêm 3.500 – 4.000 lao động cần bố trí việc làm. Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 1979 - 2003 là 2% / năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nhất là đối với những ngành nghề cần nhiều lao động.. Dân số (nghìn người) 200 150 100 50 0 1979 1989 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Biểu đồ: Sự tăng dân số huyện Thoại Sơn từ năm 1979 đến 2009 60
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
- Động lực gia tăng dân số bao gồm: Tự nhiên Trình độ học vấn của người dân còn thấp là nguyên nhân chủ yếu khiến dân số tăng.
Cơ học Sự di cư của một bộ phận dân cư ở miền Bắc và miền Trung vào lập nghiệp.
Gia tăng thực tế Gia tăng cơ học không đáng kể, chủ yếu là gia tăng dân số tự nhiên, nên hàng năm dân số ngày càng tăng thêm.
4.6.1.3. Cơ cấu dân số - Cơ cấu theo giới tính: tương đối cân bằng giữa nam và nữ, nhưng nhìn chung trong 15 năm số nữ bao giờ cũng cao hơn số nam một ít. Mức chênh lệch đang được thu hẹp dần. 100%
80% 60%
40% 20%
0% 1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tỷ trọng nam
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tỷ trọng nữ
Biểu đồ: Tỷ lệ dân số nam nữ Thoại Sơn từ năm 1995 đến 2009 - Cơ cấu theo độ tuổi: Dân số Thoại Sơn là dân số trẻ, mặc dù trong những năm gần đây, mức sinh và tốc độ tăng dân số đã giảm đi đáng kể. Số trẻ em và người già thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong khi đó số người trong độ tuổi lao động cao hơn đôi chút so với mức trung bình của cả nước. 7,50%
Trong độ tuổi lao động (15 - 59 tuổi) 32,20%
Dưới độ tuổi lao động (0 - 14 tuổi)
60,30%
Trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi)
Biểu đồ: Tỷ lệ dân số theo độ tuổi huyện Thoại Sơn năm 2009 - Cơ cấu theo dân tộc: Năm 2015, trên địa bàn tỉnh An Giang có 16 dân tộc cư trú. Tại Thoại Sơn, dân tộc Khmer tập trung nhiều ở Thị trấn Óc Eo 3.543 người, xã Vĩnh Trạch 375 người, xã Phú Thuận 188 người và xã Vọng Đông 129 người. Số còn lại sống đan xen với đồng bào dân tộc Kinh ở các xã, thị trấn khác. Người Hoa phần lớn sống ở các thị trấn Núi Sập, Óc Eo, Phú Hòa. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Dân số Tổng số dân Người Kinh Người Khmer Người Hoa Dân tộc khác
Tỉ lệ
181 243 176 098 4 689 406 50 Biểu đồ: Tỷ lệ dân số theo dân tộc huyện Thoại Sơn năm 2015 Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
100% 97,16% 2,59% 0,22% 0,03%
61
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
- Cơ cấu theo tôn giáo: Năm 2009, trên địa bàn huyện có 88,2% dân số theo tôn giáo, trong đó Phật giáo chiếm 42,1%, đạo Hoà Hảo chiếm 38,8%, Công giáo chiếm 3,1%, còn lại là các tôn giáo khác như: Cao Đài, .... 3,10%
4,20% 11,80% Không theo tôn giáo Phật giáo
Phật giáo Hòa Hảo
38,80%
42,10%
Công giáo Tôn giáo khác
Biểu đồ: Tỷ lệ dân số theo tôn giáo huyện Thoại Sơn năm 2009 4.6.1.4. Cơ cấu lao động - Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 60% tổng dân số. Số người làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 75% số người có khả năng lao động. Trong số còn lại thì 2,5% đang đi học, 14,5% đang làm nội trợ và 5,3% chưa có việc làm. 5,30%
2,50%
Đang làm việc
14,50%
Đang đi học 75,00%
Nội trợ
Chưa có việc làm
Biểu đồ: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động huyện Thoại Sơn năm 2009 - Về chất lượng lao động, hầu hết các chỉ tiêu đều kém hơn so với chuẩn chung của cả nước. Tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn khá cao, chiếm tới 86,6% trong tổng số lao động, chỉ có 13,4% có trình độ sơ cấp, học nghề trở lên, trong đó có 7,4% công nhân kỹ thuật có bằng cấp. 7,40%
13,40%
Không có chuyên môn Trình độ sơ cấp 86,60%
Biểu đồ: Tỷ lệ lao động theo trình độ huyện Thoại Sơn năm 2009 - Về thu nhập của lao động, mức lương bình quân của huyện Thoại Sơn như sau: + Cao nhất: 7,94 triệu đồng / tháng (444 USD / tháng) + Bình quân số đông: 3,07 triệu đồng / tháng (172 USD / tháng) + Thấp nhất: 1,54 triệu đồng / tháng (86 USD / tháng) Nên có khu đào tạo, huấn luyện công nhân trước nhà xưởng để nâng cao tay nghề 62
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Có bằng cấp
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
4.6.2. Văn hóa – Xã hội An Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc, lại là nơi phát tích của nền văn hóa cổ Óc Eo, từng in đậm dấu ấn của tiền nhân trong thời mở cõi. Những yếu tố này đã làm nên một nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc địa phương. 4.6.2.1. Dấu tích văn hóa cổ Óc Eo:
- Những phát hiện khảo cổ trên núi Ba Thê và cánh đồng Óc Eo cho thấy, vùng đất An Giang từng là một thương cảng lớn, có thành trì, hào nước và nhà cửa sầm uất. - Đặc điểm nổi bật của cư dân văn hóa Óc Eo là lối cư trú trên nhà sàn ven hệ thống sông rạch tự nhiên và nhân tạo, hoặc chọn các gò, giồng cao xây dựng những trung tâm sinh hoạt tinh thần, mở rộng khu vực xung quanh làm nơi cư trú, tiến đến mở rộng địa bàn canh tác. - Cư dân cổ đã duy trì và phát triển cuộc sống này, trở thành một “truyền thống” thể hiện qua hệ thống di tích kiến trúc và những di vật khảo cổ có niên đại từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X - XII. - Đặc điểm cư trú này hiện còn thể hiện rất rõ nét tại nhiều nơi ở tỉnh An Giang. 4.6.2.2. Đặc trưng văn hóa người Khmer tại Thoại Sơn: Đặc điểm cư trú
- Người Khmer bắt đầu sinh sống trên địa bàn An Giang cách đây gần ba thế kỷ, xây dựng phum, sóc của mình quanh các sườn đồi thành từng lớp như hình “vành khăn” từ chân núi, tiến dần theo hướng ra ruộng đồng và những con mương xung quanh. - Phum, sóc (sróc) là điểm định cư truyền thống của người Khmer. Dưới tán dừa hay thốt nốt, có từ vài ba đến vài chục nóc nhà quần tụ quanh mái chùa. Phum, sóc là hình thức xã hội cổ truyền của người Khmer. Trong phum, sóc, chúng ta thấy vừa có quan hệ huyết thống, vừa có quan hệ láng giềng.
Cấu trúc - Bộ máy tự quản cổ truyền của các phum, sóc là mê phum, mê sóc (mẹ phum, mẹ sóc). Đó là những cộng đồng thành viên có tuổi, có kinh nghiệm sản xuất, có uy tín được người dân bầu lên. - Tuy hiện nay mê phum, mê sóc không còn thực hiện quyền quản lý, điều hành xã hội Khmer nữa, nhưng vẫn còn ảnh hưởng đến tình cảm, huyết tộc của người Khmer.
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
63
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Tôn giáo
- Người Khmer ở An Giang đa số theo đạo Phật. Phật giáo tiểu thừa được người Khmer tiếp nhận từ thế kỷ XIII và trở thành tôn giáo độc tôn của họ. - Tại các phum, sóc Khmer, con trai đến gần tuổi trưởng thành đều được cha mẹ gởi vào tu học tại chùa. Tại đây, họ không chỉ nghe thuyết pháp giáo lý nhà Phật mà còn học chữ và kiến thức phổ thông. - Chùa đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa truyền thống, tâm linh của người Khmer. Ngay cả đến khi nhắm mắt xuôi tay, người Khmer cũng gởi nắm tro tàn đã hỏa thiêu vào chùa.
Sinh hoạt văn hóa
- Một trong những sinh hoạt văn hóa tinh thần mang tính cộng đồng tiêu biểu của người Khmer là múa hát vào các dịp hội hè. Hầu như tất cả mọi người Khmer đều biết múa, biết hát. - Các điệu múa truyền thống của đồng bào Khmer như: Dù kê, Lâm vông, Lâm thôn, múa chim công, múa gáo dừa, múa đám cưới…tuân theo những quy cách nghệ thuật đặc sắc.
Các lễ hội lớn
- Lễ Đôn-ta tức lễ Cúng ông bà diễn ra từ 29-08 đến 01 -09 âm lịch. Trong dịp này, hội đua bò được tổ chức tại vùng Bảy Núi, thu hút đông đảo người dân từ khắp nơi đến xem. - Tết Chol Chnam Thmay là ngày tết vào năm mới của người Khmer, còn gọi là lễ Chịu tuổi. Lễ diễn ra vào đầu tháng "chét" theo Phật lịch Tiểu thừa, tức từ ngày 12 đến 15-04 dương lịch hàng năm. Vào dịp này, nhà nào cũng làm bánh tét, bánh ít, củ gừng trước để cúng Phật, cúng ông bà đã khuất, sau dùng đãi khách và sư, sãi.
1. Nhà sư dạy học trong chùa. 2. Múa truyền thống Khmer. 3. Lễ hội đua bò 4.6.2.3. Đặc trưng văn hóa người Kinh tại Thoại Sơn:
64
Nguồn gốc
- Người Kinh bắt đầu đến vùng đất An Giang từ lúc nào, đến nay chưa thấy sử sách ghi chép rõ ràng. Tuy nhiên theo truyền thuyết dân gian và một số vết tích còn lại, thì đã có một số nhóm người Kinh gốc miền Trung vào đây từ rất lâu.
Tôn giáo
- Người Kinh ở An Giang có tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Người theo đạo Thiên Chúa lánh nạn kỳ thị tôn giáo của vua quan nhà Nguyễn từ miền ngoài đến khá sớm ở cù lao Giêng (1778), Bò Ót (1779) và Năng Gù (1845). Những người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa gồm dân các tỉnh xung quanh (Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long…) phần lớn tập trung khai phá vùng Thất Sơn.
Các lễ hội lớn
- Lễ hội văn hóa mùa nước nổi: Diễn ra vào mùa nước nổi hằng năm. Khi nước bắt đầu dâng cao, trước mỗi nhà đều giăng một chiếc lồng đèn để chào đón một lễ hội đang dần trở thành quen thuộc: lễ hội văn hóa mùa nước nổi. Vào dịp này, người ta tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí đặc sắc, mang đậm phong cách miền sông nước.
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
4.6.3. Kinh tế: Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp khu vực này có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với sản lượng lúa và thủy sản nước ngọt cao nhất nước. Ngoài nông nghiệp và thủy sản, những lợi thế này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào các lĩnh vực khác như công nghiệp nhẹ, chế biến nông sản, thương mại, du lịch, dịch vụ. 20
1200 1000
15
800
10
600 400
5
200
0
0 2006
2007
2008
2009
Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
2010
GDP bình quân đầu người (USD)
Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người huyện Thoại Sơn từ năm 2006 đến 2010 Tại huyện Thoại Sơn và tỉnh An Giang nói chung, đã và đang có 4 mô hình trồng lúa: 2 vụ, 3 vụ, lúa – tôm và 1 múa 1 màu. Trong bối cảnh thị trường lúa gạo xuất khẩu thế giới đang dư cung, phần sau đây sẽ so sánh chi phí và lợi nhuận của 4 mô hình canh tác để tìm ra mô hình canh tác hợp lý nhất (Nguồn: Khoa Nông nghiệp trường Đại học An Giang) Mô hình 2 vụ lúa CHI
Đông Xuân: Hè Thu Tổng chi
THU
Đông Xuân Hè Thu Tổng thu
Lợi nhuận Lời / Chi phí
Mô hình 3 vụ lúa
Mô hình lúa - tôm
4 194 036 Đông Xuân 4 355 170 Hè Thu Thu Đông 8 549 206 Tổng chi
3 828 849 Lúa 4 578 083 Tôm 4 261 033 12 667 965 Tổng chi
11 266 186 Đông Xuân 8 287 323 Hè Thu Thu Đông 19 553 509 Tổng thu
10 530 400 Lúa 7 514 000 Tôm 7 970 133 26 014 533 Tổng thu
11 004 303 128,7%
13 346 568 105,4%
Mô hình 1 lúa 1 màu
3 796 603 Lúa 71 780 887 Khoai mì
2 841 083 19 001 562
75 557 480 Tổng chi
21 842 645
11 774 027 Lúa 95 499 048 Khoai mì
8 360 000 35 916 667
107 273 075 Tổng thu
44 276 667
31 695 595 41,9%
22 434 022 102,7%
Số tiền tổng chi
Tỉ lệ Chi phí / Lợi nhuận
Mô hình 2 vụ lúa
Số tiền tổng thu
Mô hình 3 vụ lúa Mô hình lúa - tôm
Mô hình 1 lúa 1 màu Tỉ lệ Chi phí / Tổng thu
Số tiền lợi nhuận
Biểu đồ: So sánh 4 mô hình vụ lúa tiêu biểu về chi phí và lợi nhuận Dựa theo biểu đồ, có thể thấy mô hình lúa – tôm có mức đầu tư cao, nhưng tỉ lệ lợi nhuận thấp. Trong khi đó, mô hình 2 vụ lúa thể hiện sự ưu việt khi số tiền đầu tư thấp, nhưng tỉ lệ lợi nhuận cao. Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
65
PHẦN 5:
CƠ CẤU LÀM VIỆC NHÀ MÁY
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
5. CƠ CẤU LÀM VIỆC NHÀ MÁY - Thời gian làm việc: Bộ phận trực tiếp sản xuất: làm việc 300 ngày / năm; Các phân xưởng chính làm việc 2 ca / ngày; bộ phận kho nhập và xuất hàng làm việc theo giờ hành chánh (8 giờ). Bộ phận giám tiếp sản xuất: làm việc 300 ngày / năm, theo giờ hành chánh 8 giờ (ca) - Cơ cấu lao động: (tham khảo thực tế) Bộ phận gián tiếp Bố trí lao động Giám đốc PGĐ nhân sự PGĐ kỹ thuật Kế toán trưởng Trưởng phòng hành chính, kinh doanh Nhân viên tiếp tân, giới thiệu sản phẩm Nhân viên các phòng kế toán, văn thư, kế hoạch Lái xe, bảo vệ Nhân viên nấu bếp, rửa soạn Nhân viên bộ phận kiểm định chất lượng Nhân viên y tế, bệnh nghề nghiệp, an toàn lao động + Khu làm sạch + Khu sấy + Khu chế biến và đóng gói thành phẩm + Khu đóng gói phụ phẩm + Khu xử lý phế phẩm + Khu xử lý phế thải Nhân viên vệ sinh xí nghiệp công nghiệp
Tổng cộng CNV trong 1 ca
Bộ phận trực tiếp Bố trí lao động
Số lượng 1 1 1 1 1 4 8 - 10 5-9 4-8 4
16 - 20
15 - 20
60 - 80 52
Phụ trách phân xưởng (quản đốc) + Phân xưởng làm sạch và sấy nguyên liệu + Phân xưởng chế biến và đóng gói thành phầm + Phân xưởng đóng gói phụ phẩm + Phân xưởng lưu trữ, chế biến phế phẩm Kế toán phân xưởng Kỹ sư cơ điện (xí nghiệp cơ khí cơ điện) Kỹ sư cơ khí (xí nghiệp cơ khí cơ điện) Thủ kho + Kho nguyên liệu + Kho thành phẩm + Kho bao bì, nhãn dán + Kho phụ liệu + Kho xăng dầu + Kho linh kiện điện tử + Kho linh tinh Công nhân vận chuyển, bốc xếp, đóng bao, lưu kho + Ít nhất: 50 + Mùa vụ nhiều nhất: 200 - 250
Số lượng
1x4
1x4 8 - 10
2x7
50 - 250
Thợ vận hành máy + Thợ vận hành khu làm sạch + Thợ vận hành khu sấy + Thợ vận hành khu xay & xát + Thợ vận hành khu tách hạt – tách màu + Thợ vận hành khu đóng gói thành phẩm + Thợ vận hành khu đóng gói phụ phẩm + Thợ vận hành khu ép củi trấu + Thợ vận hành khu lò đốt
16 - 20
Tổng cộng CNV trong 1 ca
96 - 302 155
- Nhu cầu dùng nước: Lưu lượng nước cấp cho Dự án trong ngày được tính toán theo TCXD 33:2006 - Cấp nước Nước cấp phục vụ sinh hoạt Nước cấp phục vụ sản xuất Nước cấp cho nhà ăn (2 bữa / ngày) Nước cấp PCCC
Q sh = số người x 45 lit/người/1ca = 207 x 45 = 9 315 lit / ngày
Nước tưới cây xanh, (2 lần / ngày) Nước rửa đường (1 lần / ngày) TỔNG LƯỢNG NƯỚC / NGÀY
Q cx = diện tích cây xanh x (4 ÷ 6) lít/m 2/lần = 39 750 x 6 = 238 500 lit / lần tưới 477 000 lit / ngày Q rđ = diện tích đường nội bộ x (0,4 ÷ 0,6) lít/m 2/lần = 7700 x 0,6 = 4620 lit / ngày
Nước sử dụng chủ yếu cho nồi hơi. Lượng nước cần cấp cho sản xuất hàng ngày là 10 000 lit/ngày. Tiêu chuẩn cấp nước cho nhà ăn tập thể: 18-25 L/người.bữa ăn Q na = 25lit/người.bữa ăn x số người = 25 x 207 = 5175 lit / bữa ăn 10 350 lit / ngày Q cc = 10 lit/s x 1 đám cháy x (3 giờ trữ nước x 3600/1000) = 108 000 lit / ngày
9 315 lit / ngày 10 000 lit/ngày. 10 350 lit / ngày 108 000 lit / ngày 477 000 lit / ngày 4620 lit / ngày
640 900 lit / ngày = 640,9 m3 / ngày.
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
67
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
- Nhu cầu dùng điện: Ước tính nhu cầu sử dụng trong ngày vào khoảng 720 000 Kwh/tháng. - Cơ sở tính toán công suất phân xưởng: + Tỷ lệ phần trăm công suất hoạt động thực tế so với công suất lớn nhất hàng tháng của các nhà máy ĐBSCL: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 % CS 70 80 90 80 80 100 100 90 70 60 60 50 Dựa vào thời gian hoạt động tiêu chuẩn của máy móc là 16h / ngày và số ngày làm việc là 300 ngày, tính ra được công suất / giờ của nhà máy là 44,8 ~ 45 TPH (tons per hour) thành phẩm. + Tỉ lệ giảm trọng lượng nguyên liệu và thành phẩm trong dây chuyền chế biến:
- Trong 1 giờ, nhà máy cần đáp ứng đủ công suất như sau: Khu nhập và làm sạch 100% 76.27 TPH
Khu ngâm và hấp 10% 7.63 TPH
Khu sấy 99% 75.51 TPH
Khu bóc vỏ 99% 75.51 TPH
Xát trắng,lau bóng 79% 60.25 TPH
Tách hạt, tách màu 69% 52.63 TPH
Đóng gói 59% 45 TPH
- Khối lượng phụ phẩm và phế phẩm trong 1 giờ: Tạp chất 1% 0.76 TPH
68
Gạo đồ 10% 7.63 TPH
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Vỏ trấu 20% 15.25 TPH
Cám 10% 7.63 TPH
Tấm 10% 7.63 TPH
PHẦN 6:
LẬP NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
6. LẬP NHIỆM VỤ THIẾT KẾ HẠNG MỤC
DIỆN TÍCH
NỘI DUNG SỬ DỤNG
6.1
NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT CHÍNH
Diện tích sàn 2226 m2 . Diện tích mái 1245 m2 Kích thước máy móc: dài x rộng x cao ; trọng lượng
6.1.1
Khu làm sạch nguyên liệu (3 tầng)
17m x 5m 105 m2 Cộng thêm diện tích giao thông, hành lang 20%
6.1.3
6.1.4
Khu sấy (1 tầng)
14m x 12.5m
Trạm điều khiển máy sấy
220 m2
Khu ngâm và hấp gạo đồ (1 tầng)
13m x 6m 98 m2
Khu chế biến thành phẩm
822 m2
Bóc vỏ (2 tầng)
20m x 15m 375 m2
Xác trắng lau bóng (2 tầng) - Xác trắng
L2 > 6814 L1 > 3150 Trệt > 4545
Đáp ứng công suất 76.27 TPH
(+ KC tiện nghi > 1000
- Chuỗi 4 sàng đá MTSC 22TPH 3264 x 1962 x 3314; 1270 Kg - Chuỗi 4 máy tách hạt 24TPH 2745 x 2180 x 1730; 1650 Kg - 1 cân định lượng MSDG 80TPH 950 x 1285 x 2045; 510 Kg
+ Gàu tải dư ra = 1000; Vít tải = 500
Bố trí thành 3 tầng lửng, sử dụng gàu tải và vít tải để vận chuyển nguyên liệu.
- Lau bóng
70
+ Thùng trung chuyển = 1000 + Bệ đỡ > 1000)
- 1 hệ máy sấy 3 công đoạn EMG 30R 78TPH 11.1m x 10.2m x 27.5m; 119.7 tấn. - 3 gàu tải 80 TPH 1276 x 283
> 29 500
- 1 hệ máy sấy hấp CMG 14R 11.5TPH 11.1m x 3.4m x 17.4m; 29.1 tấn. - 1 gàu tải 15 TPH 800 x 400
> 19 400
- 13 (5+5+3) máy xay tách trấu DRHC 6TPH 2206 x 1786 x 2604; 590 Kg. - 13 (5+5+3) bàn phân li 6TPH 3640 x 2580 x 2292; 3590 Kg. - 1 gàu tải 80 TPH 1276 x 283
L1 > 5604 Trệt > 4292
KC tiện nghi 1000 + Gàu tải dư ra 1000
KC tiện nghi 1000 + Gàu tải dư ra 1000
17m x 5m 106 m2
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
GHI CHÚ
- 1 cân định lượng MSDG 80TPH 1285 x 950 x 2045; 510 Kg - 1 sàng trống MKZL 100TPH 2181 x 1580 x 1645; 680 Kg - 1 sàng nam châm 133 m3/h (160TPH) 1020 x 920 x 1600
- 2 gàu tải 80 TPH 1276 x 283 6.1.2
CHIỀU CAO TT
- Chuỗi 5 máy xác trắng Ultra White 12 TPH 2003 x 1730 x 2190; 2700 Kg - Chuỗi 5 máy lau bóng Ultra Poly 12 TPH 2653 x 2039 x 1570; 3200 Kg - 1 gàu tải 80 TPH 1276 x 283
L1 > 5190 Trệt > 3570
Đáp ứng công suất 75.51 TPH
Đáp ứng công suất 7.63 TPH
Đáp ứng công suất 75.51 TPH
Đáp ứng công suất 60.25 TPH
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Tách hạt (3 tầng) - Tách tấm
23m x 5m 145 m2
- Tách màu
Đóng gói (1 tầng) - Trộn
100 m2
- Đóng gói Phòng điều khiển
Đáp ứng công suất 52.63 TPH
- 10 sàn Rotostar 5.5 TPH 1152 x 1152 x 1745; 650 Kg - 3 máy tách hạt 24 TPH 2745 x 2180 x 1730; 1650 Kg - 4 máy tách màu Sortex Z+4 16 TPH 2795 x 2305 x 2031; 1050 Kg - 1 gàu tải 80 TPH 1276 x 283
L2 > 4745 L1 > 2730 Trệt > 4031
- 2 máy trộn 5 – 100 TPH 720 x 515 x 445 ; 50 Kg - 1 máy điều khiển trong PĐK - 1 máy đổ bao bì 100 TPH (18 bao / phút) 3370 x 2550 x 1385; 980 Kg - 1 máy đóng gói bao bì 100 TPH 2850 x 1310 x 1800; 940 Kg.
> 5800
Đáp ứng công suất 45 TPH
3000 - 3300
Phục vụ tối đa 60 nhân viên (30 nam 30 nữ)
Khu thay đồ, vệ sinh và tiệt trùng công nhân đóng bao, lưu kho + Locker room + Kho áo mũ tiệt trùng + Khu tắm – vệ sinh + Khu đặt máy kiểm tra vệ sinh
96 m2
6.2
KHU KHO TÀNG
5494 m2
6.2.1
Kho nguyên liệu: trữ lúa sạch sau khi sấy
3100 m2
Kho của nhà máy cấp 1 cần đáp ứng cho vùng sản xuất diện tích 50Km2 = 5000ha. Năng suất trung bình An Giang năm 2015 là 6,35 tấn / ha. Vậy tổng kho nguyên liệu phải đáp ứng 32 000 tấn thóc.
Kho bằng
2200 m2 (dự trù 30% giao thông)
Lưu trữ 1/3 khối lượng thóc (10000 tấn) bằng bao jumbo xếp theo lô. - Kích thước mỗi lô: 5550 x 5550 x 3800 (200 bao; 200 tấn thóc) - Số lượng lô: 50 lô. - Các lô cách tường ít nhất 5m; cách nhau ít nhất 1m. - Đường xe nâng đi lớn hơn 2,5m
> 5000
Lưu trữ 2/3 khối lượng thóc (22000 tấn) - Kích thước 1 silo 3000 tấn thóc là: đường kính 12m; Chiều cao 32m (trong đó 25m hình trụ và 7m hình nón) - Cần 8 silo để lưu trữ 22000 tấn thóc.
32 000 +
12 m2 x 2 12 m2 20 m2 x 2
- 60 người – 6 vòi sen (3 nam; 3 nữ)
20 m2
- 3 máy 2500 x 1800 x 2000
Tổng diện tích 50 lô 1540 m2 Silo
56m x 16m (900 m2 )
Thủ kho
2 x 12 m2
WC
24 m2
Bản kê 20cm; Độ cao chồng bao 3.8m; Chiều cao tiện nghi > 1m
Trữ lúa trong 3 đến 6 tháng
Trữ lúa trong 12 tháng
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
71
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
6.2.2
Kho thành phẩm
Khu thay đồ, vệ sinh và tiệt trùng nhân viên - Locker room - Kho áo mũ tiệt trùng - Khu tắm – vệ sinh - Máy kiểm tra vệ sinh Kho trữ gạo thành phẩm
1581 m2
Kho thành phẩm có khả năng lưu trữ khối lượng thành phẩm nhà máy sản xuất trong 1 tuần, tùy thuộc theo đơn đặt hàng trước khi xuất. Khối lượng thành phẩm trong 1 tuần: 45x16x7 = 5040 tấn gạo. 3000 - 3300
Phục vụ tối đa 60 nhân viên (30 nam 30 nữ) làm việc trong kho thành phẩm
> 6 250
5040 tấn gạo
12 m2 x 2 12 m2 20 m2 x 2
- 60 người – 6 vòi sen (3 nam; 3 nữ)
20 m2
- 3 máy 2500 x 1800 x 2000
1145 m2 (dự trù 30% giao thông)
Lưu trữ bằng bao jumbo 1 tấn xếp theo lô, kích thước bao 95x95x135cm - Kích thước mỗi lô: 5550 x 5550 x 3800 (200 bao; 200 tấn thóc) - Số lượng lô: 26 lô. - Các lô cách tường ít nhất 5m; cách nhau ít nhất 1m. - Đường xe nâng đi lớn hơn 2,5m
Tổng diện tích 26 lô 801 m2 Khu thiết bị vận chuyển (xe nâng, xe điện, băng tải)
100 m2
- Khu vực đậu và sạc pin xe điện - Khu vực đậu xe nâng - Kho băng tải (có bánh xe đẩy)
Khu kiểm định chất lượng thành phẩm: - Phòng thí nghiệm - Phòng tách tế bào - Phòng kính hiển vi - Phòng trữ lạnh - Phòng kho quần áo, giặt và sát trùng - Phòng chứa chất dễ cháy - Phòng chứa acid
240 m2
Cần có hành lang chính được phân tách thành các lớp vô trùng bằng cửa.
3600 - 4200
6.2.3
Kho bao bì, nhãn dán
250 m2
4200 - 6000
6.2.4
Kho xăng dầu
50 m2
- Bãi nhập bao bì - Khu vực phân loại - Khu vực kiểm kê số lượng - Khu vực xếp bao vào máy đóng gói - 100 m3, đặt ngầm dưới mặt đất
72
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
6,4 x 9,3m 3,2 x 4,65 4,8 x 3,1m 3,2 x 6,2m 6,4 x 6,2m
3,2 x 3,1m 3,2 x 3,1m
3300 - 3600
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
6.2.5
Kho linh kiện điện tử
200 m2
4200 - 4800
6.2.6
Kho linh tinh
50 m2
3600
6.3
BẾN BÃI NHẬP, XUẤT HÀNG Bến nhập và xuất hàng đường thủy
17 000 m2
6.3.1
Ụ tàu – vùng nước an toàn - Cửa vào cảng - Khoảng tàu chờ - Khu quay trở tàu - Khu nước trước bến
240m x 60m
Kênh Vành Đai Núi Tượng là kênh cấp III (sâu 3m rộng 35m). Kênh này khó khả năng vận chuyển tàu có kích thước lớn nhất là chiều dài Lt=38m; chiều rộng Bt=9m và chiều cao mớn nước T=2,61m
26,6 - 38m 114m 45,6m
0,7 – 1 lần chiều dài tàu lớn nhất 3 lần chiều dài tàu lớn nhất Đường kính D = 1,2 lần chiều dài tàu
Dài 103m Rộng 60m Góc tàu rời bến 30o Độ sâu 3.5m
Chiều dài Lkn = 1,1.2Lt + 2. 0,25Lt Chiều rộng (bến liền bờ): Bkn = 3Bt + 2Bld + Bn + 2∆B Trong đó Bld = Bn = 2m; ∆B = 1,5.Bt Độ sâu ụ tàu H0 = Hct + Z4 = = T + Z1 + Z2 + Z3 + Z0 + Z4
> 20 000 từ mực nước cao nhất
Đủ để đáp ứng cùng lúc cho 2 tàu lớn nhất Chiều cao mái có thể di che qua ụ tàu chuyển trên phải đủ cho hệ kênh Vành thống cẩu chất Đai Núi Tượng, tải hàng và máy trọng 300 hút thóc. tấn 1 tàu.
Trong đó T là mớn nước tàu = 2,61m Z1 an toàn chạy tàu, đất bùn = 0,1m Z2 dự phòng sóng, Lt < 75m nên = 0 Z3 dự phòng tốc độ, tàu chạy chậm vận tốc <1,6m/s nên Z3 = 0,15m Z0 dự phòng nghiêng lệch, tàu hàng khô đa dụng Z0 = 0,026Bt = 0,234m Z4 dự phòng sa bồi = 0,4m Bến cập tàu
Dài 95m Rộng 10m
Trạm hoa tiêu tàu ra vào Cẩu dỡ và chất hàng
25 – 30 m2 3x10x10m
Trạm cân
12 m2
Trạm kiểm định chất lượng nguyên liệu
12 m2
Nhà tiếp nhận hàng, định giá, thanh toán + WC
200 m2
Chiều dài bến Lb = 2Lt + 6d Trong đó d là chiều dài dự trữ =0,125Lt Khoảng cách mở rộng vào trong từ mép bến: b = Bt hoặc b > 10m
3 cẩu dở hàng Portalino công suất 330 TPH, khoảng vươn 20m nặng 110 tấn 3 cân định lượng MSDG 80TPH 1285 x 950 x 2045; 510 Kg
- Nơi ngồi chờ nông dân - Phòng kế toán - quầy thanh toán - Khu máy ATM - Quán cafe - WC
Phục vụ tối đa 30 thuyền (90 – 100 nông dân)
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
73
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
6.3.2
Bãi xuất hàng đường bộ
1100 m2
Tỉnh lộ 943 thuộc tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng; vận tốc thiết kế 60km/h; trọng tải 10 tấn. Với công suất nhà máy 45TPH, bãi xuất hàng đường bộ cần đáp ứng đủ cho 5 xe Staight struck 10 tấn kích thước: cao 3,65m; rộng 2,44m; dài 10,67m; gầm xe cao 1,22m.
Loading Port (bệ chất hàng lên xe tải)
Rộng > 4,57m Dài > 18,44m
Có thể nằm trong kho hoặc bên ngoài kho, chiều rộng lớn hơn 4,57m Chiều dài đủ để đậu 5 xe tải, khoảng cách tiêu chuẩn giữa các trục xe là 4m
Bãi xuất hàng
Chiều rộng lớn hơn 35,4m
Chiều rộng tùy thuộc theo khoảng cách giữa 2 xe (tra bảng) Chiều dài đủ để quay đầu xe đi (bán kính bên trong 8m, bên ngoài 16m) và bố trí các bãi xe chờ, garage
Bãi đậu xe chờ lấy hàng
24 x 15m
Đủ để đậu 5 xe tải, khoảng cách 4m giữa 2 trục xe
Chiều cao tùy thuộc chiều cao theo kho thành phẩm
25 – 30% công suất
> 4 000
Garage xe nâng, trạm điện 80 m2 sạc pin xe nâng 6.4. 6.4.1
KHU LƯU TRỮ & CB PHỤ PHẨM, PHẾ PHẨM Khu lưu trữ, đóng gói phụ phẩm sản xuất
4758 m2
- Kho chứa tấm và cám
398 m2 (dự Lưu trữ bằng bao jumbo 1 tấn xếp theo lô, trù 30% kích thước bao 95x95x135cm giao thông) - Kích thước mỗi lô: 5550 x 5550 x 3800 (200 bao; 200 tấn thóc) - Số lượng lô: 9 lô. Tổng diện - Các lô cách tường ít nhất 5m; cách nhau tích 9 lô 2 ít nhất 1m. 278 m - Đường xe nâng đi lớn hơn 2,5m 2 50 m 50 m2
> 6 250
- Loading Port (bệ chất hàng lên xe tải)
Rộng > 4,57m Dài > 6,44m
Có thể nằm trong kho hoặc bên ngoài kho, chiều rộng lớn hơn 4,57m Chiều dài đủ để đậu 2 xe tải, khoảng cách tiêu chuẩn giữa các trục xe là 4m
Chiều cao tùy thuộc chiều cao theo kho thành phẩm
- Bãi xuất phụ phẩm
Rộng >35,4m
Chiều rộng tùy thuộc theo khoảng cách giữa 2 xe (tra bảng) Chiều dài đủ để quay đầu xe đi (bán kính bên trong 8m, bên ngoài 16m)
- Cảng xuất phụ phẩm
Dài 47,5m Rộng 10m
Đủ để đáp ứng cho 1 tàu lớn nhất có thể di chuyển trên kênh Vành Đai Núi Tượng, tải trọng 300 tấn. Chiều dài bến Lb = Lt + 2d
- Khu phân loại - Khu trộn và đóng gói
74
1797 m2
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Khu này có chức năng lưu trữ và phân loại khối lượng tấm và cám tối đa trong 1 tuần trước khi xuất. 7,63x2x16x7 = 1709,12 tấn tấm cám 1710 tấn tấm cám
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
6.4.2
Khu lưu trữ, chế biến phế phẩm sản xuất
Khu này có chức năng lưu trữ và phân loại phế phẩm tối đa trong 1 tuần trước khi xuất. Trấu: 15,25TPH. Trong đó: 60% vào lò đốt trấu; 30% chế biến củi trấu; 10% đốt làm phân bón. Khối lượng trấu lưu trữ làm củi trấu = 15,25.30%.16.7 = 512,4 tấn Phế phẩm khác: 0,76.16.7 = 85,12 tấn tạp chất Có ống dẫn trấu trực tiếp từ kho bóc vỏ 4200
- Khu lò đốt trấu
80 m2
- Kho chứa trấu tươi
12m x 12m Chứa trong silo đường kính 10m, chiều cao 15m (trong đó 10m hình trụ và 5m hình nón) 11,4 x 1 máy nghiền búa 5 - 7TPH 800 x 400 x 7,8m 700; 500 Kg 2 16 máy ép củi trấu 0,3TPH 1600 x 700 x (90 m ) 1400; 300 Kg
512,4 tấn trấu
- Kho củi trấu
360 m2 (dự Dùng túi gunny bệnh dây đay 100 Kg (700 trù 30% x 1000). giao thông) - Chiều cao chất bao 5,25m. - Kích thước mỗi lô: 4100 x 4100; 15 lớp bao (360 bao; 36 tấn) Tổng diện - Số lượng lô: 15 lô tích 15 lô 252,15 m2 - Các lô cách tường ít nhất 5m; cách nhau ít nhất 1m.
512,4 tấn củi trấu
- Hố xử lý đốt làm phân bón
30 m2
Sâu 1 – 1,5m dưới mặt đất
- Khu thu gom phế phẩm
200 m2
Củi trấu, phân bón, rơm rạ, đất cát, sỏi, hạt rơi vãi, hạt không đạt chất lượng
- Loading Port (bệ chất hàng lên xe tải)
Rộng > 4,57m Dài > 4m Rộng >35,4m
Có thể nằm trong kho hoặc bên ngoài kho, Chiều cao tùy chiều rộng lớn hơn 4,57m thuộc chiều Chiều dài đủ để đậu 1 xe tải cao theo kho thành phẩm Chiều dài đủ để quay đầu xe đi (bán kính bên trong 8m, bên ngoài 16m) và bố trí các bãi xe chờ, garage
- Cảng xuất phế phẩm
Dài 47,5m Rộng 10m
Đủ để đáp ứng cho 1 tàu lớn nhất có thể di chuyển trên kênh Vành Đai Núi Tượng, tải trọng 300 tấn. Chiều dài bến Lb = Lt + 2d
Khu thu gom và xử lý phế thải sản xuất và sinh hoạt
100 m2
- Bao bì nylon, PP, PE cũ, rách 0,1 – 0,5% - Bãi thu mua tùy từng đợt bao bán phế liệu - Giẻ lau dính dầu nhớt 2Kg / tháng
- Nhà xưởng ép củi trấu
- Bãi xuất phế phẩm
6.4.3
2106 m2
- Chất thải sinh hoạt của công nhân 0,3 kg/người/ngày ; 344 CNV
4,58 TPH
- Hố rác hữu cơ 8x8m, sâu 1,5m.
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
75
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
6.5
KHU TRƯỚC NHÀ XƯỞNG 2143 m2
6.5.1
KHỐI HÀNH CHÍNH
445 m2
3 – 4 tầng; 112 – 150 m2 / tầng
Sảnh
6.5.2
76
Phòng giám đốc + WC
24 m2
3300 - 3600
Phòng phó giám đốc + WC
2 x 20 m2
2 người
3300 - 3600
Phòng quản đốc
4 x 20 m2
4 người
3300 - 3600
Phòng thủ kho, kế toán phân xưởng
50 m2
11 người
3300 - 3600
Phòng hành chính tổng hợp - Bộ phận kế toán hành chính - Bộ phận kinh doanh - Bộ phận văn thư - Bộ phận an toàn lao động - Công đoàn lao động
50 m2
12 người
3300 - 3600
Phòng chuyên viên kỹ thuật vận hành máy móc
50 m2
10 người
3300 - 3600
Phòng tiếp khách
40 m2
Phòng họp 50 chỗ
75 m2
Kho
12 m2
3000 - 3300
WC
24 m2
3000 - 3300
KHU PHỤC VỤ SẢN XUẤT Phòng y tế + WC Khu đào tạo, huấn luyện công nhân Nhà ăn công nhân - Bếp - Kho - WC - Khu rửa tay
1168 m2
3300 - 3600 Tiêu chuẩn tính 1,5 m2 /1 người
40 m2 400 m2
Có phòng học và phòng thực hành
412 m2
Phục vụ tối đa 183 người
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
3300 - 3600
3300 - 3600
Nhà ăn phải có bán kính phục vụ là 300m. tiêu chuẩn tính 2,25 m2 /1 công nhân
3600 - 4200
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Vệ sinh thay đồ công nhân - Locker room (Phòng thay quần áo) - Nhà tắm - Khu rửa tay sát trùng - Kho áo mũ bảo hộ
Phục vụ 183 người 40 m2
12 vòi 20 m2 10 máy 20 m2 12 m2
- Khu vệ sinh Nhà bảo vệ Nhà để xe công nhân viên
3wc; 12m2 16 m2 500 m2 2 tầng; 250 m2 / tầng
Nhà ở công nhân viên
1050 m2 3 tầng; 350 m2 / tầng 4 người / phòng 24 m2; 30 phòng.
3000 - 3300
Phòng thay quần áo: diện tích 0,2 m2 / công nhân Nhà tắm: tính cho 60% công nhân trong ca đông nhất và 7-10 công nhân / vói tắm, kích thuớc 0.9 x 0.9m Khu vực rửa và sát trùng: 20 công nhân / 1 máy Nhà vệ sinh: bố trí trong nhà sinh hoạt, nhưng không quá 100 m từ chỗ làm việc. Số lượng nhà vệ sinh tính bằng 1/4 số nhà tắm, với kích thước 0,9 x 1,2 m
3000 - 3300 2700 - 3000
150 xe máy, 5 xe hơi Xe máy 2,5m2; xe hơi 25m2
Bố trí ký túc xá cho CNV kỹ thuật cao 113 người (công nhân có thể tận dụng nguồn lao động có sẵn tại địa phương)
3000 - 3300
Bộ phận gián tiếp sản xuất: + NV nấu bếp, sửa soạn: 4 – 8 + NV kiểm định chất lượng: 4 + Lái xe, bảo vệ: 5 – 9 + NV y tế, bệnh nghề nghiệp, an toàn lao động: 16 – 20 + NV vệ sinh xí nghiệp: 15 – 20 Bộ phận trực tiếp sản xuất: + Quản đốc: 4 + Kế toán phân xưởng: 4 + Kỹ sư cơ khí cơ điện: 8 – 10 + Thủ kho: 14 + Thợ vận hành máy: 16 – 20
6.5.3
KHU HỘI THẢO, PHỤC VỤ THAM QUAN
530 m2
Tiếp tân Phòng giới thiệu sản phẩm
24 m2 24 m2
Phòng ăn thử sản phẩm - Bếp - Kho - WC - Khu rửa tay
250 m2
Có đường dẫn đi tham quan khu SX
Phục vụ tối đa 100 người, tiêu chuẩn tính 2,25 m2 /1 người
3000 - 3300 3600 - 4200
3600 - 4200
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
77
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
Khán phòng hội thảo 100 chỗ - Phòng kỹ thuật khán phòng Kho trang thiết bị
150 m2
15 m2
3000 - 3300
Phòng nghỉ diễn giả
2 x 15 m2
3000 - 3300
WC
Nam: 1 xí, 3 tiểu, 1 bồn rửa. Nữ: 2 xí, 1 phòng rửa, 1 bồn rửa.
6.6
KHU PHỤ TRỢ SX, NĂNG LƯỢNG, KT
1551 m2
6.6.1
Hệ thống kỹ thuật điện
374 m2
Trạm biến áp Nhà máy điện mini
150 m2
Phòng điều khiển điện
24 m2
3000 - 3300
Xưởng sửa chữa cơ điện
200 m2
6000
Hệ thống cấp nước, thu nước mưa, xử lý nước thải Thủy đài, trạm bơm
324 m2
Trạm kiểm định chất lượng nước dùng cho sản xuất
24 m2
Bể nước ngầm sinh hoạt
-
Khu xử lý nước thải sinh hoạt
200 m2
6000
Khu xử lý nước thải sản xuất
200 m2
6000
Hồ nước giải nhiệt
Rộng 1m
Hệ thống PCCC
24 m2
Bể nước ngầm PCCC Trạm điều khiển báo cháy
24 m2
6.6.2
6.6.3
78
Tiêu chuẩn 1,5 m2 / người
3600 - 4200
15 m2
100 m2
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
TCVN 355-2005 Nam: 100 ng / xí; 35 ng / tiểu. Nữ: 50 ng / xí; 300 ng / phòng rửa. 1-3 xí có 1 bồn rửa tay
Đáp ứng 720.000 Kwh/tháng
3000 - 3300
3600 - 4200
> 640 m3 3000 - 3300
Bao xung quanh các phân xưởng sinh nhiệt
3000 - 3300
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
6.6.4
6.6.5
6.6.6
6.6.7
6.7
Hệ thống hút bụi
200 m2
Khu cyclone tách bụi, lọc khí nhà xưởng sản xuất chính
200 m2
Hệ thống cấp nhiệt
80 m2
Nhà nồi hơi, đốt trấu
80 m2
Hệ thống điện nhẹ
24 m2
Phòng điều khiển máy móc từ xa
24 m2
Hệ thống phụ trợ giao thông vận chuyển
525 m2
Garage xe tải
35m x 15m
Trạm cân xe
-
Trạm xăng
-
Xe kho xăng dầu
Cảng neo tàu
-
Xem khu tàu chờ
Trạm hoa tiêu
-
Kênh dẫn ghe thuyền
-
Đường giao thông nội bộ
-
TỔNG DIỆN TÍCH
30 842m2 (3,08 ha)
Bố trí quạt hút ly tâm, cyclone phân tách bụi Đặt bên cạnh nhà xưởng chính.
6000
4200
3000 - 3300
Đủ để đậu 8 xe tải, khoảng cách 4m giữa 2 trục xe
6000
Xem vùng nước an toàn
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
79
PHẦN 7:
BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI TIÊU CHUẨN
Đề Cương Tốt Nghiệp – Nhà Máy Chế Biến Lúa Gạo Sạch Vọng Đông
7. BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI TIÊU CHUẨN: 1
KHU VỰC Tổng diện tích khu đất Khu sản xuất + Nhà xưởng sản xuất
+ Kho tàng
2
+ Sân bãi, ụ bến tàu Khu trước nhà xưởng
3
Khu hạ tầng – kỹ thuật
4 5
Đường giao thông Công viên, cây xanh, mặt nước
6
Taluy, bờ kè
HẠNG MỤC 8,6415 ha - MĐXD 45 – 46% Nhà xưởng sản xuất chính Nhà xưởng lưu trữ, đóng gói phụ phẩm Nhà xưởng lưu trữ, chế biến phế phẩm Kho nguyên liệu Kho thành phẩm Kho bao bì, dán nhãn Kho xăng dầu Kho linh kiện điện tử Kho linh tinh Bến nhập hàng đường thủy Bến xuất hàng đường thủy Bãi xuất hàng đường bộ Văn phòng hành chính Nhà ăn công nhân viên Vệ sinh – thay đồ CNV Nhà ở công nhân viên Nhà hội thảo, phục vụ tham quan Khu thu gom và xử lý phế thải Nhà để xe công nhân viên Nhà bảo vệ HTKT điện HTKT cấp nước, thu nước mưa, xử lý nước thải HTKT phòng cháy chữa cháy HTKT hút bụi HTKT cấp nhiệt HTKT điện nhẹ HTKT phụ trợ giao thông vận chuyển Cây xanh cách ly Cây xanh cảnh quan Chỗ nghỉ công nhân Sân bãi TDTT
Tỉ lệ các hạng mục
DIỆN TÍCH 1245 m2 1797 m2 2106 m2 3100 m2 1581 m2 250 m2 50 m2 200 m2 50 m2 17 000 m2
TỈ LỆ
27 379 m2
31,7%
150 m2 1546 m2 412 m2 104 m2 350 m2 530 m2 100 m2 1917 m2 2 250 m 16 m2 374 m2 324 m2 24 m2 200 m2 80 m2 24 m2 525 m2 6900 – 7700 m2 38 000 – 39 750m2
1,79%
7700 – 8600 m2
9 – 10%
2,22%
9 - 10% 44 – 46%
Tỉ lệ các hạng mục
10 31,7 45,71 54,29
44,3
1,8 10
2,2
1. Khu sản xuất
2. Khu trước nhà xưởng
3. Khu hạ tầng kỹ thuật
4. Đường giao thông
5. Công viên, mặt nước
6. Taluy, bờ kè
1. Diện tích xây dựng
2. Diện tích cảnh quan
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
81
8. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước: [1] Thông tư số 10/2013/TT-BXD: Phụ lục 1: PHÂN CẤP CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 6 NGHỊ ĐỊNH SỐ 15/2013/NĐ-CP [2] QCVN 06:2010/BXD: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH [3] QCVN 10:2014/BXD: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẢM BẢO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG [4] TCVN 4514:2012 XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP - TỔNG MẶT BẰNG - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ [5] TCVN 4604:2012 XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP - NHÀ SẢN XUẤT - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ [6] TCVN 9144:2012 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - YÊU CẦU THIẾT KẾ ÂU TÀU [7] TCCS 03: 2014/CĐTNĐ: LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ [8] TCVN 5664-2009 - Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng nước ngoài: [9] NOVA: Dock planning Standard - USA 2013 [10] Guidelines for (i) Siting of rice shellers/mills; (ii) handling and storage of rice husk and (iii) handling, storage and disposal of ash generated in boiler using rice husk as fuel - Central Pollution Control Board (CPCB); Ministry of Environment & Forests; Government of India, New Delhi, 2012 Tiêu chuẩn, quy chuẩn nông nghiệp trong nước: [11] QCVN 01 - 133: 2013/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc [12] QCVN 01 - 134: 2013/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở xay, xát thóc gạo Tiêu chuẩn, quy chuẩn nông nghiệp nước ngoài: [13] Global GAP: Integrated Farm Assurance: All farm base - Crop base - Combinable Crops, 2015 [14] HACCP: CAC/RCP 1 -1969, Rev.4- 2003: Recommended international code of pratice general principles of food hygiene [15] LEED for New Construction v 2.2 - 2008 [16] LEED v4 for BUILDING DESIGN AND CONSTRUCTION - 2015 [17] Basic Level Requirements for Food Manufacture: Training Manual: Personal Hygiene - USA [18] THAI AGRICULTURAL STANDARD TAS 4401-2008: GOOD AGRICULTURAL PRACTICES FOR RICE [19] THAI AGRICULTURAL STANDARD TAS 4403-2010: GOOD MANUFACTURING PRACTICES FOR RICE MILL [20] THAI AGRICULTURAL STANDARD TAS 9000 PART 4 - 2010: ORGANIC AGRICULTURE - PART 4 : ORGANIC RICE Sách báo, tạp chí trong nước: [21] Cây xanh trong khu công nghiệp - ThS.NCS Vũ Thị Quyền [22] CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ MÁY - Trần Thế Truyền, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, 2006 [23] GIÁO TRÌNH KIẾN TRÚC CÔNG NGHIỆP - ThS, GVC Trương Hoài Chính, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, 2004 [24] BÀN VỀ VIỆC HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM - TS. Nguyễn Văn Sơn Đại học mở TPHCM, 2013 [25] LỊCH SỬ CHẾ BIẾN LÚA GẠO - KS. Hồ Đình Hải [26] Tạp chí Omosrice 19:201 - 203 2013 [27] ITA Rice 2013 Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659
Sách báo, tạp chí nước ngoài: [28] SUSTAINABLE MATERIALS WITH BOTH EYES OPEN - Julian M Allwood, University of Cambridge, 2012 [29] LABORATORY DESIGN HANDBOOK - TSI Incorporated - USA 2014 [30] Architecture in Detail - Graham Bizley - USA 2008 [31] RESEARCH LABORATORY Design Guide - USA 1995 [32] INTEGRATED ENERGY DESIGN OF THE BUILDING ENVELOPE - Martin Vraa Nielsen, Technical University of Denmark 2012 [33] Catalogue of Small Wind Turbines, Nordic Folkecenter for Renewable Energy, K. Christensen - 2009 [34] Strategies for Sustainable Architecture - Paola Sassi - USA 2006 [35] Building-Integrated Wind Turbines in the Aspect of Architectural Shaping - Darya Bobrova - Russia 2015 [36] Buhler Group: Buhler Vietnam - 2013 [37] Buhler Group: Grain Logistics - 2013 [38] RICE MILLING SYSTEM - Nitat Tangpinijkul - Thailand 20140 [39] RICE: Post-harvest Operations - Ray Lantin, International Rice Research Institute, Philippines [40] SOLAR ENERGY SYSTEM IN ARCHITECTURE, integration criteria and guidelines, SHC International Energy Agency ‐ Solar Heating and Cooling Programme, 2012 [41] UVM - University of Vermount; US - 2011 [42] The Symbolic - Aesthetic Dimension of Industrial Architecture as a Method of Classification and Evaluation - L.Popelova Crezh Republic - 2006
Nguyễn Bình Vĩnh Đức - 11510105659