Chuyên đề nhà cao tầng - Bài cá nhân

Page 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM KHOA KIẾN TRÚC BỘ MÔN KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

CHUYÊN ĐỀ 6: NHÀ CAO TẦNG GVHD: TS.KTS. VĂN TẤN HOÀNG

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN SVTH: NGUYỄN BÌNH VĨNH ĐỨC - 11510105659 CHUYÊN ĐỀ 15: CHUNG CƯ CAO TẦNG CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP


MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH

3

II. NỘI DUNG CHỨC NĂNG SỬ DỤNG

5

III. HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐỨNG

11

IV. GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHỊU LỰC

14

V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ

16

HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN ĐỘNG LỰC - CHIẾU SÁNG HỆ THỐNG BÁO CHÁY HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ CHỮA CHÁY HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI VÀ THOÁT PHÂN HỆ THỐNG THU GOM RÁC THẢI HỆ THỐNG CHỐNG SÉT CÔNG TRÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC - VIỄN THÔNG GIẢI PHÁP TRẦN KỸ THUẬT

17 18 20 23 24 26 27 29

VI. GIẢI PHÁP HÌNH THỨC KIẾN TRÚC

30

VII. MẶT BẰNG TẦNG ĐIỂN HÌNH

32

VIII. KẾT LUẬN: ƯU & KHUYẾT ĐIỂM

33

2


I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH TÊN CÔNG TRÌNH: NHÀ Ở HỌC VIÊN CAO TẦNG (KÝ TÚC XÁ) HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - Địa điểm xây dựng: khuôn viên Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Số 135 Đường Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. - Năm xây dựng: 2009 - Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh -Đơn vị tư vấn, thiết kế xây dựng công trình: Công ty CP Tư vấn Thiết kế và Xây lắp CDS. CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC: - Quy mô: 01 khối nhà có chiều cao 15 tầng, 01 tầng kỹ thuật (tầng 16) (có một tầng hầm). - Cấp công trình: Cấp II, thuộc nhóm B. - Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được: + Diện tích đất: 1200m2 + Diện tích xây dựng: 700m2 + Tổng diện tích sàn xây dựng: 11840m2 + MĐXD: 58.33% + Số tầng cao: 15 tầng + 01 tầng kỹ thuật (T16) + 01 tầng hầm. + Hệ số sử dụng đất: 8,8 lần + Khoảng lùi công trình: 5,2m -Tổng số phòng ở: 168 phòng -Tổng số sinh viên: 1008, 06 sv/1phòng 24m2 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ: 109,723,738,000 đồng (nguồn: Thuyết minh dự án cơ sở). Trung bình 653,117,490 đồng một phòng ở 6 sinh viên, 24m2. (27 triệu / m2)

3


I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH

VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - Khoảng cách so với khối nhà cũ: 34,8m

4


II. NỘI DUNG CHỨC NĂNG SỬ DỤNG:

SƠ ĐỒ PHÂN KHU CHỨC NĂNG CÔNG TRÌNH - Các không gian chức năng chính bao gồm: Sảnh liên hệ với phòng Sinh hoạt chung, bảo vệ, căn tin, phòng y tế và WC công cộng. Từ nút giao thông ở Sảnh có thể đi đến các phòng ở trên các tầng cao hoặc nhà xe dưới hầm và các tầng kỹ thuật phụ trợ. - Do là ký túc xá dành cho sinh viên nên công trình chỉ có những dịch vụ phúc lợi tối thiểu, phù hợp với những nhu cầu của đối tượng (căn tin, sinh hoạt chung, y tế).

5


II. NỘI DUNG CHỨC NĂNG SỬ DỤNG:

SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH - Tầng kỹ thuật là tầng thứ 16 (áp mái), bao gồm các hệ thống kỹ thuật cần thiết và không gian Giặt phơi cho cả công trình. Lối vào sảnh và lối vào xe xuống hầm được bố trí ở 2 mặt đứng khác nhau.

6


II. NỘI DUNG CHỨC NĂNG SỬ DỤNG:

TẦNG HẦM: - Diện tích sàn 1000 m2 - Bố trí không gian để xe của học viên, sinh viên, các phòng phụ trợ, bảo vệ, kỹ thuật điện, nước. - Thiết kế 2 lối lên xuống tầng hầm để đảm bảo giao thông và thoát người. - Hệ thống giao thông đứng gồm có 3 thang máy, 1 thang bộ lên tầng trên và một lối thoát hiểm lên sảnh phụ tầng 1.

7


II. NỘI DUNG CHỨC NĂNG SỬ DỤNG:

TẦNG 1: - Từ đường chính vào thẳng sảnh chính của công trình. từ sảnh chính có thể liên hệ thuận tiện với các không gian phục vụ: Các phòng ăn, giải khát, y tế, phòng sinh hoạt chung, … - Phòng trực quản lý bố trí thẳng sảnh vào gần cụm thang chính thuận tiện cho biệc quản lý toà nhà. -Khu bếp căng tin bố trí phía sau để tránh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của các không gian phục vụ trong công trình: - Diện tích sàn: 630 m2 được bố trí các không gian chức năng như sau: + 01 Phòng quản lý toà nhà: 10 m2 + 01 Phòng sinh hoạt chung: 70 m2 + 01 Phòng y tế: 46 m2 + 01 Phòng bác sĩ trực: 10 m2 + 01 Căng tin: 100 m2 + 01 Phòng chuẩn bị: 30 m2 + Sảnh, hàng lang, cầu thang, kho, vệ sinh chung, …

8


II. NỘI DUNG CHỨC NĂNG SỬ DỤNG:

TẦNG ĐIỂN HÌNH: -Từ tầng 02 đến tầng 15, mỗi tầng gồm có 12 phòng ở và 1 phòng trực tầng, kho. - Hệ thống thang máy và thang bộ được bố trí tại trung tâm đơn nguyên. Cầu thang thoát hiểm được thiết kế tiếp giáp mặt ngoài công trình đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố. - Mỗi phòng ở có diện tích 24m2 được thiết kế cho 6 học viên ở, sử dụng 3 gường tầng và mỗi học viên được trang bị 1 bàn học kết hợp tủ để đồ. Có 1 nhà vệ sinh (gồm 1 xí, 1 tắm, 1 chậu rửa) và lôgia phơi. - Diện tích sàn 01 tầng điển hình: 680 m2 được bố trí các không gian chức năng như sau: + 12 Phòng ở: 24 m2 + 1 Trực tầng + kho:12.5 m2 + Sảnh, hàng lang, cầu thang, …

9


II. NỘI DUNG CHỨC NĂNG SỬ DỤNG:

TẦNG KỸ THUẬT (TẦNG 16) - Bố trí các phòng kỹ thuật, kho chung và khu vực giặt đồ. - Diện tích sàn: 280 m2 được bố trí các không gian chức năng như sau: + 1 Phòng kỹ thuật: 20 m2 + 2 Phòng kỹ thuật thang máy: 15 & 18 m2 + 1 Kho chung: 20 m2 + 1 Không gian giặt đồ: 60 m2 + Sảnh, hàng lang, cầu thang, …

10


III. HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐỨNG

Hệ thống giao thông đứng của công trình bao gồm những thành phần sau đây: - 3 thang máy, trong đó có 1 thang lớn đi từ tầng hầm và 2 thang nhỏ từ tầng trệt, điểm dùng cuối cùng là tầng thứ 15. Phòng kỹ thuật thang máy nằm ở tầng kỹ thuật thứ 16. - 1 thang thoát hiểm loại 1 (nằm trong nhà, có buồng thang), buồng thang thoát hiểm loại L1 – (có cửa trên tường) đi xuyên suốt từ tầng hầm đến tầng 15. - 1 thang bộ có 1 mặt tiếp xúc với bên ngoài (loại 2: trong nhà, hở), đi từ tầng trệt đến 15.

SƠ ĐỒ MẶT CẮT GIAO THÔNG ĐỨNG 11


III. HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐỨNG

TÍNH TOÁN SỐ THANG MÁY: - Có 2 loại thang máy: + 2 thang máy nhỏ có buồng thang 1950x1720, đi từ tầng trệt đến tầng 15 + 1 thang máy lớn có buồng thang 2670x2065, đi từ hầm đến tầng 15. -Ta kiểm tra lại số lượng thang máy theo công thức: N = (AFC) / (226E) Trong đó: A = 680m2 (diện tích sàn sử dụng) F = 16 (số sàn điểm dừng) C = 7.5% (chọn thể loại công trình là chung cư – khách sạn, mức độ sử dụng khá) E = 1.152 x 1.612 = 1.86 (diện tích phòng thang) Vậy ta có: N=1.94 Theo quy tắc mỗi nút giao thông phải có không ít hơn 2 thang máy, ta thấy chỉ cần chọn 1 thang lớn và 1 thang nhỏ (với kích thước buồng thang nhỏ hơn hiện trạng) là đủ yêu cầu sử dụng. Vậy về phần thang máy, công trình đã sử dụng lãng phí hơn so với tính toán. Tuy nhiên trong thực tế, số sinh viên sử dụng thang máy rất nhiều (6 người/phòng) nên có lẽ số lượng thang máy như vậy cũng là điều hợp lí.

12


III. HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐỨNG

TÍNH TOÁN THOÁT HIỂM VỀ SỐ LƯỢNG LỐI THOÁT: - Theo QCVN06:2010/ BXD, công trình thuộc nhóm nhà F1.2 trong Bảng 6: Phân loại nhóm nhà theo mức nguy hiểm cháy theo công năng. - Đối với nhóm nhà này, bắt buộc phải có 2 lối thoát trên 1 tầng (chỉ riêng trường hợp nhà cao không quá 15m, diện tích không quá 300m2 và số người sử dụng không quá 20 thì được dùng 1 lối thoát. Công trình này mỗi tầng có 72 người sử dụng trên diện tích 680m2 nên hoàn toàn không nằm trong trường hợp này) VỀ KHOẢNG CÁCH VÀ KÍCH THƯỚC THOÁT HIỂM: Khoảng cách thoát hiểm từ các căn hộ xa nhất lần lượt là 25m và 20,5m (thỏa quy chuẩn) VỀ KẾT CẤU BUỒNG THANG Buồng thang thoát hiểm không được đặt trong lõi cứng có tường betong chống cháy, không có hệ thống điều áp (quạt và gain tạo áp) để tạo áp suất không khí dương, không có sảnh đệm chống cháy. Ta kết luận đối với thể loại nhà cao tầng, công trình này không đảm bảo thoát người.

13


IV. GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHỊU LỰC:

SƠ ĐỒ PHÂN BỐ TẢI TRỌNG MẶT BẶNG

VỀ VẬT LIỆU: Các vật liệu chịu lực trong công trình bao gồm: - Bê tông móng: + Bê tông cọc mác 300, có Rn= 130kg/cm3 + Bê tông đài cọc, giằng móng, dầm móng mác 300 có Rn = 130 kg/cm3. - Bê tông phần thân: + Bê tông mác 350 có Rn = 150 kg/cm3, tầng 1 đến tầng 5 + Bê tông mác 300 có Rn = 155 kg/cm3, tầng 6 đến tầng 12. + Bê tông mác 250 các tầng còn lại. - Cốt thép sử dụng trong công trình: + Cốt thép sử dụng trong công trình: + Cốt thép AI cường độ tính toán: Ra = 2.300kg/m2 ( < 10) + Cốt thép AII cường độ tính toán: Ra = 2.800kg/m2 (10 <  < 12) + Cốt thép AIII cường độ tính toán: Ra = 3.600kg/m2 ( > 10) VỀ GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHỊU LỰC: - Mặt bằng bố trí 2 hệ thống vách cứng cùng với hệ cột (loại kết cấu BTCT khung – vách chịu lực). Giải pháp này không tạo ra được lõi chống cháy cho thang thoát hiểm. - Sơ đồ phân bố tải trọng cho thấy kích thước của tất cả các cột đều bằng nhau dù tải trọng chịu lực của chúng chênh lệch lớn (chưa kinh tế). Việc bố trí cột quá gần lõi cứng gây ra sự lãng phí vật liệu và bất đối xứng cho kết cấu. Tuy nhiên về tổng thể thì tâm cứng công trình vẫn gần với trọng tâm của nó (giảm độ xoắn công trình khi dao động). Hệ vách cứng xuyên suốt từ móng đến mái và là giải pháp phù hợp với chiều cao công trình (trong khoảng 9-25 tầng)

14


IV. GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHỊU LỰC:

MẶT CẮT TRÍCH ĐOẠN GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN: - Móng: công trình sử dụng móng cọc khoan nhồi với khoảng cách giữa các cọc là 3d, tại thang máy là 2,5d. Có giằng móng đỡ tường tầng và chống lún lệch cho đài cọc (lớp đất cát - sỏi có trạng thái bền chặt là lớp đất thứ 6-7, nằm ở khoảng sâu 35.2  37.3m) - Sàn: công trình sử dụng giải pháp sàn có dầm với tiết diện dầm trong phòng ở là bxh=300x700. Độ dày sàn mỏng (150), phủ hợp với thể loại công trình không cần không gian lớn. - Hệ chịu lực ngang: công trình sử dụng hệ kết hợp khung và vách cứng, khoảng vượt cột từ 6,8m đến 8,6m.

15


V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ:

MB HẦM

MB TẦNG ĐIỂN HÌNH

MB TẦNG KỸ THUẬT

Hệ thống cấp nước

Hệ thống thoát nước thải – thoát phân

Hệ thống cấp điện - chiếu sáng

Hệ thống thu gom rác

TÒA NHÀ CÓ NHỮNG HỆ THỐNG KỸ THUẬT SAU ĐÂY: - Hệ thống cấp điện - chiếu sáng - Hệ thống chữa cháy - báo cháy - Hệ thống cấp nước - Hệ thống thoát nước mưa, nước sinh hoạt và thoát phân. - Hệ thống thu gom rác thải - Hệ thống chống sét - Hệ thống thông tin liên lạc: TV, điện thoại (điện nhẹ)

16


V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ:

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC PHÒNG KỸ THUẬT ĐIỆN VÀ VỊ TRÍ THANG MÁY – PHÒNG KỸ THUẬT THANG MÁY

HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN ĐỘNG LỰC – CHIẾU SÁNG: -Nguồn điện lấy từ máy biến áp chung của cả học viện vào phòng điều khiển điện trung tâm đặt tại hầm; sau đó dẫn lên các tầng (mỗi phòng ở đều có 1 công tơ điện riêng - đặt trong hộp điện của mỗi tầng). Tầng kỹ thuật trên cùng có thêm 1 phòng kỹ thuật điện. - Do thể loại công trình không cần đảm bảo các phòng ở luôn luôn có điện nên trong tòa nhà không có phòng máy phát điện dự phòng. Hệ thống thang máy và thiết bị thoát hiểm được nối vào nguồn cấp điện khẩn cấp chung cho cả học viện.

SƠ ĐỒ CẤP ĐIỆN ĐỘNG LỰC

- Các hệ số điện của công trình: + Hệ số công suất: k=0.8 + Công suất sử dụng dự kiến: 750kVA + Thang máy thế hệ V.V.V.F loại máy kéo. Sử dụng điện 400/230V, 3 pha - 50 vòng

17


V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ:

HỆ THỐNG BÁO CHÁY - Hệ thống báo cháy gồm các thiết bị báo cháy (bao gồm đầu báo nhiệt và đầu báo khói) được kết nối với phòng bảo vệ ở tầng 1 (đóng vai trò như phòng kiểm soát - báo cháy tòa nhà). Phòng bảo vệ này lại được kết nối với trung tâm chính của toàn khu đặt tại phòng thường trực bảo vệ. - Các số liệu liên quan: + Các đầu báo khói có diện tích bảo vệ tối đa 50 m2. + Các đầu báo nhiệt kết hợp có diện tích bảo vệ tối đa 30 m2. + Các nút ấn khẩn đặt gần các lối đi, lối ra. Hệ thống đèn chỉ lối thoát hiểm và chiếu sáng sử dụng nguồn điện khẩn cấp cả học viện. + Dây cáp cho hệ thống báo cháy sử dụng loại vỏ bọc chống nhiễu và chống cháy hoặc phải được luồn trong ống sắt có tiếp đất.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BÁO CHÁY 18


V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ:

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BÁO CHÁY 19


V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ:

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC BỂ NƯỚC, PHÒNG MÁY BƠM VÀ WC

HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ CHỮA CHÁY: - Nguồn nước cấp được lấy từ hệ thống cấp nước cả Học viện, được dẫn từ đường nội bộ đến công trình. Trạm bơm nước sinh hoạt đặt ở tầng 1 bơm nước lên bể nước trên mái, sau đó được dẫn xuống các thiết bị bằng các đường ống trong Gain cấp nước sinh hoạt - Dựa theo nhu cầu sử dụng nước của số sinh viên (1008 người - 100l/ng.ngđ), tính ra bể chứa dự trữ lượng nước sinh hoạt ngày đêm có dung tích là 100m3. Dựa theo quy phạm cấp nước chữa cháy trong vòng 3 giờ với lưu lượng yêu cầu 5 l/s, bể chứa nước chữa cháy được yêu cầu có dung tích 54m3. Từ đó suy ra dung tích toàn phần của bể chứa nước tối thiểu phải là 154m3. Trên thực tế, bể chứa nước ở hầm có dung tích 200m3 (phục vụ thêm cho người làm việc ở khu dịch vụ, tưới cây cối và WC công cộng).

SƠ ĐỒ CẤP NƯỚC SINH HOẠT

- Dung tích mỗi két nước ở mái là 35m3. Với 2 bể, ta có tổng dung tích là 70m3. Như vậy mỗi ngày có ít nhất 2 lần mở máy bơm để bơm lên mái (với quy chuẩn nước cứu hỏa được dự trữ cho 10 phút đầu lấy từ két nước trên mái và 3 giờ sau từ bể ngầm, thông qua hệ thống máy bơm cứu hoả đặt ở tầng hầm)

20


V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ:

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC BỂ NƯỚC, PHÒNG MÁY BƠM VÀ WC

HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ CHỮA CHÁY: - Dù dùng chung 2 bể chứa nước ở hầm và trên mái, hệ thống cấp nước chữa cháy lại có 1 máy bơm tăng áp riêng (đặt ở hầm). - Về thiết bị, khu vực hành lang và lối thoát hiểm được trang bị hệ thống chữa cháy đầu phun tự động Sprinkler.

SƠ ĐỒ CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY 21


V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ:

SƠ ĐỒ CẤP NƯỚC SINH HOẠT

SƠ ĐỒ CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY 22


V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ:

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ BỂ PHỐT VÀ CÁC WC

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI VÀ THOÁT PHÂN - Nước thải xám ( nước rửa sàn, nước tắm rửa) và nước thải đen ( nước bẩn, phân, nước tiểu) sử dụng 2 đường ống riêng. Nước thải sạch xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa của toàn nhà. Nước thải bẩn được xử lý sơ bộ bằng hệ thống bể phốt trước khi được xả vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. - Để đảm bảo thoát nước, công trình có trang bị máy bơm tăng áp thoát nước cưỡng bức ở tầng hầm. - Không có ống thông hơi thoát mùi từ các hộp gen lên mái, bù vào đó, tầng hầm được thông gió cưỡng bức bằng hệ thống quạt xả khí ra bên ngoài. Đây là giải pháp không hiệu quả, gây hôi thối cho tầng hầm và khu vực sân xung quanh. - Thoát nước mái: công trình bố trí những lỗ thoát nước xung quanh chu vi mặt bằng mái, đi theo những đường ống bên ngoài tòa nhà chạy dọc theo những cột kếu cấu

SƠ ĐỒ THOÁT NƯỚC THẢI 23


V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ:

MẶT BẰNG TRÍCH ĐOẠN PHÒNG THU RÁC VÀ GAIN RÁC

HỆ THỐNG THU GOM RÁC THẢI - Hệ thống thu gom rác thải hoạt động như sau: sinh viên mỗi phòng ở tự mang rác để vào bao nilong, sau đó bỏ vào đường ống đứng trong gain rác dẫn xuống Phòng thu gom rác ở tầng hầm. Phía trên mái có quạt hút mùi để tránh mùi hôi thối lọt vào các tầng ở - Phòng đổ rác mỗi tầng bố trí trong nút giao thông, liền kề thang thoát hiểm là không hợp lý, vì rác rất dễ cháy nổ. -Cửa phòng thu gom rác ở tầng hầm mở ra bãi để xe máy, không có khoảng trống để xe lấy rác xuống lấy, cho nên mọi hoạt động như phân loại rác và vận chuyển đến nơi chứa rác tập trung của học viện đều do những người phục vụ (lao công) thực hiện. Đây là điều tương đối bất tiện.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG THU GOM RÁC 24


V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ:

SƠ ĐỒ THOÁT NƯỚC THẢI

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG THU GOM RÁC 25


V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ:

HỆ THỐNG CHỐNG SÉT CÔNG TRÌNH - Hệ thống chống sét gồm 1 kim thu sét gắn trên đỉnh mái, nối với gain thu sét đặt ở bên trong công trình (phía Tây mặt bằng). Sau đó nối với kim nối đất đặt ở mặt đất. - Tòa nhà chỉ có hệ thống chống sét công trình chứ không có hệ thống chống sét thiết bị. Điều này có thể phù hợp với thể loại công trình (giá rẻ), tuy nhiên không đảm bảo an toàn cho người sử dụng

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CHỐNG SÉT 26


V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ:

HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC – VIỄN THÔNG (ĐIỆN NHẸ) -Hệ thống thông tin liên lạc - điện nhẹ bao gồm hệ thống điện thoại nối với các thiết bị viễn thông, hệ thống TV, ăng ten chủ và ăngten nội bộ. - Đường dây viễn thông đô thị được nối vào toàn khu học viện và đi đến tòa nhà theo những đường nội bộ, sau đó được đưa xuống hầm. Các đường dây viễn thông nội bộ được đặt trong ống đứng bên trong gain điện nhẹ, được đưa đến từng tầng và nối vào các thiết bị. Trên cùng sẽ được nối vào kim thu sét và hệ thống thu sét.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TTLL (ĐIỆN NHẸ) 27


V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ:

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ 28


V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ:

MẶT CẮT TRÍCH ĐOẠN 1

MẶT CẮT TRÍCH ĐOẠN 2

GIẢI PHÁP TRẦN KỸ THUẬT - Các thiết bị vệ sinh của căn hộ phía trên có đường ống được bố trí xuyên sàn xuống căn hộ phía dưới để đi vào hộp gain và tạo độ dốc hợp lí cho việc thoát phân và nước thải. Điều này đòi hỏi căn hộ phía dưới phải đóng trần kỹ thuật với kích thước là 850. (Mặt cắt trích đoạn 2) - Công trình có tầng 1 là tầng sinh hoạt công cộng, do đó đòi hỏi phải gom các đường ống kỹ thuật phân tán từ các căn hộ vào các hộp gain có vị trí tập trung. Do đó phải có trần kỹ thuật với độ cao lớn hơn (1430 – mặt cắt trích đoạn 1). Trong trần kỹ thuật này bố trí các hệ thống: + Đường ống: ống cấp nước, thoát nước sinh hoạt, ống cấp nước chữa cháy. + Đường dây: cấp điện động lực, báo cháy, chống sét, điện nhẹ và thông tin liên lạc.

29


VI. GIẢI PHÁP HÌNH THỨC KIẾN TRÚC: HỆ THỐNG CHỮA CHÁY – BÁO CHÁY - Xu hướng thẩm mỹ: Hình thức đơn giản (dạng tháp chữ nhật), thẩm mỹ kiến trúc đạt được qua sự tương phản các mảng vật liệu và màu sắc (kính rỗng màu xanh tường đặc màu cam), phù hợp với tính kinh tế cả công trình. Mặt đứng đi theo xu hướng biểu hiện vật liệu. Tầng đế được nhấn nhẹ nhàng bằng những mảng kính lớn, tầng mái cũng tạo được 1 điểm nhấn nhỏ với hệ lam. - Kết cấu bao che: Sử dụng nhiều vật liệu: nhôm, kính, tường gạch; thể hiện kết cấu chịu lực và vị trí các nút giao thông đứng của công trình. - Vật liệu: vật liệu địa phương, tiêu chuẩn trung bình khá. - Công nghệ xây dựng: do là công trình giá rẻ nên sử dụng công nghệ xây dựng bình thường, không có chi tiết cấu tạo nào đặc biệt. KẾT LUẬN: Công trình có hình thức đơn giản, nhấn nhá 1 cách nhẹ nhàng và không sử dụng những vật liệu hay kỹ thuật xây dựng công nghệ cao. Điều này phù hợp với thể loại công trình là ký túc xá cho sinh viên (giá rẻ). Tuy nhiên chính điều này dẫn đến việc công trình thiếu tính sáng tạo, không có điểm nào đặc biệt. Có thể tham khảo một vài công trình giá rẻ của nước ngoài (nhà ở xã hội) nhưng vẫn có những sáng tạo đáng ghi nhận.

30


VI. GIẢI PHÁP HÌNH THỨC KIẾN TRÚC:

Basket Apartment (OFIS) Căn hộ giá rẻ dành cho sinh viên tại Paris, Pháp

Campagneplein ‘Sky’, Twente University (Arons en Gelauff) Ký túc xá đại học Twente tại Enschede, Hà Lan

Tietgen Dormitory (Lundgaard & Tranberg) Ký túc xá đại học Công nghệ thông tin Copenhagen tại Copenhagen, Đan Mạch.

MỘT VÀI CÔNG TRÌNH NƯỚC NGOÀI CÙNG THỂ LOẠI (Số tầng>8)

31


VII. MẶT BẰNG TẦNG ĐIỂN HÌNH

- Mặt bằng tầng điển hình bao gồm 12 phòng ở có diện tích 24m2, mỗi phòng ở có 3 giường tầng (6 sinh viên). Tiêu chuẩn mỗi tầng có 72 sinh viên. Mỗi sinh viên được trang bị 1 bàn học kết hợp tủ để đồ. Có 1 khu vệ sinh chung (gồm 1 xí, 1 tắm, 1 chậu rửa) và lôgia phơi. - Diện tích sử dụng: 524.7m2 - Diện tích nút giao thông: 155,3 m2 HỆ SỐ SỬ DỤNG HỮU ÍCH TẦNG ĐIỂN HÌNH: K1 = 524.7 / 680 % = 77.16%. Một số số liệu về công trình ký túc xá sinh viên: - Diện tích 1 phòng ở: 24m2 - Chiều cao thông thủy 1 phòng ở: 2600 - Diện tích sàn trung bình 11.7m2 / 1 sinh viên - Chi phí xây dựng trung bình: 27 triệu / m2 - MĐXD: 58.33% - Hệ số sử dụng đất: K = 8,8 lần - Hệ số sàn hữu ích: K1 = 77.16%.

MB TẦNG ĐIỂN HÌNH (T2-15) S=680M2

Dù các số liệu khác phù hợp với thể loại công trình nhưng có thể nhận thấy hệ số sàn hữu ích K1=77.16% là tương đối thấp (trong khoảng 78 81% sẽ mang lại hiệu quả tốt)

32


VIII. KẾT LUẬN: ƯU & KHUYẾT ĐIỂM Ưu điểm: - Diện tích phòng ở hợp lí đối với thể loại công trình. - Chi phí xây dựng và sử dụng tiết kiệm. - Đầy đủ hệ thống kỹ thuật, giao thông đứng phục vụ cho nhu cầu sinh sống của sinh viên. - Có các dịch vụ phúc lợi: căn tin, phòng sinh hoạt chung, y tế - là những yếu tố mới mẻ và đáng ghi nhận trong hoàn cảnh nhiều KTX tại Việt Nam chưa có các không gian này. - Thẩm mỹ mặt đứng đơn giản, tiết kiệm nhưng vẫn đẹp và hiện đại. Khuyết điểm: - Chưa đảm bảo vấn đề thoát hiểm - Hầm và sân vườn xung quanh có khả năng bị hôi thối do hệ thống thoát nước thải không có thông hơi thoát mùi lên mái. - Phòng thu gom rác dưới hầm mở ra bãi xe gắn máy, không có sảnh trống cho xe vào lấy rác. - Không có hệ thống chống sét cho thiết bị. - Diện tích giao thông lớn, chưa tiết kiệm (hệ số hữu ích 77.16%) - Hình thức kiến trúc hài hòa, hợp lí nhưng chưa có sáng tạo.

33


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.