![](https://assets.isu.pub/document-structure/220917164821-16ffb20bb33a1be7da4a85ac4248d037/v1/3a933c7ab9873173514fb7ad96b4e78d.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
3 minute read
I.1.2.2. Đua thuyền buồm tại Việt Nam
Để thúc đẩy sự phát triển của môn thể thao này, World Sailing đã tổ chức một số sự kiện - bao gồm: Loạt giải đua thuyền thế giới (dành cho thiết bị Olympic), Giải vô địch thế giới đua thuyền trẻ, Giải vô địch thế giới đua đồng đội, Đua xe đấu Giải vô địch thế giới, Giải vô địch thế giới đua thuyền đối kháng nữ, Cúp quốc gia, cũng như xác nhận và phân loại các cuộc đua quốc tế hàng đầu và đua thuyền hạng Olympic. World Sailing hiện bao gồm 145 quốc gia thành viên là thành viên chính của nó và chịu trách nhiệm về quá trình ra quyết định chi phối thế giới đua thuyền. Hiện tại có hơn 100 Hạng Du thuyền Cổ điển và được công nhận, từ Thuyền buồm Optimist nhỏ đến loại lớn nhất, Thuyền buồm đơn cao 18 mét. Ngày nay, hàng triệu người tham gia chèo thuyền, những gì từng được biết đến như một môn thể thao giới hạn cho tầng lớp giàu có hơn đã trở nên phổ biến đối với bất Hình I.2. Tokyo 2020 Olympic kỳ tầng lớp nào trên toàn thế giới. (Nguồn: www.nbcnews.com )
![](https://assets.isu.pub/document-structure/220917164821-16ffb20bb33a1be7da4a85ac4248d037/v1/bf843646fde7a4b19fe7c8d4c2ac0b6e.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
Advertisement
13
Hình I.3. Lược sử phát triển đua thuyền buồm thế giới qua dòng thời gian (Nguồn: tác giả )
I.1.2.2. Đua thuyền buồm tại Việt Nam. Lịch sử Việt Nam từng ghi nhận những chiếc thuyền buồm đã được sử dụng từ lâu với mục đích quân sự và thương mại, tuy nhiên với sự xuất hiện của các động cơ diesel thì thuyền buồm đã không còn được hoạt động thường xuyên mà chỉ xuất hiện ở một số vùng cho mục đích du lịch như Vịnh Hạ Long. Cũng bởi vì nguyên nhân chính như chưa có hành lang pháp lý dành cho thuyền buồm hoạt động, chưa có những quy định rõ ràng về thế nào là đóng thuyền buồm, hay quy định, đăng kiểm, … dù Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển như mặt nước, biển, đảo đẹp, nguồn năng lực trẻ và ham học hỏi.
Đến năm 1996, thuyền buồm của hàng trăm vận động viên (VĐV) quốc tế đã cập vào bờ biển Nha Trang sau hành trình 656 hải lý2 (hơn 1.200km) xuất phát từ Hồng Kong. Sự kiện này đã thu hút khoảng 40.000 người dân địa phương cũng như nhiều du khách trong và ngoài nước đổ về bờ biển Nha Trang để tận mắt nhìn những chiếc thuyền lớn trị giá hàng trăm ngàn USD lần đầu đến Việt Nam. Nhưng bởi vì có nhiều khâu thủ tục hành chính và sự khó khăn trong việc tổ chức nên sau tám năm trời đeo đuổi, nhà tổ chức là Câu lạc bộ thuyền buồm Hoàng Gia (Hồng Kong) đã chính thức nói lời chia tay biển Việt Nam. Khoảng cuối năm 2003, sau khi có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh loại hình du lịch tàu biển, có nhiều đối tác quốc tế là các câu lạc bộ thuyền buồm, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đã chính thức thương thảo với Câu lạc bộ thuyền buồm Hoàng Gia Hong Kong nhận đảm trách tất cả thủ tục để cuối cùng có được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, cũng như tìm các nhà tài trợ nhằm bảo đảm cuộc đua thuyền buồm quốc tế thành công nhất khi diễn ra tại Việt Nam. Cuộc đua thuyền buồm quốc tế mang tên Vinacapital Hongkong Vietnam 2004 sẽ diễn ra từ 26/10 đến 9/11/2004, với sự tham dự của 13 đội đua gồm 138 VĐV đến từ nhiều nước trên thế giới (do Công ty Vinacapital Hong Kong và Pepsi Việt Nam tài trợ chính). Đội Việt Nam gồm chín VĐV, trong đó tám thành viên là các nhà quản lý, kỹ sư nước ngoài hiện đang
14