![](https://assets.isu.pub/document-structure/220917164821-16ffb20bb33a1be7da4a85ac4248d037/v1/940ae4ac142a6253e88269389c8ad18a.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
11 minute read
III.2.2.4. Hình thức chung
c. Không gian trưng bày trên mặt nước. Đề xuất không gian trưng bày các loại tàu thuyền dùng trong thi đấu cho người dân địa phương và du khách. Vị trí: Nằm trực tiếp trên mặt sông, mặt biển, có thể là một bộ phận riêng của bến thuyền. Bố cục mặt bằng: có bố cục của một bến thuyền cỡ nhỏ, với các hành lang cho du khách kham quan và điểm neo đậu thuyền. Dây chuyền tham quan tự do.
III.2.2.3. Định hướng tổ chức không gian huấn luyện.
Advertisement
Hình III.14. Sơ đồ dây chuyền VĐV (Nguồn: tác giả) Phòng thí nghiệm mô phỏng hàng hải:
70
![](https://assets.isu.pub/document-structure/220917164821-16ffb20bb33a1be7da4a85ac4248d037/v1/a7b01dd18e90dbf2dc4f044a339220cd.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
Hình III.15. Mặt bằng phòng mô phỏng thí nghiệm hàng hải 1 (Nguồn:researchgate.net)
Hình III.16. Phòng điều khiển (trái), phòng tường thuật (phải) (Nguồn:researchgate.net)
![](https://assets.isu.pub/document-structure/220917164821-16ffb20bb33a1be7da4a85ac4248d037/v1/322eeb6f220542706ffcc3142ab964c3.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
![](https://assets.isu.pub/document-structure/220917164821-16ffb20bb33a1be7da4a85ac4248d037/v1/f10d28b921cd08191f9bd04171ea90a3.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
71
![](https://assets.isu.pub/document-structure/220917164821-16ffb20bb33a1be7da4a85ac4248d037/v1/737deebf6fedacbfb38e518767a23798.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
![](https://assets.isu.pub/document-structure/220917164821-16ffb20bb33a1be7da4a85ac4248d037/v1/32c48bfac3cdcf9f32bafba306525231.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
Hình III.17. Mặt bằng phòng mô phỏng thí nghiệm hàng hải 2 (Nguồn: darvideo.tv)
Hình III.18. Phòng thí nghiệm mô phỏng hàng hải. (Nguồn: amc.edu.au)
III.2.2.4. Hình thức chung.
Là công trình với chức năng chính là huấn luyện thuyền buồm, môn thể thao dựa vào tài nguyên biển thì hòa hợp với thiên nhiên là một yếu tố quan trọng thông qua các giải pháp quy hoạch, hình khối, hình thức kết cấu, ứng dụng vật liệu và công nghệ.
Với vị trí gần biển, các kiến trúc cao tầng, âm tầng là không khả thi bởi mức độ ảnh hưởng đến sinh thái tự nhiên vùng biển, đồng thời các vấn đề xây dựng nền móng, độ cao của công trình ảnh hưởng đến tầm nhìn cảnh quan, sự phát triển của các sinh vật biển và các yếu tố tự nhiên.
Vì chức năng công trình cần các luồng giao thông vận chuyển liên tiếp, nhanh chóng trong việc huấn luyện, các máy móc kĩ thuật,… bố trí quy hoạch theo hướng phân tán là giải pháp tối ưu đảm bảo được yêu cầu cảu các không gian chức năng đề ra cho thiết kế công trình.
![](https://assets.isu.pub/document-structure/220917164821-16ffb20bb33a1be7da4a85ac4248d037/v1/5cb0a4d5c57db969bd52b98d5c4ed4d8.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
72
Ảnh hưởng bởi Bức xạ Mặt Trời
Tùy vào vị trí công trình được xây dựng mà tác động Bức xạ Mặt Trời tác động lên công trình khác nhau. Từ đó, hình thành nên các hình thức kiến trúc cho công trình. Đối với các vị trí hạn chế Bức xạ Mặt Trời, để tối ưu hóa khả năng nhận nhiệt lượng của Bức xạ, chọn hình thức bố trí phân tán để tăng diện tích bề mặt nhận ánh sáng Mặt Trời. Đối với các vị trí nhận được tối đa Bức xạ Mặt Trời, các giải pháp che nắng cần được chú trọng.
Ảnh hưởng bởi Gió
Đa phần, các không gian chức năng trong công trình ưu tiên giải pháp thông gió tự nhiên, và với một số khu vực thì đó là yếu tố bắt buộc. Cùng các điều kiện chung trong thiết kế hình thức công trình tại vị trí khu đất, giải pháp thông gió tối ưu nhất là thông gió xuyên phòng. Với hình thức thông gió xuyên phòng, các không gian chức năng đề ra cho thiết kế công trình. các không gian mở được tối đa, hình thức công trình là các không gian liên kết trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài và trở thành một phần của thiên nhiên.
73
C. KẾT LUẬN
1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đồ án:
- Đồ án đã thực hiện các các nghiên cứu tổng quan về thể loại công trình trung tâm huấn luyện đua thuyền buồm, bao gồm các định nghĩa, phân loại và xu hướng phát triển. - Đồ án đã tổng hợp các cơ sở thiết kế của thể loại công trình trung tâm huấn luyện thể thao, bao gồm các yêu cầu về quy hoạch tổng thể, các yêu cầu và đặc điểm chi tiết về công năng, thẩm mỹ, kết cấu và kỹ thuật của thể loại công trình. - Đồ án đã thực hiện các nghiên cứu về đặc điểm đặc trưng của không gian huấn luyện đua thuyền buồm.
2. Kết quả nghiên cứu và đánh giá:
- Không gian sinh huấn luyện là không gian quan trọng nhất đối với thể loại công trình trung tâm huấn luyện, quyết định tính hiệu quả của công trình đối với con người, bao gồm cả đáp ứng nhu cầu cần thiết và đảm bảo an toàn huấn luyện. - Tổ chức không gian bên trong và bên ngoài cần có sự liên hệ hài hòa với nhau và cả trong tổng thể công trình. - Trong xu hướng mới cần chú ý đến một số nguyên tắc: + Đảm bảo tính linh hoạt khả thi. + Đảm bảo tính đa dạng trong hoạt động giao lưu, sinh hoạt. + Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. - Cần chú ý hình thức công trình với bối cảnh xung quanh và mang tính bản địa vào trong công trình nhằm biến trung tâm huấn luyện đua thuyền buồm thành một công trình có điểm nhấn và độc đáo nhưng vẫn hài hòa với cảnh quan. - Phát triển đua thuyền buồm: hiện nay đang thiếu sân chơi dành cho bộ môn đua thuyền buồm, sự thiếu vắng cơ sở vật chất và huấn luyện chuyên nghiệp là nguyên nhân chính khiến bộ môn thuyền buồm không phát triển ở Việt Nam. - Phát triển tiềm năng du lịch biển ở Việt Nam: Việt Nam là một trong số các quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch biển do có đường bờ biển dài, việc phát triển bộ môn thuyền buồm kéo theo sự phát triển về du lịch do thường xuyên có các cuộc thi quốc tế 74
được tổ chức và hướng đến những địa điểm mới lạ. Ở Việt Nam hiện nay có Nha Trang và Đà Nẵng từng được vinh dự trở thành nơi tổ chức cuộc thi đua thuyền buồm và đã thu hút không ít các khách du lịch - Phát triển thêm một môn thể thao ngoài trời, cung cấp một chương trình đào tạo và phát triển hiệu quả cho người dân và tìm những VĐV tiềm năng cho đội tuyển quốc gia.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh 1. International Olympic Committee (IOC): World Sailing Racing Rules of Sailing 2021 – 2024 từ website: https://www.sailing.org/documents/racingrules/index.php 2. International Olympic Committee (IOC): Equipment Rules of Sailing 2021-2024 từ website: https://www.sailing.org/documents/equipmentrules/index.php 3. Sport England: Sports Hall Design & Layouts từ website: https://www.scribd.com/document/247743852/Sports-Halls-Design-and-Layouts2010 4. Ellen Greenaway- Bowen BA(Hons) MSc: Sail Training: what is it all about?
History, Ethos and diversity of the organisations and crew từ website: https://www.researchgate.net/publication/318946274_Sail_Training_what_is_it_all_ about_History_Ethos_and_diversity_of_the_organisations_and_crew 5. Neufert, P and Neufert, E. (1999). Architect’s Data Third Edition. School of
Architecture, Oxford Brookes University. 6. Magnus Hontvedt - Simulations in Maritime Training A video study of the sociotechnical organisation of ship simulator training từ website: (PDF) Simulations in Maritime Training A video study of the socio-technical organisation of ship simulator training (researchgate.net) 7. Maritime simulation centre từ website: https://www.amc.edu.au/facilities/centre-for-maritime-simulations Tiêu chuẩn 1. TCVN 9365:2012 NHÀ VĂN HÓA THỂ THAO - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ
THIẾT KẾ (Building for sport-culture – Basic principles for design). 2. QCVN 01:2019/BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QUY HOẠCH
XÂY DỰNG (National Technical Regulation on Construction Planing). 3. TCVN 4529:2012 CÔNG TRÌNH THỂ THAO - NHÀ THỂ THAO - TIÊU
CHUẨN THIẾT KẾ (Sporting facilities - Sport building - Design standard). 4. TCVN 9365:2012 NHÀ VĂN HÓA THỂ THAO - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ
THIẾT KẾ (Building for sports-culture - Basic principles for design) 5. TCVN 12250:2018 CẢNG THỦY NỘI ĐỊA - CÔNG TRÌNH BẾN - YÊU CẦU
THIẾT KẾ (Inland port - Berth contruction - Design standard)
76
6. TTCS 05:2014/CHHVN TIÊU CHUẨN CƠ SỞ - CẢNG DU THUYỀN - YÊU
CẦU THIẾT KẾ Tiếng Việt 1. Bài giảng Thể dục thể thao – Tài liệu dùng cho chuyên ngành GDTC 2. Dulichbinhthuan.com.vn - Bình Thuận: Xây dựng Phan Thiết thành trung tâm du lịch - thể thao biển: https://bvhttdl.gov.vn/binh-thuan-xay-dung-phan-thiet-thanh-trung-tam-du-lich-thethao-bien-20210730153810821.htm Các website - www.archdaily.com - www.sail-world.com - https://architizer.com - www.cbsnews.com - www.apmreports.org - https://bluepeteraustralia.com - https://wikipedia.org - www.researchgate.net - www.sailing.org Chuyên đề, đề cương tốt nghiệp các năm trước.
E. PHỤ LỤC
78
1 Kế hoạch số 1903/KH-UBND tỉnh Bình Thuận phát hành ngày 01/06/2021 có mục tiêu đến năm 2025: - Đến năm 2025, xây dựng các điểm đến du lịch - thể thao biển tầm cỡ quốc gia và quốc tế, thu hút khoảng trên 08 triệu lượt du khách (chiếm khoảng 90 - 92% lượng du khách đến tỉnh Bình Thuận), trong đó du khách quốc tế đạt khoảng 880.000 lượt khách (khoảng 10 - 12%). - Đến năm 2025 phấn đấu xây dựng mới, đưa vào hoạt động được 03 bến du thuyền và 01 sân Golf. - Đến năm 2025, các địa phương (cấp huyện, thị xã, thành phố) ven biển phải xây dựng quy hoạch cơ sở vật chất và phải có ít nhất 01 sân tập luyện, tổ chức thi đấu thường xuyên các môn thể thao biển. 2 Hải lí: Còn được gọi là dặm biển (ký hiệu: NM hoặc nmi) là một đơn vị chiều dài hàng hải, là khoảng một phút cung của vĩ độ cùng kinh tuyến bất kỳ, nhưng khoảng một phút của vòng cung kinh độ tại đường xích đạo. Theo quy ước quốc tế, 1 hải lý = 1852 m. 3 Tường chắn sóng: Là một hình thức bảo vệ bờ biển được xây dựng nơi biển, và các quá trình ven biển liên quan, tác động trực tiếp trên các địa hình của bờ biển. Mục đích của tường chắn sóng là để bảo vệ các khu vực sinh sống, bảo tồn và các hoạt động giải trí của con người khỏi tác động của thủy triều, sóng biển hoặc sóng thần. 4 Khu nước: Là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải và xây dựng các công trình phụ trợ khác. 5 Vùng biển hở: Là vùng biển mà phía trước nó là đại dương. 6 Đê chắn sóng: Là các công trình được xây dựng gần bờ biển như một phần của quản lý bờ biển hoặc để bảo vệ một khu neo đậu tránh các tác động của thời tiết và trôi dạt dọc bờ biển. 7 Quy trình đóng tàu: Giai đoạn 1: Thiết kế Giai đoạn 2: Cắt Giai đoạn 3: Lắp ráp phân, tổng đoạn Giai đoạn 4: Lắp ráp các dụng cụ, giá đỡ Giai đoạn 5: Sơn Giai đoạn 6: Tiền lắp đặt Giai đoạn 7: Hạ thủy
Giai đoạn 8: Hoàn chỉnh. 8 Thí nghiệm mô phỏng hàng hải: Là thí nghiệm thường dùng công nghệ thực tại ảo để mô phỏng lại các trang thiết bị, các tình huống cần huấn luyện để thực hành trước khi chuyển sang đào tạo và thực hành trên thiết bị thực tế. 9 Điều hướng: Là định hướng liên tục, tức theo dõi, xử lý, và điều khiển, để chuyển động mình hoặc máy móc tới nơi khác trong môi trường thực tế hoặc ảo. 10 Radar: Là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Radio Detection and Ranging (dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến). Đây là một hệ thống dò tìm sử dụng sóng vô tuyến để xác định khoảng cách (phạm vi), góc phương vị hoặc vận tốc của một hoặc nhiều đối tượng, có thể được sử dụng để phát hiện khí cụ bay, tàu thủy, thiết bị vũ trụ, tên lửa tự hành, phương tiện cơ giới, hình thái thời tiết và địa hình. Được sử dụng phổ biển trong hàng hải, hàng không và quân sự. 11 Định vị động: Hệ thống định vị động (Dynammic Positioning System, viết tắt là DPS) là một tổ hợp hệ thống được thiết kế để tự động giữ nguyên vị trí tàu và hướng mũi tàu với một góc chính xác rất cao trong điều kiện bị tác động của môi trường (sóng, gió, dòng chảy), mà không cần đến neo, dây buộc tàu, bằng cách sử dụng thiết bị đẩy chính và các thiết bị đẩy ngang. 12 Hải đồ: Là một loại bản đồ thể hiện các vùng biển và các vùng bờ biển lân cận. Tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà trên hải đồ có thể thể hiện độ sâu đáy biển và cao độ của đất liền, các đặc điểm tự nhiên và nhân tạo dùng để định vị, thông tin về thủy triều và dòng chảy, chi tiết về trường từ khu vực, và các công trình nhân tạo như cảng, các toàn nhà, và cầu. Các hải đồ là công cụ thiết yếu trong định vị trên biển; nhiều quốc gia yêu cầu các tàu vận tải, đặc biệt là tàu thương mại phải trang bị nó. Hải đồ có thể được thành lập ở dạng in ra giấy hoặc hải đồ điện tử.
Bảng 1: Các loại thuyền dùng trong thi đấu ( hạng Olympic ). Cuộc thi Hạng thi đấu Thông số cơ bản
Inshore Optimist World Champion ship
Thuyền Optimist:
Hình I.7. Thuyền Optimist Phi hành đoàn: 1 Trọng lượng: 35 kg Chiều dài: 2,3m Cột buồm: 2,26m Mainsail (Buồm chính): 3,3 m2