Đọc Báo Với Ếch số 26

Page 1

ĐỌC BÁO VỚI

ẾCH số 26

Tu Hú - Mẹ Bạc Tình, Con Sát Thủ

Tháng 10 năm 2014

Tu hú mẹ không có khả năng tha mồi nuôi con vì chim mẹ chuyên ăn sâu, ăn cả những con sâu có nọc độc. Đối với loài đã trưởng thành, cơ thể của chúng sẽ miễn nhiễm với độc tố của sâu độc. Trong khi tu hú con chưa có hệ thống miễn nhiễm, nên nếu ăn phải sâu độc nó có thể sẽ bỏ mạng. Vì thế tu hú mẹ phải nhờ đến các loài chim khác nuôi con của nó. Đây cũng là mảnh ghép đặc biệt trong bức tranh sinh động về cuộc đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống của muôn loài trong thiên nhiên hoang dã. Trước tiên, tu hú mái tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng và tự thưởng cho nó một quả trứng của khổ chủ. Sau khi no nê, bà mẹ ấy đẻ vào đó một quả trứng khác. Quả trứng có kính thước gần bằng trứng chim chích với hoa văn rất giống khiến cặp đôi chim chích nghĩ rằng đó là trứng của chúng. Sau thời gian ấp nhờ chim chích, mặc dù mới nở ra còn đỏ hỏn, nhưng tu hú con đã thể hiện bản lĩnh của một ác thủ. Nó nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy con chim chích non mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ. Âm mưu của nó là độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng bầy con của cặp chim chích bố mẹ. Sau khi hoàn thành "sứ mệnh", nó lớn lên rất nhanh và suốt ngày kêu réo nguồn thức ăn từ đôi chim chích bố mẹ nhỏ bé. Để đáp ứng nhu cầu tham ăn của đứa con hoang to hơn cha mẹ chúng nhiều lần, cặp vợ chồng nhà chích phải nỗ lực tìm kiếm thức ăn. Đến khi đã đủ lông, đủ cánh, tu hú con sẽ bay đi, bỏ rơi kẻ nuôi dưỡng nó. Một ngày nào đó, có thể nó sẽ lại đẻ nhờ chính vào cái tổ '"bố mẹ nuôi". Hiện tượng "đẻ nhờ" của chim tu hú được cho là kỳ quái trong thế giới tự nhiên. trích từ bài “Chim tu hú - bà mẹ bạc tình và đứa con sát thủ/Phùng Mỹ Trung/VnExpress

Nghệ Thuật Khen Chê

Thích được khen tặng là tâm lý chung của mọi người. Trẻ em cũng vậy. Tuy nhiên, trẻ được đánh giá cao hơn bạn bè lâu ngày sẽ dần hình thành sự phân biệt rằng: nó giỏi, còn những đứa khác dở hơn nó. Trẻ sẽ dễ thỏa mãn, sinh tâm lý tự cao, coi thường bạn bè. Dễ thỏa mãn, tin rằng thành tích của mình là nhờ thông minh dễ làm cho trẻ thiếu nỗ lực cho việc học. Những đứa trẻ này thường khó duy trì kết quả học tập cao. Trẻ bị chê thường xuyên sẽ tin rằng mình là đứa kém cỏi, sinh ra nản lòng, mất ý chí phấn đấu. Bé bắt đầu thấy tự ti, ghen ghét người được so sánh. Khen hay chê theo kiểu so sánh đều không mang lại sự cải thiện thành tích học tập. Trái lại, nó còn để lại hậu quả tâm lý không tốt. Nhiều trường hợp, đứa trẻ vì sợ áp lực sẽ dẫn đến gian dối thành tích để khỏi bị trách mắng. Nhà vật lý học nổi tiếng Thomas Edison đã từng nói: "Thiên tài là một phần trăm của trí não và chín mươi chín phần trăm của máu và mồ hôi". Nỗ lực cá nhân mới là yếu tố chủ yếu quyết định kết quả chứ không phải vốn thông minh sẵn có. Tôn vinh sự nỗ lực mới giúp con tiến bộ. trích từ bài “Khen hay chê trẻ cũng cần 'nghệ thuật'”/Trần Quốc Tuấn/VnExpress

Vi-Rút “SỢ-EBOLA”

Trong bài viết đăng trên CNN ngày 15.10, cây bút bình luận Mel Robbins mỉa mai chứng sợ hãi quá độ của nước Mỹ trước Ebola. Bà ví von hội chứng sợ-Ebola cũng là một loại "vi rút" đang lan nhanh, "nó có thể truyền nhiễm thông qua trò chuyện, thâm nhập bộ não con người theo đường tai. "Vi rút" này nguy hiểm đến độ nó có thể phát tán chỉ bằng việc xem hình ảnh hoặc video về Ebola". Theo bà Robbins, sợ hãi Ebola là một căn bệnh nguy hiểm bởi nó khiến "bệnh nhân" không thể suy nghĩ lô-gic, quyết định thiếu chính xác và ảo tưởng. Những người muốn cấm tiệt việc người từ Tây Phi nhập cảnh, hoặc ám ảnh bởi chuyện Ebola có thể qua không khí đều là nạn nhân của vi-rút này.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.