Thiết kế công viên Thống Nhất / Nguyễn Thị Đào

Page 1


THÔNG TIN NHÓM DỰ THI

TÊN NHÓM:

ĐỒNG TÂM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

TH.S KTS. VŨ HOÀNG YẾN KHOA QUY HOẠCH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI.

TRƯỞNG NHÓM:

NGUYỄN THỊ ĐÀO – LỚP 2010KTCQ

CÁC THÀNH VIÊN:

NGUYỄN QUỲNH HƯƠNG - LỚP 2010KTCQ NGUYỄN QUANG HIỆP – LỚP 07Q1 NGUYỄN THỊ TUYẾT – VIỆN KIẾN TRÚC NHIỆT ĐỚI


Cuộc thi thiết kế: Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người

Bản đề xuất

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hà Nội hiện nay đang trong quá trình đô thi hoá mạnh mẽ, do vậy các không gian công cộng đang ngày càng mất đi. Công viên Thống Nhất là một trong những không gian công cộng có vị trí quan trọng trong thành phố, góp phần vào việc điều hòa khí hậu, là nơi thư giãn, giải trí, là nơi giao lưu văn hóa cộng đồng. Do hiện nay công viên Thống Nhất đang trong tình trạng xuống cấp về cơ sở hạ tầng, suy thoái về môi trường, lỏng lẻo về quản lý, nơi xảy ra các tệ nạn xã hội. Trong nhiều năm tuy có cố gắng cải tạo, nâng cấp nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả của một công viên Thành phố, còn nhiều vấn đề bức thiết cần phải nghiên cứu và đề xuất giải pháp. Do đó chúng tôi rất mong muốn tham gia tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra những đề xuất cải tạo công viên Thống Nhất, nâng cao giá trị của công viên, mang lại cho người dân đô thị những giá trị tinh thần, để công viên xứng tầm là một công viên của Thành phố và phù hợp với xu thế phát triển trong tương lai. II. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU -

Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của người dân và ban quản lý, thảo luận nhóm.

-

Thu thập, tổng hơp phân tích quá trình khảo sát, điều tra và tham khảo các tài liệu, số liệu, các công trình nghiên cứu về công viên Thống Nhất cũng như kinh nghiệm của một số nước phát triển.

-

Nghiên cứu, phân tích các quy chế, chính sách, định hướng của thành phố và quản lý quy hoạch.

-

Đưa ra đề xuất: •

Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan để khai thác tốt nhất giá trị của không gian công cộng.

Giải pháp gây quỹ để huy động vốn để thực hiện quy hoạch và duy trì, duy tu công viên.

Xây dựng quy chế, chính sách để quản lý và khai thác có hiệu quả.

2.1 Đánh giá hiện trạng 2. 1.1 Đánh giá hiện trạng a. Vị trí: Công viên Thống Nhất có vị trí ở trung tâm các quận nội thành của Thành phố Hà Nội, nơi có tỷ lệ cây xanh trên đầu người rất thấp, chỉ có 2m2/người. So với các công viên khác thì công viên Thống Nhất có lợi thế về quy mô và diện tích, phục vụ thuận lợi cho việc tham quan, du lịch theo các hướng. Thuận lợi về liên hệ giao thông bằng các phương tiện công cộng, đường sắt cao tốc trong tương lai, các hướng tiếp cận như vành đai 2 qua Đại Cồ Việt, và quốc lộ 1A. b.Quá trình phát triển: Sự hình thành công viên Thống Nhất (1958-1961) này rất đặc biệt, công viên được hình thành dựa trên sức lao động công ích của người dân thủ đô Hà Nội vào những năm khó khăn của đất nước. -

Trước đây công viên Thống Nhất từng là đầm lầy, bãi rác. Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định biến nó thành một hòn ngọc – kho báu của Thành phố.

-

Ngày 30-5-1961, với sự lao động công ích rất lớn của nhân dân, công viên được chính thức khai trương lấy tên là Thống Nhất với mong muốn thống nhất giữa hai miền Nam Bắc.

-

Năm 1980, công viên Thống Nhất được đổi tên thành công viên Lê Nin.

-

Năm 1986, công viên bắt đầu thu phí một khoản tiền nhỏ để trang trải chi phí cho hoạt động của Công viên.

-

Năm 2003, công viên Lê Nin được đổi tên lại thành công viên Thống Nhất.

c. Sơ lược hiện trạng -

Sử dụng đất: Diện tích công viên hiện nay là 49,8ha, trong đó phần lớn là mặt nước chiếm 21ha. Còn lại là cây xanh đường dạo, không gian vui chơi chung, khu vui chơi trẻ em, quảng trường và dịch vụ nhỏ, còn tồn tại một khu đất trống lớn chưa sử dụng đến.

Nhóm dự thi: Đồng Tâm

1


Cuộc thi thiết kế: Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người

Bản đề xuất

-

Các công trình vui chơi giải trí: Công viên chủ yếu chỉ phục vụ chức năng nghỉ ngơi và thư giãn, chưa thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Các công trình vui chơi chưa được đầu tư và xuống cấp trầm trọng. Rạp xiếc là một công trình văn hóa diễn ra nhiều hoạt động phong phú, nhưng hiện nay hai khu vực rạp xiếc và công viên không hề có sự liên hệ với nhau.

-

Trang thiết bị trong công viên: Các trang thiết bị còn thiếu, đơn điệu, không đồng bộ và xuống cấp.

-

Hạ tầng kỹ thuật: Các đường dạo mới được cải tạo một phần. Hệ thống kè hồ mới được làm lại nhưng bằng vật liệu bê tông, gây ảnh hưởng đến các sinh vật dưới hồ, và mất mỹ quan công viên. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu chưa hiện đại.

-

Môi trường tự nhiên: Hệ thống cây được xây dựng từ năm 1961. Dưới sự góp cây của người dân nên hệ thống cây chủ yếu là cây bóng mát, trồng theo tiêu chí có cây nào trồng cây đó, cây trồng có khả năng sinh trưởng và khả năng chống chịu tốt. Sau đó nguồn cây được lấy từ Công ty Cây xanh và trồng không theo quy hoạch. Hệ thống thoát nước và xử lý rác chưa tốt nên làm cho môi trường bị ô nhiễm.

-

Môi trường xã hội: Hiện nay những người đến công viên thường xuyên thì có ý thức sử dụng và bảo vệ công viên, họ hiểu rõ các giá trị văn hóa lịch sử của công viên, họ coi công viên như ngôi nhà thứ hai của họ và họ giao tiếp với nhau thân thiện và cởi mở. Những khách vãng lai thường không có ý thức trong việc sử dụng. Người quản lý và phục vụ trong công viên chưa thân thiện với khách, tác phong phục vụ chưa tốt.

-

Giá trị lịch sử văn hóa: Trong công viên có một số điểm có giá trị lịch sử: Đảo Thống Nhất – nơi đặt tượng Bác Hồ và Bác Tôn; Đảo Hòa Bình – có đền thờ Mẫu Đầm Sen; Đảo Dừa – tượng trưng cho Miền Nam; Cây Đa Bác Hồ; Đường tàu mini. Các công trình này không được coi trọng và bị sao nhãng trong việc bảo vệ và duy trì các hoạt động.

2.2 Thu thập ý kiến cộng đồng 2.2.1 Ý kiến người dân. -

Tìm hiểu về lịch sử hình thành công viên và nhận thấy rằng giá trị đó đang dần bị lãng quên, văn hoá cộng đồng thay đổi theo các thế hệ. Các tệ nạn xã hội xảy ra trong công viên rất nhiều. Vì vậy mà cần xây dựng, cải tạo công viên để phát huy khả năng tiềm ẩn mà nó vốn dĩ đã có.

-

Qua các đợt cải tạo công viên người dân ghi nhận nỗ lực của các cấp lãnh đạo và chính quyền khi bảo vệ, duy trì và tôn tạo công viên. Nhưng những nỗ lực còn chưa thoả mãn nhu cầu người dân. Còn đó những bức xúc với các dự án xâm chiếm đất của công viên, làm mất lòng tin của người dân vào cấp lãnh đạo và Ban quản lý. Do vậy cần công khai và tham khảo ý kiến người dân trước khi xâm phạm đến đất công viên, đất công cộng.

-

Người dân mong muốn có quy hoạch rõ ràng, và công khai của công viên.

-

Mong muốn giữ nguyên hệ thống cây xanh và mặt nước cần cải tạo xử lý ô nhiễm.

-

Cung cấp thêm hệ thống chiếu sáng, các công trình vệ sinh công cộng, ghế đá nghỉ ngơi, công tác vệ sinh làm xanh-sạch-đẹp công viên hơn nữa.

-

Tạo thuận lợi hơn nữa khi tiếp cận công viên, mở cửa miễn phí cho tất cả mọi người.

-

Muốn có các quy chế để mọi người cùng chấp hành và xây dựng công viên đẹp hơn. Phản ánh tác phong của người quản lý công viên chưa tốt (như người quản lý còn đi xe máy trong công viên, cho các vật nuôi nguy hiểm (như chó) vào công viên, tính thân thiện của người quản lý còn kém.

-

Muốn có thêm các chức năng vui chơi hấp dẫn hơn nữa cho các lứa tuổi, nhất là đối tượng gia đình 2.2.2 Với ban quản lý

-

Mong muốn có những đề xuất góp ý của các chuyên gia về công viên.

-

Mong muốn nhà nước đầu tư hơn nữa cho công viên để khai thác tiềm năng của công viên.

Nhóm dự thi: Đồng Tâm

2


Bản đề xuất

Cuộc thi thiết kế: Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người -

Hiện nay ban quản lý công viên chưa có quy chế rõ ràng để đưa ra áp dụng bảo vệ và duy trì công viên.

-

Mong muốn tăng thu nhập, tăng lương cho các cán bộ công nhân viên.

-

Hiện đại hoá và bổ sung thường xuyên các trang thiết bị phục vụ cho công tác duy tu, bảo vệ, vệ sinh công viên.

-

Ý thức của người dân tốt hơn. 2.2.3 Với các nhà đầu tư

Mong muốn được đầu tư và khai thác trong công viên để phục vụ nhu cầu nhân dân và thu lại lợi nhuận. 2.2.4 Với các nhà chuyên môn Các nhà chuyên môn nhận thấy tầm quan trọng của công viên đối với đô thị và người dân và muốn công viên phải được quy hoạch và cải tạo đồng bộ, xứng tầm với một công viên cấp Thành phố. 2.3. Tham khảo các tài liệu, và các ví dụ về công viên trên thê giới và trong nước:

Tham khảo trên thế giới: Central Park, New York City; Công viên Bắc Hải, Bắc Kinh; Công viên Ueno, Tokyo; Hyde Park, London; Flagstaff Gardens, Melbourne; Ibirapuera Park, Sao Paolo; Công viên Lumphini, Bangkok;Lincoln Park, Chicago; Monsanto Forest Park, Lisbon; Golden Gate Park, San Francisco… Tham khảo trong nước: Quy chế quản lý đô thị du lịch Sapa, công viên Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh, và các công viên khác. III. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH 3.1. Mục tiêu hướng tới:

-

Công viên Thống Nhất là một công viên công cộng có chức năng văn hóa – lịch sử, sinh thái, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ nhỏ.

-

Công viên Thống Nhất phải là một công viên hiện đại để phù hợp với sự phát triển trong tương lai nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.

Thứ tự ưu tiên cho các chức năng trong công viên: Trên cơ sở những ý kiến của cộng đồng và đề xuất của chúng tôi cho công viên, thang điểm được đánh giá tiêu chí ưu tiên cho các chức năng trong công viên như sau: Chức năng STT

Văn hóa

Lịch sử

Sinh thái

giải trí

Sự phù hợp 1

Người dân

2

Ban quản lý công viên

3

Các nhà đầu tư

4

Các nhà chuyên môn

5

Nhóm đề xuất

Vui chơi

Thể dục thể thao

Thương mại dịch vụ nhỏ

Qua việc đánh giá các tiêu chí về chức năng qua ý kiến cộng đồng, nhóm chúng tôi đưa ra thứ tự ưu tiên của các chức năng trong công viên như sau: 1. Văn hóa.

2. Lịch sử.

3. Sinh thái.

4. Vui chơi - giải trí.

5. Thể dục thể thao.

6. Thương mại dịch vụ nhỏ

3.2. Nguyên tắc thiết kế. Xuất phát từ mục tiêu của công viên như trên, chúng tôi đề ra các nguyên tắc thiết kế:

Nhóm dự thi: Đồng Tâm

3


Cuộc thi thiết kế: Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người

Bản đề xuất

-

Công viên Thống Nhất phải là một công viên mở cho tất cả mọi người dân không phân biệt lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, tình trạng khuyết tật. Tất cả đều có thể đến đây để tham quan, ngắm cảnh, thư giãn, thể dục, tìm hiểu lịch sử công viên, vui chơi giải trí và sử dụng dịch vụ nhỏ. Tạo thêm những không gian công cộng để tăng giao lưu cộng đồng.

-

Toàn bộ phía trên mặt đất phải giữ lại là những không gian xanh, những khu lưu giữ lịch sử , quảng trường, vườn dạo, thể dục thể thao, các trò chơi tĩnh và các khu nghỉ chân, giải khát nhỏ.

-

Các không gian vui chơi động, biểu diễn văn hóa và các bãi đỗ xe đưa xuống ngầm, phía dưới của những khu vực ít ảnh hưởng đến hệ sinh thái bên trên.

3.3.

Ý tưởng thiết kế.

3.3.1

Mở rộng không gian theo chiều rộng và chiều đứng. Với vị trí của công viên Thống Nhất nằm ở trung tâm các quận nội thành – nơi có mật độ cây xanh thấp và mật độ dân số ngày càng cao. Do vậy công viên là một không gian vô cùng đáng quý. Chúng tôi đề xuất tăng diện tích của công viên để công viên đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của người dân đô thị. Mặt khác có thể giải quyết bài toán kinh tế cho công viên.

-

Mở rộng không gian theo chiều rộng: • Kết nối không gian xanh của khu vực hồ Thiền Quang và hồ Ba Mẫu với công viên Thống Nhất bằng cách làm cầu đi bộ qua đường. • Kết hợp rạp xiếc trung ương vào trong tổng thể công viên, xóa bỏ hàng rào ngăn cách. Hợp tác giữa rạp xiếc và công viên trong việc biểu diễn, có thể đưa các con thú thỉnh thoảng ra biểu diễn ở công viên mang lại sự thú vị cho người dân đến công viên, đặc biệt là khán giả nhỏ tuổi. • Phá bỏ toàn bộ nhà dân lấn chiếm trong công viên. • Khu vực trên mặt đất là không gian xanh, các khu giao lưu cộng đồng, các đường dạo ngắm cảnh, các điểm dừng chân và giải khát nhỏ các trò chơi trẻ em và trò chơi dân gian, các khu trưng bày ngoài trời…Hình thức kiến trúc thân thiện, vật liệu địa phương.

-

Mở rộng không gian theo chiều đứng: Tại những vị trí quảng trường, khu đất trống, khu giải tỏa nhà dân – là những nơi hệ sinh thái không bị ảnh hưởng, chúng tôi đề xuất mở thêm 3 tầng hầm. Đây là những khu vực có thu phí để nuôi phần công viên miễn phí trên mặt đất. • Tầng hầm 1 và 2 là không gian biểu diễn, trưng bày lưu giữ những hiện vật nói lên quá trình hình thành và phát triển công viên, siêu thị, cửa hàng thời trang, vui chơi giải trí, nhà hàng, giải khát, dịch vụ, khám phá lòng hồ. • Tầng hầm 3 là bãi để xe và kỹ thuật.

3.3.2. Kết nối giao thông – kết nối lịch sử, địa lý. Hệ giao thông kết nối các khu chức năng trên mặt đất của công viên: là đường tàu hiện có trong công viên được nâng cấp cải tạo lại, chạy bên cạnh đường dạo bộ giống như đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A hiện nay. Mỗi ga chính là một mô hình thu nhỏ của một di tích lịch sử trên đất nước ta. Các ga chính và ga nhỏ đước sắp xếp theo trình tự địa lý từ Bắc vào Nam. IV. ĐỀ XUẤT QUY CHẾ QUẢN LÝ Để đảm bảo những mục tiêu đặt ra cho công viên, sau khi quy hoạch công viên, chúng ta cần một quy chế quản lý chặt chẽ để đảm bảo rằng việc vận hành công viên được thuận lợi và tránh tất cả những mâu thuẫn. Dưới đây là những đề xuất sơ bộ cho khung quy chế quản lý cho các Hệ thống quản lý; Bộ phận hành chính;Bộ phận dịch vụ; Bộ phận kinh doanh; Bộ phận chuyên môn kỹ thuật trong công viên (Cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh…); Các công ty đầu tư thứ phát trong công viên; Các hợp tác khác

Nhóm dự thi: Đồng Tâm

4


Cuộc thi thiết kế: Công viên Thống Nhất cho tất cả mọi người

Bản đề xuất

V. ĐỀ XUẤT GÂY QUỸ Để xây dựng một công viên công cộng mở cho tất cả mọi người, cần một khoản kinh phí lớn. Mục đích gây quỹ là để tạo ra nguồn vốn đảm bảo quá trình xây dựng, quản lý, hoạt động, vận hành, cải tạo, nâng cấp, phát triển công viên. Nguồn vốn được hình thành từ các nguồn: + Hợp tác: (nguồn vốn chính)

-

Hợp tác với các Công ty du lịch, biến Công viên thành một mắt xích trong chuỗi điểm du lịch nội đô.

-

Kinh phí cho thuê địa điểm để tổ chức các sự kiện.

-

Hợp tác với các trường học làm nơi trưng bày bán đấu giá các tác phẩm nghệ thuật và đề tài nghiên cứu khoa học. Hợp tác với các nhà chơi cây cảnh làm nơi trưng bày và bán đấu giá cây quý và hiếm. Hợp tác với các nhà kinh doanh nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, các ki ốt.

+ Tài trợ :

-

Kêu gọi mọi người đóng góp cây để trồng vào công viên (Có bảng ghi tên người đóng góp)

-

Tổ chức các hoạt động lao động công ích, tình nguyện của sinh viên, thanh niên.

Các danh nhân góp tiền hàng năm với tinh thần tự nguyện (có thể tạc tượng bán thân để ghi lại công lao góp sức vào công viên). VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết Luận Bám sát đề tài cuộc thi, với mục tiêu và ý tưởng rõ ràng. Bản đề xuất của nhóm chúng tôi hướng đến một thành quả sau khi quy hoạch công viên Thống Nhất sẽ là một trong những công viên công cộng, phục vụ và thỏa mãn tất cả các thành phần xã hội mỗi khi có cơ hội tiếp xúc và sử dụng công viên trên các khía cạnh tiêu biểu: Trên phương diện hình thái biểu tượng, Công viên Thống Nhất sẽ mang hình ảnh công viên mở, tạo tầm nhìn tiếp cận rộng, sâu. Các điểm nhấn không gian có chiều sâu về lịch sử, văn hóa, mang tính biểu tượng. Công viên Thống nhất sẽ là một trong những công viên đại diện và đặc trưng cho văn hóa Hà Nội thủ đô ngàn năm văn hiến. Với đối tượng là người dân sinh hoạt và khách sử dụng các chức năng của công viên, tất cả những mong muốn, kỳ vọng của người dân đã gửi gắm trong quá trình nghiên cứu sẽ được thỏa mãn với những không gia sinh hoạt cộng đồng đa dạng, phong phú, gần gũi với thiên nhiên, các không gian tiện ích trong cuộc sống như khu dừng nghỉ, khu vui chơi giải trí, các câu lạc bộ, khu trung tâm thương mại ngầm… Với các nhà đầu tư, với các định hướng khai thác không gian ngầm, không gian kinh doanh với các chức năng đa dạng, sẽ là những cơ hội không thể bỏ qua, đồng thời mang lại kinh phí cho việc duy trì hoạt động của công viên. Với các công ty du lịch, công viên Thống Nhất sẽ bổ sung và làm phong phú thêm các sự lựa chọn cho các địa điểm tham quan, là một trong những điểm đến thú vị của các du khách trong và ngoài nước. 6.2 Kiến Nghị: Trên tất cả những mong muốn tột cùng, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra những đề xuất dựa trên những thu thập thông tin xã hội và luận chứng khoa học. Chúng tôi rất hi vọng bản đề xuất của này sẽ được ban tổ chức và xã hội xem xét, chắt lọc những tinh túy để phát triển với mục đích xây dựng công viên Thống Nhất là công viên của nhân dân.

Nhóm dự thi: Đồng Tâm

5

























Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.