Science & Solutions #18 Thủy sản (Tiếng Việt)

Page 1

Số 18 • Thủy sản

Thủy sản

Tạp chí của

2009

Herzogenburg

San Antonio

2010

2012 2013

Photo: BobHemphill

2011

Mối đe dọa từ EMS Liệu các giải pháp tự nhiên có chống lại EMS một cách hiệu quả?

Aflatoxins đe dọa ngành công nghiệp cá tra như thế nào


Lời tựa Thách thức về dịch bệnh Bùng phát về dịch bệnh là một mối nguy hiểm lớn cho ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản, nó gây ra thiệt hại đáng kể cho năng suất và lợi nhuận. Việc các dịch bệnh xảy ra thường xuyên từ những năm1990 đã mang lại nhiều thách thức to lớn cho ngành tôm. Gần đây dịch EMS/ AHPND gây ra bởi Vibrio parahaemolyticus là một ví dụ điển hình cho những bệnh xảy ra trên diện rộng đe dọa sản lượng tôm toàn cầu. Chất lượng nước kém và quản lý đáy ao không tốt là điều kiện lý tưởng cho dịch bệnh phát triển. Hóa chất được sử dụng rỗng rãi để diệt khuẩn và vi rút gây hại. Mặc dù vậy, việc sử dụng kháng sinh và hóa chất có rất nhiều bất lợi bao gồm; việc tạo ra các vi khuẩn kháng thuốc “siêu vi trùng”, chi phí cao, ô nhiễm môi trường và những báo động về an toàn thực phẩm. Trong Science&Solution số này chúng tôi chú trọng đến các biện pháp để chống lại EMS bằng việc sử dụng các hợp chất được tìm thấy trong tự nhiên. Khả năng kháng khuẩn của động vật dựa trên hệ miễn dịch mạnh và đường ruột khỏe. Hệ vi sinh đường ruột cân bằng sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất và bảo vệ vật chủ chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. Sự nguy hiểm từ việc nhiễm aflatoxin trong các loài nuôi thủy sản đã được biết đến từ hơn năm thập kỷ qua, ví dụ như suy giảm miễn dịch trên cá và tôm vì các tổn hại của độc tố gây ra trên gan/khối gan tụy. Trong số này chúng tôi nhấn mạnh đến các nghiên cứu mới lên sự ảnh hưởng của aflatoxin trên cá tra-một loài quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản châu Á. Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ hài lòng với số mới nhất của Science&Solution dành riêng cho nuôi trồng thủy sản này.

Anwar HASAN Giám đốc Kĩ thuật Tôm

Science & Solutions • Số 18


Nội dung

Liệu các giải pháp tự nhiên có chống lại EMS một cách hiệu quả?

2

Ba giải pháp chống lại Vibrio parahaemolyticus. Pedro Encarnaçao, PhD and Jutta Zwielehner, PhD

Aflatoxins đe dọa ngành công nghiệp cá tra như thế nào

6

Minh chứng từ những kết quả nghiên cứu mới. Bởi Rui Gonçalves, MSc, giám đốc kỹ thuật thủy sản

Science & Solutions là tạp chí được xuất bản hàng tháng bởi BIOMIN Holding GmbH, phát hành miễn phí đến khách hàng và đối tác. Mỗi ấn phẩm của Science & Solutions trình bày các chủ đề về những nghiên cứu khoa học mới nhất trên dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi tập trung luân phiên vào gia cầm, heo hoặc thú nhai lại theo từng quý. ISSN: 2309-5954 Truy cập trang mạng http://magazine.biomin.net để xem phiên bản điện tử và thông tin chi tiết. Để lấy bản in hoặc theo dõi Science & Solutions hàng tháng, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: magazine@biomin.net Biên tập: Daphne Tan Cộng tác viên: Rui Conçalves, Pedro Encarnação, Anwar Hasan, Gonçalo Santos, Jutta Zwielehner Marketing: Herbert Kneissl, Cristian Ilea Hình ảnh: Michaela Hössinger Nghiên cứu: Franz Waxenecker, Ursula Hofstetter, Gonçalo Santos Nhà xuất bản: BIOMIN Holding GmbH Erber Campus 1, 3131 Getzersdorf, Austria Điện thoại: +43 2782 8030 www.biomin.net ©Bản quyền 2015, BIOMIN Holding GmbH Bản quyền được đăng kí. Nghiêm cấm in sao dưới bất kì hình thức nào với mục đích thương mại mà không có sự đồng ý bằng văn bản phù hợp với các qui định của Luật Bản Quyền, Thiết Kế và Sáng Chế năm 1998. Tất cả hình ảnh đều thuộc về tài sản của BIOMIN Holding GmbH hoặc được sử dụng dưới sự cho phép.

Tạ p c h í c ủ a B I O M I N

1


Liệu các giải pháp t có chống lại EMS m hiệu quả?

2

Science & Solutions • Số 18


Mỗi năm ngành công nghiệp tôm mất hơn 1 tỷ USD vì hội chứng tôm chết sớm hay bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS/AHPND), một loại bệnh cấp tính gây ra bởi vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. EMS thường ảnh hưởng trên tôm nhỏ chưa đạt kích cỡ thương phẩm (40 ngày sau thả nuôi hay nhỏ hơn). Bệnh gây chết hàng loạt cho tôm nuôi và những ao có tôm bị nhiễm bệnh có thể lây cho các ao khác một cách nhanh chóng. Được công bố đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009, dịch bệnh sau đó đã lây lan ra các nước khác – Việt Nam (2010), Malaysia (2010), Thái Lan (2012) và Mexico (2013). Pedro Encarnaçao, Giám đốc phát triển kinh doanh Jutta Zwielehner, Giám đốc sản phẩm

tự nhiên một cách

Tạ p c h í c ủ a B I O M I N

Các báo cáo về bệnh EMS

2009

Herzogenburg

2010

San Antonio

2013

Đ

2012 2011

ể ngăn chặn EMS người nuôi đã chú trọng vào kỹ thuật quản lý ao để giảm sự hiện diện của Vibrio trong ao. Người nuôi đã áp dụng hệ thống nhà vèo, thuốc diệt khuẩn, sử dụng probiotic, nuôi ghép tôm với cá rô phi, đáng lo ngại hơn là việc sử dụng rộng rãi trở lại các loại kháng sinh không đáng tin cậy trong điều trị EMS. Trong các nổ lực để chống lại EMS nêu trên, phần lớn là dùng những biện pháp thông thường để loại bỏ sự hiện diện của tất cả vi khuẩn trong ao và không có biện pháp nào được phát triển để chống lại mỗi mục tiêu đặc biệt là Vibrio, nên Vibrio vẫn có thể tồn tại hay trở nên độc hại. Trong bài này chúng tôi chú trọng vào ba giải pháp để chống lại Vibrio: ứng dụng probiotic cho ao nuôi, kiểm soát vi khuẩn qua thức ăn như sử dụng chất chiết xuất thực vật và acid hữu cơ, và ứng dụng các hợp chất quorum quenching.

3


Liệu các giải pháp tự nhiên có chống lại EMS một cách hiệu quả?

Biểu đồ 1. Hiệu quả ức chế của các vi khuẩn probiotic trước Vibrio parahaemolyticus trong 8 giờ. % khả năng sống sót của V. parahaemolyticus 0

20

40

60

80

100

120

V. parahaemolyticus B. subtilis # 3 B. subtilis # 4 B. subtilis # 5 B.subtilis # 2 B. subti/is # 6 B. subtilis # 1 B. licheniformis # 3 B. licheniformis # 2 B. licheniformis # 1 B. cereus # 1 B. cereus # 2 B. pumilus Pediococcus acidilactici Paracoccus pantotrophus Enterococcus faecium Lactobacillus reuteri Ralstonia eutropha Nguồn: Trung tâm nghiên cứu BIOMIN

Vi khuẩn gây bệnh VVibrio spp. là vi khuẩn gram âm hiện diện tự nhiên trong môi trường nước. Chúng rất khó loại bỏ hoàn toàn vì có khả năng thích ứng tốt với những thay đổi của môi trường sống và có thể chuyển sang dạng nghỉ khi đối mặt với điều kiện cực kỳ khắc nghiệt. Vi khuẩn gây bệnh EMS/AHPND có khả năng thích ứng với sự thay đổi rất tốt. Có rất nhiều dòng của vi khuẩn V. parahaemolyticus, và chỉ vài dòng mang mã độc gây EMS/AHPND. Hơn thế nữa mức độ độc hại cũng khác nhau giữa các dòng gây EMS/AHPND, những dòng gây độc nhẹ có thể gây chết khi chúng đạt mật độ 106 tới 107 khuẩn lạc trên 1 ml (CFU/ml), trong khi đó các dòng mang độc tính mạnh có thể gây chết ở mật độ 104 tới 105 CFU/ml. Vi khuẩn có khả năng gây bệnh, hay mang mã độc là một quá trình phức tạp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm: vật chủ, dòng Vibrio, giai đoạn phát triển khác nhau, điều kiện sinh lý, môi sống xấu, và phương pháp lây nhiễm. Probiotics cho ao nuôi Việc sử dụng các vi sinh vật có lợi để nâng cao môi trường ao nuôi và kiểm soát số lượng Vibrio đã trở nên phổ biến và được ứng dụng bởi rất nhiều người nuôi trong việc đối phó với dịch bệnh EMS. Nhưng không

4

phải tất cả probiotic đều hoạt động một cách hiệu quả. Theo các phân tích gần đây từ trung tâm nghiên cứu của Biomin, một số loài vi sinh có khả năng ức chế sự phát triển của mầm bệnh V. parahaemolyticus tốt hơn các loài khác. Như Biểu đồ 1 đã chỉ ra, các giống probiotic như Lactobacillus reuteri, Pediococcus acidilactici, Enterococcus faecium and B. subtilis (có trong sản phẩm vi sinh củaBiomin) đã ức chế vi khuẩn V. parahaemolyticus. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không phải tất cả các mầm bệnh đều bị ức chế bởi vi khuẩn Bacillus. Thật ra các kết quả đã chứng minh là ba giống vi khuẩn sinh lactic axit L. reuteri, P. acidilactici, và E. faecium ức chế vi khuẩn gây bệnh một cách có hiệu quả nhất. Nghiên cứu cũng kiểm tra giữa các dòng trong họ Bacillus để hiểu thêm tính ức chế vi khuẩn gây bệnh trong cả loài đặc trưng, cũng như dòng đặc trưng. Giữa các dòng khác nhau của cùng một giống, B. subtilis, một trong sáu dòng là có thể ức chế sự phát triển của V. parahaemolyticus độc hại. Các khác biệt về tính ức chế vi khuẩn bên trên là rất quan trọng trong việc lựa chọn các dòng vi sinh hiệu quả để đối phó với các mầm bệnh hay vi khuẩn gây bệnh. Công cụ phòng chống qua thức ăn Sức khỏe đường ruột là yếu tố cự kỳ quan trọng đối với năng suất vật nuôi. Trong các ao bị nhiễm mầm bệnh Vibrio sức khỏe đường ruột là đáng báo động, đặc biệt là những ảnh hưởng của Vibrio lên hệ tiêu hóa của vật nuôi, tuyến gan tụy trên tôm. Các biện pháp chiến lược để giảm ảnh hưởng của V. parahaemolyticus lên hệ tiêu hóa cũng giúp bảo vệ tôm trước EMS. Các hỗn hợp tinh dầu thiết yếu và hỗn hợp các axit hữu cơ đã cho thấy sự ức chế hiệu quả của chúng trên V. parahaemolyticus. Những hợp chất này có thể được bổ sung vào thức ăn để tăng tính hiệu quả của hệ tiêu hóa tôm. Hỗn hợp axit trong Biểu đồ 2 đã ức chế 80% đến 95% sự phát triển của V. parahaemolyticus ở nồng độ 5000 ppm. Liều lượng thấp nhất mang lại hiệu quả ức chế là từ 1000 đến 5000 ppm. Các hỗn hợp tinh dầu thiết yếu cũng cho thấy được khả năng ức chế mầm bệnh, như ở Biểu đồ 3 hỗn hợp đã ức chế sự phát triển của V. parahaemolyticus từ 80% đến 85%. Liều lượng thấp nhất có hiệu quả là từ 100 đến 500 ppm.

Science & Solutions • Số 18


Pedro Encarnaçao, Giám đốc phát triển kinh doanh Jutta Zwielehner, Giám đốc sản phẩm

Kết luận Hội chứng chết sớm/hoại tử gan tụy cấp (EMS/ AHPND) gây ra bởi Vibrio parahaemolyticus trở thành mối nguy hại cấp thiết và nghiêm trọng cho ngành tôm của nhiều nước. Làm chết tôm ở giai đoạn nhỏ, EMS có khả năng lan ra những ao tôm khác. Các công cụ để đối phó với EMS được thiết lập, nhưng đến nay không có một biện pháp đơn lẻ nào được minh chứng là mang đến hiệu quả 100%. Trong khi đó các biện pháp kết hợp mang lại nhiều triển vọng. Một vài dòng probiotic ức chế một cách có ý nghĩa sự phát triển của chủng V.

Tạ p c h í c ủ a B I O M I N

% ức chế

10,000

5,000

1,000 500 100 Liều dùng ở ppm

50

10

100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0

10,000

5,000

1,000 500 100 Liều dùng ở ppm

50

10

Biểu đồ 4. Chất chiết xuất thực vật như một quorum quenching làm giảm tính gây độc của V. parahaemolyticus. 0.25

160,000 140,000

0.20

120,000 100,000

0.15

80,000 0.10

60,000 40,000

0.05 0

20,000 control

100 15 10 5 Liều lượng chất chiết xuất thực vật ở ppm

0

Khả năng phát sáng (RLU)

Hợp chất quorum quenching Với liều lượng cao của các chất chiết xuất thực vật gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn, Biểu đồ 2 và 3 cho thấy các liều thấp đã có thể ngăn tính độc hại của vi khuẩn. Một khoảng rộng của nồng độ các chất chiết xuất thực vật đã ức chế sự liên lạc của vi khuẩn (quorum sensing) - ảnh hưởng lên việc liên lạc giữa các vi khuẩn bị cắt đứt được biết như quorum quenching. Các hợp chất được tìm thấy trong vài loài tảo biển, gia vị, thảo dược và các tinh dầu thiết yếu này đều có khả năng của một quorum quenching. Biểu đồ 4 chỉ ra các hợp chất chiết xuất thực vật cắt đứt liên lạc của vi khuẩn trong phòng thí nghiệm như thế nào, trong khi không ức chế sự phát triển của vi khuẩn thông qua cách đo độ đục quang học. (Độ đục càng cao cho thấy sự phát triển mạnh, độ đục thấp; vi khuẩn phát triển yếu). Tính phát sáng, hay phát quang, liên quan mật thiết đến quorum sensing và tính độc hại. Ức chế sự phát sáng nhưng không ức chế sự phát triển được chỉ ra bởi khả năng quorum quenching của các chất chiết xuất thực vật. Tính quorum quenching được thấy qua sự phát sáng yếu hơn ở nghiệm thức sử dụng chất chiết xuất thực vật liều thấp so với nhóm đối chứng.

100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0

Biểu đồ 3: Ức chế sự phát triển của V. paraemolyticus mang mã độc sau khi sử dụng hỗn hợp tinh dầu thiết yếu.

Sự phát triển (OD650)

Khả năng giao tiếp của các mầm bệnh Vi khuẩn Vibrio có khả năng giao tiếp với nhau bằng cách tiết ra các phân tử hóa học cho phép chúng cảm nhận được mật độ các Vibrio xung quanh-đặc tính này của vi khuẩn được biết như quorum sensing. Khi vi khuẩn đạt được mật độ nhất định chúng sẽ chuyển sang dạng gây độc, chúng trở thành vi khuẩn gây bệnh. Ngăn chặn Vibrio đạt đến mật độ nhất định có thể trở thành công cụ để ngăn chặn EMS.

% ức chế

Biểu đồ 2. Khả năng ức chế in vitro của hỗn hợp axit hữu cơ chống lại vi khuẩn độc hại V. parahaemolyticus

1

n OD650 n Khả năng phát sáng (RLU)

parahaemolyticus gây độc. Hỗn hợp của các tinh dầu thiết yếu và axit hữu cơ đã chỉ ra tính hiệu quả. Cắt đứt sự liên lạc của vi khuẩn thông qua hợp chất quorum quenching có thể giúp giảm tính độc hại. Một giải pháp toàn diện hơn nhằm chống lại mầm bệnh cả trong ao và trong hệ tiêu hóa của tôm là rất cần thiết. Các biện pháp hữu hiệu phải được kiểm chứng với nhiều khả năng khác nhau và kiểm tra tính hiệu quả cả trong điều kiện phòng thí nghiệm lẫn trong điều kiện cảm nhiễm ngoài thực địa.

5


63

%

6

các mẫu từ thức ăn thủy

sản bị nhiễm aflatoxins ở nồng độ trung bình cao 49 phần tỷ. Nguồn: Khảo sát độc tố nấm mốc của BIOMIN 2014

Science & Solutions • Số 18


Aflatoxins đe dọa ngành công nghiệp cá tra như thế nào Rui Gonçalves, Giám đốc kỹ thuật thủy sản

Sự quan trọng của ngành nuôi trồng thủy sản châu Á còn hơn cả sự đóng góp to lớn của vùng cho sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Cá là nguồn thực phẩm chính yếu trong các bữa ăn ở Đông Nam Á. Khoảng 31 triệu người sống dựa vào nuôi trồng thủy sản ở châu Á.

T

ầm quan trọng của độc tố nấm mốc trong nuôi trồng thủy sản-chất chuyển hóa độc hại của nấm mốc tác động lên động vật và con người-lần đầu tiên được biết đến trong những năm đầu thập niên 1960 với sự bùng phát của aflatoxin trong trại giống cá hồi Onchorhynchus mykiss, sau cá được cho ăn thức ăn chứa hạt bông bị nhiễm aflatoxin Aflatoxins trong nuôi trồng thủy sản Aflatoxins, một dạng của độc tố nấm mốc được sinh ra bởi loài nấm Aspergillus, có thể mọc trên nhiều nguyên liệu thức ăn như bắp, lạc, gạo, bột cá, bột tôm, bột thịt. Aflatoxin B1 (AFB1) là một trong những nhân tố tìm ẩn gây ung thư trên động vật. Những dấu hiệu đầu tiên trên cá bị nhiễm là mang nhợt nhạt, máu khó đông, thiếu máu, giảm tăng trưởng hay không tăng trưởng. Theo khảo sát về độc tố nấm mốc hằng năm của Biomin năm 2014, các số liệu điều tra từ thức ăn thủy sản cho cá và tôm đã chỉ ra rằng, hơn 35 mẫu được phân tích, 63% của tổng số mẫu thức ăn thủy sản bị nhiễm aflatoxins ở nồng độ trung bình cao 49 phần tỷ (ppb), và vài mẫu đến 221 ppb. Hơn thế nữa, 27 của 35 mẫu được phân tích bị nhiễm nhiều hơn một loại độc tố

Tạ p c h í c ủ a B I O M I N

nấm mốc. Điều này cho thấy độ nguy hiểm cho động vật tăng lên vì trong nhiều trường hợp tác động cộng hưởng của hai loại độc tố là cao hơn nhiều so với ảnh hưởng của một loại độc tố riêng lẻ. Các tác động trên cá tra Do tầm quan trọng của sản lượng cá tra ở châu Á, Biomin đã tiến hành các thử nghiệm với mục tiêu xác định tính nhạy cảm của loài này (Pangasianodon hypophthalmus) với sự tăng dần mức độ phơi nhiễm AFB1 trong thức ăn. Sự nhạy cảm với AFB1 được đánh giá qua các chỉ tiêu về tăng trưởng, các thay đổi về mặt sinh học và khả năng kháng bệnh. Một phần quan trọng của thử nghiệm là đánh giá tính hiệu quả của chất hấp thụ độc tố aflatoxin, Mycofix® Secure, để chống lại các ảnh hưởng xấu gây ra bởi AFB1. Tổng quan thử nghiệm Do tầm quan trọng của sản lượng cá tra ở châu Á, Biomin đã tiến hành các thử nghiệm với mục tiêu xác định tính nhạy cảm của loài này (Pangasianodon hypophthalmus) với sự tăng dần mức độ phơi nhiễm AFB1 trong thức ăn. Sự nhạy cảm với AFB1 được đánh giá qua các chỉ tiêu về tăng trưởng, các thay đổi về mặt sinh học và khả năng kháng bệnh. Một phần quan trọng của thử nghiệm là đánh giá tính hiệu quả của chất hấp thụ độc tố

Mối nguy hại bởi aflatoxins trong nuôi trồng thủy sản trở nên rõ ràng từ những năm 1960

7


Aflatoxins đe dọa ngành công nghiệp cá tra như thế nào

Biểu đồ 1. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) trong 8 tuần đầu của thử nghiệm. Các số liệu với các chữ cái khác nhau chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa (P < 0.05).

1.35 b

1.36 1.34 1.31 a

1.32 TCA

1.28

1.31 a

1.31 a

1.29 a

1.30 1.27 ac

1.26 c

1.26 1.24 1.22 1.20 Nồng độ Aflatoxin (ppb)

0

50

100

250

500

1000

500

Mycofix® Secure (ppb)

0

0

0

0

0

0

2.5

Đối chứng

AFB1

Nghiệm thức

Nguồn: BIOMIN

aflatoxin, Mycofix® Secure, để chống lại các ảnh hưởng xấu gây ra bởi AFB1. Tổng quan thử nghiệm Thử nghiệm đã được tiến hành tại đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam để kiểm tra những ảnh hưởng của aflatoxin B1 và tính hiệu quả của chất hấp thụ độc tố nấm mốc Mycofix® Secure. Trong 8 tuần, 100 cá với trọng lượng ban đầu là 8g được cho ăn với 7 loại thức ăn khác nhau: 1 đối chứng, 5 loại với nồng đồ aflatoxin khác nhau, và 1 với aflatoxin cùng Mycofix® Secure.

BIOMIN đã tiến hành các thử nghiệm để xác định tính nhạy cảm với aflatoxin của Pangasianodon hypophthalmus.

8

Hiệu suất tăng trưởng Sau 8 tuần cho ăn thử nghiệm đã cho thấy sự nhạy cảm với AFB1 trên cá tra. Sự hiện diện của aflatoxin đã làm tăng hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), gây giảm tính hiệu quả của sử dụng thức ăn (Biểu đồ 1). Tỷ lệ tăng trưởng thực tế (SGR) sau 8 tuần đã giảm trong tất cả các nghiệm thức với thức ăn có chứa AFB1 (Biểu đồ 2). Ở đây chỉ ra mối liên hệ tuyến tính giữa nhiễm aflatoxin và tăng trưởng chậm: nồng độ aflatoxin càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng thấp. Mặc dù vậy, thử nghiệm đã cho thấy sự hiệu quả của Mycofix® Secure trong việc cải thiện FCR và SGR từ thức ăn bị nhiễm độc tố. Các kết quả khá giống nhau khi so sánh với nhóm đối chứng, mặc dù được cho ăn với AFB1

Các tổn hại trên gan Tương tự như trên động vật có vú, vài enzyme trên cá có thể sử dụng để chỉ ra các ảnh hưởng độc tố trên gan. Một trong các enzyme đó là aspartate aminotransferase, hay AST – được tìm thấy với nồng độ cao trong gan, tim, cơ và thận. Các tế bào bị tổn thương sẽ giải phóng AST. Alanine aminotrans ferase, hay ALT, hiện diện trong tế bào gan và xuất hiện nhiều hơn khi gan bị hoại tử hay tổn thương. Trong 8 tuần đầu của thử nghiệm, không có sự khác biệt có ý nghĩa trong hoạt động của AST và ALT được phát hiện giữa nghiệm thức và đối chứng. Tuy nhiên sau 12 tuần, hoạt động của enzyme liên quan đến tổn thương tế bào tăng một cách có ý nghĩa khi phân tích cá được cho ăn với thức ăn chứa AFB1 (Table 1). Cá được cho ăn chất bổ sung Mycofix® Secure hoạt động của các enzyme trên giảm một cách có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ mô gan được bảo vệ khá tốt. Cảm nhiễm với E. ictaluri Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe, AFB1 cũng là một nguyên tố mạnh gây suy giảm hệ miễn dịch cá. Nói theo cách khác, nhiễm aflatoxin khiến động vật dễ cảm nhiễm hơn. Trong nghiên cứu này, cá cho ăn với thức ăn bị nhiễm aflatoxin được thử nghiệm thêm 4 tuần

Science & Solutions • Số 18


Rui Gonçalves Giám đốc kỹ thuật thủy sản

%/ngày

Biểu đồ 2. Hệ số tăng trưởng đặc biệt (SGR) trong 8 tuần đầu của thử nghiệm

2.05 2.00 1.95 1.90 1.85 1.80 1.75 1.70 1.65 1.60

2.01 1.92

1.94

1.90

1.87

1.87

1.74

Nồng độ Aflatoxin (ppb)

0

50

100

250

500

1000

500

Mycofix® Secure (ppb)

0

0

0

0

0

0

2.5

Đối chứng

AFB1

Nghiệm thức

Nguồn: BIOMIN

Kết luận Sự nguy hiểm gây ra bởi độc tố aflatoxin trong nuôi trồng thủy sản trở nên rõ ràng từ những năm 1960s. Từ thời điểm đó nhiều nghiên cứu đã được tiến hành, tuy nhiên các nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của aflatoxin lên sức khỏe và năng suất của các loài thủy sản là vẫn cần thiết. Nhiễm độc aflatoxin biểu hiện trên cá như: mang nhợt nhạt, máu khó đông, thiếu máu, tăng trưởng chậm hay giảm cân. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng cá tra-một loài quan trọng trong nuôi trồng thủy sản châu Á- aflatoxin gây ra hiệu quả sử dụng thức ăn thấp, tăng trưởng chậm, tăng sự hiện diện của các enzyme liên quan với các tổn thương gan và tế bào, và giảm sức đề kháng. Vì vậy sự kiểm tra thường

Tạ p c h í c ủ a B I O M I N

Bảng 1. Hoạt động của enzyme chỉ ra tính hiệu quả của nghiệm thức trên việc bảo quản mô gan. Các số liệu với các chữ cái khác nhau chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa (P < 0.05) AST (IU/ml)

ALT (IU/ml)

402a

27.7a

AFB1 (500µg/kg)

498.2b

41.4b

AFB1 (500µg/kg ) + Mycofix® Secure (2.5 kg/t)

377.1a

26.6a

Đối chứng

Nguồn: BIOMIN

Biểu đồ 3. Tỷ lệ sống (%) sau khi cảm nhiễm với Edwarsiella ictaluri. Các số liệu với các chữ cái khác nhau chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa (P < 0.05) 60 50 Tỷ lệ sống (%)

(tổng cộng 12 tuần) để phân tích các ảnh hưởng lâm sàng và tính đề kháng khi cảm nhiễm với vi khuẩn gram âm Edwarsiella ictaluri (4.4 x 106 CFU/ mL). Thức ăn cá chứa 250 ppb độc tố AFB1 có tỷ lệ sống thấp hơn có ý nghĩa sau một tuần cảm nhiễm với vi khuẩn Edwarsiella ictaluri. Sau 2 tuần không sử dụng bất kỳ chất bổ sung nào, tỷ lệ sống của các nghiệm thức với AFB1 là thấp hơn một cách ý nghĩa với đối chứng (Biểu đồ 3). Rõ ràng là cho ăn thời gian dài với thức ăn chứa AFB1 có thể ảnh hưởng lên sức đề kháng bệnh của cá tra.

n Sau 1 tuần n Sau 2 tuần

50 a

41.67 a

40 30

31.67 ab 23.33 a

20 10 b

10 0

5 bc 0

8.33 b 0c

50 100 250 AFB1 (μg/kg)

Nguồn: BIOMIN

xuyên, ngăn chặn và giảm thiểu độc tố aflatoxin là cần thiết trong ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và trong ngành nuôi cá tra nói riêng.

9


Ấn bản Khoa Học & Giải Pháp của bạn

AquaStar

®

Tăng trưởng nhanh trong môi trường được cải thiện! Những dòng vi sinh hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Những dòng xử lý sinh học và các men giúp ổn định chất lượng nước và đáy ao.

• Tăn g sứ ruột c khỏe đư ờng • Cải và năng suất thiện • Kiể c m so hất lượn á gn t vi kh bệnh uẩn g ước ây

aquastar.biomin.net

Naturally ahead


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.