8 minute read
1.4.3. Sử dụng bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Thiết kế các nhiệm vụ cho HS: làm thếnào đểHS thực hiện xong thì bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được. Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ GV và HS cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế.
Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án. Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá dự án. 2. Thực hiện dự án Thu thập thông tin Thực hiện điều tra Thảo luận với các thành viên khác Tham vấn giáo viên hướng dẫn
Advertisement
Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá HS trong quá trình thực hiện dự án Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho HS. Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự án. Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS. Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch. Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được. Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo. Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần. Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác. 3. Kết thúc dự án Tổng hợp các kết quả Xây dựng sản phẩm Trình bày kết quả Phản ánh lại quá trình học tập
Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án. Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.
Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm. Tiến hành giới thiệu sản phẩm. Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm. Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra.
1.4.3. Sử dụng bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học
1.4.3.1. Khái niệm của bài tập hóa học - Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông: “Bài tập là những bài dành cho học sinh để tập vận dụng nhưng điều đã học”. Sau khi nghe giáo viên giảng bài, nếu học sinh giải được bài tập mà giáo viên đưa ra thì xem như học sinh đó đã lĩnh hội được một cách tương đối những kiến thức giáo viên đã truyền đạt. - Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: bài tập hóa học để chỉ bài toán định lượng và cả nhữn bài toàn nhận thức chứa yếu tố lý thuyết và thực nghiệm.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Như vậy, chúng tôi đã khái quát lại khái niệm bài tập hóa học là những bài tập có nội dung liên quan đến hóa học. Nội dung của bài tập hóa học thông thường bao gồm những kiến thức chính yếu trong bài giảng. Bài tập hóa học có thể là những bài tập định tính đơn giản chỉ yêu cầu học sinh nhớ và nhắc lại các kiến thức vừa học hoặc đã học xong nhưng cũng có thể là những bài tập định lượng liên quan đến cả những kiến thức hóa học lẫn toán học, đôi khi bài tập còn là những bài tập tổng hợp yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học từ trước kết hợp với những kiến thức vừa học để giải. Tùy từng mục đích của bài học mà bài tập có thể giải dưới nhiều hình thức và nhiều cách giải khác nhau. 1.4.3.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học Theo [31], Việc dạy học không thể thiếu bài tập. Sử dụng bài tập để luyện tập là một biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Bài tập hóa học có ý nghĩa, tác dụng to lớn về nhiều mặt. - Ý nghĩa trí dục: Làm chính xác hóa khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng được kiến thức vào việc giải bài tập thì học sinh mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc. Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. Rèn luyện các kỹ năng hóa học như: cân bằng phương trình phản ứng, tính toán theo công thức và phương trình hóa học … Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn luyện kỹnăng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kỹthuật tổng hợp cho học sinh. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trường. Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy. - Ý nghĩa phát triển: Phát triển ở học sinh năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo. - Ý nghĩa giáo dục: Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học hóa học.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Bài tập thực tiễn, thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động (lao độngcó tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc). 1.4.3.3. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học thực tiễn nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên a) Khái niệm: Để đề cập và nhấn mạnh giá trị tích cực của BTTT đem lại trong dạy học hóa học, đã có nhiều định nghĩa khác nhau. Tác giả Phạm Thị Kiều Duyên đã đưa ra định nghĩa “BTTT là những bài tập đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức, kĩ năng hóa học( những điều kiện và yêu cầu) cũng với các kiến thức của môn học khác kết hợp với kinh nghiệm, kĩ năng sống để giải quyết một số vấn đề đặt ra từ những bối cảnh hay tình huống nảy sinh từ thực tiễn” Theo tác giả Hà Thị Lan Hương, “BTTT định hướng phát triển NL khoa học tự nhiên là bài tập chứa đựng một tình huống thực tiễn, yêu cầu người học giải quyết theo qui trình một đề tài/dự án nghiên cứu khoa học mà kết quả là nhận thức được kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn” Qua các khái niệm trên, chúng tôi đã thống nhất về khái niệm của BTTT như sau: - BTTT là các bài tập HH có nội dung gắn liền với thực tiễn đời sống, yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức HH để giải quyết các vấn đề do chính thực tiễn đặt ra như giải thích hiện tượng tự nhiên, lý giải thói quen sinh hoạt và lao động, bảo vệ môi trường, phân tích quy trình sản xuất, phương pháp thực nghiệm, b) Ý nghĩa: - BTTT gắn với bối cảnh/tình huống đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng kiến thức riêng lẻ vào những bối cảnh, tình huống thực xảy ra trong thực tiễn. Với những bài tập mở tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều phương án giải quyết khác nhau, góp phần hình thành ở HS các năng lực như: năng lực xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Với các bài tập này không có một đáp án duy nhất, có thể chia thành các mức: Mức đầy đủ, chưa đầy đủ và không đạt. - Trong dạy học hóa học, BTTT có thể sử dụng trong các dạng bài học khác nhau và theo các mục đích khác nhau như hình thành kiến thức mới, ôn tập củng cố hoặc kiểm tra đánh giá.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Với bài dạy nghiên cứu và hình thành nội dung kiến thức mới, GV có thể sử dụng BTTT để tạo tình huống có vấn đề, kích thích hoạt động tư duy của HS và tổ chức cho HS thảo luận nhóm để đưa ra các câu trả lời cho các bài tập mở hoặc các cách giải quyết vấn đề thực tiễn khác nhau. Từ đó, yêu cầu HS đánh giá và xác định câu trả lời đầy đủ nhất, cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất. - Với bài dạy luyện tập, GV dùng BTTT để mở rộng, phát triển kiến thức, rèn kĩ năng và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. GV có thể tổ chức cho HS tự đề xuất các vấn đề thực tiễn cần được tìm hiểu, giải thích và nêu ra dưới dạng câu đố để các bạn cùng tìm câu trả lời. Ví dụ: Kim cương nhân tạo dược sản xuất từ các nguyên liệu nào? Có viên kim cương nào có kích thước to bằng trái đất không?... - Với các BTTT đòi hỏi sự tích hợp kiến thức của nhiều môn học để giải quyết các vấn đề phức hợp thì GV có thể xây dựng thành các dự án học tập để HS thực hiện. Thông qua thực hiện các dự án mang tính tích hợp các nội dung hóa học với các kiến thức của môn học khác liên quan đến những vấn đề xã hội, môi trường, … sẽ giúp HS phát triển được các năng lực chung và chuyên biệt đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn và năng lực độc lập sáng tạo. - Với đặc điểm đa dạng và phong phú của BTTT, việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh có thể thực hiện bằng việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong các loại bài dạy, kiểm tra đánh giá, hoạt động ngoại khóa (các cuộc thi, thăm quan, …) hoặc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các biện pháp pháp triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực và bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học THPT và thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực này ở HS