OF FI C
IA L
Trong Chương trình giáo dục phổ thông từ trước đến nay, ngoài hoạt động dạy học trên lớp còn có hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, hoạt động ngoại khóa truyền thống chủ yếu tập trung vào yếu tố “trải nghiệm” mà chưa có những phương pháp, cách thức để đạt mục tiêu “sáng tạo” từ hoạt động thực tiễn của HS. Do đó, dạy học chủ đề chính là cách thức để hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt được mục tiêu giáo dục; còn trải nghiệm sáng tạo là điều kiện tối ưu để phát huy hiệu quả của việc dạy học chủ đề. 1.3. Ý nghĩa của hoạt động tham quan, trải nghiệm trong hình thức dạy học chủ đề môn hoá học Hoá học là bộ môn khoa học có liên quan nhiều đến thực tiễn cuộc sống, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hoá học có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
ƠN
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Hoá học là môn học đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác.
NH
Hiệu quả giáo dục của bài học về vai trò của hoá học càng nâng cao khi được tổ chức, tiến hành bằng những hình thức và biện pháp tích cực nhằm phát huy năng lực của HS qua những hoạt động học tập đa dạng và gắn với thực tiễn. Trong đó, việc vận dụng hình thức dạy học chủ đề vào dạy học hoá học theo hướng tham quan, trải nghiệm nếu được thực hiện một cách khoa học, hợp lý sẽ mang lại nhiều ý nghĩa:
Y
- Có tác dụng to lớn trong việc trang bị kiến thức; giáo dục tư tưởng, tình cảm và rèn luyện kĩ năng cho HS.
QU
- Tăng tính hấp dẫn trong học tập, tạo hứng thú và phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủ động, tư duy độc lập sáng tạo của HS. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực HS một cách toàn diện.
DẠ
Y
KÈ M
Qua việc học tập một cách chủ động, tự giác thông qua trải nghiệm thực tế, HS được phát triển nhiều năng lực chung và năng lực chuyên biệt như: năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực phản biện, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin... Các bài giảng gắn với thực tiễn đời sống, tăng thời gian thực hành đã giúp cho HS động não, trải nghiệm và giải quyết những vấn đề của cuộc sống linh hoạt, hiệu quả hơn. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm của Chương trình Giáo dục phổ thông mới: tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. - Tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên môn, xuyên môn, liên ngành.
Các bài học hoá học triển khai dưới hình thức chủ đề tham quan trải nghiệm có nội dung phong phú và đa dạng, thường mang tính tổng hợp kiến thức kĩ năng của 11