IA L
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học theo chủ đề ở bộ môn Hóa 2.2.1.2. Thuận lợi:
OF FI C
Lãnh đạo Sở giáo dục và các nhà trường đang tích cực chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường áp dụng các kỹ thuật dạy học cũng như quy định và giao chỉ tiêu cho các đơn vị trường thực hiện soạn và dạy học theo chủ đề trên cơ sở của chương trình sách giáo khoa hiện hành nhằm giúp cho giáo viên và học sinh có hướng chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây chính là cơ sở, điều kiện giúp giáo viên thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề ngày càng hoàn thiện hơn.
ƠN
Giáo viên được tạo điều kiện thuận lợi tham gia tập huấn và được triển khai các bước thực hiện chủ đề và phương pháp thực hiện cũng như được tạo điều kiện trao đổi với trường bạn trong huyện và trong tỉnh về việc dạy và học theo chủ đề thông qua việc tổ chức hội giảng cụm, tỉnh. Được sự hỗ trợ nhiệt tình của các đồng nghiệp trong tổ bộ môn, đồng thời cũng được sự cộng tác tích cực từ phía học sinh tạo động lực cho giáo viên nghiên cứu và chọn lọc các nội dung liên quan để thực hiện giảng dạy.
QU
2.1.2.2. Khó khăn:
Y
NH
Bộ môn Hóa là môn tự nhiên có nội dung phong phú, nguồn tài liệu dồi dào để HS tìm hiểu, GV tham khảo trong việc tổ chức HS học tập. Ngoài ra môn Hóa cũng có nhiều kiến thức liên hệ với thực tiễn đời sống hàng ngày của các em. Từ đó các em rất hứng thú trong việc tìm tòi kiến thức mới qua từng nội dung của chủ đề. Đó là những thuận lợi giúp cho việc dạy học theo chủ đề đạt được những kết quả. Hiện nay chưa có sách giáo khoa dạy học theo chủ đề của bộ môn dành riêng cho học sinh tham khảo mà phải sử dụng SGK hiện hành đã có sự xáo trộn thứ tự các nội dung, thứ tự bài nên khâu chuẩn bị bài của học sinh còn hạn chế.
KÈ M
Việc triển khai về hình thức và cách soạn giảng theo chủ đề còn nặng nề khuôn mẫu và chưa thống nhất giữa các môn nên gây khó khăn cho giáo viên khi thực hiện. Những nội dung trong chủ đề thường không theo trình tự kiến thức trong sách giáo khoa mà giáo viên tự dựa vào những nội dung kiến thức có mối quan hệ với nhau soạn lại theo cấu trúc của chủ đề nên một số giáo viên không đầu tư hoặc kiến thức chưa rộng, sâu sẽ rất khó thực hiện và nếu có chỉ mang tính hình thức nhưng thực tế hiệu quả chưa cao.
DẠ
Y
Mỗi chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết. Thế nhưng khoảng cách thời gian giữa các tiết trong chương trình thường không gần nhau, từ đó dẫn đến việc quên một ít kiến thức ở tiết học trước mà các em đã tìm hiểu. Một số học sinh yếu kém thường không chủ động trong việc tự học, tự tìm kiếm kiến thức từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng của chủ đề. 13