TỐ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
vectorstock.com/28062415
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỐ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT, SINH HỌC LỚP 11 - THPT, NGUYỄN THỊ THU WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Đọc là
Bộ Giáo Dục Đào Tạo – Giáo dục trung học Sáng kiến kinh nghiệm
THPT
Trung học Phổ thông Giáo viên
HS
Học sinh
OF
GV
Công nghệ thông tin
PPDH
Phương pháp dạy học
GDPT
Giáo dục phổ thông
ƠN
CNTT
HĐTNST
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Năng lực
NL
Nghiên cứu khoa học
NH
NCKH
Thực nghiệm sư phạm
TNSP
Kế hoạch giáo dục
TN
QU
THPT
Thực nghiệm
Y
KHGD
Trung học phổ thông Nhà xuất bản
SGK
Sách giáo khoa
M
NXB
KÈ
MC PL
DẠ Y
FI
SKKN
CI
BGDĐT - GDTrH
AL
Viết tắt
Người dẫn chương trình (Master of Ceremonies) Phụ lục
MỤC LỤC
AL
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1 1.1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................2
CI
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3
FI
1.5. Kế hoạch nghiên cứu ........................................................................................3 1.6. Đóng góp của đề tài ..........................................................................................4
OF
PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 5 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ..............................................................................................5 2.1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo .............................................................. 5
ƠN
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo ........................................ 5 2.1.3. Vai trò ưu thế của hoạt động trải nghiệm sáng tạo ................................. 7 2.1.4. Kết quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo ........................................... 7
NH
2.1.5. Các nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học . 7 2.1.6. Các bước thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ..................... 8
Y
2.1.7. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề môn Sinh học .............................................................................................. 10 2.1.8.Vai trò của học sinh và giáo viên trong dạy học TNST ......................... 12
QU
2.1.8.1.Vai trò của học sinh: ........................................................................... 12 2.1.8.2.Vai trò của giáo viên: .......................................................................... 13
M
2.1.9. Quan điểm vận dụng dạy học trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT qua những xu hướng đổi mới và phát triển phương pháp dạy học .................................................................................................... 13
KÈ
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ..............................................................................14 2.2.1.Thực trạng vận dụng DHTNST vào dạy học chủ đề môn Sinh học ở trường THPT ................................................................................................... 14
2.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài.................................. 15
DẠ Y
2.3. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT, SINH HỌC LỚP 11. ...................................................................................................................17 2.3.1. Phân tích nội dung và cấu trúc của chủ đề: Quang hợp ở thực vật ....... 17
(5 tiết) .............................................................................................................. 17
AL
2.3.2. Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo .......................... 19 2.3.3. Triển khai thực hiện các HĐTNST khi dạy chủ đề: Quang hợp ở thực vật .................................................................................................................... 22
CI
2.3.4. Công cụ đánh giá:.................................................................................. 46 2.4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................................46
FI
2.4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ............................................................ 46 2.4.2. Bố trí TN ............................................................................................... 46
OF
PHẦN 3: KẾT LUẬN .......................................................................................... 48 3.1.Kết luận ............................................................................................................48 3.2. Kiến nghị .........................................................................................................49
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 51
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài
NH
ƠN
OF
FI
CI
Trong giai đoạn giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Một trong những quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn bó với thực tiễn. Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyến từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức các hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…đặc biệt nhấn mạnh hình thức học tập trải nghiệm”. Các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tăng cường khả năng quan sát, học hỏi và cọ xát với thực tế, thu lượm và xử lí thông tin từ môi trường xung quanh từ đó đi đến hành động sáng tạo và biến đổi thực tế mà các em quan sát được. Hoạt động trải nghiệm cũng làm cho nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong chương trình sách giáo khoa mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội. Việc dạy học gắn lý thuyết với thực tiễn giúp học sinh trong quá trình trải nghiệm thể hiện được giái trị bản thân, thiết lập được mối quan hệ cá nhân với cá nhân khác và với tập thể, mối quan hệ giữa môi trường học tập và môi trường sống.
QU
Y
Trong đó Sinh học là môn học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối với các ngành khoa học tự nhiên khác, các môn học khác như vật lí, hóa học. Sinh học đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
DẠ Y
KÈ
M
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Sinh học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Theo Ban phát triển các chương trình môn học thì chương trình môn Sinh học cấp THPT giúp HS phát triển các năng lực thành phần của năng lực tìm hiểu tự nhiên, gắn với chuyên môn về sinh học như: năng lực nhận thức kiến thức sinh học; năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức sinh học; năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó, HS biết ứng xử với tự nhiên một cách đúng đắn, khoa học và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của mình cũng như điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, gia đình. Vì vậy, các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng như định hướng hoạt động và định hướng dạy học tích cực. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết các GV chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết cho HS, rèn luyện kĩ năng làm 1
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
CI
AL
các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm ...theo logic, khuôn mẫu nên việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn đời sống, vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn chưa được chú trọng, HS chưa biết cách làm việc độc lập một cách khoa học để lĩnh hội tri thức, chưa được hướng dẫn cũng như làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn.
OF
FI
Từ những lí do đó tôi chọn đề tài “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm qua dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học lớp 11” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học lớp 11 nói riêng và chất lượng dạy học Sinh học ở trường phổ thông nói chung. 1.2. Mục đích nghiên cứu
ƠN
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT với mục đích:
NH
- Đề xuất nội dung và quy trình dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, môn Sinh học lớp 11 theo tiếp cận dạy học trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THPT, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Sinh học cũng như phát triển năng lực của học sinh trường THPT.
Y
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả từ đó hình thành năng lực hợp tác trong học tập và trong công việc hàng ngày.
QU
- Định hướng cho học sinh cách tìm tòi, khai thác các tài liệu liên quan đến vấn đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một cách có hiệu quả.
M
- Giúp học sinh tự tin giao tiếp trước đám đông và khả năng thuyết trình các sản phẩm do chính các em tìm tòi.
KÈ
- Và hơn hết các em có thể tự hào về những sản phẩm do chính tay mình làm ra và sử dụng những sản phẩm đó với nhiều mục đích khác nhau hoặc sẽ định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường.
DẠ Y
- Xây dựng thêm các chủ đề dạy học theo nội dung hoạt động trải nghiệm vào bài giảng Sinh học 11 THPT để dạy tốt và học tốt môn sinh học. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm ở trường THPT
2
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
OF
FI
CI
AL
- Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa sinh học 11, cụ thể chủ đề: Quang hợp ở thực vật theo công văn 3280 /BGDĐT – GDTrH (27/08/2020) của bộ GD và ĐT. - Nghiên cứu các phương pháp và cách thức lồng nội dung tổ chức các hoạt động trải nghiệm vào nội dung bài học - Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học chủ đề theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các HĐTNST đã xây dựng trong chủ đề. - Kết luận và đề xuất. 1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học TNST, nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo có liên quan.
ƠN
- Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý kiến GV, HS 1.5. Kế hoạch nghiên cứu
NH
- Thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
Nội dung công việc
Sản phẩm
1
Tháng 5/2020
Tìm hiểu tài liệu, thực trạng và - Bản đề cương chi tiết của chọn đề tài, viết đề cương đề tài. nghiên cứu.
2
Tháng 6,7,8/2020
QU
Y
STT Thời gian
- Nghiên cứu lí luận dạy học, - Tập hợp lý thuyết của đề PPDH tích cực của bộ môn. tài.
3
KÈ
M
- Khảo sát thực trạng, tổng hợp - Xử lý số liệu khảo sát được. số liệu năm trước. - Tổng hợp ý kiến của đồng - Trao đổi với đồng nghiệp và nghiệp. đề xuất sáng kiến kinh nghiệm.
Tháng
DẠ Y
9,10/2020
4
- Kiểm tra trước thực nghiệm.
- Xử lý kết quả trước khi thử - Áp dụng thực nghiệm trên các nghiệm đề tài. lớp 11A1, 11A4, 11D2 - Tổng hợp và xử lý kết quả thử nghiệm đề tài.
Tháng - Viết sơ lược sáng kiến. 11,12/2020 - Xin ý kiến của đồng nghiệp.
- Bản thảo sáng kiến. - Tập hợp đóng góp của đồng 3
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
6
Tháng 3/2021
CI
1, 2 /2021
Hoàn thành sáng kiến kinh Sáng kiến kinh nghiệm chính nghiệm thức chấm cấp trường Chỉnh sửa, bổ sung sáng kiến Hoàn thành sáng kiến nộp Sở kinh nghiệm sau khi chấm cấp trường
FI
Tháng
OF
5
AL
Tiếp tục thử nghiệm trên các nghiệp. lớp 11A1, 11A4,11D2
1.6. Đóng góp của đề tài
ƠN
- Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học ở lớp 11 nói riêng và ở trường THPT nói chung, đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới năm 2018.
NH
- Về mặt thực tiễn: Cung cấp những giá trị cụ thể về mức độ thành công của việc đưa giáo án lồng ghép tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào thực tiễn giảng dạy sinh học THPT.
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
Đây là phương pháp dạy học gắn nhiều với thực tiễn, đồng thời thấy rõ sự phát triển năng lực của mỗi học sinh. Qua đó, giúp học sinh rèn luyện, phát triển bản thân, định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị hành trang tốt nhất khi rời ghế nhà trường. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật phát triển, là yếu tố rất thuận lợi để thực hiện phương pháp dạy học này, nâng cao hiệu quả dạy học.
4
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
CI
2.1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
FI
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một khái niệm mới trong dự thảo về “ đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015”
OF
Để xác định được hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cần xuất phát từ các thuật ngữ “ Hoạt động”, “ Trải nghiệm”, “Sáng tạo” và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Tuy nhiên nó củng không phải là phép cộng đơn giản của ba thuật ngữ trên, bởi trong hoạt động đã có yếu tố trải nghiệm, sáng tạo. Chỉ có những hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành phẩm chất và năng lực cho người học, dành cho đối tượng học sinhđảm bảo ba yếu tố Hoạt động – Trải nghiệm – sáng tạo
NH
ƠN
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới công bố ngày 21 tháng 7 năm 2017, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới dự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kĩ năng và tich lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học, đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau.
QU
Y
Có nhiều cách hiểu khác nhau về trải nghiệm sáng tạo nhưng nhìn chung trải nghiệm sáng tạo được coi là hoạt động giáo dục, được tổ chức theo thức trải nghiệm và sáng tạo nhằm góp phần phát triển toàn bộ nhân cách học sinh Trên cơ sở phân tích các khái niệm thuật ngữ có thê đưa ra các định nghĩa về hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:
DẠ Y
KÈ
M
“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động , tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí , tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực cần có của công dân trong xã hội hiện đại, qua hoạt động học sinh phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị cho cá nhân và cộng đồng” 2.1.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp
5
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
FI
CI
AL
Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tích hợp tổng hợp kiến thức kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập như giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, thể chất , giáo dục lao động , an toàn giao thông , môi trường , phòng chống các tệ nạm xã hội .... Điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đá ứng nhu cầu hoạt động của học sinh giúp các em vận dụng vào thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng hơn - Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng
NH
ƠN
OF
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa , thể dục thể thao, câu lạc bộ, các công trình nghiên cứu,trải nghiệm STEM...mỗi hình thứ hoạt động trên điều tiềm tàng trong đó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, cũng như nhu cầu nguyện vọng của học sinh. Trong quá trình thiết kế tổ chức đánh giá các hoạt động cả giáo viên và học sinh đchủ ssều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo - Học qua trải nghiệm là quá trình tích cực và hiệu quả
QU
Y
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động , tự giác và sáng tạo của bản thân. Nó có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế hoạt động dến chuẩn bị thực hiện và đánh giá kết quả... từ đó hình thành cho các em nhứng giá trị sống và năng lực cần thiết. - Học qua trải nghiệm đòi hỏi khả năng phối hợp liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
DẠ Y
KÈ
M
Khác với hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, ban giám hiệu, đoàn thanh niên, cha mẹ học sinh, hội khuyến học , các tổ chức cơ quan doanh nghiệp địa phương. ...mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng thế mạnh riêng. Tùy nội dung tính chất của từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể là đầu mối , chủ trì hoặc phối hợp và sự hổ trợ củng khác nhau. Do vậy hoạt động trải nghiệm sáng tạo là điều kiện cho học sinh được học tập , giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục, được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng , hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 6
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
- Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được.
FI
CI
Lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và thế người xung quanh bằng nhiều con đường khác nhau để phát triển nhân cách mình là mục tiêu quan trọng của hoạt động học tập. tuy nhiên có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn. sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinh nhiều vốn sống, kinh nghiệm phong phú mà nhà trường không thể cung cấp thông qua các công thức hay định luật định lý ...
ƠN
OF
Tóm lại học từ trải nghiệm là phương thức học hiệu quả, nó giúp hình thành năng lực cho trẻ. Học từ trải nghiệm có thể thực hiện đối với bất cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế xã hội ... học từ trải nghiệm củng cần được tiến hành có tổ chức , có hướng dẫn theo quy trình nhất định của nhà giáo dục thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn. Hoạt động giáo dục nhân cách học sinh chỉ có thể tổ chức qua trải nghiệm. 2.1.3. Vai trò ưu thế của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
NH
- Bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục
- Con đường quan trọng để gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn - Hình thành phát triển nhân cách hài hòa và toàn diện cho học sinh
Y
- Điều chỉnh và định hướng cho hoạt động dạy học
QU
2.1.4. Kết quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Con người được trang bị đầy đủ kiến thức phong phú về hoàn cảnh, môi trường sống , xây dựng những tình cảm đạo đức trong sáng , thân thiện, yêu cuộc sống, thiên nhiên - Hình thành các kĩ năng , năng lực sống trong những hoàn cảnh xã hội khác
M
nhau
KÈ
- Giúp người trải nghiệm khám phá phát huy năng lực bản thân và có tác động đến cộng đồng. - Cải thiện môi trường học tập thân thiện, tình cảm
DẠ Y
- Giảm thiểu những áp lực căng thẳng trong chương trình học
2.1.5. Các nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
- Đảm bảo tính mục đích và tính kế hoạch của hoạt động
- Đảm bảo tính thích hợp và tính hiệu quả 7
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
- Đảm bảo sự thống nhất của nội khóa và ngoại khóa
- Đảm bảo sự thống nhất giữa chỉ đạo của giáo viên và tính tự quản của học sinh - Có sự tự nguyện chủ động và hứng thú của học sinh
CI
- Nội dung sinh hoạt phải linh hoạt, phong phú cân đối giữa các loại hình
FI
- Huy động sự tham gia giúp đỡ của nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, cơ quan doanh nghiệp
OF
2.1.6. Các bước thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. công việc này bao gồm một số việc;
ƠN
+ Căn cứ nhiệm vụ mục tiêu và chương trình giáo dục cần tiến hành khảo sát nhu cầu và điều kiện tiến hành
NH
+ Xác định rõ đối tượng thực hiện, việc hiểu rõ đặc điểm học sinh tham gia vừa giúp giáo viên thiết kế hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa giúp phòng ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra đối với học sinh - Bước 2: Đặt tên cho hoạt động
Đặt tên cho hoạt động là việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề , mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động
QU
Y
Tên hoạt động cũng tạo được sự hấp dẫn lôi cuốn , tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi của học sinh .Vì vậy cần có sự tìm tòi suy nghĩ để đặt tên cho hoạt động phù hợp và hấp dẫn. Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn
M
+ Phản ánh được chủ đề nội dung của hoạt động
KÈ
+ Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mổi chủ đề nhưng củng có mục tiêu cụ thể của hoạt động đó.
DẠ Y
Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động
Các mục tiêu hoạt động cần được xác định cụ thể, rõ ràng phù hợp, phản ánh được mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, định hướng giá trị
Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có tác dụng là: 8
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
+ Định hướng cho hoạt động , là cơ sở chọn lụa nội dung và điều chỉnh hoạt dộng + Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò Khi xác định mục tiêu cần trả lời các câu hỏi sau:
CI
+ Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động
FI
+ Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh kiến thức ở mức độ nào (khối lượng và chất lượng của kiến thức)
OF
+ Những kĩ năng có thể hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động + Những thái độ, giá trị nào có thể hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động TNST.
ƠN
Bước 4: Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động
NH
Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào sự xác định đầy đủ và hợp lí những nội dung và hình thức của hoạt động Trước hết cần căn cứ vào chủ đề, mục tiêu đã xác định các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, nhà trường, khả năng của học sinh để xác định nội dung phù hợp cho các hoạt động , cần liệt kê đầy đủ các nội dung cần thực hiện
QU
Y
Từ nội dung xác định cụ thể phương pháp tiến hành , xác định các phương tiện cần có để tiến hành Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể một hoạt động có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó chủ đạo, còn hình thức khác phụ trợ Bước 5: Lập kế hoạch
M
Nếu chỉ tuyên bố về các mục tiêu đã lựa chọn thì nó vẩn chỉ là những ước muốn và hy vọng , mặc dù có tính toán và nghiên cứu kĩ lưỡng. Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch
KÈ
Lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực,vật chất, tài liệu ) và thời gian, không gian ... cần cho việc hình thành các mục tiêu
DẠ Y
Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định, hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiện mỗi mục tiêu. Vì đạt được mục tiêu với chi phí ít nhất là đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy Trong bước này cần phải xác định 9
+ Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện ? + Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao
CI
+ Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào ?
AL
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
+ Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các nhân ..
FI
+ Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình
OF
Rà soát kiểm tra lại nội dung và trình tự các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét, tính toán hợp lí, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. Nếu phát hiện ngững sai sót hoặc bất hợp lí ở khâu nào, bước nào, , nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh.
ƠN
Cuối cùng hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động TNST. Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.
NH
2.1.7. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề môn Sinh học
Y
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng phong phú, cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục có thể tổ chức nhiều hình thức khác nhau như câu lạc bộ, trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, trải nghiệm STEM…
QU
2.1.7.1 Tham quan dã ngoại:
Đây là hình thức học tập trải nghiệm hiệu quả nhất bởi tính hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan dã ngoại là được tham quan, tìm hiểu và học hỏi kiến thức
M
Tiếp xúc với các di tích, danh thắng lịch sử, văn hóa, công trình nhà máy, cảnh quan tự nhiên từ đó giúp các em có những kinh nghiệm thực tế để áp dụng vào chính cuộc sống của các em.
KÈ
- Ý nghĩa
DẠ Y
Nội dung tham quan dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh từ đó giáo dục lòng yêu nước, yêu thiên nhiên, giáo dục truyền thống cách mạng .... Tham quan dã ngoại giúp tăng cường cơ hội cho học sinh được giao lưu, chia sẻ và thể hiện những khả năng vốn có của mình. Đồng thời giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước, hiểu được những giá trị truyền thống và hiện đại. Để từ đó rút ra cho mình những bài học quan điểm củng như lối sống phù hợp. Tận mắt chứng kiến, tự mình cảm nhận giúp các em thấu hiểu, đồng cảm củng như phát 10
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
triển các giá trị để từ đó thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng. Mỗi hình thức tham quan dã ngoại luôn gắn với một chủ đề học tập giáo dục trong chương trình hay là nguồn bổ sung kiến thức thực tiễn hoặc kĩ năng sống cho học sinh
OF
FI
CI
Tham quan dã ngoại là cơ hội cho thầy – trò có sự gắn kết giao lưu để từ đó giáo viên thấu hiểu, nắm bắt được nhu cầu nguyện vọng của học sinh để từ đó thiết kế các chương trình học tập phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm môi học. Tham quan dã ngoại là cơ hội điều kiện tốt để các em tự khẳng định mình thể hiện tính tự quản, tính sáng tạo và biết đánh giá sự cố gắng , sự trưởng thành của bản thân củng như giúp các em học tập theo phương châm “ học đi đôi với hành”, “lí luận đi đôi với thực tiễn” ...
ƠN
- Các hình thức tham quan dã ngoại của môn thuộc khoa học tự nhiên như tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề, trang trại, nhà máy ,xí ghiệp.... theo các chủ đề học tập
2.1.7.2. Tổ chức trò chơi
NH
Tuy nhiên việc tổ chức tham quan dã ngoại không phải trường nào củng có cơ hội và khả năng thực hiện do yếu tố kinh phí, đảm bảo thời gian chương trình, sự đồng thuận của phụ huynh... Vì vậy trong khi làm kế hoạch chúng ta có thể sáng tạo các hình thức tham quan giả ngoại có lợi nhất, như có thể chỉ cần đến những địa điểm gần khu vực trường nhưng quan trọng là phải có chương trình để học sinh có những trải nghiệm sáng tạo của mỗi cá nhân.
QU
Y
Trò chơi là Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”
DẠ Y
KÈ
M
Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐTNST như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,… Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn,… 2.1.7.3. Tổ chức câu lạc bộ
Đây là hoạt động ngoại khóa của một nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu năng khiếu ... với định hướng của nhà giáo dục nhằm tạo môi trường , giao lưu 11
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
CI
AL
thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo và những người trưởng thành khác. Hoạt động câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh chia sẻ những kiến thức hiểu biết của mình về lĩnh vực mà các em quan tâm , qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh : trình bày, giao tiếp , lắng nghe, biểu đạt ý kiến, giải quyết vấn đề .. thông qua đó giáo viên có thể hiểu và quan tâm tới nhu cầu nguyện vọng và mục đích chính đáng của học sinh
FI
Hình thức tổ chức câu lạc bộ như: câu lạc bộ xanh, trồng cây xanh bảo vệ môi trường ...
OF
2.1.7.4. Tổ chức thảo luận
- Đây có lẽ là cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm đơn giản và dễ thực hiện nhất với điều kiện nước ta cũng như mặt bằng chung của các trường phổ thông hiện nay.
ƠN
Thảo luận có thể diễn ra trong phạm vi hẹp trong lớp học dưới sự hướng dẫn điều khiển của giáo viên học sinh cùng nhau trao đổi tìm ra nguyên nhân và giải pháp thực hiện chủ đề cùng trao đổi.
NH
- Giáo viên chỉ là người tổ chức còn học sinh là người chủ trì, dẫn dắt, thực hiện. Tuy nhiên đây cũng chỉ là bước đầu của học tập trải nghiệm hình thức tổ chức này sẽ khó phát huy hết năng lực người học và đặc biệt là những em học sinh còn chưa chú ý tới học tập. Bởi vậy giáo viên cần có những hình thức tổ chức hấp dẫn với tất cả đối tượng học sinh nhằm phát triển năng lực ở người học.
Y
2.1.7.5. Trải nghiệm STEM
M
QU
Thông qua TNST theo định hướng STEM. Đó chính là vận dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các môn học Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Trong đó HS biết liên kết các kiến thức Khoa học, Toán học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Biết sử dụng, quản lý và truy cập Công nghệ. HS biết về quy trình thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm.
KÈ
Ngoài ra còn có các hình thức TNST khác như diễn đàn, tổ chức câu lạc bộ, lao động công ích, tổ chức các cuộc thi, sinh hoạt tập thể, giao lưu, tổ chức sự kiện… 2.1.8.Vai trò của học sinh và giáo viên trong dạy học TNST 2.1.8.1.Vai trò của học sinh:
DẠ Y
HS phải chủ động và tích cực trong việc đón nhận tình huống học tập mới, chủ động trong việc huy động kiến thức, kỹ năng đã có vào khám phá, giải quyết các tình huống học tập mới đồng thời HS phải chủ động bộc lộ những quan điểm và những khó khăn của bản thân khi đứng trước tình huống học tập mới. HS đạt được tri thức, tư duy và nhân cách qua quá trình dự đoán, kiểm nghiệm, thất bại từ đó rút 12
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
OF
FI
CI
AL
ra bài học cần thiết. phải chủ động tích cực trong việc thảo luận, trao đổi thông tin với bạn học và GV. Việc trao đổi này phải xuất phát từ nhu cầu của chính HS trong việc tìm những giải pháp để giải quyết tình huống học tập mới hoặc khám phá sâu hơn các tình huống đó.HS phải tự điều chỉnh lại kiến thức của bản thân sau khi lĩnh hội được các tri thức mới, thông qua việc giải quyết các tình huống học tập. Không chỉ chú trọng vào quá trình thu nhận kiến thức mà còn nắm cách học, mô tả được những nhiệm vụ cần thực hiện để giải quyết vấn đề.HS phải có kỹ năng sử dụng các phương tiện học tập thành thạo như biết khai thác thông tin trên internet, sử dụng các phần mềm... Luôn nỗ lực biến những ý tưởng trong học tập thành sản phẩm cụ thể. Và phải học thực hiện đánh giá người khác và tự đánh giá bản thân qua quá trình học tập. 2.1.8.2.Vai trò của giáo viên:
NH
ƠN
GV là người thiết kế các tình huống học tập, người nêu vấn đề, người biên soạn, giới thiệu tài liệu học tập, điều phối mọi hoạt động trong lớp học, tiếp nhận những phản hồi, điều chỉnh hoạt động học đi đúng hướng, luôn bên cạnh người học với vai trò nhà tư vấn tạo môi trường cho người học kiến tạo kiến thức cho mình. Vai trò của GV trong DHTNST được mô tả như sau:
Y
GV khuyến khích, chấp nhận sự tự điều khiển và sáng kiến của người học, tích cực tìm hiểu kiến thức đã có và nhu cầu học tập của HS, khuyến khích HS trao đổi, tranh luận với nhau và cả với GV, cũng như thay đổi cách hướng dẫn và thay đổi nội dung khi cần thiết, khuyến khích HS tư duy phê phán và tìm hiểu các vấn đề trong những tình huống bằng những câu hỏi tư duy, hay các câu hỏi mở.
QU
Hướng dẫn người học cách học, cách điều chỉnh các kỹ năng học tập và cách định hướng, điều khiển những nỗ lực học tập. Nuôi dưỡng động cơ đam mê học tập của HS bằng cách sử dụng thường xuyên các mô hình thúc đẩy hoạt động học. Cũng luôn luôn tạo điều kiện cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
KÈ
M
2.1.9. Quan điểm vận dụng dạy học trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT qua những xu hướng đổi mới và phát triển phương pháp dạy học
Hiện nay, ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm về đổi mới PPDH theo nhiều hướng khác nhau. Những hướng đổi mới đó là:
DẠ Y
Hướng 1: Tăng cường tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với thực tiễn luôn đổi mới. Hướng 2: Tăng cường năng lực vận dụng trí thức đã học vào cuộc sống, sản xuất luôn biến đổi. 13
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
Hướng 3: Chuyển dần trọng tâm của PPDH từ tính chất thông báo, tái hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa – cá thể hóa cao độ, tiến lên theo nhịp độ cá nhân.
CI
Hướng 4: Liên kết nhiều PPDH riêng lẻ thành tổ hợp PPDH phức hợp.
FI
Hướng 5: Liên kết PPDH với các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại (phương tiện nghe nhìn, máy vi tính, mạng internet...) tạo ra các tổ hợp PPDH có dùng phương tiện kỹ thuật dạy học.
OF
Hướng 6: Chuyển hóa phương pháp khoa học thành PPDH đặc thù của môn học. Hướng 7: Đa dạng hóa các PPDH phù hợp với các cấp học, bậc học, các loại hình trường và các môn học.
ƠN
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2.2.1.Thực trạng vận dụng DHTNST vào dạy học chủ đề môn Sinh học ở trường THPT
* Kết quả thăm dò 38 GV dạy tại trường nơi tôi công tác về vận dụng và tổ chức các HĐTNST tôi thấy:
NH
- Về mức độ sử dụng: Đa số GV chưa sử
dụng các HĐTNST thường xuyên; một số
QU
còn ở mức độ rất thấp .
Y
GV đã sử dụng dạy học TNST nhưng cũng
Hình 1: Mức độ sử dụng các HĐTNST trong dạy học của GV
KÈ
M
- Về tính hiệu quả của TNST trong việc phát triển năng lực toàn diện cho HS, đa số GV đánh giá cao hiệu quả mà TNST đem lại như: rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử; phát triển các năng lực tư duy, sáng tạo, vận dụng kiến thức Sinh học vào cuộc sống; rèn luyện năng lực hợp tác, kĩ năng thuyết trình giữa đám đông, kĩ năng giải quyết vấn đề… - Về hạn chế của HĐTNST: Hầu hết GV đều cho rằng, HĐTNST cần nhiều thời gian để thực hiện và không phù hợp với hình thức thi cử hiện nay.
DẠ Y
* Kết quả thăm dò HS 3 lớp 11A1 (44 HS), 11A4 (44 HS) và 11D2 (42 HS) trường THPT nơi tôi công tác thì cho thấy: hầu hết HS đều hứng thú với những kiến thức Sinh học liên quan đến thực tiễn, đòi hỏi các em vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. Hầu hết HS ban đầu còn chưa thích nghi với dạy học TNSN do tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, sau khi tham gia thì hầu hết các em đều rất thích 14
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
OF
FI
CI
AL
thú, vì qua việc thực hiện nhiệm vụ học tập, các em học hỏi, giao lưu và phát triển nhiều kĩ năng cần thiết cho định hướng nghề nghiệp.
ƠN
Hình 2: Mức độ yêu thích các HĐ TNST trong học tập của HS
NH
Như vậy, tuy DHTNST còn gặp một số khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng TNST thực sự có nhiều ưu điểm nổi trội, giúp người GV dạy học hướng vào mục tiêu lấy người học làm trung tâm, phát triển người học một cách toàn diện. 2.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài
2.2.2.1.Thuận lợi
KÈ
M
QU
Y
Gần đây, Bộ GD và ĐT đã công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó nhấn mạnh mục tiêu của môn Sinh học là: Chương trình môn Sinh học cấp trung học phổ thông giúp học sinh phát triển các năng lực thành phần của năng lực tìm hiểu tự nhiên, gắn với chuyên môn về sinh học như: năng lực nhận thức kiến thức sinh học; năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức sinh học; năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn; từ đó biết ứng xử với tự nhiên một cách đúng đắn, khoa học và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân. Môn Sinh học cũng góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực chung đã quy định trong chương trình GDPT tổng thể.
DẠ Y
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường và tổ bộ môn đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của cấp học. Giáo viên trong nhà trường luôn có trách nhiệm cao, say mê với nghề nghiệp và hết lòng yêu thương học sinh. Ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu và tổ bộ môn đã có triển khai các kế hoạch, chỉ thị, nhiệm vụ năm học; đổi mới PPDH nhằm phát triển năng lực HS, tạo hứng thú học tập cho HS. Lãnh đạo trường luôn khuyến khích giáo viên tích cực sử dụng các PPDH
15
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
mới như DHDA, STEM, trải nghiệm sáng tạo, chủ đề, tích hợp, NCBH... nhằm tăng cường rèn luyện cũng như phát triển các năng lực của HS.
CI
Bên cạnh đó, nhiều trường THPT hiện nay có nhiều thế mạnh về cơ sở vật chất. Các HĐTNST đòi hỏi sự tham gia nhiều của CNTT, HS khá thành thạo vi tính, máy chiếu, khai thác mạng (facebook, zalo, messeger, trang web, goole)...Vì vậy, việc sử dụng để báo cáo sản phẩm dự án của HS rất dễ dàng.
FI
2.2.2.2. Khó khăn:
OF
- Khi dạy các kiến thức Sinh học, nhiều giáo viên chỉ trình bày, giới thiệu các kiến thức mà không có phân tích, giải thích để học sinh hiểu rõ bản chất vì vậy việc tiếp nhận kiến thức của học sinh gặp khó khăn. Chủ yếu học sinh chỉ ghi nhớ và áp dụng một cách máy móc mà không có liên hệ với các kiến thức tương tự.
NH
ƠN
- Năng lực của giáo viên trong việc tiếp cận với chương trình đổi mới phương pháp dạy học ở các trường và các địa phương không đồng đều, một số giáo viên chưa thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, giảng dạy do chưa quan tâm đến quá trình đổi mới, cải cách của Bộ giáo dục. Phương pháp dạy học của nhiều giáo viên còn thiếu sáng tạo, gượng ép. Giáo viên lên lớp chủ yếu dạy xong các kiến thức trong sách giáo khoa theo lối truyền thụ truyền thống giáo viên giảng, ghi bảng còn học sinh nghe, chép. Chính điều đó làm cho học sinh tiếp nhận kiến thức một chiều, thiếu sự năng động, tự tin.
QU
Y
- Bản thân các giáo viên chưa có đủ kinh nghiệm, năng lực để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vì thực tế chưa có nhiều chương trình tập huấn hiệu quả về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho giáo viên, đồng thời giáo viên chưa được tham gia nhiều các hoạt động nên thiếu kinh nghiệm - Nhiều giáo viên chỉ chú trọng việc rèn luyện các dạng bài tập để luyện thi đại học, học sinh học để vượt qua các kì thi. Nhiều kiến thức thực tiễn bị lãng quên mà không được áp dụng ngoài thực tiễn.
KÈ
M
- Việc thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm đòi hỏi có sự chuẩn bị đầu tư rất kĩ về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, dụng cụ ... mất nhiều thời gian của giáo viên .
DẠ Y
- Bản thân phụ huynh chưa có sự đồng thuận cao trong tổ chức hoạt động: như sợ ảnh hưởng đến thời gian học chính khóa, hay khi tham gia các hoạt động dã ngoại sợ mất an toàn, kinh phí tổ chức ... - Chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá cụ thể về hoạt động của HS, đánh giá cá nhân, nhóm, đánh giá riêng rẻ và đánh giá đồng đẳng để tạo ra động lực, tính tự giác cho các HS. 16
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
FI
CI
AL
Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, trong công cuộc thực hiện cuộc cách mạng 4.0 chúng ta cần nhìn nhận lại cách truyền thụ kiến thức cho học sinh. Quá trình hình thành năng lực chính là quá trình phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Quá trình bồi dưỡng giáo dục năng lực là quá trình tác động sư phạm của nhà giáo một cách đúng quy luật, đảm bảo tính khoa học và mang tính thực tiễn.
OF
2.3. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT, SINH HỌC LỚP 11. 2.3.1. Phân tích nội dung và cấu trúc của chủ đề: Quang hợp ở thực vật (5 tiết)
1.Kiến thức:
- Nêu được khái niệm và vai trò của quang 5 tiết hợp ở thực vật - Phân tích hình thái của lá chứng minh thích nghi với chức năng quang hợp.
KÈ
M
- Nêu được thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp của lá xanh.
DẠ Y
Hình thức tổ Tiết chức DH / hình ppct thức KTĐGG
NH
Chủ đề: Quang hợp ở thực vật (bài 8, 9, 10, 11, 13)
Thời lượng
Y
7
Bài / chủ Yêu cầu đạt được đề
QU
TT
ƠN
(Trích từ KHGD môn Sinh học năm học 2020-2021 của đơn vị nơi tôi công tác)
- Nêu được nguyên liệu và sản phẩm của từng pha của quang hợp - Phân biệt được pha tối của quá trình quan hợp ở t/v C3, C4 và
*Hình thức tổ chức: Trên lớp, hs làm việc theo nhóm, thuyết trình, phòng thực hành,tại nhà, ngoài thực địa. *Hình thức KTĐG: thông qua bài test nhanh cuối tiết, phiếu học tập hs, báo cáo thực hành của HS, báo cáo sản phẩm của HS.
Điều chỉnh theo công văn 3280/BGDĐT
9
Tích hợp bài 8,9,10,11,13 thành chủ đề dạy trong 5 tiết.
10
Bài 8:
11
- Mục I.1. Quang hợp là gì →không dạy.
8
12
- Mục II.1. Hình 8.2→ Không dạy chi tiết cấu tạo trong của lá. - Mục II.1. Lệnh ▼ trang 37→ Không thực hiện. Bài 9: 17
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
FI
CI
- Phân tích được ảnh hưởng của các tác nhân (ánh sáng, nhiệt độ, CO2, nước, nguyên tố khoáng) đến quang hợp.
ƠN
Y
NH
- Làm được thí nghiệm về phát hiện diệp lục và carotenoit qua các sản phẩm của HS (xôi ngũ sắc, mứt dừa, thạch từ các nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên).
OF
- Nêu được các khái niệm: năng suất sinh học và năng suất kinh tế. - Phân tích được các biện pháp làm tăng năng suất.
Cả bài→ Không dạy chi tiết phần cơ chế, chỉ dạy phân biệt quá trình quang hợp ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
AL
CAM
QU
- Giải thích được kết quả thí nghiệm (thông qua màu sắc của các sản phẩm)
KÈ
M
2. Kĩ năng: quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.
DẠ Y
3.Thái độ: -Vận dụng vào thực tiễn trồng cây tại địa phương. - Vận dụng kiến thức đã học góp phần nâng cao năng suất cây trồng. 18
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
FI
CI
AL
- Tuyên truyền các biện pháp trồng đúng loại cây với mật độ phù hợp; Tưới tiêu, bón phân hợp lí cho từng loại cây trồng, đúng thời điểm, bảo vệ cây trồng kịp thời
NH
Hình thành năng lực làm việc nhóm, giải quyết vấn đề
ƠN
4. Định hướng năng lực:
OF
- Ý thức bảo vệ cây xanh, môi trường đất, nước, sử dụng nước và phân bón hợp lí.
2.3.2. Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
QU
TRƯỜNG THPT X
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Y
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRÍCH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO NHÓM SINH HỌC, HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2020 -2021 TỔ CM: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
M
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Sở GD và ĐT Nghệ An về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục môn học năm học 2020-2021.
KÈ
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Trường THPT X về tình hình cụ thể của nhà trường, của tổ chuyên môn năm học 2020-2021.
DẠ Y
Căn cứ vào hướng dẫn về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo của trường THPT X năm học 2020-2021
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của tổ chuyên môn, Tổ khoa học tự nhiên xây dựng kế hoạch về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 2020 – 2021, Cụ thể như sau: 19
I . MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Mục đích
CI
- Cụ thể hóa việc thực hiện nguyên lí giáo dục ”Học đi đôi với hành”
AL
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
FI
- Ôn lại, tiếp thu và vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn cuộc sống, từ đó có những sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trong nhà trường
OF
- Góp phần đổi mới phương pháp hình thức dạy học, hình thức tổ chức các hoạt động trong nhà trường
ƠN
- Hình thành phẩm chất, năng lực, nhân cách kĩ năng sống cho học sinh, đồng thời hình thành cho học sinh lối sống tích cực, biết cách hoàn thiện bản thân, tổ chức cuộc sống và làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm có ý thức công dân, và tích cực tham gia các hoạt động xã hội - Tạo không khí thân thiện, thoải mái trong môi trường học tập 2. Yêu cầu
NH
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải hướng tới mục tiêu phát triển năng lực cá nhân; năng lực tham gia và tổ chức các hoạt động; năng lực quản lí và tổ chức cuộc sống cá nhân; năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực khám phá và sáng tạo... gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương
QU
Y
- Các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú và việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí củng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh - Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả giáo dục; học sinh phải tích cực tham gia, chủ động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết giúp đỡ nhau khi tham gia hoạt động
M
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG - Thảo luận - Tổ chức trò chơi - Tham quan dã ngoại - Trải nghiệm STEM
KÈ
III. NỘI DUNG
DẠ Y
Lớp
Lớp 11A4 Lớp 11D2 Lớp 11A1
Nội dung
( chủ đề )
Phân công phụ trách chính
Thời gian thực hiện
Ghi chú
Diễn đàn về 4 tổ trưởng của mỗi Tháng Áp dụng bài 8 quang hợp ở lớp 10/2020 thực vật (trong 1 tiết 20
học trên lớp) Lớp 11D2 Lớp 11A1
Tổ chức trò MC của lớp chơi: Ai nhanh hơn?
Lớp 11A4 Lớp 11D2
OF
Trải nghiệm STEM: Sắc tố quang hợp với đời sống thực tiễn của
Áp dụng bài thực hành: bài 13
ƠN
Áp dụng bài 11
KÈ
M
Lớp 11A1
Tham quan Ban cán sự lớp + 4 Tháng dã ngoại: tổ trưởng 10/2020 Mô hình dự (1 buổi chiều) án sản xuất rau sạch tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An với diện tích 6,3 ha.
NH
Lớp 11A1
Áp dụng bài 10
Y
Lớp 11D2
Lớp 11A4
DẠ Y
Lớp 11D2 Lớp 11A1
Áp dụng phần luyện tập, củng cố.
Dự án: ”vì 1 4 tổ trưởng của mỗi Tháng môi trường lớp 10/2020 xanh”: Chia học sinh theo (14 ngày) Trồng cây địa phương thủy canh tĩnh – trồng cây trong chai nhựa, thùng xốp.
QU
Lớp 11A4
(trong 1 tiết học trên lớp)
FI
Tổ chức trò chơi: Ai là triệu phú?
Áp dụng bài 9
Tháng 10/2020
CI
Lớp 11A4
AL
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
4 tổ trưởng của mỗi Tháng lớp 10/2020 + 2 tổ: làm xôi ngũ (2 ngày) sắc + 1 tổ: làm thạch
Theo dõi, ghi chép đầy đủ, chụp ảnh, quay video.
Phương tiện: xe máy điện, xe đạp điện, xe máy. Quan sát, phỏng vấn làm phóng sự, ghi chép, viết báo cáo thu hoạch.
Theo dõi, ghi chép đầy đủ, 21
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT” chụp ảnh, quay video.
+ 1 tổ: làm mứt dừa
AL
con người
Chia học sinh theo địa phương
CI
Báo cáo sản phẩm
IV. DỰ TRÙ KINH PHÍ
OF
FI
- Nguồn kinh phí dự trù cho các hoạt động được huy động từ sự hổ trợ kinh phí của nhà trường (mỗi lớp lập kế hoạch cụ thể), kinh phí do phụ huynh đóng góp, sự hổ trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức khuyến học trong nhà trường - Mỗi chương trình sẽ được cụ thể trong kế hoạch chi tiết trước khi thực hiện V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ƠN
- Đ/c tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm báo cáo và duyệt kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên phụ trách - Các đồng chí giáo viên được phân công thực hiện nghiêm túc kế hoạch - Học sinh các khối lớp, giáo viên chủ nhiệm phối hợp và thực hiện nghiêm túc
NH
- Tổ chuyên môn có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá báo cáo kết quả thực hiện Quỳnh Lưu, ngày 01 tháng 09 năm 2020
(Kí tên, đóng dấu)
Duyệt của TTCM (Kí tên)
Y
Duyệt của hiệu trưởng
Những người lập kế hoạch Nhóm Sinh
QU
2.3.3. Triển khai thực hiện các HĐTNST khi dạy chủ đề: Quang hợp ở thực vật
CHỦ ĐỀ: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT (5 tiết)
I. Mục tiêu:
KÈ
M
Phẩm chất, năng lực
MỤC TIÊU
STT
DẠ Y
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ - Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật (vai trò đối với cây, với sinh vật và sinh quyển). - Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ năng lượng ánh sáng.
(1) (2)
22
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
- Nêu được các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học (ATP và NADPH).
CI
Nhận thức sinh học
- Nêu được các con đường đồng hoá carbon trong quang hợp.
OF
FI
- Chứng minh được sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi. - Phân biệt quang hợp ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM
ƠN
- Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện đến quang hợp (ánh sáng, CO2, nhiệt độ). - Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng.
NH
- Các biện pháp tăng năng suất cây trồng qua điều khiển quang hợp.
- Tách chiết các sắc tố (chlorophyll; carotene và xanthophyll) trong lá cây, củ, quả để làm các sản phẩm (mứt dừa, thạch, xôi ngũ sắc)
KÈ
M
QU
Tìm hiểu thế giới sống
Y
- Phân biệt được năng suất sinh học và năng suất kinh tế.
-Thiết kế và thực hiện được các thí nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố như ánh sáng, nước, nhiệt độ đối với cây trồng (hành, tỏi, sả, cải, xà lách, nha đam….)
DẠ Y
- Vận dụng hiểu biết về các loại sắc tố quang Vận dụng kiến thức kĩ hợp để làm các sản phẩm từ nguyên liệu tự nhiên như mứt dừa, thạch, xôi ngũ sắc năng đã học -Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng.
(3) (4) (5) (6)
(7) (8) (9) (10)
(11)
(12)
(13)
(14) (15) 23
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
- Đề xuất được các biện pháp làm tăng năng suất quang hợp
CI
- Ứng dụng trồng cây thủy canh tĩnh, trồng cây trong thùng xốp, nhựa
(16) (17)
FI
- Ứng dụng trồng cây xen canh, đúng mùa vụ, mật độ khi tham gia trải nghiệm ngoài thực địa.
OF
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực thành phần
Năng lực tự học
- Biết xác định mục tiêu học tập của bài. Tự nghiên cứu thu thập thông tin liên quan về chủ đề quang hợp ở thực vật.
ƠN
Nhóm năng lực
- Biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực tư duy
NH
Năng lực phát Xác định và phân tích, giải thích được các vấn đề liên quan hiện và giải quyết vấn đề - Phát triển năng lực tư duy thông qua cấu tạo phù hợp với chức năng
QU
Y
Năng lực giao HS phát triển ngôn ngữ nói, viết, phân công và thực hiện tiếp hợp tác được các nhiệm vụ trong nhóm. Năng lực quản lí
sử HS biết sử dụng phần mềm word, powerpoin, thu thập thông tin tranh ảnh qua mạng internet (goole, facebook, zalo, gmail...), video mô tả quá trình quang hợp ở cây xanh, video sản phẩm của các nhóm.
KÈ
M
Năng lực dụng CNTT
Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
DẠ Y
Yêu nước
Tích cực tham gia và vận động bạn bè trong lớp, người dân tham gia trồng cây, rau sạch bảo vệ sức khỏe cho con người và môi trường bền vững. - Có ý thức trong việc sử dụng các biện pháp tăng năng suất cây trồng thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe của 24
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
CI
AL
con người.
FI
II. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian thực hiện: 3 tuần (4 buổi trên lớp, 1 buổi dã ngoại).
Bảng (điểm tham quan dã ngoại).
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
OF
- Địa điểm: lớp học, nơi ở (nhà) và địa điểm sản xuất rau sạch tại xã Quỳnh
thông qua bản kế hoạch cụ thể.
ƠN
- Báo cáo với Ban giám hiệu, cha mẹ học sinh về việc thực hiện hoạt động - Xin hỗ trợ kinh phí (khoảng 500.000 đồng) từ quỹ lớp để mua giấy A0, chi
NH
phí in, phô tô tài liệu, mua các loại nguyên, vật liệu.
- Xây dựng phiếu điều tra, phiếu đánh giá, bảng tiêu đánh giá.
2. Học sinh:
- Các văn phòng phẩm, vật liệu cần thiết để thực hiện sản phẩm.
Y
- Máy tính, máy quay phim, máy ảnh.
QU
IV. Gợi ý tổ chức hoạt động
Giai đoạn 1: Giới thiệu hoạt động và hướng dẫn thực hiện hoạt động
M
Mục tiêu: Sau khi kết thúc giai đoạn này, học sinh biết rõ về hoạt động mình đang thực hiện, nhiệm vụ cụ thể của nhóm, của bản thân trong nhóm và cách thức, kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ đó.
KÈ
Hoạt động 1: Khởi động – Kết nối chủ đề (thực hiện 1 tiết trên lớp học) * Mục tiêu: Tạo hứng thú, huy động kinh nghiệm liên quan đến chủ đề.
* Cách tiến hành:
DẠ Y
đề.
- Bước 1: Tạo hứng thú cho người học tiếp nhận nội dung kiến thức trong chủ - Bước 2: GV giới thiệu chủ đề và cách thức thực hiện chủ đề (các nội dung
kiến thức nền)
+ Tên chủ đề: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT 25
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
+ Phương thức thực hiện: phương thức nghiên cứu, phương thức cống hiến.. + Nội dung dự án nghiên cứu:
CI
-HS tham gia thảo luận về các kiến thức khái quát của quang hợp: vẽ tranh làm poster, tổ chức trò chơi.
FI
- HS tham gia dự án trồng cây thủy canh tĩnh, trồng cây trong thùng xốp, chai nhựa, có ánh sáng nhân tạo.
OF
- HS làm các sản phẩm như mứt dừa, thạch, xôi ngũ sắc từ nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên: lá, củ, quả - HS tham quan trải nghiệm học tập tại cơ sở sản xuất rau sạch tại địa phương. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về cách thức thực hiện chủ đề
ƠN
* Mục tiêu: HS xác định được: sản phẩm cần có, các nhiệm vụ cần thực hiện,
các cách thức tham gia dã ngoại, địa điểm dã ngoại…
* Hình thức làm việc: làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
NH
* Cách tiến hành:
Y
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi thảo luận nhóm. GV chiếu hoặc giao câu hỏi thảo luận hoặc lập nhóm thảo luận trong padlet.com hoặc nhóm facebook của từng lớp (có thể dùng online hoặc offline đều được)
QU
- Các nhiệm vụ cần thực hiện là gì? - Các sản phẩm cần có sau dự án là gì? - Kết qủa thu được ở địa điểm dã ngoại là gì? - Bước 2: HS về các nhóm, phân công các nhiệm vụ trong nhóm: trưởng
M
nhóm, thư ký, quản lí tiếng ồn và tiến hành thảo luận nhóm. - Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
KÈ
- Bước 4: GV dựa vào phần kết quả thảo luận của HS và ý kiến bản thân, giới
thiệu một số cộng việc cần làm, sản phẩm cần có, hình thức, địa điểm bên ngoài lớp học khi thực hiện dự án. Lưu ý: khuyến khích sử dụng các ý tưởng sản phẩm trình bày của học sinh.
DẠ Y
+ Gợi ý một số sản phẩm:
1.Tìm hiểu khái quát về quang hợp ở thực vật được thể hiện bằng một poster trên khổ giấy A0 hoặc bảng phụ theo sơ đồ tư duy 26
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
2. Tìm hiểu cách thức thực hiện làm các sản phẩm làm từ lá, củ , quả được thể hiện bằng một album ảnh và video. 3. Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố đến quang hợp và thể hiện bằng các sản
CI
phẩm như trồng cây trong bóng tối, ngoài sáng, trồng cây thủy canh tĩnh…
4. Tìm hiểu quang hợp quyết định năng suất cây trồng được và thể hiện bằng
FI
một phóng sự hoặc cuộc phỏng vấn qua tham quan dã ngoại tại cơ sở sản xuất rau sạch tại địa phương
OF
+ Gợi ý một số công việc cần làm: nghiên cứu, khảo sát, chụp ảnh, quay video các công việc cần làm , thiết kế sản phẩm và các vật liệu để trình bày sản phẩm, làm phóng sự, phỏng vấn… Phân loại và thành lập nhóm
ƠN
Mục tiêu: Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân chia các cá nhân trong các nhóm, để hoạt động nhóm hiệu quả hơn.
NH
Giáo viên tổ chức chia nhóm học sinh theo khả năng/sở thích và tiện ích nhất. Mỗi nhóm có từ 9 – 13 học sinh, sao cho mỗi nhóm đều có những học sinh có những sở thích và khả năng khác nhau. Số lượng nhóm cũng cần chú ý để đảm bảo hài hòa với số lượng sản phẩm đầu ra. Cụ thể như sau ở mỗi lớp: Nhóm 1: gồm 9 -10 HS thuộc các xã: Quỳnh Yên, Quỳnh Thanh, Quỳnh
Y
Đôi
QU
Nhóm 2: gồm 11-12 HS thuộc các xã: Quỳnh Tiến, Quỳnh Nghĩa, An Hòa
Nhóm 3: gồm 10-11 HS thuộc các xã: Quỳnh Minh, Quỳnh Lương Nhóm 4: gồm 10- 11 HS thuộc các xã: Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên
DẠ Y
KÈ
M
Hoạt động này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lên kế hoạch làm việc cụ thể của từng nhóm và từng cá nhân trong nhóm. Sau hoạt động này mỗi nhóm và mỗi cá nhân trong nhóm nhận biết rõ và có kế hoạch cụ thể để thực hiện nhiệm vụ của nhóm.
TT
BẢNG GỢI Ý NỘI DUNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC NHÓM Nội dung công việc
Phương tiện
Thời gian
Địa điểm
Người thực hiện 27
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
Tổng hợp thông tin trên Microsoft Word
4
Nộp file tổng hợp thông tin cho giáo viên
AL
NH
5
Thảo luận để thống nhất nội dung của sản phẩm sau khi nhận được phần sửa chữa của giáo viên
CI
3
FI
Tìm kiếm thông tin, chụp ảnh, quay phim, phỏng vấn…
ƠN
2
OF
1
Phân chia nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm và thông báo với các thành viên về tiến độ thực hiện dự án, xin ý kiến góp ý của GV.
Thực hiện làm sản phẩm và xin ý kiến góp ý
7
Hoàn thiện sản phẩm
8
Nhóm trưởng báo cáo tiến độ thực hiệnsản phẩm cho giáo viên
9
Thảo luận phân công công việc liên quan đến buổi trình bày
10
Thực hiện các phiếu đánh giá cá nhân,nhóm…
KÈ
M
QU
Y
6
GV cung cấp và hướng dẫn sử dụng các phiếu đánh giá và bảng tiêu chí đánh giá cho các nhóm (xem phần Phụ lục). Nhắc HS sau khi kết thúc nhiệm vụ hoàn thiện và nạp cho GV.
DẠ Y
Giai đoạn 2: Tiến trình hoạt động: Thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch hoạt động đã lập (HS thực hiện ở lớp, ở nhà, tại thực địa trong thời gian 3 tuần và báo cáo quá trình làm việc với GV) 28
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, huy động kinh nghiệm liên quan đến chủ đề.
CI
* Cách tiến hành:
- GV chiếu một đoạn video của chương trình: “NHÀ NÔNG LÀM GIÀU”,
FI
kênh VTC16, thời lượng 4,7 phút: giống cà chua mới TV90 cho 5 tấn quả/sào nhờ qui trình sản xuất rau sạch. GV mời 3 – 5 HS chia sẻ cảm nhận về những hình ảnh vừa quan sát.
OF
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát quang hợp ở thực vật a. Mục tiêu: (1), (2)
ƠN
b. Nội dung: Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật (vai trò đối với cây, với sinh vật và sinh quyển), cơ quan quang hợp, bào quan quang hợp, hệ sắc tố quang hợp c. Sản phẩm học tập: - Vai trò quang hợp. d. Cách thức thực hiện
NH
- Cơ quan quang hợp, bào quan quang hợp, hệ sắc tố quang hợp * Mục tiêu: xác định các nội dung kiến thức khái quát về quang hợp ở thực
Y
vật: vai trò, hệ sắc tố quang hợp. * Hình thức làm việc: làm việc cá nhân và nhóm trong giờ học, kĩ thuật dạy
QU
học: khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh)
* Cách thức tiến hành:
M
- Bước 1: các nhóm họp nhóm chia sẻ các thông tin đã biết và thảo luận thống nhất nội dung trên tờ giấy A0 với từ khóa quang hợp: các nhánh gồm: vai trò, cơ quan, bào quan quang hợp, hệ sắc tố quang hợp.
KÈ
- Bước 2: căn cứ vào sản phẩm đầu ra nhóm bắt thăm được, thảo luận nhóm để xác định cách thức thực hiện sản phẩm, những thông tin cần có để thực hiện sản phẩm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên để có được sản phẩm đó (Poster: lựa chọn poster vẽ tay, treo ở các vị trí của phòng học theo kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh)
DẠ Y
- Bước 3: Các cá nhân thu thập thông tin theo phân công của nhóm, nộp lại cho thư ký/nhóm trưởng theo đúng tiến độ. - Bước 4: Thư ký, nhóm trưởng tập hợp, phân loại thông tin,cử các thành viên tham gia: vẽ, viết thông tin 29
- Bước 5: Hoàn thành sản phẩm NHÓM 2, LỚP 11D2
NHÓM 3, LỚP 11D2
NH
ƠN
OF
FI
CI
NHÓM 1, LỚP 11D2
AL
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
NHÓM 4, LỚP 11D2
M
QU
Y
-Bước 6: báo cáo sản phẩm (đại diện nhóm báo cáo): mỗi nhóm sẽ bắt thăm và báo cáo theo nhánh sản phẩm trong 6 phút, các nhóm khác bổ sung và đặt câu hỏi (sử dụng đồng hồ hẹn giờ trên mạng: www.online-stopwatch.com, gọi thứ tự 4 nhóm ngẫu nhiên bằng Random Name Picker).
Báo cáo thuyết trình của các nhóm, lớp 11D2
Bước 7: Thảo luận giữa các nhóm
KÈ
-
- Bước 8: ý kiến của GV
Kết luận:
DẠ Y
Vai trò quá trình quang hợp, cơ quan quang hợp, bào quan quang hợp và các sắc tố quang hợp HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM 30
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
a. Mục tiêu: (3) , (4), (5), (6) b. Nội dung trọng tâm:
CI
- Các con đường đồng hóa cacbon trong quang hợp.
- Sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi
FI
c. Phương pháp và kĩ thuật: thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn? d. Sản phẩm: - Hoàn thành phiếu học tập
OF
- Báo cáo của hs e. Chuẩn bị:
ƠN
- Của giáo viên: phiếu hỗ trợ (tranh các pha của quang hợp; tranh chu trình C 3, chu trình trình C4, con đường CAM), giấy Ao (đã chia góc), phiếu học tập số 1 (các pha của quang hợp, nguyên liệu, sản phẩm và nơi xảy ra của từng pha), phiếu học tập số 2 (phân biệt pha tối của thực vật C3, C4 và CAM)
NH
f. Cách thức thực hiện Hoạt động của Giáo viên Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động của học sinh
QU
Y
GV: Dựa vào quang hợp người ta chia thực vật làm 3 nhóm : thực vật C3, C4 và CAM. Quang hợp ở các nhóm này khác nhau như thế nào? Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv: thông báo giữ nguyên nhóm cũ.
M
Cử 2 bạn làm MC
-Mỗi nhóm: tự phân công nhóm nhỏ, thư kí, người báo cáo.
-Mỗi nhóm nhỏ sẽ ghi ý kiến của nhóm vào đúng góc của “Khăn trải Thể lệ: mỗi nhóm sẽ được giao các phiếu bàn”. học tập và các phiếu hỗ trợ (nhóm 1, 2: PHT số 1 + phiếu hỗ trợ số 1,2; nhóm 3+4: -Cả nhóm thảo luận và thống nhất để PHT số 2+ PHTR số 3 , sau đó thảo luận, hoàn thành phiếu số 1 và số 2. nhóm nào xong trước sẽ được quyền dán kết quả lên bảng, trình bày sản phẩm của mình
DẠ Y
KÈ
Tổ chức trò chơi: ai nhanh hơn?
31
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
Nhóm khác có thể đặt câu hỏi
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận, nhận xét
CI
-GV: tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm -Các nhóm đính kết quả thảo luận lên việc và thảo luận qua thể lệ trò chơi. bảng
FI
-Gv: chọn 2 nhóm báo cáo (nhóm nhanh -02 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhất) và 2 nhóm còn lại nhận xét. 02 nhóm còn lại theo dõi và nhận xét, góp ý. -Gv: đặt thêm câu hỏi thảo luận
OF
(cho các loài thực vật sau: Cây mía, cây -Các nhóm trả lời các thắc mắc của bưởi, nha đam, rau dền, ngô, đậu, xương nhóm khác: rồng. Hãy nhận dạng Tv c3,c4 và CAM + O2 có nguồn gốc từ đâu?
ƠN
+ Vai trò của quá trình quang phân ly nước?
NH
+ Các sản phẩm nào của pha sáng tiếp tục được sử dụng trong pha tối?
GV kết luận
Y
-Chỉnh sửa, hoàn thiện các phiếu học -GV tổ chức cho HS tự nhận xét và nhận tập xét lẫn nhau. -Các nhóm tự đánh giá, đánh giá dựa -Gv: tổng hợp đánh giá của HS và đánh giá vào phiếu đánh giá.
QU
-GV chuẩn hóa kiến thức
+Tại sao thực vật C4 và CAM cần 2 lần cố định CO2 ?
M
chung.
DẠ Y
KÈ
PHIẾU HỖ TRỢ SỐ 1: MỐI QUAN HỆ CỦA 2 PHA TRONG QUANG HỢP
32
NH
ƠN
OF
FI
CI
PHIẾU HỖ TRỢ SỐ 2: PHA TỐI CỦA THỰC VẬT C3
AL
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
Y
Yêu cầu xác định: đối tượng, điều kiện môi trường sống, chất nhận CO2, sản phẩm ổn định đầu tiên, số lần cố định CO2, không gian, thời gian, năng suất quang hợp
QU
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Yêu cầu:
M
- Gọi tên các pha của quang hợp: ……………………………………………………………………………..…… ………………………………………………………………………
KÈ
- Xác định nơi xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm của từng pha trong quá trình quang hợp?
DẠ Y
…………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… - Chỉ ra mối quan hệ giữa các pha: …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… 33
AL
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT” PHIẾU HỖ TRỢ SỐ 3
NH
ƠN
OF
FI
CI
PHA TỐI CỦA THỰC VẬT C4 VÀ THỰC VẬT CAM
Y
Yêu cầu xác định: đối tượng, điều kiện môi trường sống, chất nhận CO2, sản phẩm ổn định đầu tiên, số lần cố định CO2, không gian, thời gian, năng suất quang hợp
QU
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
PHÂN BIỆT PHA TỐI CỦA THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM TV C4
TV CAM
KÈ
Đối tượng
TV C3
M
Các tiêu chí phân biệt
Điều kiện môi trường sống
DẠ Y
Chất nhận (kết hợp) với CO2 Sản phẩm ổn định đầu tiên
34
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
Số lần cố định CO2 Thời gian
CI
Không gian Năng suất quang hợp
FI
Hoạt động 3. TÌM HIỂU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƯỜNG ĐỘ QUANG HỢP
OF
a. Mục tiêu: (7) , (12), (17) b. Nội dung trọng tâm:
- Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
ƠN
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn trồng trọt
c. Phương pháp và kĩ thuật: thảo luận nhóm, kĩ thuật động não. d. Sản phẩm: Báo cáo sản phẩm dự án của hs
NH
e. Cách thức thực hiện
Hoạt động của Giáo viên Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động của học sinh
QU
Y
GV: các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào? Thực hiện nhiệm vụ học tập
-Mỗi nhóm: tự phân công nhóm nhỏ, HS: chuẩn bị báo cáo sản phẩm của dự án: thư kí, người báo cáo. “vì một môi trường xanh”
M
Gv: giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
KÈ
+ Nhóm 1:Trồng cây thủy canh tĩnh: cây sả, xà lách… + Nhóm 2: trồng cây trên dàn từ các ống nhựa: cây xà lách, rau má.
DẠ Y
+ Nhóm 3: trồng cây trong chai nhựa: 1 chậu để ngoài sáng, 1 chậu để trong tối (cây hành), trồng nha đam (sử dụng sản phẩm để làm thạch nha đam, sữa chua nha đam, nước giải khát nha đam). 35
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
+ Nhóm 4: trồng cây trong thùng xốp, có sử dụng ánh sáng nhân tạo (cây khoai lang, xà lách…)
CI
- Hoàn thành PHT về nội dung của bài
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận, nhận xét
hợp như ánh sáng, nhiệt độ, CO2, …và vận dụng vào liên hệ thực tiễn trong trồng trọt) 1. Quan sát đồ thị sau. Hãy cho biết:
ƠN
-Gv: đặt thêm câu hỏi, bài tập thảo luận
OF
FI
- GV: tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm -Các nhóm đặt sản phẩm để báo cáo việc và thảo luận (kèm video quá trình làm ở nhà tại (liên quan các yếu tố ảnh hưởng đến quang phần phụ lục)
a. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến cường độ quang hợp?
NH
b. Hãy dự đoán cây quang hợp cao nhất ở loại tia sáng nào? c. Giải thích vì sao lá cây có màu xanh lục?
QU
Y
1. Hãy nhận xét nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
KÈ
M
2. Việc trồng cây trong thùng xốp, chai nhựa có ý nghĩa như thế nào trong thực tế? (lưu ý vấn đề trồng cây trên các diện tích có không gian nhỏ hẹp như tầng thượng, gia đình có diện tích nhỏ…) GV kết luận
- Chỉnh sửa, hoàn thiện các nội dung -GV tổ chức cho HS tự nhận xét và nhận HS thuyết trình xét lẫn nhau. - Các nhóm tự đánh giá, đánh giá dựa -Gv: tổng hợp đánh giá của HS và đánh giá vào phiếu đánh giá.
DẠ Y
-GV chuẩn hóa kiến thức
chung.
36
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT” Các giai Nhóm 1 đoạn
Nhóm 2
AL
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CÁC NHÓM HS ĐÃ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Nhóm 3
(để trong tối)
CI
(để ngoài sáng)
OF
FI
1.Chuẩn bị
QU
Y
NH
ƠN
2.Tiến hành
DẠ Y
KÈ
M
3. Kết quả
37
OF
FI
CI
AL
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
SẢN PHẨM CỦA NHÓM 4
GV kết luận: Sự ảnh hưởng của các nhân tố ánh sáng, nồng độ CO2, nhiệt độ đến quang hợp và vận dụng vào thực tiễn.
ƠN
HOẠT ĐỘNG 4. TÌM HIỂU VAI TRÒ QUANG HỢP VỚI NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG a. Mục tiêu: (8), (9), (10), (15), (16), (17)
NH
b. Nội dung: HS tiến hành tham quan dã ngoại tại địa phương c. Sản phẩm: kết quả phỏng vấn của HS và chủ tịch hội nông dân xã Quỳnh Bảng. - HS ghi chép các thông tin vào phiếu và hoàn thành phiếu thu hoạch.
Y
d. Cách thực hiện: - Tham quan dã ngoại tại cơ sở sản xuất rau sạch tại xã Quỳnh Bảng với diện tích 6,3 ha
QU
- Thực hiện phỏng vấn của HS (Cử 1 HS làm MC: Em Hồ Thị Hương Mai; HS lớp 11A1) và anh Hồ Đăng Tâm - Chủ tịch hội nông dân xã Quỳnh Bảng và đồng thời là quản lí điều hành của cơ sở sản xuất.
KÈ
M
MC: (giới thiệu) Vùng đất Bãi Ngang là nơi có diện tích trồng cây rau màu lớn nhất của huyện Quỳnh Lưu, điều đó đã tạo cho nơi này giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đưa kinh tế của vùng ngày càng phát triển. Một trong những địa phương đóng góp cho vấn đề trên là xã Quỳnh Bảng và đặc biệt mô hình trồng rau sạch. Vậy anh có thể cho chúng em 1 số thông tin về mô hình này được không ạ?
DẠ Y
Anh Tâm: Vâng, xin chào quí thầy cô và các em HS của trường THPT X, đã có tiết học trải nghiệm rất bổ ích tại cơ sở của chúng tôi. Vùng được qui hoạch dự án “ỨNg dụng khoa học kĩ thuật xây dựng chuỗi giá trị sản xuất rau hữu cơ tại Nghệ An”, địa điểm thực hiện: hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Dự án do trạm giống cây trồng công nghệ cao của 38
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
Nghệ an là đơn vị chủ trì, nguồn vốn từ bộ khoa học công nghệ và sở khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ an là 7 tỉ đồng
CI
MC: Anh có thể cho chúng em biết qui trình sản xuất các loại giống cây trồng ở đây được không ạ?
FI
Anh Tâm: Ở đây sử dụng rất nhiều loại cây giống có nguồn gốc khác nhau: giống có nguồn gốc xuất xứ, giống bản địa, không đột biến gen. Như là: giống dưa lưới, dưa hấu, cà chua, rau cải, cải bắp, hành lá, ớt cay, súp lơ, cà rốt, ngô, các loại hoa…
OF
Hệ thống có nhà màng công nghệ cao, không sử dụng các loại chế phẩm hóa học như thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, phân bón NPK. Chỉ sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng), xử lí nấm Tricodema, các chế phẩm sinh học, sunphat đồng, chế phẩm ủ phân hoai mục…
ƠN
MC:Vâng, như vậy là người dân có thể yên tâm về địa chỉ sản xuất rau sạch rồi ạ. Anh có thể cho chúng em biết về năng suất của cơ sở được không ạ? Anh Tâm: Về năng suất cây trồng thì các em lưu ý 2 khái niệm:
NH
Thứ nhất là năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. ví dụ như người ta ước tính trong 1 ngày, 1 ha gieo trồng ngô tổng hợp được 1000kg chất khô, gồm lá, thân, rễ, bắp…
Y
Cà chua tổng hợp được ước tính 4000 kg chất khô/ha/1 ngày gồm lá, thân, rễ...
QU
Thứ hai là năng suất kinh tế: là một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan (hạt, củ quả…) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người. Ví dụ như cũng 1 ha gieo trồng ngô tổng hợp được 10 kg trong bắp ngô, 1 ha cà chua có 1100 quả cà chua.
M
Riêng ở đây, năng suất đạt 70 - 85 % so với canh tác truyền thống, tổng năng suất được 280 tấn /6 ha.
KÈ
MC: Vâng, thật là tuyệt vời, vậy anh có thể cho chúng em biết để có được năng suất như vậy cần những yếu tố nào ạ? Anh Tâm: Để cây trồng đạt năng suất cao thì cần rất nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là 3 yếu tố sau:
DẠ Y
+ Giống mới cho năng suất cao.
+ Qui trình kĩ thuật: Phân bón, điều kiện thổ nhưỡng, nước thuận lợi, phòng trừ sâu bệnh… + Cây quang hợp tốt sẽ đạt năng suất cao. 39
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
MC: Vậy ở đây đã có những biện pháp nào để tăng năng suất cây trồng thông qua điều khiển qúa trình quang hợp ạ? Anh Tâm: Để cây quang hợp tốt nhất qua đó tăng năng suất, chúng ta cần :
CI
- Cung cấp đủ nước, phân bón thích hợp để bộ lá phát triển xanh tốt (Tăng diện tích lá -> tăng diện tích quang hợp),
OF
FI
- Thực hiện các biện pháp kĩ thuật như cung cấp nước, bón phân, tưới nước hợp lí, gieo trồng đúng thời vụ, mật độ để có chế độ ánh sáng, nhiệt độ … để tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời một cách có hiệu quả, tuyển chọn giống mới có cường độ quang hợp cao (tăng cuờng độ quang hợp)
ƠN
-Tuyển chọn các giống cây thích hợp (thời vụ, thổ nhưỡng, thời gian…), có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế như hạt, củ, quả…với tỉ lệ cao cũng góp phần tăng năng suất (tức là tăng hệ số kinh tế). MC: Vâng, anh đúng là 1 kĩ sư nông nghiệp giỏi. Vậy vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ thì thế nào anh?
NH
Anh Tâm: Với giá mua theo cam kết từ 12- 20 kg về các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị (khoảng 30% chuỗi cung ứng trên thị trường). Còn lại được bán vào các đầu mối của chợ ở trong vùng và cả tỉnh. Đến đầu tháng 3 năm 2021 sẽ được cấp tem nhãn hữu cơ, lúc đó sẽ được cung ứng cho các trường mầm non, tiểu học có bán trú và các doanh nghiệp.
QU
Y
MC: Em cảm ơn anh ạ, bây giờ chúng em đã hiểu được rất nhiều điều bổ ích ạ, đây là mô hình rất ý nghĩa, giúp bảo vệ môi trường bền vững, hệ sinh thái nông nghiệp và bảo vệ sức khỏe của con người. Chúc anh và các đồng nghiệp luôn mạnh khoẻ và ngày càng có nhiều sản phẩm có giá trị phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trên địa bàn vùng Bãi Ngang nói riêng và cả tỉnh Nghệ An ạ. PHIẾU THU HOẠCH
KÈ
M
“Tìm hiểu biện pháp tăng năng suất cây trồng qua quang hợp tại cơ sở sản xuất rau sạch ở Quỳnh Bảng” Tên bài học: Quang hợp và năng suất cây trồng Họ và tên HS: ................................................lớp:................... Hãy hoàn thành các nhiệm vụ sau:
DẠ Y
1. Liệt kê các loại cây trồng, thuộc nhóm thực vật nào? 2. Đánh giá qui trình kĩ thuật của cơ sở. 3. Đánh giá về năng suất của cơ sở. 40
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
4. Cảm nghĩ của em sau chuyến dã ngoại tại cơ sở này 5. Thu thập các hình ảnh, video làm tư liệu học tập. (có thể làm theo nhóm và nạp lại cho GV )
ƠN
OF
FI
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HS THU THẬP ĐƯỢC TẠI CƠ SỞ
CI
(định hướng nghề nghiệp).
Anh Hồ Đăng Tâm: Chủ tịch hội nông dân
NH
xã quỳnh bảng và nhà quản lí điều hành cơ sở
QU
Y
HOẠT ĐỘNG 5 : TÌM HIỂU VỀ SẮC TỐ QUANG HỢP VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN a. Mục tiêu: (11), (13)
b. Nội dung: Tách chiết sắc tố diệp lục và carotennoit từ các bộ phận của thực vật và vận dụng vào thực tiễn đời sống.
M
c. Chuẩn bị:
KÈ
-HS chuẩn bị nguyên, vật liệu NHÓM LÀM THẠCH
DẠ Y
1 quả dừa: 20k
NHÓM LÀM XÔI 1 kg nếp: 25k
1 quả thanh long: 10k 200g nghệ: 18k 1 cân đường: 16k 200 g củ dền: 25k 500 g đường phèn: 10k 1 quả dừa: 20k
NHÓM LÀM MỨT DỪA 3 quả dừa: 60k 1 cân đường: 16k 200 g củ dền: 25k 200 g tinh nghệ: 30k 41
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT” 1 củ cà rốt: 5k
Nước cốt dừa: 20k Đồ trang trí: 20k Nilon bọc: 25k
1 quả dưa hấu:8k
200 g lá dứa : 10k Túi nilon : 5k
AL
1 quả gấc: 12k
CI
2 gói thạch: 12k
d. Báo cáo kết quả sản phẩm theo nhóm
OF
FI
e. Cách thức tiến hành: GV: Từ kiến thức về tách chiết sắc tố quang hợp, tiến hành giao nhiệm vụ cho HS ứng dụng kiến thức vào làm 1 số sản phẩm như: mứt dừa, thạch, xôi ngũ sắc. - Phân công theo nhóm như cũ
HS: Tiến hành thực hiện nhiệm vụ trong 2 ngày tại nhà: ghi chép, quay phim, chụp ảnh, tạo video và bảo quản sản phẩm của nhóm đảm bảo an toàn thực phẩm
ƠN
(Video sản phẩm của các nhóm có ở phần phụ lục)
-Báo cáo sản phẩm của các nhóm (từ giai đoạn chuẩn bị cho đến tạo sản phẩm)
NH
Bước 1: Chuẩn bị nguyên, vật liệu
Bước 2: Tách chiết các loại sắc tố từ lá, củ, quả (sắc tố clorophyl trong lá dứa, sắc tố carotenoit trong củ nghệ, quả gấc, củ dền, dưa hấu, cà rốt, thanh long) bằng các cách như xay sinh tố, đâm nhỏ trong cối sứ…
Y
Bước 3: Ngâm nguyên liệu (gạo nếp, lát dừa mỏng…) trong các loại sắc tố đã chiết.
QU
Bước 4: Triển khai làm sản phẩm như hông xôi, đảo mứt trong chảo, quấy thạch… Bước 5: Trang trí sản phẩm
Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm
M
Bước 7: Bảo quản sản phẩm
DẠ Y
KÈ
Bước 8: Báo cáo sản phẩm
42
CI
AL
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
ƠN
OF
FI
SẢN PHẨM CỦA NHÓM LÀM XÔI NGŨ SẮC
QU
Y
NH
SẢN PHẨM CỦA NHÓM LÀM THẠCH
KÈ
M
Kết luận: ý nghĩa của việc sử dụng các loại sắc tố trong thực tiễn. SẢN PHẨM CỦA NHÓM LÀM MỨT DỪA Tham khảo mục “Em có biết” trang 39: Sắc tố và sức khỏe của chúng ta.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
DẠ Y
1. Mục tiêu: Củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng về chủ đề “Quang hợp và năng suất cây trồng”, mở rộng kiến thức thực tế và giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập thực tiễn. 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: là người trực tiếp tham gia huy động kiến thức để giải quyết nhiệm vụ học tập của giáo viên đưa ra, có thể tham gia hoàn thành phiếu học tập, trình bày trước lớp, trò chơi… 43
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
OF
FI
CI
Tổ chức trò chơi: Ai là triệu phú
Nội dung câu hỏi Câu 1: Pha tối diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? B. Ở màng trong.
C. Ở màng ngoài.
ƠN
A. Ở chất nền.
D. Ở tilacôit.
Câu 2: ôxi thoát ra từ quang hợp có nguồn gốc : B. từ phân tử nước
C. từ APG D. từ phân tử ATP
NH
A. từ CO2
Câu 3: Loài thực vật nào sau đây thuộc C3? B. xương rồng
A. mía
C. đậu
D. nha đam
Câu 4: Sản phẩm của pha tối trong quang hợp là: B. CO2
Y
A. ATP
C. nước.
D. chất hữu cơ.
QU
Câu 5: Khí khổng của loài cây nào đóng vào ban ngày, mở vào ban đêm? A. Lúa
B. Thanh long
C. đậu
D. Rau dền
Câu 6: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp? A. Quá trình tạo ATP, NADPH.
M
C. giải phóng ôxy.
B. Quá trình khử CO2 D. Quá trình quang phân li nước.
KÈ
Câu 7: Các tia sáng đỏ kích thích: A. Sự tổng hợp cacbohiđrat. C. Sự tổng hợp prôtêin.
B. Sự tổng hợp lipit. D. Sự tổng hợp ADN
DẠ Y
Câu 8: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây? A. Quang phân li nước. B. Chu trình canvin. C. Pha sáng.
D. Pha tối
Câu 9: Ánh áng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là: 44
A. xanh lục và vàng
B. xanh lục và đỏ
C. xanh lục và xanh tím
D. đỏ và xanh tím
AL
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục C. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
OF
D. Vì nhóm sắc tố phụ hấp thụ ánh sáng màu xanh
FI
A. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
CI
Câu 10: Vì sao lá cây có màu xanh lục?
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống có liên quan trong cuộc sống hàng ngày.
ƠN
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: thông qua việc HS được trải nghiệm có thể giải thích được các vấn đề trong thực tiễn. 3. Cách thức tiến hành hoạt động: Học sinh trình bày các nội dung sau:
NH
- Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành phần quang phổ? Hai loại ánh sáng trên thích hợp với những nhóm thực vật nào? Tại sao? - Nêu và phân tích các ưu điểm của biện pháp trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo.
QU
Y
- Dựa vào kiến thức đã học của chủ đề, hãy giải thích vai trò của nước và phân bón trong câu nói “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI MỞ RỘNG
M
1. Mục tiêu: Giúp học sinh khám phá thêm được các thành tựu của con người trong việc vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết được các vấn đề an ninh lương thực và vệ sinh an toàn thực phẩn hiện nay.
KÈ
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: sưu tầm các thành tựu qua phim, ảnh. Từ đó tăng làm đam mê khám phá thành tựu khoa học sinh học. 3. Cách thức tiến hành hoạt động: Giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết các vấn đề sau:
DẠ Y
- Trường chúng ta có một khu đất trống nhiều năm nay do chưa có kinh phí để triển khai làm nhà đa năng, cỏ dại mọc um tùm. Hàng tháng các lớp phân công nhau đi dọn cỏ. Vậy sau khi học xong chủ đề này, em sẽ có ý tưởng gì để khu đất đó hữu ích trước khi nó được dùng cho viêc xây nhà đa năng. (Giáo viên có thể hướng các em việc trồng các thực vật C4 ngắn ngày) 45
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
CI
AL
- Sưu tầm thành tựu bằng phim, ảnh về quy trình sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn, sạch theo tiêu chuẩn công nghệ ViệtGAP, Nông nghiệp Xanh, Nông nghiệp thông minh… như qui trình trồng giống cà chua chuỗi ngọc, cây hoa, các loại rau….. 2.3.4. Công cụ đánh giá:
FI
- Bước 1: HS đánh giá sản phẩm của mình theo nhóm (sử dụng phiếu đánh giá
nhóm 01)
OF
- Bước 2: HS đánh giá quá trình làm việc của mình và của các thành viên
trong nhóm qua đánh giá đồng đẳng (sử dụng phiếu đánh giá số 02).
ƠN
+ Trưởng nhóm tổng kết quá trình làm việc, khái quát những ưu điểm cũng như hạn chế của nhóm cùng mức độ đóng góp, thái độ và hiệu quả làm việc của từng thành viên trên tinh thần thẳng thắn, khách quan và xây dựng. - Bước 3: Trưởng nhóm và thư ký tổng hợp các phiếu đánh giá, bản kế
hoạch và nhật ký làm việc nhóm gửi về cho GV. 2.4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
NH
(Phiếu đánh giá có ở phần phụ lục)
2.4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
2.4.2. Bố trí TN
QU
Y
Qua thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của hướng đề tài nghiên cứu: tố chức các HĐTNST vào dạy học chủ đề quang hợp ở thực vật, sinh học 11 và xác định tính khả thi của đề tài.
KÈ
M
Tôi bố trí TN trên 3 lớp: 11A1, 11A4, 11D2 với tổng số 130 HS ở học kì 1 năm học 2020 – 2021 qua kết quả đánh giá HS của các lớp được thể nghiệm trên đề tài thông qua kết hợp bài đánh giá kiến thức và đánh giá sản phẩm của các nhóm dựa vào các tiêu chí khi thực hiện HĐTNST của chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11, chúng tôi thu được kết quả như sau: Lớp
LỚP 11D2
Lớp 11A1
LỚP 11A4
(SĨ SỐ: 44)
SĨ SỐ: 44 HS)
Điểm < 3
0 (0%)
0(0%)
0(0%)
Điểm từ 3 đến < 5
0 (0%)
0 (0%)
0(0%)
DẠ Y
Tiêu chí
(SĨ SỐ: 42 HS)
46
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT” Điểm từ 5 đến <8
7 (16%)
9 (20%)
Điểm từ 8 đến 10
37 (84%)
35 (80%)
CI
32 (76%)
NH
ƠN
OF
FI
Bảng đánh giá kết quả TN ở các lớp
AL
10 (24%)
Đồ thị đánh giá kết quả TN ở các lớp
Y
Như vậy, thông qua HĐTNST cho thấy, HS vừa tiếp nhận được nội dung kiến thức vừa vận dụng được vào thực tiễn để giải quyết vấn đề trong cuộc sống, và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực đạt hiệu quả cao hơn.
QU
Qua kết quả TNSP, tôi rút ra nhận xét: DHTNST là một phương pháp hay, mang lại nhiều lợi ích. Không chỉ giúp HS nắm vững kiến thức, mở rộng hiểu biết về thực tế mà còn giúp các em có điều kiện rèn những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống.
DẠ Y
KÈ
M
Tuy nhiên, việc tổ chức DHTNST trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn cần sự nỗ lực rất nhiều từ phía GV và sự hỗ trợ từ các lực lượng xã hội khác.
47
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
Y
PHẦN 3: KẾT LUẬN 3.1.Kết luận
QU
Sau một thời gian tiến hành thực hiện đề tài: “Tổ chức các HĐTNST vào dạy học chủ đề Quang hợp ở thực vật, sinh học 11” tôi đã thu được những kết quả sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của DHTNST và thực trạng vận dụng PPDH này trong dạy học môn sinh học ở trường THPT.
KÈ
M
- Xây dựng được kế hoạch HĐTNST cụ thể, chi tiết, đảm bảo mục tiêu của dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS
DẠ Y
- Thiết kế được các hình thức TNST trong dạy học chủ đề : Quang hợp ở thực vật (5 tiết) như: tổ chức diễn đàn, trò chơi, hoạt động tham quan dã ngoại tại cơ sở sản xuất rau sạch tại địa phương, trải nghiệm STEM, dự án kết quả giúp HS tự vận dụng kiến thức làm ra sản phẩm và góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai. - Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lược học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (học sinh là trung tâm). Thông qua dạy học chủ đề đã hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu 48
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ…thông tin); suy luận, áp dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tiễn.
CI
- GV và HS đã tạo mối liên kết, trao đổi thông tin với nhau bằng việc khai thác và ứng dụng CNTT thời đại 4.0 như mạng internet (goole, facebook, zalo, messeger, padlet) rất hiệu quả.
FI
- Tôi đã tiến hành TNSP ở 3 lớp của khối 11 ở học kì 1 của năm học này, kết hợp
OF
các tiêu chí đánh giá (đánh giá nhóm, đánh giá đồng đẳng và đánh giá về năng lực kiến thức) cho kết quả HS đạt khá, giỏi với tỉ lệ rất cao. Điều này cho thấy tính khả thi của đề tài.
3.2. Kiến nghị
NH
ƠN
DHTNST với những ưu điểm vượt trội của nó cùng với xu thế phát triển của giáo dục hiện đại, đặc biệt trong chương trình GDPT mới, việc vận dụng mô hình này cũng như những hình thức dạy học tích cực khác vào trường học là một việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, việc vận dụng DHTNST vào thực tế gặp không ít khó khăn. Làm thế nào để khắc phục những khó khăn này để đưa DHTNST vào dạy học THPT một cách thường xuyên và hiệu quả hơn? Tôi xin có một số kiến nghị nhằm triển khai một cách rộng rãi phương pháp DHTNST trong trường phổ thông:
Y
* Với giáo viên
QU
- Từng bước nâng cao sự hiểu biết của mình về lí luận phương pháp dạy học, kịp thời vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hóa học sinh, đặc biệt là phương pháp DHTNST.
M
- Luôn cập nhật những vấn đề thời sự để lồng ghép vào bài học nhằm gây hứng thú học tập và rèn luyện cho mình các kĩ năng vận dụng kiến thức bộ môn vào thực tiễn cuộc sống để từ đó có thể truyền thụ các kĩ năng ấy cho học sinh.
KÈ
- Luôn học hỏi, ứng dụng CNTT vào dạy học, trao đổi thông tin cùng HS 1 cách nhanh chóng và hiệu quả. - Đề tài mới chỉ áp dụng cho 1 chủ đề, vì vậy cần xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều HĐTNST hơn nữa cho HS.
DẠ Y
* Với các trường THPT - Thay đổi tiêu chí đánh giá giáo viên theo hướng dần khuyến khích giáo viên vận dụng phương pháp mới như phương pháp DHTNST. - Lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn bằng các buổi hội 49
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
thảo về vận dụng phương pháp mới, các giáo viên trong tổ lần lượt thao giảng các tiết có ứng dụng phương pháp mới. * Với sở Giáo dục và Đào tạo
CI
- Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về những phương pháp hiện đại, khuyến khích giáo viên vận dụng những mô hình dạy học mới, tích cực, trong đó có DHTNST.
FI
- Kịp thời cung cấp các trang thiết bị cần thiết giúp giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp DHTNST.
OF
* Với các lực lượng khác
GV cần tạo ra cầu nối giữa HS, nhà trường và phụ huynh (hội phụ huynh) để họ hiểu, chia sẽ, hỗ trợ giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức các HĐTNST đạt hiệu quả.
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
Tôi xin chân thành cảm ơn!
ƠN
Mặc dù đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu song đề tài này chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp.
50
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh học 11 – THPT”
AL
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CI
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tâp huấn: Dạy học và kiểm tra; đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực HS môn sinh học cấp THPT(Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí - Lưu hành nội bộ), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
FI
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Công văn số 5555/BGDĐT – BGDĐT Về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, ngày 18 tháng 10 năm 2014
OF
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu tâp huấn: Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn HS tự học (Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí - Lưu hành nội bộ), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
ƠN
4. Bộ giáo dục và đào tạo, Công văn số 3280/BGDĐT – GDTrH Về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020
NH
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), tài liệu tập huấn hướng dẫn bồi dưỡng GV cốt cán (Chương trình ETEP) Modun 2: Sử dụng PPDH và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho HSTHPT môn Sinh học, Nxb Đại hoc Sư phạm, Thành phố HCM. 6. Đinh Quang Báo (chủ biên) (2017), Dạy học phát triển năng lực môn Sinh học Trung học phổ thông, Nxb Đại hoc Sư phạm, Hà Nội. 7. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn (2007), Sinh học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
QU
Y
8. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn (2010), Sinh học 11, sách giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. K.A.Timiriarep, Đời sống thực vật, NXB Giáo dục. 10. Các đề thi GV giỏi, HS giỏi, nguồn intenet…
DẠ Y
KÈ
M
11. Http://123 doc.net/ các hình thức tổ chức các HĐTNST trong trường phổ thông; Th.S Bùi Ngọc Diệp, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
51
PHỤ LỤC
AL
PHỤ LỤC 1 Nhóm được đánh giá:..................................................
FI
Nhóm đánh giá:...........................................................
CI
PHIẾU SỐ 1: Phiếu đánh giá sản phẩm của các HĐTNST
Người đánh giá
1) Ý tưởng
Thang điểm
Nhóm thực hiện
Nhóm đánh giá
OF
Nội dung đánh giá
GV đánh giá
– Độc đáo, sáng tạo, sắp xếp hợp lý.
ƠN
10 10
NH
– Hay, sáng tạo, nhưng sắp xếp chưa hợp 8 lý – Thiếu ý tưởng sáng tạo, sắp xếp rời rạc. 5 2) Nội dung
40
QU
Y
– Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục và thuyết phục, tính liên hệ thực tiễn cao
40 25
– Thiếu chính xác, chưa đầy đủ, có tính giáo dục, thiếu thuyết phục, thiếu liên hệ thực tiễn
15
3) Hình thức báo cáo
15
KÈ
M
– Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục nhưng chưa thuyết phục, ít liên hệ thực tiễn
DẠ Y
– Phong phú, bố cục hợp lý, màu sắc, 15 phông chữ phù hợp không sai lỗi chính tả, sản phẩm báo cáo đẹp. – Phong phú, bố cục hợp lý, màu sắc, phông chữ chưa phù hợp có sai lỗi
10
PL 1
15
– Nhiều thành viên nhóm cùng trình bày, có tính thuyết phục, hấp dẫn.
15
– Đại diện nhóm trình bày, có tính thuyết 10 phục, hấp dẫn.
5) Thời gian báo cáo
7
ƠN
– Đại diện nhóm trình bày, ít có tính thuyết phục, hấp dẫn.
CI
4) Cách thức trình bày báo cáo
FI
8
OF
– Phong phú, bố cục chưa hợp lý, màu sắc, phông chữ không phù hợp, sai lỗi chính tả, sản phẩm bị lỗi.
AL
chính tả, sản phẩm báo cáo bình thường.
10
NH
– Đúng thời gian, phù hợp giữa các phần 10 trong bài trình bày – Đúng thời gian, chưa phù hợp giữa các 7 phần trong bài trình bày 5
Y
– Thừa hoặc thiếu thời gian, chưa phù hợp giữa các phần trong bài trình bày
QU
6) Nhận xét, góp ý và trả lời phản biện 10 các nhóm, quản lí nhóm, quản lí tiếng ồn
KÈ
M
– Nhóm nhận xét, góp ý hay, không trùng 10 lặp các nhóm; trả lời câu hỏi thuyết phục, quản lí nhóm tốt. 7
– Nhóm nhận xét, góp ý không hay, thường trùng lặp các nhóm; trả lời câu hỏi chưa thuyết phục, quản lí nhóm chưa thật tốt.
5
DẠ Y
– Nhóm nhận xét, góp ý hay, ít trùng lặp các nhóm; trả lời câu hỏi tương đối thuyết phục, quản lí nhóm chưa tốt.
PL 2
Tổng điểm
100
OF
FI
CI
AL
Điểm trung bình
PHIẾU SỐ 2: ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG: GV phát cho mỗi HS 1 phiếu đánh giá giữa các thành viên, nhóm trưởng tổng hợp lại kết quả
ƠN
Tên thành viên Tiêu chí đánh giá
NH
1. Hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn (2đ)
QU
3. Lắng nghe ý kiến từ các bạn (1đ)
Y
2. Đóng góp ý kiến (2đ)
M
4. Có phản hồi sau khi nhận ý kiến từ các bạn (1đ)
KÈ
5. Quan tâm đến các thành viên khác (1đ) 6. Thái độ vui vẻ (1đ)
DẠ Y
7. Có trách nhiệm (2đ) Tổng điểm (10đ) PL 3
PHỤ LỤC 2
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHẬN THỨC (15 phút) MĐ: 154
Câu 1: Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? B. Ở màng trong.
C. Ở màng ngoài.
Y
A. Ở chất nền.
D. Ở tilacôit.
QU
Câu 2: Các tia sáng xanh tím kích thích: A. Sự tổng hợp cacbohiđrat.
B. Sự tổng hợp lipit.
C. Sự tổng hợp prôtêin.
D. Sự tổng hợp ADN.
Câu 3: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
M
A. Quá trình tạo ATP, NADPH.
KÈ
C. giải phóng ôxy.
B. Quá trình khử CO2 D. Quá trình quang phân li nước.
Câu 4: Thực vật C4 được phân bố như thế nào? A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
DẠ Y
B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. C. Sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. D. Sống ở vùng sa mạc.
Câu 5: Vì sao lá cây có màu xanh lục? PL 4
A. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
AL
B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục C. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
CI
D. Vì nhóm sắc tố phụ hấp thụ ánh sáng màu xanh Câu 6: Những cây thuộc nhóm C3 là:
B. Rau dền, kê, các loại rau.
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
FI
A. Mía, ngô, cỏ lồng vực,cỏ gấu.
D. Lúa, khoai, sắn, đậu.
OF
Câu 7: Trình tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:
A. Cố định CO2 khử APG thành ALPG tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 điphôtphat) cố định CO2.
ƠN
B. Khử APG thành ALPG cố định CO2 tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 điphôtphat). C. Cố định CO2 tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) khử APG thành ALPG.
NH
D. Khử APG thành ALPG tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) cố định CO2. Câu 8: Sản phẩm của pha sáng gồm: A. ATP, NADPH VÀ O2.
B. ATP, NADPH VÀ CO2.
Y
C. ATP, NADP+ VÀ O2. D. ATP, NADPH. A. từ CO2
QU
Câu 9: Nguồn gốc của ôxi thoát ra từ quang hợp là: B. từ phân tử nước
C. từ APG D. từ phân tử ATP
Câu 10: Ánh áng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là: B. xanh lục và đỏ
C. xanh lục và xanh tím
D. đỏ và xanh tím
DẠ Y
1D
KÈ
ĐÁP ÁN:
M
A. xanh lục và vàng
2C
3B
4C
5A
6D
7A
8A
9B
10D
PL 5
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHẬN THỨC (15 phút) MĐ: 267
B. Ở màng trong.
QU
A. Ở chất nền.
Y
Câu 1: Pha tối diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? C. Ở màng ngoài.
D. Ở tilacôit.
Câu 2: ôxi thoát ra từ quang hợp có nguồn gốc : A. từ CO2
B. từ phân tử nước
C. từ APG D. từ phân tử ATP
Câu 3: Loài thực vật nào sau đây thuộc C3? B. xương rồng
C. đậu
M
A. mía
D. nha đam
KÈ
Câu 4: Sản phẩm của pha tối trong quang hợp là: A. ATP
B. CO2
C. nước.
D. chất hữu cơ.
Câu 5: Khí khổng của loài cây nào đóng vào ban ngày, mở vào ban đêm?
DẠ Y
A. Lúa
B. Thanh long
C. đậu
D. Rau dền
Câu 6: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp? A. Quá trình tạo ATP, NADPH. C. giải phóng ôxy.
B. Quá trình khử CO2 D. Quá trình quang phân li nước. PL 6
A. Sự tổng hợp cacbohiđrat.
B. Sự tổng hợp lipit.
C. Sự tổng hợp prôtêin.
AL
Câu 7: Các tia sáng đỏ kích thích: D. Sự tổng hợp ADN
CI
Câu 8: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây? Câu 9: Ánh áng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là: B. xanh lục và đỏ
C. xanh lục và xanh tím
D. đỏ và xanh tím
OF
A. xanh lục và vàng
D. Pha tối
FI
A. Quang phân li nước. B. Chu trình canvin. C. Pha sáng.
Câu 10: Vì sao lá cây có màu xanh lục?
A. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
ƠN
B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
C. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục ĐÁP ÁN: 2B
3C
4D
5B
6B
7A
8B
9D
10A
\
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
1A
NH
D. Vì nhóm sắc tố phụ hấp thụ ánh sáng màu xanh
PL 7
PHỤ LỤC 3
AL
CÁC CÂU HỎI/ BÀI TẬP VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN Câu 1: Tiến hành thí nghiệm như sau:
+ Lá trong bình (A) không chuyển màu. + Lá trong bình (B) chuyển màu. 4.1. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?
OF
- Đặt cây ngoài sáng 6 giờ, sau đó ngắt lá trong bình (A) và (B) đem thử iốt. Kết quả:
FI
- Chọn hai lá có kích cỡ tương ứng rồi bố trí thí nghiệm như hình vẽ bên dưới;
CI
- Đặt cây trong tối 48 giờ;
ƠN
4.2. Giải thích tại sao có sự khác nhau về kết quả thử iốt của 2 lá A và B?
(Trích đề thi chọn đội tuyển lớp 11 cấp trường cụm Hoàng mai – Quỳnh lưu năm học 2019-2020)
NH
Câu 2: Trong 1 buổi trải nghiệm làm xôi gấc, bạn Lan lấy hạt gấc trực tiếp trộn vào gạo nếp (đã được ngâm qua nước), bạn Hùng trước khi trộn với gạo nếp thì bóp hạt gấc với 1 chút rượu etilic. Các công đoạn tiếp theo 2 bạn làm như nhau. Theo em, bạn nào sẽ có được sản phẩm xôi với màu đẹp hơn, đồng đều hơn? Vì sao?
QU
Y
(Trích đề thi HSG cấp tỉnh khối 12 tỉnh Nghệ An năm học 2020 -2021, môn Sinh học bảng A) Câu 3: Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành phần quang phổ? Hai loại ánh sáng trên thích hợp với những nhóm thực vật nào? Tại sao?
M
Câu 4: Những cây màu đỏ như cây tía tô, rau dền đỏ có quang hợp được không? Tại sao?
KÈ
Câu 5: Việc sử dụng đồng vị phóng xạ nhằm mục đích gì trong quang hợp? Câu 6: Tại sao trên cùng 1 cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng có màu nhạt hơn so lá ở phía trong bóng râm có màu đậm? Khả năng quang hợp của chúng có giống nhau không? Giải thích.
DẠ Y
Câu 7: Trường chúng ta có một khu đất trống nhiều năm nay do chưa có kinh phí để triển khai làm nhà đa năng, cỏ dại mọc um tùm. Hàng tháng các lớp phân công nhau đi dọn cỏ. Vậy sau khi học xong chủ đề này, em sẽ có ý tưởng gì để khu đất
PL 8
AL
đó hữu ích trước khi nó được dùng cho viêc xây nhà đa năng. (Giáo viên có thể hướng các em việc trồng các thực vật C4 ngắn ngày)
Câu 9: Vì sao thực vật thủy sinh lại có nhiều màu sắc?
CI
Câu 8: Vườn nhà bạn Hoa trồng rất nhiều mía, bạn ý cứ băn khoăn không biết cây mía đã quang hợp bằng cách nào để khi ăn nó lại ngọt thế. Bằng kiến thức của mình sau khi học xong chủ đề quang hợp, em hãy giải thích để bạn ấy hiểu.
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
Câu 10: Dựa vào kiến thức đã học của chủ đề, hãy giải thích vai trò của nước và phân bón trong câu nói “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
PL 9
OF
FI
CI
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
AL
PHỤ LỤC 4
NH
ƠN
THỰC NGHIỆM CỦA LỚP 11A4(TẠI LỚP)
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
THỰC NGHIỆM CỦA LỚP 11D2 (TẠI LỚP)
PL 10
AL CI FI
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
THỰC NGHIỆM CỦA CÁC LỚP TẠI NHÀ
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM CỦA CÁC NHÓM
PL 11
PHỤ LỤC 5
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỚI HS QUA CÁC TRANG MẠNG (ZALO; MESSEGER, FACEBOOK)
DẠ Y
KÈ
M
PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ VIDEO HS THIẾT KẾ TRONG CÁC HĐTNST TẠI NHÀ VÀ TẠI ĐIỂM DÃ NGOẠI (COPPY TRONG USB)
PL 12
PHỤ LỤC 6
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HS QUA BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC NHẬN THỨC (QUA PHIẾU ĐÁNH GIÁ BẰNG TNMAKER)
Kết quả kiểm tra đánh giá của lớp 11A1 (44 HS)
PL 13
AL CI FI OF ƠN NH Y QU M KÈ DẠ Y
Kết quả kiểm tra đánh giá của lớp 11A4 (44 HS) PL 14
AL CI FI OF ƠN NH Y QU M KÈ DẠ Y
Kết quả kiểm tra đánh giá của lớp 11D2 (44 HS) PL 15
PHỤ LỤC 7
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
MỘT SỐ VIDEO HS THIẾT KẾ TRONG CÁC HĐTNST TẠI NHÀ VÀ TẠI ĐIỂM DÃ NGOẠI (COPPY TRONG ĐĨA)
PL 16