4 minute read
trường phổ thông
from SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT
- Chuẩn bị về nội dung: Phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh, phát huy DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL được khả năng sáng tạo nghệ thuật của học sinh, phát huy phẩm chất, năng lực học sinh - Chuẩn bị về điều kiện, cơ sở vật chất. Bước 3: Tổ chức cuộc thi: 3.3. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông * Bước 1: Đặt tên cho hoạt động: Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động cũng tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng thú và tích cực của học sinh. Vì vậy cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để có tên hoạt động cho phù hợp Việc đặt tên cho hoạt động phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn - Phản ánh được chủ đè và nội dung của hoạt động - Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh * Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động - Mỗi hoạt động đều thực hiện một mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tuần, tháng. - Mục tiêu của hoạt động là dự kiến kết quả của hoạt động - Các mục tiêu của hoạt động phải có xác định cụ thể rõ ràng và phù hợp, phản ánh được mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ góp phần hình thành những phẩm chất, năng lực. - Khi xác định mục tiêu cần trả lời các câu hỏi sau: + Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những phẩm chất năng lực nào? + Mức độ cần đạt và phẩm chất năng lực cần đạt trong hoạt động đó như thế nào? + Điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra là gì? * Bước 3: Xác định nội dung và phương thức của hoạt động Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lí những nội dung và phương thức hoạt động. Trước hết cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã được xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp và khả năng cụ thể của học sinh để xác định các nội dung phù hợp với hoạt động * Bước 4: Chuẩn bị cho hoạt động: 20
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Trong bước này cả giáo viên chủ nhiệm và học sinh cùng tham gia công tác chuẩn bị. Để chuẩn bị tốt cho hoạt động giáo viên cần làm tốt những việc sau đây: - Nắm những nội dung và hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động Dự kiện những phương tiện và điều kiện cần thiết để hoạt động có thể thực hiện được một cách có hiệu quả. Các phương tiện và điều kiện cụ thể là: + Các phương tiện hoạt động như phương tiện âm thanh, nhạc cụ, đạo cụ, phục trang, ánh sáng, tranh ảnh, băng đĩa, máy chiếu… + Phòng ốc, bàn ghế và các phương tiện phục vụ khác + Tài chính, chi phí cho việc tổ chức hoạt động + Dự kiến phân công cho các tổ, nhóm hay cá nhân và thời gian hoàn thành công việc + Dự kiến về thời gian và thời điểm tổ chức + Dự kiến hoạt động cho giáo viên và học sinh * Bước 5: Lập kế hoạch Lập kế hoạch cụ thể là khâu tính toán, sắp xếp logic các hoạt động nhằm đạt mục tiêu giáo dục hiệu quả nhất, khâu này cần: + Lập kế hoạch để thực hiên hệ thống các mục tiêu, tức là tìm các nguồn lực, thời gian, không gian cần cho việc hoàn thành các mục tiêu + Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiện mục tiêu. *Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động Trong bước này cần phải xác định: - Có bao nhiêu công việc phải thực hiện? - Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc? - Tiến trình và thời gian thực hiện các công việc đó như thế nào? - Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm và cá nhân. - Yêu cầu cần đạt của mỗi công việc. * Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động - Rà sát và kiểm tra lại các nội dung và trình tự các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lí, khả năng thực hiện và kết quả đạt được. - Nếu phát hiện những sai sót và bất hợp lí khâu nào thì kịp thời điều chỉnh. 21
Advertisement