19 minute read
nhiệm ở trường trung học phổ thông
from SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 3.4.Thiết kế tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong công tác chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông. 3.4.1.Thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong tiết sinh hoạt lớp CHỦ ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Nội dung: Nhận xét tuần vừa qua và phương hướng tuần tới. Giải pháp thực hiện. Khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn đối với thầy cô giáo. - Về năng lực, phẩm chất: Rèn luyện năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực ngôn ngữ. Về phẩm chất: rèn luyện phẩm chất nhân ái, trách nhiệm. -Thái độ: Tạo không khí vui tươi, hứng khởi .II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Loa, miccro, máy chiếu; một số clip về bài hát, trò chơi. … 2. Học sinh: giấy A0, cắt chữ, trang trí. .. III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN Hoạt động 1. Khởi động - Kết nối chủ đề a. Mục tiêu Giúp học sinh có tâm trạng vui vẻ, xua cảm giác căng thẳng của các tiết học trước, tạo tâm thế tâm thế tập trung vào chủ đề tiết sinh hoạt, phát triển một số năng lực: hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, phẩm chất nhân ái. b. Cách thực hiện Hát đồng ca bài “ Cô là người tuyệt vời nhất” c.Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS. - Có cách thể hiện sáng tạo, cảm động - Tập trung cảm xúc hướng tới chủ đề “Tôn sư trọng đạo”. - Phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, phẩm chất nhân ái. Hoạt động 2. Nhận xét tuần vừa qua và phương hướng tuần tới. a. Mục tiêu - Nhận xét ưu điểm và hạn chế trong tuần vừa qua, giải pháp. - Nắm rõ kế hoạch hoạt động trong tuần tới, giải pháp. - Phát triển năng lực tự chủ, giải quyết vấn đề, hợp tác…Phẩm chất: trác h nhiệm, trung thực, chăm chỉ cho học sinh. b. Cách thực hiện Trước khi trình bày công khai trong tiết sinh hoạt, các bộ phận liên quan trao đổi thông tin thông qua các hình thức zalo, messenger… + Về nội dung nhận xét ưu điểm và hạn chế trong tuần vừa qua, giải pháp: 22
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Để đảm bảo tính dân chủ, tự chủ, công khai. Phần này sẽ triển khai theo quy trình: tổ trưởng mỗi tổ nhận xét các thành viên, đề xuất giải pháp. Sau đó nộp lại cho một người trong ban cán sự lớp (ban cán sự lớp luân phiên, mỗi tuần một người chịu trách nhiệm tổng hợp, trình bày trước lớp). Ban cán sự lớp tổng hợp nội dung từ các tổ trưởng, từ theo dõi của đoàn (do cô chủ nhiệm chia sẻ) đề xuất giải pháp, gửi giáo viên duyệt. + Về nội dung triển khai kế hoạch tuần tới, giải pháp: Đầu buổi sáng thứ 7, giáo viên nhận kế hoạch tuần tới của nhà trường, chia sẻ vào nhóm zalo cán bộ lớp. Bộ phận các bộ lớp nhận nội dung, hội ý nhanh giải pháp ở giờ ra chơi đầu tiết sinh hoạt. Trường hợp trò không có điện thoại, giáo viên chủ nhiệm sẽ ghi ra tờ giấy để các bộ lớp tổng hợp vào sổ theo dõi. + Sau khi cán bộ lớp công khai toàn bộ nội dung trên trước lớp, giáo viên chủ nhiệm sẽ lấy ý kiến cá nhân trong lớp ( nếu có). + Giáo viên nhận xét một số vấn đề nổi bật trong tuần qua, tuần tới (nếu có) c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS. - Giúp học sinh có cái nhìn tổng quát, hệ thống về những gì mình đã làm, từ đó phát huy ưu điểm, khắc hục hạn chế. - Giúp giáo viên nắm bắt tình hình chung của lớp, từ đó có định hướng phù hợp. - Phát triển cho một số năng lực phẩm chất cụ thể như: năng lực tự chủ, giải quyết vấn đề, hợp tác….Phẩm chất trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ cho học sinh. Hoạt động 3. : Sinh hoạt theo chủ đề a. Mục tiêu Giúp học sinh vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ. Qua nhiệm vụ, học sinh rèn luyện năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực ngôn ngữ. Giúp học sinh khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn đối với thầy cô giáo, yêu quý và tin tưởng các thầy cô giáo b. Cách thực hiện Gv cùng học sinh thiết kế, chuẩn bị hoạt động, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thông qua các trò chơi, hỏi đáp… Trò chơi 1: Giải ô chữ chủ đề “ Tôn sư trọng đạo” Bước 1: Gv chia lớp thành 2 đội và phổ biến thể lệ trò chơi Bước 2: Gv chọn 1 bạn làm trọng tài + thư kí lưu kết quả trò chơi trên bảng, triển khai trò chơi. Bước 3: Tổng kết, trao thưởng kết hợp đặt câu hỏi Trò chơi 2:Thi hát chủ đề “Tôn sư trọng đạo” Hai đội, mỗi đội cử 1 bạn. Ai hát đúng chủ đề, có khả năng thu hút, được vỗ tay nhiều và to sẽ chiến thắng 23
Advertisement
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL b. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS. - Học sinh phát triển các năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực ngôn ngữ. Phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm. - Học sinh hiểu thêm về truyền thống tôn sư trọng đạo. - Học sinh khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn đối với thầy cô giáo, yêu quý và tin tưởng các thầy cô giáo Hoạt động 4. : Củng cố, tổng kết a. Mục tiêu Đánh giá mục tiêu của chủ đề đã được thể hiện như thế nào trên học sinh, nhận ra điểm yếu, điểm mạnh ở mỗi học sinh, từ đó đặt ra kế hoạch rèn luyện tiếp theo. b. Cách thực hiện Đặt câu hỏi: 1. Phát biểu cảm xúc của em về truyền thống tôn sư trọng đạo? 2. Ngoài nội dung chủ đề, tiết sinh hoạt đem đến cho em những bổ ích gì? c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS. - Học sinh có những nhận thức sâu sức về truyền thống “ tôn sư trọng đạo”, có những chuyển biến trong hành động. - Nhận thức được hiệu quả của các hoạt động Hoạt động 5: Vận dụng/ mở rộng a. Mục tiêu Tạo điều kiện cho người học thực hành, vận dụng kiến kiến thức, kĩ năng đã thu hoạch vào tình huống thực tế, giúp học sinh có những ứng xử tốt với các tình huống cuộc sống đặt ra. b. Cách thực hiện Chia lớp thành 4 nhóm Tổ 1: Vẽ tranh theo chủ đề “Tôn sư trọng đạo” Tổ 2: Sưu tầm ca dao, thơ…về chủ đề “Tôn sư trọng đạo” Tổ 3: Sáng chế bưu tiếp tặng thầy cô giáo Tổ 4: Tập làm đạo diễn soạn vở kịch ngắn theo chủ đề c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS. - Sản phẩm tranh vẽ theo chủ đề - Sáng chế bưu thiếp - Sưu tầm ca dao... - Diễn kịch 24
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TỔ CHỨC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG TIẾT SINH HOẠT LỚP Sản phẩm của học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm trong tiết sinh hoạt lớp chủ đề “Mẹ và cô giáo” Học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm bằng hình thức cuộc thi trong tiết sinh hoạt lớp chủ đề: Thanh niên làm theo lời Bác 25
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm bằng hình thức trò chơi “Giải ô chữ” trong tiết sinh hoạt lớp chủ đề “Tôn sư trọng đạo” 3.4.2.Thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong tiết hướng nghiệp CHỦ ĐỀ: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ, NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH ĐẠT TRONG NGHỀ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh -Về kiến thức: Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc chọn nghề và những điều kiện thành đạt trong nghề. - Về kĩ năng: Có kĩ năng lựa chọn nghề nhiệp phù hợp. - Về thái độ: Tạo không khí vui tươi, hứng khởi - Về năng lực, phẩm chất: Rèn luyện năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, tin học, phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Loa, miccro, máy chiếu, trò chơi, tài liệu liên quan... 2. Học sinh: Giấy A0, bút lông, tài liệu liên quan... 26
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC Hoạt động 1. Khởi động - Kết nối chủ đề a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tập trung cảm xúc vào chủ đề. b. Cách thực hiện: Tổ chức trò chơi đoán nghề nghiệp thông qua hình ảnh Bước 1: GV chia lớp thành 2 đội chơi. Gv yêu cầu mỗi đội chuẩn bị trò chơi qua máy tính, trình chiếu. Mỗi đội soạn 10 nghề nghiệp để thử thách đội bạn. Bước 2: GV phổ biến cách chơi và tiến hành trò chơi Bước 3: GV tổng kết, khen thưởng. c.Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS. - Tạo các video, hình ảnh... về nghề nghiệp - Hiểu biết 1 số nghề nghiệp - Tạo không khí vui vẻ, đoàn kết Hoạt động 2 : Triển khai hướng nghiệp theo chủ đề a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm về vấn đề chọn nghề, những điều kiện để thành đạt, từ đó học sinh có những lựa chọn đúng đắn. b. Cách thực hiện: LÀM VIỆC NHÓM Bước 1: - Gv chia sẻ các tài liệu liên quan đến chủ đề vào nhóm lớp để học sinh tìm hiểu trước - Yêu cầu hs tìm hiểu thêm tài liệu liên quan đến chủ đề (Vì sao phải chọn nghề? Tầm quan trọng của hướng nghiệp? Những nguyên tắc chọn nghề? Những bí quyết đề thành đạt?....) Bước 2: Trong giờ hướng nghiệp GV tiếp tục giới thiệu sơ lược về các tài liệu đã chia sẻ Bước 3: GV chia lớp thành 4 đội thi, chuẩn bị giấy A0, bút lông, phần thưởng. Yêu cầu các đội thực hiện qua giấy A0, vẽ sơ đồ tư duy về các nội dung sau: Trình bày: - Tầm quan trọng của hướng nghiệp? - Những nguyên tắc chọn nghề? - Những bí quyết để thành đạt trong nghề? Tiêu chuẩn chấm 27
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Đúng thời gian quy định - Đưa nhiều thông tin phù hợp - Trình bày khoa học, đẹp Nhóm đạt điểm cao nhất được cộng điểm thi đua trong tuần TRÒ CHƠI ĐOÁN Ý ĐỒNG ĐỘI Mỗi đội chơi chọn một gói câu hỏi bất kì và cử ra 2 đại diện (1 người diễn tả và 1 người trả lời). Người diễn tả đứng quay mặt về phía bảng, người trả lời quay mặt về phía ngược lại. Người diễn tả có nhiệm vụ diễn tả cho người trả lời từ khóa trên bảng, người trả lời có nhiệm vụ trả lời đúng từ khóa đó. Đội chơi có quyền bỏ qua từ khóa và có quyền quay lại sau, trả lời sai quá 3 từ khóa cuộc chơi dừng lại. Đội chơi được tính là phạm quy khi: lặp lại từ có trong từ khóa, kể cả bằng tiếng nước ngoài: từ khóa phạm quy bị tính là sai. Người trả lời quay lại nhìn bảng. Phạm các lỗi này cuộc chơi dừng lại. Có sự nhắc nhở ( trừ 5 điểm). Đúng (10 đ), sai không trừ. Hết thời gian phải kết thúc. Gói 1: Giáo viên/ Thiết kế đồ họa/ Thư kí/ Đạo diễn. Gói 2: Luật sư/ Bác sĩ/ Ca sĩ/ Công nhân môi trường. Gói 3: Bộ đội/ Công nhân xây dựng/ Thợ may Gói 4: Vận động viên điền kinh/ Bán hàng/ Công an/ Phóng viên c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS. - Tạo các sơ đồ tư duy, hình ảnh... về nghề nghiệp - Hiểu biết 1 số vấn đề quan trọng liên quan đến nghề nghiệp - Tạo không khí vui vẻ, đoàn kết Hoạt động 3. : Củng cố, tổng kết a. Mục tiêu: Đánh giá mục tiêu của chủ đề đã được thể hiện như thế nào trên học sinh, nhận ra điểm yếu, điểm mạnh ở mỗi học sinh, từ đó đặt ra kế hoạch rèn luyện tiếp theo. b. Cách thực hiện: Tự đánh giá qua phiếu + GV đề nghị HS đọc và thực hiện tự đánh giá thông qua bảng tiêu chí tự đánh giá + Khích lệ HS suy nghĩ và nói/viết thê m về những điều học được khác ngoài những điều liệt kê trong bảng. + GV khích lệ động viên HS trong hoạt động tự đánh giá. 28
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Hoạt động 4: Vận dụng/ mở rộng a. Mục tiêu: Tạo điều kiện cho người học thực hành, vận dụng kiến kiến thức, kĩ năng đã thu hoạch vào tình huống thực tế, giúp học sinh có những ứng xử tốt với các tình huống cuộc sống đặt ra. b. Cách thực hiện: Đa dạng về hình thức: Có thể phối hợp với phụ huynh giám sát thực hiện công việc ở nhà Viết thu hoạch: Từ những hiểu biết của bản thân về tầm quan trọng của hướng nghiệp, những nguyên tắc chọn nghề, yếu tố thành công. Em hãy liên hệ vấn đề hướng nghiệp của bản thân mình? BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN Tên hoạt động: .…………………………………………………………… Họ tên học sinh: ………………………………………… Lớp:………… Nội dung Mức độ Tốt Khá TB 1. Mức độ hứng thú của em khi tiếp cận chủ đề? 2. Mức độ nhận thức của bạn về tầm quan trọng của hướng nghiệp? 3. Mức độ nhận thức của em về những nguyên tắc chọn nghề? 4. Mức độ nhận thức của e m về những bí quyết để thành đạt? 5. Ý kiến khác 29
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TỔ CHỨC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG TIẾT HƯỚNG NGHIỆP Học sinh trình bày sản phẩm của hoạt động nhóm trong tiết sinh hoạt hướng nghiệp chủ đề “Tầm quan trọng của việc chọn nghề” Học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm bằng hình thức trò chơi“ Đoán ý đồng đội” trong tiết sinh hoạt hướng nghiệp chủđề“Tầm quan trọng của việc chọn nghề” 30
3.4.2. Thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong tiết sinh hoạt
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL dưới cờ SINH HOẠT DƯỚI CỜ TUẦN : CHỦ ĐỀ : NGƯỜI LÍNH ( Hướng tới kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam) 1. Mục tiêu: - Nội dung: Học sinh nắm vững và thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường và cấp trên đề ra; Nắm được và thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường, của Đoàn, thấy được ưu, khuyết điểm của lớp mình của trường trong tuần qua; Giúp HS hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân và yêu mến tự hào về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tổ chức hoạt động, kĩ năng hợp tác - Thái độ: Giáo dục tư tưởng, đạo đức - Về năng lực, phẩm chất: Rèn luyện năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, tin học. Phẩm chất trách nhiệm, yêu nước, chăm chỉ. 2. Nội dung hoạt động: - Đánh giá hoạt động tuần qua và triển khai kế hoạch tuần tới - Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua sinh hoạt chủ đề 3. Thời gian, địa điểm tổ chức và đối tượng tham gia: - Thời gian: Tiết 1, thứ 2 - Địa điểm: Sân trường - Thành phần tham gia: Học sinh và giáo viên toàn trường 4. Chuẩn bị: - Cơ sở vật chất: Loa máy, bàn ghế… 5. Hình thức tổ chức: Hình thức sân khấu hoá, hình thức hội thi 6. Tiến trình tổ chức hoạt động - Ổn định tổ chức. - Tiến hành buổi sinh hoạt Phần 1: Nghi lễ ( Phần hành chính) a. Mục tiêu - Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và biết ơn đối với thế hệ đi trước đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc - Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các tập thể lớp trong trong tuần vừa qua. Từ đó có hướng phát huy và khắc phục. - Nắm rõ kế hoạch hoạt động trong tuần tới và lên kế hoạch thực hiện. - Phát triển năng lực tự chủ, giải quyết vấn đề, hợp tác…Hình thành các phẩm chất: trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ cho học sinh. 31
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL b. Cách thực hiện Hoạt động 1: Lễ chào cờ - Tiến hành nghi lễ: Ổn định tổ chức, chào cờ, toàn trường hát quốc ca theo nhạc - Giới thiệu thành phần tham gia: Ban giám hiệu nhà trường, tập thể giáo viên và học sinh trong toàn trường, khách mời (Nếu có) Hoạt động 2: Đánh giá hoạt động tuần qua và triển khai kế hoạch tuần tới - Giáo viên trực đoàn đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới - Ý kiến nhận xét, chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường. c. Dự kiến sản phẩm - Tác phong, thái độ nghiêm túc, trang trọng và tôn nghiêm - Học sinh tập trung lắng nghe, ghi nhớ những đánh giá, nhận xét và kế hoạch - Phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, hình thành phẩm chất: Yê u nước, trách nhiệm... Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề: (Do lớp trực được phân công thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp) a. Mục tiêu - Tạo được không khí vui tươi, sự hứng thú cho học sinh khi tha m gia - Giáo dục học sinh về truyền thống anh bội đội cụ Hồ - Phát triển một số năng lực: hợp tác, giao tiếp, thể chất, thẩm mỹ. Hình thành các phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm, nhân ái. b. Cách thực hiện: Hoạt động 1: Múa hát tập thể bài: Linh thiêng Việt nam ( Lê Quang) Lớp trực đã được phân công dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm tổ chức tập luyện và biểu diễn trong lễ chào cờ. Hoạt động 2: Phần thi “Giai điệu tự hào” - Mỗi lớp cử 1 học sinh tham gia, toàn trường chia thành 3 đội - Nghe một đoạn bài hát liên quan đến ca khúc hát về người lính, đoán tên ca khúc và cho biết tên tác giả của bài hát. - Kết thúc đoạn nhạc, đội nào phất cờ nhanh nhất đội đó có quyền trả lời trước, câu trả lời đúng được 10 điểm, nếu câu trả lời của đội trước không đúng các đội còn lại có quyền trả lời nhưng số điểm sẽ bị trừ 2 điểm. - Trong trường hợp không đội nào trả lời đúng thì khán giả trả lời, nếu trả lời đúng nhận được một phần quà của chương trình. - Sau phần thi đội nào có điểm số cao nhất sẽ là đội chiến thắng - Các ca khúc bao gồm: 1. Màu hoa đỏ (Thuận Yến) 2. Vết chân tròn trên cát (Trần Tiến ) 3. Hò kéo pháo (Hoàng Vân) 4. Hát về anh, người chiến sĩ biên cương (Thế Hiển) 32
5. Gửi em ở cuối sông Hồng (Thuận Yến) DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 6. Mùa xuân (Phạm Minh Tuấn) 7. Hát mãi khúc quân hành (Diệp Minh Tuyền) 8.Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí) 9. Lá đỏ (Hoàng Hiệp) 10. Người chiến sĩ ấy (Hoàng Vân) c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS - Nhận biết được một số ca khúc ngợi ca về vẻ đẹp anh bội đội cụ Hồ - Có tình cảm yêu mến và tự hào về truyền thống của thế hệ anh trong sự nghiệp gìn giữ và bảo vệ tổ quốc - Học sinh tham gia hào hứng, sôi nổi, nhiệt tình - Phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, thẩm mĩ, thể chất và các phẩm chất: nhân ái, yêu nước, trách nhiệm… Phần 3: Đánh giá tiết chào cờ: a. Mục tiêu Đánh giá về việc tổ chức thực hiện của tiết chào cờ, mục tiêu của chủ đề đã được thể hiện như thế nào trong tiết chào cờ, nhận ra điểm yếu, điểm mạnh ở mỗi tập thể, đánh giá về hiệu quả của buổi sinh hoạt... Từ đó rút ra kinh nghiệm và đặt ra kế hoạch rèn luyện tiếp theo. b. Cách thực hiện Giáo viên phụ trách Đoàncó thể đặt câu hỏi cho học sinh 1. Phát biểu cảm xúc của em về buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần? 2. Qua buổi chào cờ em nhận thức được điều gì? c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS - Học sinh có những nhận thức sâu sắc về chủ đề “Người lính” MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BUỔI SINH HOẠT DƯỚI CỜ ĐẦU TUẦN Học sinh tham gia tiết chào cờ đầu tuần 33
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Học sinh tham gia trải nghiệm bằng hình thức sân khấu hóa chủ đề “ Người lính” trong tiết chào cờ đầu tuần 34