Rõ ràng sản phẩm giáo dục của hai hình thức dạy học trên là rất khác nhau. Đây chính là vấn đề quan trọng nhất, cũng là vấn đề đáng quan tâm nhất. Bởi vì bất cứ một chiến lược giáo dục nào, hay một mô hình giáo dục nào cũng đi đến cuối cùng là sản phẩm của quá trình giáo dục. Vì vậy dạy học theo hướng tiếp cận năng lực là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. II. Thực trạng của dạy học môn Hóa học hiện nay ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳ Hợp Qua khảo sát, gửi phiếu điều tra tới 17 giáo viên dạy bộ môn Hóa học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, kết quả thu được như sau: Bảng 5: Tần suất sử dụng kiến thức và bài tập hóa học có nội dung gắn với thực tiễn đối với giáo viên trong dạy học hóa học ở trường THPT Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Ít khi
Không bao giờ
Kết quả
6/17
8/17
3/17
0/17
Tỉ lệ (%)
35,29
47,06
17,65
0
Bảng 6: Giáo viên sử dụng kiến thức và bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong tiết học Nghiên cứu bài mới
Ôn tập, luyện tập
Thực hành
Kiểm tra đánh giá
Kết quả
5/17
6/17
3/17
3/17
Tỉ lệ (%)
29,41
35,29
17,65
17,65
Bảng 7: Mức độ phát triển năng lực vận dụng kiến thức của HS khi dạy học bằng hệ thống kiến thức và bài tập hóa học gắn liền với thực tiễn Rất tốt
Tốt
Chưa thật tốt
Chưa tốt
Kết quả
4/17
10/17
3/17
0/17
Tỉ lệ (%)
23,53
58,82
17,65
0
Bảng 8: Khó khăn của việc đưa kiến thức và bài tập thực tiễn vào trong dạy học hóa học đối với GV THPT Nguyên nhân
Kết quả
Tỉ lệ (%) đồng ý
Mất nhiều thời gian tìm kiếm, biên soạn
15/17
88,23
Không có nhiều tài liệu
8/17
47,06
Thời gian cho mỗi tiết học còn hạn chế
10/17
58,82
Trong các kì thi, kì kiểm tra còn chưa nhiều
9/17
52,94 14