![](https://assets.isu.pub/document-structure/210714044442-8d584dee2156b338cc62c1488ffcde62/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
7 minute read
2.4.Phương pháp dạy học hợp tác
from MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
43 - Hướng dẫn học sinh tự học qua các ứng dụng Quizizz và các website học online: hocmai.vn, itrithuc, Vnedu.vn…để tự học cho phép giáo viên tiếp cận ngân hàng câu hỏi đa dạng hoặc tự tạo lập bộ câu hỏi phù hợp với mục tiêu kiểm tra đánh giá. Học sinh có thể hình thành năng lực tự học và tự chủ, sử dụng công nghệ thông tin, rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, tính kiên trì trong học tập. - Với hệ thống câu hỏi tự luận có hệ thống mà giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu sẽ phát triển cho học sinh các phẩm chất cần thiết như: chăm chỉ, trách nhiệm, yêu nước, trung thực, nhân ái, đồng thời cũng rèn cho học sinh các năng lực tự học và tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tìm hiểu lịch sử, tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức lịch sử…
2.4. Sử dụng phương pháp dạy hoc hợp tác
Advertisement
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp
2.4.1. Mục đích sử dụng:
Dạy học nhóm được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh. Làm việc theo nhóm chính là sự tập hợp của hai hay nhiều nhóm người gộp lại, cùng đặt ra một mục tiêu nhất định để hoàn thành những công việc chung. Các thành viên trong nhóm phải tự nhận thức bản thân của họ như một cá thể trong xã hội, đồng thời cũng phải nhận thức việc làm của mình sẽ có ý kiến quan trọng trong một môi trường tập thể là như thế nào.
Sự hợp tác trong công việc, học tập và nghiên cứu là một trong những phương pháp tốt nhất để đi đến thành công. Cái ta tưởng là khó thì đối với những người khác lại rất dễ dàng, cái ta thiếu thì người khác lại dư…Vì vậy, làm việc nhóm là sự cộng hưởng tốt nhất cho mọi học sinh trong nhóm.Thành ngữ có câu “Muốn đi nhanh thì đi một mình. Muốn đi xa ta đi cùng nhau” cũng là để nói đến vai trò và
44 tầm quan trọng cũng như hiệu quả của việc hợp tác nhóm trong học tập và trong lao động. 2.4.2.Cách thức thực hiện Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm - Thành lập nhóm - Giới thiệu chủ đề - Xác định nhiệm vụ các nhóm ( thời gian, nội dung câu hỏi) Bước 2. Làm việc nhóm - Chuẩn bị chỗ làm việc - Lập kế hoạch làm việc - Thoả thuận quy tắc làm việc - Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ - Chuẩn bị báo cáo kết quả. Bước 3. Các nhóm trình bày kết quả - Các nhóm trình bày kết quả - Các nhóm khác đánh giá, bổ sung, đặt câu hỏi. Bước 4. Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả làm việc của các nhóm. * Một số lưu ý - Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng học sinh/1 nhóm nên từ 4- 6 học sinh. - Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung. - Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới. Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm: - Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không? - Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau? - HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa?
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210714044442-8d584dee2156b338cc62c1488ffcde62/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
45 - Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào? - Cần chia nhóm theo tiêu chí nào? - Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?
Ví dụ khi dạy Bài 9 lớp 10.
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO.
Hoạt động 1.Tìm hiểu sự hình thành, phát triển của vương quốc Campuchia và vương quốc Lào. 1. Mục tiêu: *Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được sự hình thành, phát triển của vương quốc Campuchia và vương quốc Lào. - Phân tích được những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa của Campuchia và
Lào trong thời kì phát triển của phong kiến Lào và Cammpuchia. - So sánh được những điểm giống và khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển của 2 vương quốc Lào và Cammpuchia. - Liên hệ với Việt Nam để thấy được điểm tương đồng của 3 nước Đông Dương về kinh tế, văn hoá.
*.Về năng lực:
- Rèn cho học sinh kĩ năng lập niên biểu, phân tích, so sánh, làm việc với đồ dùng trực quan. -Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác …
*.Về phẩm chất:
Giáo dục cho học sinh vai trò của quần chúng nhân dân, của cá nhân trong sự phát triển lịch sử.
Giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết khu vực, ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước...
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học.
Phương pháp hợp tác nhóm/ kĩ thuật khăn trải bàn
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210714044442-8d584dee2156b338cc62c1488ffcde62/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
3. Tiến trình hoạt động. Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm + Nhóm 1,2 tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của vương quốc Campuchia + Nhóm 3,4 tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của vương quốc Lào
Nội dung
Chủ nhân
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210714044442-8d584dee2156b338cc62c1488ffcde62/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
Thời gian thành lập
Giai đoạn phát triển
Biểu hiện của sự phát
triển Vương quốc
Campuchia Vương quốc Lào
Bước 2.Tổ chức thực hiện:
- HS làm việc cá nhân trong vòng 2 phút để thực hiện các yêu cầu. Sau đó thảo luận với các bạn trong nhóm để thống nhất ý kiến ghi vào ô trung tâm. - Giáo viên quan sát học sinh,hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm hiệu quả, nhắc nhở những học sinh ý thức học tập chưa tốt.
Bước 3. Học sinh báo cáo kết quả, trao đổi, thảo luận:
Đại diện các nhóm trình bày và các nhóm khác bổ sung
Bước 4:Tổng kết đánh giá.
Thông qua quan sát, theo dõi học sinh, giáo viên đánh giá ý thức thái độ làm việc của một vài cá nhân. Nhận xét về khả năng làm việc và chất lượng sản phẩm hoàn thành của các nhóm. Có thể đánh giá cho điểm những học sinh hoặc nhóm học sinh làm việc tốt.
4. Dự kiến sản phẩm cần đạt:
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210714044442-8d584dee2156b338cc62c1488ffcde62/v1/2a65c2c97bfd50f2cbb34d29fa790ceb.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210714044442-8d584dee2156b338cc62c1488ffcde62/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
2.4.3. Hiệu quả học tập:
-Về phía học sinh : +Giúp cho học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề trên cơ sở nhìn nhận đúng các vấn đề một các có suy nghĩ, phân tích chúng có lí lẽ, có dẫn chứng minh họa và phát triễn được óc tư duy khoa học. + Giúp cho học sinh phát triển kĩ năng nói , giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một các vừa sức như các phương pháp tìm đọc sách và tài liệu tham khảo. + Thông qua thảo luận có thể thay đổi quan điểm cá nhân trên cơ sở các sự kiện thông tin bạn học sinh trong nhóm trong lớp. + Làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, sáng tạo hơn và gần gũi nhau hơn và có tinh thần trách nhiệm với công việc hơn. +Hơn thế nữa, hoạt động nhóm còn giúp bản thân phá vỡ được sự ngăn cách tạo nên sự cởi mở, thân thiện giữa con người – con người. Hoạt động nhóm giúp vận động trí óc, phát huy khả năng vốn có, từ đó đưa ra quyết định một cách đúng đắn nhất.