![](https://assets.isu.pub/document-structure/210714044442-8d584dee2156b338cc62c1488ffcde62/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
14 minute read
2.2. Phương pháp dạy học dự án để tổ chức hoạt động trải nghiệm
from MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
20
2.2. Phương pháp dạy học dự án để tổ chức hoạt động trải nghiệm
Advertisement
Là phương pháp dạy học mà học sinh cần phải thực hiện một nhiệm vụ học tập gắn liền với thực tiễn và có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Nhiệm vụ học tập này đòi hỏi người học có tính tự lực cao, khi phải đảm nhiệm mọi công đoạn gồm lập kế hoạch, thực hiện dự án và đánh giá kết quả của dự án. Phương pháp này được dạy theo hình thức chia nhóm.
Học tập qua trải nghiệm được định nghĩa là quá trình học của người học được trải qua những việc làm mô phỏng thực tế, có tính thực hành và vận dụng cao, như các đồ án thiết kế - triển khai, các tình huống nghiên cứu, từ đó sinh viên đúc kết thành những kinh nghiệm cho bản thân, làm sáng tỏ hơn cho các lý thuyết được học (Edward và cộng sự, 2007). Theo Kolb (1981) các quá trình học tập có thể được chia thành 4 nhóm cơ bản, phù hợp với 4 xu hướng học tập (kiểu học) khác nhau: (1) Quan sát suy ngẫm: học tập thông qua quan sát các hoạt động do người khác thực hiện hoặc chiêm nghiệm lại bản thân, suy ngẫm và đúc kết những trải nghiệm; (2) Khái niệm hóa: học tập thông qua việc xây dựng các khái niệm, tổng hợp, biện giải và phân tích những gì quan sát được; (3) Trải nghiệm thực tế: học tập thông qua các hoạt động, hành vi, thao tác cụ thể, trực tiếp; (4) Thử nghiệm: học tập thông qua những thử nghiệm, đề xuất các phương án giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Trong thực tiễn diễn ra quá trình học tập, mỗi người học sẽ vận dụng các quá trình này theo các cách khác nhau, ở những mức độ không đồng đều tùy thuộc vào các đặc điểm tâm sinh lý, trình độ, năng lực nhận thức và kinh nghiệm xã hội. Thông thường trong cách dạy truyền thống, giảng viên thường bắt đầu bài giảng từ các khái niệm có tính khái quát hoặc trừu tượng trước khi cho học sinh được thực hành và làm các hoạt động thực tế. Tuy nhiên đối với cách tiếp cận theo giảng dạy chủ động thì hoạt động trải nghiệm được xem là hoạt động đầu tiên trong quá trình học tập
2.2.1. Mục đích sử dụng
Giúp học sinh hình thành những năng lực cơ bản là năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động và năng lực định hướng nghề nghiệp. Những nội dung và hình thức cũng như cách đánh giá kết quả được nêu rất
21 cụ thể trong dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 19/01/2018. Nhìn một cách tổng thể thì HĐTN cũng là một Hoạt động GDNGLL nhưng đã được xây dựng một cách cụ thể, chi tiết và là một hoạt động bắt buộc trong các nhà trường và giúp cho học sinh gắn lý thuyết với thực hành, giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
Thực tế hiện nay nền giáo dục của Việt Nam cũng đã có nhiều chuyển biến trong các hoạt động dạy và học lấy học sinh làm trung tâm; tăng cường hình thức dạy học gắn lý thuyết với thực tiễn song vẫn còn nặng về hình thức, mang tính chiếu lệ và chưa được quan tâm một cách đúng mức. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) - Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) có tổ chức nhưng chưa nhiều, chưa đa dạng và chủ yếu diễn ra ở các cấp học mầm non, tiểu học còn ở bậc THPT có nhưng chưa đạt được hiệu quả và mục tiêu giáo dục đề ra. Những hạn chế đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là do áp lực học tập, thi cử; do nguồn kinh phí còn hạn hẹp; chưa có sự quan tâm đúng mức của đội ngũ cán bộ, quản lý trong các trường THPT và chưa có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành...
Trong những năm qua, trường THPT C Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nơi tôi đang công tác các Hoạt động GDNGLL - HĐTN cũng được đưa vào kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường nhưng hầu hết các hoạt động đó chưa được triển khai một cách đồng bộ, thường xuyên và chưa đáp ứng được mục tiêu mà giáo dục đề ra.
2.2.2. Cách thức thực hiện
Hoạt động trải nghiệm được thực hiện dưới bốn loại hoạt động chủ yếu: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề thông qua hình thức tham quan các di tích lịch sử và Hoạt động câu lạc bộ và thông qua bốn nhóm hình thức tổ chức: Hình thức có tính khám phá; Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác; Hình thức có tính cống hiến; Hình thức có tính nghiên cứu, phân hoá. Hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học theo quy mô cá nhân, nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường.
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210714044442-8d584dee2156b338cc62c1488ffcde62/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
22
Hoạt động trải nghiệm huy động sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn, Cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách Đội, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và đoàn thể trong xã hội.”
Trong chương trình lịch sử 10 có tiết học Lịch sử địa phương, tôi đã mạnh dạn áp dụng hình thức học tập trải nghiệm sáng tạo, đưa các em đi tham quan di tích nhà thờ đổ tại xã Hải Lý – huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định để các em có dịp khám phá và khai thác, có hiểu biết về những di tích lịch sử trên chính mảnh đất quê hương Hải Hậu. Tất cả học sinh đều rất sôi nổi hào hứng với hoạt động này. Để thực hiện được tiết học trải nghiệm này tôi đã thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch:
- Xác định tên chủ đề môn học: - Lập kế hoạch về nhiệm vụ học tập: - Thời gian dự kiến thực hiện: Tháng 3 năm 2020 - Thành phần tham gia: Tổ Sử - Địa- GDCD và đại diện hội phụ huynh học sinh lớp 10A6 + Học sinh lớp 10A6.
Bước 2: Thực hiện dự án
Kết hợp với tổ chuyên môn Sử - Địa- GDCD và hội phụ huynh học sinh lớp 10A6, tổ chức hướng dẫn cho học sinh tham quan trải nghiệm tại nhà thờ đổ xã Hải Lý huyện Hải Hậu Nam Định.
Bước 3: Học sinh viết bài thu hoạch
Tổng hợp về các kết quả tìm được, xây dựng về sản phẩm.
Bước 4: Học sinh báo cáo sản phẩm
Học sinh các nhóm đánh giá lẫn nhau Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả của học sinh trong quá trình học tập. Ví dụ cụ thể: Tiết thứ 34: Lớp 10- LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNGChủ đề: TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ THỜ ĐỔ - XÃ HẢI LÝ- HẢI HẬU- NAM ĐỊNH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Yêu cầu cần đạt:
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210714044442-8d584dee2156b338cc62c1488ffcde62/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
23 Qua tiết học , giáo viên giúp học sinh Trình bày được những hiểu biết của bản thân về di tích lịch sử Nhà thờ đổ
Giải thích được lí do vì sao công trình này được xây dựng và có tên Nhà thờ đổ.
Đánh giá được giá trị của công trình này về góc độ văn hoá và kinh tế - Chính trị
2. Về phẩm chất:
Phát triển được các phẩm chất: yêu quê hương đất nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực trách nhiệm, biết trân trọng các giá trị văn hóa của quê hương. 3. Về năng lực: Phát triển các năng lực cần thiết trong quá trình học tập Lịch sử. Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mỹ, tin học, ngôn ngữ…
4. Dự kiến sản phẩm:
HS sẽ báo cáo sản phẩm bằng video, Powerpoint, Word….
B. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ:
Công trình kiến trúc Nhà thờ đổ này còn được gọi là Nhà thờ trái tim, thờ thánh nữ Maria, được xây dựng ở xã Hải Lý huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210714044442-8d584dee2156b338cc62c1488ffcde62/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
Mục đích xây dựng của công trình này là của những giáo dân theo Công giáo tại xã Hải Lý huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
Do ảnh hưởng của thiên tai, khí hậu nên công trình bị tàn phá, bị đổ nát theo thời gian không còn nguyên vẹn như hình dáng ban đầu, do vậy người ta gọi nó với cái tên Nhà thờ đổ.
Công trình này là một minh chứng rõ nét về sự ảnh hưởng và tiếp thu Thiên chúa giáo vào nước ta vùng ven biển.
Mặc dù không còn nguyên vẹn nhưng công trình mang ý nghĩa sâu sắc về văn hoá, làm giàu có bản sắc văn hoá quê hương Hải Hậu.
Công trình còn có giá trị kinh tế vì nằm sát biển, trở thành điểm văn hoá du lịch nổi tiếng được nhiều du khách biết đến.
Chính quyền địa phương và nhân dân Hải Hậu cần có ý thức gìn giữ, bảo quản và tôn tạo để biến nơi đây thành điểm thu hút khách du lịch muốn khám phá đời sống tâm linh và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh quan nơi đây.
C. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU:
24 1. Giáo viên: Cùng với tổ nhóm chuyên môn chuẩn bị về cơ sở vật chất 2. Học sinh: Chuẩn bị giấy bút để ghi chép, học liệu tham khảo.
D.TIẾN TRÌNH HỌC TẬP: Bước 1: Kế hoạch thực hiện - Thời gian tiến hành: Tuần thứ 8 học kì II. - Biện pháp: Kết hợp tổ Sử - Địa- GDCD, Phụ huynh học sinh lớp 10a6 - Xác định nội dung học tập của học sinh: Trải nghiệm thực tế và viết bài thu hoạch về công trình kiến trúc Nhà thờ đổ huyện Hải Hậu, Nam Định Bước 2. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trong tiết học trải nghiệm sáng tạo GV Thông báo yêu cầu sản phẩm đầu ra
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210714044442-8d584dee2156b338cc62c1488ffcde62/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
Sản phẩm: Báo cáo thông qua thuyết trình PP; video, hoặc tập san.
Thời gian chuẩn bị: 2 tuần. Thời gian báo cáo: 5-7 phút.
NHIỆM VỤ HỌC TẬP:
Câu 1. Công trình kiến trúc nhà thờ đổ này được xây dựng ở đâu? Mục đích xây dựng của công trình này là gì? Câu 2. Chủ nhân của công trình kiến trúc này là ai?
Tại sao được gọi là “Nhà thờ đổ” ? Câu 3. Công trình này có giá trị và ý nghĩa lịch sử như thế nào? Câu 4. Bản thân em thấy cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đó? Câu 5. Hãy đóng vai trò là một người dân địa phương (hoặc một hướng dẫn viên du lịch) giới thiệu cho du khách về công trình kiến trúc này)
Bước 3: Học sinh tham quan tìm hiểu về nhà thờ đổ, thu thập, xử lý thông tin viết bài thu hoạch Bước 4. Học sinh báo cáo sản phẩm bằng nhiều cách sáng tạo khác nhau
25 (video, thuyết trình, powerpoint, đóng vai…) Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của các nhóm học tập.
BIÊN BẢN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ Nhóm:………………… Điểm cho các tiêu chí, đánh giá các thành viên trong nhóm
- Hoàn thành xuất sắc: 90 - 100 điểm - Hoàn thành tốt: 80-89 điểm - Hoàn thành: 50-79 điểm - Không hoàn thành: dưới 50 điểm - Không tham gia: 0 điểm.
Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210714044442-8d584dee2156b338cc62c1488ffcde62/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
TT
Nhiệt tình, trách
nhiệm (30 điểm)
1
2
3 Nhóm
trưởng Chỉ đạo chung, báo cáo
Thư kí Ghi chép, hỗ trợ báo cáo Thành viên Sưu tầm, thảo luận, thiết kế slide…
Đánh giá
Tinh thần hợp tác, tôn trọng, lắng nghe
(30 điểm)
Đóng góp hoàn
thành
sản phẩm (40 điểm)
4
5
6
7
26 Thành viên Sưu tầm, thảo
luận,slide… Thành viên Sưu tầm, thảo luận Thành viên Sưu tầm, thảo luận Thành viên Sưu tầm, thảo luận
Đưa ra tiêu chí đánh giá
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210714044442-8d584dee2156b338cc62c1488ffcde62/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỰ ÁN
Nhóm được đánh giá……………………… Nhóm đánh giá:…………………………….
Điểm cho từng tiêu chí như sau:
- Xuất sắc: 100 điểm - Tốt: 80 -> 95 điểm - Khá: 65 -> 75 điểm - Trung bình: từ 60 trở xuống
TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm
1 Thuyết trình hấp dẫn, có tính tương tác tốt, tự tin… 10
2 Nôi dung chính xác, logic, khoa học… 20 3 Tính liên hệ giáo dục… 10 4 Tính sáng tạo (Hình thức báo cáo, nội 10
dung…) 5 Phù hợp giữa hình ảnh với nội dung 10
27 6 Đảm bảo mục tiêu của chủ đề dự án 10 7 Trọng tâm, cô đọng, đảm bảo đúng thời gian 8 Sản phẩm có tính thẩm mĩ, bố cục hợp lý…
Tổng
10
20
100
BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ Nhóm:……………………… TT Tiêu chí Đánh giá nhóm khác Giáo viên đánh giá
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210714044442-8d584dee2156b338cc62c1488ffcde62/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
1 Thuyết trình hấp dẫn, có tính tương tác tốt, tự tin…
Nhóm Nhóm Nhóm
2
3
4
5
6
7 Nôi dung chính xác, logic, khoa học… Tính liên hệ giáo dục… Tính sáng tạo (Hình thức báo cáo, nội dung…) Phù hợp giữa hình ảnh với nội dung Đảm bảo mục tiêu của chủ đề dự án Trọng tâm, cô đọng, đảm bảo đúng thời gian
Tổng điểm
8
Sản phẩm có tính thẩm mĩ, bố cục hợp lý…
Tổng
Báo cáo tiến trình triển khai dự án (báo cáo bằng văn bản, hoặc trực tuyến). Trên cơ sở đó GV hỗ trợ các nhóm hoàn thành nhiệm vụ. HĐ 4: TỔ CHỨC BÁO CÁO, ĐÁNH GIÁ VÀTỔNG KẾT DỰ ÁN - Bước 1: GV thông báo kếhoạch, quy trình báo cáo sản phẩm của các nhóm (báo cáo trong 5 phút) - Bước 2: Sử dụng kĩ thuật 321 để các nhóm đánh giá nhận xét đánh giá đội bạn (2 phút) - Bước 3: Học sinh và giáo viên cùng nhận xét đánh giá
![](https://assets.isu.pub/document-structure/210714044442-8d584dee2156b338cc62c1488ffcde62/v1/8ea53940c2d556081cfee59727637055.jpeg?width=720&quality=85%2C50)
2.2.3. Hiệu quả áp dụng
Thực tế qua một số tiết hoạt động trải nghiệm tôi lại thấy hoạt động này phát huy rất tốt các phẩm chất và năng lực sáng tạo của học sinh. Hoạt động trải nghiệm vừa phát huy tốt các phẩm chất cần có, vừa phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù của học sinh trong quá trình học tập.
Thông qua việc vận dụng dạy học dựa trên dự án trong ví dụ trên, học sinh không chỉ hình thành được các thành phần năng lực đặc thù của môn học lịch sử là: Tìm hiểu lịch sử, Nhận thức và tư duy lịch sử, Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học qua các nhiệm vụ dự án học sinh thực hiện, mà thông qua hợp tác giải quyết nhiệm vụ học tập giáo viên giao cho, năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo cùng phẩm chất trách nhiệm của học sinh cũng được bộc lộ.
Qua học tập trải nghiệm sáng tạo còn có thể giúp các em đinh hướng nghề nghiệp trong tương lai nếu các em có năng lực hiểu biết về kiến thức xã hội. Các em có thể đóng vai trò là một hướng dẫn viên du lịch hoặc một nhà báo ...
Giúp các em có thể vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử - Địa lý – GDCD trong việc xử lý tình huống học tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.