15 minute read
quá trình dạy học
from MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
7
2.1. Phương pháp đồ dùng trực quan, đặc biệt là công nghệ thông tin trong quá trình dạy học 2.1.1. Mục đích sử dụng
Advertisement
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối, video, … Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” Việc sử dụng công nghệ thông tin như giáo án điện tử, video…đã trở thành một phương tiện hữu hiệu cho giáo viên sử dụng trong quá trình giảng dạy góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giờ dạy học Lịch sử nói riêng và các tiết dạy trong các môn học khác nói chung.
Môn học Lịch sử là một môn học liên quan nhiều đến quá khứ, do vậy nó đòi hỏi giáo viên phải tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, đặc biệt là công nghệ thông tin. Theo triết học Mác – Lênin, nhận thức không phải là sự phản ánh thụ động, giản đơn, mà là một quá trình biện chứng. Như Lênin đã chỉ ra: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”Việc vận dụng phương pháp dạy học qua phương tiện trực quan sẽ giúp giáo viên hình thành ở học sinh các năng lực : Tìm hiểu lịch sử, Nhận thức, tư duy lịch sử.
2.1.2. Cách thức sử dụng
8
VD. Khi giảng dạy về Bài 3+4: Chuyên đề Các quốc gia cổ đại phương
Đông và phương Tây trong chương trình Lịch sử lớp 10 THPT
Đây là bài giảng về thời cổ đại, cách ngày nay đã mấy nghìn năm lịch sử, học sinh sẽ rất khó hình dung lại quá khứ, do vậy giáo viên cần sử dụng tư liệu Lịch sử bằng hình ảnh để minh họa cho học sinh hiểu được một cách trung thực và khách quan về những thành tựu văn hóa của người phương Đông và phương Tây, để từ đó đưa ra được những nhận xét đánh giá một cách công bằng, khách quan nhất về nền văn hóa của hai khu vực.
Văn hóa cổ đại phương Đông và văn hóa cổ đại phương Tây - Hoạt động 1: Văn hóa cổ đại phương Đông
* Mục tiêu: Trình bày được một số thành tựu văn hoá cổ đại phương Đông, giúp học sinh nhận thức được những giá trị văn hóa của người phương Đông cổ đại và đóng góp của họ cho nhân loại hôm nay. Giáo dục học sinh thái độ trân trọng các giá trị văn hóa cổ đại. * Phương thức hoạt động: Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Nhóm 1: Quan sát hình 1 và kết hợp tìm hiểu SGK trình bày sự hiểu biết của người phương Đông về lịch học và thiên văn học.Nhận xét và đánh giá về ý nghĩa những thành tựu đó. Nhóm 2: Quan sát hình 2 và kết hợp tìm hiểu SGK trình bày sự hiểu biết của người phương Đông về chữ viết. Nhận xét và đánh giá vềý nghĩa về những thành tựu đó. Nhóm 3: Quan sát hình 3 và kết hợp tìm hiểu SGK trình bày sự hiểu biết của người phương Đông về Toán học. Nhận xét và đánh giá về ý nghĩa của những thành tựu đó. Nhóm4: Quan sát hình 4,5 và kết hợp tìm hiểu SGK trình bày sự hiểu biết của người phương Đông về kiến trúc. Nhận xét và đánh giá về ý nghĩa những thành tựu đó.
Hình 1. Lịch học của người Maya- một thành tựu văn minh tuyệt vời
Hình 2. Chữ viết của người phương Đông cổ đại.
Hình 3. Toán học thời cổ đại
Hình 4. Vườn treo Ba-bi-lon (Lưỡng Hà)
* Gợi ý sản phẩm Hình 5. Kim tự tháp ở Ai Cập
Nhóm 1: Sự ra đời của lịch và thiên văn học - Nguyên nhân :Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. + Để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân đều phải "trông Trời, trông Đất". Họ quan sát chuyển động của mặt Trăng, mặt Trời và từ đó sáng tạo ra lịch. + Nông lịch (lịch nông nghiệp), lấy 365 ngày là một năm và chia làm 12 tháng, họ biết chia mùa: mùa mưa, mùa khô, họ chia mỗi ngày thành 24 giờ + Mở rộng hiểu biết: Con người đã vươn tầm mắt tới trời, đất, trăng, sao vì mục đích làm ruộng của mình và nhờ đó đã sáng tạo ra hai ngành thiên văn học và phép tính lịch Nhóm 2: Chữ viết + Nguyên nhân: Chữ viết ra đời là do xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ phong phú, đa dạng. Hơn nữa do nhu cầu ghi chép, cai trị, lưu giữ những kinh nghiệm mà chữ viết đã ra đời. + Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.
12
Chữ viết xuất hiện vào thiên niên kỷ thứ IV TCN mà sớm nhất là ở Ai Cập và Lưỡng Hà. Ban đầu là chữ tượng hình (vẽ hình giống vật để biểu thị), sau này người ta cách điệu hóa chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩa con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. + Chất liệu: Người Ai Cập viết trên giấy pa- pi- rút (vỏ cây sậy cán mỏng), người Lưỡng Hà viết trên đất sét rồi đem nung khô, người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, trúc hoặc trên lụa bạch,... - Ý nghĩa sự ra đời của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại. Nhóm 3: Toán học - Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại diện tích ruộng đất sau khi bị ngập nước, tính toán vật liệu và kích thước khi xây dựng các công trình xây dựng, tính các khoảng nợ nần nên toán học. + Thành tựu: Người Ai Cập giỏi về tính hình học, họ đã biết cách tính diện tích hình tam giác, hình thang,... họ còn tính được số Pi bằng 3,16 (tương đối),... Người Lưỡng Hà hay đi buôn xa giỏi về số học, hoc có thể làm các phép tính nhân, chia cho tới hàng triệu. Người Ấn Độ phát minh ra số 0,... Nhóm 4: Kiến trúc - Nguyên nhân ra đời: Do uy quyền của các nhà vua mà hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon... - Kim tự tháp: Ra đời 3000 – 2000 năm TCN rải rác ở xa mạc, hạ lưu sông Nin. Cao khoảng 146,5 m gần bằng tòa nhà 50 tầng, cạnh 230 m, diện tích 52,9 m vuông. Được xây 30 vạn tảng đá, mỗi tảng 2,5 đến 7 tấn xếp chồng khít lên nhau. - Giữa có hành lang hẹp, phòng lớn có xác ướp Pharaon, có khắc chữ khoa học... Những công trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về văn hóa cổ đại Hi Lạp, Rô-ma
* Mục tiêu: HS nắm được các thành tựu nổi bật của văn hóa Hi Lạp, Rô-ma thời cổ đại và ý nghĩa lịch sử của các thành tựu đó.
13 So sánh đánh giá vềsựphát triển và tính kếthừa, tính sáng tạo của văn hóa phương Tây so với phương Đông * Phương thức: Hoạt động: Nhóm/lớp - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ: Quan sát các hình ảnh sau và làm việc theo nhóm
Hình 1. Lược đồ quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma
Hình 2. Thuyết địa tâm của Ptôlêmê
Hình 3. Chữ cái La tinh
Hình 4. Đền Pác-tê-nông (Hi Lạp)
Hình 5. Tượng người lực sĩ ném đĩa.
Hình 6. Khải hoàn môn La Mã
Hình 7.Đấu trường Cô-li-dê
Nhóm 1:
- Câu hỏi:Quan sát hình 2,3 đọc tư liệu SGK trình bày những hiểu biết của cư dân Địa Trung Hải về lịch và chữ viết? So với cư dân cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn? Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết? Nhóm 2: - Trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết về các lĩnh vực khoa học của cư dân Địa Trung Hải? Tại sao nói: “Khoa hoạc đã có từ lâu nhưng đến Hi Lạp, Rô-ma, khoa học mới thực sự trở thành khoa học” ?
Nhóm 3:
- Câu hỏi:Quan sát hình 4,5,6,7 đọc tư liệu SGK trình bày những hiểu biết của cư dân Địa Trung Hải về văn học- nghệ thuật? So với cư dân cổ đại phương Đông những thành tựu về văn học, nghệ thuật của cư dân cổ đại Địa Trung Hải? Nhận xét về giá trị của các tác phẩm văn học và nghệ thuật Hi Lạp, Rô-ma?
* Dự kiến sản phẩm:
Nhóm 1: Lịch và chữ viết
17 + Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời. Nhờ đi biển, họ đã thấy Trái Đất không phải như cái đĩa mà như hình quả cầu tròn. Người Rô-ma đã tính được 1 năm có 365 ngày và ¼ nên họ định 1 tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. + Cuộc sống bôn ba trên biển, trình độ phát triển của nền kinh tế đã đặt ra cho cư dân Địa Trung Hải nhu cầu sáng tạo ra chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản, nhưng phải có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩ của con người. Hệ thống chữ cái ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh ngày nay. Nhận xét: Lịch học cư dân Địa Trung Hải đã nâng cao hiểu biết, rút kinh nghiệm và cải tiến lịch chính xác hơn (một năm có 365 ngày và ¼, mỗi tháng lần lượt có 30, 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày). - Chữ viết: đạt trình độ khái quát hóa của khoa học và tư duy, là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại. Nhóm 2: Sự ra đời của khoa học + Những hiểu biết khoa học đã có từ hàng nghìn năm trước. Nhưng phải đến thời Hi Lạp, Rô-ma, những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học. +Toán học: Với người Hi Lạp, toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt. Những nhà toán học mà tên tuổi vẫn còn lại đến ngày nay, để lại những định lí, định đề có giá trị khái quát cao. VD: Định lí nổi tiếng trong hình học của Ta-lét, những cống hiến của trường phái Pi-ta-go vềtính chất của các sốnguyên và định lí vềcác cạnh của tam giác vuông... sau nhiều thế kỉ vẫn là những kiến thức cơ sở của Toán học. + Vật lý: Phát minh về lực đẩy, ròng rọc, guồng nước, đòn bẩy …(Acsimet) - Giải thích: Thời Hy Lạp, Rô-ma, khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, được khái quát thành định lý, định luật, lí thuyết và được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó Nhóm 3: Văn học - Nghệ thuật Văn học:
18
Các nhà văn đó chủ yếu là các nhà biên kịch và các tác phẩm của họ là những kịch bản; bởi vì thời ấy, kịch (có kèm theo hát) là hình thức nghệ thuật dễ phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất. - Chủ yếu là kịch với một số nhà viết kịch tiêu biểu: Sô-phốc, Ê-sin... - Giá trị các vở kịch: ca ngợi cái đẹp, cái thiện, tính nhân đạo Nghệ thuật: - Điêu khắc: Người Hi Lạp cổ đại đã để lại rất nhiều tượng và đến đài đạt tới trình độ tuyệt mĩ. Đó là những tượng nhỏ, tượng bán thân vốn được dựng ở các quảng trường. Lại có những tượng thần lớn dựng ở đền, như tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh, hoặc các tác phẩm điêu khắc như Người lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ thành Mi-lô. - Kiến trúc: Để lại nhiều công trình kiến trúc đồ sộ và đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Nhận xét: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ đạt đến đỉnh cao. So sánh các thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông với văn hóa cổ đại phương Tây Văn hóa cổ đại phương Tây có sự phát triển cao hơn so với văn hóa cổ đại phương Đông vì: + Có tính kế thừa và phát huy ở mức cao hơn. + Điều kiện kinh tế vật chất đầy đủ hơn + Thể chế dân chủ tạo điều kiện cho sự tự do sáng tạo của con người + Người phương Tây thường xuyên đi trải nghiệm thực tế nên đúc rút được nhiều kinh nghiệm - Các nhóm báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung cho nhau. GV chốt ý. Bên cạnh việc sử dụng kênh hình, giáo viên có thể sử dụng video tư liệu nhằm tăng tính khách quan của Lịch sử. Ví dụ như học các bài liên quan đến chiến tranh, tình hình chính trị- xã hội…thì video tư liệu Lịch sử sẽ là nguồn cung cấp kiến thức vừa chân thực vừa sinh động hấp dẫn đối với người học, khơi gợi được nguồn cảm xúc sâu sắc và hình thành những phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình học tập.
Ví dụ: VIDEO Toàn cảnh chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945) 2.1.3. Hiệu quả khi áp dụng
Từ việc quan sát các hình ảnh lịch sử, các video trực quan sinh động, chân thực, học sinh sẽ không chỉ khắc sâu, nhớ lâu kiến thức mà còn có thể giúp học sinh phát triển kĩ năng quan sát khai thác hình ảnh một cách khách quan hình thành các phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, biết trân trọng các giá trị lịch sử của nhân loại.
Các bước tiến hành nói trên là ví dụ về dạy học lịch sử qua phương tiện trực quan nhờ sử dụng công nghệ thông tin để góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung, hình thành năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.