20 minute read
2.Kiến nghị
from MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
2. Kiến nghị * Đối với sở GD&ĐT Nam Định
- Cần quan tâm nhiều hơn đến bộ môn Lịch sử , hằng năm nên tổ chức những chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá cho giáo viên trong toàn tỉnh học tập kinh nghiệm. - Cử giáo viên có kinh nghiệm báo cáo những chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sửđể giáo viên trong tỉnh học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. - Khuyến khích những giáo viên có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm viết SKKN, sau đó tập hợp những SKKN có tính thực tiễn và khả năng ứng dụng cao để báo cáo dưới dạng chuyên đề bồi dưỡng theo chu kì thường xuyên cho giáo viên cốt cán trong tỉnh học tập.
Advertisement
* Đối với Nhà trường
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh có thời gian để học tập dưới nhiều hình thức ( trên lớp, trải nghiệm sáng tạo, chuyên đề, ...) - Cử những giáo viên có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm sư phạm trực tiếp giảng dạy và ôn thi các lớp học Ban khoa học Xã hội - Thường xuyên có sự giao lưu học hỏi giữa các trường THPT trong cụm Hải Hậu để đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy đem lại chất lượng cao hơn.
*Đối với giáo viên
- Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học theo tinh thần đổi mới nhằm phát triển phẩm chất năng lực của người học. - Phải thực sự tâm huyết, tận tình với công việc, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trước học sinh và tập thể sư phạm nhà trường.
IV. CAM KẾT KẾT KHÔNG VI PHẠM BẢN QUYỀN
Chúng tôi cam kết là tác giả của sáng kiến trên, không vi phạm bản quyền. Nếu sai chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Hải Hậu, ngày 30 tháng 10 năm 2020
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Nguyễn Diệu Hiền
Trần Thị Minh The
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN (2013)Nghị quyết hội nghị TW 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo- Hà Nội tháng 11 năm 2013 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2018) thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông- Hà nội tháng 12 năm 2018 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2018) chương trình Giáo dục phỏ thông tổng thể. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2018) Thông tư số 32/2018 5. Kênh Trợ giảng trên YouTube. 6. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Lịch sử ở trường THPT và THCS XB - 1999.
7.Nguyễn Thị Côi (2008) Một số phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục (ISSN.21896.0866 7476), số 202 (2008), 37-39 và 29.
8.Nguyễn Thị Côi, Thiết kế giáo án môn Lịch sử theo tinh thần đổi mới, Tạp chí Giáo dục (ISSN.21896.0866.7476), số 221 (2009), 36-38.
9. Nguyễn Thị Côi, Rèn luyện năng lực tự học lịch sử cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục (ISSN.21896.0866.7476), số 260 (2011), 35-38 và 42. 10. Nguyễn Mạnh Hưởng, Công nghệ thông tin và truyền thông với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục (ISSN.21896.0866.7476), số 185 (2008), 41-43.
CÁC PHỤ LỤC KHÁC SẢN PHẨM CỦA NHÓM III LỚP 10A6
Thành viên của nhóm:
STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ 1 Cao Kỳ Duyên Nhóm trưởng 2 Lê Hoàng Anh Thành viên 3 Nguyễn Phương Thảo Thư kí 4 Lê Khánh Linh Thành viên
5 Lại Thanh Trà Thành viên 6 Nguyễn Cẩm Tú Thành viên 7 Nguyễn Thị Ngọc Minh Thành viên 8 Nguyễn Trà Vi Thành viên
NỘI DUNG BÁO CÁO I.LÍ DO YÊU THÍCH NHÂN VẬT “Những người bất nghĩa tiêu vong Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII, nước ta đã trải qua rất nhiều thằng trầm dưới chế độ phong kiến, “tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”. Như Ngô Quyền, ông đã đập tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán với chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc. Hay như “người anh hùng ảo vải” Nguyễn Huệ với trí dũng song toàn, nam chinh bắc chiến, đánh đuổi quân Xiêm ở phía Nam, đại phá quân Thanh ở phía Bắc,… Và trong đó, không thể không kể đến Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn- vị anh hùng dân tộc, tổng chỉ huy quân đội, lãnh đạo nhân dân trong cuộc kháng chiến lần thứ 2 và thứ 3
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng có đủ cả tài lẫn đức. Ông được người dân Việt Nam tôn sùng như bậc thánh nên còn được gọi là Đức thánh Trần.
“Giặc Nguyên thâu tóm nửa Á Đông Cứ tưởng dân Nam phải phục tùng Hưng Đạo dựng cờ thêu sáu chữ Bạch Đằng thủy chiến giặc tàn vong” II. ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN VẬT TRẦN HƯƠNG ĐẠO CHO QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, nên trong cả ba lần quân Nguyên- Mông xâm lược Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt là kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và lần thứ ba, ông được vua Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt ta đã đã chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên-Mông ra khỏi bờ cõi đất nước.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mang vẻ đẹp của một vị anh hùng - vị danh tướng vĩ đại trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông sẽ được gì, trái ông sẽ bị gì. Chính những yếu tố ấy đã làm lên vẻ đẹp vĩ đại của bậc danh tướng thời Trần- người tráng sĩ mang hào khí Đông A chói lọi của thời đại, làm hùng tráng thêm hào khí ngất trời của cả một thời đại hào hùng!
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng “cột đá chống trời”. Ông biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng,... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách
thắng. Ngoài ra, ông đã soạn hai bộ binh thư “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” đẻ dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc.
Tác phẩm nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn
Một tác phẩm rất nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn- “Hịch tướng sĩ”, ông viết khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Trong “Hịch tướng sĩ”, ông viết: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”. “Hịch tướng sĩ” viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc “đại bút”
Có một câu chuyện rất nổi tiếng gắn liền với cuộc đời Trần Hưng Đạo. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ “thù nhà” dốc lòng báo đền nợ nước. Do mâu thuẫn với Trần Cảnh, từ nhỏ, cha ông là Trần Liễu đã kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ song toàn, ký thác con vào mối thù sâu nặng, mong con có thể rửa nhục cho mình. Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra mình là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi nhân dân, xã tắc. Một lần, ông đem việc xích mích ytrong dòng họ dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi, ông nổi giận định rút gươm chém chết Quốc Tảng. Do các con và những
người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng: “Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa”. Lấy được thiên hạ không có nghĩa là phải làm Vua. Như Trần Quốc Tuấn thực ra cũng đã lấy được thiên hạ rồi, cả quân, dân đều tôn kính ông, cho đến giờ tiếng vang của ông vẫn là rõ nết nhất trong số những nhân vật anh hùng thời ấy, việc không chiếm ngôi Vua càng nâng tầm ông lên trên tất cả!
Đền Kiếp Bạc thuộc Chí Linh – Hải Dương.
Đền Kiếp Bạc là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Khu di tích có Tam Quan (Linh Môn), Thành Các, Tiền tế, Hậu Cung, núi Nam Tào, núi Bắc Đẩu, núi Dược Sơn,... in đậm dấu ấn về một thời lịch sử oai hùng: “Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng Lục Đầu vang dội tiếng quân reo” Thời đất nước thanh bình, Trần Hưng Đạo vẫn sống tại Kiếp Bạc. Ngày 20/8 năm Canh tí (1300), ông mất tại tư dinh. Trước khi qua đời, ông đã dặn vua Trần: “Khoan thư sức dân là kế sâu gốc, bền rễ, đó là thượng sách giữ nước”. Sau khi ông mất, triều đình phong tặng ông là Thái sư Thượng Phụ Quốc công
tiết chế Nhân võ Hưng Đạo đại vương và cho lập đền thờ ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Nhân dân Việt Nam suy tôn ông là Đức Thánh Trần, được công nhận là một trong mười vị tướng tài của thế giới. Trần Hưng Đạo tiếng thơm lưu mãi ngàn đơif, ngàn năm có một, xứng đáng lưu danh thiên cổ, làm rạng rỡ nghệ thuật quân sự Việt Nam!
Hàng năm, đến ngày giỗ Trần Hưng Đạo, người dân từ khắp mọi nơi kéo về dự hội, thắp hương tưởng nhớ công ơn to lớn của vị Đức Thánh Trần. Mọi người từ già trẻ gái trai đều nô nức đi xem hội.
Lễ hội đền Trần ở Lộc Vượng- Nam Định
Ngoài mảnh đất quê hương Nam Định và Hải Dương mà rất nhiều nơi lập đền thờ để bày tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công ơn trời bể của ông đối với quê hương đất nước. III. LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN - Là người con của quê hương Nam Định, chúng ta ai ai cũng tự hào về người anh hùng Trần Quốc Tuấn. Là một học sinh, em tự thấy rằng phải luôn cố gắng chỉ chỉ học tập, rèn luyện, noi gương theo vị anh hùng tiền bối để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. - Cần biết trân trọng những đóng góp và cống hiến của các vị anh hùng dân tộc cho quê hương đất nước và có thái độ trân trọng các di tích lịch sử trên quê hương Nam Định nói riêng và các di tích lịch sử khác trên đất nước Việt Nam nói chung.
Đại diện nhóm 3
Nhóm trưởng: Cao Kỳ Duyên
SẢN PHẨM LỊCH SỬ NHÓM I
Thành viên
1.Trịnh Đình Kiêm – Nhóm trưởng 2.Trần Thị Thanh Hương 3.Nguyễn Phương Thủy 4.Nguyễn Thị Phương Thảo 5.Nguyễn Thị Xuân Xanh 6.Bùi Hải Yến
7.Hoàng Thị Bích Loan 8.Nguyễn Thị Hồng Diệp 9.Vũ Phương Anh 10.Nguyễn Phương Anh 11.Đỗ Thùy Trang
NỘI DUNG BÁO CÁO
NGƯỜI ANH HÙNG QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ
1/ Lí do yêu thích:
Qua đoạn kịch vừa rồi chắc hẳn mọi người đã biết nhân vật mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây, đó chính là người anh dùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ. Để khích lệ tinh thần quân sĩ, ông đã đưa ra lời phủ dụ như trong đoạn kịch của nhóm trích. Lời phủ dụ như một bài hịch ngắn, hào hùng, khích lệ tinh thần quân sĩ, khơi dậy niềm tự hào, ý chí quyết tâm xả thân vì Tổ Quốc. Trong lời phủ dụ, ông cũng đã khẳng định mỗi nước có một chủ quyền riêng nhưng từ xưa đến nay phương Bắc luôn dã tâm xâm lược nước ta. Những lời lẽ ấy cho thấy trí tuệ sáng suốt, nhạy bén của người anh hùng dân tộc Quang Trung. Và đó cũng chính là lý do nhóm chúng em yêu thích ông. Vậy các bạn biết được vì nhiều về Quang Trung? Theo ý kiến của em: Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những vị tướng lĩnh tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng quân sự xuất sắc trong lịch sử
Việt Nam. Quang Trung và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Quang Trung lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Đó chính là những gì mà em tìm hiểu và biết về ông.
2/Công lao:
1/ Cùng Nguyễn Nhac dựng cờ khởi nghĩa 2/ Lật đổ chính quyền thối nát của Nguyễn, Trịnh ,Lê xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước. Đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước 3/Đánh tan quân xâm lược Xiêm ,Thanh bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ 4/Sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ *Những công lao của người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ*
3/Đánh giá:
Đọc lại những trang lịch sử với biết bao công lao to lớn của người anh hùng ấy mỗi chúng ta đều nhận ra rằng Quang Trung quả là một bậc đại tài. Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quả quyết ,trí thông minh sáng suốt và tài cầm quyền ông đã lập nên bao chiến công vang dội là niềm tự hào của cả dân tộc.
Quang Trung- Nguyễn Huệ là người anh hùng bách chiến bách thắng một người táo bạo quyết đoán nhưng cũng rất nhân ái độ lượng, biểu thị ý chí và ước mơ lớn nhất của dân tộc ta là được sống trong độc lập, thanh bình trong quan hệ hòa hiếu với lân bang. Trong đấu tranh ông là người cương nghị và quyết đoán nhưng trong cuộc sống và quan hệ bình thường lại rất vui tính và hài hước. Ông mê hát tuồng hát trống quân và thích lối nói vần vè của dân gian. Sự nghiệp Quang Trung -Nguyễn Huệ là một bàn anh hùng ca của thế kỉ áo vài cò đào một thời đầy biển động và bão táp của đất nước Sư nghiệp ấy cùng vỏi con người ấy
sống mãi trong lịch sử vinh quang của dân tộc và trong tinh càm kí ức bất đdiệt của nhân dân
4. Liên hệ với bản thân.
Qua những công lao đóng góp vĩ đại của người anh hùng áo vài Quang Trung là học sinh bản thân em muốn nhắn gửi tới các bạn trẻ cũng như mọi nguời trên đất nước rång dân ta phài biết sử ta chúng ta phải biết đến những còng lao những hi sinh của những vị anh hùng- những người mà cho chủng ta có một cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay từ đó bản thân mỗi người phải luôn tự hào luốn tìm tòi học hỏi về lịch sử nước nhà để trách việc như một số bạn học sinh hiện nay khi được hỏi về người anh hùng Quang Trung. Bên cạnh việc trau đồi kiến thức lich sử cùng lòng biết ơn mỗi chúng ta cần có gắng học tập thật tốt để sau này xây dựng đảt ược tót đệp hơn xúng đáng với những công lao của các anh hùng dân tộc còn đôi với em em sẽ luôn có gắng học tập thật tốt luôn luôn trau dồi kiên thức những kī năng để sau nay có thể giúp ích cho đất nước đồng thời luôn nhắc nhở bàn thàn phải luôn biết ơn tới người anh quang trung nói riêng và những vị anh hùng khác nói riêng Quang TrungNguyễn Huệ là niềm tự hào của cà dân tộc Con người và sự nghiệp Quang Trung- Nguyễn Huệ kết tinh và biểu thị tư tưởng tình cảm trí tuệ của nhân dân những truyền tháng tốt đẹp của dân tộc . Đại diện nhóm
Trịnh Đình Kiêm
SẢN PHẨM NHÓM I LỚP 10A9
NHÀ THỜ ĐỔ - HẢI LÝ - HẢI HẬU - NAM ĐỊNH
Đến với vùng đất thành Nam , chúng ta không chỉ đến với vùng đất học, mà có thể tham quan rất nhiều các di tích lịch sử, như Đền Trần thuộc phường Lộc Vượng - thành phố Nam Định, đền bà chúa Liễu- huyện Vụ Bản, cầu Ngói Hải Anh- huyện Hải Hậu,…chúng ta cũng có thể trải nghiệm nhiều bãi tắm nổi tiếng như bãi tắm Quất Lâm- huyện Giao Thủy , bãi tắm Thịnh Long huyện Hải Hậu , cũng như tham quan rất nhiều nhà thờ lớn,bởi Nam Định là nơi phát tích và trưởng thành của Thiên chúa giáo. Hôm nay tôi sẽ cùng các bạn đi khám phá một di tích lịch sử đặc biệt, đó là di tích nhà thờ đổ ở Hải Hậu, Nam Định.
Để đến nhà thờ đổ, từ Hà Nội, du khách đi theo quốc lộ 1A, rẽ vào quốc lộ 21, về thành phố Nam Định, qua cầu Đò Quan, hỏi đường về huyện Hải Hậu. cách Nam Định khoảng 40km Nhà thờ đổ còn gọi là NHÀ THỜ TRÁI TIM thờ thánh nữ Maria, nằm ở xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, cách bãi tắm Quất Lâm (10km), cách bãi tắm Thịnh Long (10km). Công trình là minh chứng cho các tín đồ của thiên chúa giáo, bởi như chúng ta đã biết đạo Thiên chúa Giáo được du nhập vào nước ta từ năm 1533 . Hải Hậu là một trong 9 huyện của tỉnh Nam Định, tuy nhiên lại là 1 trong 3 huyện ven biển, nơi có địa hình thuận lợi cho việc truyền đạo. Dấu tích của các nhà thờ là bằng chứng rõ nết nhất về tín đồ Thiên chúa giáo. Theo thống kê hiện nay tỉ lệ tín đồ về Thiên chúa giáo ở Hải Hậu là hơn 40%, tuy nhiên riêng ở 6 xã vùng ven biển lại lên tới hơn 90%. Xưa đây di tích nhà thờ đổ là một quần thể gồm nhiều nhà thờ lớn nhỏ. Kiến trúc của nhà thờ đổ được thiết kế rất công phu, đẹp mắt và bền vững với những cửa vòm mềm mại, uyển chuyển. Nối kiến trúc mang đậm phong cách châu Âu được xây dựng bởi một kiến trúc sư người Pháp vào năm 1943 nhưng nó đã bị nước biển xâm lấn vào năm 1996, nên chỉ còn lại một phần tường bao và bị bỏ hoang, chỉ còn giữ lại khung xương bên ngoài với nền móng hòa lẫn cát biển. Từ
đó, Nhà thờ Trái tim được người ta gọi với một tên mới là Nhà thờ đổ Nam Định.
Theo năm tháng, sóng gió của biển đã và đang bào mòn, phá hủy công trình này. Các họa tiết, kiến trúc bên trong nhà thờ đã bị phai mòn. Các bức tường của nhà thờ đã bị đổ nát. Cây cỏ, rêu phong mọc đầy trong nhà thờ. Những dấu tích nay trơ trọi như một ốc đảo giữa sự bao quanh của nước biển.
Khung cảnh đẹp nhất ở nhà thờ là vào lúc bình mình minh xuống và hoàng hôn lên, khoảnh khắc mà ánh sáng vẫn còn le lói, trời và đất vẫn chìm trong khúc giao thời giữa đêm và ngày, có gì đó mơ hồ khó tả. Đến đây các bạn không những được hít thở không khí mang hơi biển vào sớm mai mà còn được chiêm ngưỡng cảnh sinh hoạt thường ngày thú vị của những ngư dân vùng biển.
Nếu bạn đang phân vân để tìm một địa điểm lý tưởng để tham quan vào những ngày nghỉ lễ hay cuối tuần. Thì nhà thờ đổ Nam Định chính là địa điểm lý tưởng cho chuyến đi cuối tuần dành cho những ai ưa thích sự bình dị, đẹp đẽ của bình minh trên biển cũng như tìm hiểu cuộc sống của người dân vùng biển.
Đại diện nhóm báo cáo