7 minute read
1.5. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL dựng giải pháp. Tiêu chí của sản phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, buộc học sinh phải nắm vững kiến thức mới thiết kế, giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm. b) Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp Tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tăng cường mức độ tự lực tuỳ thuộc từng đối tượng học sinh dưới sự hướng dẫn một cách linh hoạt của giáo viên. Khuyến khích học sinh hoạt động tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm. c) Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp Tổ chức cho học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế kèm theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có); giáo viên tổ chức góp ý, chú trọng việc chỉnh sửa và xác thực các thuyết minh của học sinh để học sinh nắm vững kiến thức mới và tiếp tục hoàn thiện bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo, thử nghiệm. d) Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá Tổ chức cho học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế, kết hợp tiến hành thử nghiệm trong quá trình chế tạo. Hướng dẫn học sinh đánh giá mẫu và điều chỉnh thiết kế ban đầu để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi. đ) Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm học tập đã hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện. 1.5. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Trong đề tài này chúng tôi xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực GQVĐ cho học sinh trong các chủ đề dạy học cụ thể dựa trên bảng cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề của sách “Dạy học và phát triển năng lực môn Vật lí THCS” của PGS.TS Đỗ Hương Trà (Chủ biên) như sau: Bảng 1.1. Bảng cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề Năng lực thành tố Chỉ số hành vi Mức độ biểu hiện 1. Tìm hiểu vấn
1.1 Tìm hiểu tình huống vấn M1: Quan sát, mô tả được các quá trình, hiện tượng trong tình huống để làm rõ vấn đề cần giải quyết
Advertisement
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Năng lực thành tố Chỉ số hành vi Mức độ biểu hiện đề đề M2: Giải thích thông tin đã cho, mục tiêu cuối cùng cần thực hiện để làm rõ vấn đề cần giải quyết M3: Phân tích, giải thích thông tin đã cho, mục tiêu cần thực hiện và phát hiện vấn đề cần giải quyết. 1.2 Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu
M1: Từ các thông tin đúng và đủ về quá trình, hiện tượng trình bày được một số câu hỏi riêng rẽ. M2: Từ các thông tin đúng và đủ về quá trình, hiện tượng trình bày được một số câu hỏi liên quan đến vấn đề cần giải quyết. M3: Từ các thông tin đúng và đủ về quá trình, hiện tượng trình bày được một số câu hỏi liên quan đến vấn đề và xác định được vấn đề cần giải quyết. 1.3 Phát biểu vấn đề
M1: Sử dụng được ít nhất một phương thức để diễn đạt lại vấn đề M2: Sử dụng được ít nhất hai phương thức để diễn đạt lại vấn đề. M3: Diễn đạt được vấn đề bằng hai phương thức và phân tách thành các vấn đề bộ phận. 2. Đề xuất giải pháp
2.1 Diễn đạt lại tình huống bằng ngôn ngữ của chính mình M1: Diễn đạt lại được tình huống một cách đơn giản. M2: Diễn đạt lại tình huống trong đó có sử dụng các hình vẽ, kí hiệu để làm rõ thông tin của tình huống. M3: Diễn đạt lại tình huống bằng nhiều cách khác nhau một cách linh hoạt.
2.2 Tìm kiếm thông tin liên quan đến vấn đề M1: Bước đầu thu thập thông tin về kiến thức và phương pháp cần sử dụng để giải quyết vấn đề từ các nguồn khác nhau. M2: Lựa chọn được nguồn thông tin về kiến thức và phương pháp cần sử dụng để giải quyết vấn đề và đánh giá nguồn thông tin đó.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Năng lực thành tố Chỉ số hành vi Mức độ biểu hiện M3: Lựa chọn được toàn bộ nguồn thông tin về kiến thức và phương pháp cần sử dụng để giải quyết vấn đề cần thiết và đánh giá được độ tin cậy nguồn thông tin đó. 2.3 Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề
M1: Thu thập, phân tích thông tin liên quan đến vấn đề, xác định thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề đó. M2: Đưa ra phương án giải quyết M3: Lựa chọn phương án tối ưu, lập kế hoạch thực hiện. 3. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề
3.1 Lập kế hoạch cụ thể để thực hiện giải pháp M1: Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện cụ thể, diễn đạt các kế hoạch cụ thể đó thành văn bản. M2: Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện cụ thể, diễn đạt các kế hoạch cụ thể đó sơ đồ, hình vẽ. M3: Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện cụ thể, thuyết minh các kế hoạch cụ thể qua sơ đồ, hình vẽ.
3.2 Thực hiện giải pháp M1: Thực hiện được các giải pháp để giải quyết vấn đề cụ thể, giả định (vấn đề học tập) mà chỉ cần huy động một kiến thức, hoặc tiến hành một phép đo, tìm kiếm, đánh giá một thông tin cụ thể. M2: Thực hiện được giải pháp trong đó huy động ít nhất hai kiến thức , hai phép đo …để giải quyết vấn đề. M3: Thực hiện giải pháp cho một chuỗi các vấn đề liên tiếp, trong đó những vấn đề nảy sinh từ chính quá trình giải quyết vấn đề.
3.3 Đánh giá và điều chỉnh các bước giải quyết cụ thể ngay trong quá trình thực hiện M1: Đánh giá các bước trong quá trình giải quyết vấn đề, phát hiện ra sai sót, khó khăn. M2: Đánh giá các bước trong quá trình giải quyết vấn đề, phát hiện ra sai sót, khó khăn và đưa ra các điều chỉnh. M3: Đánh giá các bước trong quá trình giải quyết vấn đề, phát hiện ra sai sót, khó khăn, đưa ra những điều chỉnh và thực hiện những điều chỉnh đó.
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Năng lực thành tố Chỉ số hành vi Mức độ biểu hiện 4. Đánh giá việc giải quyết vấn đề, xây dựng vấn đề mới
4.1 Đánh giá quá trình giải quyết vấn đề và điều chỉnh việc giải quyết vấn đề M1: So sánh kết quả cuối cùng thu được với đáp án và rút ra kết luận khi giải quyết vấn đề cụ thể. M2: Đánh giá được kết quả cuối cùng và chỉ ra được nguyên nhân của kết quả thu được. M3: Đánh giá việc giải quyết vấn đề. Đề ra giải pháp tối ưu hơn để nâng ca hiệu quả giải quyết vấn đề.
4.2 Phát hiện vấn đề mới cần giải quyết M1: Đưa ra khả năng ứng dụng của kết quả thu được trong tình huống tương tự. M2: Xem xét kết quả thu được trong tình huống mới, phát hiện những khó khăn, vướng mắt cần giải quyết. M3: Xem xét kết quả thu được trong tình huống mới, phát hiện những khó khăn, vướng mắt cần giải quyết và diễn đạt các vấn đề mới cần giải quyết.
Việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh sẽ tùy vào từng bài cụ thể để xây dựng tiêu chí riêng dựa trên bảng cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề trên thông qua việc đánhgiá hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, việc trả lời phiếu học tập. Mặc khác, luận văn này đề cập đến việc tổ chức dạy học theo phương thức giáo dục STEM nhằm đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh nên việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh còn phải thông qua các tiêu chí chung của việc tổ chức dạy học STEM là đánh giá quy trình chế tạo sản phẩm như bản vẽ thiết kế, đánh giá việc tìm hiểu các linh kiện và biết được cách thức sử dụng linh kiện và cuối cùng là đánh giá sản phẩm thu được. Cụ thể ở đây chúng tôi có đưa ra một số tiêu chí chung như sau:
Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm STEM Tiêu chí Mức 3 (Tốt) Mức 2 (Đạt) Mức 1 (Chưa đạt)
Bản thảo thiết kế sản phẩm Bản thảo được vẽ đầy đủ các thành Bản thảo được vẽ đầy đủ các thành Bản thảo chưa vẽ đầy đủ các thành