6 minute read

1.2. Năng lực giải quyết vấn đề

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Phân loại dựa trên khía cạnh phạm vi kiến thức để giải quyết vấn đề STEM ta có: + STEM cơ bản: là loại hình STEM được xây dựng trên cơ sở kiến thức thuộc phạm vi các môn học Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trong chương trình giáo dục phổ thông. Các sản phẩm STEM này thường đơn giản, chủ đề giáo dục STEM bám sát nội dung sách giáo khoa và thường được xây dựng trên cơ sở các nội dung thực hành, thí nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông. + STEM mở rộng: là loại hình STEM có những kiến thức nằm ngoài chương trình và sách giáo khoa. Những kiến thức đó người học phải tự tìm hiểu và nghiên cứu. Sản phẩm STEM của loại hình này có độ phức tạp cao hơn. Các chủ đề thường được xây dựng trên cơ sở các nội dung mang tính bổ sung, mở rộng chương trình giáo dục phổ thông. - Phân loại dựa vào mục đích dạy học ta có: + STEM dạy kiến thức mới: là STEM được xây dựng trên cơ sở kết nối kiến thức của nhiều môn học khác nhau mà HS chưa được học (hoặc được học một phần). HS sẽ vừa giải quyết được vấn đề và vừa lĩnh hội được tri thức mới. + STEM vận dụng: là STEM được xây dựng trên cơ sở những kiến thức HS đã được học. STEM dạng này sẽ bồi dưỡng cho HS năng lực vận dụng lí thuyết vào thực tế. Kiến thức lí thuyết được củng cố và khắc sâu. 1.2. Năng lực giải quyết vấn đề 1.2.1.Năng lực Khái niệm NL có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Theo “Từ điển Tiếng Việt”, NL là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó, hoặc là phẩm chất tâm lí và sinh lí, tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao (khi đề cập đến NL của con người)” [9] Trong chương trình GDPT của Quebec - Canada NL được định nghĩa như sau: “NL là khả năng huy động tổng hợp các KT, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,…để thực hiện thành công một loạt công việc trong một bối cảnh nhất định” [1] Theo CT GDPT tổng thể giải thích khái niệm năng lực như sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” Từ định nghĩa này, có thể rút ra những đặc điểm chính của năng lực là: - Năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người học; - Năng lực là kết quả huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... - Năng lực được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện ở sự thành công trong hoạt động thực tiễn. [13] Nhiều mô hình cấu trúc NL được công bố. Nhưng theo chúng tôi, mô hình tảng băng (hình 2.1) về cấu trúc NL thể hiện được khá rõ bản chất của NL, mối liên hệ, quan hệ giữa các yếu tố nằm trong cấu trúc của NL, của yếu tố tự nhiên và xã hội, yếu tố ẩn tàng và yếu tố có thể quan sát được, của yếu tố tình cảm và ý chí… Theo mô hình này, cấu trúc NL gồm 3 tầng: tầng 1- LÀM, tầng những gì mà cá nhân thực hiện được, làm được nên có thể quan sát được. Tầng 2 - SUY NGHĨ, tầng tiền đề, tức là những KT, kỹ năng tư duy cùng với giá trị niềm tin là cơ sở quan trọng để phát triển tư duy, suy nghĩ… là điều kiện để phát triển NL, chúng ở dạng tiềm năng, không quan sát được. Tầng 3 - tầng MONG MUỐN, tầng sâu nhất, quyết định cho sự khởi đầu và tính độc đáo của NL được hình thành, trong đó động cơ và tính tích cực của nhân cách có tính quyết định. Người học có thể đạt được những điều ở tầng 2 và tầng 1 nếu họ mong muốn; không gì có thể thay đổi được họ nếu họ không mong muốn [1]. Hình 1.1. Mô hình tảng băng về cấu trúc năng lực

Advertisement

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 1.2.2.Năng lực giải quyết vấn đề Theo định nghĩa trong đánh giá PISA thì NLGQVĐ là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây dựng. [15] Theo [17] năng lực giải quyết vấn đề là khả năng giải quyết vấn đề bằng việc phân tích tình huống và áp dụng tư duy phản biện, cũng như quyết định phương hướng hành động và triển khai thực hiện giải pháp để khắc phục những hạn chế. Có khả năng nhận định rõ thách thức và cơ hội, phát triển nhiều phương hướng, cách thức hành động, đánh giá những rủi ro của từng hành động để lựa chọn các giải pháp khả thi nhất cho việc giải quyết vấn đề. Ở trong luận văn này chúng tôi lựa chọn khái niệm năng lực giải quyết vấn đề trong sách Dạy học và phát triển năng lực môn Vật lí cấp THCS – GS.TS Đỗ Hương Trà (chủ biên) để phù hợp với đối tượng nghiên cứu trong luận văn như sau: Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh được hiểu là sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ, xúc cảm của học sinh đó để giải quyết các tình huống thực tiễn trong bối cảnh cụ thể mà các giải pháp không có sẵn ngay lập tức. Theo đó cấu trúc của NLGQVĐ gồm bốn thành tố sau: - Năng lực tìm hiểu vấn đề: nhận biết, phát hiện vấn đề, xác định được những thông tin đã cho, thông tin cần tìm. Theo Whimbey & Lockhead, người GQVĐ tốt là người biết tìm hiểu các sự kiện và mối quan hệ trong vấn đề một cách đầy đủ, chính xác. Còn GQVĐ không tốt thường không nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc kĩ, hiểu chính xác tất cả các thông tin nên dễ hiểu sai, dẫn đến thất bại trong quá trình GQVĐ. - Năng lực đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề: Phân tích, sắp xếp, kết nối các thông tin với kiến thức đã biết và đưa ra giải pháp, lựa chọn giải pháp tốt nhất đề GQVĐ. - Năng lực thực hiện giải pháp GQVĐ: Trình bày giải pháp, điều chỉnh giải pháp cho phù hợp với thực tiễn khi có sự thay đổi. - Năng lực đánh giá và phản ánh giải pháp, xây dựng vấn đề mới: Đánh giá giải pháp đã thực hiện vấn đề đặt ra, phản ánh giá trị giải pháp, xác nhận những kiến thức và kinh nghiệm. [14]

This article is from: