www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
năng lực cho học sinh đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề (84,4%). Các giáo
viên thường xuyên hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã học để
CI
giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, tổ chức cho học sinh thiết kế các mô hình, poster trong các tiết học để trực quan hóa bài học cũng như tạo hứng thú
OF FI
học tập cho học sinh; các kiến thức liên môn cũng được giáo viên kết nối với nhau trong các bài học. Kết hợp với điều tra qua phỏng vấn, tác giả nhận thấy rằng nhìn chung giáo viên tại các trường hiện nay đều có nhận thức và cố gắng thay đổi tích cực để môn học của mình trở nên gần gũi với học sinh, phát triển cho học sinh những năng lực, kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21.
NH ƠN
Hơn thế nữa, hầu hết các trường đều đã triển khai các hoạt động về STEM như vận dụng vào bài dạy trong một số môn học; triển khai chuyên đề; tổ chức các ngày hội STEM và các câu lạc bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về mặt nhận thức của giáo viên, học sinh và lãnh đạo nhà trường thì điều kiện về cơ sở vật chất, chương trình, sách giáo khoa và nguồn tài liệu về dạy học STEM vẫn còn có những hạn chế gây khó khăn trong việc triển khai dạy học STEM
Y
trong trường phổ thông.
QU
Kết luận chung: Nhìn chung hiện nay giáo viên và các trường phổ thông hầu hết đều có nhận thức đúng đắn trong việc triển khai các hình thức dạy học tích cực đặc biệt là dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Tuy nhiên, có sự
KÈ M
chênh lệch về tần suất triển khai, việc hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, trực quan hóa bài dạy hay kết hợp các kiến thức liên môn chủ yếu diễn ra với tần suất “thỉnh thoảng”. Các trường cũng đã tích cực triển khai các hoạt động giáo dục STEM tuy nhiên còn
DẠ Y
gặp nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, chương trình và tài liệu hướng dẫn. 1.6. Kết luận chương 1 Trong chương 1, tác giả đã tổng quan hóa về giáo dục STEM, dạy học
theo định hướng STEM tại trường phổ thông. Đồng thời, tác giả cũng đã nghiên
34