11 minute read

3.1.3. Sử dụng khi củng cố vận dụng kiến thức

Câu 6: Hiện nay, tình trạng ô nhiễm bầu không khí đang là vấn đề lo ngại của toàn thế giới. Theo hướng nghiên cứu mới, người ta đang nghiên cứu nguồn nhiên liệu sạch thay thế cho xăng, dầu nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Hãy cho biết nguyên liệu sạch đó là gì? Vì sao? (tính chất - ứng dụng của hidro)

Trả lời

Advertisement

Nhiên liệu sạch đó là khí hidro. Vì khí hidro cháy tỏa nhiệt lớn làm vận hành các động cơ và sản phẩm tạo thành nước sẽ không làm ô nhiễm môi trường. 2H2 + O2 2H2O

Bài 7:

a) Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng đó khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín. b) Vì sao khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại?

Trả lời

a) Khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ đựng thủy tinh rồi đậy nút kín, ngọn lửa cây nến yếu dần đi rồi tắt vì khi cây nến cháy lượng oxi trong lọ sẽ giảm dần, khi lượng oxi trong lọ hết cây nến sẽ tắt. b) Đèn cồn cháy được là do cồn tác dụng với khí oxi trong không khí. Vì vậy khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại là để cho cồn không tiếp xúc với oxi trong không khí, do đó đèn cồn sẽ tắt.

3.1.3. Sử dụng khi củng cố vận dụng kiến thức

Việc dùng bài tập để củng cố kiến thức giúp học sinh để dàng nắm vững kiến thức vừa tiếp thu. Ở cuối mỗi bài hoặc mỗi phần trong bài, giáo viên có thể sử dụng bài tập gắn với thực tiễn vận dụng kiến thức vừa học để giải thích những vấn đề chúng ta gặp trong cuộc sống.

Một số bài tập thực tiễn

Câu 1: Tại sao khi lên núi cao, người ta lại bị mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, khó thở, tím tái,…, còn những người sống lâu dài ở trên núi thì lại không có hiện tượng gì? (tính chất của oxi)

Trả lời

Vì oxi nặng hơn không khí nên càng lên cao không khí càng loãng, có ít oxi. Cơ thể con người không thích nghi với việc thiếu oxi dẫn đến các triệu chứng trên.

Với những người sống lâu dài trên núi cao thì tình trạng thiếu oxi đã được các cơ chế thích nghi bù đắp giải quyết, ổn định cân bằng: hồng cầu có thể tăng tới 7-8 triệu/mm3 máu, do đó cung cấp và sử dụng oxi của tế bào được đảm bảo và những người này có thể sống và lao động sản xuất như bình thường

Câu 2: Trong chuyến đi du lịch tại đỉnh núi Bà Nà do nhà trường tổ chức cho các bạn học sinh giỏi, Thanh và Đạt cùng các bạn đi cáp treo lên thăm đỉnh núi. Ngồi trong cáp treo, càng lên cao Thanh càng cảm thấy khó thở, mệt mỏi. Điều này làm Thanh thấy vô cùng hoang mang, lo lắng. Nếu là Đạt, em sẽ giải thích cho Thanh như thế nào về hiện tượng trên?

Trả lời:

Khi chúng ta ở trên núi cao cảm thấy mệt mỏi và khó thở vì tỉ khối của oxi lớn hơn không khí cùng với tác động của lực hút trái đất nên oxi tập trung chủ yếu ở dưới gần mặt đất. Do đó càng lên cao thì không khí càng loãng, lượng oxi giảm làm cho quá trình hô hấp gặp khó khăn hơn. Đó là yếu tố làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi và khó thở. Hiện tượng này khá phổ biến với nhiều người khi thay đổi vị trí lên những độ cao nhất định. Do vậy giáo viên cần nói đó là hiện tượng không quá nguy hiểm với Thanh, khuyên bạn ấy cố gắng hít thật sâu và thở từ từ để dần quen với môi trường mới, sức khỏe sẽ ổn định hơn.

Câu 3: Trong một lần đi chợ, khi mua cá biển tại một tiệm cá đông lạnh, Bình thấy người chủ cửa hàng có cho vào thùng đá bảo quản đồ hải sản đông lạnh một lượng nhỏ muối ăn, Bình thắc mắc không hiểu mục đích của việc này làm gì? ( bài nước)

Trả lời

Đặc tính thông thường của nước đá mà ai cũng biết đó là đông đặc khi đạt nhiệt độ 0oC. Khi cho muối vào nước tạo thành dung dịch nước muối, sẽ làm giảm nhiệt độ đông đặc của nước xuống dưới 0oC thì muối sẽ giữ cho nước ở thể lỏng với nhiệt độ thấp hơn 0oC. Vì vậy, nhiệt độ của phần nước ở thể lỏng sẽ có nhiệt độ âm giúp cho việc bảo quản thực phẩm sẽ tốt hơn.

Câu 4: Biết củi than cháy được trong không khí. Nhà em có củi than xếp trong bếp, xung quanh có không khí. Tại sao củi, than đó không cháy? (bài không khí – sự cháy)

Trả lời

Củi than xếp trong bếp, xung quanh có không khí nhưng không tự cháy được là vì: một chất muốn cháy được phải đủ hai điều kiện sau: - Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy - Phải đủ oxi cho sự cháy

Do vậy củi than không tự cháy được, mặc dù đã đủ oxi xung quanh nhưng chất cháy không đủ nhiệt độ cháy đến khơi mào.

Câu 5: Quả bóng bay thổi bằng miệng thì không bay được nhưng bơm khí hidro vào thì bay được?

Trả lời

Trong hơi thở của ta có khí cacbonic, khí này nặng hơn không khí, khi ta thổi vào bóng làm cho bóng không bay được, còn hidro nhẹ hơn không khí, khi ta thổi vào bóng làm cho bóng bay được.

Câu 6: Vì sao khí hidro có ứng dụng quan trọng trong ngành công nghiệp luyện kim?

Trả lời

Vì khí hidro có tính khử, có thể khử được một số oxit kim loại để tạo thành kim loại.

Bài 7: Hãy giải thích vì sao a) Khi càng lên cao thì tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí càng giảm. b) Phản ứng cháy trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí. c) Nhiều bệnh nhân khó thở và những người thợ lặn làm việc lâu dưới nước… đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặt biệt.

Trả lời

a) Khi càng lên cao thì tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí càng giảm vì oxi (O2) nặng hơn không khí. b) Phản ứng cháy trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí vì khi cháy trong oxi bề mặt tiếp xúc của chất cháy với oxi lớn hơn nhiều lần so với không khí. Mặc khác, khi cháy trong không khí, thể tích oxi chỉ chiếm 1/5 lần thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là nitơ và các khí khác, bề mặt tiếp xúc của chất cháy với oxi trong không khí sẽ nhiều hơn và một phần nhiệt sẽ bị tiêu hao

do đốt nóng khí nitơ trong không khí. Do đó phản ứng cháy của các chất trong bình chứa khí oxi sẽ mãnh liệt hơn trong không khí. c) Nhiều bệnh nhân khó thở và những người thợ lặn làm việc lâu dưới nước… đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặt biệt vì để cung cấp đủ oxi cho sự hô hấp.

Bài 8:

a) Củi, than cháy được trong không khí. Nhà em có củi, than, xếp trong hộc bếp, xung quanh có không khí. Tại sao củi, than đó lại không cháy? b) Củi, than đang cháy, em muốn dập tắt thì phải làm thế nào?

Trả lời

a) Củi, than cháy được trong không khí phải có mồi của ngọn lửa để nâng nhiệt độ cháy, còn than củi xếp trong hộc bếp xung quanh có không khí nhưng không cháy vì nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cháy. b) Muốn dập tắt củi, than đang cháy thì phải để chúng không tiếp xúc với oxi của không khí, do đó ta vẩy nước hay phủ cát lên bề mặt vật bị cháy không tiếp xúc với oxi của không khí và hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy.

Câu 9: Chúng ta đều biết nếu lượng khí cacbonic (CO2) trong không khí tăng cao vượt quá sẽ gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính và làm Trái Đất nóng lên. Em thử nêu một vài biện pháp để hạn chế tình trạng gia tăng lượng khí cacbonic.

Trả lời

Một vài biện pháp để hạn chế tình trạng gia tăng lượng khí cacbonic: - Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, xăng…) và tìm kiếm các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió… - Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi…) cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) - Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng.

Câu 10: Tại sao bóng bay khi nổ lại gây sát thương?

Trả lời

Khí được bơm vào bóng bay thường là khí hidro, khí này rất dễ phát nổ khi gặp nguồn nhiệt. Khí hidro nhẹ, cấu trúc phân tử bé nên bơm vào bóng bay nó

thẩm thấu rất nhanh, bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng bóng bay, nguồn khí bên trong bóng bay rất dễ thẫm thấu ra ngoài, trong đó ra nhiều ở cuống bóng, chỗ buộc dây. Vì thế nếu đốt dây buộc bóng bay hoặc để bóng bay ở gần nguồn nhiệt như bếp lửa, bóng đèn hoặc ngoài trời nắng vô tình khiến cho luồn khí bị đốt nóng, thể tích dãn nở gây ra nổ. Những vụ bóng bay thường nguy hiểm cho những người đứng gần, có thể bỏng da tay, da mặt.

Câu 11: Vì sao khí hidro có ứng dụng quan trọng trong ngành công nghiệp luyện kim?

Trả lời

Vì khí hidro có tính khử, có thể khử được một số oxit kim loại để tạo thành kim loại. 3.1.4. Sử dụng trong giờ ôn tập, luyện tập

Các bài tập được sử dụng để luyện tập, ôn tập giúp học sinh nắm được hệ thống kiến thức. Giáo viên dùng các bài tập gắn với thực tiễn giúp học sinh hoàn thiện kiến thức, vận dụng vào cuộc sống hàng ngày để học sinh yêu thích môn hóa học, phát triển năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt cho học sinh.

Một số bài tập thực tiễn

Bài 1: Axetilen có công thức C2H2, trong công nghiệp người ta dùng C2H2 trong đèn xì oxi – axetilen để hàn, cắt kim loại. Để dùng hết 1 lít khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí để đốt cháy? Biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí.

Bài giải

Phương trình hóa học: 2C2H2 + 5O2

��0 → 4CO2 + 2H2O

1 →

5.1 2 (lít)

=> ����2 =

5.1 2 = 2,5 lít

%����2 =

����2 ����ℎô������ℎí .100 => ����ℎô������ℎí = 100

%����2 . ����2

= 100 20 . 2,5 = 12,5 lít.

Câu 2: Mỗi giờ 1 người lớn hít vào trung bình 0.5m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy, thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình: a) Một thể tích không khí là bao nhiêu?

b) Một thể tích khí oxi là bao nhiêu?

Bài giải

a) Trong một ngày đêm, một người lớn cần một lượng không khí là: VKhôngkhí= 0,5.24 = 12m3 b) Oxi chiếm 21% thể tích không khí, do đó lượng oxi một người lớn hít vào trong một ngày đêm là:

VO2 =

21 100 . VKhôngkhí = 21 100 .12= 2,52 m3

Cơ thể người chỉ giữ lại 1/3 lượng oxi hít vào, do đó lượng oxi cần trong một ngày đêm là

VO2 (cầncho1ngàyđêm/1 người) = 1 3 . VO2(hítvào)= 1 3. 2,52 = 0,84m3

Câu 3: Đốt cháy 1 kg than trong khí oxi, biết trong than có 10% tạp chất không cháy. a) Tính thể tích oxi ( đktc) cần thiết để đốt cháy 1kg than trên? b) Tính thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra trong phản ứng?

Bài giải

a) Ta có: %C nguyên chất: 100% - 10% =90%

→ mC nguyên chất = 1000× 100 90 =900(������)→ nC = 900 12 =75 (mol)

��° Phản ứng: C + O2 → CO2

75(mol) 75

→ ����2 = 75 (mol) → ����2 =75 ×22,4=1680(��í��)

b) → ����2= 75 (mol) → ������2

=75×22,4=1680(��í��) Câu 4: Một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m, chiều cao 4m. a) Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học (coi không khí gồm 20% thể tích khí O2, 80% thể tích khí N2). b) Trong phòng học có 90 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở ra trong 45 phút, biết rằng một học sinh thở ra 2 lít khí (thể tích CO2 chiếm 4%) một lần, mỗi phút thở ra khoảng 16 lần.

a) Một số công thức: Diện tích = Chiều dài x Chiều rộng

Bài giải

This article is from: