4 minute read

phát triển năng lực cho học sinh

của những axit béo. Để sản xuất điesel sinh học người ta pha khoảng 10% metanol vào dầu thực vật (mỡ động vật) và dùng nhiều chất xúc tác khác nhau (KOH, NaOH, ancolat). Phản ứng tiến hành ở áp suất thường, nhiệt độ 600℃. Hãy viết phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình sản xuất điesel sinh học. Phân tích ưu, nhược điểm của việc sản xuất loại nhiên liệu này. [7]

Từng mức độ trên có thể được chia làm nhiều mức độ nhỏ hơn nữa để phù hợp với trình độ của HS đồng thời cũng thể hiện sự phân hoá HS trong cùng một bài, trong hệ thống BTHH thực tiễn.

Advertisement

Trên đây là một số cách phân loại BTHH thực tiễn. Tuy nhiên, có nhiều BTHH thực tiễn lại là tổng hợp của rất nhiều loại bài.

1.3.4. Ý nghĩa tác dụng của bài tập hóa học có nội dung gắn với thực tiễn trong phát triển năng lực cho học sinh

Bài tập hóa học có nội dung gắn với thực tiễn mang đầy đủ các vai trò chức năng của một số bài tập hóa học. Ngoài ra dạng bài tập này còn có ý nghĩa đặc trưng riêng. 1.3.4.1. Về kiến thức - Thông qua hoạt động giải bài tập hóa học thực tiễn, HS hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hóa học, củng cố kiến thức một cách thường xuyên, mở rộng sự hiểu biết cho HS một cách sinh động, phong phú. - Bài tập thực tiễn giúp HS thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, những vấn đề mang tính thời sự. - Bài tập thực tiễn giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.[4] 1.3.4.2. Về kĩ năng - Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức, phát hiện và giải quyết vấn đề. - Rèn luyện và phát triển khả năng thu nhận thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề trong thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo. 1.3.4.3. Về giáo dục tư tưởng - Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Thông qua nội dung bài tập, giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học môn Hóa học từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết, làm tăng hứng thú học tập và từ đó có thể giúp HS say mê nghiên cứu khoa học, công nghệ, có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. - Bài tập thực tiễn gần gũi, gắn liền với cuộc sống xung quanh nên góp phần rất lớn làm tăng động cơ học tập của HS để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cuộc sống. - Vấn đề về môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề cấp bách và mang tính toàn cầu. Môn hóa học có nhiệm vụ và có nhiều khả năng giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Cần tích cực nội dung về bảo vệ môi trường vào việc dạy học Hóa học. Thông qua đó, rèn luyện văn hóa lao động (lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc). - Bài tập thực tiễn có vai trò giáo dục trí dục kết hợp với thực tiễn sẽ giúp HS củng cố, vận dụng kiến thức, hình thành kĩ năng và thái độ, đây là điều liện tốt nhất để HS có thể hình thành được các năng lực chung cốt lõi cũng như các năng lực chuyên biệt thông qua môn Hóa học như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn…nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở trường THCS theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay.[4] 1.3.4.4. Về phát triển năng lực

Thông qua việc giải các bài tập hóa học có nội dung gắn với thực tiễn góp phần hình thành và phát huy ở HS các năng lực cốt lõi cần thiết cho học tập và cuộc sống như:

Về năng lực chung: giúp HS phát huy tốt năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác cũng như nhóm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Về năng lực chuyên môn: góp phần hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống của HS.[3]

This article is from: