![](https://static.isu.pub/fe/default-story-images/news.jpg?width=720&quality=85%2C50)
4 minute read
2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
from SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI VỀ CHẤT CHƯƠNG TRÌNH HÓA 8
Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá, cần phải xây dựng những bài tập thực tiễn ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận thức của học sinh để nâng dần trình độ, khả năng nhận thức của học sinh. 2.2.1.6. Phải đảm bảo tính định hướng năng lực
Thực hiện theo kế hoạch đổi mới giáo dục ở trường phổ thông, hướng tới mục tiêu dạy học lấy HS làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh, hệ thống câu hỏi, bài tập thực tiễn xây dựng phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu này, qua đó hình thành cho HS các năng lực cốt lõi cần thiết trong học tập bộ môn và ứng dụng trong cuộc sống.
Advertisement
Những năng lực các bài tập Hóa học có nội dung gắn với thực tiễn hướng đến bao gồm các năng lực chung và năng lực chuyên môn của Hóa học. Chẳng hạn năng lực ngôn ngữ Hóa học bao gồm trả lời các câu hỏi, giải thích hiện tượng một cách khoa học và đưa ra các kết luận dựa trên những căn cứ và lí lẽ mang tính thuyết phục. Về thái độ, các bài tập hóa học có nội dung gắn với thực tiễn hướng đến việc HS đáp ứng trước các vấn đề trong khoa học với một cách có trách nhiệm đối với môi trường và các tài nguyên thiên nhiên.
2.2.2. Quy trình xây dựnghệthống câu hỏi, bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
2.2.2.1. Lựa chọn đơn vị kiến thức và mục tiêu giáo dục a. Lựa chọn đơn vị kiến thức
Với những định hướng đổi mới trong kiểm tra, đánh giá môn Hóa học ở trường phổ thông, khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học theo hướng gắn với đời sống thực tiễn, cần lựa chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa về đơn thuần về mặt hóa học mà còn gắn liền với đời sống của cá nhân và cộng đồng như sử dụng phân bón hóa học, bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn nước, ô nhiễm môi trường không khí,… thông qua đó phát huy được năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của HS nhưng không quá khó, quá trừu tượng, làm mất đi bản chất hóa học.
GV cần nghiên cứu kĩ nội dung các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo về nội dung hóa học và các ứng dụng hóa học của các chất trong thực tiễn, tìm hiểu các công nghệ, nhà máy sản xuất có liên quan đến nội dung hóa học của bài cũng như đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh, kinh nghiệm sống của học sinh để
thiết kế bài tập thực tiễn cho phù hợp, tạo hứng thú cho học sinh khi giải các bài tập thực tiễn đó. b. Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức
Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hướng gắn với đời sống thực tiễn cần thực hiện được mục tiêu giáo dục là định hướng phát triển năng lực bao gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm của môn Hóa học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở trường THCS nói chung. 2.2.2.2. Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập theo mục tiêu giáo dục
Bám sát nội dung học tập và các vấn đề thực tiễn có liên quan phát sinh trong cuộc sống. GV thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập đảm bảo đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra, phù hợp với khả năng, kinh nghiệm của HS. Thông qua việc giải quyết vấn đề đặt ra trong câu hỏi, bài tập hình thành cho HS các năng lực chung và năng lực chuyên môn cần thiết.
Có 2 cách để xây dựng bài tập:
Cách 1: Xây dựng bài tập dựa trên hệ thống bài tập sẵn có.
Trên cơ sở các bài tập sẵn có, GV có thể thay đổi một vài dữ kiện để trở thành bài tập khác phù hợp với hoàn cảnh sử dụng, năng lực của HS.
Với bài tập thực tiễn có thể thay đổi ngữ cảnh, các dữ liệu đã cho, dữ liệu cần tìm, các thông số thực tế,… hay lựa chọn các dữ kiện hay trong các bài tập đưa vào một cách hợp lí để được bài tập mới.
Cách 2: Xây dựng bài tập hoàn toàn mới.
Thông thường có hai cách để xây dựng bài tập mới là: - Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tương tác giữa các chất để đặt ra bài tập mới. - Lấy những ý tưởng, nội dung, những tình huống hay và quan trọng ở nhiều bài, thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu… để phối hợp lại thành bài mới. 2.2.2.3. Thực nghiệm
Thực nghiệm áp dụng bài tập hóa học đã thiết kế trên đối tượng học sinh thực nghiệm để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức hóa học, toán học cũng như độ khó, độ phân biệt,… cũng như tính khả thi, khả năng áp dụng của bài tập.