![](https://static.isu.pub/fe/default-story-images/news.jpg?width=720&quality=85%2C50)
4 minute read
3.1.2. Sử dụng khi xây dựng kiến thức mới
from SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI VỀ CHẤT CHƯƠNG TRÌNH HÓA 8
Trả lời
Cây nến không cháy cho đến hết mà lại tắt vì trong bình kín nên khi cháy hết lượng oxi trong bình cây nến tắt, mặt khác vì bình kín nên lượng CO2 sinh ra không có lối thoát, góp phần làm cho sự cháy không diễn ra liên tục.
Advertisement
Câu 5: Tại sao khi nhốt một con chuột vào một hộp đậy kín, sau một thời gian con chuột chết mặc dù có đầy đủ thức ăn và nước uống?(mở đâu bài tính chất của oxi).
Trả lời
Mọi loài vật đều cần khí oxi để thở. Theo kết quả tính toán con người và các động vật không thể nhịn thở trong vài phút. Cho nên có đầy đủ thức ăn, nước uống nhưng không có không khí để thở thì con chuột sẽ chết.
Câu 6: Bóng bay là món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của mỗi chúng ta. Xã hội ngày càng phát triển, các loại bóng bay cũng ngày càng đa dạng hơn, trong đó một loại bóng bay có thể bay được nhờ bơm một loại chất khí. Em hãy cho biết khí đó là khí gì, vì sao bóng bay được bơm khí đó có thể bay được?
Trả lời:
Các loại bóng bay trước khi bán đã được bơm vào đó lượng khí hidro, khí này nhẹ hơn rất nhiều so với không khí (khoảng 15 lần) nên nếu không được cố định quả bóng bay sẽ bay lên cao.
3.1.2. Sử dụng khi xây dựng kiến thức mới
Khi thay thế việc giảng bài mới bằng cách cho học sinh giải bài tập thì các em sẽ nắm kiến thức sâu hơn và phát triển tính chủ động, sáng tạo của các em. Khi đó, giáo viên sẽ là người điều khiển tổ chức hoạt động của học sinh. Đồng thời, giáo viên có thể thu được thông tin phản hồi từ phía học sinh để giúp giáo viên điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp. Giáo viên có thể sử dụng những bài tập gắn với thực tiễn chứa đầy đủ thông tin để trao đổi với học sinh và từng bước xây dựng kiến thức mới. Giáo viên cũng có thể cho học sinh thảo luận nhóm hoặc cho cả lớp trao đổi nội dung bài học dưới dạng nêu vấn đề trong thực tiễn , hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.
Một số bài tập thực tiễn
Câu 1: Một học sinh phát biểu: cây nến cháy và bóng đèn điện cháy, phát biểu đó có đúng không? Giải thích. (bài không khí – sự cháy)
Trả lời
- Cây nến cháy là đúng vì khi đủ nhiệt độ khơi mào ban đầu thì bấc đèn thấm dầu, tiếp xúc với oxi không khí tạo nên sự cháy. - Khi có dòng điện thì dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên, nhưng không phải bóng đèn cháy vì sự sáng lên không có sự tham gia của oxi.
Câu 2: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu cháy, người ta thương trùm vải dày hoặc phủ cát trên ngọn lửa mà không dùng nước. Hãy giải thích cách làm đó.
Trả lời
Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát trên ngọn lửa nhằm không cung cấp oxi cho sự cháy, vật cháy không cháy nữa. Trong trường hợp trên người ta không dùng nước vì sẽ làm cho xăng dầu đang cháy lan rộng nhanh hơn, vì xăng dầu nhẹ hơn nước nổi lên trên.
Câu 3: Vì sao vào ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
Trả lời
Do ban đêm không có ánh sáng, cây không thể quang hợp, chỉ xảy ra quá trình hô hấp nên hấp thụ khí oxi và thải ra khí cacbonic, làm lượng khí oxi giảm dẫn đến trong phòng thiếu oxi nên không tốt cho sức khỏe.
Câu 4: Vì sao các chất lại cháy trong lọ chứa oxi mãnh liệt hơn trong không khí? (không khí – sự cháy)
Trả lời
Vì trong không khí chỉ có 21% là khí oxi, còn lại khí nito và một số khí khác. Mà các khí này không duy trì sự cháy nên không khí các chất cháy yếu hơn
Câu 5: Giải thích tại sao trong các nhà máy không được chất giẻ lau có đính dầu mỡ thành đống? (bài không khí – sự cháy)
Trả lời
Trong nhà máy người ta không chất giẻ lau có dính dầu mỡ thành đống vì những giẻ lau có dính dầu mỡ để ngoài không khí sẽ xảy ra sự oxi hóa chậm các chất, kèm theo sự sinh nhiệt. Nhiệt sinh ra đến một lúc nào đó làm chất đạt đến nhiệt độ cháy lúc đó sự oxi hóa chậm chuyển thành sự tự bốc cháy.