11 minute read

1.3.3. Phân loại bài tập hóa học

Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn các kỹ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh. Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trường. Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy. Bài tập hóa học còn là phương pháp để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh một cách chính xác.[3] 1.3.2.2. Ý nghĩa phát triển

Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo. 1.3.2.3. Ý nghĩa giáo dục

Advertisement

Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học Hóa học. Bài tập thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động (lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc).[3]

1.3.3. Phân loại bài tập hóa học

Có nhiều cơ sở để phân loại bài tập thành các dạng khác nhau: 1.3.3.1. Phân loại dựa vào nội dung hóa học của bài tập

Hệ thống hóa kiến thức hóa học dựa vào việc xây dựng bài tập theo từng chủ đề, phục vụ một cách dễ dàng cho ôn tập hoặc dạy bài mới.

Tên của loại bài tập có thể là tên của các chương, các bài trong SGK.[4] 1.3.3.2. Phân loại dựa vào khối lượng kiến thức (mức độ khó dễ của bài tập)

Có thể chia thành bài tập đơn giản (cơ bản), bài tập phức tạp (tổng hợp). Trên cơ sở phân hóa theo năng lực học tập của học sinh có thể hệ thống hóa các bài tập hóa học ở các mức độ khác nhau. Thông thường, dựa vào khối lượng kiến thức, nội dung bài tập có thể nêu ra ba mức độ. - Mức độ 1: Hướng dẫn cho HS nêu ra được các tính chất, các hiện tượng, cách lí giải những nguyên nhân cơ bản nhất, trình bày lại kiến thức cơ bản nhất dựa vào trí nhớ. - Mức độ 2: HS biết vận dụng kiến thức vào những điều kiện, hoàn cảnh mới. Để giải quyết vấn đề này HS cần có sự phân tích, so sánh các kiến thức cơ bản để có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho việc giải quyết vấn đề. - Mức độ 3: HS không chỉ so sánh, phân tích mà cần phải khái quát hóa các số liệu thu được, dùng chúng trong các điều kiện mới phức tạp và khó khăn hơn.

1.3.3.3. Phân loại dựa vào đặc điểm về phương pháp giải bài tập

Để giải bài tập hóa học ta có các phương pháp, cách giải khác nhau về đặc điểm. Do đó ta có thể phân loại bài tập dựa theo các đặc điểm đó.

Ví dụ: Các dạng bài tập: - Cân bằng phản ứng. - Nhận biết các chất. - Tách các chất ra khỏi hỗn hợp. - Viết chuỗi phản ứng điều chế các chất. - Tính toán theo công thức hóa học, phương trình hóa học. - Lập công thức phân tử. - Xác định thành phần hỗn hợp. - Bài tập tổng hợp. 1.3.3.4. Phân loại dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra - Kiểm tra nói: Có thể đưa ra câu hỏi về lí thuyết, bài tập hay thực hành mà học sinh có thể trả lời hay giải được trong thời gian ngắn. - Kiểm tra viết: Có hai dạng bài tập chủ yếu sau đây: + Bài tập trắc nghiệm tự luận: Là loại bài tập khi trình bày HS phải tự viết câu trả lời, tự trình bày, lý giải, chứng mình bằng ngôn ngữ của mình một cách chính xác. + Bài tập trắc nghiệm khách quan: Là loại bài tập dùng để kiểm tra đánh giá kết học tập của HS bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan mà cách tính điểm hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm. 1.3.3.5. Phân loại dựa vào tính chất của bài tập

Đây là cách phân loại có ý nghĩa và được sử dụng rộng rãi nhất - Bài tập định tính: là những bài tập khi giải HS chỉ dựa vào sự suy luận đơn giản hoặc dựa vào nội dung lý thuyết của đề bài để trả lời. Do đó HS phải hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật, nguyên lý và nhận biết được những hiện tượng của chúng trong các trường hợp cụ thể. - Bài tập định lượng: là loại BT mà muốn giải được chúng ta phải thực hiện một loạt các phép tính và kết quả thu được là một đáp số định lượng. BT định lượng có tác dụng củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo tính toán từ đó

phát triển tư duy của HS thông qua việc tạo lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện bài toán và tìm tòi các cách giải quyết BT một cách thông minh nhất.[1] - Bài tập thực nghiệm: là loại bài tập có tính trực quan cao, để giải loại bài tập này HS phải là thí nghiệm, quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra. Giải thích được nguyên nhân và nắm rõ các thao tác tiến hành thí nghiệm.

Bài tập thực nghiệm có những tính chất sau: + Tính chất lí thuyết: HS phải nắm vững lí thuyết và biết vận dụng lí thuyết một cách linh hoạt. + Tính chất thực hành: HS phải vận dụng kĩ năng thực hành để giải quyết các nhiệm vụ của bài tập đặt ra.

Hai tính chất trên có mối liên hệ biện chứng thống nhất. Lí thuyết chỉ đạo, hướng dẫn HS thí nghiệm đi đến kết quả, kết quả thực hành sẽ bổ sung hoàn chỉnh lí thuyết thật chính xác. - Bài tập vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn: là những bài tập có nội dung hóa học (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn. * Dựa vào tính chất của bài tập, Có thể chia thành: + Bài tập định tính: Bao gồm các bài tập về giải thích các hiện tượng, các tình huống nảy sinh trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợp với tình huống thực tiễn, nhận biết, tinh chế, đề ra phương hướng để cải tạo thực tiễn…

Ví dụ: 1) Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà? 2) Một lượng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm bẩn không khí trong phòng thí nghiệm. Hãy tìm cách để loại bỏ lượng khí clo đó. + Bài tập định lượng: Bao gồm dạng bài tập về tính lượng hoá chất cần dùng, pha chế dung dịch…

Ví dụ: Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể người cần được cung cấp 1,5.10-4g nguyên tố iot. Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thì khối lượng KI cần dùng cho một người trong một ngày là bao nhiêu?

+ Bài tập tổng hợp: Bao gồm cả kiến thức định tính lẫn định lượng.

Ví dụ: Hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn Cl2. a) Nếu lượng clo trên chỉ được điều chế từ NaCl thì cần ít nhất bao nhiêu tấn NaCl. b) Biết 1m3 Clo lỏng nặng 1400 kg, hãy tính thể tích Clo lỏng tương ứng với 45 triệu tấn nói trên. c) Thể tích clo lỏng nhỏ hơn bao nhiêu lần so với thể tích clo khí ở điều kiện tiêu chuẩn với cùng một khối lượng. d) Người ta thường kết hợp điều chế Clo với điều chế xút. Viết phương trình hóa học xảy ra. * Dựa vào lĩnh vực thực tiễn gắn liền với nội dụng bài tập, có thể chia thành: + Bài tập về sản xuất hóa học + Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất. Bao gồm các dạng bài tập về: - Giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình làm thực hành, thí nghiệm như: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hoá chất hợp lí, xử lí tai nạn xảy ra, phòng chống độc hại, ô nhiễm trong khi làm thí nghiệm…

Ví dụ : 1) Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần chú ý gì? A. Cầm P trắng bằng tay có đeo găng cao su. B. Dùng cặp gắp nhanh mẩu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vào chậu đựng đầy nước khi chưa dùng đến. C. Tránh cho P trắng tiếp xúc với nước. D. Có thể để P trắng ngoài không khí. 2) Brom lỏng rất dễ bay hơi, brom lỏng hay hơi đều rất độc. Để hủy hết lượng brom lỏng chẳng may bị làm đổ nên dùng một chất dễ kiếm nào sau đây? A. Nước thường. B. Nước muối.

C. Nước vôi.

D. Nước xà phòng.

- Sử dụng và bảo quản các hoá chất, sản phẩm hoá học trong ăn uống, chữa bệnh, giặt giũ, tẩy rửa…

Ví dụ: 1) Các loại trứng gia cầm dù có dính bùn đất hoặc bị vấy bẩn cũng không nên rửa sạch vì sẽ làm trứng dễ bị hỏng. Để bảo quản trứng lâu, không bị hư, người ta đem nhúng trứng vào nước vôi trong. Hãy giải thích tại sao? 2) Cà rốt là loại củ có chứa đường và có hàm lượng vitamin A rất cao. Nhiều người thích ăn cà rốt sống và làm nộm cà rốt vì cho rằng sẽ hấp thụ hết lượng tiền vitamin A trong đó. Quan điểm đó có đúng không? Tại sao? - Sơ cứu tai nạn do hoá chất.

Ví dụ: Brom lỏng là chất độc hại, khi dây vào da nó làm bỏng rất sâu và nặng. Khi bị nước brom dây vào tay cần rửa ngay bằng chất nào sau đây?

A. Nước

B. Dung dịch amoniac loãng.

C. Dung dịch giấm ăn.

D. Dung dịch xút loãng.

Em hãy giải thích tại sao lại làm như vậy? * Giải thích các hiện tượng, tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao động sản xuất. Ví dụ: Vì sao trộn phân đạm một lá (NH4)2SO4, hai lá NH4NO3 hoặc nước tiểu với vôi Ca(OH)2 hay tro bếp (hàm lượng K2CO3 cao) đều bị mất đạm. + Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường

Ví dụ: Mức tối thiểu cho phép của H2S trong không khí là 0,01 ml/l. Để đánh giá sự ô nhiễm không khí của một nhà máy người ta làm như sau: điện phân dung dịch KI trong 2 phút bằng dòng điện 2mA. Sau đó cho 2 lít không khí lội từ trong dung dịch điện phân trên cho đến khi iota hoàn toàn mất màu. Thêm hồ tinh bột vào bình và tiếp tục điện phân trong 35 giây nữa với dòng điện trên thì thấy dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh. [7]

Giải thích thí nghiệm trên và cho biết sự ô nhiễm không khí ở nhà máy trên nằm dưới hoặc trên mức cho phép. Tính hàm lượng của H2S trong không khí theo thể tích.

Mỗi lĩnh vực thực tiễn trên lại bao gồm tất cả các loại bài tập định tính, định lượng, tổng hợp, bài tập lí thuyết, bài tập thực hành. * Dựa vào mức độ nhận thức của HS. Căn cứ vào chất lượng của quá trình lĩnh hội và kết quả học tập, GS. Nguyên Ngọc Quang đã đưa ra 4 trình độ lĩnh hội (4 mức độ) như sau: + Mức 1: Chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lí thuyết.

Ví dụ: Để tráng bên trong ruột phích, người ta dùng phản ứng của glucose với AgNO3 trong dung dịch NH3. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b) Vì sao người ta không dùng fomalin để tráng ruột phích?[11] + Mức 2: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết.

Ví dụ: 1) Trong khẩu phần ăn, tinh bột có vai trò như thế nào? 2) Vì sao xà phòng bị giảm tác dụng giặt rửa trong nước cứng còn bột giặt tổng hợp thì không? + Mức 3: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình huống xảy ra trong thực tiễn.

Ví dụ: 1) Dân gian có câu: “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”. Vì sao nhai kĩ no lâu? 2) Trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đã điều chế diêm tiêu (KNO3), thành phần chính của thuốc nổ, bằng cách lấy đất ở trong các hang đá vôi có dơi ở trộn với tro bếp rồi dùng nước sôi dội nhiều lần qua hỗn hợp đó để tách ra KNO3. Hãy giải thích cách làm đó[12] + Mức 4: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng hoá học để giải quyết những tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ, đơn giản, đề ra kế hoạch hành động cụ thể, viết báo cáo

Ví dụ: Điesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu điesel nhưng không phải sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật (cây cải dầu, cây đậu nành, cây hướng dương, dầu dừa, dầu hạt cau) hay mỡ động vật (cá da trơn). Nhìn theo phương diện hoá học thì điesel sinh học là metyl este

This article is from: