3 minute read
1.5.2.3 Phân loại bài tập hóa học thực nghiệm
from THIẾT KẾ BÀI TẬP HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh - Tính chất lý thuyết: Muốn giải bài tập này cần phải nắm vững lý thuyết, vận dụng lý thuyết để vạch ra phương án giải quyết. – Tính chất thực hành: Vận dụng các kĩ năng, kĩ xảo để thực hiện phương án đã vạch ra. 1.5.2.2 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học thực nghiệm Bài tập hoá học thực nghiệm có những tác dụng tích cực sau : - Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy từ lý thuyết đến thực hành và ngược lại từ đó xác nhận những thao tác kĩ năng thực hành hợp lý. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng hoá chất, các dụng cụ thí nghiệm và phương pháp thiết kế thí nghiệm. - Rèn luyện các thao tác, kỹ năng thí nghiệm cần thiết trong phòng thí nghiệm (cân, đong, đun nóng, nung, sấy, chưng cất, hoà tan, lọc, kết tinh, chiết...) góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật cho HS. - Rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống : Giải thích các hiện tượng Hoá học trong tự nhiên, sự ảnh hưởng của Hoá học đến kinh tế, sức khoẻ, môi trường và các hoạt động sản xuất,...tạo sự say mê hứng thú học tập Hoá học cho HS. - Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động, rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực sáng tạo, chính xác, khoa học, rèn luyện tác phong lao động có tổ chức, có kế hoạch, có kỉ luật, có văn hoá. 1.5.2.3 Phân loại bài tập hóa học thực nghiệm a) Câu hỏi lí thuyết Hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức đã học, vận dụng giải quyết được các vấn đề đặt ra. b) Bài tập thực nghiệm định tính. 28
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL GVHD: TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH: Nguyễn Thị Kim Thanh - Bài tập định tính là những bài tập mà khi giải HS không cần thực hiện các phép tính phức tạp mà phải sử dụng những phép suy luận lôgic trên cơ sở hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật Hóa học và nhận biết được những biểu hiện của chúng trong các trường hợp cụ thể. - Do đặc điểm của bài tập định tính là chú trọng đến mặt định tính của hiện tượng, nên đa số các bài tập định tính được giải bằng phương pháp suy luận, vận dụng những định luật Hóa học tổng quát vào những trường hợp cụ thể. Có thể nói, khi giải các bài tập định tính phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp thường gắn chặt với nhau. Bài tập thực nghiệm đưa HS vào vị trí tựa như các nhà nghiên cứu, phát huy cao độ tính tích cực, tính ham học hỏi, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm Hóa Học. c) Bài tập thực nghiệm định lượng - Là những bài tập khi giải, yêu cầu HS làm thí nghiệm để tìm quy luật về mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng. - Bao gồm các bài tập về tính toán hóa học như tính toán lượng chất cần dùng, pha chế dung dịch… d) Bài tập hóa học có sử dụng hình vẽ. Hiện nay, chưa có tài liệu nào định nghĩa cụ thể về bài tập hóa học có sử dụng hình vẽ. Bài tập hóa học có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị là bài tập trong đó đòi hỏi học sinh phải dựa trên các hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị để giải. Vai trò và ý nghĩa của BTHH sử dụng hình vẽ: - BTHH có sử dụng hình vẽ giúp HS hứng thú, kích thích khả năng nhận thức và tư duy của HS, giúp HS có niềm tin vào khoa học, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. - Giúp HS nhớ và nắm vững kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và tư duy, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, ứng dụng hóa học vào thực tiễn. HS không cần sử dụng 29
Advertisement