10 minute read
VIII. XÂY DỰNG TCCS VÀ CÔNG BỐ TCCS
Về thời gian cách thức bảo quản: bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ nhỏ hơn 10℃ và thời gian bảo quản không quá 45 ngày tính từ ngày sản xuất. Sản phẩm của nhóm được bảo quản lạnh tạm thời và bảo quản khi bày bán ở nhiệt độ từ 4-6 ℃ và có hạn sử dụng là 45 ngày kể từ ngày sản xuất. Về quá trình vận chuyển: Sản phẩm sữa chua không qua xử lý nhiệt được vận chuyển đến nơi tiệu thụ bằng xe lạnh có nhiệt độ nhỏ hơn 10℃ đến các tủ mát của các cửa hang có nhiệt độ khoảng từ 4-6℃. Như vậy, bằng mô tả ngắn gọn được rút ra từ thực tế trạng thái chất lượng sản phẩm và cũng được tham khảo thông qua các quy trình của nhà nước liên quán đến dòng sản phẩm sữa chua phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo yêu cầu của pháp luật.
VIII. XÂY DỰNG TCCS VÀ CÔNG BỐ TCCS
Advertisement
Khái niệm 1 Tiêu chuẩn cơ sở (ký hiệu TCCS) là tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường do người đứng đầu Cơ sở xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở. 2 Công bố tiêu chuẩn cơ sở là việc cơ sở sản xuất, kinh doanh thông báo về tiêu chuẩn áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường. Yêu cầu : - TCCS không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành; - TCCS cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở. Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở: - Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở; - Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm; - Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành.
- Nội dung của tiêu chuẩn công bố không được trái với các quy định bắt buộc áp dụng do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố TCCS: tùy theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở; trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở có thể bao gồm những bước như sau: Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS ; Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS; Ban kỹ thuật lập và thông qua chương trình công tác để soạn thảo tiêu chuẩn cơ sở Thu thập và xử lý các tài liệu tham khảo, các số liệu, kết quả thử nghiệm có liên quan, các thông tin về sản xuất, quản lý, sử dụng nghiên cứu khoa học và công nghệ. Dịch và nghiên cứu các tài liệu chính làm cơ sở cho việc soạn thảo Viết bản thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn kèm gửi giấy dự thảo để lấy ý kiến thành viên ban kỹ thuật trong lĩnh vực tiêu chuẩn. Ban kỹ thuật thu thập và xử lý ý kiến, lập bảng tổng hợp, tổ chức sữa chữa, bổ sung và soạn thảo thành dự thảo TCCS Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS; Dự thảo TCCS và bản thuyết minh ( đã được thông qua trong ban kỹ thuật) được gửi đến các cơ quan, bộ phận, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến góp ý. Nếu các ý kiến góp ý hoàn toàn đồng ý với nội dung của dự thảo thì thư ký ban kỹ thuật báo cáo với trưởng ban kỹ thuật về kết quả và lập hồ sơ dự thảo TCCS theo quy định và soạn thảo tờ trình hồ sơ dự thảo TCCS để ban kỹ thuật thông qua. Trong trường hợp các ý kiến chưa nhất trí, dự thảo được tổ chức hội nghị chuyên đề để tìm phương án xử lý. Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS; Thành phần tham dự có thể bao gồm các thành viên của ban kỹ thuật, và đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo TCCS để lấy ý kiến và các chuyên gia khác, nếu thấy cần thiết. Khi cần có thể tiến hành việc thử nghiệm, lấy thêm số liệu hoặc gửi dự thảo TCCS đến các cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan để lấy ý kiến bổ sung và tổ chức hội nghị chuyên đề nhiều lần để đảm bảo nguyên tắc đồng thuận cho đến khi dự thảo TCCS hoàn chỉnh.
Thư ký ban kỹ thuật xử lý các ý kiến góp ý, lập biên bản hội nghị và ban tổng hợp tiếp thu các ý kiến đóng góp, tổ chức sữa chữa bổ sung để hoàn chỉnh dự thảo. Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS; Thư ký ban kỹ thuật xử lý các ý kiến góp ý, lập biên bản hội nghị và bản tổng hợp tiếp thu các ý kiến đóng góp, tổ chức sữa chữa để bổ sung hoàn chỉnh dự thảo TCCS. Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS; Sau khi xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo, thư ký ban kỹ thuật tiến hành lập hồ sơ dự thảo TCCS theo quy định và soạn thảo tờ trình hồ sơ dự thảo TCCS để trưởng ban kỹ thuật thông qua. Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS; Hồ sơ dự thảo TCCS do ban kỹ thuật thực hiện phải được thẩm tra theo quy định. Ban kỹ thuật có trách nhiệm bảo vệ dự thảo TCCS trước hội đồng và có trách nhiệm xử lý dự thảo theo kết luận của hội đồng. Sau khi hoàn thành các thủ tục thẩm định, cơ quan tiêu chuẩn sẽ tiến hành cấp số hiệu tiêu chuẩn cho dự thảo TCCS. Bước 8: Công bố TCCS; Người đứng đầu cơ sở ký văn bản quyết định ban hành TCCS. Hình thức công bố TCCS: Công bố tiêu chuẩn được thực hiện thông qua hình thức ghi số hiệu tiêu chuẩn được áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản trên nhãn hoặc bao gói sản phẩm, hang hóa hoặc trong các tài liệu giao dịch, giới thiệu sản phẩm và các hình thức thích hợp khác. Bước 9: In ấn TCCS. Lưu hồ sơ: Hồ sơ xây dựng TCCS được lưu trữ tại cơ sở. Ban hành tiêu chuẩn: Người đứng đầu cơ sở ký văn bản quyết định ban hành TCCS. Công bố tiêu chuẩn: được thực hiện thông qua hình thức ghi số hiệu tiêu chuẩn được áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản trên nhãn hoặc bao gói sản phẩm, hàng hóa hoặc trong các tài liệu giao dịch, giới thiệu sản phẩm và các hình thức thích hợp khác
Công Bố Mẫu
VNMilk
Số : ........ /QĐ-........ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 20
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở
GIÁM ĐỐC/CHỦ CƠ SỞ/CHỦ HỘ KINH DOANH (VNMilk) Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn; Căn cứ vào nhu cầu sản xuất và kinh doanh của Công ty, QUYẾT ĐỊNH: 1: về việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở, số hiệu: Tiêu chuẩn: 7030:2002 Áp dụng cho sản phẩm sữa chua chanh dây nha đam Điều 2: Các phòng ban có liên quan của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này. Điều 3: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: - Như điều 2; - Lưu VT. Đại diện doanh nghiệp (tên, chức vụ)
VNMilk Số 1 Đại Cồ Việt, Bách Khoa, Hai Bà Trưng Hà Nội
TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
TCCS 10 : 2022 / VNMilk
SỮA CHUA CHANH DÂY NHA ĐAM
Lần soát xét: 0 Ký hiệu tiêu chuẩn thay thế: 0
…, ngày … tháng … năm … ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP (Ký phê duyệt, ban hành/đóng dấu)
SỮA CHUA CHANH DÂY NHA ĐAM
1. Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sữa chua chanh dây nha đam do Phát triển sản phẩm Công nghệ thực phẩm sản xuất, kinh doanh. 2. Quy cách : - Sữa chua đặc, mịn, không tách lớp, có màu vàng nhạt, kích thước đóng gói hộp 100gr - <Hình ảnh sản phẩm> 3. Nguyên liệu: - Sữa tươi, sữa bột gầy, dịch chanh dây, nha đam, hương liệu, men sữa chua …. - Vật liệu chế tạo. 4. Yêu cầu kỹ thuật: 4.1 Yêu cầu về ngoại quan: - Trạng Thái: đặc, mịn, không tách lớp - Màu sắc: vàng nhạt - màu tự nhiên của của dịch sữa hòa quyện với nước chanh dây, kết hợp với những hạt nha đam màu trắng tạo sự bắt mắt - Mùi: Thơm đặc trưng cho sưa chua lên men kết hợp với hương nha đam và chanh dây - Vị: Chua đặc trưng của sữa chua, kết hợp với sự hài hòa của vị chanh dây và nha đam, độ ngọt cân đối, vừa phải
4.2 Yêu cầu về an toàn, vệ sinh, sức khỏe, môi trường: - Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng thuốc thú y của sữa chua: Theo “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm” Quyết định số 867/1998/QĐBYT. - Phụ gia thực phẩm: Theo “Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế.
4.3. Các chỉ tiêu chất lượng/kỹ thuật:
Tên chỉ tiêu Mức chất lượng Phương pháp thử Hàm lượng chất khô không chứa chất béo, % khối lượng, không nhỏ hơn 8,2 TCVN 5533 : 1991 (ST SEV 735-77).
Hàm lượng protein sữa (%khối lượng) Tối thiểu 2,7% TCVN 7030:2016
Độ axit oT, tính theo % axit lactic (%khối lượng) Tối thiểu 0.6% TCVN 6509 : 1999 (ISO 11869 : 1997).
Hàm lượng chất béo, % khối lượng >2,0 TCVN 6508:1999
5. Phương pháp thử: 5.1 Lấy mẫu, theo TCVN 6400 : 1998 (ISO 707 : 1997). 5.2 Xác định hàm lượng chất béo, theo TCVN 6508 : 1999. 5.3 Xác định độ axit chuẩn độ, theo TCVN 6509 : 1999 (ISO 11869 : 1997). 5.4 Xác định hàm lượng chất khô, theo TCVN 5533 : 1991 (ST SEV 735-77). 5.5 Xác định nấm men và nấm mốc, theo TCVN 6265 : 1997 (6611 : 1992) 5.6 Xác định Staphylococcus aureus, theo TCVN 4830-89 (ISO 6888 : 1983). 5.7 Xác định E.Coli, theo TCVN 6505-1 : 1999 (ISO 11866-1 : 1997) hoặc TCVN 6505-2 : 1999 (ISO 11866-2 : 1997) hoặc TCVN 6505-3 : 1999 (ISO 11866-3 : 1997). 5.8 Xác định Salmonella, theo TCVN 6402 : 1998 (ISO 6785 : 1985). 5.9 Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí, theo TCVN 5165 – 90. 5.10 Xác định aflatoxin M1, theo TCVN 6685 : 2000 (ISO 14501 : 1998). 5.11 Định lượng Coliform, theo TCVN 6262-1 : 1997 (ISO 5541-1 : 1986), hoặc TCVN 6262-2 : 1997 (ISO 5541-2 : 1986). 5.12 Xác định hàm lượng chì, theo TCVN 5779:1994. 5.13 Xác định hàm lượng asen, theo TCVN 5780:19946.
6. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản: