4 minute read
tập quán, nếp sống của HS miền núi khi GQVĐ và ST
thành nhiệm vụ được giao. Thông qua việc hợp tác thực hiện nhiệm vụ và được hợp tác thường xuyên sẽ giúp HS cởi mở hơn, biết cách thích nghi và hợp tác hiệu quả, nâng cao khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác; đồng thời giúp HS TD mạch lạc hơn. Và qua đó cũng góp phần hình thành và bồi dưỡng năng lực thành tố “Thiết kế và tổ chức hoạt động” của năng lực GQVĐ và ST cho các em. GV cũng có thể thành lập các nhóm chuyên sâu về cách theo cách bồi dưỡng cho các nhóm này những dạng toán thường gặp trong chương trình hình học lớp 8 để các em thực sự trở thành "chuyên gia" (trong lớp) về ít nhất một dạng toán, vừa để phát triển năng lực GQVĐ và ST, nâng cao chất lượng dạy học, vừa giúp các em thêm tự tin vào bản thân và tích cực hơn.
2.2.3. Biện pháp 3: Khắc phục khó khăn, sửa chữa sai lầm do những hạn chế về nhận thức, thói quen ảnh hưởng bởi phong tục tập quán, nếp sống của HS miền núi khi GQVĐ và ST
Advertisement
2.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp Trong quá trình nhận thức và GQVĐ, HS miền núi thường có biểu hiện ngộ nhận, đơn giản hóa, thiếu chặt chẽ, thiếu toàn diện... biện pháp này nhằm khắc phục những khó khăn và sửa chữa sai lầm những dạng như thế cho HS. Khắc phục khó khăn, sửa chữa sai lầm trong giải toán cho HS vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện đểphát triển năng lực GQVĐ và ST cho HS trong giải toán. 2.2.3.2. Cơ sở của biện pháp Một trong các mục tiêu môn Toán ở trường phổ thông là giúp HS có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản, thiết thực. Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (2018), những kiến thức và các kĩ năng cơ bản đối với Hình học là: khả năng ngôn ngữ, sử dụng kí hiệu hình học và mô tả các đối tượng của thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ hình học; vẽ hình, dựng hình, tính toán các yếu tố hình học; các tính chất của hình phẳng (ở mức độ suy luận logic) và của vật thể không gian (ở mức độ trực quan); phát triển trí tưởng tượng không gian; vận dụng hình học để giải quyết các vấn đề thực tiễn [134]. Song song với việc trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng thì người GV còn cần phải thường xuyên sửa chữa những sai lầm cho HS để các em có thể tiếp thu đầy đủ, chính xác những tri thức và kĩ năng mới, làm cơ sở để hình thành và phát triển năng lực.
Theo Nguyễn Bá Kim (2015), để phát huy tác dụng của bài tập toán học, trước hết cần nắm vững các yêu cầu của lời giải. Lời giải phải đúng và tốt. Cụ thể, lời giải bài toán phải đảm bảo các yêu cầu: (i) Kết quả đúng, kể cả ở các bước trung gian; (ii) Lập luận chặt chẽ (đặc biệt là lời giải phải tuân thủ các yêu cầu sau: Luận đề phải nhất quán, luận cứ phải đúng, luận chứng phải hợp lôgic); (iii) Lời giải đầy đủ; (iv) Ngôn ngữ chính xác; (v) Trình bày rõ ràng, đảm bảo mĩ thuật, (vi) Tìm ra nhiều cách giải, chọn cách giải ngắn gọn, hợp lí nhất; (vii) Nghiên cứu giải những bài toán tương tự, mở rộng hay lật ngược vấn đề. Bốn yêu cầu (i), (ii), (iii) và (iv) là các yêu cầu cơ bản (v) là yêu cầu về mặt trình bày, còn (vi) và (vii) là những yêu cầu đề cao [44, tr.304]. Điều này cũng có nghĩa là trong quá trình dạy học, GV phải giúp HS khắc phục những khó khăn và sửa chữa sai lầm trong giải toán hình học để đảm bảo các yêu cầu về lời giải bài toán (phải đúng và tốt). Từ kết quả điều tra thực tiễn dạy học ở chương 2, HS miền núi gặp không ít khó khăn và sai lầm trong giải toán hình học, đặc biệt là HS các trường vùng sâu vùng xa. Những khó khăn và những sai lầm của HS trong giải toán hình học nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến HS không những không hiểu, hiểu sai, hổng kiến thức mà còn khiến các em sợ học, chán học hình học từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dạy học và việc phát triển năng lực GQVĐ và ST cho các em. 2.2.3.3. Nội dung, cách thức thực hiện - Trong quá trình dạy học, GV cần tranh thủ mọi cơ hội để phát hiện và kịp thời khắc phục những khó khăn, sửa chữa những sai lầm thường gặp của HS miền núi (như đã nêu ở trên) trong giải toán hình học. GV cần chỉ rõ lỗi sai vì sao, sửa chữa như thế nào để HS rút kinh nghiệm và hiểu đúng, nắm vững kiến thức đã học, hình thành thói quen kiểm tra lại lời giải, biết tự phát hiện và sửa chữa những sai lầm trong giải toán. Đây vừa là cơ sở, vừa là biện pháp để phát triển năng lực GQVĐ và ST cho HS. - Trang bị cho HS các kĩ năng cơ bản, đặc trưng trong giải toán hình học, khắc phục những khó khăn và hạn chế về kiến thức, kĩ năng của HS, rèn