8 minute read
Bảng 1.4: Bảng thông tin HS được khảo sát
của vùng miền. GV các trường thuộc khu vực nông thôn gặp nhiều khó khăn hơn GV các trường thuộc khu vực thành thị. * Phân tích kết quả điều tra khảo sát HS Về thành phần dân tộc: Bảng 1.4: Bảng thông tin HS được khảo sát Dân tộc Thái Kinh H'mông Dân tộc khác Số HS 382 293 76 59
Số học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm 63,83% HS được hỏi. Ở các trường vùng sâu vùng xa tỉ lệ này cao hơn. - Kết quả khảo sát định tính: Tự đánh giá về năng lực GQVĐ và ST của HS: Qua tổng hợp kết quả phiếu hỏi, hơn 80% HS được hỏi tự đánh giá bản thân có biểu hiện của năng lực GQVĐ và ST. Tuy nhiên, các biểu hiện sáng tạo trong học tập môn Toán còn ít. Có 24 % HS tự đánh giá mình là người ST. Con số này còn khá khiêm tốn thể hiện phần đông HS miền núi chưa thực sự tự tin vào khả năng ST và cải thiện năng lực ST của bản thân, các em chưa nhận thức đúng về ST (nhiều HS đồng nhất ST với thông minh). Đánh giá về nội dung bài tập hình học lớp 8 trong chương trình: Hầu hết các HS ở khu vực thành thị khi được hỏi đều đánh giá các bài tập hình học trong SGK gần gũi với thực tế đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, HS vùng nông thôn lại đánh giá các bài toán thực tiễn chưa thực sự gần gũi với thực tiễn cuộc sống của các em. Chỉ có gần 40 % HS được hỏi trả lời "thích học hình học". Ngược lại, có HS còn thẳng thắn thừa nhận rằng mình sợ học hình học. Đây là một vấn đề mà GV không thể không suy nghĩ, xem xét lại cách dạy của mình, cần thiết phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để từ đó tìm cách khắc phục. Muốn dạy học hình học theo hướng phát triển năng lực cho HS thì GV cần đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng hứng thú, động cơ học hình học cho HS. Đánh giá về những khó khăn khi học hình học, HS tự đánh giá có những khó khăn như nội dung hình học có nhiều lí thuyết, HS chưa nắm chắc
Advertisement
kiến thức, chưa biết vận dụng linh hoạt lí thuyết vào giải bài toán; khả năng diễn đạt còn hạn chế; kĩ năng vẽ hình, đọc hình còn hạn chế; HS gặp khó khăn khi tưởng tượng (Chỉ 10 % HS có thể dễ dàng tưởng tượng ra hình vẽ khi đọc đề bài mà chưa cần vẽ hình). Trong giải bài toán hình học, HS gặp khó khăn nhất ở bước tìm cách giải bài toán (tìm kiếm giải pháp GQVĐ), sau đó là trình bày lời giải. Dạng toán mà HS thấy khó khăn nhất là bài toán chứng minh, tiếp sau là bài toán cực trị. Cá biệt, vẫn có một số HS chưa biết viết giả thiết kết luận của bài toán (chưa biết cách tìm hiểu vấn đề), vẽ hình thiếu chính xác. Còn nhiều HS chưa biết và chưa có ý thức vận dụng kiến thức hình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kết quả khảo sát cho thấy, có sự khác biệt giữa HS các trường thành thị so với HS các trường nông thôn về tự đánh giá. HS nông thôn gặp nhiều khó khăn và hạn chế hơn HS ở thành thị. Qua dự giờ chúng cũng nhận thấy đa số các em HS ở các trường nông thôn, đặc biệt là HS dân tộc còn rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp, khả năng diễn đạt (ngôn ngữ) còn hạn chế và yếu hơn về một số kĩ năng trong giải bài toán hình học so với các em HS ở các trường thành thị. Tuy nhiên, trong quá trình học tập ở các em HS miền núi cũng có những biểu hiện của năng lực GQVĐ và ST. Chẳng hạn, khi giải toán các em có biết nghĩ đến cách giải ngắn gọn, khi không có hoặc quên dụng cụ học tập các em biết gấp giấy để làm thước kẻ hay thước đo độ,... Những khó khăn, hạn chế của các em có nguyên nhân chủ yếu là từ hạn chế về ngôn ngữ, về thói quen, ảnh hưởng bởi phong tục tập quán của vùng miền. Tự đánh giá về hoạt động nhóm trong học hợp tác: 28% HS ít tích cực hoặc không tích cực tham gia hoạt động nhóm. Gần 40% HS nhận xét hoạt động nhóm ít hiệu quả hoặc không hiệu quả. Qua dự giờ, chúng tôi cũng nhận thấy việc học nhóm của HS chưa hiệu quả, vẫn còn nặng hình thức, thiếu sự tương tác. Khả năng làm việc nhóm và giao tiếp của HS còn hạn chế, sự hỗ trợ nhau trong nhóm học tập chưa được phát huy (đặc biệt là HS vùng nông thôn). Đây là điều mà GV cần hết sức quan tâm và phải có giải pháp để cải
thiện và nâng cao khả năng hợp tác GQVĐ cho HS, đồng thời giúp HS hình thành và phát triển thành tố “thiết kế và tổ chức hoạt động” của năng lực GQVĐ và ST. Về mong muốn môi trường học tập: Các em đều mong muốn môi trường lớp học thân thiện, được tôn trọng ý kiến cá nhân, được khuyến khích tạo điều kiện phát huy sự ST. Tóm lại, Kết quả phiếu hỏi và dự giờ, phỏng vấn cho thấy, đa số HS miền núi đều có biểu hiện của năng lực GQVĐ và ST. Tuy nhiên, ở một số em những biểu hiện này còn ít, chưa rõ dệt, đặc biệt là biểu hiện ST chưa nhiều, chưa thường xuyên. Các em cũng còn nhiều hạn chế và có sự chênh lệch giữa HS ở thành thị và HS vùng nông thôn. HS khu vực miền núi nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có những khó khăn và hạn chế đặc thù miền núi như đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó, các em đều mong muốn có môi trường học tập cởi mở, được tôn trọng, được động viên khuyến khích, được tạo điều kiện để phát huy năng lực bản thân. Những vấn đề cần phải khắc phục và rèn luyện, phát triển cho HS giúp HS nâng cao năng lực GQVĐ và ST trong học hình học là: phải quan tâm bồi dưỡng hứng thú, động cơ học tập cho HS; khắc phục những hạn chế về ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, những hạn chế và sai lầm do thói quen, do phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số; cần trang bị và rèn luyện các bước, các kĩ năng trong giải toán hình học; đặc biệt HS miền núi cần phải được quan tâm rèn luyện các bước để GQVĐ, cách để hiểu vấn đề và GQVĐ, cách tìm ra kết quả mới (phát hiện ý tưởng mới), vận dụng linh hoạt kiến thức kĩ năng vào giải quyết các bài toán thực tiễn đơn giản để dần dần hình thành và phát triển năng lực GQVĐ và ST của cho HS. - Kết quả khảo sát định lượng: Theo kinh nghiệm của chúng tôi và các đồng nghiệp, HS có biểu hiện e ngại khi trả lời phiếu khảo sát, nên cũng giảm đi tính sát thực. Để tăng thêm thông tin khảo sát về năng lực GQVĐ và ST của HS, chúng tôi sử dụng thêm một bài kiểm tra (Bài kiểm tra đầu lớp 8) có các ý dựa theo những biểu hiện của năng lực GQVĐ và ST như đã trình bày ở mục 2.3.1.
Bài kiểm tra khảo sát được thực hiện tại hai trường THCS thị trấn Phù Yên và trường PTDT nội trú huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Tổng số HS được khảo sát là 60.
Nội dung bài kiểm tra như sau: Bài kiểm tra khảo sát
Thời gian: 60 phút Câu 1: Cho tam giác ABC. Gọi O là giao của hai đường trung trực của AB, AC. Chứng minh rằng đường thẳng đi qua O vuông góc với BC là trung trực của BC. Câu 2: Cho tam giác ABC. Hãy chỉ ra hai hướng khác nhau để chứng minh ba đường trung tuyến của tam giác ABC đồng quy. Câu 3: Cho tam giác ABC, đường thẳng qua A song song với BC cắt đường thẳng qua B song song với AC tại 1C , cắt đường thẳng qua C song song với AB tại 1B , đường thẳng qua B song song với AC cắt đường thẳng qua C song song với AB tại 1A . a) Hãy nhận xét mối quan hệ giữa các cạnh, các đỉnh của tam giác ABC và các cạnh của tam giác 1 1 1A B C . b) Có nhận xét gì về tính chất của ba đoạn 1 1 1 AA , BB , CC . Vì sao? c) Dựa vào nhận xét rút ra ở ý a), hãy chứng minh rằng ba đường cao của tam giác ABC đồng quy.
Dụng ý đánh giá: Bài kiểm tra nhằm đánh giá năng lực GQVĐ và ST của HS lớp 8 trong giải toán hình học. Cụ thể là đánh giá một số biểu hiện của năng lực GQVĐ và ST của HS thể hiện qua bài kiểm tra: Khả năng nhận biết, biết phát hiện và làm rõ vấn đề; tiếp cận vấn đề theo các hướng khác nhau; phát hiện ra tính chất mới của đối tượng đang xét; Đề xuất được giải pháp GQVĐ; Lựa chọn và thực hiện giải pháp. Đáp án và thang điểm bài kiểm tra khảo sát được trình bày trong phần phụ lục 9.