2 minute read

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Next Article
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, nhóm tác giả đã xây dựng nội dung và cách thức tổ chức TN; đồng thời, xây dựng các phiếu hỏi để khảo sát GV và HS tham gia TN, từ đó có đánh giá khách quan, chính xác về việc TN. TN diễn ra trong thời gian dài, ở các trường có những đặc thù khác nhau ở khu vực miền núi. TN sư phạm đã kiểm chứng được các vấn đề sau: + GV tự đánh giá là đạt yêu cầu, tâm lí thoải mái, không có nhiều áp lực, HS hứng thú với giờ học, các biểu hiện của năng lực GQVĐ và ST của HS nhiều hơn, rõ dệt hơn, năng lực của HS được từng bước được phát triển. Các GV đồng ý rằng việc áp dụng các biện pháp trên là thực hiện được, có tính khả thi. + HS tự đánh giá là hiểu bài và hứng thú hơn. Bước đầu HS đã khắc phục được một số khó khăn và sửa chữa được một số sai lầm trong giải toán hình học. Đã biết hợp tác trong thực hiện các nhiệm vụ học tập, đã cởi mở và mạnh dạn hơn trong việc trình bày ý kiến cá nhân. + Kết quả các bài kiểm tra sau các tiết TN cũng cho thấy lớp TN đạt kết quả cao hơn lớp ĐC. Kết quả nghiên cứu trường hợp cũng cho thấy HS có nhiều biểu hiện của năng lực GQVĐ và ST trong giải toán hình học hơn, biểu hiện rõ dệt hơn. Điều này chứng tỏ các biện pháp sư phạm đã trình bày ở Chương 2 là phù hợp và khả thi. Tuy nhiên, quá trình TN cũng cho thấy, HS miền núi còn nhiều khó khăn khi học hình học. HS dân tộc thiểu số miền núi bị ảnh hưởng nhiều bởi thói quen, phong tục tập quán nên tiến bộ chậm hơn. Đặc biệt là HS có học lực dưới trung bình chuyển biến rất chậm. Do đó, việc áp dụng các biện pháp dạy học đã đề xuất cần phải được tiến hành thường xuyên, linh hoạt, lâu dài mới đem lại kết quả bền vững. Tóm lại, kết quả TN cho thấy giả thuyết khoa học của vấn đề nghiên cứu đã được kiểm nghiệm và bước đầu khẳng định tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Advertisement

This article is from: