53
của vùng miền. GV các trường thuộc khu vực nông thôn gặp nhiều khó khăn hơn GV các trường thuộc khu vực thành thị. * Phân tích kết quả điều tra khảo sát HS Về thành phần dân tộc: Bảng 1.4: Bảng thông tin HS được khảo sát Dân tộc
Thái
Kinh
H'mông
Dân tộc khác
Số HS
382
293
76
59
Số học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm 63,83% HS được hỏi. Ở các trường vùng sâu vùng xa tỉ lệ này cao hơn. - Kết quả khảo sát định tính: Tự đánh giá về năng lực GQVĐ và ST của HS: Qua tổng hợp kết quả phiếu hỏi, hơn 80% HS được hỏi tự đánh giá bản thân có biểu hiện của năng lực GQVĐ và ST. Tuy nhiên, các biểu hiện sáng tạo trong học tập môn Toán còn ít. Có 24 % HS tự đánh giá mình là người ST. Con số này còn khá khiêm tốn thể hiện phần đông HS miền núi chưa thực sự tự tin vào khả năng ST và cải thiện năng lực ST của bản thân, các em chưa nhận thức đúng về ST (nhiều HS đồng nhất ST với thông minh). Đánh giá về nội dung bài tập hình học lớp 8 trong chương trình: Hầu hết các HS ở khu vực thành thị khi được hỏi đều đánh giá các bài tập hình học trong SGK gần gũi với thực tế đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, HS vùng nông thôn lại đánh giá các bài toán thực tiễn chưa thực sự gần gũi với thực tiễn cuộc sống của các em. Chỉ có gần 40 % HS được hỏi trả lời "thích học hình học". Ngược lại, có HS còn thẳng thắn thừa nhận rằng mình sợ học hình học. Đây là một vấn đề mà GV không thể không suy nghĩ, xem xét lại cách dạy của mình, cần thiết phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để từ đó tìm cách khắc phục. Muốn dạy học hình học theo hướng phát triển năng lực cho HS thì GV cần đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng hứng thú, động cơ học hình học cho HS. Đánh giá về những khó khăn khi học hình học, HS tự đánh giá có những khó khăn như nội dung hình học có nhiều lí thuyết, HS chưa nắm chắc