9 minute read
Bảng 1.3: Bảng thông tin GV được khảo sát
Bảng 1.3: Bảng thông tin GV được khảo sát
Về thâm niên công tác Về trình độ đào tạo Dân tộc
Advertisement
Dưới 5 năm
Từ 5 năm đến 15 năm Trên 15 năm Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Kinh Thái
Dân tộc khác 17 48 46 03 40 68 78 24 9
Qua kết quả điều tra đối với GV, chúng tôi nhận thấy: Tất cả các GV được khảo sát đều đạt yêu cầu về trình độ đào tạo, gần 40% có trình độ đào tạo từ đại học trở lên. Đa số GV có thâm niên công tác ở các trường THCS miền núi từ 5 năm trở lên, đã có kinh nghiệm nhất định trong giảng dạy. Về dân tộc, dân tộc kinh chiếm đa số (70%) do đó ít nhiều GV sẽ gặp những khó khăn nhất định về ngôn ngữ (tiếng bản địa) và về văn hóa (phong tục, tập quán,…) trong dạy học và giao tiếp với HS và gia đình HS ở các trường vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. - Đánh giá nhận thức của GV về năng lực GQVĐ và ST của HS trong học tập môn Toán: Hầu hết GV đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải rèn luyện, phát triển năng lực GQVĐ và năng lực ST cho HS. Các GV đều nhất trí cao rằng năng lực GQVĐ và năng lực ST sẽ giúp HS biết cách suy luận, phát hiện và GQVĐ một cách nhanh chóng, hiệu quả; giúp HS tích cực học tập, tự tin, chuẩn bị cho cuộc sống sau này tốt hơn... Tuy nhiên, khi đánh giá về tiềm năng ST của HS, vẫn có gần 15% GV không đồng ý với nhận định rằng "mỗi HS bình thường đều có tiềm năng ST". Có những GV không nhìn thấy tiềm năng ST của HS, không tin tưởng rằng khả năng này có thể cải thiện thông qua quá trình dạy học. Như vậy, trong quá trình rèn luyện và phát triển năng lực GQVĐ và ST cho HS sẽ có những HS không được quan tâm hoặc bị bỏ quên, đó chính là những HS mà GV cho rằng họ không thể có khả năng ST. Đây là sự nhận thức không đầy đủ của GV trong việc rèn luyện và phát triển năng lực cho HS.
Nhận thức về những biểu hiện của năng lực GQVĐ và năng lực ST của HS trong học tập môn Toán của GV còn chưa đầy đủ, chưa đồng đều. - Về PPDH hình học của GV: Hầu hết các GV được hỏi đều đã quan tâm và có những biện pháp rèn luyện và phát triển năng lực GQVĐ cho HS nhưng nhiều GV chưa có PP thực sự hiệu quả. Đặc biệt, việc phát triển năng lực ST cho HS chưa nhận được nhiều sự quan tâm đúng mức từ GV. Nhiều GV vẫn chỉ tập trung vào việc làm sao đảm bảo dạy hết kiến thức, làm sao cho HS giải xong bài toán. GV chưa quan tâm nhiều đến việc hình thành động cơ, hứng thú học tập môn học cho HS, chưa kiên nhẫn trong việc động viên, khuyến khích HS trong giải quyết nhiệm vụ học tập, chưa dành thời gian thích đáng để giúp HS sửa lỗi sai khi giải toán,… Áp lực thời gian, áp lực về chương trình khiến GV chưa thực sự chú tâm và nhất quán trong việc thực hiện các biện pháp rèn luyện phát triển năng lực cho HS. Phần đông GV tự đánh giá đã biết sử dụng phối hợp các PPDH tích cực trong dạy học. Ở các trường khu vực thành thị đã sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học hình học (các trường vùng sâu, vùng xa còn khó khăn về cơ sở vật chất nên chưa có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học). Tuy nhiên, qua dự giờ chúng tôi nhận thấy việc vận dụng các PPDH tích cực vẫn còn hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Cụ thể, nhiều GV thường xuyên sử dụng PPDH hợp tác, kết quả khảo sát GV và HS đều cho thấy hiệu quả học tập hợp tác của nhóm HS chưa cao, còn hình thức, năng lực hợp tác của phần đông HS miền núi còn hạn chế. Thực tiễn khảo sát cũng cho thấy, hầu hết các trường đều dành các tiết tự chọn cho môn Toán, nhiều trường đã bổ sung các tiết học chuyên đề hàng tuần cho HS (tập trung ở các trường khu vực thành thị). Các tiết học này chủ yếu là giúp HS chữa bài tập trong SGK, ôn tập theo các dạng toán trong chương trình. Một số trường bán trú còn tổ chức cho HS học hai buổi, GV phải phụ đạo cho HS các buổi chiều (ngoài giờ học chính khóa); chuẩn bị đến kì thi, GV phải phụ đạo cho HS cả buổi tối (chẳng hạn như, trường THCS Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu). Tuy nhiên, ở những giờ học này
GV vẫn nặng về chữa bài mà chưa chú trọng nhiều đến việc dạy HS cách TD, cách hiểu vấn đề, phát hiện vấn đề, tìm cách GQVĐ, cách tiếp cận khác, cách giải khác, tìm kết quả mới,… chưa chú trọng đúng mức đến hình thành và phát triển năng lực GQVĐ và ST cho HS. Đánh giá về bài tập hình học trong chương trình, nhiều GV cũng nhận định rằng các bài tập trong SGK chưa phong phú, ít bài toán có nội dung thực tiễn, đặc biệt là nội dung gần gũi với thực tiễn miền núi để khai thác bồi dưỡng năng lực GQVĐ và ST cho HS. Trong quá trình dạy học hình học, hầu hết các GV tự đánh giá là có ý thức liên hệ kiến thức hình học với thực tiễn nhưng chưa thường xuyên và chưa thực sự gần gũi với điều kiện, hoàn cảnh ở miền núi. - Về những khó khăn của GV trong dạy học hình học: 77,48% GV tự đánh giá là gặp khó khăn do không đủ thời gian trên lớp. GV tự đánh giá là còn gặp nhiều khó khăn từ phía HS. Các khó khăn chung từ phía HS dân tộc, miền núi các trường ở khu vực nông thôn đó là hạn chế về ngôn ngữ và giao tiếp, về thói quen, về phong tục tập quán. Một bộ phận HS không có mục đích học tập, chưa tích cực, thiếu hứng thú, còn dụt dè, ngại hỏi thầy cô bạn bè, đôi khi có biểu hiện tự ti. Cá biệt có hiện tượng "ngồi nhầm lớp", HS bỏ học giữa chừng (nhiều trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn GV thường xuyên phải đến tận nhà vận động HS quay trở lại lớp học),... Các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hầu hết HS là con em các dân tộc thiểu số, gia đình làm nông, phụ huynh cũng hạn chế về nhận thức, mải làm ăn, ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, có HS hoàn cảnh gia đình khó khăn phải bỏ học để phụ giúp gia đình,... Đây cũng là những khó khăn chung, đặc trưng của giáo dục miền núi. Ở các trường ở trung tâm thành phố và huyện thị, GV ít gặp khó khăn liên quan đến vấn đề ngôn ngữ của HS mà chủ yếu là vấn đề hứng thú của HS với hình học. Đánh giá về khó khăn và hạn chế của HS của mình trong giải toán hình học, hầu hết GV đều nhận định rằng HS còn những hạn chế và sai lầm phổ biến. Riêng đối với các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, HS có nhiều hạn chế và sai lầm trong giải toán hơn các trường thành
thị, cụ thể: một bộ phận không nhỏ HS hổng kiến thức, nhận thức của HS không đồng đều, nhiều HS sợ học hình học, không thích học hình học, học yếu hình học, HS chưa nắm vững lí thuyết, khả năng vận dụng lí thuyết còn yếu, TD còn chậm, lập luận chưa chặt chẽ, thiếu toàn diện; kĩ năng tính toán, vẽ hình, đọc hình còn hạn chế; khả năng tưởng tượng trong học hình học chưa tốt; hay ngộ nhận, suy nghĩ đơn giản; khả năng diễn đạt còn hạn chế, nhiều HS chưa biết phân tích đề bài (chưa biết cách để hiểu vấn đề), chưa biết phân tích tìm cách giải bài toán (chưa biết tìm cách GQVĐ); HS gặp khó khăn với nhiều dạng toán hình học đặc biệt là các bài toán chứng minh (đây là loại bài cơ bản, liên quan đến nhiều loại bài khác và thường gặp nhất trong giải toán hình học). HS còn ngại trao đổi, chia sẻ; chưa thực sự biết cách hợp tác, hỗ trợ nhau giải quyết nhiệm vụ học tập. Hạn chế này phần nhiều là do hạn chế về ngôn ngữ của HS. - Tự đánh giá môi trường lớp học của mình, hầu hết các thầy cô đều tự đánh giá môi trường lớp học của mình tích cực, khuyến khích HS phát huy năng lực của bản thân. Đặc biệt 63 % GV tự đánh giá mình là người ST. Việc GV tự tin vào khả năng ST của mình là một dấu hiệu rất tích cực, hứa hẹn về khả năng tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm của GV trong quá trình dạy học. Qua trao đổi phỏng vấn và dựa vào số liệu phiếu điều tra, chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau giữa các trường ở khu vực thành thị và các trường ở khu vực nông thôn về trình độ đào tạo của GV, về nhận thức về tiềm năng ST của HS, về những khó khăn khi dạy học phát triển năng lực cho HS. Những GV ở các trường nông thôn gặp nhiều khó khăn đặc thù của giáo dục miền núi hơn. Tóm lại, qua điều tra khảo sát chúng tôi rút ra nhận định sau: Việc dạy học giải bài tập hình học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ và ST cho HS ở nhiều trường THCS miền núi còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, nguyên nhân chủ quan là do GV chưa nhận thức được đầy đủ và chưa biết cách tổ chức các hoạt động học tập để góp phần phát triển năng lực GQVĐ và ST cho HS; bên cạnh đó GV còn gặp một số khó khăn khách quan của vùng miền, đặc biệt là khó khăn từ những hạn chế về ngôn ngữ của HS, về thói quen và phong tục tập quán